LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau gia đình thì Nhà trường là nơi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục,hình
thành nhân cách cho mỗi con người. Nhà trường không chỉ là nơi cung cấp, truyền thụ
kiến thức, tinh hoa văn hóa nhân loại cho mỗi học sinh mà còn là nơi mà các em được
dạy cách sống, cách làm người, mag đến cho các em những trải nghiệm, những niềm vui
qúy giá , đúng như câu khẩu hiệu được treo rất nhiều trong các Trường học đó là: “ mỗi
ngày đến trường là một ngày vui”. Tuy nhiên, liệu rằng điều đó có còn được trọn vẹn
không khi hiện nay tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng nhiều và
nghiêm trọng. Để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ cho các em học
sinh mà còn là cho gia đình, nhà trường và xã hội. Bạo lực học đường dần trở thành vấn
nạn và nỗi ám ảnh, sợ hãi của các học sinh cũng như các bậc phụ huynh cũng như dư
luận xã hội. Mặc dù vậy thì Bạo lực học đường vẫn là một vấn đề nan giải, khó có thể
giải quyết một sớm một chiều được mà nó cần sự chung tay góp sức, phối hợp của nhiều
cơ quan, ban nghành và toàn xã hội. Cùng với sự phát triển của ngành Công tác xã hội
tại Việt Nam thì Công tác xã hội trong trong trường học đã , đang và sẽ có vai trò, đóng
góp quan trọng, thiết yếu vào việc giải quyết vấn đề bạo lực học đường hiện nay.
Từ những lý do trên em đã chọn đề tài: “ Công tác xã hội trong việc hỗ trợ học sinh bị
bạo lực học đường” để nghiên cứu và làm đề tài tiểu luận của mình. Trong quá trình làm
bài không thể tránh khỏi những nhầm lẫn, thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp
nhận xét từ thầy giáo để bài cảu em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Phần 1. Cơ sở lý luận
1. Mô tả vấn đề bạo lực học đường
1.1.
Thực trạng bạo lực học đường
Trong những năm gần đây, bạo lực học đường trở thành một vấn đề nhức nhối đối với
nền giáo dục Việt Nam. Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện tượng không mới,
nhưng những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số địa phương trong thời gian gần
đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Điển hình là các vụ học sinh
dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng trường, học sinh nữ đánh nhau hội
đồng, làm nhục bạn gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội.Tiêu biểu
như vụ nữ sinh đánh bạn, bắt bạn liếm chân rồi tung clip lên mạng xảy ra vào ngày
28/8/2016 , hay vụ của em Quang Huy (15 tuổi) ở Yên Bái, đã tự tử sau khi clip em bị
đánh, bắt quỳ giữa đường trước mặt bạn bè lan truyền trên mạng vào tháng 10/2016 đây.
Cùng với đó ,các trường hợp giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất bạo
lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh, hiện tượng học sinh hành hung thầy giáo,
cô giáo. Và ngược lại, thầy giáo, cô giáo dùng lời nói xúc phạm học trò, dùng vũ lực để
“giáo dục” học sinh cũng đang có chiều hướng gia tăng, gây ra những hậu quả nghiêm
trọng, lo sợ cho phụ huynh học sinh. Đặc biệt đó là tình trạng đánh đập , chửi rủa, lăng
mạ học sinh của các thầy cô giáo nhất là ở bậc mầm non và tiểu học. Tiêu biểu như vụ
việc cô giáo mầm non đạp gãy xương đùi bé trai 3 tuổi ở TP Tuyên Quang vì không chịu
ngủ trưa hay vụ thầy giáo đánh gãy tay học sinh phải đi bó bột…..
Những vụ việc này không chỉ gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học
đường mà còn là về phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của nghề giáo. Cũng như sự giáo
dục từ phía nhà trường. vì thế mà Ông Phùng Khắc Bình nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác
học sinh, sinh viên cũng thừa nhận: "Một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu
quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho HS là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy
người; chưa quan tâm đầy đủ, huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục
đạo đức HS. Không ít nơi còn nặng về xử lý kỷ luật mà chưa có giải pháp ngăn chặn,
giáo dục từ khi mới có biểu hiện, có nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật. Một bộ phận
thầy cô giáo, lẽ ra phải là tấm gương cho HS về đạo đức, lối sống thì lại vi phạm chuẩn
mực đạo đức".
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong
một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài
trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên
5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc
thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại
hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội.
Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao
nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến
dưới 18 chiếm đến 17%).
Năm 2008, PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, Chủ nhiệm Bộ môn Giới và Gia đình, Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về
hành vi bạo lực của nữ sinh trung học, khảo sát 200 phiếu tại hai trường THPT thuộc
Quận Đống Đa (Hà Nội). Kết quả cho thấy có đến 96,7% số học sinh được hỏi cho rằng ở
trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Kết quả khảo sát cũng cho
biết có tới 64% các em nữ thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Trong
các em nữ từng đánh nhau thì số nữ sinh một lần đánh nhau là 12,7%, 2-3 lần: 20,7%, 4-5
lần: 10,7% và 19,3% đánh nhau từ năm lần trở lên. Phần lớn các em nữ đã có hành vi
đánh nhau cho rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình thường” (57,3%) và “chấp nhận được”
(39,6%).Điều này đã dấy lên hồi chuông báo động về mức độ gia tăng tình trạng bạo lực
học đường của các em học sinh nữ.
Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ
yếu?”, kết quả thu được cho thấy có từ 41% đến 59,5% “đánh một mình” và 47,7% đến
52% “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi
học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn. Các phương tiện được sử dụng trong các
vụ bạo lực học đường ngày càng mang tính nguy hiểm và sát thương cao; nếu như trước
đây các vụ bạo lực chủ yếu là dùng tay chân,”võ mồm” thì bây giờ tình trạng sử dụng gậy
gộc, gach đá, dao, ống tuýp ngày càng nhiều. Những phương tiện này, tùy mức độ mà có
thể gây nên thương tích, thậm chí gây nên tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học.
Đặc biệt là cùng với sự phát triển của internet và mạng xã hội thì các vụ bạo lực tinh thần
được tiến hành qua các phương tiện đó ngày càng nhiều như chửi nhau, nói xấu nhau,
tung clip lên facebook….Với sự ảnh hưởng và lan truyền lớn của các mạng xã hội thì
những hình thức này tuy không nguy hiểm về thể chất nhưng lai tác động ảnh hưởng rất
lớn đến trạng thái tâm lý, tinh thần .
Thái độ của các em học sinh khi thấy bạn bè bị đánh cũng có sự ảnh hưởng nhất định tới
tình trạng và mức độ hậu quả gây ra của các vụ bạo lực học đường. Thông thường , khi
các em chứng kiến thấy có bạo lực thì lại đứng nhìn, chỉ trỏ, lấy điện thoại ra quay
video… mà không hề có sự can ngăn hay kêu cầu sự giúp đỡ. Điều đó cho thấy sự cần
thiết phải có sự giáo dục, chỉnh đốn cho học sinh về cách nhìn nhận cũng như thái độ với
bạo lực học đường.
1.2.
Các khái niệm liên quan đến bạo lực học đường
1.2.1 Khái niệm bạo lực
Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân,
người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay
làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự
phát triển hay gây ra sự mất mát (WHO).
1.2.2 Khái niệm bạo lực học đường.
Theo từ điển, hành vi bạo lực học đường là hành vi bạo lực diễn ra trên những khách
thể trong môi trường học đường. Dẫn đến những thương tổn về tâm lý, tinh thần và
thể xác.
Nhìn một cách tổng quát thì hành vi bạo lực học đường là việc sự sử dụng vũ lực hay
quyền lực một cách có ý thức để de dọa hay uy hiếp một cá nhân , một nhóm học sinh
làm gây ra hay có nguy cơ gây ra thương tật , chết hay tổn thương tâm lý , kìm hãm sự
phát triển hay tước đoạt quyền của cá nhân hay nhóm học sinh đó.
Tóm lại, hành vi bạo lực học đường được hiểu là việc sử dụng sức mạnh từ một khách
thể hay nhóm khách thể đến khách thể khác làm tổn hại đến thể chất ,tinh thần cũng
như vật chất của người khác dưới những hình thức khác nhau, diễn ra trong môi
trường học đường.
1.2.3 Các dạng bạo lực học đường
Xét theo nội dung của bạo lực:
•
Bạo lực thể chất: đây là hình thức bạo lực bao gồm các hành vi làm tổn thương
tới thân thể người khác như: đánh , đấm, tát, giật tóc, đâm, chém… xáy ra
trong phạm vi trường học, liên quan tới môi trường giáo dục, các vấn đề giáo
dục.
• Bạo lực tinh thần:là việc sử dụng lời nói, đe dọa, dọa nạt, ép buộc, chế nhạo,
mỉa mai, chỉ trích….người khác trong môi trường học đường, liên quan đến
các vấn đề xảy ra trường học.
• Bạo lực tình dục: bao gồm bât kỳ hành vi đụng chạm khiêu khích nào mang
tính chất về giới mà không được sự đồng ý của người đó. Dùng sức mạnh cơ
bắp, quyền lực để ép buộc quan hệ tình dục hoặc mua bán, đổi chác tình dục
lấy các lợi ích, vật chất khác giữa các đối tượng trong trường học.
• Bạo lực trên phương diện xã hội: là bất kỳ hành vi cố ý nào làm ảnh hưởng tới
danh dự, nhân phẩm, uy tín …của người khác, ngăn cản cac hoạt động cộng
đồng của họ như làm bẽ mặt , nói xấu, ngăn cản họ gặp bạn bè, gia đình. Xảy
ra trong nhà trường, với các đối tượng của học đường.
Xét theo đối tượng của bạo lực học đường:
•
Bạo lực giữa học sinh- học sinh: Bao gồm các hành vi gây tổn thương về thể
chất, tinh thần giữa các học sinh với nhau. Đây là loại bạo lực phổ biến nhất,
bao gồm bạo lực giữa học sinh trong trường với nhau hoặc với học sinh trường
khác.
• Bạo lực giữa thầy cô, cán bộ quản lý với học sinh:đó có thể là các hành vi như
mắng chửi, lăng mạ, đánh đập khi học sinh mắc lỗi hoặc các hành vi như ép
học sinh quan hệ tình dục, mua bán tình dục để đổi trác điểm…
• Bạo lực giữa học sinh và thầy cô, cán bộ quản lý:bao gồm những hành vi dùng
bạo lực trả thù thầy cô như ném đá, gạch, mắm tôm, thuê người đánh, nói xấu,
bài trừ thầy cô…
• Bạo lực giữa giáo viên, cán bộ với nhau: thường là các mâu thuẫn, cách ứng xử
trong cuộc sống tạo cho nhau những áp lực, chi phối hành động, áp đặt, khống
chế…khiến người kia ngột ngạt và bế tắc trong môi trường làm việc.
• Bạo lực giữa phụ huynh, người nhà học sinh với thầy cô, cán bộ: bao gồm các
hành vi như đánh, thuê đánh, dùng quyền lực ép buộc, khống chế phải thôi
•
việc, bị kỷ luật…. khi giáo viên, cán bộ xử phạt con họ.
Bạo lực giữa phụ huynh, người nhà học sinh với học sinh: đánh , thuê đánh,
chửi bới, ép buộc…..có thể vì lý do mâu thuẫn giữa học sinh với nhau nên phụ
huynh can thiệp.
2. Hậu quả của bạo lực học đường
2.1.
Hậu quả về thể chất
Gây những tổn thương, đau đớn , thương tật do các vết thương trên cơ thể như trầy
xước, bầm tím, chảy máu ,gãy chân, tay… thậm chí là tử vong cho nạn nhân bị bạo
lực và cho cả người gây ra bạo lực trong trường hợp người bị bạo lực chống trả.
2.2. Hậu quả về tinh thần.
- Với nạn nhân: những đứa trẻ bị bạo lực thường cảm thấy bị tổn thương, lo âu, chán
nản, cô đơn, mệt mỏi. Ngoài ra, các em rất dễ bị trầm cảm, sợ hãi, ám ảnh, tự cô lập
mình với thế giới bên ngoài gây khó khăn trong cuộc sống thường ngày và ngay cả
lúc các em trưởng thành. Thậm chí nhiều em sẽ có phản ứng tiêu cực như tự tử hoặc
nổi loạn để trả thù.
- Đối với trẻ có hành vị bạo lực: Ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập và trưởng
thành. Đối với những đứa trẻ từ nhỏ đã có hành vi bạo lực khi lớn lên có thể mắc phải
những hành vi tội ác hơn những đứa trẻ bình thường khác. Những đứa trẻ này có nguy
cơ lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, chất ma túy và dính vào các tệ nạn xã hội.
- Đối với trẻ chứng kiến bạo lực: Với trường hợp này, khi chứng kiến những hành vi
bạo lực, trẻ sẽ thấy sợ hãi hoặc có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, thậm chí
có nhiều khả năng trở thành người có hành vi bạo lực trong tương lai.
2.3. Hậu quả mặt xã hội.
- Những vụ bạo lực học đường đã góp phần làm mất trật tự xã hội, để lại gánh nặng
cho xã hội, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước cũng như sự phát triển của
quốc gia sau này.
- Ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, sự an toàn trong các trường học.
- Gây ra những bất ổn, xáo trộn, mâu thuẫn trong các gia đình có trẻ gây ra bạo lực và
bị bạo lực
3. Các đặc điểm tâm lý , thể chất , điều kiện sống của học sinh gây ra bạo lực và học sinh
bị bạo lực.
3.1.
Đặc điểm tâm lý, thể chất, điều kiện sống của học sinh gây ra bạo lực
Thể chất: Thường là những đối tượng có ngoại hình cao to, khỏe mạnh, sức khỏe tốt.
Tâm lý: Những học sinh gây ra bạo lực thường có tâm lý nóng nảy, khó kiểm soát
cảm xúc ,thích thể hiện bản thân, thích nổi bật, đua đòi chạy theo vật chất, học lực
thường trung bình yếu, có thái độ chống đối ra mặt hoặc nói năng rất ngọt ngào với
giáo viên
Điều kiện sống: đến từ nhiều thành phần gia đình khác nhau , nhưng chủ yếu là từ các
gia đình có điều kiện, cưng chiều con, những gia đình mà bố mẹ ít có sự giáo dục,
quản lý, những gia đình có bạo lực hoặc thiếu thốn tình cảm, giáo dục từ bố mẹ.
3.2 Đặc điểm tâm lý, thể chất , điều kiện sống của học sinh bị bạo lực
Thể chất: thường là những học sinh có sức khỏe yếu, gầy gò , có những đặc điểm
khác biệt về ngoại hình bị coi là không bình thường (mát lé, lùn…) hoặc những học
sinh bị khuyết tật cũng thường là đối tượng bị bạo lực học đường.
Tâm lý: có xu hướng sống khép mình,rụt rè, nhút nhát, lòng tự trọng thấp, kỹ năng
giao tiếp không tốt, luôn có cảm giác lo lắng, sợ hãi.
Hoàn cảnh sống: học sinh bị bạo lực thường là những đối tượng có sự khác biệt về
kinh tế lớn( gia đình quá giàu- quá nghèo), những gia đình mà bố mẹ có mối quan hệ
đặc biệt, làm những công việc đặc biệt, có sự khác biệt về vị trí trong lớp học( làm
lãnh đạo, rất gần gũi với giáo viên,được nhiều bạn yêu quý…), có sự khác biệt về
năng lực( học giỏi-dốt).
4. Vai trò và các hoạt động của nhân viên xã hội trong việc hỗ trợ nạn nhân của bạo
lực học đường.
CTXH trường học là một lĩnh vực thực hành chuyên biệt của CTXH. NVXH mang
những kiến thức và kỹ năng được đào tạo bài bản đến hệ thống trường học và những
những nhóm dịch vụ dành cho học sinh. CTXH trường học được thiết lập nhằm tạo ra
những bước tiến xa hơn trong mục tiêu giáo dục: xây dựng một môi trường giảng dạy,
học tập, việc thực hiện nhân quyền cũng như sự tự tin cho học sinh. Các trường học cần
NVXH để nâng cao khả năng đáp ứng nhiệm vụ đào tạo ; đặc biệt là sự hợp tác của gia
đình – nhà trường – xã hội là chìa khóa để các trường hoàn thành sứ mệnh này”
Trong mối quan hệ và sự gắn kết của CTXH và trường học đó là :Giáo dục tại các trường
học và công tác xã hội cùng chia sẻ một mối quan tâm chung về các vấn đề xã hội mà học
sinh và gia đình đang gặp phải thì NVXH cần thực hiện tốt các vai trò của mình là một
NVXH trong trường học. Để giúp cho các học sinh là nạn nhân của BLHĐ thì NVXH
cần thực hiện được vai trò và các hoạt động sau:
4.1 vai trò của NVCTXH trong việc hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường.
-Vai trò là người giáo dục: vai trò này được thể hiện qua các hoạt động cung cấp kỹ năng
sống, tuyên truyền về bạo lực học đường, cung cấp về kiến thức pháp luật…
-Vai trò tham vấn: nhằm giúp cho các học sinh bị bạo lực vượt qua được những khủng
hoảng, sang chán về tâm lý.
-Vai trò kết nối: kết nối đối tượng , giúp đối tượng tiếp cận được với các nguồn lực cần
thiết
-Vai trò biện hộ: biện hộ để đối tượng nhận được những chính sách, những chương trình,
hỗ trợ cần thiết.
-Vai trò là người quản lý trường hợp: cung cấp, điều phối các dịch vụ hỗ trợ cho thân chủ
như y tế, hỗ trợ tâm lý, tư vấn pháp lý…..
4.2. Các hoạt động của NVXH trong việc hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường
Các hoạt động trong việc phòng chống bạo lực học đường:
-Cung cấp các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: cách ứng xử, xử lý mâu
thuẫn….
-Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sân chơi lành mạnh gắn kết các học sinh.
-Cung cấp các kiến thức về pháp luật, trong việc gây ra bạo lực với người khác cho học
sinh và các thành viên của nhà trường.
-Giúp cho các thầy cô hiểu tâm lý học sinh theo từng lứa tuổi, cách xử lý mâu thuẫn,
kiềm chế cơn tức giận.
-Tăng cường mối quan hệ thầy trò và mối quan hệ học sinh với học sinh.
-Phát triển các chương trình phòng chống bạo lực học đường tại trường học.
Các hoạt động trong việc trợ giúp giải quyết cho trường hợp học sinh bị bạo lực cụ thể
- Quản lý ca đảm bảo đối tượng nhận được các dịch vụ, các cơ hội trị liệu : Đánh giá tình
hình, thu thập thông tin thông qua mẫu đơn tiếp nhận của đối tượng, gia đình đối tượng ,
Xác định các chương trình, dịch vụ sẵn có trong trường học và cộng đồng ,Xây dựng kế
hoạch hỗ trợ, tiếp cận các nguồn lực, có thể là kết nối đối tượng đến các dịch vụ hỗ trợ
tâm lý xã hội và giáo dục hay cả hỗ trợ tài chính khác , Giám sát và đánh giá hiệu quả
các chương trình, dịch vụ đã được kết nối với đối tượng.
- Can thiệp khủng hoảng đối với những đối tượng bị khủng hoảng : Đánh giá tình hình,
tìm hiểu thông tin về đối tượng , Lên kế hoạch trị liệu giúp đối tượng vượt qua khủng
hoảng , Kết nối đối tượng với những nguồn lực trường học, gia đình và cộng đồng để hỗ
trợ đối tượng vượt qua khủng hoảng , Trang bị cho đối tượng một số kỹ thuật thư giãn
đơn giản và kế hoạch cụ thể khi gặp lại tình huống gây khủng hoảng , Có kế hoạch theo
dõi đối tượng sau khi trị liệu .
- Tham vấn cá nhân : Thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu đối tượng (thường xuyên việc
đánh giá qua những thông tin thu thập được từ đối tượng, những người liên quan và cả
những nhận xét từ các nhà chuyên môn khác trong trường học) , Xác định các mục tiêu
hỗ trợ đối tượng vượt qua những khó khăn về tâm lý xã hội Cùng đối tượng xây dựng kế
hoạch trị liệu từng bước đạt được các mục tiêu cá nhân , Theo dõi và hỗ trợ đối tượng
thực hiện kế hoạch trị liệu , Ghi chép tiến trình các buổi tiếp xúc, tham vấn đối tượng ,
Đánh giá hiệu quả quá trình hỗ trợ và kết thúc tham vấn cho đối tượng khi vấn đề của đối
tượng đã được giải quyết.
- Phòng chống tự tử :Theo dõi, phát hiện những đối tượng bị trầm cảm và có nguy cơ
dọa tự tử ( thay đổi tính cách đột ngột, có nói hoặc viết sẽ tự tử, thất vọng, không tin
tưởng vào tương lai, có tiền sử dọa tự tử, có sở hữu vũ khí, chất gây nghiện, thường
xuyên mất ngủ….) ; Đánh giá nguy cơ dọa tự tử từ những thông tin thu được qua quá
trình theo dõi. Xác định liệu đối tượng đã có kế hoạch tự tử chưa?Đánh giá mức độ nguy
cơ đối tượng thực hiện kế hoạch tự tử… ; Liên hệ với cha mẹ hay người giám hộ của đối
tượng để cùng hỗ trợ giúp đối tượng. Luôn phân công không để đối tượng một mình có
điều kiện thực hiện tự tử . Cùng gia đình theo dõi, đảm bảo mọi mối nguy hại dẫn đến
hành vi tự tử đã bị loại bỏ ; Hỗ trợ đối tượng quay lại các hoạt động thường ngày và lấy
lại niềm tin, hy vọng sống .
- Lập và thực hiện các kế hoạch can thiệp nhận thức – hành vi: để có thể ngăn chặn tránh
cho các đối tượng là nạn nhân của bạo lực học đường tiếp tục phải chịu các hành vi bạo
lực học đường nữa thì điều tiên quyết là cần phải tiến hành hoạt động can thiệp nhận
thức, hành vi cho các đối tượng gây ra bạo lực.
Phần 2: Vận dụng
1. Tình huống
H- 13 tuổi, học sinh lớp 7 trường THCS Tạ Xá, xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Trước đây , gia đình em sống ở Nam Định nhưng cách đây 2 tháng bố mẹ em đã ly hôn
nên hai mẹ con em đã về sống với bà ngoại ở Phú Thọ. Hàng ngày, H đi học và phụ giúp
bà công việc nhà còn mẹ em thì đi làm may ở xã bên, sáng đi và tối mịt mới về. Vì thế
mà H có rất ít thời gian được trò chuyện với mẹ. H là một học sinh xinh xắn, ngoan
ngoãn, chăm chỉ lại học khá nên được thầy cô và bạn bè quý mến đặc biệt là các bạn trai
trong lớp. Trong lớp H có một nhóm bạn gái , vốn là học sinh cá biệt của lớp , rất nghịch
và thường xuyên bị thầy cô phê bình , khiển trách. Nhóm học sinh này thấy H, là học sinh
mới đến mà lại được các bạn trai trong lớp rất quý và để ý thì tỏ ra rất khó chịu và ghét
thường xuyên có những hành vi trêu đùa H như giấu sách vở, bút, giày dép, thâm chí là
bỏ cả chuột chết, mắm tôm vào cặp của H. Không những thế ngày nào nhóm bạn gái này
cũng lấy chuyện nói ngọng L,N lẫn lộn của H ra để chêu nghẹo, mỉa mai, làm cho H xấu
hổ , mất mặt trước các bạn trong lớp. H cảm thấy rất buồn chán, tủi thân, những lúc như
thế em rất muốn có một người bạn thân ở bên cạnh để bênh vực, an ủi mình. Nhưng vì
mới chuyển đến nên H cũng chưa thân quen với ai. Vả lại các bạn trong lớp cũng rất sợ
nhóm bạn gái đó. Nên mỗi lần bị bắt nạn, H đều nhẫn nhịn chịu đựng mà không có bạn
nào trong lớp đứng ra bảo vệ. Có lần H đã báo cáo với cô giáo chủ nhiệm và nhóm bạn
gái đó đã bị phạt viết bản kiểm điểm. Những cũng vì thế mà nhóm bạn gái đó rất cay cú
và ghét H hơn ,quyết dạy cho H một bài học. Một hôm, trên đường đi học về, H đã bị
nhóm bạn chèn xe ngã xuống ruộng, rất may là không bị thương gì. Sau đó H còn bị hăm
dọa rất nhiều, nếu H nói chuyện này với ai thì sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề hơn và
sẽ bị mang chuyện bố mẹ ly hôn ra cho cả trường biết, bàn tán. Rất tức và căm ghét nhóm
bạn, nhưng H không thể làm được gì, em cũng không dám kể cho ai biết vì rất sợ bị các
bạn trả thù và lại càng sợ chuyện bố mẹ em bỏ nhau bị mang ra bàn tán. Cứ như thế , H
nhẫn nhịn, chịu đựng những hành vi trêu nghẹo, mỉa mai, xúc phạm từ nhóm bạn . Dần
dà, H cảm thấy rất chán nản, không muốn tới lớp, thường xuyên bỏ học, học hành chểnh
mảng đi, ít nói chuyện, tiếp xúc với bạn bè, đến lớp cũng chỉ ngồi thu lu một góc, không
nói chuyện với ai. Cho đến khi cô giáo chủ nhiệm phát hiện, hỏi H thì em chỉ khóc mà
không nói gì. Đoán biết có chuyện nên cô giáo đã tìm đến NVCTXH nhờ trợ giúp cho H.
2. Quá trình trợ giúp cho em H theo các bước
2.1 Thu thập thông tin
Để tiến hành thu thập thông tin NVXH đã thực hiện theo các hoạt động sau:
NVXH tiến hành gặp gỡ tiếp xúc với H ngay trong giai đoạn đầu tiên là tiếp nhận ca và
thu thập những thông tin cơ bản về H từ sự chia sẻ của em và từ cô giáo chủ nhiệm của
H, người đã dẫn H đến gặp NVXH.Trong buổi làm việc này, NVXH đã nêu rõ vai trò,
nhiệm vụ và đạo đức và nguyên tắc làm việc của mình cho H cũng như cô giáo chủ
nhiệm biết để bước đầu tạo lập mối quan hệ tích cực , sự tin tưởng.
Các thông tin cơ bản của H:
Họ và tên: Mai Thị H
Tuổi: 13
Trường học: Lớp 7A , trường THCS Tạ xá
Tình trạng thể chất: xanh xao, mệt mỏi, vẻ mặt ủ rũ
Tình trạng tinh thần: buồn chán, rụt rè, sợ hãi, ngại nói chuyện.
Tình trạng học tập: trước đây học hành chăm chỉ nhưng thời gian gần đâychểnh mảng
học tập, thường xuyên bỏ học, trong lớp không tập trung.
Hoàn cảnh gia đình: đang sống với mẹ và bà ngoại
Để có được đầy đủ các thông tin, phục vụ cho quá trình giải quyết vấn đề cho H, NVXH
đã tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như : mẹ H, bà ngoại, hàng
xóm,cô giáo. Bạn bè trong lớp, trong trường, Ban giám hiệu nhà trường thông qua các
hình thức khác nhau, phù hợp với từng đối tượng như phỏng vấn, vãng gia, quan sát.
Đồng thời để quá trình thu thập thông tin đạt hiệu quả , NVXH đã đưa ra những thông tin
cần thu thập ở mỗi đối tượng là gì , Chẳng hạn như với thân chủ là em H, thì các thông
tin mà NVXH tiến hành thu thập là: Hđang gặp những vấn đề gì?, em đang cảm thấy như
thế nào? Em đã từng giải quyết vấn đề như thế nào? Em gặp khó khăn gì khi giải quyết?
em có giải quyết thành công không? Những nguyên nhân gì làm em gặp vấn đề đó….
Các thông tin cần thu thập từ bà và mẹ H: họ có biết tình trạng của H và các vấn đề mà
em đang gặp không? Suy nghĩ, thái độ ? mối quan hệ và sự quan tâm dành cho H cũng
như vấn đề của H, Gia đình có thể hỗ trợ gì cho H?..........
Các thông tin cần thu thập từ cô giáo:tình hình học tập, mối quan hệ với bạn bè, thầy cô?,
tông tin về nhóm bạn gái gây ra bạo lực cho H, sự quan tâm của cô giáo với H?.....
Các thông tin cần thu tập từ bạn bè H: mối quan hệ , mức độ quan tâm tới H, nhận thức ,
thái độ về vấn đề của H?....
Các thông tin cần thu thập từ Ban giám hiệu: sự quan tâm về vấn đề bạo lực học đường?,
các chương trình tuyên truyền, phòng chống bạo lực học đường đang có?...
2.2 Xác định vấn đề và các nguyên nhân.
Sau khi đã thu thập được các thông tin cần thiết,NVXH tiến hành cùng thân chủ đánh
giá thông tin, xác đinh vấn đề
***Cây vấn đề
H Buồn chán,lo lắng, sợ hãi, chểnh mảng học tập, ngại giao tiếp với mọi người
Cá nhân
Gia đình
Cộng đồng
Bị bạn trêu ghẹo, mỉa mai, xúc phạm và đe dọa Gia đình ít quan tâm, chia sẻ Giáo viên chưa có sự quan tâm, sát sao với học sinh
không
thời gian
tâm
Bị bạn nghen
ghét
Bà chưa hiểu tâmMẹ
lý lứa
tuổicócháu
H là học
sinh mới và bị nói ngọng
Quáquan
tập trung
tảisự
kiến
thức
Chưavào
có việc
nhậntruyền
thức và
quan
tâm đầy đủ về BLH
Phân tích cây vấn đề:
Cây vấn đề giúp NVXH cùng thân chủ phân tích được các nguyên nhân trực tiếp cũng
như gián tiếp dẫn tới tình trạng của thân chủ.
Các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng buồn chán, sợ hãi, học hành chểnh mảng,
ngại giao tiếp của thân chủ H bao gồm : bị bạn bè trêu nghẹo, mỉa mai, xúc phạm ;bị
bạn bè hăm dọa; không có người quan tâm, chia sẻ; giáo viên chưa có sự quan tâm sát
sao .
Là học sinh mới, lại được thấy cô yêu mến, các bạn trai quý, để ý . Lại thêm một mình
có tật nói ngọng đã tạo cớ cho nhóm bạn nữ ngỗ nghịch trong lớp H có lý do để trêu
nghẹo, đùa cợt, mỉa mai và xúc phạm H.
Ít bạn bè, mẹ lại không có thời gian quan tâm, đi làm từ sáng cho tới tối mới về nên
dù tới lớp gặp những chuyện đó nhưng H lại không tìm được ai quan tâm, chia sẻ cả.
Điều đó đã làm cho H càng thêm chán nản, cô đơn.
Việc quá tập trung vào việc truyền tải kiến thức, lại không có những nhận thức đầy đủ
về bạo lực học đường nên giáo viên giáo viên đã không thể sát sao với học sinh,coi
nhẹ các hành vi trêu nghẹo, mỉa mai , xúc phạm của nhóm học sinh trong lớp . đồng
thời cũng chưa có sự quan tâm, giúp đỡ nhóm học sinh đó điều chỉnh những hành vi
bạo lực của mình.
Để có thể thực hiện tốt hơn quá trình trợ giúp cho H, nvxh cũng tiến hành phân tích
các mối quan hệ trong gia đình em H. Đồng thời cũng phân tích, xác định các nguồn
lực có thể tham gia vào quá trình giải quyêt vấnbà
đề của H
ông
***Sơ đồ phả hệ
Bố
Mẹ
H
Chú giải:
: Nam đã chết
: Nam
: Nữ
: Mối quan hệ 2 chiều thân thiết
: Mối quan hệ xa cách, xung đột
: Đã ly dị
Phân tích sơ đồ phả hệ: Trong gia đình H, những người có mối liên hệ thân thiết với H,
hiện tại chỉ có bà, người luôn gần gũi và có nhiều thời gian bên H nhất. mối quan hệ hệ
này cần đượ phát huy trong việc ổn định tâm lý, giúp H giải quyết vấn đề.
Mẹ H dù là người rất yêu thương con, nhưng lại quá bận rộn với công việc, ít có thời gian
quan tâm H nên được thể hiện là mối quan hệ xa cách. Nvxh cần có tập trung vào cải
thiện mối quan hệ này, giúp cho mẹ H có sự quan tâm nhiều hơn với con mình. Bố H, đã
ly hôn với mẹ và không sống cùng với H, nên sự quan tâm , chia sẻ với H dường như là
không có. Đây là mối quan hệ không thể hỗ trợ vào quá trình giải quyết vấn đề cho H.
***Sơ đồ sinh thái
SƠ ĐỒ SINH THÁI
Hàng xóm
Trung tâm CTXH
Nhà trường
H
Gia đình mở rộng
chú giải và một số quy ước
Bạn bè
: mối quan hệ hai chiều mật thiết
: mối quan hệ mật thiết một chiều
: mối quan hệ hai chiều xa cách, cần cải thiện
Quy ước các hình tròn càng to, thể hiện mức độ , tầm quan trọng đối với việc gải
quyết vấn đề của gia đình thân chủ cáng lớn. Hình tròn càng nhỏ, tương ứng với mức độ
quan trọng thấp đi. Khoảng cách hình tròn với gia đình thân chủ càng gần, thì mức độ
tương tác, sự tiếp cận càng cao. Khoảng cách càng xa chứng tỏ sự liên hệ, tiếp cận càng
ít.
Phân tích sơ đồ sinh thái: Sơ đồ sinh thái giúp NVXH và tân chủ đưa ra được những
nguồn lực và mức độ tham gia của các nguồn lực đó vào tiến trình giải quyết vấn đề.
Những nguồn lực mà thân chủ đã có mối liên hệ, sự tiếp cận đó là: gia đình, trung tâm
công tác xã hội mà cụ thể là NVXH.cần khai thác và đẩy mạnh sự tham gia, giúp đơc của
2 nguồn lực này.
Những nguồn lực mà thân chủ chưa có sự tiếp cận hoặc tiếp cận rất ít cho việc giải quyết
vấn đề của mình đó là Nhà trường, bạn bè. Tuy nhiên những nguồn lực này lại có vai trò
vô cùng quan trọng trong việc giúp thân chủ giải quyết vấn đề. Nhà trường sẽ có những
biện pháp, giáo dục, răn đe thích hợp với nhóm bạn gây bạo lực cho H. Bạn bè sẽ là
những nguồn động viên, chia sẻ lớn cho H, đồng thời nhóm bạn chấm dứt được hành vi
bạo lực sẽ giúp cho H không còn lo lắng, sợ hãi nữa mà sẽ hòa nhập hơn vào lớp học.
Những người hàng xóm tốt bụng sẽ là những nguồn động viên , chia sẻ và quan tâm giúp
H hòa nhập tốt hơn với nơi sinh sống mới.
2.3 Điểm yếu, điểm mạnh
Bảng phân tích điểm yếu, điểm mạnh.
H
Mẹ H
Ngoan, hiền
lành
Chăm chỉ
Xinh xắn
Thầy cô yêu
quý
Trần tính, ít
nói.
Bản tính nhút
nhát, rụt rè.
Khả năng hòa
nhập và thích
ứng kém
Bà H
Điểm mạnh
Yêu thương
Yêu thương
con.
cháu.
Có việc làm.
Nhiều thời
Sức khỏe tốt
gian bên cháu
Điểm yếu
Đã ly hôn
Tuổi cao.
Ít có thời gian Không am
quan tâm con
hiểu tâm lý lứa
tuổi H
Gv chủ nhiệm
Môi trường
xung quanh
Quý mến H.
Đã có sự quan
tâm H
Hàng xóm tốt
bụng.
Bận rộn, ít có
thời gian quan
tâm học sinh.
Coi nhẹ và
chưa có biện
pháp phòng
chống BLHĐ
Nhà trường
chưa có sự
quan tâm đến
BLHĐ.
Bạn bè mới ít
quan tâm.
Hàng xóm mới
chưa thân
quen
Bảng phân tích điểm mạnh,điểm yếu giúp thân chủ nhìn nhận được những điểm mạnh,
điểm yếu của mình cũng như giúp cho NVCTXH biết tận dụng, phát huy những điểm
mạnh của các thành viên khác trong gia đình cũng như các nguồn lực xung quanh.
2.4 Lập kế hoạch trợ giúp.
STT Mục tiêu
Hoạt động
Thời gian
Nguồn lực
1
Giúp H ổn đinh Tham vấn tam lý
hơn về tâm lý
cho H
10/9-12/9
NVXH
Gv chủ
nhiệm.
Mẹ và bà
2
Nhóm bạn
chấm dứt hành
vi bạo lực với
H
12/1019/10
NVXH
Gv chủ
nhiệm
Em H
Các học
sinh lớp 7A
Tham vấn, giáo
dục thay đổi nhận
thức hành vi.
Làm việc với giáo
viên để có sự răn
đe phù hợp.
Kq mong
đợi
H giảm đi
sự buồn
chán, lo
lắng, sợ hãi,
tập trung
học tập hơn.
Nhóm bạn
nhận ra và
sửa chữa
hành vi sai
lệch của
mình.
3
H có được sự
quan tâm, chia
sẻ nhiều hơn
4
Nhà trường và
giáo viên có sự
quan tâm hơn
tới vấn đề
BLHĐ
Tổ chức các buổi
sinh hoạt nhỏ để
tăng sự gắn kết các
bạn trong lớp,nhóm
bạn gây bạo lực với
H.
Tham vấn cho H
12/10
kỹ năng hòa nhập,
tạo lập mối quan hệ
với các bạn trong
lớp.
Tham vấn cho bà
và mẹ có sự quan
tâm nhiều hơn
Thâm vấn, cung
20/10
cấp thông tin cho
BGH, giáo viên về
tấm quan trọng và
các biện pháp, hình
thức phòng chống
BLHĐ hiệu quả
H và nhóm
bạn thiết lập
được mối
quan hệ tích
cực
NVXH
Bà và mẹ
H hòa nhập
tốt hơn với
môi trường
học tập mới,
bạn mới
NVXH
BGH
Gv chủ
nhiệm
Các chương
trình
PCBLHĐ
được triển
khai.
Gv chủ
nhiêm có sự
sát sao với
học sinh
hơn về vấn
đề BLHĐ
2.5 Phúc trình bước thu thập thông tin.
Đây là một bước vô cùng quan trọng. Nếu thông tin thu thập được chính xác và đầy đủ
thì các bước sau mới có thể hoàn thành được. Ngược lại, nếu các thông tin thu thập
không đầy đủ , không đảm bảo tính chính xác, khách quan thì các giai đoạn sau cũng bị
ảnh hưởng, làm cho quá trình trợ giúp thân chủ không được hiệu quả, không thành công
được. Trong bước này thu thập thông tin ,NVCTXH đã tiến hành thu thập thông tin từ
nhiều nguồn và đây là phúc trình về các buổi thu thập thông tin từ hai nguồn quan trọng
nhất đó là em H và cô giáo chủ nhiệm H.
Phúc trình lần thứ nhất
Đối tượng: thân chủ- em H
Thời gian, địa điểm: ngày 9/10 , tại nhà em H.
Mục tiêu: Tiếp tục tạo lập mối quan hệ, sự tin tưởng của H. Thu thập các thông tin về tình
trạng của H, những cảm xúc, mong muốn của H.
Nvxh: chào em, em đang ở nhà một mình à?
H; vâng, em chào chị ạ .chị vào nhà uống nước. …mẹ em đi làm, còn bà em vừa sang
hàng xóm chơi. Chị uống nước đi ạ (cử chỉ rất lễ phép)….(kỹ năng quan sát).
Nvxh: chị cảm ơn, tranh đẹp quá, tất cả là em vẽ hết đó hả?( kỹ năng tạo lập mối quan hệ)
H; vâng, vẽ là sở thích của em mà. Lên đây , không quen biết ai, em chẳng biết làm gì,
nên thành ra lại vẽ được nhiều ơi là nhiều. treo kín hết cả nhà đến nơi rồi.
Nvxh: em chuyển lên đây sống được bao lâu rồi?(kỹ năng đặt câu hỏi)
H: hơn 2 tháng ạ.
Nvxh; vậy à,cũng được một khoảng thời gian kha khá rồi nhỉ. Mà em có thể cho chị xem
một số bức tranh em vẽ gần đây được không? Chị cũng rất thích tranh vẽ .
H: vâng , được thôi ạ. Lâu rồi cũng không có ai xem tranh em vẽ cả. Ở đây em không có
bạn bè, Mẹ thì bận làm tối ngày, Bà thì có vẻ không thích tranh lắm. Đây chị xem có đẹp
không ạ?........
Nvxh: (mỉm cười) đâu cho chị xem nào( quan sát kỹ các bức tranh)…(Nvxh dùng các kỹ
năng của mình để phân tích những tình cảm của H được thể hiện qua các bức vẽ)…
Em vẽ đẹp thật đó ( kỹ năng phản hồi). Mà chị có thể hỏi điều này được không, tâm trạng
có ảnh hưởng gì tới việc em sử dụng màu sắc trong các bức vẽ không ?chị thấy mấy bức
treo trên kia màu sắc rất tươi sáng, sao mấy bức này lại toàn màu tối vậy?.(kỹ năng đặt
câu hỏi khai thác cảm xúc)
H; vui thì em thích vẽ cái gì đó tươi sáng, còn không thì nó u ám vậy thôi….(vẻ mặt trầm
xuống)
Nvxh: vậy là dạo gần đây tâm trạng em có vẻ không được vui đúng không? Hôm qua cô
giáo dẫn em đến .chị có thể nhận thấy điều đó rất rõ trên mặt em. Có chuyện gì đã xảy ra
với em vậy?( kỹ năng đặt câu hỏi mở khai thác vấn đề)
H: (cúi mặt)…em…em không ..không có gì đâu ạ….
Nvxh: chị hiểu là có điều gì đó đang làm cho em ngại ngùng và lo sợ. em hãy cứ coi chị
như một người bạn, một người chị gái của em và thoải mái chia sẻ nhé. Chị luôn sẵn sàng
lắng nghe và giúp đỡ em. Em yên tâm là mọi thông tin em chia sẻ đều sẽ được giữ bí mật
hoàn toàn. Sẽ không ai được biết nếu em không cho phép chị làm điều đó. Chị đang lắng
nghe em đây….(kỹ năng khuyến khích sự chia sẻ ).
H: Thật chứ ạ. (tỏ vẻ rò xét)
Nvxh: (nhìn thẳng vào thân chủ, thể hiện vẻ mặt ngiêm túc) đó là nguyên tắc làm việc
của nhân viên công tác xã hội mà chị đã giới thiệu và cam kết với em và cô chủ nhiệm
buổi hôm trước rồi đó.(kỹ năng giao tiếp , tạo lập sự tin tưởng)
H; chị nói vậy là em yên tâm rồi.
Nvxh: vậy giờ em có thể chia sẻ là chuyện gì đã làm cho em trở nên luôn buồn rầu, lo
lắng, sợ hãi, chểnh mảng học tập và ngại giao tiếp với mọi người như cô chủ nhiệm em
đã chia sẻ được chứ?(kỹ năng đặt câu hỏi mở)
H: em thấy chán nản quá chị ạ.Ở trường cũ em có nhiều bạn, được các bạn yêu quý ở đó
em thấy mỗi ngày đến trường thật là vui vẻ vậy mà lên đây mỗi ngày đến trường với em
là một áp lực, là một ngày tồi tệ…(vẻ mặt ủ rũ)
Nvxh; em có thể nói rõ hơn là tại sao em lại thấy áp lực và tồi tệ khi đến trường được
không? (kỹ năng khuyến khích làm rõ ý)
H: (rơm rớm nước mắt) mỗi lần tới lớp ,em đều bị các bạn trêu nghẹo, chế giễu, xúc
phạm, mỗi lần em nói ngọng L-N lẫn lộn đều bị nhại lại, rồi chế giễu này nọ, em thấy xấu
hổ và buồn lắm chị ạ. Rồi thì các bạn em còn nói em mới đến thì phải ngoan ngoãn, này
nọ, đủ kiểu, các bạn trai bắt chuyện hay hỏi bài cũng không được trả lời…(kỹ năng quan
sát và lắng nghe)
Nvxh: chị rất hiểu những cảm xúc của em khi bị các bạn đối xử như thế !(kỹ năng thấu
cảm). Nhưng đó là tất cả các bạn trong lớp hay là một số bạn thôi?( kỹ năng đặt câu hỏi
khai thác vấn đề)
H: có 5 bạn thôi ạ. Các bạn ấy là nhóm có tiếng là nghê ghớm, ngỗ nghịch nhất trường
đấy ạ.
Nvxh: vậy khi nhóm bạn đó đối xử với em như vậy thì các bạn trong lớp có lên tiếng bảo
vệ hay giúp đỡ em không?(kỹ năng đặt câu hỏi)
H: không ạ, đa số các bạn cũng hùa theo mà cười nhạo em, còn lại thì im lặng, vì em là
học sinh mới , cũng chẳng thân quen ai nên các bạn ý cũng chẳng thèm quan tâm đâu. Mà
ai trong lớp cũng sợ mấy bạn kia cả .Vì thế mà em lại càng thấy bị cô lập, sợ hãi hơn.
Nvxh; vậy những lần như thế em có kêu nhờ sự trợ giúp của ai không?
H: em sợ nên cũng không dám nói với ai cả. Một lần em có nói với cô, mấy bạn đó bị cô
trách mắng rồi bị viết bản kiểm điểm . Nhưnng cũng vì thế mà các bạn càng ghét và hành
hạ em nhiều hơn. Các bạn còn đe dọa em nữa….(khóc) mà em rất sợ chuyện bố mẹ em ly
dị bị các bạn đem ra trêu đùa , em sợ, sợ lắm… nên em không bao giờ dám nói với ai cả
Nvxh: (nắm tay H) em đừng sợ nữa. chị em mình sẽ cũng nhau giải quyết vấn đề này mà
(kỹ năng thấu cảm). Vậy là em đã không nhận được sự trợ giúp nào từ bạn bè và đã bị
bạo lực và đe dọa nhiều hơn khi tìm sự giúp đỡ từ cô giáo đúng không? (kỹ năng tóm
lược). vậy bà và mẹ em có biết chuyện này không?
H; không ạ, vì em không dám kể. vả lại mẹ em cũng đi làm suốt ngày, chỉ ở nhà được có
buổi tối, em cũng không muốn mẹ phải buồn và lo lắng cho em chị ạ.
Nvxh: Điều đó chứng tỏ em rất yêu mẹ mình đấy.( kỹ năng thấu cảm, tập trung vào điểm
mạnh của H).Vậy có phải việc không có ai chia sẻ, quan tâm, bảo vệ đã làm em thêm
buồn chán, lo lắng và sợ hãi. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến việc học hành và làm em
càng thêm tự ti, ngại giao tiếp với mọi người đúng không? (kỹ năng đặt câu hỏi đóng ).
H: vâng ạ.
………………………….
Phúc trình lần thứ 2
Đối tượng: cô giáo chủ nhiệm của H- cô An.
Thời gian,Địa điểm: ngày 9/10, tại trường THCS Tạ xá
Mục tiêu: tạo lập mối quan hệ, khai thác các thông tin liên quan về H tại lớp học cũng
như nhóm bạn gây bạo lực cho H.
Nvxh: chào cô giáo, nãy em đã gọi điện thoại hẹn rồi, giờ cô giáo rảnh chứ ạ.
Cô : vâng,mời cô vào trong này.
Nvxh: cảm ơn cô giáo. Hôm nay em đến rất mong cô có thể chia sẻ thêm một số thông
tin về em H được chứ ạ. Điều đó sẽ giúp em rất nhiều trong việc hỗ trợ cho em H.(kỹ
năng giao tiếp)
Cô; vâng, giúp được gì tôi rất sắn sàng. H là học sinh mà tôi rất quý, em là học sinh mới
nhưng rất ngoan, hiền lành lại học rất khá.
Nvxh; em rất vui vì sự nhiệt tình đó của cô ạ. Cô có thể cho em biết là cô phát hiện ra
nhưng biểu hiện như buồn rầu, lo lắng, sa sút học tập của em H bao lâu rồi không ạ? (kỹ
năng phản hồi và đặt câu hỏi).
Cô: cách đây 1 tuần thôi, tôi nhận thấy em H hay bỏ học nên đã chú ý quan sát, theo dõi
và phát hiện ra những biểu hiện đó của em.
Nvxh: vâng như hôm trước cô đã chia sẻ là có gặng hỏi lý do nhưng H lại không nói đúng
không? (kỹ năng đặt câu hỏi đóng)
Cô: đúng vậy, hôm đó tôi hỏi, H không trả lời mà chỉ khóc làm tôi rất lo , nên đã dẫn em
tới trung tâm CTXH đó.
Nvxh: thế mối quan hệ giữa H và các bạn trong lớp như thế nào ạ?(kỹ năng đạt câu hỏi)
Cô: H mới chuyển vào lớp hơn 2 tháng nên vẫn chưa thân quen lắm với các bạn trong
lớp. Hơn nữa em lại tỏ ra là người khá rụt rè, ít nói. Đa số các bạn trong lớp cũng thân
thiện với H, chỉ có nhóm 5 bạn gái gồm : Huyền, Trang, Lan, Hạ, Tuyết là hay có những
hành vi trêu nghẹo, chế giễu, xúc phạm H thôi.
Nvxh: như chị nói thì đa số các bạn trong lớp cũng đều thân thiện với H , duy chỉ có
nhóm 5 bạn nữ là có những hành vi không tốt với H và cô cũng biết điều đó.( kỹ năng
tóm lược). Vậy cô đã có những biện pháp nào để ngăn chặn, xử lý những hành vi bạo lực
đó của nhóm bạn kia với H chưa?
Cô: tôi cũng đã có sự khiển trách và bắt các em đó viết bản kiểm điểm rồi và tôi nghĩ
những hành vi đó của các em cũng chỉ là kiểu ma cũ bắt nạt ma mới và cũng không đến
nỗi sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, H cũng không còn báo cáo là bị các bạn trêu
nghẹo nữa nên sau đó tôi cũng không còn để ý đến chuyện đó nữa. Tôi cũng rất bận với
việc lên lớp nên thú thật là cũng không có nhiều thời gian để quan tâm nhiều đến mấy
vấn đề đó.
Nvxh: vâng, em hiểu và rất thông cảm rằng là cô cũng rất bận bịu với công việc chuẩn bị
bài vở để lên lớp giảng dạy( kỹ năng thấu cảm, tạo lập mối quan hệ tích cực).hôm qua em
đã có trò chuện với H và em đã chia sẻ rằng chính những hành vi bạo lực như : trêu
nghẹo , mỉa mai, nói xấu, xúc phạm, và đe dọa của nhóm bạn nữ kia đã làm em rơi vào
tình trạng buồn chán, lo lắng, sợ hãi và chểnh mảng học tập như vậy. Tuy nhiên vì bị đe
dọa như vậy nên em đã không dám nói chuyện này với ai, kể cả với cô vì sợ nhóm bạn
kia trả thù.
Cô: thật vậy sao, tôi không ngờ những hành vi đó của nhóm bạn kia lại làm tác động tiêu
cực lớn như vậy tới H.