Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Luận văn Tiến sĩ y học đánh giá thực trạng rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học thành phố thái nguyên và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
ðẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRẦN DUY NINH

ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỐI LOẠN GIỌNG NÓI
CỦA NỮ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
VÀ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN - 2010


-1-

ðẶT VẤN ðỀ
Sự xuất hiện của giọng nói như một mốc quan trọng trong lịch sử phát
triển văn minh của xã hội loài người và không thể thiếu trong mọi ngôn ngữ [133].
ðối với giao tiếp, giọng nói không chỉ ñơn thuần là phương tiện chuyển tải nội
dung của thông ñiệp mà còn phản ánh rất nhiều thông tin khác nhau từ người nói
như: tuổi tác, giới tính, nguồn gốc xuất xứ, nghề nghiệp, ñịa vị xã hội, tâm trạng
cảm xúc, tình trạng sức khỏe... Giọng nói cũng ñóng vai trò như một công cụ lao
ñộng chính của nhiều ngành nghề như: giáo viên (GV), ca sĩ, nhân viên bán
hàng, luật sư, phát thanh viên... [41]. Theo Mathieson L. trong xã hội hiện ñại có
trên 30% lực lượng lao ñộng phải sử dụng giọng nói như một công cụ chính ñể
kiếm sống [105], [155]. Việc sở hữu một giọng nói bình thường không chỉ giúp
giao tiếp xã hội hiệu quả mà còn bảo ñảm cho những người sử dụng giọng nói
chuyên nghiệp duy trì ñược hiệu suất lao ñộng tốt.
Tuy nhiên, giọng nói có thể bị tác ñộng bởi nhiều yếu tố nguy cơ, ñưa ñến
các rối loạn, nhất là trên những người sử dụng giọng nói chuyên nghiệp. Rối


loạn giọng nói (RLGN) do nguyên nhân ở thanh quản có thể chỉ là những triệu
chứng ñơn lẻ về chất giọng hay một vài khó chịu trong quá trình phát âm, nhưng
cũng có thể là những bệnh lý thực sự ở thanh quản (Bệnh giọng thanh quản - BGTQ).
Một trong những nghề chịu tác ñộng lớn của RLGN là GV, ñối với họ BGTQ
gây ảnh hưởng nghiêm trọng ñến công việc, giao tiếp và là mối nguy cơ khiến họ
phải nghỉ việc hoặc thậm chí chuyển nghề (Smith E. và cộng sự (CS) 1997) [143].
Trong một nghiên cứu của Thibeault S. L. và CS, ở Mỹ có hơn 3 triệu GV bậc
tiểu học (GVTH) và trung học cơ sở (THCS) dùng giọng nói như là phương tiện
ñầu tiên ñể truyền ñạt. Họ có nguy cơ cao bị RLGN, ñặc biệt là GV nữ. Mỗi năm
có 18,3% GV phải bỏ ít nhất một ngày làm việc và ñã gây thiệt hại một khoản
tiền là 2,5 tỷ ñô la ñể chi phí cho việc ñiều trị và nghỉ việc do RLGN [148].
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của bộ Giáo dục và ñào tạo (GD-ðT),
năm học 2006 - 2007 toàn quốc có 1.012.468 GV các cấp (từ mầm non ñến ñại học)
trực tiếp giảng dạy [1]. Theo Ngô Ngọc Liễn, có từ 14,42% ñến 28,43% GVTH
mắc BGTQ [21]. Như vậy, nếu tỷ lệ mắc bệnh này cũng phù hợp với các cấp
khác, ước tính toàn quốc sẽ có khoảng từ 179.788 ñến 354.465 GV có tổn
thương ở thanh quản.


-2-

Mặc dù giọng nói không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nhưng mọi
người ít khi nghĩ về cách sử dụng giọng nói của họ, dẫu cho họ thường xuyên
cân nhắc những gì cần nói (Tannen D. 1995) [147]. Tình trạng lạm dụng giọng
nói, dây thanh bị sử dụng quá mức diễn ra khá phổ biến ở những người phải
thường xuyên sử dụng giọng nói trên thế giới, trong ñó có Việt Nam [25]. Do
vậy, việc khảo sát các loại RLGN, cách ñiều trị và việc ñánh giá hiệu quả của
chúng ở những người sử dụng giọng nói như công cụ lao ñộng chính (ví dụ: GVTH)
là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tế.
Cho ñến nay, các ñề tài nghiên cứu về RLGN của người Việt Nam còn rất

hạn chế. Chưa có ñề tài nào tiến hành nghiên cứu ñánh giá và can thiệp trên
giọng nói của GV ở mức ñộ cộng ñồng nhằm làm giảm tỷ lệ mắc, phòng ngừa và
ñiều trị các RLGN ở nhóm ñối tượng này. Thực tế cho thấy tỷ lệ BGTQ ở GV rất
cao, trong khi ñó phần lớn GV không ñược ñào tạo về cách sử dụng giọng nói
ñúng kỹ thuật, không biết cách chăm sóc giọng nói và không biết cách xử trí khi
giọng nói của mình có vấn ñề. Nghiên cứu tại cộng ñồng sẽ giúp GV ñược bổ
sung các kiến thức và kỹ năng sử dụng giọng nói một cách hợp lý, biết cách
phòng ngừa và phát hiện bệnh giọng sớm khi các rối loạn chưa gây ra hậu quả
nặng nề. Ngoài ra, các nghiên cứu ñánh giá, sàng lọc và can thiệp tại cộng ñồng
cũng sẽ giúp GV duy trì tốt công việc của mình mà không phải bỏ thời gian
giảng dạy ñể ñi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, góp phần quan trọng làm
giảm áp lực tại các bệnh viện.
ðề tài ñược tiến hành với các mục tiêu:
1. ðánh giá thực trạng rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học
thành phố Thái Nguyên từ năm 2006 - 2008.
2. Xác ñịnh một số yếu tố liên quan ñến rối loạn giọng nói của nữ giáo
viên tiểu học.
3. Áp dụng và ñánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nhằm cải
thiện sức khỏe giọng nói của nữ giáo viên tiểu học thành phố Thái Nguyên.


-3-

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giọng nói
1.1.1. Khái niệm về giọng nói
Giọng nói là tín hiệu âm học ñược tạo ra bởi thanh quản và bộ máy phát
âm. Quá trình hít thở không khí qua khe thanh môn và việc tạo ra tiếng nói ñược
gọi là phát âm.

Giọng nói bình thường có ñược là do sự toàn vẹn về giải phẫu của cơ quan
phát âm và các bộ phận liên quan, chúng hoạt ñộng gần như ñồng thời và thống
nhất với nhau dưới sự ñiều khiển của hệ thống thần kinh trung ương. ðặc ñiểm
âm học của giọng nói và những thay ñổi của nó phụ thuộc vào cấu trúc tự nhiên
và cơ chế sinh học của thanh quản ở mỗi người [23].
1.1.2. Giọng nói bình thường (Normal voice)
Rất khó ñể có thể ñịnh nghĩa giọng nói bình thường, bởi vì, giọng nói của
mỗi người ñều có ñặc ñiểm riêng biệt và khác hoàn toàn với giọng người khác.
Bên cạnh ñó, cùng là một người nhưng có thể phát ra những âm thanh khác nhau
tùy thuộc vào các nhân tố như tâm trạng, sự mệt mỏi, ñau ốm và sự nhận thức
hoàn cảnh giao tiếp [53], [69], [70], [100].
Mathieson L. (2001) cho rằng: giọng nói là một cái gì ñó rất bình thường,
không có gì quá ñặc biệt, do ñó, sẽ dễ dàng hơn ñể cân nhắc liệu giọng nói có
nằm trong giới hạn bình thường hay không.
Giọng nói ñược xem như là bình thường khi:
- Âm xướng lên phải rõ ràng, nó không quá thô ráp và không ñứt quãng
hay nghe như tiếng “rải sỏi”.
- Nó phải luôn nhất quán và không tự nhiên biến mất khi muốn bày tỏ
quan ñiểm.
- Nó có thể nghe ñược trong một phạm vi rộng và có thể ñược nghe thấy
ngay cả khi có tiếng ồn bao quanh hay từ ñằng sau.
- Khi nói với giọng lớn, mọi người phải ñủ nghe và duy trì ñược giọng nói
vang to trong những hoàn cảnh xã hội.
- Một giọng nói bình thường phù hợp với ñộ tuổi và giới tính.
- Giọng nói có cả vai trò ngôn ngữ học và ngôn ngữ không âm vị theo ý
muốn của người nói.


-4-


- Giọng nói phải ñảm bảo sự bền vững và không thay ñổi bất chợt trong
bất cứ thông số nào của giọng nói từ lúc mới bắt ñầu và trong suốt quá trình phát âm.
- Người nói có thể tự tin về



×