Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đặc điểm phân bố và tình trạng quần thể của các loài thú móng guốc chẵn (Artiodactyla) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ VĂN TUNG

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÌNH TRẠNG QUẦN THỂ
CỦA CÁC LOÀI THÚ MÓNG GUỐC CHẴN (Artiodactyla)
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ VĂN TUNG

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÌNH TRẠNG QUẦN THỂ
CỦA CÁC LOÀI THÚ MÓNG GUỐC CHẴN (Artiodactyla)
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.02.11

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐẮC MẠNH

HÀ NỘI, 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kì công
trình nào, thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Đồng thời trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi luôn chấp hành đúng
mọi quy định của địa phƣơng nơi thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2017
Học viên

Hà Văn Tung


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tôi đã đƣợc sự chỉ bảo, hƣớng dẫn khoa học
tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Đắc Mạnh trong suốt thời thời gian

nghiên cứu và viết Luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng
cảm ơn sự giúp đỡ của thầy.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô đã giúp đỡ tôi
trang bị kiến thức, tạo môi trƣởng thuận lợi tốt nhất cho tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu xắc tới Ban lãnh đạo và Cán bộ, Công nhân
viên trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh Hóa đã cho phép và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, những ngƣời bạn và đồng
nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm
việc và hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Học viên

Hà Văn Tung


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3

1.2. Lƣợc sử nghiên cứu thú móng guốc chẵn ở Việt Nam .............................. 5
1.3. Lƣợc sử nghiên cứu thú móng guốc chẵn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù
Luông 12
1.4. Khái quát về đặc điểm sinh vật học của lợn rừng, hoẵng và sơn dƣơng . 15
1.4.1. Lợn rừng (Sus scrofa) ........................................................................ 15
1.4.2. Hoẵng (Muntiacus muntjak) .............................................................. 17
1.4.3. Sơn dƣơng (Capricornis milneedwardsii) ......................................... 19
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ
LUÔNG ............................................................................................................... 22
2.1. Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhƣỡng ................................................. 22


iv

2.2. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn ....................................................................... 24
2.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng ................................................................... 25
2.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật ................................................................ 28
2.5. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................ 29
Chƣơng 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 31
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 31
3.1.1. Mục tiêu chung .................................................................................. 31
3.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 31
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31
3.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 31
3.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 31
3.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 32
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 32
3.4.1. Phân chia khu vực nghiên cứu và thiết kế tuyến điều tra .................. 32
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra thú móng guốc chẵn và sinh cảnh sống của
chúng ............................................................................................................ 37

3.4.3. Phƣơng pháp thống kê số liệu ........................................................... 39
3.4.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu........................................................... 43
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .......................................... 44
4.1. Tình trạng quần thể của các loài thú móng guốc chẵn trong Khu Bảo tồn
thiên nhiên Pù Luông ...................................................................................... 44


v

4.2. Ổ sinh thái không gian của các loài thú móng guốc chẵn trong Khu Bảo
tồn thiên nhiên Pù Luông ................................................................................ 46
4.2.1. Phân bố của các loài thú móng guốc chẵn theo từng yếu tố hoàn
cảnh .............................................................................................................. 46
4.2.2. So sánh tổng hợp ổ sinh thái .............................................................. 53
4.3. Lựa chọn sinh cảnh sống của các loài thú móng guốc chẵn trong Khu
Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông ......................................................................... 56
4.3.1. Phân tích thành phần chính trong sinh cảnh sống của Lợn rừng ...... 56
4.3.2. Phân tích thành phần chính trong sinh cảnh sống của Hoẵng ........... 58
4.3.3. Phân tích thành phần chính trong sinh cảnh sống của Sơn dƣơng .... 60
4.4. Thảo luận .................................................................................................. 62
4.5. Định hƣớng giải pháp quản lý thú móng guốc chẵn và sinh cảnh sống
của chúng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông .......................................... 65
4.5.1. Quy hoạch phân khu ƣu tiên bảo tồn các loài thú móng guốc chẵn .. 65
4.5.2. Đối với công tác quản lý bảo vệ thú móng guốc chẵn .......................... 66
4.5.3. Đối với công tác điều tra nghiên cứu bảo tồn thú móng guốc chẵn .. 66
KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Chữ viết tắt
BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

VQG

Vƣờn quốc gia

ĐDSH

Đa dạng sinh học

TCN

Trƣớc công nguyên

STN

Sau công nguyên

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


NXBKH &KT

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

STT
1.1

Danh lục thú móng guốc chẵn Việt Nam

2.1


Diện tích và dân số của các xã thuộc KBTTN Pù Luông

Trang
4
29

Các khu vực điều tra thú móng guốc chẵn trong KBT Pù
3.1.

33
Luông

3.2

Bản làng lựa chọn phỏng vấn và đặc điểm tuyến khảo sát

34

Hiện trạng phân bố của thú móng guốc chẵn trong KBTTN
4.1

44
Pù Luông
Tần suất bắt gặp thú móng guốc chẵn trong KBTTN Pù

4.2

45
Luông


4.3

Phân bố của ba loài thú móng guốc chẵn theo kiểu thảm

51

Phân bố của ba loài thú móng guốc chẵn theo cấp độ che phủ
4.4

52
của thảm thực vật
Độ rộng ổ sinh thái và hệ số cạnh tranh giữa loài của ba loài

4.5

54
thú móng guốc chẵn

4.6

Hệ số trùng lặp ổ sinh thái giữa ba loài thú móng guốc chẵn

55

Giá trị đặc trƣng và tỉ lệ đóng góp của các thành phần chính
4.7

56
trong sinh cảnh sống của Lợn rừng



viii

Ma trận hệ số ảnh hƣởng của các yếu tố hoàn cảnh đối với 2
4.8

57
thành phần chính trong sinh cảnh sống của Lợn rừng
Giá trị đặc trƣng và tỉ lệ đóng góp của các thành phần chính

4.9

58
trong sinh cảnh sống của Hoẵng
Ma trận hệ số ảnh hƣởng của các yếu tố hoàn cảnh đối với 3

4.10

59
thành phần chính trong sinh cảnh sống của Hoẵng
Giá trị đặc trƣng và tỉ lệ đóng góp của các thành phần chính

4.11

60
trong sinh cảnh sống của Sơn dƣơng
Ma trận hệ số ảnh hƣởng của các yếu tố hoàn cảnh đối với 2

4.12


61
thành phần chính trong sinh cảnh sống của Sơn dƣơng


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

1.1

Hình thái loài Lợn rừng (trƣởng thành, con non) và đặc điểm dấu
chân của cá thể trƣởng thành

15

1.2

Hình thái loài Hoẵng (con đực trƣởng thành) và đặc điểm dấu
chân, phân của cá thể trƣởng thành

18

1.3


Hình thái loài Sơn dƣơng và đặc điểm dấu chân, phân của cá thể
trƣởng thành

20

Vị trí của Pù Luông và các khu bảo vệ khác trong tỉnh Thanh
2.1

23
Hóa

3.1

Sơ đồ thiết kế điều tra

37

4.1

Biểu đồ phân bố của ba loài thú móng guốc chẵn theo đai cao

47

Biểu đồ phân bố của ba loài thú móng guốc chẵn theo đai độ
4.2

48
dốc
Biểu đồ phân bố của ba loài thú móng guốc chẵn theo hƣớng


4.3

49
dốc
Biểu đồ phân bố của thú móng guốc chẵn theo cự li đến nguồn

4.4

50
nƣớc
Biểu đồ phân bố của thú móng guốc chẵn theo mức độ nhiễu

4.5

53
loạn


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thú móng guốc chẵn bao gồm các loài thú di chuyển ở mặt đất và có
cấu tạo cơ thể chuyên hóa với việc lấy các cơ quan sinh dƣỡng của thực vật
làm thức ăn. Trong mạng lƣới thức ăn, các loài thú móng guốc chẵn là nhóm
sinh vật tiêu thụ sơ cấp, có vai trò điều tiết sự sinh trƣởng và phát triển của
nhóm sinh vật sản xuất là thực vật và do đó ảnh hƣởng lớn đến sự cân bằng
đây nhiễu giảm). Bởi vậy, thành phần chính thứ nhất chính là yếu
tố tổng hợp về độ yên tĩnh và kín đáo của sinh cảnh mà loài lựa chọn.
Tỉ lệ đóng góp của thành phần chính thứ hai là 24,433%, các yếu tố có

hệ số ảnh hƣởng dƣơng khá cao gồm cự li đến nguồn nƣớc và độ cao. Hai
biến lƣợng này phản ánh: càng lên đai cao thì càng cách xa nguồn nƣớc. Bởi
vậy, thành phần chính thứ hai là yếu tố tổng hợp độ phong phú về nguồn
nƣớc và phức tạp về địa hình của sinh cảnh mà loài lựa chọn.
Tỉ lệ đóng góp của thành phần chính thứ ba là 17,431%, các yếu tố có


60

hệ số ảnh hƣởng dƣơng cao hơn cả gồm độ cao và độ che phủ. Hai biến
lƣợng này phản ánh: càng lên đai cao thì độ che phủ của cây bụi càng cao.
Bởi vậy, thành phần chính thứ ba là yếu tố tổng hợp độ phức tạp về địa hình
và phong phú về thức ăn của sinh cảnh mà loài lựa chọn.
4.3.3. Phân tích thành phần chính trong sinh cảnh sống của Sơn dương
Kết quả phân tích thành phần chính đối với 6 yếu tố hoàn cảnh định
lƣợng cho thấy, tổng tỉ lệ đóng góp của 2 thành phần chính đầu tiên đã đạt
tới 60,788 % (Bảng 4.11); do đó, có thể phản ánh khá tốt đặc trƣng sinh cảnh
sống của Sơn dƣơng. Bởi vậy, chỉ chọn dùng 2 thành phần chính đầu tiên để
tiến hành phân tích, không tiếp tục xem xét đến các thành phần còn lại.
Bảng 4.11. Giá trị đặc trƣng và tỉ lệ đóng góp của các thành phần chính
trong sinh cảnh sống của Sơn dƣơng
Thành phần
chính

Giá trị đặc
trƣng

Tỉ lệ đóng góp
(%)


Tỉ lệ đóng góp tích
lũy
(%)

1

2,250

37,505

37,505

2

1,397

23,283

60,788

Đặc trƣng lựa chọn sinh cảnh sống của Sơn dƣơng đƣợc phân tích trên cơ
sở đánh giá ảnh hƣởng của 6 yếu tố hoàn cảnh đối với 2 thành phần chính
(Bảng 4.12).


61

Bảng 4.12. Ma trận hệ số ảnh hƣởng của các yếu tố hoàn cảnh đối với 2
thành phần chính trong sinh cảnh sống của Sơn dƣơng
Thành phần chính


Yếu tố
1

2

1. Độ cao

0,663

0,536

2. Độ dốc

0,542

0,137

3. Cự li đến nguồn nƣớc

0,741

0,345

4. Độ tàn che

0,592

-0,589


5. Độ che phủ

-0,300

0,777

6. Cự li đến nguồn gây nhiễu

0,726

0,143

Từ bảng 4.11 và bảng 4.12 cho thấy, tỉ lệ đóng góp của thành phần
chính thứ nhất đạt tới 37,505%; trong đó, cự li đến nguồn nƣớc và cự li đến
nguồn gây nhiễu có hệ số ảnh hƣởng dƣơng cao hơn cả. Hai biến lƣợng này
phản ánh: càng cách xa nguồn nƣớc thì càng xa nguồn gây nhiễu loạn (cƣờng
độ gây nhiễu yếu). Bởi vậy, thành phần chính thứ nhất chính là yếu tố tổng
hợp độ phong phú về nguồn nƣớc và độ yên tĩnh của sinh cảnh mà loài lựa
chọn.
Tỉ lệ đóng góp của thành phần chính thứ hai là 23,283%, trong đó độ
che phủ của cây bụi có hệ số ảnh hƣởng dƣơng cao, độ tàn che của cây gỗ có
hệ số ảnh hƣởng âm cao hơn cả. Hai biến lƣợng này phản ánh: độ tàn che
càng giảm thì độ che phủ càng tăng. Bởi vậy, thành phần chính thứ hai chính
là yếu tố tổng hợp độ phong phú về thức ăn và độ kín đáo của sinh cảnh mà
loài lựa chọn.


62

4.4. Thảo luận

Thú móng guốc chẵn lựa chọn hay không lựa chọn một sinh cảnh nào
đó để sinh sống phụ thuộc vào sinh cảnh đó có đầy đủ hay thiếu hụt nguồn
tài nguyên đáp ứng nhu cầu của chúng. Dƣới quan điểm của thú móng guốc
chẵn, các nguồn tài nguyên đó bao gồm: thức ăn, nơi ẩn nấp, nơi sinh sản và
nguồn nƣớc; nếu các yếu tố này trong sinh cảnh không đầy đủ sẽ mang đến
nhiều bất tiện cho loài, chúng sẽ phải tiêu tốn quá nhiều năng lƣợng để tìm
kiếm các nguồn tài nguyên này, từ đó mà ảnh hƣởng đến năng lực sinh sản
và sinh tồn của chúng. Ngoài ra, áp lực cạnh tranh không gian sống với các
loài khác có nhu cầu tƣơng tự về tài nguyên, và cƣờng độ hoạt động của
nhóm thiên địch cũng có ảnh hƣởng quan trọng đến quyết định lựa chọn nơi
cƣ trú của thú móng guốc. Nhƣ vậy, thú móng guốc chẵn ƣa thích cƣ trú ở
một sinh cảnh cụ thể nào đó là do yếu tố di truyền và yếu tố môi trƣờng cùng
quyết định, và theo chất lƣợng sinh cảnh, thời gian và địa điểm mà phát sinh
biến đổi.
Căn cứ vào các nguyên lý sinh thái học này, cùng với thông tin về đặc
tính sinh vật học của loài có thể giải thích tình trạng phân bố vào mùa đông
của mỗi loài thú móng guốc chẵn trong KBTTN Pù Luông.
Sơn dƣơng có khả năng di chuyển rất tốt trên địa hình núi đá, nơi trú
ẩn thƣờng là các hang hốc đá; thức ăn bao gồm lá cỏ, lá cây, cành cây nhỏ,
mầm cây, quả cây, rêu và địa y trên vách đá (Bộ Khoa học&Công nghệ và


63

Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam, 2007). Tại KBTTN Pù Luông, nhiều
khu vực có thể đáp ứng nhu cầu thức ăn của Sơn dƣơng; vào mùa hè (mùa
mƣa) loài di chuyển lên các giông núi đất, sƣờn núi đá cao hiểm trở để tránh
sự săn lùng của thợ săn và để tránh muỗi, ve bét (Nguyễn Đắc Mạnh và cộng
sự, 2011; 2015); còn vào mùa đông (mùa khô) khi các hốc đá cạn khô nƣớc
Sơn dƣơng phải di chuyển xuống khu vực rừng thấp, nơi có khe suối/vó nƣớc

để sinh tồn. Tuy nhiên, rừng thấp gần các khe suối cũng là nơi bị cạnh tranh
gay gắt bởi Lợn rừng và Hoẵng, đồng thời có cƣờng độ gây nhiễu loạn của
con ngƣời rất cao, bởi vậy loài chủ yếu tập trung ở khu vực có mức trung bình
về cự li đến nguồn nhiễu loạn và cự li đến nguồn nƣớc. Ban đêm và sáng sớm,
khi không gian yên tĩnh, Sơn dƣơng cũng ra kiếm ăn ở các khu trống trong
rừng, ven rừng (Yang Bohui et al., 2006), do đó ở các khu rừng mà ban ngày
có mức độ gây nhiễu loạn nhất định thƣờng ghi nhận đƣợc dấu vết loài ở nơi
trống trải, tức nơi có độ tàn che cây gỗ và độ che phủ cây bụi không cao.
Hoẵng là loài thú hoạt động đơn độc, kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm,
mờ sáng và hoàng hôn, thức ăn chủ yếu là lá, cành cây nhỏ, chúng cũng ăn
quả, chồi, và mầm cây. Ban ngày Hoẵng ẩn nấp ở trong bụi cây để nghỉ ngơi,
nếu ra kiếm ăn Hoẵng rất cẩn trọng, di chuyển từng bƣớc rất chậm, bƣớc
chân nhẹ nhàng, kêu phát ra âm thanh không lớn “sa-sa” khi các động vật
khác di chuyển đến gần. Thính giác mẫn cảm, nhút nhát, bị kinh động lập tức
phi nƣớc đại, nếu bị thƣơng nhẹ chảy máu nó sẽ hoảng loạn, thậm chí không


64

thể di chuyển, lúc này dễ bị ngƣời hoặc các mãnh thú bắt (Yang Bohui et al,
2006). Tại KBTTN Pù Luông, nhiều khu vực có thể đáp ứng nhu cầu thức ăn
của Hoẵng; tuy nhiên các khu rừng phục hồi, trảng cây bụi ở khu vực thấp
bằng phẳng có nguồn nƣớc phong phú thƣờng có mức độ nhiễu loạn lớn, do
đó không phải là sinh cảnh ƣu tiên để Hoẵng lựa chọn. Tại khu vực núi đất,
Hoẵng thƣờng di chuyển lên cao, đầu nguồn các con suối để vừa gần nguồn
nƣớc vừa hạn chế sự cạnh tranh của nhóm loài và săn lùng của thợ săn; Tuy
nhiên, tại khu vực rừng núi đá chúng sẽ không lên quá cao do địa hình sƣờn
và đỉnh núi hiểm trở, thảm thực vật thƣa thớt sẽ không có lợi để Hoẵng ẩn
nấp, chạy trốn khi bị phát hiện; Hoẵng sẽ chọn cƣ trú ổn định ở các khu rừng
giàu ổn định trong thung lũng khá xa khu dân cƣ.

Lợn rừng ăn tạp gồm các loại củ, quả giàu tinh bột, các loại quả cây
rừng, măng tre nứa, chuối và nhiều động vật nhỏ (Lê Hiền Hào, 1972); do đó,
tại KBTTN Pù Luông nhiều khu vực có thể đáp ứng nhu cầu thức ăn của loài.
Lợn rừng kiếm ăn đêm, ngày nghỉ trong các bụi rậm, thích đằm mình trong
vũng nƣớc (Yang Bohui et al, 2006) điều này giải thích tại sao thƣờng ghi
nhận đƣợc dấu vết loài ở nơi có độ tàn che cây gỗ và độ che phủ cây bụi cao,
cách không xa nguồn nƣớc. Kết quả điều tra tình trạng phân bố của Lợn rừng
trong nghiên cứu này đã tiếp tục chứng minh quy luật lựa chọn sinh cảnh
sống của loài vào mùa đông mà Yang Bohui đã công bố: “mù đ ng, lợn
rừng thích ở khu rừng có nhiều loài cây cho quả dạng quả đấu, quả hạch (dẻ,


65

trám, cọ,....) trên hướng dốc nhận được nhiều ánh sáng mặt trời”, bởi vì
hƣớng dốc này ấm áp và tầng lá rụng của khu rừng có nhiều quả rơi rụng, là
loại thức ăn chủ yếu của Lợn rừng trong mùa đông.
4.5. Định hƣớng giải pháp quản lý thú móng guốc chẵn và sinh cảnh
sống của chúng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
4.5.1. Quy hoạch phân khu ưu tiên bảo tồn các loài thú móng guốc chẵn
Kết quả đánh giá hiện trạng phân bố của các loài thú móng guốc chẵn
cho thấy; vùng giáp ranh Phú Lệ- Lũng Cao- tỉnh Hòa Bình (thuộc tiểu khu
250, 251 và 252) và khu vực Cổ Lũng (thuộc tiểu khu 265, 268 và 270) là
hai khu vực khẳng định chắc chắn có đầy đủ cả ba loài thú (Lợn rừng, Hoẵng,
Sơn dƣơng) phân bố; đồng thời tần suất bắt gặp loài trên tuyến khảo sát cũng
cao. Do đó, đây là hai khu vực cần đƣợc quy hoạch ƣu tiên thực hiện các giải
pháp bảo tồn thú móng guốc chẵn.
Tại KBTTN Pù Luông, để thực hiện việc quản lý tổng hợp tài nguyên
rừng, theo quan điểm lâm sinh đã hoạch phân tổng thể diện tích khu bảo tồn
làm ba phân khu là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh

thái và phân khu hành chính dịch vụ; trong đó mỗi phân khu có nguyên tắc
và phƣơng pháp quản lý riêng. Tuy nhiên, để hƣớng đến bảo tồn một nhóm
loài cụ thể nhƣ các loài thú móng guốc chẵn, thì quan điểm quy hoạch và
quản lý phân khu bảo vệ nghiêm ngặt sẽ cần phải thay đổi, không nhất thiết
phải là một vùng đồng nhất.


66

4.5.2. Đối với công tác quản lý bảo vệ thú móng guốc chẵn
- Quy hoạch xây dựng các điểm tích trữ nƣớc tự nhiên, điểm muối
khoáng, tiến tới hình thành các điểm quan sát, đặt bẫy ảnh khi đã thu hút
đƣợc các loài thú móng guốc đên đến.
- Xây dựng chƣơng trình giám sát thú móng guốc chẵn; cần kết hợp
công tác tuần tra của lực lƣợng kiểm lâm, bảo vệ rừng với công tác điều tra
giám sát thú; việc kết hợp này sẽ giúp công tác điều tra giám sát đƣợc liên tục.
- Quy hoach bãi chăn thả hợp lý, hạn chế sự xâm nhập của vật nuôi và
động vật hoang dã bên ngoài vào khu vực rừng bảo tồn.
- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi thú y cho các hộ dân gần rừng, ƣu tiên
các bản làng gần hai khu vực thú móng guốc chẵn tập trung cƣ trú. Xây dựng
các mô hình nhân nuôi Lợn rừng, Hoẵng, Hƣơu sao.
- Giáo dục bảo tồn động thực vật hoang dã khỏi săn bắt và buôn bán
trái phép cho học sinh các trƣờng tiểu học, trung học tại các xã vùng đệm.
4.5.3. Đối với công tác điều tra nghiên cứu bảo tồn thú móng guốc chẵn
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu về địa hình, địa mạo, thổ nhƣỡng,
khí tƣợng, thủy văn, thảm thực vật,... trên toàn bộ khu bảo tồn. Từ đó có thể
biên tập bản đồ khu phân bố sinh thái của các loài thú móng guốc chẵn, làm
cơ sở quan trọng cho công tác quy hoạch bảo tồn loài.
- Xây dựng chƣơng trình nghiên cứu chuyên sâu về tập tính di chuyển
của các loài thú móng guốc chẵn; làm cơ sở quan trọng cho công tác bảo tồn



67

ở cấp độ loài, đặc biệt là ƣớc tính mật độ quần thể và số lƣợng cá thể của
chúng.
- Công tác điều tra, giám sát thú móng guốc cần đƣợc tiến hành
thƣờng xuyên, liên tục, dài hạn và cán bộ khu bảo tồn, ngƣời dân địa phƣơng
phải là lực lƣợng nòng cốt để thực hiện hoạt động này. Do đó, cần có chƣơng
trình tập huấn cụ thể cho từng đối tƣợng trên để nâng cao hiệu quả công tác
điều tra và giám sát các loài thú móng guốc chẵn tại KBTTN Pù Luông.
- Xây dựng phƣơng án cứu hộ thú móng guốc chẵn khi các cá thể loài
bị săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép.


68

KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận
Từ toàn bộ những kết quả và thảo luận trên, cho phép chúng tôi rút ra
một số kết luận sau:
1. Vùng giáp ranh Phú Lệ- Lũng Cao- tỉnh Hòa Bình (thuộc tiểu khu
250, 251 và 252) và khu vực Cổ Lũng (thuộc tiểu khu 265, 268 và 270) là
hai khu vực các loài thú móng guốc chẵn tập trung cƣ trú.
2. Lợn rừng tập trung phân bố ở khu vực rừng giàu ổn định có độ tàn
che 0,6-0,8 và độ che phủ 60-80%, đai cao dƣới 1000m, độ dốc 20-400,
hƣớng Tây và Nam, cách nguồn nƣớc và nguồn gây nhiễu loạn từ 500-100m.
Vào mùa đông, yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến tập tính lựa chọn sinh cảnh
sống của Lợn rừng chính là nguồn thức ăn và độ yên tĩnh của nơi cƣ trú, tiếp

đến mới là nguồn nƣớc;
3. Hoẵng tập trung phân bố ở khu vực rừng giàu ổn định có độ tàn che
0,6-0,8 và độ che phủ 40-60%, đai cao 800- 1000m, nơi sƣờn thoải độ dốc
dƣới 200, hƣớng Nam, cách nguồn nƣớc dƣới 500m và nguồn gây nhiễu loạn
từ 500-100m. Vào mùa đông, yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến tập tính lựa
chọn sinh cảnh sống của Hoẵng chính là độ yên tĩnh kín đáo của nơi cƣ trú,
tiếp đến mới là nguồn nƣớc và độ phức tạp của địa hình;


69

4. Sơn dƣơng tập trung phân bố ở khu vực rừng giàu ổn định có độ tàn
che 0,4-0,6 và độ che phủ 20-40%, đai cao dƣới 1000m, độ dốc vừa phải
20-400, hƣớng phơi Tây và Nam, cách nguồn nƣớc và nguồn gây nhiễu loạn
từ 500-100m. Vào mùa đông, yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến tập tính lựa
chọn sinh cảnh sống của Sơn dƣơng chính là nguồn nƣớc và độ yên tĩnh nơi
cƣ trú, tiếp đến mới là nguồn thức ăn;
5. Về mối quan hệ cạnh tranh giữa ba loài thú móng guốc chẵn: (1).
Cạnh tranh không gian sống giữa Lợn rừng với Sơn dƣơng kịch liệt hơn so
với Lợn rừng- Hoẵng và, Hoẵng- Sơn dƣơng; (2). Để giảm thiểu áp lực cạnh
tranh, về cơ bản Lợn rừng đã chủ động phân li ổ sinh thái; (3). Độ cao là yếu
tố hoàn cảnh có vai trò quan trọng nhất chi phối mối quan hệ cạnh tranh giữa
Lợn rừng và Sơn dƣơng; còn giữa Lợn rừng và Hoẵng là kiểu thảm thực vật,
giữa Hoẵng và Sơn dƣơng là cƣờng độ gây nhiễu;
Tồn tại và Khuyến nghị
Bởi nguồn lực và thời gian có hạn, các nỗ lực điều tra thú móng guốc
chẵn và sinh cảnh sống của chúng trên 35 tuyến ngoài thực địa, mới đƣợc
thực hiện 1 lần. Do đó, dữ liệu thu thập đƣợc còn hạn chế, loài Hoẵng chỉ ghi
nhận đƣợc 16 lần, khi tiến hành các phƣơng pháp thống kê sẽ cho ra kết quả
có độ tin cậy không cao.

Tuân thủ các tuyến điểm và phƣơng pháp điều tra ở đợt mùa đông này,
tiếp tục điều tra thu thập số liệu vào các mùa khác trong năm, tiến tới thực


70

hiện chƣơng trình giám sát dài hạn quần thể loài và sự biến đổi quy luật lựa
chọn sinh cảnh sống của chúng tại KBTTN Pù Luông; làm cơ sở khoa học để
xây dựng phƣơng án quy hoạch bảo tồn thú móng guốc chẵn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Anon. (1998). D án đầu tư xây d ng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,
tỉnh Thanh Hoá. Viện Điều tra và Quy hoạch rừng, Hà Nội.
2. Averyanov, L.V., Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Đỗ Tiến Đoàn và
Regalado, J.C. (2003). Điều tr s

ộ th c vật của rừng nguyên sinh

khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hoá. Dự án Bảo tồn
cảnh quan Pù Luông- Cúc Phƣơng, Tổ chức bảo tồn động thực vật
hoang dã quốc tế- Chƣơng trình Việt Nam và Cục Kiểm lâm, Hà Nội.
3. Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (2013). Quy hoạch bảo
tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng khu

ù u ng đến

năm 2020. Tài liệu lƣu hành nôi bộ.
4. Bộ Khoa học&Công nghệ và Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam

(1992; 2007). Sách Đỏ Việt Nam- Phần Động vật. Nxb Khoa học tự
nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
5. Đặng Ngọc Cần (2004). Điều tr th và đánh giá ảo tồn của một số khu
v c chọn lọc ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hoá.
Dự án Bảo tồn cảnh quan Pù Luông- Cúc Phƣơng, Tổ chức bảo tồn
động thực vật hoang dã quốc tế- Chƣơng trình Việt Nam và Cục
Kiểm lâm, Hà Nội.


6. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2006). Nghị định số: 32/2006/
Đ-CP, ngày 30/3/2006 của Thủ tướng chính phủ về: Quản lý th c
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
7. Dự án tăng cƣờng công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại
Việt Nam – SPAM (2003). Sổ t y hướng dẫn điều tr và giám sát đ
dạng sinh học, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
8. Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009). Phân loại học lớp thú
(M mm li ) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam. Nxb Khoa
học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội
9. Furey, N. và Infield, M (2005). Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Các
cuộc điều tr đ dạng sinh học tại các vùng trọng điểm nhằm bảo tồn
dãy n i đá v i ù u ng-

c hư ng. Dự án cảnh quan đá vôi Pù

Luông- Cúc Phƣơng, Cục kiểm lâm Việt Nam và Chƣơng trình hỗ trợ
bảo tồn Việt Nam của Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc
tế, Hà Nội
10. Trịnh Văn Hạnh, Lƣu Tƣờng Bách và cộng sự (2013). Thành phần loài
động vật, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài động
vật tại khu BTTN Pù Luông. Dự án điều tra lập danh lục khu hệ động

thực vật rừng khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa- Liên danh Viện
sinh thái & bảo vệ công trình và Trƣờng Đại học khoa học tự nhiên.


×