Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

giáo án: bản tin ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.43 KB, 11 trang )

Ngày soạn: 10/09/2013
Ngày giảng: 23/10/2013

Tiết 56

BẢN TIN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh
1. Kiến thức
- Nắm được yêu cầu của bản tin.
- Biết cách viết bản tin về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống.
2. Kĩ năng
- Phân tích đặc điểm của một bản tin.
- Viết bản tin đơn giản, đúng quy cách về một sự việc, hiện tượng trong nhà
trường hoặc xã hội.
3. Thái độ
- Có ý thức trong việc tạo ra bản tin phù hợp với mục đích.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
- Phương pháp tổ chức tranh luận, đối thoại.
III. CHUẨN BỊ
1. Chẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SGV, TLTK.
- Rút kinh nghiệm từ bài học trước, sọan giáo án mới.

1


2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập đã giao ở tiết học


trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
- Soạn bài theo hệ thống SGK.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Câu hỏi: Nêu và phân tích những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí?
3. Giảng bài mới: 38 phút
Giới thiệu bài:
Báo chí có nhiều thể loại. Người đọc tìm đến báo chí là tìm đến tin tức nóng
hổi mang tính thời sự. Chính vì thế, một trong những thể loại của báo chí được
quan tâm nhất là bản tin. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu thể loại
này.
Thời
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ
gian
HS
10
GV giúp HS tìm hiểu khái
phút niệm, mục đích và yêu cầu của
bả tin bằng phương pháp phân
tích ngôn ngữ.
1. Tìm hiểu ngữ liệu
- GV cho HS đọc các bản tin
trong SGK.
- Câu 1: Bản tin trên thông báo
tin gì? Tin đó có ý nghĩa như thế
nào đối với ngành Giáo dục nói
chung và học sinh Việt Nam nói
riêng?

Trả lời :
Bản tin thông báo đội tuyển Ô –

NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Mục đích là gì?
1. Tìm hiểu ngữ liệu

2


lim – pich Toán Việt Nam dự thi
Ô – lim – pich Toán quốc tế lần
thứ 45 tổ chức tại Aten, Hi – Lạp
được xếp thứ 4 toàn đoàn.
Bản tin này có ý nghĩa rất lớn đối
với ngành Giáo dục nói chung và
học sinh Việt Nam nói riêng. Vì
nó đòi hỏi ngành Giáo dục vừa
phải có chương trình, vừa phải
có kế hoạch cụ thể cho việc bồi
dưỡng đội tuyển Ô – lim – pich
Toán trong thời gian tiếp theo để
giành hạng cao hơn. Đối với học
sinh thì có tính chất động viên,
khich lệ các em trong học tập
phát huy bản chất, trí tuệ Việt
Nam trên đấu trường quốc tế.
- Câu 2: Vì sao bản tin trên lại có
tính chất thời sự (ở thời điểm
công bố)

Trả lời:
Bản tin có tính thời sự vì nó đưa
tin kịp thời, chính xác các sự
kiện có ý nghĩa đối với đời sống.
Bản tin xuất hiện sau khi mới kết
thúc 3 ngày (kết thúc ngày
16/7/2004 mà đưa tin ngày
19/7/2004).
- Câu 3:
Có cần đưa vào tin trên những
chi tiết: đoàn đi về bằng phương
tiện gì, ai làm trưởng đoàn, các
thí sinh đã mang về những quà
lưu niệm gì… không?
Trả lời:
Không. Bản tin yêu cầu sự ngắn
gọn. Mục đích chính là thông
báo kết quả của đội tuyển Ô –
lim – pich Toán Việt Nam nếu
đưa những thông tin đó vào thì
người đọc sẽ không chú ý đến
nội dung quan trọng.
3


Câu 4:
Việc đưa tin cụ thể, chính xác
thời gian, địa điểm cuộc thi và
kết quả đạt được của đội tuyển Ô
– lim – pich Toán Việt Nam có

tác dụng gì? Vì sao?
Trả lời:
Việc đưa tin cụ thể, chính xác về
thời gian, địa điểm, kết quả của
đội tuyển Việt Nam có tác dụng
khẳng định tính chân thực của tin
tức, làm tăng sức thuyết phục của
bản tin.
Vì những thông tin đó làm cho
tin cụ thể, chính xác cao tạo
được niềm tin cho người đọc,
người nghe.
GV:
Bản tin là gì? Có bao nhiêu loại
bản tin? Đó là những loại bản tin
nào? Đặc điểm của từng loại?
HS trả lời, GV chốt ý.
- Bản tin có 4 loại: tin vắn, tin
thường, tin tường thuật, tin tổng
hợp.
+ Tin vắn là loại tin không có
nhan đề, dung lượng nhỏ.
Ví dụ:
Đúng 4 ngày nữa đội tuyển U –
23 sẽ bước vào cuộc thử lửa ở
giải VFF cúp, quỹ thời gian để
đội tuyển Việt Nam hoàn thiện
cho trận vòng loại gặp Syria
cũng không còn nhiều. Có vô số
những hạn chế đang chờ đội

“Tô” giải quyết ở cùng lúc 2 đội
tuyển.
+ Tin thường là loại tin thông
báo ngắn gọn nhưng đầy đủ về
một sự kiện. Đây là loại tin
chiếm tỉ lệ cao nhất trên lĩnh vực
báo chí.

2. Bản tin
- Là một thể loại báo chí nhằm đưa tin
kịp thời, chính xác những sự kiện thời
sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội.
- Bản tin có 4 loại: tin vắn, tin thường,
tin tường thuật, tin tổng hợp.

4


Ví dụ:
Đội tuyển O – lim – pich Toán
Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn
( trang 160/SGK)
+ Tin tường thuật là loại tin phản
ánh chi tiết từ đầu đến cuối một
sự kiện.
Ví dụ:
Bán kết cúp bóng đá quốc gia
Nam Mĩ Braxin – Urugoay
( trang 162/SGK)
+ Tin tổng hợp là loại tin tổng

hợp nhiều sự kiện có liên quan
đến một sự kiện nào đó mà dư
luận đang quan tâm.
Ví dụ:
Bản tin tổng hợp cuối tuần
17
GV cho HS đọc SGK và trả lời
phút những câu hỏi trong yêu cầu:
- Câu 1:
Có phải mọi sự kiện đều có thể là
nguồn tin của bản tin không? Để
được lựa chọn đưa tin, sự kiện đó
phải như thế nào?
Trả lời:
Không phải mọi sự kiện đều là
nguồn của bản tin. Để được lựa
chọn thì bản tin đó phải là sự
kiện được xã hội quan tâm.

II. Cách viết bản tin.
1. Khai thác và lựa chọn tin.
a. Tiêu chuẩn để lựa chọn bản tin
Phải lựa chọn sự kiện có ý nghĩa xã hội
nhất định.

- GV:
Câu 2: Hãy phân tích sáng tỏ các
nội dung trong bản tin:
- Việc gì đã xảy ra?
- Việc xảy ra ở đâu?

- Việc xảy ra khi nào?
- Ai làm việc đó?
- Việc xảy ra như thế nào? Kết
quả?
Trả lời:
Cần làm sáng rõ:
- Cuộc thi Ô – lim – pich Toán
quốc tế lần thứ 45.

b. Những nội dung cơ bản của bản tin
Nội dung của bản tin cần có thông tin
đầy đủ về các mặt: sự kiện, thời gian,
không gian, chủ thể hoạt động, hoặc sự
kiện, diễn biến, kết quả.

5


- Thủ đô A - ten, Hi – Lap.
- Từ ngày 14 đến ngày 16 tháng
7.
- 500 thí sinh đến từ 85 quốc gia
trong đó đoàn Việt Nam có 6 thí
sinh.
- Đoàn Việt Nam đạt kết quả tốt,
đứng thứ 4 với 4 huy chương
vàng, 2 huy chương bạc, đạt 196
điểm.
GV: Nội dung bản tin cần có
những yếu tố nào?

Trả lời:
Chọn những sự kiện tiêu biểu,
những chi tiết tiêu biểu có tác
dụng làm sáng tỏ cho sự kiện mà
bản tin đã nêu.
GV cho HS đọc 2 bản tin trong
SGK và trả lời câu hỏi:
Làm việc cá nhân
GV:
- Tiêu đề của cả hai bản tin có
quan hệ như thế nào với nội
dung? ( Nhận xét mối quan hệ
giữa nội dung và tiêu đề của hai
bản tin?)
- Trả lời
Tiêu đề thể hiện ý cơ bản của nội
dung. Nó hướng ngay vào thông
tin quan trọng nhất mà cả hai bản
tin đề cập đến, nó giống như
những luận điểm còn nội dung
của bản tin là những luận cứ,
luận chứng phục vụ cho luận
điểm đó (diễn giải, chứng minh).
GV: Các tiêu đề sau đây có gì
đặc biệt? Cách đặt tiêu đề như
vậy có tác dụng gì?
+ Ai giết tổng thống Ken – nơ –
đi?
+ Cầu thủ đắt giá nhất Bra - xin
+ Hành là chính

Trả lời

2. Cách viết bản tin
a. Cách đặt tiêu đề
- Đảm bảo tính khái quát nội dung của
bản tin.
- Có thể chọn cách diễn đạt đặc biệt gây
chú ý, hứng thú, tò mò cho người đọc
bằng các tiêu đề như: dạng câu hỏi, cách
chơi chữ, cụm từ (cụm động từ và cụm
danh từ), câu trần thuật.

6


- Đều là những vấn đề xã hội
quan tâm sẽ được mọi người đưa
tin giải quyết trong phần nội
dung. Cách đặt tiêu đề như vậy
có tác dụng thu hút sự chú ý của
người đọc.
GV:
Tiêu đề của bản tin có đặc điểm
gì?
Trả lời
- Tiêu đề của bản tin rất đa dạng,
có khi là nội dung chủ yếu của
bản tin (Đội tuyển Ô – lim – pich
Toán Việt Nam tham gia cuộc
thi Ô – lim – pich Toán được tổ

chức tại A – ten, Hi – lap), có khi
là một vấn đề cần được làm sáng
tỏ ( Ai giết tổng thống Ken – nơ
– đi), có khi lại là nghệ thuật sử
dụng từ đồng âm, đồng nghĩa
trong những vấn đề mà xã hội rất
quan tâm ( Hành là chính).
GV:
Em hãy tìm phần mở đầu của
mỗi bản tin?
HS suy nghĩ trả lời
+ Bản tin 1: “Đến ngày 17 tháng
7, Tổng công ty Hàng không Việt
Nam tiếp tục bám sát thị trường
hang không để điều chỉnh kế
hoạch khai thác bay đạt hiệu
quả.”
+ Bản tin 2: “Cú đánh đầu dũng
mãnh của Mac – xen – lô Sô – xa
ở phút thứ 25 đã đưa đội tuyển U
– ru – goay vượt lên dẫn trước 1
– 0, tuy nhiên đội tuyển Bra – xin
không tỏ ra vội vã: Họ san bằng
tỉ số ở phút đầu tiên của hiệp 2
với bàn thắng của A – đri – a –
nô từ một đợt phản công
nhanh.”

b. Cách mở đầu bản tin
- Phần mở đầu đều là những thông tin

khái quát quan trọng nhất.
- Thông báo khái quát về sự kiện chính
và kết quả của bản tin.

7


GV:
Các phần mở đầu trên thông báo
những nội dung gì của sự kiện?
Chúng có tầm quan trọng như thế
nào?
GV:
- Hai bản tin trên triển khai chi
tiết những nội dung nào? Chúng
có quan hệ với phần mở đầu như
thế nào?
Trả lời
- Các phần mở đầu thông báo nội
dung:
+ Bản tin 1: “ Đến 17 tháng 7,
Tổng công ty Hàng không Việt
Nam đã đạt 22 ngàn chuyến bay
an toàn.”
Bản tin trên triển khai thêm
những thông tin: Tổng công ty
bám sát thị trường bay để khai
thác; Tổng doanh thu đạt 7690 tỉ
đồng; Toàn ngành đã đạt 22 ngàn
chuyến bay an toàn; Vận chuyển

hai triệu ba tram ba mươi hai
ngàn lượt khách an toàn.
+ Bản tin 2: “Trận bán kết cúp
bong đá quốc gia Nam Mỹ giữa
hai đội U – ru – goay và Bra –
xin diễn ra rất căng thẳng.”
Bản tin triển khai: U – ru – goay
dẫn trước 1 – 0 ở phút thứ 25;
Bra – xin san bằng tỉ số ở đầu
hiệp 2; Phải nhận định thắng thua
bằng loạt đá luân lưu; Bra – xin
đã thắng ở loạt đá luân lưu với tỉ
số 5 – 3; Bra – xin gặp Ac – hen
– ti – na trong trận chung kết.
GV:
- Phần triển khai được viết cụ thể
cho phần tin khái quát ở đầu. Tuy
nhiên, lại có nhiều cách triển
khai khác nhau. Hãy chỉ ra
những điểm khác biệt và cách

c. Cách triển khai
- Nêu cụ, thể chi tiết hơn sự kiện.
- Có thể cắt nghĩa cụ thể hơn nguyên
nhân hoặc kết quả của sự kiện được đưa
tin.

8



triển khai trong hai bản tin trên.
Trả lời:
- Các phần mở đầu thông báo nội
dung:
+ Bản tin 1: phần triển khai đi
theo hướng cắt nghĩa nguyên
nhân đưa đến kết quả sự kiện của
nguyên nhân.
+ Bản tin 2: phần triển khai đi
theo hướng tường thuật chi tiết
dẫn đến kết quả của sự kiện.
* Ghi nhớ (SGK)
GV gọi HS đọc ghi nhớ trong
SGK.
10
GV cho HS làm bài tập củng
III Luyện tập
phút cố:
Bài tập trắc nhiệm:
Câu 1: Cách đưa thông tin trong
bản tin có đặc điểm gì?
A. Vừa đưa tin, vừa bộc lộ suy
nghĩ của người viết
B. Đưa tin nhanh, chính xác,
ngắn gọn
C. Vừa đưa tin vừa phân tích tỉ
mỉ từng sự kiện.
D.Vừ đưa tin, vừa đưa ra những
đánh giá khác nhau về sự kiện.
Câu 2: Nội dung của bản tin là

gì?
A. Cung cấp đầy đủ thông tin về
người đưa tin và tổ chức đăng
tin.
B. Cung cấp một cách đầy đủ
trung thực về quá trình tìm hiểu
thông tin và đăng tin của người
đưa tin.
C. Cung cấp một cách chính xác
về thời gian, địa điểm, diễn biến
và kết quả của sự kiện hoặc hiện
tượng xảy ra.
D. Nêu một cách trung thực động
cơ, mục đích của việc đăng tải
thông tin.
Câu 3: Loại tin nào thường
9


không có đầu đề?
A. Tin vắn
B. Tin thường
C. Tin tường thuật
D. Tin tổng hợp
Câu 4: Bộ phận nào quan trọng
nhất trong một bản tin?
A. Phần tiêu đề
B. Phần nội dung
C. Phần thuyết minh
D. Phần kết luận

- Câu 3:
Thử một bản tin thường (trong
bài học ) thành một bản tin vắn?

- Câu 3:
Thực hiện hơn 22 ngàn chuyến bay an
toàn ta có thể chuyển thành tin ngắn
bằng cách bỏ tiêu đề và phần triển khai
cụ thể.
Ta có thể viết như sau:
“ Tính đến ngày 17 tháng 7 năm 2004,
Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã
thực hiện 22 nghìn chuyến bay an toàn;
vận chuyển được 2 triệu 332 nghìn lượt
hành khách, tăng 29% so với cùng kì
năm ngoái ( khách trong nước tăng
20%, khách quốc tế tăng 42%), vận
chuyển hơn 45 nghìn 143 tấn hàng hóa,
bưu kiện, tăng 21,5%, đưa tổng doanh
thu đạt 7,690 tỉ đồng”.

4. Dặn dò, củng cố: 1 phút
- Làm bài tập trong phần bài tập
- Chuẩn bị bài mới: “ Cha con nghĩa nặng”

10


V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Bình Định, ngày…tháng…năm 2013
Sinh viên thực tập

Giáo viên hướng dẫn

Th.S Trần Thị Diệu Nữ

Vương Thị Huyền

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×