Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở giai đoạn 2014 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.83 KB, 66 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập tại Trường Đại học Lâm Nghiệp, nhằm củng cố và
đánh giá kết quả học tập và bước đầu làm quen với công tác quản lý hành chính
nhà nước tại địa phương huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai, được sự nhất trí của Nhà
trường nói chung và Viện Quản lý đất đai & Phát triển nông thôn nói riêng tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài khóa luận: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở giai đoạn 2014 – 2016’’.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài
sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn của
nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Đầu tiên, tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong Viện Quản lý đất đai & Phát triển nông
thôn đã giảng dạy, hướng dẫn truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho
tôi trong những ngày tháng học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin trân thành cảm ơn
sâu sắc tới thầy giáo Thạc Sỹ Vũ Ngọc Chuẩn - người đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin trân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân
viên tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai đã cung
cấp các thông tin cũng như những ý kiến tạo mọi điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ
tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên,
ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Vân Anh

1



MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Chữ viết tắt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BTN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CK

Cùng kỳ

CN-TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công
nghiệp


CNVPĐKĐĐ

Chi nhánh Văn phòng đăng ký
đất đai

CP

Chính phủ

CT

Chỉ thị

CV

Công văn

GCN

Giấy chứng nhận



Nghị định



Quyết định

TT


Thông tư

TT-TH

Thông tin truyền hình

UBND

Ủy ban nhân dân

VPHC

Vi phạm hành chính

DANH MỤC CÁC BẢNG



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là kết quả lâu dài của một quá trình
đấu tranh anh dũng của dân tộc trong hàng nghìn năm lịch sử, là máu xương của
nhiều thế hệ con người Việt Nam trong chiến đầu và lao động. Đất đóng vai trò
hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, nó là một trong những yếu
tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất, cơ sở trung gian không thể thiếu
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên có giới

hạn về không gian nhưng lại vô hạn về mặt thời gian nếu sử dụng hợp lý, cải tạo
bồi bổ thường xuyên thì giá trị mà đất mang lại càng tăng nhằm quản lý tốt về
đất đai.
Hiến pháp năm 1992 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước thống nhất quản lý”và được cụ thể hóa tại Luật Đất đai 1998, Luật Đất đai
1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều các năm 2001, 1998, Luật Đất đai năm
2003. Điều này cũng đã được khẳng định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng
trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là
tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý”.
Luật Đất đai 2013 đã tiếp nối Luật Đất đai 2003 khi cụ thể hóa nội dung
quản lý nhà nước về đất đai tại điều 22. Những quy định trong văn bản này
mang tới những đổi mới nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề trong đăng ký, cấp


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất hiện nay.
Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất (GCN) là một trong các nội dung quan trọng trong
các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, xác lập quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất và là cơ sở để Nhà nước thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất
đai. GCN là chứng cứ pháp lý quan trọng chứng minh quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của các đối tượng sử dụng đất, chủ
sở hữu tài sản; là cơ sở pháp lý để người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực
hiện các quyền và nghĩa vụ đối với đất đai theo quy định của Nhà nước, nâng
cao trách nhiệm bảo vệ, cải tạo đất để đem lại hiệu quả cao nhất trong sử dụng
đất. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật về cấp Giấy chứng nhận còn bộc lộ
một số hạn chế như quy định về nộp tiền sử dụng đất khi cấp giấy còn quá cao
so với tài chính của đa số người dân, quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận

còn chưa phù hợp với thực tế sử dụng đất.
Bắc Hà là huyện vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai, cách thành
phố Lào Cai 70 km; là cầu nối giữa các huyện Sín Mần tỉnh Hà Giang, Huyện Si
Ma Cai với thành phố Lào Cai và các tỉnh miền xuôi. Huyện có nhiều lợi thế để
phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện thời tiết khí hậu ôn hòa, phù hợp phát triển
du lịch nghỉ dưỡng; có nhiều danh thắng đẹp, nhiều di tích lịch sử được xếp
hạng, nhiều phong tục lễ hội truyền thống giữ được bản sắc lợi thế cho phát triển
du lịch.
Để đảm bảo quản lý Nhà nước về đất đai một cách hợp lý, hiệu quả đến
từng thửa đất, từng đối tượng sử dụng, huyện Bắc Hà đã xác định cấp GCN là
nội dung quan trọng để nâng cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ quyền lợi cho
người sử dụng. Thực tế thời gian xã đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận
động và tạo điều kiện để người dân thực hiện các thủ tục hoàn thành cấp GCN.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác đăng ký cấp
GCN vẫn còn nhiều tồn tại và gặp nhiều khó khăn.
Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản gắn


liền với đất cùng với sự nhận thức ở trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
giai đoạn 2014 – 2016’’.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất tại huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai.
- Xác định những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác cấp GCN trên địa bàn huyện Bắc Hà.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 –

2016.
- Thời gian: Từ năm 2014 - 2016
- Không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Bắc Hà, tình Lào
Cai.


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CẤP GCN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
2.1.1. Khái niệm và vai trò của Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất, sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận (GCN ) là chứng thư pháp lý
xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đâu
tư, cải lạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử
dụng đất theo pháp luật. Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử
dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, GCN
chính là cơ sở pháp lý đê Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của
chủ sử dụng.
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3, Luật Đất đai 2013: “Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là
chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
GCN có vai trò rất quan trọng, nó là các căn cứ để xây dựng các quy định
về đăng ký, theo dõi biến động đất đai, kiểm soát giao dịch dân sự về đất đai,
các thấm quyền và trình tự giải quyết các tranh chấp đất đai, xác định nghĩa vụ
về tài chính của người sử dụng đất, bồi thường thiệt hại về đất đai, xử lý vi phạm
về đất đai.
- Đối với Nhà nước:
GCN là một trong những biện pháp để Nhà nước quản lý chặt chẽ về đất

đai, xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất, là một
bảo đảm quan trọng của Nhà nước đối với người sử dụng đất. Điều này được thể
hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau:
Giấy chứng nhận giúp Nhà nước nắm bắt cụ thể hiện trạng, nguồn gốc cũng
như biến động của quá trình sử dụng đất.


Thông qua GCN Nhà nước từng bước hiện đại hóa trong công tác quản lý
đất đai. Trên cơ sở nhiều loại giấy tờ, do nhiều cơ quan cấp trong từng thời kỳ
khác nhau, tiến tới Nhà nước chỉ quản lý bằng một hệ thống hồ sơ thống nhất để
thuận tiện cho công tác quản lý đất.
GCN là cơ sở pháp lý để phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất
đai giữa Tòa án nhân dân và UBND. Nếu người sử dụng đất có GCN hoặc một
trong các giấy tờ hợp lệ về đất đai quy định tại khoản 1 và 2 Điều 203 Luật Đất
đai năm 2013 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc về Tòa án nhân dân.
Còn nếu họ không có các giấy tờ đó thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ
thuộc về cơ quan hành chính là UBND. Phân định thẩm quyền như trên đã tránh
được hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa UBND và Tòa án, đồng thời cũng
tránh được sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước cùng có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
GCN giúp minh bạch, công khai hóa thị trường bất động sản; nhằm thúc
đẩy thị trường quyền sử dụng đất nói riêng và thị trường bất động sản nói chung
phát triển chính quy và lành mạnh. Nếu không thì việc mua bán giấy tờ truyền
tay, thị trường ngầm sẽ khiến Nhà nước không quản lý được giá, không thu thuế
được và không điều chỉnh được.
- Đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất:
Thứ nhất, GCN là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa
nhà nước và người sử dụng đất; là cơ sở để Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất như: Nhà nước bảo
vệ khi có tranh chấp đất xảy ra cũng như khi người khác xâm hại đến quyền và

lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
cơ sở để Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất. Đây cũng là căn cứ để Nhà nước
phân biệt phân biệt diện tích sử dụng đất hợp pháp và bất hợp pháp. Nhờ đó mà
khắc phục được tình trạng bồi thường không thỏa đáng, cũng như đảm bảo
quyền lợi chính đáng cho người dân, giảm thất thoát lãng phí cho ngân sách Nhà
nước.
Thứ hai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở, điều kiện để người
sử dụng đất được hưởng đầy đủ các quyền mà pháp luật ghi nhận, đặc biệt là các


quyền về chuyển quyền sử dụng đất. Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật
Đất đai năm 2013, một trong những điều kiện quan trọng để người sử dụng đất
được thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất là phải
có Giấy chứng nhận.
2.1.2. Đối tượng sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận
Theo quy định tại Điều 99 của Luật Đất đai 2013. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho
những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại
các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có
hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng
cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận
quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu
hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp

đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành
án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người
mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;


i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các
thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất
quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
2.1.3. Những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận
Tại điều 19 Nghị định 43/2014/CP quy định chi tiết bảy trường hợp
không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất:
- Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của
xã, phường, thị trấn.
- Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê
lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp
nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
- Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo

hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức, UBND xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông,
công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn
thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm
mục đích kinh doanh.
- Và cuối cùng là các tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để
quản lý thuộc các trường hợp quy định tại điều 8 của Luật Đất đai cũng không
được cấp Giấy chứng nhận.


2.1.4. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận
Điều 98, Luật Đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng
nhận:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất
đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà
có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
- Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu
chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của
những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các
chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao
cho người đại diện.
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được
nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp
luật.

Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với
đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn,
được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm
thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên
chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một
người.


Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ,
tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên
chồng nếu có yêu cầu.
- Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số
liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 hoặc Giấy
chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với
ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh
chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không
phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới
thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực
tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích

chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99
của Luật Đất đai 2013.
2.1.5. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
Luật Đất đai quy định cấp nào có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, thu hồi đất thì cấp đó có thẩm quyền cấp GCN. Thẩm quyền cấp GCN theo quy
định tại Điều 105 của Luật Đất đai 2013 và Điều 37 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như
sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực
hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.


Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi
trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên
và môi trường thực hiện theo quy định tại Đ iều 37 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
của Chính phủ:
+ Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy

định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được
cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận
quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau:
Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người
sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
+ Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy
định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc cấp Giấy chứng nhận cho
các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo;


người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân
nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và việc xác
nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.
2.1.6. Mẫu Giấy chứng nhận
Thực hiện theo Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008, Bộ Tài
nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, Ngành liên

quan trình phương án sửa đổi Luật Đất đai và các Luật có liên quan đến cấp
Giấy chứng nhận theo hướng thống nhất cấp một loại Giấy chứng nhận là Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất. Đến nay việc cấp GCN đã thực hiện theo quy định của Thông tư
23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất được ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT-BTNMT
ngày 19/05/2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không thay đổi so với mẫu quy định tại
Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT, tuy nhiên có bổ sung thêm quy định về trang
bổ sung giấy chứng nhận.
GCN do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất
và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích
thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm
các nội dung sau đây:


+ Trang 1: gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu
đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt
đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Trang 2: in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây
dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm
ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy
chứng nhận;
+ Trang 3: in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản

khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng
nhận";
+ Trang 4: in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những
thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người
được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.
Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ "Trang bổ
sung Giấy chứng nhận"; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào
sổ cấp Giấy chứng nhận và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng
nhận" như trang 4 của Giấy chứng nhận.
2.2. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẤP GCN
Luật Đất đai 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2014.
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về
giá đất.
Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền sử dụng đất.


Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Thông tư 30/2013/TT-BTNMT ngày 14/10/2013 quy định thực hiện lồng
ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,
xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành.
Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về hồ sơ địa
chính.
Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về bản đồ địa
chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về thống kê,
kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành.
Thông tư 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 hướng dẫn Nghị định
43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP do Bộ Tài nguyên và Môi trường
ban hành.
Thông tư 07/2015/TT-BTNMT ngày 26/02/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng
đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp.
Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP ngày 04/04/2015: Quy
định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử
dụng đất hoặc cho thuê đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tư pháp ban
hành.


2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẤP GCN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI
ĐẤT
2.3.1. Kết quả cấp GCN trên địa bàn cả nước
a. Kết quả cấp GCN trước khi có luật đất đai 2013
Tại báo cáo 3140/BTNMT-PC: Tính đến ngày 30/6/2013, cả nước đã cấp
được 36,000 triệu GCN với tổng diện tích 20,12 triệu ha, đạt 83,2% diện tích
cần cấp GCN của cả nước, tăng 2,0% so với năm 2012. Đến nay, cả nước có 11

tỉnh cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các loại đất chính (đạt
từ 85-100 % diện tích) gồm Bình Dương, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An
Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Đồng Nai, Quảng Trị, Hậu Giang, Cần Thơ; ngoài
ra còn có 10 tỉnh khác cơ bản hoàn thành ở hầu hết các loại đất chính gồm Lạng
Sơn, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Bình, Đà Nẵng, Trà Vinh, Kiên
Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Song cũng còn nhiều tỉnh, thành phố có
kết quả cấp GCN ở nhiều loại đất chính còn đạt thấp (dưới 70% diện tích cần
cấp), đặc biệt là các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thừa
Thiên Huế, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Nông. Về tình hình cấp GCN các loại đất
chính như sau:
- Về đất ở đô thị: Cả nước đã cấp được 4.211.800 giấy với diện tích
106.200 ha, đạt 80,3%. Đã có 34 tỉnh đạt trên 85%; còn 29 tỉnh đạt dưới 85%,
trong đó 10 tỉnh đạt thấp dưới 70%.
- Về đất ở nông thôn: Cả nước đã cấp được 11.510.000 giấy với diện tích
465.900 ha, đạt 85,0%. Có 35 tỉnh đạt trên 85%, còn 28 tỉnh đạt dưới 85%; trong
đó có 9 tỉnh đạt thấp dưới 70%.
- Về đất chuyên dùng: Cả nước đã cấp được 182.131 giấy với diện tích
483.730 ha, đạt 64,0%. Có 19 tỉnh đạt trên 85%; còn 44 tỉnh đạt dưới 85%; trong
đó có 16 tỉnh đạt dưới 50%.
- Về đất sản xuất nông nghiệp: Cả nước đã cấp được 17.367.400 giấy với
diện tích 8.147.100 ha, đạt 82,9%. Còn 33 tỉnh đạt trên 85%, có 30 tỉnh đạt dưới
85%; trong đó có 12 tỉnh đạt dưới 70%.


- Về đất lâm nghiệp: Cả nước đã cấp được 1.709.900 giấy với diện tích
10.357.400 ha, đạt 86,1%. Có 20 tỉnh đạt trên 85%, có 41 tỉnh cấp đạt dưới
85%; trong đó có 25 tỉnh đạt dưới 70%.
b. Kết quả cấp GCN sau khi có luật đất đai 2013
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý đất đai về tiến độ cấp GCN :
đến 30/12/2014 cả nước cấp được trên 41,6 triệu GCN với tổng diện tích 22,9

triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp GCN; 63/63
tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành cấp GCN (đạt trên 85% tổng diện tích các
loại đất cần cấp).
Kết quả cấp GGN các loại đất chính của cả nước như sau:
- Đất đô thị: Đã cấp được 5.34 triệu giấy với diện tích 0.13 triệu ha, đạt
96,7% diện tích cần cấp; trong đó có 48 tỉnh đạt trên 85%; còn 15 tỉnh đạt dưới
85% (tỉnh Bình Định đạt thấp dưới 70%).
- Đất ở nông thôn: Đã cấp được 12,92 triệu giấy với diện tích 0.52 triệu
ha, đạt 94,4% diện tích cần cấp; trong đó có 51 tỉnh đạt trên 85%, còn 12 tỉnh
đạt dưới 85% (tỉnh Ninh Thuận đạt thấp dưới 70%).
- Đất chuyện dùng: Đã cấp được 0,28 triệu giấy với diện tích 0,61 triệu
ha, đạt 84,8% diện tích cần cấp; trong đó có 34 tỉnh đạt trên 85%; còn 29 tỉnh
đạt dưới 85% (có 6 tỉnh đạt dưới 70%, gồm: lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định,
KomTum, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang).
- Đất sản xuất nông nghiệp: đã cấp được 20,178 triệu giấy với diện tích
8,84 triệu ha, đạt 90,1% diện tích cần cấp; trong đó có 52 tỉnh đạt trên 85%, còn
11 tỉnh đạt dưới 85% (không có tỉnh nào đạt thấp dưới 70%).
- Đất lâm nghiệp cả nước đã cấp được 1,972 triệu giấy với diện tích 12,27
triệu ha, đạt 98,1% diện tích cần cấp; trong đó có 44 tỉnh đạt trên 85%; còn 12
tỉnh đạt dưới 85% (tỉnh Hải Dương đạt dưới 70%).
Mặc dù kết quả cấp GCN chung các loại đất của cả nước đã hoàn thành
chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ đề ra. Tuy nhiên, hiện nay một
số tỉnh còn một số loại đất chưa hoàn thành cơ bản; một số tỉnh còn nhiều loại


đất chưa hoàn thành gồm: Bình Phước, Lào Cai, Đắk Lắk, Kiên Giang, Bình
Thuận.
Đáng chú ý là vẫn còn tồn đọng khoảng 300.000 GCN đã ký nhưng người
sử dụng đất chưa đến nhận ở một số tỉnh như: Hưng Yên, Bình Phước, Cao
Bằng, Thái Bình, Gia Lai.

2.3.2. Kết quả cấp GCN trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng
Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo
đường bộ. Với tổng diện tích tự nhiên là 635.708 ha (chiếm 2,44% diện tích cả
nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước) và dân số trên
57,68 vạn người, mật độ dân cư 91 người/km2. Trong đó: Đất nông nghiệp:
76.253,82 ha, chiếm 12% diện tích tự nhiên; Đất lâm nghiệp có rừng: 278.907
ha, chiếm 5,04%, trong đó rừng tự nhiên có 229.296,61 ha; Đất ở: 2.998,33 ha,
trong đó đất ở đô thị chỉ có 497,11 ha; Đất chuyên dùng: 13.781 ha, chiếm
2,17% diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng: 263.766,68 ha, chiếm 41,49% diện
tích tự nhiên.
Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng
Liên Sơn. Từ ngày 01/01/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai
Châu). Sau khi tách tỉnh Lào Cai bước vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Với
vị thế thuận lợi giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới, do
vậy tỉnh Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội và
đồng thời công tác quản lý về đất đai trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều phức tạp đặc
biệt công tác cấp GCN phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên từ
năm 2001 tỉnh đã sớm giải quyết được những phức tạp trong công tác cấp GCN
và đã đạt được những kết quả như sau:
Tính tới thời điểm hiện nay tỉnh Lào Cai đã cơ bản hoàn thành việc cấp
GCN đất cho các hộ gia đình, cá nhân với 88,49% diện tích đất nông nghiệp;
83,82% diện tích đất lâm nghiệp; 92,52% diện tích đất ở.
Chỉ riêng năm 2013 diện tích đất được tỉnh Lào Cai cấp là 176,6018 ha
giao cho 101 tổ chức và diện tích đất cho cấp là 1.378,0773 ha cho 82 tổ chức.
Điều này cho thấy nhu cầu diện tích đất cấp GCN để phát triển kinh tế trên địa


bàn tỉnh là rất lớn. Tuy nhiên diện tích được cấp GCN không đồng đều giữa các
huyện, tập trung vào các trung tâm kinh tế, du lịch của tỉnh như Sa Pa, Bảo

Thắng, Thành phố Lào Cai và Bắc Hà, Mường Khương là các huyện có diện tích
cho thuê lớn nhất trong tỉnh nhưng diện tích cấp lại nhỏ nhất.
Thực hiện Quyết định số 546/QĐ-UBND ngày 25/02/2015 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lào Cai về việc thành lập Văn phòng Đăng ký Đất đai Lào Cai trực thuộc
Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Đăng ký Đất đai
Lào Cai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng Đăng ký quyền
sử dụng đất trực thuộc UBND các quận, huyện, thị xã; Trong đó có Chi nhánh Văn
phòng đăng ký đất đai huyện Bắc Hà được chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày
17/3/2015 và chịu sự quản lý trực tiếp, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn
phòng Đăng ký Lào Cai, Sở Tài nguyên và Môi trường, đồng thời phải thực hiện
các nhiệm vụ chuyên môn cũng như nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện Bắc Hà
dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện Bắc Hà .


- Đơn xin cấp
- Bản phô tô c
- Bản sao một
- Sơ đồ nhà ho
- Bản sao các g
Người sử

Không quá 15 ngày

- Thông báo nộp tiền
- Trao giấy chứng nhận
- Trả hồ sơ không đủ đk
( Không quá 05 ngày)

UBND c


Bộ phận tiếp nhận hồ sơ địa chính “một c
- GCN
-HS không đủ đk
- Thông báo tài chính
( Không quá 02 ngày)


Cơ quan thuế
( Không quá 03 ngày)

VPĐK quyền SD

Sơ đồ 2.1 Trình tự, thủ tục cấp GCN huyện Bắc Hà

- GCN
- HSđăng

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

&M

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ năm 2014 - 2016
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu về kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền cho hộ gia đình, cá nhân trên địa
bàn huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội địa bàn huyện Bắc Hà.
- Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Bắc Hà.
- Đánh giá kết quả cấp GCN cho các đối tượng sử dụng đất tạihuyện Bắc Hà .
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cấp GCN tại địa
phương.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
- Tài liệu, số liệu thứ cấp: Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến các nội dung nghiên cứu,
gồm:
Số liệu về điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn,
dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng... được thu
thập tại phòng tài nguyên và môi trường huyện Bắc Hà
Số liệu về tài nguyên đất đai, tình hình quản lý đất đai và các số liệu có liên
quan đến sử dụng đất tại huyện Bắc Hà

UBND cấp h


Số liệu về kết quả cấp GCN thu thập tại chi nhánh văn phòng đăng kí đất
đai huyện Bắc Hà
- Tài liệu, số liệu sơ cấp: Điều tra, khảo sát khu vực nghiên cứu để nắm
tổng quan thực trạng sử dụng đất, những vướng mắc trong công tác cấp GCN tại
địa phương.
3.5.2. Phuơng pháp kế thừa
Kế thừa những số liệu, tài liệu báo cáo đã được phê duyệt, đồng thời bổ
sung vấn đề về các số liệu mới phù hợp với nội dung nghiên cứu.
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích, xử lý các số liệu để đánh giá hiện trạng về công tác cấp GCN,
tìm ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế của vấn đề nghiên cứu

và đề xuất một số giải pháp.
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp, phân tích số liệu có được
từ đó kết xuất ra bảng số liệu trong chuyên đề.
3.5.4. So sánh, đánh giá
So sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa yêu cầu đặt ra của đề tài và điều
kiện cụ thể của địa phương trong quá trình thực hiện công tác đăng ký cấp giấy
chứng nhận. Tiến hành so sánh chuỗi các số liệu từ đó phân tích sự biến động
qua các thời kỳ liên quan đến cấp GCN từ đó rút ra những hiệu quả đạt được sau
khi thực hiện.
Đánh giá tình hình cấp GCN ở địa phương, việc thực hiện chủ trương của
Đảng và Nhà nước.


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Bắc Hà
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Hà là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, nằm cách trung tâm thành
phố Lào Cai khoảng 70 km về phía Đông Bắc. Tổng diện tích tự nhiên là
68331,67 ha. Toàn huyện có 20 xã, 01 thị trấn. Địa giới hành chính của huyện
Bắc Hà tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai;
- Phía Nam giáp huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai ;
- Phía Đông giáp huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang;
- Phía Tây giáp huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Bắc Hà là một cao nguyên đá vôi gồm nhiều dãy núi nằm kề nhau
chạy theo hướng Bắc Nam, đan xen là những lòng chảo nhỏ hẹp, những khe
vực, suối, sông làm cho địa hình Bắc Hà trở nên đa dạng.
Độ dốc trung bình của địa hình là 24 0-280. Địa thế có dạng hình chóp, đỉnh

là khu Lùng Phình, dốc dần ra sông Chảy, theo hướng Bắc Nam. Hiện tượng
Karst xảy ra tạo thành các hố sâu, các khe suối ngầm, tạo địa thế núi non càng
thêm hiểm.
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Bắc Hà có khí hậu ôn hòa, tạo điều kiện phát triển nhiều loại cây, con, hàng
hoá đặc sản, rất thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp và là thế mạnh
cho du lịch, nghỉ mát điều dưỡng.
- Độ ẩm trung bình 75-80%, cao nhất đến 90%
- Lượng mưa trung bình năm từ 1.650-1.850mm
- Nhiệt độ trung bình năm 18.70C, nhiệt độ cao nhất 340C, thấp nhất 30C.


×