Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

CTXH cá NHÂN với NGƯỜI NGHIỆN rượu tại TT BTXH đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.27 KB, 26 trang )

BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................2
PHẦN 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................3
1. Đặt vấn đề................................................................................................4
2. Mục tiêu...................................................................................................4
3. Phương pháp và kỹ thuật thu thập dữ liệu....................................................5
4. Lý thuyết áp dụng.....................................................................................5
4.1. Thuyết nhận thức - hành vi...................................................................5
4.2. Thuyết hệ thống.....................................................................................6
PHẦN 2 – BÁO CÁO THỰC HÀNH.......................................................8
A. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ XÃ HỘI..........................................................8
1. Lịch sử hình thành....................................................................................8
2. Chức năng – nhiệm vụ.............................................................................8
3. Cơ cấu tổ chức..........................................................................................10
4. Hệ thống quản lí ca..................................................................................12
B. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
..................................................................................................................
13
1. Bối cảnh chọn thân chủ ...........................................................................13
2.
Hồ


hội
của
thân
chủ
..................................................................................................................
13


3.
Vấn
đề
của
thân
chủ
..................................................................................................................
18
4. Tiến trình làm việc với thân chủ...............................................................18
Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ và nhận diện vấn đề....................................18
Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ...........................................20
Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch giúp đỡ....................................................22
Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc..............................................................23
PHẦN 2 – KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ..............................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................16

1


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. TC: Thân chủ
2. SV: Sinh viên
3. TTBTXH: Trung tâm bảo trợ xã hội

2



BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN

PHẦN 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Đặt vấn đề
Trong cuộc sống, xã hội ngày nay, đặc biệt là ở Việt Nam, việc bắt gặp đâu đó
những cuộc vui, những bàn tiệc với rượu bia đã không còn xa lạ. Nhiều người uống
chỉ để xã giao, để tăng thêm niềm vui khi bàn công việc hay trong những buổi giao
lưu. Nhưng vẫn còn nhiều người việc uống rượu đã trở thành một thói quen khi dung
nó để trốn tránh những tổn thương mà cuộc sống mang đến.
Nguyên nhân chính của chứng bệnh dường như nằm trong diễn biến về tâm lý
xã hội. Rượu – nói chung là các chất gây nghiện – thường được dùng để làm giảm bớt
căng thẳng nội tâm. Những căng thẳng này xuất hiện khi các tự nhận thức của một con
người bị đe dọa bởi những kinh nghiệm trái ngược lại trong thực tế.
Các thiếu hụt của một bệnh nhân nghiện rượu thường được người chung sống
gánh vác hay bù đắp. Quá trình này diễn ra lâu dài làm cho gánh nặng của người sống
chung ngày càng lớn, dẫn đến mối quan hệ ngày càng tệ hơn.
Nhiều người thất bại là vì thiếu rượu để lại một khoảng trống, điều đó có phần
giống như người ta mất một người bạn thân. Họ luôn nói: “Tôi luôn nghĩ đến việc
uống rượu. Nếu một ngày trôi qua mà không có rượu, ngày đó thật vô nghĩa”. Đối với
người nghiện, mọi hoạt động đều tùy thuộc vào việc thỏa mãn cơn thèm rượu. Có
người lại nói: “Mục tiêu duy nhất trong đời sống tôi là uống rượu và kiếm tiền để thỏa
mãn nhu cầu này”. Rõ ràng, điều thiết yếu cho người nghiện rượu đang hồi phục là tìm
một mục tiêu mới trong đời sống nếu muốn tiếp tục cai nghiện.
Phản ứng thông thường của những người nghiện rượu là họ phủ nhận sự thật.
Họ nói: “Tôi uống bình thường như mọi người thôi”, hoặc “Bất cứ khi nào tôi muốn,
tôi sẽ ngưng”. Phí tổn cho các hậu quả của chứng nghiện rượu là rất lớn, vì bên cạnh
3


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN

gánh nặng của hệ thống y tế là các phí tổn gián tiếp như mất năng suất kinh tế quốc
dân vì mất khả năng lao động và hưu non, các phí tổn do tai nạn giao thông có nguyên
nhân là rượu, tội phạm và tỷ lệ ly dị cao của những người nghiện rượu.
Bên cạnh những phí tổn về vật chất này tất nhiên là phải tính đến những mất
mát về tình cảm do phải chịu đựng các hậu quả của chứng nghiện rượu.
Làm thế nào để có thể giúp một người nghiện rượu nhận ra vấn đề của mình và
sau đó có những bước tích cực để vượt qua? Trước tiên, người đó phải thừa nhận rằng
những khó khăn nảy sinh từ việc lạm dụng rượu, và việc cai nghiện sẽ cải thiện cuộc
sống anh. Chúng ta cần giúp lý luận của họ thay đổi từ : “Tôi uống rượu vì bị vợ bỏ và
vì mất việc”, sang “Tôi bị vợ bỏ và mất việc vì tôi uống rượu”. Phải giúp họ nhận ra
“Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi tiếp tục uống rượu?” và “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi cai
nghiện?”
Sự thật là không dễ để người nghiện rượu có thể cai nghiện. Nhưng với sự phối
hợp ngày càng chặt chẽ giữa gia đình, cộng đồng và các chuyên gia, việc này cũng dần
dễ dàng hơn. Theo đó vai trò cũng như vị trí của nhân viên công tác xã hội ngày càng
được đề cao để đáp ứng được yêu cầu từ xã hội. Nằm trong chương trình học của tôi –
một sinh viên công tác xã hội được thực hành tại Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng.
Qua đợt thực hành tôi đã có điều kiện tiếp xúc và vận dụng các kiến thức, kỹ năng mà
tôi đã được học vào can thiệp và trợ giúp cho một cá nhân cụ thể. Đã có không ít khó
khăn cũng như thuận lợi đến với tôi và tất cả các yếu tố này sẽ được tôi trình bày trong
bản báo cáo dưới đây.
2. Mục tiêu
Qua quá trình thực hành tại Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng, tôi xác định
mục tiêu:
-

Chọn được TC và tiến hành can thiệp cho TC:

+ Giúp TC cải thiện vấn đề của mình
+ Giúp TC có cơ hội được tham gia các hoạt động, tạo điều kiện giao tiếp, hòa

nhập
4


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
+ Giúp TC cải thiện các hành vi tiêu cực
+ Tìm được các nguồn lực trợ giúp trong quá trình can thiệp
-

Học hỏi kinh nghiệm can thiệp với nhiều đối tượng khác nhau

-

Thực hành, trau dồi các kỹ năng

3. Phương pháp và kỹ thuật thu thập dữ liệu
Để thu thập thông tin của thân chủ, xác định vấn đề và tiến hành can thiệp một
cách chính xác và sâu sắc, ta cần vận dụng các kỹ năng chủ yếu của phương pháp công
tác xã hội cá nhân như: kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng vấn đàm, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng lắng nghe, kỹ năng thấu cảm, quan sát, khích lệ...Khi tiến hành vấn đàm, người
nhân viên xã hội phải biết cách đặt câu hỏi khéo léo, tránh đụng chạm đến vấn đề nhạy
cảm, đưa nội dung đúng trọng tâm để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, trong
quá trình làm việc, người nhân viên xã hội cần có kỹ năng lắng nghe tốt, giúp thu thập
thông tin cũng như giúp cho thân chủ có thể dễ dàng chia sẻ hơn. Đặc biệt, người nhân
viên xã hội cần chú ý đến cảm giác của thân chủ, đặt mình vào vị trí của họ để không
bị gắn nhãn, có cái nhìn sai về TC, muốn như vậy cần vận dụng kỹ năng thấu cảm,
khích lệ.
4. Lý thuyết áp dụng
4.1. Thuyết nhận thức - hành vi
- Sử dụng lý thuyết nhận thức - hành vi để phân tích các hành vi của TC. Thuyết

nhận thức – hành vi là cơ sở giúp đối tượng giảm hành vi không phù hợp và tăng
cường hành vi đúng đắn.
- Thuyết hành vi cổ điển đặt cơ sở trên lập luận và nhấn mạnh đến việc tạo ra
những hành vi mong muốn thông qua tăng cường các củng cố tích cực đối với những
hành vi này và ngược lại. Biểu diễn dưới dạng mô hình:
S
5

R

B


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
Trong đó:
S (subject): Tác nhân kích thích
R (reflexion): Phản ứng của con người
B (behavior): Kết quả hành vi
+ Khi có một tác nhân kích thích (S) sẽ có rất nhiều khả năng phản ứng (R) của con
người. Nhưng dần dần sẽ có một phản ứng R1 có xu hướng lặp đị lặp lại do chúng ta
được học hoặc được củng cố. Như vậy, hành vi của chúng ta không phải là tự có mà do
chúng ta học, hoặc chúng ta củng cố nó. Theo lập luận này, chúng ta có thể học được
những hành vi khác để thay thế những hành vi không mong muốn, không thích nghi.
+ Thuyết hành vi được phát triển thành ba nhánh cơ bản, trong đó nhánh hành vi
cổ điển và nhận thức – hành vi được đề cập đến nhiều hơn trong công tác xã hội.
- Kết luận ứng dụng trong công tác xã hội cá nhân
+ Đem lại cho đối tượng cảm giác đúng đắn về bản thân và giúp họ tương tác một
cách hài hòa về môi trường xung quanh. Khi áp dụng lý thuyết này, nhân viên xã hội
có thể cùng với TC nhận định được nguồn gốc của hành vi lệch lạc (do suy nghĩ sai
lạc, nhận thức sai lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong ra đến ngoài hành vi

bên ngoài do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực dẫn
đến hành vi sai lầm).
+ Hướng đến việc giúp các cá nhân thay đổi thông qua việc học tập những hành vi
mới tích cực.
+ Cách giải quyết vấn đề theo mô hình này tập trung vào tiến trình lập kế hoạch
thay đổi hành vi thông qua việc tạo ra môi trường cho cá nhân tăng cường hành vi tốt
và hạn chế hành vi chưa tốt.
+ Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả nếu áp dụng cho những đối tượng
cần thay đổi hành vi cũ.
+ Tuy nhiên, để thực hiện một cách hiệu quả các củng cố tích cực và tiêu cực,
nhân viên xã hội càn phải thực hiện việc thưởng (củng cố tích cực) và phạt (củng cố
tiêu cực) một cách nghiêm khắc trong suốt quá trình thực hiện hỗ trợ thân chủ thay đổi
hành vi.
4.4. Thuyết hệ thống
6


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
- Khi áp dụng thuyết hệ thống, hệ thống sinh thái ta, ta sẽ đặt thân chủ trong môi
trường, xem xét các hệ thống tác động đến thân chủ như thế nào để đưa ra giả thuyết,
xác định vấn đề thân chủ một cách chính xác và có logic hơn.
- Quan điểm sinh thái khi nhìn nhận ở góc độ các mối quan hệ qua lại, cùng với
việc biểu thị và phân tích sự tương tác giữa những mối quan hệ đó, chúng ta có lí
thuyết hệ thống.
- Nhìn nhận ở góc độ xã hội, thuyết hệ thống là một bộ phận không thể tách rời
của quan điểm sinh thái. Hành vi của con người không phải tự bộc lộ tự phát một cách
độc lập mà nằm trong mối quan hệ qua lại với những hệ thống khác trong xã hội.
- Thuyết hệ thống được sử dụng trong công tác xã hội như một công cụ trợ giúp
nhân viên xã hội khi họ phải sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin lớn thu thập được
để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách can thiệp.

- Mỗi thành viên trong hệ thống gia đình đều có sự tương tác lẫn nhau và mỗi hệ
thống gia đình lại tương tác với môi trường xã hội mà nó đang sống.
+ Vật thể trong hệ thống gia đình là từng thành viên trong gia đình đó.
+ Thuộc tính của gia đình được xét trên các tiêu chí như: mục tiêu của gia đình,
tôn giáo, thiên hướng nghề nghiệp của gia đình, quy tắc đạo đức trong cách đối xử,
giải quyết vấn đề giữa các thành viên.
+ Mối quan hệ giữa các phần tử trong hệ thống gia đình chính là cách mà từng
thành viên giao tiếp, đối xử với nhau.
- Ứng dụng trong công tác xã hội cá nhân:
+ Để xem xét các đối tượng liên quan đến vấn đề của thân chủ (môi trường xung
quanh, người thân, gia đình, bạn bè, hệ thống chính sách, địa phương,…)
+ Nhìn nhận vấn đề theo hệ thống là một cách hữu hiệu để giúp con người tổ
chức việc tư duy về một vấn đề phức tạp. Mọi khía cạnh của cuộc sống đều có thể
được sắp xếp và quy về hệ thống.
+ Thuyết hệ thống sẽ là một công cụ hỗ trợ tổ chức thông tin đắc lực, tư duy hệ
thống cho phép nhân viên xã hội phân tích tác động của một hệ thống lên hệ thống
khác đồng thời giúp nhân viên xã hội theo dõi sự tương tác giữa các hệ thống.
+ Nhân viên xã hội sau khi nhìn nhận và phân tích rõ được những tổn hại xảy ra
cho thân chủ sẽ có định hướng trong việc bảo vệ thân chủ. Nhân viên xã hội sử dụng
7


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
biểu đồ hệ thống các mối quan hệ để xác định những điểm có thể can thiệp nhằm hỗ
trợ, giúp đỡ thân chủ được tốt hơn.

PHẦN 2 – BÁO CÁO THỰC HÀNH
A. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ XÃ HỘI
 Tên gọi của cơ sở: TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐÀ NẴNG
 Địa chỉ: Tổ 137 Đà Sơn, Phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành

phố Đà Nẵng.
 Điện thoại liên hệ: (0511) 3842475
1. Lịch sử hình thành
Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng được UBND thành phố Đà Nẵng ra quyết
định thành lập năm 1997, dưới sự quản lý trực tiếp của Sở Lao động – Thương binh và
xã hội thành phố Đà Nẵng.
Là cơ sở công lập thuộc ngành LĐ-TB&XH ở khu vực thành thị. Được phép
chỉ định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Đối tượng phục vụ tổng hợp nhiều vấn
đề khác nhau.
Trung tâm được thành lập nhằm mục đích tiếp nhận, nuôi dưỡng đối tượng bảo
trợ xã hội (người cao tuổi cô đơn, trẻ em mồ côi, người khuyết tật không nơi nương
tựa, không có nguồn thu nhập khác, người bị bệnh tâm thần đã thuyên giảm và người
lang thang cơ nhỡ xin ăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng), tiếp nhận quản lý tạm lánh
đối tượng bị bạo lực, trẻ em, phụ nữ bị buôn bán…
2. Chức năng – nhiệm vụ
a) Nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng
8


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
Nuôi dưỡng đối tượng theo quy định của nhà nước, chủ động cải thiện tăng
thêm thông qua công tác sản xuất trồng rau màu tại chỗ, đồng thời thu hút, kêu gọi các
tổ chức, cá nhân từ thiện đến tặng quà, hỗ trợ cải thiện bữa ăn cho đối tượng, nhất là
đối với người già và trẻ em. Thực hiện tốt khâu chế biến thực phẩm phù hợp với
những người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp...
Tổ chức sinh hoạt, gặp mặt cho các bà, các chị bà con nhân ngày quốc tế phụ
nữ 8/3, ngày truyền thống người cao tuổi, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, tổ chức ăn
tươi nhân ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động
1/5, ngày thành lập ngành LĐ-TB-XH 28/8, quốc khánh 2/9.
Công tác chăm sóc trẻ em được chú trọng, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng

ngày, thường xuyên thăm, khám, điều trị bệnh kịp thời. Phối hợp với tổ chức tình
nguyện viên IA thường xuyên luyện tập phục hồi chức năng cho các cháu.
Tổ chức sinh họa văn nghệ, các hoạt động vui chơi vào các dịp lễ Tết.
Giải quyết các trường hợp trẻ mồ côi tìm được gia đình thay thế (con nuôi trong
nước, ngoài nước).
Đặc biệt từ ngày 01/10/2015 thực hiện chế độ mới theo Nhị định 136/2015/NĐCP và Quyết định 25/QĐ-UBND thành phố, đơn vị đã tổ chức thực hiện khẩu phần ăn
đầy đủ theo chế độ quy định đối với từng loại đối tượng, nâng cao chất lượng bữa ăn
hàng ngày.
b) Chăm sóc sức khỏe y tế
Chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng, nhất là đối với trẻ em bại liệt, bại não,
người cao tuổi, người mắc bệnh và phần lớn người mới tiếp nhận sức khỏe yếu, suy
nhược mang nhiều mầm bệnh xã hội, một số trường hợp mới vào phải tập trung chữa
bệnh, chuyển viện, cấp cứu, đòi hỏi y tế phải thường xuyên trực, thăm khám, cấp phát
thuốc kịp thời.
Thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế đầy đủ cho bà con đối tượng và cho trẻ em
dưới 6 tuổi. Thực hiện khám sức khoẻ, phát thuốc, điều trị.

9


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
Vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được thực
hiện đúng quy trình, quy định. Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Công tác phòng
chống dịch được thực hiện bằng cách phun thuốc thường xuyên và định kỳ.
Tổ chức khám sức khỏe toàn diện cho toàn thể CC-VC-NLĐ, giúp anh chị em
cán bộ hiểu rõ thể trạng bản thân, từ đó an tâm trong công tác.
c) Quản lý, giáo dục và tổ chức lao động sản xuất
Tiếp nhận đối tượng do chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tập
trung chuyển giao trong các đợt cao điểm theo tinh thần Chỉ thị 43-CT/TU của Thành
ủy Đà Nẵng. Đơn vị đã thành lập khu tiếp nhận nhằm quản lý chặt chẽ số đối tượng

mới vào và một số đối tượng hay vi phạm Nội qui đơn vị. Thường xuyên giáo dục
pháp luật, chính sách của Nhà nước, Qui chế đơn vị, trật tự nội vụ...nhằm giúp đối
tượng hiểu rõ và sống có tổ chức theo qui trình, qui định của Trung tâm.
Hàng tháng tổ chức họp bà con đối tượng để nghe phản ánh tâm tư nguyện
vọng và những kiến nghị, đề xuất của bà con, cũng như việc quán triệt thực hiện
nghiêm túc nội quy, quy định của đơn vị.
Tổ chức và duy trì thường xuyên việc tập thể dục dưỡng sinh hàng ngày cho
các cụ già, tập thể dục buổi sáng tại các khu, tập vật lý trị liệu cho trẻ em... nhằm giúp
đối tượng ổn định và từng bước nâng cao sức khoẻ.
Tổ chức cho đối tượng còn sức khỏe lao động trồng rau xanh đã thu nhập hàng
trăm kg rau các loại bổ sung vào bếp ăn tập thể góp phần cải thiện tăng thêm bửa ăn
cho đối tượng. Qua đó là một trong những phương pháp giáo dục, lao động trị liệu, rèn
luyện sức khỏe cho đối tượng. Đồng thời qua công tác tổ chức lao động đã thực hiện
tốt công tác chăm sóc vườn hoa cây cảnh, trồng cây xanh, cây bóng mát, cây ăn quả
xây dựng cảnh quan môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp.
3. Cơ cấu tổ chức
-

Giám đốc: Hệ Thị Thanh Hương,

-

Các Phó Giám đốc:

+ Trần Công Be .
10


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
+ Nguyễn Ngọc Cần.

+ Lê Văn Hai.
- Tổng số cán bộ, công nhân viên: 31, trong đó: Nữ: 17 người
Trong đó có:
+13 đại học
+ 8 trung cấp
+ 3 sơ cấp - công nhân kĩ thuật
+ 7 chưa qua đào tạo.
- Định biên cán bộ theo vị trí công việc (chức danh) của cán bộ viên chức tại cơ
sở:
Số TT

Chức danh

Số lượng
(người)

Trong đó
nữ

1

Giám đốc

01

01

2

Phó giám đốc


03

3

Trưởng/phó phòng (ban)

03

4

Nhân viên chăm sóc trực tiếp các đối 11
tượng

08

5

Nhân viên làm công tác dinh dưỡng (tiếp 03
phẩm, nấu ăn)

03

6

Kỹ thuật viên phục hồi chức năng

7

Y tá, bác sỹ


8

Giáo viên dạy văn hoá, dạy nghề

9

03

02

Nhân viên hành chính, văn thư

03

02

10

Kế toán

01

01

11

Lái xe

01


12

Nhân viên phụ trách điện, nước

01

11


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
13

Bảo vệ

14

Nhân viên khác, cụ thể:
Tổng cộng

01

31

17

4. Hệ thống quản lý ca
 Tổng số đối tượng đang quản lý: 170 đối tượng, trong đó:
- Người cao tuổi: 79 người;
- Trẻ em: 17 cháu

- Người tâm thần, khuyết tật: 60 người
- Người lang thang xin ăn: 14 người
 Chế độ áp dụng cho các nhóm đối tượng
- Trẻ em từ 1- 4 tuổi: 1.350.000 đ/tháng/cháu;
- Trẻ em từ 4 - 16 tuổi và người 60 tuổi trở lên: 1.050.000 đ/tháng/người;
- Người từ 16 đến 60 tuổi: 810.000 đ/tháng/người;
- Người lang thang xin ăn trên địa bàn: 750.000 đ/tháng/người.
Các đối tượng khi vào trung tâm sẽ được xếp vò nhóm đối tượng phù hợp dựa
theo độ tuổi, giới tính và một số trường hợp đặc biệt khác. Mỗi nhóm đối tượng sẽ
được phân vào ở tại từng khu nhà khác nhau. Có các nhóm đối tượng như:
+ Khu trẻ sơ sinh
+ Khu trẻ em
+ Khu trung niên
+ Khu người cao tuổi nữ
12


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
+ Khu người cao tuổi nam
Mỗi khu sẽ có người quản lí riêng, hồ sơ được tập trung lưu trữ cùng một nơi để
dễ quản lí và tránh thất lạc. Khi chia như vậy, cán bộ có thể dễ dàng quản lí hơn vì số
lượng được chia nhỏ và có chung nhiều đặc điểm. Nếu đối tượng gặp vấn đề khó khăn,
bất trắc có thể kịp thời, nhanh chóng nắm bắt và giải quyết.

B. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1. Bối cảnh chọn thân chủ
Ban đầu tôi tiếp xúc với nhiều đối tượng ở tất cả các khu để tìm hiểu về trung
tâm cũng như mong muốn tìm được đối tượng phù hợp với bản thân để thực hành. Khi
tới khu chăm sóc tạm thời – khu người trung niên, tôi gặp được chú Tấn – nhân viên
của trung tâm, chú rất nhiệt tình giới thiệu cho tôi trường hợp của một số đối tượng

trong khu vực chú quản lí. Tôi rất ấn tượng với trường hợp của chú Thắm nên đã nhờ
chú Tấn giới thiệu mình với đối tượng. Khi gặp mặt trực tiếp với thân chủ, tôi giới
thiệu mục đích, lí do muốn làm việc với thân chủ, làm quen với thân chủ. Đó là hoàn
cảnh mà tôi đã chọn chú Nguyễn Ngọc Thắm làm thân chủ của mình.
2. Hồ sơ xã hội của thân chủ
Thông tin cá nhân thân chủ
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Thắm
Phái tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: Ngày 29 tháng 6 năm 1977
Nơi sinh: Xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
Địa chỉ liên hệ: 555 Âu Cơ, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng (nhà chị TC)
Các thông tin khác về thân chủ như:

13


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
-

Quá trình sinh sống và lớn lên: TC sinh ra ở Hà Tĩnh nhưng được cha mẹ

đưa vào Đà Nẵng từ nhỏ, sau đó cha mẹ TC mất nên TC vào ở tại Trung tâm bảo trợ
trẻ đường phố thành phố Đà Nẵng tại 312 Phan Chu Trinh, quận Hải Châu. Năm 1995,
TC được cấp đất tại đường Phan Thúc Duyện, Sơn Trà, Đà Nẵng. Sau đó vào Hải
Phòng làm việc từ 1997-2005. Từ 2007, TC và gia đình ở tại 32 Chế Lan Viên, Ngũ
Hành Sơn, Đà Nẵng. Sau khi li hôn, từ 2013 đến nay, TC thuê phòng trọ, thường
xuyên thay đổi nơi ở và không ở cố định 1 nơi. Vì nghiện rượu, đi lang thang, xin ăn
nên bị đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng.
-


Tình trạng học vấn, chuyên môn: 2/12
Lúc nhỏ có đi học, nhưng vì mồ côi từ nhỏ, không được định hướng nên bỏ học

từ sớm để đi học nghề.
Đã có chứng chỉ nghề cơ khí.
-

Tình trạng nghề nghiệp: Đóng tàu ở cảng Hải Phòng trong 8 năm. Ngoài ra còn
làm nhiều công việc khác như quét rác, giúp việc nhà, làm cơ khí, cốt pha cho
các công trình nhỏ ở nhiều nơi. Hiện tại không có việc làm.

-

Tình trạng sức khỏe thể chất: Trước đây bị tai nạn xe liệt nửa người, nhưng sau
khi chữa trị đã khỏi, hoạt động, lao động bình thường. Hiện tại thể trạng hơi
gầy, nhưng chưa phát hiện bệnh gì nghiêm trọng.

-

Tình trạng sức khỏe tâm thần: Tâm lí

-

Các vấn đề khác: Là người Phật giáo

Thông tin môi trường thân chủ
Sơ đồ phả hệ của Thân chủ (Lập ngày 21 tháng 04 năm 2016)

14


TC


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
-

: Nam

Chú thích:
Nam

Đã chết

Nữ

Đã chết
Kết hôn

Ly hôn

Quan hệ thân thiết
---------------------

Quan hệ xa cách
Mâu thuẫn

Giải thích sơ đồ
Cha mẹ TC mất sớm, gia đình có 7 anh chị em. Trong 7 anh chị em của mình, TC
chỉ giữ mối liên hệ thân thiết với chị thứ tư, và có mâu thuẫn gay gắt với anh hai của
mình, với các anh chị em khác quan hệ khá xa cách. TC đã lấy vợ và có 2 con (1 bé

trai lớp 7 và 1 bé gái lớp 3). TC đã li hôn với vợ, nhưng vẫn giữ mối quan hệ gần gũi,
thân thiết với hai con.
15


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN

Sơ đồ sinh thái của Thân chủ

TTBTXHĐ
N

Bạn bè

Vợ
Anh
hai

Họ hàng

Chú Thắm
40 tuổi
Nghiện rượu, lang thang
xin ăn

Hai con

Hàng
xóm


Chị tư

Pháp luật

16

An sinh xã
hội


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN

Chú thích:
Quan hệ không thường xuyên
Quan hệ tích cực
Quan hệ căng thẳng, mâu thuẫn

Giải thích sơ đồ
- Chú Thắm và các con: có mối quan hệ gắn bó, thân thiết. Chú luôn quan tâm đến
hai con của mình, là động lực sống của chú. Hai em cũng rất yêu thương chú.
- Chú Thắm và vợ: mối quan hệ thờ ơ, không thân thiết vì đã li hôn và ít gặp nhau.
- Chú Thắm và chị tư: có mối quan hệ gắn bó, thân thiết. Chị là người yêu thương,
giúp đỡ chú nhiều nhất khi chú sa ngã. Chú cũng rất yêu quý chị mình.
- Chú Thắm và anh hai: có mâu thuẫn gay gắt với nhau vì tranh giành quyền sử
dụng một mảnh đất.
- Chú Thắm và họ hàng: quan hệ xa cách, thơ ơ, lạnh nhạt vì cha mẹ chú mất sớm,
ít liên lạc với nhau, các anh chị em với nhau cũng ít khi liên lạc vì sống ở nhiều nơi và
bận mưu sinh.
- Chú Thắm và bạn bè: có quan hệ thân thiết, vì từ nhỏ chú đã ở trong trại trẻ
đường phố nên bạn bè trong trại cũng thân thiết như anh em, lớn lên đi làm cũng có

quan hệ rất thân thiết với bạn bè.
- Chú Thắm và hàng xóm: quan hệ xa cách, không thân thiết vì thường xuyên
chuyển địa điểm sinh sống.
- Chú Thắm với TTBTXHĐN: quan hệ mật thiết, tích cực, trung tâm đã nhiều lần
chăm sóc khi chú say rượu và có hành vi lang thang xin ăn gây mất trật tự cộng đồng,
ở trong trung tâm, được cải tạo chú cũng đã cải thiện một phần con người mình.
- Chú Thắm với an sinh xã hội: Các chính sách an sinh xã hội luôn sẵn sàng hỗ trợ,
nhưng chú chưa vận dụng chúng hiệu quả.
17


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
- Chú Thắm và pháp luật: quan hệ bình thường vì chú là một công dân được pháp
luật bảo vệ khi cần thiết.

3. Vấn đề của thân chủ (Mô tả vắn tắt)
Chú Nguyễn Ngọc Thắm (40 tuổi) hiện đang là đối tượng tiếp nhận tạm thời
của Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng.
Chú đã có vợ và hai con, nhưng đã li hôn được 3 năm. Chú thường xuyên uống
rượu dẫn đến đi lang thang, xin ăn nên được đưa vào trung tâm. Chú buồn bực khi phải
ở trong trung tâm và mong muốn được ra ngoài, hòa nhập lại với cộng đồng. Có mâu
thuẫn gay gắt với anh của mình và thường bực tức khi nhắc tới anh mình. Chú rất yêu
thương hai con và mong sớm được gặp lại con.
4. Tiến trình làm việc với thân chủ
Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ và nhận diện vấn đề của thân chủ
-

Tôi đã tiếp cận TC thông qua sự giới thiệu của nhân viên trung tâm. Ban đầu
TC chưa thật sự tin tưởng và ngại giao tiếp nên chưa chia sẻ nhiều về bản thân.
Thời gian để lên trung tâm một số buổi trùng với lịch lao động của TC nên

không có thời gian ngồi trò chuyện riêng với TC. Vì thế tôi phải vừa làm việc
(nhổ cỏ) giúp TC vừa trò chuyện. Nhưng khi đã xây dựng được mối quan hệ tốt
hơn với TC, TC rất nhiệt tình, thân thiện, sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ, hợp tác.

18


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN

-

Vấn đề của TC:

THÂN CHỦ

Không muốn tiếp tục ở
trong trung tâm

Nghiện rượu
Cơ thể suy
nhược, gầy
y ếu

Mâu thuẫn với
gia đình

19

Hay quên, ít
tập trung


Li hôn với vợ,
xa con

Khi ở ngoài
thường đi lang
thang, xin ăn

Muốn tìm cảm
giác nhẹ nhõm,
thoải mái

Thường xuyên
nhắc tới việc
muốn ra ngoài

Không tự do khi
bị quản lí

Tỏ thái độ
không vui khi bị
quản lí

Nhớ các
con


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN

Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ




Phân tích vấn đề của TC
-

Thân chủ nghiện rượu

Theo Lý thuyết hệ thống “Vấn đề của thân chủ không chỉ xuất phát từ bản thân
thân chủ. Điều này có thể hiểu rằng vấn đề của thân chủ là kết quả của việc trao đổi,
giao tiếp giữa các thành viên” (Theo Huỳnh Minh Hiền, Lý thuyết và thực hành Công
tác xã hội). Trong trường hợp của TC, do mâu thuẫn giữa TC và anh của mình, mất đi
mảnh đất-tài sản quý, dẫn đến thường buồn bực, cáu gắt. Quan hệ với vợ cũng bị sứt
mẻ. Từ đó muốn tìm cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái, muốn có thứ giúp mình dễ “quên”
đi những chuyện buồn, do đó đã tìm đến rượu. Uống rượu và tâm lí không ổn định ảnh
hưởng đến năng suất lao động của TC nên bị nơi làm việc sa thải. Những tác động đó
làm TC từ việc uống rượu chỉ để tìm cảm giác nhẹ nhõm trở thành nghiện rượu nặng.
-

Không muốn tiếp tục ở trong trung tâm

Theo Lý thuyết hệ thống sinh thái “Nhu cầu và vấn đề của con người được phát
sinh trong sinh hoạt hàng ngày và vấn đề của con người phát sinh do sự trao đổi qua
lại giữa con người và môi trường bị mất cân đối và không phù hợp”, “Nếu giữa con
người và môi trường có sự trao đổi phù hợp sẽ làm cho con người có cảm giác thỏa
mãn, an tâm hơn và có động lực để phát triển hơn. Ngược lại, nếu sự trao đổi này
không phù hợp sẽ làm con người rơi vào tình trạng không thích ứng với môi trường,
dẫn đến stress” (Huỳnh Minh Hiền, Lý thuyết và thực hành Công tác xã hội). Trong
trường hợp của TC, khi ở trong trung tâm, phải chịu sự quản lí, giám sát sẽ sinh ra cảm
20



BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
giác không tự do, tù túng, khó chịu, đặc biệt là một người đã từng phải bươn chải ở
nhiều nơi, ít khi ở một nơi cố định. Khi ở trong trung tâm cũng chỉ được làm một số
hoạt động lao động nhẹ, không được tự do làm việc khác nếu chưa có sự cho phép.
Ngoài ra, việc ở trong trung tâm khiến TC không thể đến thăm các con, điều kiện gia
đình cũng không thể đưa các cháu đến thăm nên càng khiến TC thêm buồn chán. Vì
thế, việc TC muốn ra ngoài là điều tất yếu.

Bản kế hoạch giúp đỡ:



Mục tiêu

Hoạt động

Thời gian dự
kiến hoàn
thành

Người/tổ
chức chịu
trách
nhiệm

Thiết lập mối Thu thập từ TC các thông tin cá nhân
2 buổi,
Sinh viên

của TC, quá trình sinh sống và lớn lên
quan hệ, tìm hiểu của TC, công việc trước đây của TC, lí 15h00-16h00, thực hành
thông tin TC
ngày
do TC vào trung tâm. Tìm hiểu mối
quan hệ của TC và các thành viên gia 16/4/2016 và
đình.
18/4/2016
Xin hồ sơ của TC từ phòng lưu trữ hồ
sơ của trung tâm để có thông tin cụ thể
hơn.
Tìm hiểu thông Trò chuyện với thân chủ để lấy thông
2 buổi,
Sinh viên
tin về mối quan hệ gia đình theo suy
tin gia đình TC
15h00-16h00, thực hành,
nghĩ của TC.
ngày
gia đình
Vãng gia. Gặp vợ TC để tìm hiểu về
mối quan hệ, tình trạng mối quan hệ 20/4/2016 và TC
của TC và các thành viên khác trong
23/4/2016
gia đình. Tìm hiểu thái độ, mong muốn
của vợ và 2 con đối với TC.
Giúp TC xin xét Gặp Ban giám đốc trung tâm để hỏi về
1 buổi,
Sinh viên,
tình hình xem xét việc ra trại của TC

duyệt để được ra cũng như các thủ tục để hoàn thành hồ 15h00-16h00, ban giám
trại
ngày
đốc trung
sơ.
25/4/2016
tâm, người
Liên hệ với gia đình để nhanh chóng
có người bảo lãnh, đưa TC về với cộng
thân TC
động.
Giúp TC ổn định Tham vấn tâm lí, vấn đàm. Cung cấp
6 buổi, từ
Sinh viên
thông tin, các tác hại về rượu cho TC.
21


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
tâm lý, nhận thức
được tác hại của
rượu, cai rượu và
hòa nhập cộng
đồng.

Cho TC biết về tình hình gia đình,
mong muốn của các con đối với TC.
Khơi dậy mong muốn chăm sóc đầy đủ
cho các con của TC, từ đó quyết tâm
cai rượu.


27/4/2016
đến 9/5/2016

thực hành

Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch giúp đỡ (quá trình can thiệp)
1. Không muốn tiếp tục ở trong trung tâm
-

Gặp Ban giám đốc trung tâm để hỏi về tình hình xem xét việc ra trại của TC

cũng như các thủ tục để hoàn thành hồ sơ.
-

Hỏi TC về người có thể bảo lãnh cho TC ra ngoài.

-

Liên hệ với chị của TC – người có mối quan hệ thân thiết nhất với TC để

chịu trách nhiệm đưa TC về với cộng động.
-

Thường xuyên hỏi thăm ban giám đốc về việc xét duyệt hồ sơ cho TC.

2. Nghiện rượu
-

Tác động trực tiếp đến TC:

+ Điều trị cho các vấn đề tâm lí của TC là quan trọng nhất, tác động từ các

con của TC. Cho TC biết những tác động đến tâm lí, hành vi của các con TC khi chúng
có cha nghiện rượu, ảnh hưởng đến các con của mình như thế nào.
+ Cung cấp những tác hại của rượu, những hậu quả nó ảnh hưởng đến sức
khỏe, tâm lí, khả năng lao động của TC.
+ Cung cấp một số cách cai rượu cho TC: dung thuốc, hoặc các biện pháp
thay thế (yoga, thiền, châm cứu,…)
+ Những lợi ích khi TC đã cai rượu, hòa nhập lại với cộng đồng, việc TC dễ
tìm kiếm được việc làm hơn, giúp cải thiện thu nhập, có khả năng chu cấp cho các con.
22


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
-

Tác động đến gia đình TC:
+ Nói về tình hình của TC.
+ Vì TC rất quan tâm đến các con của mình, nên các em là bộ phận quan

trọng giúp TC hòa nhập cộng đồng, không nghiện rượu lại sau khi được ra khỏi trung
tâm. Các em và chị của TC là người sẽ giúp nhắc nhở, theo dõi quá trình hòa nhập của
TC khi về với cộng đồng.
+ Cung cấp các cách cai rượu cho gia đình để cùng hỗ trợ TC cai rượu.

Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc
- Kết quả đạt được:
+ Giảm các hành vi nghiện rượu.
+ Trí nhớ và khả năng tập trung tốt hơn.
+ Sức khỏe được cải thiện.

+ Vui vẻ, nhiệt tình tham gia các hoạt động.
+ Đã được về nhà vào ngày 18/5/2016.
- Khó khăn, hạn chế
+ Chưa có kinh nghiệm về vấn đề này.
+ TC đôi lúc còn chưa kiểm soát được, vẫn còn thèm rượu.
+ Thời gian làm việc một số buổi trùng với thời gian lao động của trung tâm.

23


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN

PHẦN 3 - KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
Nghiện rượu là một vấn đề quan trọng cần phải được giải quyết. Mặc dù đó có
thể là một thử thách dai dẳng. Những người đã thành công, họ khỏe mạnh hơn và gặt
hái nhiều lợi ích trong lĩnh vực gia đình và nghề nghiệp. Họ đã có tự do để nói ‘không’
với rượu”, phục hồi nhân phẩm và tư cách của mình. Một người có thể thay đổi dù
người đó trong tình trạng uống rượu có nguy cơ bị hại, đang đau khổ về nhiều vấn đề
vì uống rượu quá độ, hoặc nghiện rượu. Nếu thói quen uống rượu là mối đe dọa cho
sức khỏe và hạnh phúc của bạn, hãy thực hiện ngay những thay đổi cần thiết. Điều đó
sẽ mang lại lợi ích cho chính bạn và những người yêu mến bạn. Đây cũng là một trong
những vai trò của một nhân viên công tác xã hội.
Sau thời gian thực hành tại trung tâm, tôi đã hiểu rõ hơn tầm quan trọng của
công tác xã hội với cá nhân, tiếp thu và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu cho
những đợt thực hành sau, cũng như là nghề nghiệp trong tương lai. Tôi cũng đã được
rèn luyện, trau dồi các kỹ năng quan trọng như kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng
thiết lập mối quan hệ, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ
năng cung cấp thông tin,…
Trong quá trình thực hành còn nhiều thiếu sót, chưa hoàn thành tốt mục tiêu đề
ra nhưng giúp đỡ được một phần nào đó cho TC và học hỏi được nhiều điều đã là niềm

hạnh phúc cho mỗi sinh viên.
24


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
 Khuyến nghị
 Đối với nhà trường, khoa
-

Nên tổ chức các buổi thảo luận của cả nhóm thường xuyên hơn.

-

Cho sinh viên đăng kí nguyện vọng muốn làm việc với đối tượng nào trước
khi phân nhóm.

-

Tổ chức thêm các buổi giao lưu, sinh hoạt tại các cơ sở.

-

Học tăng cường các môn học lí thuyết để kết thúc sớm, dành thời gian cho
việc đi thực hành, không nên vừa thực hành vừa học lí thuyết.

-

Thực hành tại các cơ sở gần trường để tiện cho việc đi lại của sinh viên.
- Nhà trường cần có thống nhất với giáo viên trong việc cung cấp thông tin về
giấy tờ cho sinh viên thực hành.

- Nên soạn thảo nội quy (về trách nhiệm và kỷ luật) cho sinh viên thực hành,
các giáo viên, học sinh trong quá trình sinh viện thực hành.
- Cho sinh viên đăng kí nguyện vọng muốn làm việc với đối tượng nào trước
khi phân nhóm.

 Đối với trung tâm

25

-

Tăng cường khám sức khỏe cho các đối tượng ở trung tâm.

-

Cần quan tâm hơn đến đời sống của đối tượng. Năng cao chất lượng và số
lượng trong khẩu phần ăn của các đối tượng.

-

Tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khỏe cho đối tượng.

-

Tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, văn nghệ hơn cho toàn bộ các đối tượng.
Chú ý quan tâm hơn đến tâm lí của các đối tượng.

-

Thay đổi cách giáo dục, hướng dẫn đối tượng nhẹ nhàng hơn, không ảnh

hưởng đến tinh thần đối tượng.


×