Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Kế toán tiền lương tại chi cục quản lý thị trường an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.6 KB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Chương 1: GIỚI THIỆU</b>

<b>1.1/ Cơ sở hình thành đề tài:</b>

Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động. Để đảm bảo liên tục quá trình tái sản xuất xã hội, trước hết cần phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Để thực hiện được điều đó thì sức lao động người lao động bỏ ra phải được bù đắp dưới dạng thù lao lao động.

Với tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến động thì tiền lương của người lao động ở các cơ quan, doanh nghiệp càng hấp dẫn làm cho người lao động càng có hăng say, thích thú và có ý thức trách nhiệm trong cơng việc hơn, góp phần phát triển đất nước, xã hội. Ngược lại, nếu tiền lương không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người lao động thì có thể sẽ có nhiều tiêu cực, hạn chế khó kìm hãm.

Ngồi ra, người lao động sẽ có được sự tin tưởng, an tâm hơn trong công việc với những phúc lợi mà người lao động được hưởng từ cơ quan như các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương như BHYT và BHXH, BHTN, KPCĐ,…

Vì thế, kế toán tiền lương rất quan trọng và sẽ là đòn bẩy giúp nâng cao năng suất lao động hoàn thành vượt mức kế hoạch mà cơ quan đề ra.

Chuyên đề “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi cục Quản Lý Thị Trường” sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề kế toán tiền lương tại Chi cục để xem Chi cục có hệ thống trả lương đã phù hợp, kích thích được người lao động nhiệt tình với cơng việc chưa.

<b>1.2/Mục tiêu nghiên cứu:</b>

Xem xét về cách tính tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi cục.

Phản ánh thực tế kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại cơ quan Chi Cục Quản Lý Thị Trường ở An Giang.

Tìm ra những ưu, khuyết điểm của cơng tác kế toán tiền lương tại Chi cục, đề ra các biện pháp để Chi cục có đội ngũ lao động có hiệu quả hơn.

<b>1.3/ Phạm vi nghiên cứu:</b>

Chuyên đề chỉ nghiên cứu tập trung vào vấn đề “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi Cục Quản Lý Thị Trường Tỉnh An Giang tháng 02/2010”

<b>1.4/ Phương pháp nghiên cứu:</b>

 Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp cán bộ công nhân viên của cơ quan. Thu thập số liệu thứ cấp: số liệu từ báo cáo, sổ sách của cơ quan.

Bảng tổng hợp lương tháng 2/2010 Nhật Ký – Sổ Cái tài khoản 334, 332 Bảng chấm công tháng 02/2010 Sổ Quỹ tháng 02/2010

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

 Phân tích số liệu để có thể tìm ra các ưu khuyết điểm của cơng tác kế tốn tiền lương tại Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh An Giang nhằm đưa ra nhận xét, kiến nghị.

<b>1.5/ Ý nghĩa:</b>

Xây dựng hệ thống cơng tác kế tốn tiền lương phù hợp góp phần nâng cao đời sống cho người lao động. Đồng thời động viên, khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của những thành viên trong cơ quan.

Giúp sinh viên thực hiện có thể nắm bắt nhiều kiến thức hơn trong thực tế, dễ dàng tiếp cận với công việc của mình sau này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN</b>

<b>2.1 Các khái niệm:</b>

<b>2.1.1 Tiền lương:</b>

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.

<b>2.1.2 Quỹ tiền lương:</b>

Quỹ tiền lương của DN là toàn bộ tiền lương, tiền cơng các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền cơng và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương (tiền ăn giữa ca, tiền hỗ trợ phương tiện đi lại, tiền quần áo đồng phục,…) mà DN phải trả cho người lao động.

-          Tiền lương chính : Là tiền lương trả cho người lao động được tính theo khối lượng cơng việc hồn thành hoặc tính theo thời gian làm nhiệm vụ chính tại DN bao gồm : Tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo thời gian và các khoản phụ cấp kèm theo.

-          Tiền lương phụ : Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm việc tại DN nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như : tiền lương nghỉ phép, nghĩ lễ, nghĩ việc riêng nhưng được hưởng lương …

<b>2.2 Các hình thức trả lương:</b>

<b>2.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian2.2.1.1 Khái niệm:</b>

Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Trong mỗi thang lương, tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuận chuyên môn và chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định.

<b>2.2.1.2 Các hình thức trả lương theo thời gian:</b>

<b> Trả lương theo thời gian giản đơn:</b>

các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

động. Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân viên chức.

Tiền lương phải trả trong tháng đối với DNNN:

cho lao động trực tiếp hương lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắn hạn.

Lương ngày =

cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm.

Lương giờ  =

<b> Trả lương theo thời gian có thưởng:</b>

Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất kinh doanh như : thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng NSLĐ, tiết kiệm NVL, … nhằm khuyến khích người lao động hồn thành tốt các cơng việc được giao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm:2.2.2.1 Khái niệm:</b>

Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, lao vụ đó.

<b>2.2.2.2 Các hình thức trả lương theo sản phẩm:</b>

thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Tiền lương được lĩnh trong tháng  =

Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm những cơng việc phục vụ cho cơng nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị trong các phân xưởng sản xuất, bảo dưởng máy móc thiết bị

Tiền lương được lĩnh trong tháng  =

gián tiếp, kết hợp với chế độ khen thưởng do DN quy định như  thưởng  do tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu ...

doanh nghiệp còn căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ vượt luỹ tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số tiền lương tính thêm càng nhiều. Lương theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động nên được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sx, …

<b>2.2.3 Lương khốn:</b>

Tiền lương khốn theo khối lượng cơng việc hay từng cơng việc tính cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán. Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng cơng việc hoặc từng cơng việc cần phải được hồn thành trong một thời gian nhất định.

<b>2.3 Cách tính lương trong một số trường hợp đặc biệt :</b>

Doanh nghiệp phải trả lương khi người lao động làm ngồi giờ có thể là trả lương làm thêm giờ hoặc trả lương làm việc vào ban đêm.

 Đối với lao động trả lương theo thời gian : Nếu làm thêm ngoài giờ thì DN sẽ trả lương như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Nếu làm việc vào ban đêm:

Nếu làm thêm giờ vào ban đêm:

 Đối với DN trả lương theo sản phẩm:

Nếu làm thêm ngồi giờ thì DN sẽ trả lương như sau:

Đơn giá tiền lương của những sản phẩm, công việc làm thêm được trả bằng 150% so với đơn giá sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày thường; 200% nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 300% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định.

Nếu làm việc vào ban đêm:

Nếu làm thêm giờ vào ban đêm:

<b>2.4 Kế toán tổng hợp tiền lương:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

TK 334 “Phải trả viên chức” có 2 tài khoản cấp 2: o TK 3341: Phải trả viên chức nhà nước o TK 3348 : Phải trả các đối tượng khác

<b>Chứng từ sử dụng :</b>

Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, trợ cấp người đi học, …

<b>2.1 Sơ đồ kế toán tổng hợp tài khoản 334</b>

TK 334 “Phải trả viên chức” Tiền lương, tiền công và các khoản

đã trả cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Các khoản đã khấu trừ vào lương, tiền công

Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Số còn phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Sơ đồ 2.1: sơ đồ kế toán tổng hợp TK 334</b>

<b>2.5 Kế toán các khoản trích theo lương:</b>

<b>Quỹ BHXH: là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng quỹ trong các trường</b>

hợp bị mất khả nănglao động như : ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức, …

<b>Quỹ BHYT: là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt</b>

động khám chữa bệnh.

<b>KPCĐ: là quỹ tài trợ cho hoạt động cơng đồn các cấp.</b>

<b>Quỹ BHTN: là quỹ dùng để trợ cấp lương cho người lao động khi người lao động bị mất việc</b>

làm trong lúc chưa tìm được việc làm mới trong vòng 6 tháng.

<b>Bảng 2.1 Bảng tỷ lệ các khoản trích theo lương</b>

Ứng và thanh tốn tiền lương và tiền thưởng

Tiền lương và các khoản phải trả cho công chức, viên chức tham gia hoạt động HCSN và dự án

241 -Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng

phải trả công chức, viên chức

- Tiền thưởng phải trả công chức, viên chức từ quỹ ổn định thu nhập

Tiền lương phải trả cho công vào lương phải trả Thuế thu nhập cá nhân khấu trừ vào lương của cán bộ, viên chức

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>2.5.1 Tài khoản sử dụng: TK 332 </b>

TK 332 có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số tiền BHXH đơn vị đã chi trả cho công chức, viên chức nhưng chưa được cơ quan BHXH thanh toán.

cho cơ quan quản lý.

Số BHXH phải trả cho công chức,

Số tiền BHXH được cơ quan BHXH cấp để chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm của

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>2.5.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp tài khoản 332:</b>

<b>Sơ đồ 2.2 Sơ đồ kế toán tổng hợp tài khoản 332</b>

Khi đơn vị chuyển tiền nộp kinh phí cơng đồn, nộp BHXH hoặc mua BHYT, của cán bộ, viên chức phải nộp trừ vào tiền lương phải trả

Khi nhận được số tiền cơ quan BH thanh toán về số BH đã chi trả cho cán bộ, viên chức

Kinh phí cơng đồn chi vượt được cấp bù Khi nhận giấy phạt nộp chậm số tiền BHXH,BHYT, BHTN

phải nộp

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Chương 3: GIỚI THIỆU CHI CỤC QUẢN LÝ THỊTRƯỜNG TỈNH AN GIANG</b>

<b>3.1 Lịch sử hình thành Chi cục:</b>

Cách đây 50 năm ngày 3/7/1957 Thủ Tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 290/TTG thành lập Ban Quản lý thị trường Trung ương và các Ban Quản lý thị trường các tỉnh – thành phố và khu tự trị trong cả nước

Chi cục Quản lý thị trường An Giang tiền thân là Ban chỉ đạo quản lý thị trường & CBL được thành lập theo quyết định số 48/QĐ-UB, ngày 10/1/1992 của UBND tỉnh An Giang, trên cơ sở hợp nhất Ban công tác đặc nhiệm và Ban chỉ đạo QLTT của tỉnh. Đến năm 1995 được đổi thành Chi cục quản lý thị trường, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Nghị định số 10/CP, ngày 23/1/1995 của CP kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thương mại trên thị trường và thực hiện chức năng chuyên ngành thương mại theo Luật Thương mại.

Địa chỉ: 32 Bis Thoại Ngọc Hầu, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang.

Chi cục Quản lý thị trường An Giang gồm 2 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 6 đội QLTT trực thuộc (2 đội cơ động và 4 đội QLTT liên huyện), trong đó có 4/6 đội đã có trụ sở làm việc ổn định.

<b>3.2 Chức năng:</b>

Đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, chống gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép khác góp phần xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN…

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>3.4 Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận:</b>

<b>Chi Cục trưởng: là người đứng đầu trong đơn vị, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Chi cục, và có</b>

trách nhiệm cao đối với cơ quan cấp trên.

<b>Phó Chi cục trưởng: phụ việc cho Chi cục trưởng, giám sát từng bộ phận, báo cáo lên Chi cục</b>

<b>Các Đội: phụ trách kiểm tra, kiểm soát thị trường.</b>

Trạm kiểm soát liên hợp Tịnh Biên: trực thuộc Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang, chịu sự chỉ đạo của Chi Cục.

<b>Phịng Nghiệp vụ - tổng hợp: Xử lý hành chính với các đối tượng vi phạm, nhận các đơn khiếu</b>

nại của nhân dân.

<b>Phịng Tổ chức - hành chính: theo dõi, cập nhật số liệu kịp thời chính xác, phân tích mọi hoạt</b>

động tài chính của cơ quan, tham mưu cho Chi cục Trưởng về việc xây dựng, trang bị mua sắm mới phương tiện hoặc sửa chữa hoặc thanh lý các phương tiện, tài sản không sử dụng.

Tổ chức phối hợp với phòng Nghiệp vụ - tổng hợp, các đội QLTT và bộ phận biệt phái Trạm Kiểm soát liên hợp Tịnh Biên trong thực hiện nhiệm vụ hay các nhiệm vụ đột xuất khác khi lãnh đạo Chi cục giao.

<b>3.5 Tổ chức bộ máy kế toán của cơ quan:</b>

Bộ phận kế tốn thuộc phịng Tổ chức – Hành chính

Đơn vị áp dụng hình thức Nhật ký – Sổ Cái kết hợp với xử lý bằng máy vi tính.

<b>Sơ đồ Bộ máy kế toán tại Chi cục:</b>

<b>Sơ đồ 3.2 Sơ đồ Bộ máy kế toán tại Chi cục</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>3.6 Chức năng nhiệm vụ từng người:</b>

Trưởng phòng: Phụ trách chung và trực tiếp các mặt công tác sau: - Phụ trách các mặt công tác tổ chức hành chính, kế tốn.

- Theo dõi quản lý tài sản, phương tiện và công cụ hỗ trợ phục vụ công tác.

- Tham mưu cho Chi cục trưởng về xây dựng, trang bị mua sắm mới phương tiện hoặc sửa chữa, thanh lý các phương tiện, tài sản khơng sử dụng.

Phó trưởng phòng: Giúp việc trưởng phòng và trực tiếp phụ trách các công việc sau: - Công tác tổ chức cán bộ, thanh tra việc thực hiện quy chế ngành và thi đua khen thưởng. - Thẩm tra, khiếu nại, tố cáo về tổ chức cán bộ và chế độ chính sách.

Kế tốn Hạn mức kinh phí:

- Theo dõi và quyết tốn Hạn mức kinh phí.

- Theo dõi và quyết tốn Kinh Phí Ban Chỉ đạo 127 tỉnh. - Thực hiện một số công tác khác do Lãnh đạo phân công.

Kế toán tổng hợp:

- Báo cáo điều chỉnh lao động và mức đóng BHYT, BHXH, và BHTN.

- Theo dõi và kiểm tra chi phí hợp lý nguồn chống bn lậu và vi phạm hành chính của

- Thủ quỹ, văn thư.

- Quản lý, cấp phát và quyết toán ấn chỉ QLTT với các đội và Cục QLTT. - Thực hiện một số cơng tác khác do lãnh đạo phân cơng.

<b>3.7 Hình thức sổ kế tốn : </b>

Đơn vị áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký – Sổ cái nhằm đảm bảo cơng tác kế tốn, nâng cao tính hiệu quả và trung thực của cán bộ kế toán.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Trình tự hạch tốn:

Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiếu

- Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán ghi vào Nhật ký – Sổ Cái. Đồng thời ghi vào sổ quỹ, các sổ, thẻ kế tốn chi tiết.

- Cuối kỳ, phải khóa sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa Nhật ký – Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết).

- Tiến hành lập các báo cáo Hạn Mức Kinh Phí.

<b>3.8 Tình hình hoạt động:</b>

Chi cục Quản lý thị trường An Giang có đội ngũ cán bộ cơng chức có trình độ Đại học là 32 đ/c (chiềm 27%), trung học chuyên nghiệp là 34 đ/c (chiếm 28%), và đang theo học Đại học là 34 đ/c (chiếm 28%), do đầu tư đúng hướng về cơ sở vật chất và con người nên lực lượng Quản lý thị trường An Giang ngày càng lớn mạnh, hiệu quả công tác càng cao. Ngân sách và quỹ lương được cấp trên phê duyệt theo hình thức tự chủ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

vụ được giao và được Chính phủ, Bộ Thương mại, UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành có liên quan nên hoạt động trong công tác chỉ đạo, củng cố, xây dựng về tổ chức, biên chế, trang bị phương tiện chống buôn lậu và các trang thiết bị khác lực lượng QLTT tỉnh An Giang đã từng bước trưởng thành và thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần ổn định thị trường.

Bước vào giai đoạn mới – giai đoạn nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sẽ nảy sinh ra nhiều thách thức đối với công tác QLTT. Lực lượng QLTT đưa ra mục tiêu phấn đấu: “Vững vàng về chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, nắm chắc pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ để đẩy mạnh hơn nữa công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội”.

</div>

×