Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Trải nghiệm sáng tạo ngữ văn 11 học kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 16 trang )

Ngày soạn
5/5/2018

Lớp
Ngày dạy

11b8
5/2018

11b9
5/2018

Tiết: 112, 113
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
I.Mục tiêu :
1.Về kiến thức: GV hướng dẫn HS
- Hiểu được một số nét nổi bật của hoàn cảnh lịch sử, xã hội văn hóa Vn từ đầu
XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. Đó chính là cơ sở hình thành nên nền văn học
Việt Nam hiện đại.
- Nắm vững những đặc điểm cơ bản và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt
Nam giai đoạn này.
- Hiểu sơ bộ những nét chủ yếu về các khái niệm xu hướng và trào lưu văn học để
có thể vận dụng những kiến thức đó học các tác giả, tác phẩm cụ thể.
- Khái quát lại các văn bản đã học với giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, đặc điểm
sáng tác, phong cách nghệ thuật của các tác giả tiêu biểu.
2. Về kĩ năng:
- Giúp HS thực hành rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao
tiếp, chức các chương trình game show mang tính trí tuệ nhằm tạo sân chơi lành mạnh và
tạo điều kiện cho HS có cơ hội phát huy khả năng cá nhân.
-Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn xuôi trữ tình, phân tích ngôn ngữ nghệ
thuật, cách cảm cách diễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ khi nói và viết cho hay và hiệu


quả.
3. Về thái độ, tình cảm:
- HS trân trọng giá trị của tác phẩm văn chương.
- Tâm hồn phong phú: giàu lòng trắc ẩn, biết yêu thương chia sẻ.
- Tôn vinh yêu chuộng cái đẹp, biết đấu tranh chống lại cái xấu cái ác.
- Rút ra những bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống.
4. Năng lực:
+ Năng lực thu thập thông tin.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực tổ chức hoạt động
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án, máy chiếu, loa đài, đồ dùng học tập cho HS: giấy A4, A3, A0, bút, bút
màu, ghim giấy, băng dính hai mặt….
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.
- Chân dung các nhà thơ, …có liên quan tới các tác phẩm VH lớp 11
- Clip phim về các tác phẩm VH lớp 11
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Học sinh:


- SGK, vở ghi, vở soạn.
- Đọc lại các tác phẩm để trả lời câu hỏi.
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập.
II. Tiến trình tổ chức HĐTN ST

GV giới thiệu các phần của hoạt động và lần lượt hướng dẫn cách thức hoạt động của mỗi
phần.
1. Phần nội dung chính
1.1. Hiểu biết: Tái hiện kiến thức chung
Việc học lí thuyết liên tục tạo áp lực nặng nề, căng thẳng với HS trong các giờ chính
khóa nhất là khi các em phải ghi nhớ và nắm bắt hàng loạt các khái niệm, thuật ngữ, đặc
điểm, nhận định, các kiến thức về tác giả thì phần này sẽ giúp các em có cái nhìn chung
nhất, chủ điểm nhất về những ý chính cần khắc sâu, làm cơ sở để tiếp nhận các văn bản.
- Các đội bốc gói câu hỏi:
- Trả lời trong 10 giây.

*Gói câu hỏi 1
Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu được bao quát nhất những thành tựu quan trọng và chủ
yếu về nội dung, tư tưởng của văn học Việt Nam nửa đầu XX?
A. Thể hiện chủ nghĩa yêu nước trên tinh thần dân chủ
B. Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trên tinh thần dân chủ
C. Thể hiện chủ nghĩa anh hùng trên tinh thần dân chủ
D. Mang lại sinh khí mới mẻ cho văn học: tinh thần dân chủ
Đáp án: D
Câu 2: Nhà văn nào dưới đây được xem là nhà tiểu thuyết hiện thực trào phúng xuất sắc
củavăn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX?
A. Nguyễn Công Hoan
C. Vũ Trọng Phụng
B. Nam Cao
D. Ngô Tất Tố
Đáp án: C
Câu 3: Sự khác biệt chủ yếu và quan trọng nhất giữa hai bộ phận văn học phát triển hợp
pháp và văn học bất hợp pháp là gì?
A. Có hoặc không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chế độ thực
dân

B. Được hoặc không được đăng tải công khai
C. Có hoặc có điều kiện đầu tư công sức vào nghệ thuật
D. Có hoặc chưa có những đóng góp mang ý nghĩa quyết định đối với quá trình hiện
đại hóa văn học thời kì này
Đáp án: A
Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu có thể lí giải sự phát triển mau lẹ khác
thường của văn học Việt Nam nửa đầu XX?
A. Sự thúc bách của yên cầu thời đại và sức sống nội tại của văn học
B. Tiềm lực của văn học dân tộc và vai trò của trí thức Tây học
C. Điều kiện và kết quả giao lưu với văn hóa phương Tây
D. Văn chương được xem như hàng hóa và viết văn trở thành một nghề để kiếm sống.
Đáp án: A
Câu 5: Cái cười Tào Tháo là cách diễn tả tâm địa và tính cách của nhân vật nào?
Đáp án: Bá Kiến
Câu 6: Hãy kể tên các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng trong đoạn trích Hạnh phúc
của một tang gia. Trong số những người ngoài tang quyến đến viếng cụ cố tổ, có hai


đám nổi trội: đám bạn của cụ cố Hồng; đám giai thanh gái lịch. Trong hai đám ấy, em ấn
tượng nhất với đám nào? Vì sao?
Đáp án: Đòi hỏi phải trả lời xác đáng: đám bạn cụ cốHồng: đạo mạo nhưng
không che dấu được bản chất dâm dục (ngồi cạnh quan tài nhưng lại xúc động khi nhìn
thấy làn da trắng thập thò của Tuyết sau làn voan mỏng); đám giai thanh gái lịch thì
không thanh mà cũng chẳng lịch với những câu nói rất vỉa hè. Họ đến không để đưa đám
và chia buồn cũng như tiễn người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng mà để tụ họp nhau chê
bai nhau, bình phẩm nhau, ghen tuông nhau, chim nhau… Sự thiếu văn hóa của những kẻ
tự nhận là tân thời, văn minh.
Câu 7: Hãy kể tên một thủ pháp nghệ thuật chủ yếu được Vũ Trọng Phụng sử dụng để tạo
ra tiếng cười trong trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia? Lấy dẫn chứng minh họa?
Đáp án: Cách nói ngược, thủ pháp đối lập ngay trong nội bộ bản chất nhân vật,

giữa hình thức bề ngoài và thực chất bên trong. HS phải dẫn được một ví dụ cụ thể minh
chứng (bất cứ nhân vật nào cũng được nhưng HS phải nhớ được những chi tiết cụ thể. Ví
dụ như:
Cụ cố Hồng mới ngoài 50, bố còn sống mà lại cứ tỏ ra là già cả ốm yếu và thích
được gọi là cụ cố; bố chết, là con cả trong nhà không lo lắng tang gia mà lại điềm nhiên
ngồi hút thuốc phiện rất là đã đời thỏa thuê để tận hưởng niềm….sung sướng.
Chi tiết lời nhận xét của tác giả: thật là một đám ma to tát – cái gì cũng có, làm
nhốn nháo cả đường phố nhưng cái cần nhất thì lại không có: tình cảm tiếc thương chân
thành với người thân
Đám ma to làm cho người chết nằm trong quan tài nếu không mỉm cười sung sướng
thì cũng gật gù cái đầu: mỉm cười sung sướng vì đã thoát khỏi lũ con cháu bát hiếu khốn
nạn khát bạc; gật gù cái đầu vì đã ngộ nhân tình thế thái thời băng hoại; cái chết trở thành
một sự giải thoát
Câu 8: Chỉ nhìn thấy những quái thai của xã hội tư sản thành thị là nhận định về
sáng tác của tác giả nào?
Đáp án: Vũ Trọng Phụng
Câu 9. Truyện ngắn Thạch Lam thường xoay quanh đề tài nào?
A. Cuộc sống dân nghèo ngoại ô, phố huyện
B. Cuộc sống dân nghèo thành thị
C. Cuộc sống dân nghèo thôn quê
D. Cuộc sống trí thức nghèo phố huyện
Đáp án: A
Câu 10: Trong trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia, mở đầu cólời giới thiệu: ba hôm
sau ông cụ già chết thật. Vì sao nói cụm từ chết thật toát ra ý vị trào phúng của chương
truyện?
A. Gợi nhắc đến những lần chết giả của ông cụ và những lần vui hụt trước đó của con
cháu
B. Mang sắc thái như tiếng reo vui ngầm
C. Là giờ phút con cháu mong ngóng, rủa thầm từ lâu
D. Là nguyên nhân và cũng là sự bắt đầu cho tất cả mọi niềm hạnh phúc riêng chung

của tang gia.
Đáp án: D

*Gói câu hỏi 2


Câu 1: Để miêu tả bóng tối đậm đặc của phố huyện về đêm về trong truyện ngắn Hai
đứa trẻ, Thạch Lam đã lấy sáng để tả tối. Đó là những thứ ánh sáng nào?
Đáp án: hột sáng, khe sáng, vệt sáng, quầng sáng
Câu 2: Dòng nào sau đây nêu đúng và rõ nhất thành công của Nguyễn Tuân về khả năng
tạo dựng không khí truyện phù hợp trong Chữ người tử tù?
A. Tác phẩm mang đậm không khí một thời vang bóng
B. Tác phẩm mang đậm không khí buổi giao thời
C. Tác phẩm mang đậm không khí thời đại
D. Tác phẩm mang đậm không khí cổ xưa
Đáp án: D
Câu 3: Lời tóm tắt nào sau đây đã nêu bật được tình huống truyện của Chữ người tử tù?
A. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai người thực chất là tri âm tri
kỉ, nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau
B. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ oái oăm giữa những người thực chất là tri âm
tri kỉ nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau.
C. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ kì dị giữa những người thực chất là tri âm tri
kỉ nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau.
D. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ thú vị giữa những người thực chất là tri âm
tri kỉ nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau.
Đáp án: B
Câu 4: Hành động, thái độ nào của ông Huấn Cao không được miêu tả, trần thuật trực
tiếp trong Chữ người tử tù nhưng vẫn góp phần thể hiện khí phách phi thường của ông
trong tác phẩm?
A. Dám chống lại cả triều đình (cầm đầu một cuộc khởi nghĩa)

B. Có cốt cách chọc trời quấy nước, bất chấp gông cùm, tù tội
C. Bình thản đón nhận án chém.
D. Khoan thai, ung dung viết những dòng chữ cuối cùng
Đáp án: A
Câu 5: Hãy sắp xếp các biểu hiện sau phù hợp với các nhân vật tương ứng trong tiểu
thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng:
Tinh ranh xảo quyệt; thân hình phản thể thao; tiết hạnh khả phong, trinh tiết với
hai đời chồng; đánh mất một nửa chữ trinh; tự hào với đôi sừng hươu vô hình; em Chã
Đáp án: Xuân Tóc Đỏ, Văn Minh, Phó Đoan, Tuyết, Phán mọc sừng, cậu Phước.
Câu 6: Nhan đề một tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, cũng nói về vận may, sự đổi đời
của một kẻ mạt hạng nhưng không phải là Số đỏ? (gợi ý: là tác phẩm được ông viết lúc
cuối đời)
Đáp án: Trúng số độc đắc.
Câu 7: Hai loại chi tiết được nhắc đến nhiều nhất trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của
Thạch Lam là:
A. Ánh sáng và âm thanh
B. Ánh sáng và mùi vị
C. Âm thanh và mùi vị
D. Âm thanh và hương sắc
Đáp án: A
Câu 8: Các chi tiết: mặt trời đỏ rực…ánh hồng như hòn than sắp tàn; cái chõng sắp
gãy; phiên chợ đã vãn từ lâu… xuất hiện trong cảnh chiều buông truyện ngắn Hai đứa
trẻ của Thạch Lam tô đậm ấn tượng về:
A. Một cái gì sa sút, lụi tàn


B. Một cái gì nghèo nàn
C. Một cái gì đã hết
D. Một cái gì đang mất đi
Đáp án: A

Câu 9: Khi in thành sách lần đầu, truyện ngắn Chí Phèo có nhan đề là gì?
A. Đối lứa xứng đôi
B. Cái lò gạch cũ
C. Cái lò gạch bỏ hoang
D. Chí Phèo
Đáp án: A
Câu 10: Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhân vật thị Nở có đủ mọi cái thua thiệt, kém may
mắn: nghèo, xấu, dở hơi, dòng giống mả hủi… nhưng vẫn quá tầm với của Chí Phèo.
Khi miêu tả thị Nở như vậy, Nam Cao nhằm tới mục đích gì?
A. Chế giễu những người đàn như thị Nở
B. Chế giễu những thằng lưu manh như Chí Phèo
C. Tô đậm cái bi đát trong số phận Chí Phèo
D. Làm cho câu chuyện có vẻ oái ăm, kì thú
Đáp án: C
*Gói câu hỏi 3
Câu 1: Trong bài thơ Tràng giang, từ nào dưới đây không phải là từ láy?
A. Lơ thơ
B. Chợ chiều
C. Chót vót
D. Đìu hiu
Đáp án: B
Câu 2: Biện pháp tu từ nổi bật trong các câu thơ “Của ong bướm này đây thuần tháng
mật / Này đây hoa của đồng nội xanh rì / Này đây lá của cành tơ phơ phất / Của yến
anh này đây khúc tình si / Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”?
A. Lặp từ
B. Liệt kê bằng cách lặp từ
C. Nhân hóa kết hợp lặp từ
D. Điệp ngữ kết hợp liệt kê
Đáp án: D
Câu 3: Khổ thơ đầu của bài Từ ấy diễn tả niềm vui lớn của nhà thơ khi giác ngộ ánh sáng

của lí tưởng cộng sản. Những từ ngữ nào sau đây diễn tả niềm vui ấy?
A. Say sưa, nồng nhiệt, mãn nguyện
B. Bay bổng, phơi phới, náo nức, say sưa
C. Sôi nổi, say đắm, tràn đầy lãng mạn
D. Nồng nhiệt, thiết tha, sâu lắng
Đáp án: C
Câu 4: Các hình ảnh “Khúc tình si”, “Tuần tháng mật”, Cặp môi gần” trong bài Vội
vàng có ý nghĩa:
A. Ngợi ca thiên nhiên, cuộc sống bằng con mắt tình yêu ngọt ngào đắm say
B. Thể hiện sự chiêm nghiệm triết lí về vũ trụ, vạn vật
C. Thể hiện khát khao về tình yêu trần thế đích thực.
D. Thể hiện sự bất lực của con người trước thiên nhiên
Đáp án: A


Cậu 5: Hình ảnh nào mang dáng vẻ hiện đại của Thơ mới trong khổ một bài thơ Tràng
giang?
A. Củi một cành khô
B. Sóng gợn tràng giang
C. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả.
D. Con thuyền xuôi mái
Đáp án A
Câu 6: Nhận xét nào dưới đây chưa chính xác khi nói về nội dung phần cuối bài thơ Vội
vàng?
A.Tác giả sáng tạo những hình ảnh độc đáo, tươi mới, đầy sức sống
B. Nhịp thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, đến cuồng nhiệt được tạo nên bởi những câu
thơ ngắn, dài xen kẽ cùng nhiều điệp từ có tác dụng tạo nhịp, ngắt nhịp nhanh, mạnh.
C. Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngòi bút chấm phá tài hoa, đậm chất cổ điển
D. Hàng loạt những động từ mạnh, tăng tiến dần, diễn tả sự khát khao giao cảm của
thi sĩ

Đáp án C
Câu 7: Những hình ảnh ước lệ trong bài thơ Tràng giang giúp người đọc cảm nhận được
bức tranh thiên nhiên:
A. Hoang sơ, xa lạ
B. Cảnh sông nước quen thuộc.
C. Cổ kính, hoang sơ, đậm chất Đường thi
D. Gần gũi, thân thuộc, phảng phất cảnh sông nước quê hương
Đáp án C
Câu 8: Bản dịch bài thơ Mộ (Chiều tối) trong SGK Ngữ văn 11 dịch chưa sát từ nào của
nguyên tác?
A. Quyện điểu
B. Thiên không.
C. Quy lâm.
D. Cô vân
Đáp án D
Câu 9: Từ nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Mong (trong câu “Một người chín nhớ mười mong một người”)
B. Nhớ (trong câu “Một người chín nhớ mười mong một người”)
C. Bệnh (trong câu “Nắng mưa là bệnh của giời”)
D. Bệnh (trong câu “Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”)
Đáp án C
Câu 10: Trong bài thơ Từ ấy, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi sử dụng hai
hình ảnh “Nắng hạ”, “Mặt trời chân lí”?
A. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
B. So sánh
D. Hoán dụ.
Đáp án A
1.2.
Giải mã bí ẩn

Một bức tranh chứa đựng chủ đề sẽ được giải mã thông qua các câu hỏi có liên
quan. Chủ đề của phần này là ngợi ca tấm lòng thơm thảo của thị Nở - giá trị nhân đạo
của truyện ngắn Chí Phèo qua chi tiết bát cháo hành mà thị Nở mang cho Chí Phèo. Từ
đó gửi gắm thông điệp: cần có một tấm lòng trong cuộc sống với những mảnh đời bất


hạnh. Tình thương sẽ nâng đỡ con người. Tình người thân thiện, bao dung sẽ sưởi ấm,
làm hồi sinh một hồn người băng hoại.

Các câu hỏi gợi ý để tìm hiểu bí ẩn chủ đề:
Câu 1: Điền vào dấu ba chấm: Một tác phẩm văn học chân chính, đích thực luôn song
song tồn tại giá trị hiện thực và ….
Đáp án: giá trị nhân đạo
Câu 2: Một chương trình được phát sóng thường xuyên trên VTV1 vào trước chương
trình Thời sự mỗi ngày để lan tỏa cách sống đẹp đến cộng đồng là gì?
Đáp án: Việc tử tế
Câu 3: Bệnh phong ngày nay được gọi là bệnh gì theo quan niệm của người xưa ?
Đáp án: Bệnh hủi
Câu 4: Khi chê ai đó xấu người ta thường dùng thành ngữ nào?
Đáp án: Ma chê quỷ hờn
Câu 5: Điền vào dấu ba chấm: Nói về thời gian hưởng thụ thành quả trồng trọt, có câu:
trẻ trồng na, già trồng…?
Đáp án: Chuối
2.3.Trò chơi đuổi hình bắt chữ - dành cho khán giả:
Hình thức đố vui Văn học là một hình thức ngoại khoá rất phổ biến. Ngoài việc
chuẩn bị nội dung câu hỏi thật phong phú, hấp dẫn, vừa bao quát được chương trình ôn
tập, vừa mở rộng hiểu biết thuộc lĩnh vực văn chương, thì hình thức đố vui cũng là vấn đề
quan trọng để buổi ngoại khoá thành công. Hiện nay nhờ sự phát triển của khoa học, của
công nghệ thông tin, chúng ta có thể vận dụng nhiều cách để tổ chức đố vui như: viết câu
đố trên giấy rôki, dán kín những phần trả lời, học sinh đoán đến đâu, bóc tách đến đó;

đưa nội dung lên chương trình Powerpoint, dùng công nghệ tin học để điều khiển buổi
ngoại khoá thì càng hấp dẫn, vì ngoài nội dung câu hỏi, còn kèm theo nhạc nền, tranh ảnh
minh hoạ, các câu hỏi hiện lên theo từng phần hiệu ứng, rất có hiệu quả. HS tham dự
luôn có cảm giác mình được tham gia trò chơi, nhất là khi hình thức tổ chức, câu hỏi, quà
tặng đều bất ngờ, lí thú.


Hình 1: Hình ảnh sau nhắc em Hình 2: Đây là tác giả nào?
nhớ đến nhân vật nào (đây là ai)?

Đáp án: Bá Kiến
Đáp án: Thạch Lam

Hình 3: Tên một truyện ngắn của Nam Hình 4: Đây là trích đoạn tác phẩm nào?
Cao viết về cái đói?

Đáp án: truyện ngắn Một truyện

Đáp án: Hạnh phúc của một tang gia

Xúvơnia

Hình 5:

Hình 6:

Đáp án: nhà văn Nguyễn Tuân với


Đáp án:Chữ người tử tù


chủ nghĩa xê dịch để tìm chất vàng mười
của cuộc đời, con người – một nghệ sĩ suốt
đời đi tìm cái đẹp.

Hình 7: Đây là tác giả nào?

Hình 8: Tên một tác phẩm của tác giả Nam
Cao?

Đáp án: Tác giả Nam Cao

Hình 9: Tên một phóng sự của Vũ

Đáp án: Đôi móng giò của Nam Cao
Hình 10: Tên nhân vật chính trong tác

Trọng Phụng?

phẩm cùng tên của Nam Cao?

Đáp án: Lang Rận

Đáp án: Cơm thầy cơm cô


Trò chơi này phát huy khả năng liên tưởng, liên hệ phong phú của HS, rèn cho các
em thói quen tư duy chính xác. Đoán được đúng, được nhiều thì có vốn từ phong phú, có
khả năng trực cảm cao về tín hiệu ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ. HS được nâng cao năng lực
tu duy, nhạy bén với các tín hiệu có vấn đề.

Lưu ý: trong quá trình diễn ra trò chơi, máy chiếu chỉ trình chiếu hình ảnh để HS
tích cực nhận diện những chỉ dẫn trên hình ảnh, tự nhạy bén nhận ra được bức tranh nói
đến ai (tác giả hay nhân vật), đến cái gì (tác phẩm). Trường hợp HS lúng túng, GV có thể
hướng dẫn gợi ý. Những chỉ dẫn phần trên chỉ là trong kịch bản.
2.4.
Chuyển thể văn bản tác phẩm thành kịch bản diễn xuất
-Văn học và hiện thực vốn có mối quan hệ khăng khít. Đời sống là môi trường sản
sinh ý tưởng, tác phẩm là kết quả phản ánh hiện thực. Thời thế có nhiều biến động thì
quan niệm văn học với hiện thực càng trở nên sâu sắc. Mỗi sáng tác văn chương luôn có
mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên, xã hội và thời đại. Đến giai đoạn lịch sử đầu XX,
bên cạnh những quan niệm tiếp nối truyền thống, xuất hiện những quan niệm mới mẻ về
văn học với hiện thực có tầm cao và chiều sâu lí luận hơn trước – do những thay đổi về
bối cảnh lịch sử xã hội, nhận thức của nhà văn cũng như đòi hỏi càng cao của độc giả tiếp
nhận. Trong quá trình phản ánh hiện thực, hoạt động sáng tạo của nhà văn không tách rời
nhận thức của công chúng. Nhà văn là trung gian giữa hiện thực khách quan và độc giả.
Tính chân thật được xem như phẩm chất thẩm mĩ của văn chương. Hiện thực càng sinh
động thì phản ánh văn chương càng đa dạng. Vì vậy qua hình thức của hoạt động ngoại
khóa sẽ giúp HS hiểu rõ hơn khi chính bản thân mình được trải nghiệm thực tế qua việc
biên tập một kịch bản chuyển thể từ văn bản, rồi lại tự bản thân mình diễn sao cho thể
hiện được tư tưởng của tác phẩm, diễn được cái hồn của nhân vật mà mình thủ vai.
- Các đội chuẩn bị trước ở nhà
- Chọn Ban giám khảo 5 thành viên để chấm điểm
- Các đội bốc thăm thứ tự biểu diễn.
- Các đội biểu diễn:
Đội I:
Tên kịch bản:

Định kiến

Tại nhà thị Nở, bà cô vừa đi về

- Bà cô: ôi giời ôi.Mệt quá đi mất. Nở, mày cho tao chén nước
- Nở: cô về đúng lúc thế chứ lại. Thằng Chí Phèo trông vậy thôi, nhưng nó hiền lắm, nó
đang rủ con về ở cùng với nó đấy.
- Bà cô: cái gì (ngạc nhiên, sặc nước), rồi lăn ra gào lên như con mẹ dại: ôi làng nước ơi,
nhục ơi là nhục, nhục quá đi thôi. Mày ra dại hở con. Làng đã hết con trai đâu mà đi lấy
cái loại ấy (giọng cay nghiệt, tru tréo)
- Nở (vẫn cười): con đi lấy chồng chứ có làm gì đâu mà nhục. Cô sướng quá hóa dại đúng
không ạ. Hay là cô ghen với con
- Bà cô: Này. Mày cãi bà, mày bới móc bà đấy hở con (xông vào đánh tới tấp). Chỉ là 50
tuổi mà bà chưa thèm lấy chồng chứ bà ế bao giờ?


Nói tiếp: Tổ cha nhà mày. Mày nhìn lại mình đi: ai đời ngoài 30 tuổi còn chưa trót
đời. Ngoài 30 tuổi ai lại còn đi lấy chồng. Mà lấy ai không lấy lại đi lấy thằng Chí Phèo –
cái thằng không cha chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ (tru tréo lên).
Rồi nghĩ thầm (quay xuống khán giả): cả đời tao – 50 tuổi mà không ma nào nó
ngó, mày đi thì tao ở một mình à, làm sao mày lại sướng hơn tao được, không đời nào, là
bà cô của mày, tao quyết không đồng ý. Quay lại: đừng có mà cãi lời bà, bà đào cả mả
hủi nhà mày lên đấy con ạ.
- Nở (mặt ngệt ra rồi đổi sang tấm tức): ức thật đấy. Không đâu lại bị mắng oan thế này.
Tất cả cũng chỉ tại thằng Chí Phèo mà ra. Bà phải làm cho ra nhẽ để xả cơn tức này.
Đi ra
Tại lều của Chí Phèo
-Chí Phèo (Lèm bèm): lần nào đi cũng lâu như ranh. Ai mà chờ được
-Nở (xuất hiện, tức tối): không chờ được thì thôi. Bà không bắt mày chờ nhé.
- Chí Phèo (quay xuống khán giả): nó lại dở chứng đấy các bác ạ. Khen một tí mà nó đã
thế kia kìa. Gớm thay, cái mặt như cái bánh đúc rắc nhân lạc lên bề mặt, cái môi như hai
con đỉa trâu. Cái mũi chứ, vỏ cam sành gọi bằng cụ. Ô hô hô (thích chí)
- Nở (điên tiết): này nhé, con cụ lớn trong làng còn bảo Nở này là sản phẩm lỗi của tạo
hóa nhé, tức là cũng thuộc về một dây chuyền công nghệ cao rồi đấy. Nhìn lại cái mặt

mình đi, có giống cái mặt thớt không, hình có ra hình người không?
- Chí Phèo (cười, khề khà): mới bảo chúng mình là đôi lứa xứng đôi
- Nở: không xứng đôi lôi thôi gì hết. Tình ta chấm dứt tại đây. Chả thèm nữa (mặt lạnh
tanh, đắc ý)
- Chí Phèo (đánh rơi chai rượu, sững người, lắp bắp): Nở, sao thế, Chí xin lỗi mà. Đừng
rơi xa Chí
- Nở: xin cái gì mà xin. Cái gì cần cho, cho được cho hết rồi còn cứ xin mãi. Không cho
nữa. ai đâu 30 tuổi lại còn trưa trót đời, mà lấy ai cũng được chứ lấy người như anh tôi
không lấy
- Chí Phèo: Chí van xin Nở, Nở muốn Chí thành người như thế nào, Chí sẽ cố gắng thay
đổi, ngay từ giây phút này. Chí sợ sự cô đọc ghẻ lạnh lắm rồi, Chí cần tình người, Chí
muốn làm một con người. Xin Nở hãy đưa Chí trở về kiếp sống con người. (van xin, nức
nở)
- Nở: không là không. Người đâu mà lì thế. Không lôi thôi gì nữa. (dúi cho CP một cái
ngã xuống đất)
- Chí Phèo(bò theo, không ngớt gọi, khóc rưng rức). Đời ơi là đời, sao lại phũ phàng với
Chí đến vậy. Ta có tội gì mà cuộc đời bất công tàn nhẫn đến thế. Tiên sư cha đứa nào đẻ
ra thằng Chí Phèo này. Ô hô, ta là thằng không cha cơ mà. Không cha, không cha. Tiên
sư đứa nào dèm pha để con Nở nó từ chối ông. Làm người khó đến thế hay sao.
Lấy tay lần những vết mảnh chai trên má: a ha, đúng rồi. Chính là chúng mày,
mấy cái vết sẹo khốn nạn này. Mày là di chứng của những lần tao đi ăn vạ đúng không,
chính mà đã tố cáo tội trạng quỷ dữ của tao, chính mày đã là hàng rào dây thép gai cô lập
tao, ngăn tao trở về với đồng loại của mình, mày đáng chết. Thằng Chí Phèo đáng chết.
Với tay lấy chai rượu uống:được thôi, không cho ông lương thiện à, muốn đẩy ông
ra à, muốn cự tuyệt ông à. Ông không sợ giời, ông không sợ đất, ông sợ cái gì chứ.
Gượng đã, nhưng vì sao ông ra nông nỗi này. Mẹ cha con khọm già nhà nó, nó dám chê
bai ông à. Được, ông sẽ đi giết cả nhà mày cho bõ tức. Bàn tay này nhuốm máu nhiều rồi,
thêm mày nữa có là gì chứ. (Lảo đảo bước đi)
Bỗng khựng lại, mũi hít hà, nói một mình: đâu như có mùi cháo hành, Thị Nở, hay
là thị lại qua nhỉ. Mắt nhìn ngó nghiêng. (Không thấy, thất vọng)



Cháo hành ư, tình người ư, chỉ là cái thoáng qua trong cuộc đời Chí Phèo khốn
nạn này. Cơ sự vì đâu đây. Phải rồi, từ khi ta đi tù về. Vì sao ta đi tù, a ha, B á Kiến, con
cáo già khôn lỏi ấy. Chính hắn đã đóng đinh lên ngôi một tha hóa của ta, được rồi, ta sẽ đi
tìm hắn để đòi món nợ này. Hãy đợi đấy tên Bá Kiến kia. Ta sẽ đòi lại lương thiện. Rồi
mọi người sẽ hiểu ta, sẽ biết ta thèm lương thiện biết nhường nào, rồi họ sẽ nhận ra khát
khao của ta, sẽ đón ta trở lại bằng ánh mắt bao dung đùm bọc. Ta tin điều đó. Rồi lảo đảo
đi.
Đội II: Tên kịch bản:
Chí Phèo ăn vạ
Bà Cả (dáng vẻ tiên phong cong cớn): Ôi khổ chửa! cái thằng không cha không mẹ kia,
nhà bà có nợ nần gì mày mà mày lôi tổ tông nhà bà lên mà chửi thế hả?
Cả năm cùng đồng thanh, dằn tay vào mặt CP: mà mày lôi cả tổ tông nhà bà lên mà chửi
hả?
(Trong khi đó, dân làng kéo đến ùn ùn để xem sự tình ở đó ra làm sao?)
Dân làng 1: Phen này cha con thằng Bá Kiến đố mà dám vác mặt đi đâu được, đỡ phải
suốt ngày đọc được mấy cái sờ ta tụt vô vị và những cái ảnh lố lăng kệch cỡm… Úi chao!
Có mà mồ mả tổ tiên đến lộn lên hết cả rồi.
Dân làng 2: Phúc đời cho nhà nó, chắc là ông Lí không có nhà.
Lí Cường xuất hiện, vừa lúc về đến nhà:
Lí Cường: Tưởng ai. Hóa ra thằng Phèo thằng phổi chứ ai? Mày muốn lôi thôi cái gì?
Thân phận cóc ghẻ mà lại đòi chèo mâm cao đúng không? Nhầm to rồi con ơi!
Bà Cả (chạy ra, đứng nép sau lưng con như là nạn nhân bị ức hiếp): Ôi! Còn rồng vàng
con heo ngọc của mẹ đã về rồi. Mau dạy cho cái thằng không cha không mẹ này một trận
đi giai nhớn.
Lí Cường: Mẹ cứ để on xử lí cái loại rác rưởi này. Tiến đến CP: mày muốn cái gì hả
thằng kia. Nói rồi tát một cái rất kêu vào mặt CP.
CP: (lảo đảo cố với lấy cái iphone ra chụp ảnh lưu lại bằng chưng bằng cách ắp một
cái sờ ta tụt: Đắng lòng! Tù nhân mới ra bị ức hiếp tại nhà cụ Bá!)

(Sau khi cất yên chí điện thoại vào túi, CP đập chai rượu xuống đất lấy một mảnh chai
khứa nham nhảm vào mặt.)… kêu: Ối làng nước ơi! Ối dân làng ơi! Bố con nhà thằng Bá
nó đâm chết tôi…Cứu tôi zới… Thằng Lí Cường nó đâm chết tôi rồi… Ôi sao thiên
vương ơi!... Ối quỷ thần ơi…
Lí Cường (mặt tái mét, sợ hãi những vẫn cố nhếch mép cười khinh bỉ)
Dân làng (bình luận): Ngỡ là gì?? Hóa ra là màn cào mặt ăn vạ đây mà! Thôi anh em cố
gắng chụp lén lấy kiểu đèm đẹp ắp phết nói chuyện com men chém gió cho zui!
Bà Hai ( tay chống hông, tay kia chỉ vào mặt CP): OMG! Cái thằng nhãi kia, mày định
nằm ăn vạ nhà bà hả! Nhưng đừng vội đắc ý! Anh Bá ( ô pa) của ta sắp về rồi. Mày sắp
lên thớt rồi con ơi!
Bốn bà còn lại đồng thanh: Sắp lên thớt rồi con ơi!
Bà Cả (xỉa xói): Bẩn như rận mà muốn làm thiên thần, rách nát rã rời lại ước mơ làm mẹ
đời thiên hạ. Thứ dơ như mày chỉ cần tao nhìn sơ là đã nhớ.
CP: Mày đừng nghĩ mày có quyền có tiếng. Thật ra mày được cái gì ngoài cái miệng?
Mày tưởng mày có danh mày mạnh. Hãy nhìn lại mình đi. Xấu từ ngoại hình đến tính
cách. Ông khinh nhé.(dằn từng tiếng)
Bà Cả( hằn học bực tức): Tao không xinh…không lung linh những ít ra… tao khôn bị
thần kinh giống mày. Mày nghĩ mày là ai… mà … mang tao ra để so sánh.. Xin lỗi, tao
khác mày. Nên nếch đi cho nhiệt độ trái đất được bình yên.
CP(lăn lóc, nằm dưới đất rên lên thê thảm)


Bá Kiến về đến nhà:
Cụ Bá( từ xa đi đến cất tiếng rất sang): Có chuyện gì mà đông thế này?
Dân làng: Lạy cụ…Lạy cụ.
Cả năm bà vợ xun xoe ra đón chực kể tội CP và tâng công đã chửi cho hắn một bài học.
Bà cả rẽ đám đến bên cụ Bá:
Bà Cả : Ông đã về rồi đấy hả…mau vào mà xem… cái thằng chết giẫm này nó dám tới
ăn vạ nhà ta…
Cụ Bá (bình tĩnh, chậm dãi đe nẹt): Các bà đi vào nhà đi, đàn bà chỉ lội thôi biết gì?

(Quay sang dân làng) Cả các ông các bà nữa, về đi thôi chứ có gì đâu mà xúm lại như thế
này?
Đám đông giải tán
Cụ khẽ lay CP: Anh CP ơi! Sao anh lại làm ra thế! Có gì ta nói chuyện tử tế với nhau.
Người lớn cả mà. Làm vậy mang tiếng xấu chết. (giọng dịu dàng)
CP ( mở mắt, lim dim): Á! Mày bảo tao là xấu hả! Ừ thì tao xấu, nhưng kết cấu tao hài
hòa, còn đỡ hơn mày, xấu từ xương chậu xấu ra đến ma còn phải tránh xa khi tiếp xúc.
Lập tức ngồi dậy: Hôm nay tao chỉ liểu chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà
chết thì có thằng sạt nghiệp! Có thằng rũ từ chưa biết chừng.
Cụ Bá (cười nhạt): Cái nh này mới nói hay làm sao! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời
người chứ phải con nghóe đâu. Lại say rồi phải không
Đổi giọng thân mật: Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước. Có
gì ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế? Người ngoài
biết mang tiếng cả.
Xốc Chí đứng dạy rồi phàn nàn: Khổ quá! Giá có tôi ở nhà thì đâu có đến nỗi. Ta nói
chuyện với nhau thế nào cũng xong. Chỉ tại thằng Lí Cường nóng tính, không nghĩ trước
sau. Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy
Cất tiếng gọi Lí Cường: Lí Cường đâu! Tội mày đáng chết. không bảo người nhà đun
nước mau lên?
CP thấy xuôi xuôi, lảo đảo theo Bá Kiến đi vào trong nhà.
Bá Kiến (ngó trước sau, dúi vào tay CP mấy đồng bạc, nói:): đây. Anh cầm lấy mà uống
rượu. Hết cứ đến bảo tôi chứ đừng làm khổ thân như vậy. Cứ nghe lời tôi thì bao nhiêu
tiền uống rượu cũng có. (giọng tinh quái)
CP: Cầm tiền hả hê, rồi đứng dậy đi ra.
Quay xuống khán giả: Tưởng bố con nhà mày to à. Vẫn còn thua ông nhé. Lại có tiền
uống rượu rồi. Cơ bản là Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta. Ha ha.
Hắn cười ha ha ra về với sự thỏa mãn.
2- Đánh giá, rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………….
3. Củng cố, luyện tập, giao bài tập về nhà: ( 3')
- Học và nắm chắc nội dung và nghệ thuật của từng bài thơ trong chủ đề HĐTNST
- GV giao bài tập về nhà:( sử dụng KT viết tích cực )
+ Viết một đoạn văn trình bày về ước muốn, lý tưởng sống của bản thân? Trách nhiệm
của bản thân với tổ quốc trong giai đoạn hiện nay?
- Soạn và chuẩn bị cho tiết Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận


TRƯỜNG THPT SỐP CỘP
LỚP…………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM ĐÁNH GIÁ
TINH THẦN, THÁI ĐỘ CỦA CÁC THÀNH VIÊN
KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN
Nhóm:..........................Lớp….....................……Trường……………………………
MỨC ĐỘ
Cá nhân
tự chấm
Tổ
Rất nhiệt
Nhiệt
Bình
Ít hoặc
HỌ VÀ TÊN
chấm
tình

tình
thường
Không
STT
( 9-10đ)
(7-8đ)
(5-6đ)
tham gia
(1-4đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Xác nhận của GVBM

Xác nhận của HS
(Chữ ký của các thành viên)


TRƯỜNG THPT SỐP CỘP
LỚP…………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP
Lớp........................................................................ Nhóm chấm...........................
Chủ đề: .................................................................................................................
TT

Tiêu chí

Điểm tối
đa

1

Trang phục

2

2

Hóa trang ( Mặt, mũi, tóc, hình dáng)

1

3

Diễn xuất

4


4

Đạo cụ

1

5

Ý nghĩa

2

Tổng

10

Xác nhận của GVBM

Đội

Đội

1

2

Xác nhận của HS
(Chữ ký của các thành viên)



TRƯỜNG THPT SỐP CỘP
LỚP…………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM ĐIỂM TRẢ LỜI CÁC PHẦN THI
Nhóm:..........................Lớp….....................……Trường………………………

CÂU HỎI

PHẦN TRẢ LỜI
ĐÚNG

CÂU 1
CÂU 2
CÂU 3
CÂU 4
CÂU 5
CÂU 6
CÂU 7
CÂU 8
CÂU 9
CÂU 10

SAI

GHI
CHÚ




×