MỤC LỤ
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤCCÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................vi
PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................2
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................2
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀVẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................3
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản.............................................................................3
2.1.3. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới..............................................................7
2.1.4. Đặc điểm nông thôn mới.............................................................................7
2.1.5. Trình tự các bước xây dựng nông thôn mới................................................7
2.1.6. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.........................................................8
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ...........................................................................................9
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN....................................................................................10
2.3.1. Quá trình xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới...........10
2.3.2. Quá trình thực hiện nông thôn mới ở Việt Nam........................................13
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................17
3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU..........................................................................17
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................17
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................17
3.5.1. Điều tra thu thập, phân tích số liệu..........................................................17
3.5.2. Phương pháp miêu tả biểu đồ....................................................................18
3.5.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.........................................................18
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................19
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
THỌ AN..............................................................................................................19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý.................................................................19
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................20
4.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỌ AN ĐẾN NĂM 2016 24
4.2.1. Những đặc điểm cơ bản của ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã.....24
4.2.2. Kết quả thực hiện tiêu chí NTM của xã Thọ An giai đoạn 2012-2016.....26
4.3. THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG VIỆC QUY HOẠCH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN BÀN XÃ THỌ AN.................................................49
4.3.1. Thuận lợi...................................................................................................49
4.3.2. Khó khăn...................................................................................................50
4.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHƯƠNG
ÁN QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
THỌ AN..............................................................................................................50
4.4.1. Giải pháp tăng cường nguồn vốn để thực hiện..........................................50
4.4.2. Giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực đưa khoa học kỹ thuật vào
sản xuất................................................................................................................50
4.4.3. Tăng cường thực hiện lãnh đạo quản lý các tổ chức Đảng, các cấp chính
quyền và các tổ chức đoàn thể nhân dân.............................................................51
4.4.4. Giải pháp tuyên truyền vận động nâng cao ý thức người dân...................51
4.4.5. Giải pháp tăng cường liên kết trong các hoạt động sản xuất.....................51
4.4.6.Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Thọ An.....................51
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................52
5.1. KẾT LUẬN..................................................................................................52
5.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
BNNVPTNN
BNV
BHYT
BCH
CN,TTCN,XD
CNH - HĐH
GTVT
HTXNN
HĐND
KHKT
MTTQ
NTM
NQ
QHNTM
SNN
SX- KD
TT
TTLT
TW
TTg
TB
THCS
TU
UBND
VP-NNNT
VH-TT-DL
VPĐPNTM
Nghĩa tiếng Việt
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ nội vụ
Bảo hiểm y tế
Ban chấp hành
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng
Công nghiệp hóa hiện đại hóa
Giao thông vận tải
Hợp tác xã nông nghiệp
Hội đồng nhân dân
Khoa học kỹ thuật
Mặt trận tổ quốc
Nông thôn mới
Nghị quyết
Quy hoạch nông thôn mới
Sở nông nghiệp
Sản xuất- kinh doanh
Thông tư
Thông tư liên tịch
Trung ương
Thủ tướng
Thông báo
Trung học cơ sở
Thành ủy
Ủy ban nhân dân
Văn phòng nông nghiệp nông thôn
Văn hóa - thể thao - du lịch
Văn phòng điều phối nông thôn mới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng và kế hoạch xây dựng tiêu chí nông thôn mớixã Thọ An. 26
Bảng 4.2. Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của các tiêu chí nông thôn mới..................27
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện nhóm I tiêu chí quy hoạch giai đoạn 2011-2016...29
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện tiêu chí thủy lợi năm 2016.....................................32
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện tiêu chí điện năm 2016..........................................33
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện tiêu chí trường học năm 2016................................34
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện tiêu chí bưu điện năm 2016...................................37
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư năm 2016.............................38
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện tiêu chí giáo dục năm 2016....................................42
Bảng 2.1. Bảng so sánh bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giữa quyết định
1980 và quyết định 491.......................................................................................57
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Đường giao thông xã Thọ An..............................................................31
Hình 4.2. Trường mầm non Thọ An....................................................................35
Hình 4.3. Trường Tiểu học Thọ An.....................................................................35
Hình 4.4. Trường Trung học cơ sở Thọ An.........................................................36
Hình 4.5. Biểu đồ cơ cấu lao động xã năm 2016................................................40
Hình 4.6. Trạm y tế Thọ An.................................................................................43
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau nhiều năm thực hiện các đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn,
nông nghiệp phát triển ổn định có xu hướng tái sản xuất theo chiều sâu, đời sống
vật chất, tinh thần của người nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi
theo chiều hướng lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - xã hội, góp phần quan
trọng vào sự ổn định của đất nước, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững. Tuy
nhiên nhiều thành tựu đạt được chưa xứng với tiềm năng và lợi thế của xã. Nông
nghiệp còn còn phát triển kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa
học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Mặt khác, nông nghiệp,
nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi,
trường học, trạm y tế, cấp nước.... còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm.
Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao,
chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn đã phát sinh nhiều
vấn đề cần thiết.
Mục tiêu nông thôn mới hướng đến là không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình
độ sản xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, đóng vai trò làm chủ nông
thôn mới. Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững theohướng hiện
đại với sản phẩm nông nghiệp đạt năng suất chất lượng và hiệu quả cao. Bên
cạnh đó, xã nông thôn mới hướng đến kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ
và hiện đại hệ thống chính trị bền vững, phát triển toàn diện mọimặt của nông
thôn đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường. Quá trình
xây dựng nông thôn mới bước đầu đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu hẹp
dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, ổn định và nâng cao cuộc sống
cho người dân.
Xã Thọ An, huyện Đan Phượng là một trong những địa phương được triển
khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2010. Để
thực hiện mục tiêu này xã Thọ An đã tiến hành xây dựng hạ tầng nông thôn, có
cơ cấu kinh tế hợp lý, từng bước mở rộng các ngành nghề.... Sau 2 năm thực
1
hiện nền kinh tế - xã hội của xã Thọ An ngày càng phát triển, đời sống người
dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên để tiếp tục tạo ra các tiền đề mới cho
xã Thọ An trở thành một xã nông thôn mới vào năm 2014, cần thiết phải có
những đánh giá xác thực về kết quả đã đạt được và những vấn đề còn hạn chế
trong việc thực hiện phương án quy hoạch nông thôn mới của xã.
Xuất phát từ những vấn đề đó được sự đồng ý của Viện Quản lý đất đai và
phát triển nông thôn, cùng sự giúp đỡ và hướng dẫn của cô giáo Th.S Trần Thu
Hà tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá kết quả thực hiện phương án
quy hoạch và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2016 tại xã Thọ An,
huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội"
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch và xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2011-2016 trên địa bàn xã Thọ An, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích đưa ra các tiêu chí đã đạt, chưa đạt theo QH NTM năm 2012
- Phân tích những thuận lợi khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn xã Thọ An
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong phương án xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn xã Thọ An
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Toàn bộ diện tích xã Thọ An- huyện Đan PhượngThành phố Hà Nội
- Phạm vi thời gian: từ 2011 đến 2016
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
19 tiêu chí về nông thôn mới được quy định trong quyết định
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm nông thôn
Nông thôn là những vùng dân cư sinh sống bằng nghề nông nghiệp, dựa
vào tiềm năng của môi trường tự nhiên để sinh sống và tạo ra của cải mới trong
môi trường tự nhiên đó.Từ hái lượm của cải tự nhiên sẵn có dần dần tiến đến
canh tác và tự tạo ra của cải của mình. Nông thôn được coi như là khu vực địa lý
nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng,
bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp( Mai Thanh Cúc và cs, 2005)
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn nhiều quan
điểm khác nhau. Khi định nghĩa thếnào là nông thôn người ta thường so sánh
nông thôn với đô thị. Có ý kiến cho rằng chỉ cần dựa vào độ phát triển cơ sở hạ
tầng, quan điểm khác lại cho rằng khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ
dân số, số lượng dân cư ở nông thôn thấp hơn so với ở thành thị.
Có quan điểm lại cho rằng nông thôn là những nơi mà dân cư tập trung
thành từng khối thường được gọi là xã, làng, xóm, đội... mọi người đều làm
nhiều việc thuộc lĩnh vực nông nghiệp, trồng lúa trồng rau, chăn nuôi gia súc,
gia cầm... Cuộc sống của họ không ồn ào, tấp nập, không có nhiêu nhà máy,
công trường xí nghiệp nhà cao tầng...
Những ý kiến này chỉ đúng từng khía cạnh cụ thể và từng quốc gia nhất
định vì nó còn phụ thuộc và trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng
cho từng nền kinh tế. Như vậy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối,
nó có thể thay đổi theo thời gian và quá trình phát triển của các quốc gia trên thế
giới.
Đến nay, khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo thông tư
số 54/2009/TT- BNNVPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn là: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã".
3
2.1.1.2. Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
Căn cứ Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Xây
dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân;
có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn
phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và
an ninh, trật tự được giữ vững.
- Nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn chứ không phải thị trấn,
cũng không phải nông thôn truyền thống, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn
và thành thị. Nông thôn mới có thể khái quát theo những nội dung cơ bản sau:
Làng xã văn minh sạch đẹp,hạ tầng hiện đại, sản xuất phát triển bền vững theo
hướng kinh tế hàng hóa, đời sống vật chất và tinh thần của nông thôn ngày càng
được nâng cao, bản sắc văn hóa được giữ gìn và phát triển, xã hội nông thôn an
ninh tốt, quản lý dân chủ, môi trường sinh thái được bảo vệ. Xây dựng nông
thôn mới phải gắn với đô thị hóa và phi nông thôn hóa nông dân
- Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng
được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa
nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Sức mạnh của hệ thống chính trị
được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội
Xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của toàn
hệ thống chính trị. Nông thôn mới là chủ trương có ý nghĩa to lớn về cả chính
trị, kinh tế, xã hội; thực hiện thắng lợi chủ trương này sẽ tạo động lực mạnh mẽ
cho phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, và nền kinh tế của cả nước, tạo ra
diện mạo nông thôn mới “ổn định, hòa thuận, dân chủ, đời sống văn hóa phong
phú, đậm đà bản sắc dân tộc”. Xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề
kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị xã hội. Xây dựng nông thôn mới
giúp cho nông dân có niềm tin trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau
xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
4
Xây dựng nông thôn mới là việc xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ
yêu cầu phát triển kinh tế của quê hương đất nước trong giai đoạn mới và khác
biệt so với trước đây đó là: Xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí quy định.
Có sự chỉ đạo quyết liệt, tập chung sức của toàn dân và cả hệ thống chính trị.
2.1.1.3. Khái niệm phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là vấn đề được nhiều nước cũng như cả thế giới quan
tâm. Do yêu cầu phát triển không giống nhau mà mỗi nước có quan niệm về
phát triển nông thôn khác nhau:
Quan điểm của Châu phi: Phát triển nông thôn được định nghĩa là sự
cảithiện mức sống của số lớn dân chúng có thu nhập thấp đang cư trú ở các vùng
nông thôn và tự lực thực hiện quá trình phát triển của họ.
Quan điểm của Ấn Độ: Phát triển nông thôn không thể là một hoạt động
cục bộ rời rạcvà thiếu quyết tâm. Nó phải là hoạt động tổng thể, liên tục diễn ra
trong vùng nông thôn của quốc gia.
Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm phát triển nông thôn là: Phát triển
nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện đời sống kinh tế xã hội của những
người ở nông thôn, nhất là những người nghèo. Nó đòi hỏi phải mở rộng các lợi
ích của sự phát triển đến với những người nghèo nhất trong số những người
đang tìm kế sinh nhai ở các vùng nông thôn.
Như vậy từ các quan điểm trên cho thấy phát triển nông thôn là sự phát
triển tổng hợp liên nghành kinh tế - xã hội trên một bước hoặc một vùng lãnh
thổ trong thời gian và không gian nhất định.
Phát triển nông thôn không chỉ đơn thuần là phát triển về mặt kinh tế mà
gồm cả phát triển về mặt xã hội nông thôn. Vừa nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người dân.Phát triển nông thôn không chỉ là phát triển sản xuất
nông nghiệp mà phải kết hợp với phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ
nông thôn, tạo thành cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý. Còn phải chú trọng tới cả
phát triển lâm nghiệp và thủy sản...
2.1.2. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Căn cứ theo Điều 2, Thông tư liên tịch số 26ngày 13/4/2011/TTLT của Bộ
kế hoạch và đầu tư - Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ tài chínhvề
hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
5
04/6/2010 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020:
- Các nội dung, hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn mới phải
hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được quy định tại Quyết định 491/QĐTTg ngày 16/4/2009 (Quyết định này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng
quyết định mớiQuyết định 1980) của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của
cộng đồng dân cư địa phương là chính. Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban
hành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng
dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn xã bàn bạc dân
chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu
quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang
triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có
cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế;
huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy
hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cở sở các tiêu
chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành) xây dựng nông thôn
mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự
án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của
người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
- Là nhiệm vụ của các hệ thống chính trị và toàn xã hội, cấp ủy Đảng, chính
quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ
chức thực hiện. Hình thành cuộc vận động "toàn dân xây dựng nông thôn mới" do
Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chực chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp
nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.
2.1.3. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
6
- Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững. Xây dựng
cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện;
cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, hiện đại.
- Gần nông nghiệp phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch, gần
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch từng bước thực hiện công nghiệp
hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, gắn với phát triển sinh thái du lịch và
dịch vụ, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng
cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường.
- Không ngừng xây dựng, nâng cao đời sốngvật chất, văn hóa, tinh thần,xã
hội nông thôn dân chủ, ổn định giàu bản sắc dân tộc; trình độ dân trí được nâng
cao; môi trường sinh thái được bảo vệ. Giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và
thành thị.
- Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới
- Xây dựng nông thôn đồng bộ hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn
kếtgiữa nông nghiệp với nông nghiệp, dịch vụ và đô thị. Đảm bảo giữ vững an
ninh chính trị và trật tự xã hội.
2.1.4. Đặc điểm nông thôn mới
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn
được nâng cao;
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội, hiện
đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;
- An ninh tốt, quản lý dân chủ;
- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
2.1.5. Trình tự các bước xây dựng nông thôn mới
Căn cứ theo Điều 3, Thông tư liên tịch số 26 ngày 13/4/2011/TTLT của Bộ
kế hoạch và đầu tư - Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ tài chính về
hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/6/2010 của thủ tướng chính phủvề phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020:
7
Trình tự xây dựng Nông thôn mới cấp xã gồm 7 bước như sau:
Bước 1: Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
cấp xã; Ban phát triển thôn;
Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới (được
thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện);
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới đã ban hành tại Quyết định số 491/QĐ TTg ngày 20/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
Bước 4: Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xã nông thôn mới;
Bước 5: Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt đề án xây dựng nông thôn
mới của xã;
Bước 6: Tổ chức xây dựng, thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổ chức thực
hiện chi tiết các nội dung và dự án thành phần trong đề án;
Bước 7: Tổ chức thực hiện các nội dung và dự án thành phần trong đề án;
đồng thời đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện.
2.1.6. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày
17/10/2016 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn
2016 - 2020. Quyết định này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2016 và
thay thế Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Quyết định 1980 gồm có 5 nhóm với 19 tiêu chí và 49 chỉ tiêu
Quyết định 491 cũng có 5 nhóm 19 tiêu chí nhưng chỉ có 39 chỉ tiêu.
Các tiêu chí và chỉ tiêu được thể hiện chi tiết tại bảng 2.1 trong phần phụ lục 01
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
8
a. Căn cứ pháp lý xây dựng Nông thôn mới của Trung ương và thành phố Hà
Nội về xây dựng nông thôn mới:
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nói về xây dựng
nông thôn mới.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành TW Đảng
khóa X về "Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn" ( Tam nông )
Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của thủ tướng chính phủ ban hành
Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới (Quyết định đã hết hiệu lực và được thay
thế bằng quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 )
Ban bí thư TW Đảng có thông báo 238-TB/TW tháng 4 - 2009 về việc xây
dựng thí điểm mô hình Nông thôn mới
Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010
- 2020" (Quyết định đã hết hiệu lực và được thay thế bằng quyết định 1600/QĐTTg ngày 16/8/2016)
Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
Hướng dẫn số 456/HD-SNN ngày 11/12/2013 của Sở nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Thành phố Hà Nội về phươg pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu
chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới Thành phố Hà Nội;
Thông báo số 316/TB-SNN của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Hà Nội; Công văn số 7168/VP-NNNT ngày24/10/2014 của Văn Phòng UBND
Thành phố Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 6 trong bộ tiêu chí
Quốc gia xây dựng nông thôn mới;
Thông tư liên tịch số 13/TTLT-BXD-BNN&PTNT-BTN&MT ngày
28/10/2011 của Bộ xây dựng- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn- Bộ tài
nguyên và môi trường về việc quy định việc lập, thẩm định phê duyệt, quy
hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
Thông tư 12/2017/TT-BXD ngày 10/3/2017 của Bộ xây dựng hướng dẫn về
quy hoạch xây dựng nông thôn
9
b. Căn cứ triển khai thực hiện đối với xã Thọ An, huyện Đan Phượng, thành phố
Hà Nội
Quyết định số 335/QĐ-UBND ngày 13/8/2012 của UBND huyện Đan
Phượng phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới xã Thọ An, Quyết định số
4536/QĐ-UBND ngày 23/10/2012 củaUBND huyện Đan Phượng về phê duyệt
điều chỉnh, bổ sung Đề án xây dựng nông thôn mới tại xã Thọ An, huyện Đan
Phượng, thành phố Hà Nội.
UBND huyện đã ban hành quyết định số 5982 ngày 19/2/2012 về phế duyệt
quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Thọ An ngày 31/12/2012 UBND ban
hành quyết định 6317 về quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng
nông thôn mới tại xã Thọ An.
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.3.1. Quá trình xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới
Hiện nay, các nước trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn, việc học
tập trao đổi thông tin, kinh nghiệm ngày càng trở lên dễ dàng hơn giữa các quốc
gia với nhau. Với tinh thần hội nhập cùng nhau phát triển thì việc tham khảo học
tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn các nước trên thế giới là một
yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của kinh tế nước ta hiện nay.
a. Xây dựng nông thôn mới ở Thái Lan
Được sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước và vốn là nước nông nghiệp
truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước để thúc
đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp. Thái Lan đã áp dụng một số chiến
lược như tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh
vựcnông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá
nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong
lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho
nông dân giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp, giảm nguy cơ rủi ro và
thiết lập hệ thống bảo vệ rủi ro cho nông dân.
Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa với các
hình thức như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác
tiếp thị. Phân bổ khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu
vực mà tài nguyên đã bị suy thoái. Giải quyết những mâu thuẫncó liên quan đến
10
việc sử dụng tài nguyên nông - lâm, thủy, hải sản, đất đai, đa dạng sinh học,
phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Nhà nước đã có chiến
lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho
nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên
toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản
xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các
trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước.
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập
trung vào các nội dung; cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp
nông thôn thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ
năng truyền thống nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song
song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu Thái Lan đã
tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy,
hải sản, phục vụ xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một số chính
sách phát triển nông nghiệp, chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã
phát động phong trào "năm an toàn thực phẩm" và Thái Lan là bếp ăn của thế
giới, đã làm cho thực phẩm chế biến được người tiêu dùng chấp nhận ngay cả
đối với Nhật, Mỹ, là những thị trường khó tính.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng
nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp
chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công
nghiệp phát triển.Thái Lan mở rộng thị trường xúc tiến mạnh đầu tư, thu hút
mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh. Chính phủ là người đại diện
thương lượng với Chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế
cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản.
Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho
thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước
trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát
triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
11
b. Xây dụng nông thôn mới ở Hàn Quốc
Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triểu Tiên, một nước từng bị đô hộ từ cuối thế
kỉ 19, xuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo đói. Cuối thập kỷ 60,
GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, phần lớn người dân không đủ ăn,
80% người dân nông thôn vẫn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, ở
trong những căn nhà lợp bằng lá. Lúc ấy nền kinh tế của Hàn Quốc phải dựa vào
nông nghiệp, trong khi khắp đất nước lũ lụt, hạn hán, lại xảy ra thường xuyên
Xã hội Hàn Quốc thời đó là một xã hội thờ ơ, hỗn độn và vô vọng. Mối lo lớn
nhất của chính Phủ là làm sao thoát khỏi đói nghèo.
Sau trận lụt năm 1969, người dân phải tu sửa lại nhà cửa và đường sá mà không
có sự trợ giúp của Chính phủ Điều này làm Tổng thống suy nghĩ rất nhiều và nhận ra
rằng " viện trợ của Chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự
giúp chính mình". Hơn thế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau
là điểm mấu chốt để phát triển nông thôn.Những ý tưởng này chính là nền tảng của
phong trào xây dựng nông thôn mới của Hàn Quốc sau này.
Từ đó đến nay, phong trào xây dựng nông thôn mới đã thu được những
thành tựu to lớn. Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành
cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông thôn trở
thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển đưa
Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có.
c. Xây dựng nông thôn ở Hà Lan
Hà Lan hiện là nước phát triển ở trình độ cao, đạt nhiều thành tựu kinh tế
xã hội nổi tiếng thế giới trong đó có nền nông nghiệp phát triển và xuất khẩu sản
phẩm nông nghiệp hàng đầu trên thế giới nhờ những ứng dụng công nghệ và các
sáng kiến vào nông nghiệp. Các doanh nghiệp Hà Lan có rất nhiều kinh nghiệm
trong phát triển nông nghiệp bền vững.
Hà Lan đã kết hợp giữa hai ngành công nghiệp và nông nghiệp. Với sự kết hợp
này Hà Lan đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt lànông nghiệp cây trồng
trong nhà kính và yếu tố thành công này chính là hạt nhân nông thôn mới ở đây. Tỷ
lệ sản xuất rau quả và hoa góp phần cung cấp nhu cầu khổng lồ trên toàn thế giới.
Các nhà quản lý và xây dựng hình tượng nông thôn mới ở Hà Lan đã rất xuất sắc
trong việc nắm bắt các thị trường khác về hoa, cây cảnh và các sản phẩm vườn ươm.
12
Bên cạnh hoa tulip là loại hoa làm cho Hà Lan trên thế giới, các loại hoa khác như
hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng cũng là đặc sản mà Hà Lan sản xuất trong các
nhà máy kính chiếm tỷ lệ lớn sản xuất hoa của thế giới.
Hệ thống sản xuất và phân phốicủa nông dân Hà Lan được tổ chức rất tốt ở
các quy trình. Việc trồng cây trong nhà kính đại diện cho hình thức nông nghiệp
nhân tạo thành công.Đây là loại hình sản xuất có sự kết hợp của các hoạt động
công nghiệp và nông nghiệp.
2.3.2. Quá trình thực hiện nông thôn mới ở Việt Nam
a. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam:
Theo đánh giá của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, trong công
cuộc đổi mới đất nước, sở dĩ nền nông nghiệp Việt Nam phát triển và đã có
những thành tựu to lớn, là bởi các chính sách của Đảng và Nhà nước ta phù hợp
với thực tiễn nên được người dân cả nước, nhất là nông dân hưởng ứng và lao
động sáng tạo.
Nổi bật nhất là các chính sách và sự chỉ đạo về chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu để nông nghiệp từng bước hiện đại hóa.
Đó là việc rà soát, bổ sung quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp,
cây ăn quả, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển các vùng nông nghiệp
công nghệ cao.
Theo đó các cơ quan khoa học đã tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực
hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất
giống, canh tác, chăm sóc, tăng cường cơ giới hóa khâu sản xuất, thu hoạch,
phơi sấy, sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Cùng với các chính sách lớn
để ổn định và phát triển nông nghiệp nông thôn, đầu tư cho tam nông trong
vùng, ba năm qua 2013-2015 đã lên tới 100 nghìn tỷ đồng, gấp hai lần so với ba
năm 2010-2012. Trong phân bố đầu tư đã thực hiện tốt chủ trương hỗ trợ và xây
dựng hệ thống kho, các khu bảo quản, phơi sấy, sơ chế nhằm giảm hao hụt, bảo
đảm chất lượng sau thu hoạch. Coi trọng hơn công tác khuyến nông, công tác
thú y, bảo vệ thực vật… tích cực và thiết thực giúp nông dân áp dụng nhanh tiến
bộ khoa học, công nghệ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một vấn đề lớn trong chính sách và đầu tư cho lĩnh vực tam nông là Nhà nước
đã ban hành và thực thi các chương trình hỗ trợ các huyện và các xã nghèo, tập trung
ở các vùng nông thôn ở miền núi, biển đảo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số,
13
giảm bớt sự đóng góp của nông dân và tạo điều kiện cho người nghèo, vùng nghèo
cũng được hưởng thụ những thành quả của công cuộc đổi mới.
Tuy vậy, việc triển khai thực hiện các chính sách tam nông trong những
năm qua vẫn còn một số bất cập và hạn chế. Nổi lên là phát triển nông nghiệp
theo hướng hiện đại còn chậm và chưa thật gắn kết với xây dựng nông thôn mới.
Những số liệu điều tra của ngành thống kê cho thấy một nghịch lý: Các vùng đất
nông nghiệp rộng lớn thì có tỷ lệ lao động thấp, phân bố lao động lại chưa phát
huy được lợi thế về đất đai và tạo ra sự chuyển dịch lao động rất lớn từ nông
thôn ra thành thị.
Ví dụ như vùng Trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,8% lực lượng
lao động, còn khu vực Tây Nguyên rộng lớn chỉ chiếm 5,8% lao động. Đáng chú
ý là sự chuyển dịch lao động trong nông nghiệp ba năm gần đây có những biến
động tiêu cực do tác động khủng hoảng về kinh tế, tài chính thế giới. Nếu trước
năm 2010 lao động nông nghiệp đã giảm từ 54,7% xuống còn 47,75% vào năm
2009. Từ năm 2013 tỷ lệ lao động nông nghiệp tăng lên 59,1% do việc cắt giảm
mạnh lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Xây dựng nông thôn mới là chương trình quốc gia với những quyết sách
lớn và tầm nhìn của Đảng và Nhà nước. Trong đó nội dung lớn xuyên suốt là
xây dựng nền nông nghiệp hiện đại gắn kết chặt chẽ với phát triển nông thôn
mới ở thế kỷ 21.
Để phát triển nông nghiệp hiện đại gắn liền với xây dựng nông thôn mới,
trước tiên cần phải rà soát lại các quy hoạch nông nghiệp từ sản xuất đến chế
biến gắn với quy hoạch các điểm dân cư nông thôn. Trên nền tảng của quy
hoạch cần thiết phải điều chỉnh để tiếp tục triển khai xây dựng các chương trình
phát triển nông thôn một cách khoa học và xây dựng nông thôn theo những tiêu
chí mới.
Đi vào hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thì quy
hoạch phải làm trước. Do đó trong công tác quy hoạch nông nghiệp và nông
thôn cần thiết phải tính toán một cách toàn diện sự phát triển kinh tế- xã hội
của các vùng miền và liên vùng để tránh sự lãng phí và những mâu thuẫn của
quá trình phát triển.
14
b. Kết quả xây dựng nông thôn mới của Việt Nam giai đoạn 2011- 2016.
Chương trình đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, lôi cuốn họ
vào xây dựng NTM. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư
của nhà nước đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng
NTM. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào sôi động khắp cả nước.Hơn nữa,
đã hình thành Bộ máy chỉ đạo và tham mưu giúp việc đồng bộ từ Trung ương
đến cơ sở, hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, là nòng cốt tổ chức thực
hiện.Chương trình với hiệu quả cao, chất lượng. Đội ngũ cán bộ vận hành
chương trình có hiệu quả hơn, nhất là trong công việc xây dựng dự án, vận động
quần chúng vào tổ chức, thực hiện dự án, thực hành dân chủ ở nông thôn.
Tính đến hết tháng 11/2016, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận
đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với
2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí,
nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã.
Ở cấp huyện, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM là: Huyện Xuân Lộc, Thống Nhất,
thị xã Long Khánh (Đồng Nai), Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (TPHCM), Đông
Triều (Quảng Ninh), Hải Hậu (Nam Định), Đơn Dương (Lâm Đồng), Đan
Phượng (TP. Hà Nội), thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang).
Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm
(tăng khoảng1,9 lần so với năm 2010). (Nguồn: )
Nông thôn mới đã trở thành hiện thực.Hệ thống hạ tầng nông thôn phát
triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Điều kiện sống cả về
vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn nâng cao rõ rệt. Sản
xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cực
nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn.
c. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới.
Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc và Thái Lan cho
thấy: Dù đây là các quốc gia đi trước trong vấn đề hiện đại hóa trong tiến trình
hiện đại hóa, họ đều tương đối chú trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển
nông thôn, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú. Cách làm này
chủ yếu bao gồm: kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn,
quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp
15
hiện đại; cố gắng nâng cao thu nhập cho nông dân; nâng cao trình độ tổ chức
cho người dân; thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức cho người dân
theo mô hình mới.
Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh CNH-HĐH
nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng hiện
đại, đảm bảo phát triển cả về kinh tế và đời sống xã hội. Đi theo đường lối của
Đảng, từng địa phương trong cả nước tiến hành phát triển kinh tế mà trước hết
là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nhằm thực hiện mục tiêu đó,
Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới: xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn
minh, môi trường lành mạnh.
Để xây dựng thành công, mô hình nông thôn mới phải là một phong trào
quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham
gia chủ động, tích cực, tự giác của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư, của
cả hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy cao nhất nội lực, có sự hỗ trợ, giúp đỡ
của Nhà nước và chính quyền các cấp. Vì vậy, để xây dựng mô hình thành
công cần có sự cộng đồng trách nhiệm của chính quyền các cấp với đoàn thể
địa phương và sự hợp tác, ý thức nỗ lực của chính những người dân vốn quen
với cách sống sau lũy tre làng.
d. Quá trình thực hiện phong trào xây dựng NTM tại xã Thọ An, huyện Đan
Phượng.
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU về xây dựng nông thôn mới và nghị
quyết của HĐND huyện, xã. Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân xã Thọ An luôn xác định nhiệm vụ xây dựng NTM là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm và và thường xuyên nên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện nghiêm túc. Mặt trận tổ quốc và các ngành đoàn thể cùng tiểu
ban phát triển xây dựng nông thôn mới ở cụm dân cứ và được nhân dân đồng
thuận quyết tâm cao khắc phục khó khăn, thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây
dựng nông thôn mới.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh, sau 5 năm
thực hiện, chương trình đã tạo được không khí xây dựng NTM trên khắp các xã
của Huyện. Bộ mặt nông thôn thay đổi khang trang hơn, đời sống nhân dân được
16
cải thiện rõ rệt.Nhiều mục tiêu quan trọng của chương trình xây dựng NTM đã
được triển khai và có kết quả quan trọng.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Các báo cáo kết quả, đề án về xây dựng nông thôn mới
- Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2016
- Báo cáo phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời
sống nhân dân giai đoạn 2016-2020
- Đề án xây dựng nông thôn mới xã Thọ An
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội trên địa bàn xã Thọ An.
- Đánh giá công tác thực hiện phương án quy hoạch xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn xã Thọ An đến năm 2016.
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc quy hoạch xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn xã Thọ An.
- Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phương án quy hoạch và
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thọ An.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Điều tra thu thập, phân tích số liệu
Bao gồm:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Để thực hiện nội dung nghiên cứu 1 em đã dùng phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp. Mục đích của phương pháp này là thu thập các thông tin có sẵn từ
các tài liệu như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội hiện trạng đất đai...
đã được công bố qua báo cáo của địa phương nhằm mô tả, đánh giá được những
nét cơ bản của địa phương cũng như công tác triển khai chương trình nông thôn
mới trên địa bàn xã Thọ An,công tác thực hiện phương án quy hoạch xây dựng
nông thôn mới, thuận lợi khó khăn trong việc quy hoạch xây dựng nông thôn
mới, các giải pháp và kết quả trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã Thọ An.
17
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Để thực hiện nội dung 2 em đã
dùng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp liên quan tới vấn đề nghiên cứu như
phân tích, tổng hợp các thông tin có trong báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí
xây dựng nông thôn mới năm 2016, báo cáo phát triển nông nghiệp, xây dựng
nông thôn mới. Nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2016-2020, đề án xây
dựng nông thôn mới năm 2012… So sánh trước và sau khi thực hiện đề án xây
dựng mô hình nông thôn mới ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, thành phố Hà
Nội từ đó thấy được sự thay đổi khác biệt trước và sau khi thực hiện đề án.
3.3.2. Phương pháp miêu tả biểu đồ
Phương pháp này được thể hiện bằng một số các hình ảnh biểu đồ cụ thể
phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả, minh họa cho các thông tin tạo ra
cái nhìn trực quan cho vấn đề nghiên cứu
3.3.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đan Phượng là huyện đầu tiên trong 11 huyện của thành phố Hà Nội được
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM, Xã Thọ
An là xã đầu tiên trong huyện được công nhận xã NTM đạt 19/19 tiêu chí năm
2014. Qua chương trình thực hiện xây dựng NTM xã đã thay đổi được bộ mặt,
đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được nâng cao rõ rệt vì vậy em chọn xã
Thọ An để thực hiện đề tài.
18
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
THỌ AN
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
Theo báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2016:
Xã Thọ An nằm phía Tây Bắc huyện Đan Phượng, cách Trung tâm Thành
phố Hà Nội 18km theo đường tỉnh lộ 417
Phía Bắc giáp Sông Hồng huyện Mê Linh
Phía Nam giáp xã Phương Đình
Phía Đông giáp xã Thọ Xuân
Phía Tây giáp xã Hát Môn huyện Phúc Thọ
Thọ An 3 thôn: An Thanh (Tây Sơn), Thanh Điềm (Bắc Hà), Thọ Lão
(Đông Hải)
Thọ An nằm ở vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, nằm gần với nội
thành Hà Nội và gần thị trấn Phùng, đồng thời xã có tuyến đường tỉnh lộ 417 và
một số tuyến huyện lộ chạy qua giúp cho lưu thông thuận tiện để phát triển kinh
tế xã hội, có sông Hồng chảy qua cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân
4.1.1.1. Địa hình, địa mạo
Xã có địa hình tương đối bằng phẳng do đặc trưng của vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng nên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.2. Đất đai, thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên : 511,14 ha
- Đất nông nghiệp : 277,75 ha
+ Đất sản xuất nông nghiệp : 250,95 ha
+Đất nuôi trông thủy sản nước ngọt : 14,67 ha
- Đất phi nông nghiệp : 189,97 ha
+ Đất ở 59,68 ha
19
+ Đất chuyên dùng 82,2 ha ( Đất có mục đích công cộng 62,25 ha; đất
SXKD phi nông nghiệp 15,83 ha; đất Trụ sở cơ quan 1,12 ha.)
+ Đất tín ngưỡng, tôn giáo: 0,77 ha
+ Đất nghĩa trang 5,72 ha
+ Đất mặt nước sông 41,6 ha
- Đất chưa sử dụng 28,75 ha
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
Nằm trong vùng nhiệt đới quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời
rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm là
122,8 kcal/cm² với 1641 giờ nắng và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là
23,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,8ºC), thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC) có độ ẩm và
lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%.Lượng mưa
trung bình hàng nǎm là 1600- 1700mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa.
Điều kiện khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Mùa đông
với khí hậu khô và lạnh gieo trồng được nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho
giá trị kinh tế cao.
4.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn xã Thọ An có sông Hồng chảy qua, lưu vực chảy qua Xã dài
khoảng 1,5 km. Đáp ứng được nước tưới tiêu cho các hoạt động sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn xã.
Nhưng vào mùa lũ nước sông dâng cao một phần đất bãi bị ngập lụt và một
số cụm dân cư phải sống chung với lũ.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số lao động
Tổng dân số: 10.450 người
- Lao động trong độ tuổi : 5994 người chiếm 57% dân số
- Lao động có việc làm thường xuyên: 5804 người chiếm 96,84%
+ Lao động nghành nông nghiệp: 2949 người
20