Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH tế CHÍNH TRỊ GIỚI THIỆU tác PHẨM bộ tư bản của các mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.36 KB, 34 trang )

1
GIỚI THIỆU Tác phẩm: BỘ “TƯ BẢN” CỦA C.MÁC
* * *
1. Mô tả chuyên đề:
Đây là chuyên đề nghiên cứu những vấn đề lý luận trong Học thuyết
kinh tế của C.Mác. So với bậc học dưới, nội dung có sự phát triển hơn và bám
sát thực tiễn đổi mới hiện nay. Đây là một trong những chuyên đề trọng tâm
của mơn học kinh tế chính trị.
2. Mục đích:
- Nhận thức bản chất của nền SX TBCN, vai trò và sứ mệnh lich sử của
giai cấp vơ sản trong q trình đấu tranh xoá bỏ chế độ cũ, xây dựng một xã
hội mới văn minh, hạnh phúc
- Tiếp tục khẳng định tính cách mạng, tính khoa học của lý luận giá trị
thặng dư trong học thuyết kinh tế Mác.
- Làm cơ sở xem xét các hiện tượng, quá trình kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội xét lại, bảo
vệ học thuyết kinh tế Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung.
3. Yêu cầu:
Nghiên cứu vận dụng lý luận giá trị thặng dư vào quá trình xây dựng nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
4. Kết cấu chuyên đề: Gồm 2 phần
I. Phần mở đầu
II. Nội dung chủ yếu của Bộ Tư bản
III. Ý nghĩa của tác phẩm
5. Tổ chức, phương pháp nghiên cứu bài giảng:
Giảng viên xây dựng chuyên đề theo hướng bài giảng điện tử hoặc bài
giảng truyền thống. Sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, đối thoại
trong quá trình lên lớp để làm nổi bật nội dung của chuyên đề.


2


6. Hướng dẫn thu hoạch tiểu luận:
Một số định hướng sau đây, để học viên nghiên cứu lựa chọn:
- Bộ Tư bản có vị trí như thế nào trong các cơng trình của C.Mác?
- Nội dung của Bộ Tư bản ra sao?
7. Tài liệu tham khảo:
“Bộ tư bản”, Mác Ăngghen Toàn tập, tập 23, Nxb CTQG, H.1994
8. Kế hoạch tư vấn, giúp đỡ học viên học tập nghiên cứu
Học viên nghiên cứu kỹ bút ký, đọc tài liệu, ghi chép những vấn đề cốt
lõi trong các trang viết. Đồng thời tìm các tài liệu, tư liệu khác trên mạng có
liên quan đến chuyên đề này để làm phong phú hơn nữa về nội dung.
* * *
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Vị trí học thuyết kinh tế Mác trong lịch sử các học thuyết kinh tế
Kinh tế chính trị Mác - Lênin do C.Mác (1818 - 1883), Ph.Ăngghen
(1820 - 1895) sáng lập vào những năm 50 của thế kỉ XIX và được V.I.Lênin
(1870 - 1924) tiếp tục bảo vệ, phát triển vào cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX
khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
Nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin không thể không đề cập đến Bộ
tư bản, bởi vì ở đó, tồn bộ quan điểm kinh tế của C.Mác và Ph.Ăngghen được
trình bày một cách tập trung, đầy đủ và hệ thống nhất. Tư bản luận của C.Mác
là sự luận chứng một cách khoa học và cách mạng nhất về sự diệt vong tất yếu
của chủ nghĩa tư bản. Khi Quyển 1 của Bộ tư bản được xuất bản, nó đã được
Ph.Ănghen ví như một tiếng sét giữa bầu trời quang đãng của chủ nghĩa tư bản.
2. Sơ lược quá trình hình thành Bộ tư bản
- Quá trình hình thành và phát triển học thuyết kinh tế Mác - Ănghen gắn
liền với quá trình C.Mác nghiên cứu, kế thừa có phê phán các tư tưởng, các


3

học thuyết kinh tế đã từng xuất hiện trước đó và thực tiễn kinh tế xã hội để
viết Bộ tư bản. Q trình đó được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn trước năm 1848: xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận
nghiên cứu khoa học nói chung, kinh tế học chính trị nói riêng.
Giai đoạn từ 1848 đến trước 1867: xây dựng và hồn thiện các quan
điểm lí luận, hệ thống các phạm trù, khái niệm.
Giai đoạn 1867 đến 1895: hoàn thiện học thuyết kinh tế Mác.
- Hoàn cảnh lịch sử khi C.Mác viết Bộ tư bản:
+ Tiền đề thực tiễn kinh tế xã hội
Đầu thế kỷ XIX cuộc cách mạng cơng nghiệp đã hồn thành ở Anh, đang
diễn ra mạnh mẽ ở Pháp và các nước tư bản khác. Quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa đã cơ bản xác lập được địa vị thống trị của nó ở Tây Âu, Bắc Mĩ.
Quan hệ sản xuất tư bản ra đời và phát triển, một mặt nó tạo ra những
bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, mặt khác nó lại làm cho tính chất
bóc lột tư bản chủ nghĩa ngày càng tăng lên. Giai cấp vô sản - con đẻ của nền
đại công nghiệp, ngày càng lớn mạnh đã bước lên vũ đài chính trị và trở thành
một giai cấp cơ bản của xã hội tư sản. Để thực sự trở thành một giai cấp cách
mạng nhất, tiên tiến nhất và đại biểu cho xã hội tương lai, giai cấp vơ sản cần
phải có một lí luận khoa học soi đường. Chủ nghĩa Mác nói chung, học thuyết
kinh tế Mác nói riêng ra đời sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng của giai
cấp vô sản.
+ Tiền đề lí luận
Chủ nghĩa Mác nói chung, học thuyết kinh tế Mác nói riêng được C.Mác
và Ph.Ănghen xây dựng trên những tiền đề lí luận hồn tồn được xác định.
Đó là Triết học cổ điển Đức; Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh; Chủ nghĩa
xã hội không tưởng Pháp. Đặc biệt với việc sử dụng phép biện chứng cùng
quan điểm duy vật về lịch sử vào nghiên cứu kinh tế tư bản chủ nghĩa, C.Mác
và Ph.Ăngghen đã tiến hành một cuộc cách mạng trong kinh tế chính trị và



4
xây dựng nên một học thuyết kinh tế hoàn bị và thực sự khoa học - học thuyết
kinh tế Mác.
- Một số tác phẩm và các bản thảo có liên quan đến sự hình thành Bộ
tư bản:
Đầu những năm 40/TK XIX C.Mác và Ph.Ănghen là những người dân
chủ cách mạng. Mặc dù là một trong những người lãnh đạo phái Hêghen trẻ
nhưng C. Mác đã đề ra một nguyên tắc: “Gắn triết học với thực tiễn”
Năm 1844, tờ Biên niên Pháp - Đức đăng “Tóm tắt phê phán kinh tế
chính trị” của Ph.Ăngghen. Trong tác phẩm này, sau khi trình bày khái quát
những quan điểm kinh tế của trường phái Trọng thương; các lý thuyết kinh tế
của A.Smith, của D.Ricardo và của Th.Malthus… Ph.Ăngghen đã kết luận:
Các nhà kinh tế tư sản càng gần thời đại chúng ta thì càng ít chân thật.
Năm 1844, C.Mác cho xuất bản “Bản thảo kinh tế - triết học” với một
luận đề nổi tiếng: Cơ sở của đời sống xã hội là sản xuất vật chất. Có thể xem
đây như là một dấu mốc khẳng định C.Mác đã chuyển từ phương pháp luận
duy tâm sang duy vật; từ lập trường cách mạng dân chủ sang chủ nghĩa xã hội
khoa học.
Năm 1845, Ph.Ăngghen viết “Tình cảnh nước Anh”. Trong tác phẩm
này, Ph.Ăngghen đã đưa ra khái niệm Sự chuyển biến cơng nghiệp. Từ Tình
cảnh nước Anh lúc đó, Ph.Ăng ghen đã đưa ra kết luận: thất nghiệp, khủng
hoảng kinh tế là hậu quả tất yếu cuộc cách mạng cơng nghiệp và thất nghiệp
là đặc tính của CNTB.
Năm 1848, Ph.Ăngghen viết “Những nguyên lí của chủ nghĩa cộng sản”
và C.Mác soạn “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” trong đó phân tích sự phát sinh,
phát triển của chủ nghĩa tư bản; nguyên tắc cơ bản để thiết lập xã hội cộng sản
là xoá bỏ sở hữu tư nhân, thiết lập sở hữu xã hội.
Năm 1849, C.Mác viết “Lao động làm thuê và tư bản” trong đó lần đầu
đưa ra khái niệm tư bản là một quan hệ xã hội; cơ sở kinh tế cho sự thống trị



5
của tư bản và bóc lột lao động làm thuê là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa.
Năm 1857 - 1858, C.Mác viết “Bản thảo kinh tế” gồm phần mở đầu;
chương Tiền tệ; chương Tư bản. Tuy không xuất bản thành sách nhưng đây
được xem là Bản thảo (có tài liệu gọi là di bản hay biến thể) đầu tiên của Bộ
tư bản sau này. Từ bản thảo1857 - 1858 (Bản thảo kinh tế), C.Mác xây dựng
kế hoạch viết 6 quyển sách( quyển 1: Về Tư bản; quyển 2: Về sở hữu ruộng
đất; quyển 3: Về lao động làm thuê; quyển 4: Về nhà nước; quyển 5: Ngoại
thương; quyển 6: Thị trường thế giới).
Năm 1859, dựa vào “Bản thảo kinh tế” và kế hoạch viết “6 quyển sách”,
C.Mác xuất bản “Góp phần phê phán kinh tế chính trị” gồm Lời nói đầu và 2
chương là Hàng hố; Tiền tệ hay lưu thơng giản đơn. Trong chương Hàng
hố, lần đầu tiên tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hố được đề
cập tới, đánh dấu sự hồn bị lý luận giá trị - lao động. Dựa vào phát hiện này,
C.Mác đã trình bày một cách khoa học hệ thống các phạm trù kinh tế tư bản
chủ nghĩa (những phạm trù, khái niệm này sau đó được trình bày ở quyển 1 và
quyển 2 của Bộ tư bản).
Năm 1861, C.Mác tiếp tục nghiên cứu kinh tế; đến tháng 7 năm1863,
C.Mác hoàn thành bản thảo “Phê phán kinh tế chính trị”. Có thể coi đây là
bản thảo lần hai của Bộ tư bản. Hầu hết các nội dung trong Phê phán kinh tế
chính trị sau này được C.Mác trình bày trong Bộ tư bản và trong lúc viết bản
thảo lần 2, C.Mác đã có ý định đặt tên cho cơng trình nghiên cứu kinh tế của
mình là Tư bản.
Năm 1864 - 1865, C.Mác hoàn thành bản thảo lần 3. So với bản thảo lần
2 (1861-1863) bản thảo lần 3 có sự thay đổi về kết cấu và dự kiến viết Bộ tư
bản thành 4 quyển (quyển 1: Quá trình sản xuất của tư bản; quyển 2: Q
trình lưu thơng của tư bản; quyển 3: Các hình thái và loại hình của tồn bộ
q trình nói chung; quyển 4: Các học thuyết về giá trị thặng dư).



6
Năm 1867, Quyển 1 Bộ tư bản được xuất bản lần đầu bằng tiếng Đức
(1000 bản). Từ 1867 - 1883, quyển 1 Bộ tư bản được xuất bản hoặc tái bản
138 lần, bằng 14 thứ tiếng với 5,5 triệu bản.
Sau khi C.Mác mất, Ph.Ăngghen cho xuất bản quyển 2 năm 1885; quyển
3 vào năm 1894.
Còn quyển 4 do C.Cauxky xuất bản lần đầu vào 1905. Nhưng do có
nhiều sai sót nên 1961, BCHTW ĐCS Liên Xô xuất bản quyển 4 sát đúng hơn
với bản thảo của C.Mác.
3. Phương pháp luận nghiên cứu của C.Mác khi viết Tư bản
- Xác định đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa người với người
trong sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng nhằm tìm ra những quy luật
chi phối sự vận động của xã hội hiện đại. C Mác đã viết: “Trong tác phẩm
này, đối tượng nghiên cứu của tôi là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức ấy”... “...
mục đích cuối cùng của tác phẩm này là tìm ra quy luật vận động kinh tế của
xã hội hiện đại” (C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG, H.1994, tập23
tr.19 và tr.21).
- Sử dụng phương pháp trừu tượng hố khoa học, C.Mác đã viết: “khi
phân tích những hình thái kinh tế, người ta khơng thể dùng kính hiển vi hay
những chất phản ứng hóa học được. Sức trừu tượng hóa phải thay thế cho cả
hai cái đó” (sđd tr.16).
- Đứng vững trên quan điểm giá trị lao động để luận giải các hiện tượng ,
các qúa trình kinh tế của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. C.Mác đã viết: “Bây
giờ, chúng ta hãy xem xét cái gì cịn lại của các sản phẩm lao động. Trong các
sản phẩm đó khơng cịn lại cái gì cả, trừ cái thực thể hư ảo như nhau, một sự
kết tinh đơn thuần, không phân biệt, của lao động của con người, tức là một
sự chi phí về sức lao động của con người, khơng kể đến hình thức của sự chi

phí đó. Tất cả những vật ấy bây giờ chỉ còn biểu hiện một điều là trong việc
sản xuất ra chúng, sức lao động của con người được chi phí vào đấy, lao động


7
của con người đã được tích lũy vào đấy. Là những tinh thể của cải thực thể xã
hội chung cho tất cả các vật ấy, cho nên các vật ấy đều là những giá trị những giá trị hàng hóa”(Sđd, tr.66).
4. Kết cấu lôgic lớn
Bộ tư bản gồm 4 quyển (tìm đọc trong C.Mác và Ph.Ăngghen Tồn tập:
tập 23; tập 24; tập25 - phần 1, 2; tập 26 - phần 1, 2, 3) có kết cấu:
Quyển 1 - Q trình sản xuất của tư bản: gồm 8 phần, 32 chương với 4
nội dung: lí luận giá trị; lí luận giá trị thặng dư; lí luận tiền cơng; lí luận tích
luỹ tư bản.
Quyển 2 - Q trình lưu thơng của tư bản: gồm 3 phần, 21 chương với 2
nội dung: lí luận tuần hồn và chu chuyển tư bản; lí luận tái sản xuất và lưu
thông tư bản xã hội.
Quyển 3 - Các hình thái và loại hình của tồn bộ q trình nói chung:
gồm 7 phần, 52 chương với những nội dung: chi phí sản xuất TBCN và lợi
nhuận; lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất; tư bản kinh doanh hàng hoá và
lợi nhuận của thương nhân; tư bản cho vay và lợi tức; tư bản kinh doanh nông
nghiệp và địa tô TBCN…
Quyển 4 - Các học thuyết về giá trị thặng dư: gồm 3 phần: Phê phán chủ
nghĩa trọng nơng và lí thuyết kinh tế của A.Smith; phê phán lí thuyết kinh tế
của D.Ricardo; phê phán KTCT cổ điển và q trình tầm thường hố KTCT.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA BỘ TƯ BẢN
Bộ Tư bản của C.Mác là một cơng trình nghiên cứu khoa học kinh tế đồ
sộ với dung lượng rất lớn, được kết cấu một cách thực sự lơgíc với sự thống
nhất cao giữa tính khoa học và tính cách mạng. Đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu và giới thiệu bộ Tư bản của C.Mác với tư cách là sách chuyên khảo, tham
khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn kinh tế chính trị và các khoa

học kinh tế khác. Vì vậy, bài giới thiệu này cũng chỉ đặt ra một nhiệm vụ khiêm
nhường là khái lược kết cấu và nội dung cơ bản nhất của bộ Tư bản của C.Mác.


8
Bộ Tư bản được C.Mác được trình bày trong 4 quyển với hai nội dung
cơ bản là Học thuyết giá trị và Học thuyết giá trị thặng dư.
Trên cơ sở hoàn bị Học thuyết giá trị - lao động, C.Mác phát kiến ra Học
thuyết giá trị thặng dư. Học thuyết giá trị thặng dư theo nghĩa rộng và đầy đủ
nhất gồm: sự ra đời và phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; điều
kiện và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư; các hình thái biểu hiện của giá
trị thặng dư; lý luận giá trị thặng dư trong lịch sử các học thuyết kinh tế...
Bộ tư bản là cơng trình khoa học kinh tế đồ sộ; nội dung, phương pháp nghiên
cứu và kết cấu chung - cũng như từng vấn đề được đề cập trong tác phẩm, đều
có tính khoa học và tính cách mạng rất cao. Vì vậy, khi nghiên cứu Bộ tư bản
cần phải vận dụng lý thuyết hệ thống (nghiên cứu các nội dung theo một kết
cấu lôgic) để luận giải và nhận thức những vấn đề cơ bản của tác phẩm.
Quyển I - Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa
(C.Mác và Ph.Ăngghen T.tập, t.23, Nxb CTQG - H.1993)
Quyển 1 có 8 phần, 32 chương với 4 nội dung:
1. Học thuyết giá trị - lao động, trình bày trong phần 1 (hàng hóa - tiền tệ)
với 3 chương gồm: hàng hố; q trình trao đổi; tiền hay lưu thơng hàng hố.
Nội dung cơ bản nhất trong lí luận giá trị là: Bắt đầu từ hàng hóa, C.Mác
trình bày các nhân tố (2 thuộc tính) là giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
Từ thực thể (chất) của giá trị, C.Mác phân tích sự hình thành lượng giá trị của
hàng hóa. Vì giá trị của hàng hóa do hao phí lao động của những người sản
xuất hàng hóa tạo ra, nên lượng giá trị hàng hóa được đo bằng lượng lao động
đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Tuy nhiên, lượng giá trị
khơng phải được đo bằng hao phí lao động cá biệt mà phải được đo bằng hao
phí lao động xã hội - hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong lý luận giá trị,

công lao lớn nhất của C.Mác là phát hiện tính chất hai mặt của lao động sản
xuất hàng hố. Đây là chìa khóa để C.Mác luận giải tồn bộ quá trình tạo ra
giá trị thặng dư cho nhà tư bản.


9
Các nhà kinh tế trước C.Mác - nhất là các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ
điển Anh đã đề cập đến phạm trù giá trị, đã phân biệt được giá trị sử dụng và
giá trị... nhưng vì sao hàng hóa có hai thuộc tính thì họ lại khơng thể lý giải
được. Chỉ có C.Mác, trên cơ sở phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động
sản xuất hàng hóa, mới làm cho lý luận giá trị trở thành hoàn bị nhất. C.Mác
đã đứng trên quan điểm giá trị lao động để phê phán (có kế thừa) các nhà kinh
tế trước đó để xây dựng Học thuyết kinh tế của riêng mình - Học thuyết giá trị
thặng dư.
Trong Phần thứ nhất, quyển 1, C.Mác đã dành một chương (chương 3)
để phân tích tiền tệ.
Về phạm trù tiền tệ, C.Mác chứng minh rằng: Tiền tệ ra đời là xuất phát
từ nhu cầu phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Đó là q trình lịch
sử lâu dài qua các hình thái giá trị trong lịch sử - từ hính thái đơn giản, đơn
nhất, hay ngẫu nhiên của giá trị đến hình thái đầy đủ hay mở rộng; đến hình
thái chung. Trong hình thái đơn giản, C.Mác đã phân tích hình thái tương đối
của giá trị và hình thái ngang giá. Trong hình thái đầy đủ hay mở rộng, C.Mác
đề cập đến hình thái tương đối mở rộng; hình thái ngang giá đặc thù. Trong
hình thái chung, C.Mác đã đề cập đến bước chuyển từ hình thái phổ biến sang
hình thài tiền và cho rằng: “Loại hàng hóa đặc biệt mà về mặt xã hội, hình
thái tự nhiên của nó dần dần gắn liền với hình thái vật ngang giá, thì nó trở
thành hàng hóa - tiền, hay làm chức năng tiền” (Sđd tr.111). Như vậy, tiền tệ
ra đời gắn liền với lịch sử phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Bản
chất của tiền tệ là loại hàng hóa đặc biệt, nó đóng vai trị là vật ngang giá
chung cho tất cả các loại hàng hóa khác.

Trong lý luận giá trị, C.Mác đã phát hiện ra các quy luật kinh tế khách
quan của sản xuất hàng hóa là: quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu, lưu
thông tiền tệ.


10
Như vậy, nghiên cứu lý luận giá trị trong học thuyết kinh tế Mác là
nghiên cứu những vấn đề về hàng hóa và tiền tệ; mối quan hệ giữa hàng hóa tiền tệ; quy luật kinh tế khách quan của sản xuất hàng hóa - quy luật giá trị.
Về quy luật giá trị, C.Mác cho rằng: trong nền sản xuất hàng hóa giản
đơn, quy luật giá trị buộc người sản xuất và tham gia vào q trình lưu thơng
hàng hóa phải tuân theo “mệnh lệnh” của thị trường - trao đổi phải ngang giá.
Trong học thuyết giá trị, C.Mác cũng cho rằng cùng với việc tự phát điều
tiết sản xuất và lưu thơng; kích thích tiến bộ kỹ thuật, quy luật giá trị là tác
nhân kinh tế dẫn đến sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa(cùng tác nhân phi kinh tế - sử dụng bạo lực tước đoạt tư liệu sản xuất
của người sản xuất nhỏ để đẩy nhanh sự ra đời của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa).
Về vị trí và ý nghĩa của lí luận giá trị - lao động trong học thuyết kinh tế
C.Mác, có thể khẳng định: Lý luận giá trị lao động là cở sở lý luận khoa học
để C.Mác xây dựng học thuyết giá trị thặng dư. Nói một cách khác, học
thuyết giá trị thặng dư của C.Mác thực sự cách mạng và khoa học vì nó được
luận giải theo một quan điểm nhất quán: chỉ có lao động mới tạo ra giá trị
Nghiên cứu lý luận giá trị trong học thuyết kinh tế của C.Mác thực chất
là nghiên cứu hàng hóa, tiền tệ. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa về mặt khoa
học - cơ sở đề nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư, mà cịn có ý nghĩa về
mặt thực tiễn kinh tế - xã hội. Đó là vận dụng các quy luật của sản xuất và lưu
thơng hàng hóa vào nền kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
2. Học thuyết giá trị thặng dư
Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư (học thuyết giá trị thặng dư theo
nghĩa hẹp): trình bày từ phần 2 đến phần 5, gồm 13 chương

Mở đầu phần lý luận giá trị thặng dư: Phần thứ hai, quyển 1: Sự chuyển
hóa của tiền thành tư bản. C.Mác nêu công thức chung của tư bản và chỉ ra
mâu thuẫn trong cơng thức chung đó; trình bày điều kiện của sản xuất tư bản
chủ nghĩa (sự chuyển hoá tiền thành tư bản, sức lao động trở thành hàng hoá);


11
từ mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản:T - H - T / , C.Mác phân tích
điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa - người lao động được tự do về
thân thể, người lao động không có tư liệu sản xuất buộc phải bán sức lao
động cho người khác. Theo C.Mác, hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính
là giá trị và giá trị sử dụng. Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt,
là yếu tố duy nhất tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Luận giải quá trình
sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản, C.Mác đã chứng minh rằng, trong
quá trình sử dụng hàng hóa sức lao động(q trình người cơng nhân làm việc
trong các xí nghiệp tư bản) giá trị hàng hóa sức lao động khơng mất đi mà nó
cịn tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn, phần lớn hơn đó bị nhà tư bản chiếm
đoạt- giá trị thặng dư.
Phân tích vai trò của các bộ phận tư bản khác nhau trong quá trình tạo ra
giá trị thặng dư cho nhà tư bản, C.Mác đã phân chia tư bản thành tư bản bất
biến, tư bản khả biến. Tư bản bất biến là bộ phận tư bản dùng để mua các tư
liệu sản xuất (nhà xưởng, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu...). Gọi là tư bản
bất biến vì giá trị của nó không thay đổi mà chỉ chuyển dần vào sản phẩm mới
thông qua lao động cụ thể của người công nhân. Tư bản khả biến là bộ phận
tư bản dùng để mua hàng hóa sức lao động. Sau mỗi q trình sản xuất hàng
hóa cho nhà tư bản, bằng lao động trừu tượng người cơng nhân tạo ra một
lượng gía trị mới không những đủ bù đắp lại giá trị hàng hóa sức lao động ngang bằng tiền lương nhà tư bản trả cho cơng nhân, mà cịn một phần dơi ra
nhà tư bản chiếm đoạt - giá trị thặng dư hay giá trị thặng ra.
Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến nhằm chỉ
ra vai trò của những bộ phận tư bản khác nhau trong quá trình tạo ra giá trị

thặng dư cho nhà tư bản. Đây cũng là một trong những đóng góp to lớn của
C.Mác cho Khoa kinh tế chính trị - điều mà tất cả các nhà kinh tế trước đó
chưa ai làm được.
Phân tích quy mơ, trình độ và phương thức bóc lột của tư bản đối với lao
động làm thuê, C.Mác đã sử dụng các phạm trù: tỉ suất và khối lượng giá trị


12
thặng dư; giá trị thăng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng
dư siêu ngạch. Trong phân tích giá trị thặng dư tương đối, C.Mác có bổ sung
về mặt lịch sử - ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong cơng
nghiệp, đó là giai đoạn hiệp tác giản đơn; giai đoạn hiệp tác có phân
cơng(cơng trường thủ cơng); giai đoạn máy móc đại cơng nghiệp.
Vị trí và ý nghĩa của lí luận giá trị thặng dư trong học thuyết kinh tế của
C.Mác.
Phạm trù giá trị thặng dư là phạm trù trung tâm; lý luận giá trị thặng dư
là viên đá tảng trong học thuyết kinh tế Mác- như VI.Lênin đã đánh giá. Lý
luận giá trị thặng dư của C.Mác đã vạch trần bí mật của nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa, bác bỏ những luận điểm tư sản: “người có cơng, kẻ có của”, “Tự
do - bình đẳng - bác ái”.
Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh bản chất của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa đó là sản xuất giá trị thặng dư. Nhà tư bản bóc lột lao động làm thuê là
bóc lột giá trị thặng dư. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản
(quy luật kinh tế tuyệt đối) của chủ nghĩa tư bản
Nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư cịn có thể rút ra được những vấn
đề có ý nghĩa về mặt kinh tế. Đó là việc phân chia vốn đầu tư cho sản xuất
kinh doanh; vấn đề thị trường sức lao động; xác định định mức lao động;
phân chia giá trị gia tăng trong sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường...
3. Lí luận tiền cơng: Trình bày trong Phần 6, quyển 1, gồm 4 chương.
Khi nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, C.Mác đã khẳng

định chính lao động của người cơng nhân làm th đã làm tăng giá trị cho tư
bản. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, sức lao động là hàng hóa. Cũng
như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có giá trị và giá trị sử
dụng. Lý luận tiền công trong Học thuyết kinh tế của C.Mác đã chỉ ra sự
chuyển hóa của giá trị sức lao động hay giá cả sức lao động, thành tiền công.
Nội dung lý luận tiền công trong học thuyết kinh tế Mác:


13
Sử dụng phương pháp phản chứng, C.Mác khẳng định tiền công dưới
chủ nghĩa tư bản là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là
giá cả hàng hoá sức lao động; dưới chủ nghĩa tư bản, tiền công nhà tư bản trả
cho công nhân dưới hai hình thức: tiền cơng tính theo thời gian và tiền cơng
tính theo sản phẩm. Trong lý luận tiền cơng, C.Mác cịn đề cập và luận giải
tiền cơngdanh nghĩa và tiền công thực tế. Trong điều kiện cạnh tranh tư bản
chủ nghĩa, tiền cơng thực tế của người cơng nhân có xu hướng giảm xuống.
Lí luận tiền cơng trong học thuyết kinh tế Mác chỉ rõ mối quan hệ giữa
tư bản với lao động làm thuê. Nó là phần giá trị mới do công nhân tạo ra mà
nhà tư bản lấy trả lại cho người cơng nhân. Nhìn bên ngồi nó dường như là
hợp lý, là công bằng, ứng tư bản kinh doanh thì có lợi nhuận, có lao động thì
có tiền cơng... đó là “người có cơng, kẻ có của”. Lí luận tiền cơng dưới chủ
nghĩa tư bản là sự bổ sung, hồn thiện lí luận giá trị thặng dư trong học thuyết
kinh tế của C.Mác. Ngồi ý nghĩa chính trị xã hội, lí luận tiền cơng cịn có ý
nghĩa về mặt kinh tế nếu gạt bỏ tính chất tư bản chủ nghĩa thì tiền cơng phản
ánh các mối quan hệ xã hội giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Tiền công phải dảm bảo tái sản xuất sức lao động; tiền công phải là động lực
để người lao động làm việc với năng suất chất lượng và hiệu quả cao nhất
4. Lí luận tích luỹ và tích luỹ nguyên thuỷ tư bản
Được trình bày trong phần 7 và 8 với 12 chương
Sử dụng phương pháp trừu tượng hố, C.Mác phân tích tích luỹ tư bản

về mặt định tính. Khi nghiên cứu tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng
tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã rút ra những kết luận quan trọng đó là nguồn gốc
của tư bản khả biến(biểu hiện dưới hình thái tiền lương mà nhà tư bản trả cho
người công nhân làm thuê; công nhân ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhà
tư bản; thực chất của tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư và nguồn
gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư; tư bản tích lũy ngày càng
chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ tư bản ứng trước. Động lực khách quan của
tích luỹ là tăng thêm lượng tư bản ứng trước, thực hiện tái sản xuất mở


14
rộng(cả chiều rộng và chiều sâu) điều đó cũng có nghĩa là tăng cường quy mơ
và trình độ bóc lột lao động làm thuê.
Về mặt định lượng, C.Mác đã đề cập và phân tích những nhân tố ảnh
hưởng tới quy mơ tích luỹ tư bản. Đó là trình độ bóc lột giá trị thặng dư;
năng suất lao động; đại lượng tư bản ứng trước; chênh lệch giữa tư bản sử
dụng và tư bản tiêu dùng do tiến bộ của kỹ thuật.
Nghiên cứu tích lũy tư bản, C.Mác đã phát hiện quy luật chung của tích
luỹ tư bản, đó là: q trình tích lũy tư bản là q trình tích tụ và tập trung tư
bản; là quá trình cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên. Đặc biệt tích luỹ tư bản
chính là q trình tích luỹ sự giàu có về nhà tư bản và giai cấp tư sản; tích luỹ
sự nghèo khổ, bần cùng về lao động làm thuê và giai cấp vơ sản. Trong lý
luận tích lũy tư bản, C.Mác đã chứng minh sự bần cùng hóa của giai cấp vơ
sản được biểu hiện dưới 2 hình thức: bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa
tuyệt đối
Khi nghiên cứu q trình tích lũy tư bản, C.Mác đã đi sâu phân tích “Cái
gọi là tích lũy ban đầu” Phần thứ bẩy- Chương 24(tr.995 – 1060 tập 23). Tích
lũy ban đầu hay tích lũy nguyên thủy để đẩy nhanh sự ra đời của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.Mác cho rằng: trước chủ nghĩa tư bản đã có một
sự tích lũy “ban đầu”- một tích lũy khơng phải là kết quả của phương thức

sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà là điểm xuất phát của chúng(Sđd tr.995)
Lí luận tích luỹ tư bản có vị trí quan trọng trong Học thuyết kinh tế Mác.
Bởi vì, tích lũy để tái sản xuất mở rộng là quy luật tất yếu của mọi nền sản
xuất, nhưng trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tích lũy tái sản xuất mở rộng
đồng nghĩa với việc mở rộng quy mơ, trình độ bóc lột lao động làm thuê. Lí
luận tích lũy giúp người đọc nhận rõ hơn quy luật phát triển của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy luật tích lũy
tư bản cũng bị chi phối bởi quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản- quy
luật giá trị thặng dư.


15
Dưới góc độ kinh tế, để thực hiện tích lũy tái sản xuất mở rộng, phải giải
quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy với tiêu dùng, vấn đề tích tụ và tập trung
vốn cho sản xuất kinh doanh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao
năng suất lao động, vấn đề khâu hao tài sản cố định đề đổi mới công nghệ...
Đây là những vấn đề có tính quy luật chung cho các nền kinh tế thị trường.
Quyển II: Q trình lưu thơng của tư bản
(C.Mác và Ph.Ăng-ghen Toàn tập, tập 24, Nxb CTQG, H.1994):
Quyển 2 được kết cấu thành 3 phần với 21 chương. Trên cơ sở Bản thảo
của C.Mác, Ph.Ăngghen biên tập, có chỉnh sửa (sửa những gì mà - như
Ph.Ăngghen nói, nếu cịn sống thì Mác cũng sẽ sửa trước khi xuất bản) và
được xuất bản 1885.
Sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất của tư bản, trong quyển C.Mác
trình bày kết quả nghiên cứu q trình lưu thơng của tư bản.
Khi nghiên cứu q trình lưu thơng của tư bản C.Mác đã luận giải và
phân biệt sự giống, khác nhau giữa lưu thơng hàng hóa giản đơn và lưu thơng
của tư bản. Lưu thơng hàng hóa giản đơn được C.Mác trình bày trong quyển
1, Phần thứ nhất, Chương 3: Tiền tệ hay lưu thơng hàng hóa. Theo C.Mác, lưu
thơng hàng hóa giản đơn có trước lưu thơng tư bản khơng những về mặt lịch

sử, mà còn cả về mặt lý luận. Quá trình vận động của tư bản khơng những lấy
giá trị làm tiền đề mà còn lấy sự vận động của giá trị, sự thay thế lẫn nhau
giữa các hình thái giá trị - sự chuyển hóa của giá trị từ hình thái hàng hóa sang
hình thái tiền tệ và ngược lại, làm tiền đề. Trong quyển 2, vấn đề nghiên cứu
không phải là lưu thông giản đơn mà là quá trình lưu thơng của tư bản. Như
vậy, đối tượng nghiên cứu của quyển 2 là sự vân động, phát triển của quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa trong xí nghiệp tư bản và trong tồn bộ nền kinh tế.
Nói một cách khác, nội dung quyển 2 Bộ tư bản tập trung phân tích q trình
vận động của tư bản cá biệt và tư bản xã hội


16
Phần thứ nhất: Những biến hóa hình thái của tư bản và tuần hồn của
những biến hóa hình thái đó
C.Mác trình bày quá trình vận động của tư bản cá biệt về mặt định
tính(tuần hồn của tư bản) gồm 6 chương: tuần hoàn của tư bản tiền tệ; tuần
hoàn của tư bản sản xuất; tuần hoàn của tư bản hàng hố; ba hình thái của q
trình tuần hồn; thời gian lưu thơng; chi phí lưu thơng. Ở phần này, C.Mác
khẳng định trong quá trình vận động, lớn lên và đem lại giá trị thặng dư cho
chủ sở hữu nó, tư bản phải trải qua ba giai đoạn, mang ba hình thái, thực hiện
ba chức năng rồi quay về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn; Tư bản phải
tồn tại dưới ba hình thái, mỗi hình thái của tư bản vận động không ngừng và
dứt đoạn không ngừng. Công thức tổng quát tuần hoàn của tư bản:
TLSX
... SX ... H/ ... T/

T-H
SLĐ

Phân tích q trình vận động của tư bản nói chung, C.Mác đã kết luận:

“Tư bản cơng nghiệp là phương thức tồn tại duy nhất của tư bản trong
đó chức năng của tư bản khơng phải chỉ là chiếm hữu giá trị thặng dư, tức là
chiếm hữu sản phẩm thặng dư, mà còn tạo ra giá trị thặng dư nữa. Vì thế, tư
bản cơng nghiệp quyết định tính chất tư bản chủ nghĩa của sản xuất; sự tồn
tại của tư bản công nghiệp bao hàm sự tồn tại của mâu thuẫn giai cấp giữa
nhà tư bản và công nhân làm thuê... Còn tư bản tiền tệ và tư bản hàng hóa
chừng nào xuất hiện cùng với chức năng của chúng bên cạnh tư bản công
nghiệp với tư cách là đại biểu cho những ngành kinh doanh đặc biệt, thì
chúng chỉ là những phương thức tồn tại của các hình thái chức năng khác
nhau mà tư bản cơng nghiệp lần lượt mang lấy rồi lại trút bỏ đi trong lĩnh
vực lưu thơng”… (Sđd Tồn tập, tập 24, tr. 89-90)


17
Phần thứ hai: C.Mác phân tích sự vận động của tư bản cá biệt về mặt
định lượng: chu chuyển của tư bản, gồm 11 chương.
Trong phần này, C.Mác đã đưa ra khái niệm chu chuyển của tư bản là
quá trình tuần hoàn của tư bản lập đi lập lại và đổi mới khơng ngừng. So sánh
sự tuần hồn của các tư bản khác nhau, C.Mác phân tích thời gian và tốc độ
chu chuyển của tư bản. Thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian tư bản
được ứng ra dưới một hình thái nhất định đến khi thu về cũng dưới hình thái
đó có thêm giá trị thặng dư - đó là thời gian tư bản thực hiện một vịng tuần
hồn. Thời gian chu chuyển của tư bản gồm thời gian sản xuất và thời gian
lưu thông. Những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian chu chuyển của tư bản là
năng suất lao động, quy mô sản phẩm, sức mua của thị trường...
C.Mác đã đưa ra căn cứ để phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư
bản lưu động, đó là phương thức chuyển của tư bản. Tư bản cố định là bộ phận
tư bản được sử dụng tồn bộ vào q trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ
chuyển từng phần vào sản phẩm mới. Xem xét về mặt hiện vật, tư bản cố định
trong qúa trình sử dụng, nó bị hao mịn bao gồm sự hao mịn hữu hình và hao

mịn vơ hình. Hao mịn hữu hình là hao mịn về mặt mặt giá trị sử dụng và về
mặt giá trị do quá trình sử dụng và sự phá hoại của tự nhiên. Hao mịn vơ hình
là hao mịn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những máy móc thiết bị mới được
sản xuất ra với giá rẻ hơn nhưng có hiệu suất lớn hơn, vì vậy những thế hệ máy
móc thiết bị cũ tuy còn giá trị sử dụng nhưng về măt giá trị thì khơng cịn.
Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động là nhằm
chỉ ra phương thức chu chuyyển của các bộ phận tư bản khác nhau tham gia
vào quá trình sản xuất ra hàng hóa. Việc phân chia này đã được các nhà kinh
tế tư sản cổ điển: A.Smith và D.Ricardo đề cập đến trong các học thuyết kinh
tế của mình.
Nghiên cứu thời gian và tốc độ chu chuyển của tư bản, C.Mác còn chỉ ra
ảnh hưởng của chu chuyển tư bản đối với tư bản ứng trước, đối với tỷ suất và
khối lượng giá trị thặng dư, đối với toàn bộ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nói


18
chung. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản có ý nghĩa quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động của tư bản, làm tăng khối lượng giá trị thặng dư
cho nhà tư bản và toàn bộ giai cấp tư sản.
Đối với tư bản cố định, tăng tốc độ chu chuyển sẽ tiết kiệm được chi phí
bảo quản, sửa chữa máy móc thiết bị trong q trình sử dụng, tránh được hao
mịn vơ hình và hao mịn hữu hình, đổi mới thiết bị máy móc và có thể sử
dụng quỹ khấu hao mở rộng sản xuất.
Đối với tư bản lưu động, việc tăng tốc độ chu chuyển - hay rút ngắn thời
gian chu chuyển, sẽ cho phép tiết kiệm tư bản ứng trước, mở rộng quy mô sản
xuất mà khơng cần phải có tư bản phụ thêm. Đặc biệt bộ phận tư bản khả
biến, tăng tốc độ chu chuyển có ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm, tăng khối
lượng và tỉ suất giá trị thặng dư hàng năm cho nhà tư bản.
Lí luận tuần hồn chu chuyển của tư bản trong học thuyết kinh tế của
C.Mác có ý nghĩa quan trọng cả về mặt chính trị xã hội và về mặt kinh tế kỹ

thuật. Về mặt chính trị xã hội, tăng tốc độ chu chuyển của tư bản làm tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng tỉ suất và khối lượng lợi nhuận. Điều đó
cũng có nghĩa là tăng tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Về mặt kinh tế
tăng tốc độ chu chuyển (luân chuyển)vốn sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh của từng doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Phần thứ ba: nghiên cứu sự tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã
hội. Đối tượng của phần ba, quyển 2 là sự vận động của toàn bộ các tư bản cá
biệt có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau - tổng tư bản xã hội.
“Sự vận động của tư bản xã hội” gồm toàn bộ những sự vận động của
những phân số đã tách riêng ra của nó, tức là gồm tồn bộ những chu chuyển
của các tư bản cá biệt” (Sđd tập 24, tr. 515).
Phần ba, quyển II gồm 4 chương:
Sau khi phê phán quan niệm của Kênê cho rằng: “nông nghiệp là lĩnh
vực duy nhất đầu tư lao động của con người, lĩnh vực tạo ra giá trị thặng
dư ... đó là lĩnh vực duy nhất thực sự có tính chất sản xuất của lao động”


19
(Tập 24. tr. 527) và phê phán A.Smith: “Tiền công, lợi nhuận và địa tô là ba
cái nguồn ban đầu của mọi thu nhập, cũng như của mọi mọi giá trị trao đổi”
(Tập 24, tr.531) là: “sự lẫn lộn khái niệm... và giáo điều của ơng là biểu
tượng tín điều chính thống của khoa kinh tế chính trị” (Tập 24, tr. 573).
C.Mác đã xác định những tiền đề lí luận để nghiên cứu tái sản xuất và lưu
thông tư bản xã hội.
Để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, C.Mác đã đưa ra những khái
niệm: Tư bản xã hội; tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân; chia nền sản
xuất xã hội thành 2 khu vực (mỗi khu vực đều xem xét cả về mặt giá trị và về
mặt hiện vật) C. Mác cho rằng: Tái sản xuất tư bản xã hội là sự lặp lại không
ngừng của quá trình sản xuắt tư bản chủ nghĩa trên phạm vi tồn xã hội; đó là
tái sản xuất của tất cả các tư bản cá biệt trong mối liên hệ đan xen, phụ thuộc

lẫn nhau. Đặc trưng của tái sản xuất tư bản xã hội là tái sản xuất mở rộng với
quy mô ngày càng lớn hơn.
Nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, C.Mác sử dụng phương pháp trừu
tượng hóa khoa học và đưa ra những giả định: xã hội chỉ có 2 giai cấp; hàng
hóa sản xuất ra được mua - bán đúng giá trị; tỉ suất giá trị thặng dư - trình độ
bóc lột lao động làm thuê không thay đổi; cấu tạo hữu cơ của tư bản không
đổi - không xét tới ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật; không xem xét đến ngoại
thương.
Khi nghiên cứu các điều kiện thực hiện tổng sản phẩm trong tái sản xuất
tư bản xã hội, C.Mác còn làm rõ vai trị của tiền tệ, trong đó có ngun lí về
sự vận động song song giữa lưu thơng hàng hố với lưu thơng tiền tệ trong tái
sản xuất và vận động của tư bản xã hội.
Sử dụng phương pháp trừu tượng hoá, C.Mác đã đưa ra các giả định
khoa học để tìm ra quy luật thực hiện tổng sản phẩm xã hội.
Nghiên cứu vận động của tư bản xã hội, C.Mác đưa ra sơ đồ tái sản xuất
giản đơn và những điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội. Trên cơ sở đó,
C.Mác phân tích việc tích lũy trong khu vực I; tư bản bất biến phụ thêm, tư


20
bản khả biến phụ thêm; tích lũy trong khu vực II...đưa ra sơ đồ tái sản xuất
mở rộng (trình bày sự tích lũy bằng sơ đồ).
Từ điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội và tái sản xuất tư bản xã
hội, C.Mác đã phân tích khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa (đặc điểm,
nguyên nhân và tính chu kì của nền kinh tế…).
Thực chất khủng hoảng kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản là khủng hoảng
thừa - thừa tương đối, thừa so với nhu cầu có khả năng thanh toán, so với sức
mua của xã hội. Nguyên nhân xét đến cùng của khủng hoảng kinh tế là do
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa gây ra.

Lí luận tái sản xuất và lưu thông tư bản xã hội của C.Mác đã chỉ ra rằng:
trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, từng xí nghiệp, từng nhà tư bản ln tìm
mọi cách để tăng nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản, tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh để tăng khối lượng lợi nhuận. Nhưng trong toàn bộ nền kinh tế thì
tính tự phát, vơ chính phủ là không thể khắc phục được. Khủng hoảng kinh tế
dưới chủ nghĩa tư bản là tất yếu.
Về mặt kinh tế, việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, đảm bảo tính
cân đối giữa các khâu, các yếu tố của nền kinh tế là yêu cầu khách quan của
mọi nền sản xuất xã hội. Trước chủ nghĩa tư bản, do lực lượng sản xuất chưa
phát triển nên nếu có mất cân đối ở một khâu, một bộ phận nào đó của nền
sản xuất xã hội cũng chưa gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng trong
chủ nghĩa tư bản với nền kinh tế thị trường hiện đại, nếu điều đó xảy ra sẽ gây
ra những hậu quả tiêu cực cho sản xuất và đời sống.
Quyển III: Tồn bộ q trình sản xuất tư bản chủ nghĩa
(C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 25 phần 1; tập 25 phần2,
Nxb CTQG, H.1995) gồm 7 phần - 52 chương.
Phần thứ nhất: gồm 7 chương, đề cập tới các khái niệm như: Phi phí sản
xuất tư bản chủ nghĩa; lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận. Các phạm trù, khái niệm
này được C.Mác luận giải sâu sắc cả về định tính và định lượng nhằm luận



×