Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.61 KB, 44 trang )

BÀI 2
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thanh Phong
Trường Đại học Kinh tế quốc dân

v1.0014109212

1


TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Hạn ngạch nhập khẩu
“Theo Gafin, Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Proceso Alcala cho biết: Ủy ban Thương
mại Hàng hóa của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO-CTG) đã cho phép Philippines tiếp
tục quy định hạn chế định lượng (QRs) đối với nhập khẩu gạo, vốn đã hết hạn vào tháng
6/2012”.
Trích nguồn
( />
1. Giá gạo trong nước của Philippines sẽ biến động theo xu hướng nào?
2. Cho biết lợi ích của chính phủ và lợi ích của doanh nghiệp có được giấy
phép nhập khẩu nhận được khi sử dụng hạn ngạch nhập khẩu?

v1.0014109212

2


MỤC TIÊU



Làm rõ tính tất yếu khách quan của quản lý Nhà nước về thương mại trong
nền kinh tế thị trường.



Nghiên cứu tổ chức quản lý Nhà nước và phương pháp quản lý Nhà nước
về thương mại trong nền kinh tế quốc dân.



Nghiên cứu hệ thống các công cụ quản lý thương mại trong nền kinh tế
quốc dân.

v1.0014109212

3


NỘI DUNG
Vai trò và nội dung quản lý Nhà nước về thương mại

Các phương pháp quản lý thương mại

Hệ thống các công cụ quản lý thương mại

v1.0014109212

4



1. VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI
1.1. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với thương mại
1.2. Thương mại là đối tượng quản lý của Nhà nước
1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về thương mại

v1.0014109212

5


1.1. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI


Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại
phát triển.



Nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại.



Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động
thương mại của nền kinh tế quốc dân.



Quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước.

v1.0014109212


6


1.2. THƯƠNG MẠI LÀ ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC


Là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, Thương
mại được coi là một ngành kinh tế quốc dân quan trọng,
sự phát triển của thương mại góp phần vào việc nâng
cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.



Thương mại là hoạt động mang tính liên ngành, là hoạt
động có tính xã hội hóa cao, mà mỗi doanh nhân không
thể xử lý các vấn đề một cách tốt đẹp, hơn nữa trong
điều kiện của nền kinh tế thị trường, những mặt trái của
nó đòi hỏi phải có sự quản lý can thiệp của Nhà nước.

v1.0014109212

7


1.2. THƯƠNG MẠI LÀ ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC


Thương mại – dịch vụ là lĩnh vực chứa đựng những

mâu thuẫn của đời sống kinh tế xã hội (giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với
ngưười lao động, giữa doanh nhân với cộng đồng).



Trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ có những hoạt
động mà doanh nghiệp, người lao động không được
làm hoặc có những vị trí mà nhà nước cần phải chiếm
lĩnh để điều chỉnh các quan hệ kinh tế.



Trong hoạt động thương mại, dịch vụ, có cả các
doanh nghiệp nhà nước.

v1.0014109212

8


1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI


Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật, chính
sách thương mại. Tạo môi trường và hành lang
pháp lý cho các hoạt động thương mại.




Định hướng phát triển ngành thương mại thông qua
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển
thương mại.



Kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành pháp luật
thương mại.



Kiểm tra, kiểm soát thị trường, điều tiết lưu thông
hàng hoá và quản lý chất lượng hàng hóa lưu
thông, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

v1.0014109212

9


1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI


Quản lý Nhà nước về cạnh tranh, chống độc quyền và
chống bán phá giá.



Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin
kinh tế, thương mại trong và ngoài nước. Quản lý Nhà

nước các hoạt động xúc tiến thương mại.



Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại và đào
tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
thương mại.



Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về thương mại.
Đại diện và quản lý hoạt động thương mại của Việt Nam ở
nước ngoài.

v1.0014109212

10


2. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
2.1. Phương pháp hành chính
2.2. Phương pháp kinh tế
2.3. Phương pháp tuyên truyền giáo dục

v1.0014109212

11


2.1. PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH



Phương pháp hành chính là sự tác động trực tiếp của
cơ quan quản lý hay người lãnh đạo đến cơ quan bị
quản lý hay người chấp hành nhằm mục đích bắt
buộc thực hiện một hoạt động.



Phương pháp này bao hàm những nội dung sau đây:
 Trước hết phải thiết lập được hệ thống quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau.
 Thứ hai là xác định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng
của các bộ phận trong hệ thống tổ chức.
 Thứ ba là tác động bằng hệ thống pháp chế.

v1.0014109212

12


2.1. PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH
Sử dụng các phương pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản lý
thương mại phải nắm vững các vấn đề sau:


Trước hết, quyết định hành chính chỉ có hiệu lực và hiệu
quả khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận
chứng đầy đủ về mặt kinh tế. Ngoài ra, quyết định phải xuất
phát từ tình hình thực tế, nắm vững tình huống cụ thể.




Thứ hai, khi sử dụng các phương pháp hành chính cần gắn
quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định.



Thứ ba, khi ra quyết định hành chính, người ra quyết định
phải nắm rõ khả năng và tâm lý người thực hiện.



Thứ tư, khi triển khai thực hiện, khâu khó khăn, khâu trọng
yếu then chốt, người lãnh đạo phải trực tiếp chỉ đạo, kiểm
tra đôn đốc thường xuyên và tổng kết rút kinh nghiệm
kịp thời.

v1.0014109212

13


2.2. PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ


Phương pháp kinh tế là sự tác động tới lợi ích vật chất
của tập thể hay cá nhân nhằm làm cho họ quan tâm tới
kết quả hoạt động và chịu trách nhiệm vật chất về hành
động của mình.




Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất là động lực cơ
bản của sự phát triển kinh tế xã hội. Lợi ích cá nhân
người lao động phải được coi là nền tảng và tác động
trực tiếp đến hoạt động của con người. Vi phạm nguyên
tắc khuyến khích lợi ích vật chất và trách nhiệm vật chất
sẽ thủ tiêu động lực kích thích người lao động.



Sử dụng các đòn bẩy kinh tế là nội dung chủ yếu của phương pháp kinh tế. Các đòn bẩy
như tiền lương, thu nhập, tiền thưởng, giá cả, lợi nhuận, chi phí... có tác động lớn tới
người lao động. Nó có tác dụng kích thích hay hạn chế động lực làm việc của mỗi người.
Các đòn bẩy này phải được sử dụng đồng bộ. Bên cạnh sử dụng hệ thống đòn bẩy còn
phải sử dụng cả hệ thống đòn hãm như phạt vật chất và trách nhiệm vật chất khác.

v1.0014109212

14


2.3. PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC


Phương pháp tuyên truyền giáo dục là sự tác động tới tinh thần và năng lực chuyên
môn của người lao động để nâng cao ý thức và hiệu quả công tác.




Phương pháp này bao hàm những nội dung chủ yếu sau:
 Tác động thông qua hệ thống thông tin đa chiều tới toàn bộ hệ thống quản lý và
người lao động.
 Phương pháp giáo dục thể hiện được sự khen chê rõ ràng.
 Bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết hợp
chặt chẽ với cơ chế, tuyển dụng, bố trí sử dụng và đào thải người lao động.
 Giáo dục chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề rất quan trọng trong hệ thống
tuyên truyền vận động.
 Giáo dục truyền thống ở mỗi doanh nghiệp là việc làm có ý nghĩa và hiệu quả cao,
làm cho mỗi người có ý thức đầy đủ về vị trí của doanh nghiệp, tự hào về những
đóng góp của doanh nghiệp, xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, đề cao trách
nhiệm đối với công việc.
 Phải làm phong phú đời sống tinh thần, tăng niềm tin của người lao động vào
doanh nghiệp.

v1.0014109212

15


2.3. PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC

Phương pháp kinh tế và phương pháp tuyên truyền giáo dục là cách thức tác động gián tiếp
đến người lao động, hiệu quả của nó không bộc lộ ngay mà nhiều khi mang tính chất của
một quá trình.
Mỗi phương pháp quản lý đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, do vậy, để phát
huy mặt mạnh, hạn chế những nhược điểm cần phải sử dụng tổng hợp các phương pháp
trong quản lý.


v1.0014109212

16


3. HỆ THÔNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
3.1. Xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch
3.2. Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ thương mại
3.3. Các yếu tố cơ bản của hệ thống công cụ quản lý
3.4. Những công cụ chủ yếu của chính sách thương mại

v1.0014109212

17


3.1. XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ BẢO HỘ MẬU DỊCH
3.1.1. Xu hướng mậu dịch tự do hay thương mại tự do.
3.1.2. Xu hướng bảo hộ mậu dịch hay thương mại có bảo hộ.

v1.0014109212

18


3.1.1. XU HƯỚNG MẬU DỊCH TỰ DO HAY THƯƠNG MẠI TỰ DO


Cơ sở khách quan của xu hướng này bắt nguồn từ quá
trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới với những cấp độ

là toàn cầu hoá và khu vực hoá, lực lượng sản xuất phát
triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới một quốc gia, sự phân
công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng và bề sâu,
vai trò của các công ty đa quốc gia được tăng cường, hầu
hết các quốc gia chuyển sang xây dựng “mô hình kinh tế
mở” với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh
của nền kinh tế mỗi nước.

v1.0014109212

19


3.1.1. XU HƯỚNG MẬU DỊCH TỰ DO HAY THƯƠNG MẠI TỰ DO


Nội dung của tự do hóa thương mại là Nhà nước áp dụng
các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở
ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan
trong quan hệ mậu dịch nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận
lợi hơn cho việc phát triển các hoạt động thương mại cả về
bề rộng và bề sâu. Điều đó có nghĩa là phải đạt tới một sự
hài hòa giữa tăng cường xuất khẩu với nới lỏng nhập khẩu.



Các biện pháp để thực hiện tự do hóa thương mại chính là
việc điều chỉnh theo chiều hướng nới lỏng dần với bước đi
phù hợp trên cơ sở các thỏa thuận song phương và đa
phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu

dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ thương mại quốc tế.

v1.0014109212

20


3.1.2. XU HƯỚNG BẢO HỘ MẬU DỊCH HAY THƯƠNG MẠI CÓ BẢO HỘ


Cơ sở khách quan của xu hướng này bắt nguồn từ sự
phát triển không đều và sự khác biệt trong điều kiện tái
sản xuất giữa các quốc gia, các khu vực, do sự chênh
lệch về khả năng cạnh tranh giữa các công ty trong nước
với các công ty nước ngoài, cũng như do các nguyên
nhân lịch sử để lại.



Xu hướng bảo hộ mậu dịch xuất hiện ngay từ khi hình
thành và tiếp tục được củng cố trong quá trình phát triển
của nền thương mại thế giới với công cụ được sử dụng
phổ biến nhất là thuế quan. Bên cạnh đó còn có các công
cụ hành chính, các biện pháp kỹ thuật khác nhau. Người
ta cho rằng mục tiêu của bảo hộ mậu dịch là để bảo vệ thị
trường nội địa trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ
của các luồng hàng hóa từ bên ngoài, cũng tức là bảo vệ
lợi ích quốc gia. Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau để giải thích cho chế độ bảo hộ mậu dịch.


v1.0014109212

21


3.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI


Không phân biệt đối xử



Mở cửa thị trường



Cạnh tranh công bằng



Tự do mậu dịch hơn nữa



Tính dự đoán thông qua liên kết và minh bạch

Txt

v1.0014109212


Text

Text

22


3.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI (tiếp theo)


Không phân biệt đối xử
 Đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT)

v1.0014109212



Không được đối xử với hàng hóa và dịch
vụ nước ngoài cũng như những người
kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó
kém hơn mức độ đãi ngộ dành cho các
đối tượng tương tự trong nước.



Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia quy định tại
Ðiều III Hiệp định GATT, Ðiều 17 GATS
và điều 3 TRIPS. Trong khuôn khổ
WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với
hàng hóa, dịch vụ, các quyền sở hữu trí

tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và
pháp nhân. Phạm vi phạm áp dụng của
nguyên tắc NT đối với hàng hóa, dịch vụ
và sở hữu trí tuệ có khác nhau.
23


3.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI (tiếp theo)



Các nước, về nguyên tắc, không được áp đụng những hạn chế số lượng nhập
khẩu và xuất khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các hiệp định
của WTO.



Một trong những ngoại lệ quan trọng đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là vấn đề
trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu.



Việc áp dụng quy chế đãi ngộ quốc gia trên thực tế gây ra rất nhiều tranh chấp giữa
các bên ký kết GATT/WTO bởi một lý do dễ hiểu là nếu các nước dễ chấp nhận
nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với các nước thứ ba thì nước nào cũng muốn
dành một sự bảo hộ nhất định đối với sản phẩm nội địa.

v1.0014109212

24



3.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
 Đãi ngộ tối huệ quốc (Most favoured nation - MFN)

v1.0014109212



Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành
cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng
cho tất cả các thành viên trong WTO.



Tối huệ quốc là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất
của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được
thể hiện ngay tại Ðiều I của Hiệp định GATT (mặc
dù bản thân thuật ngữ ''tối huệ quốc'' không được
sử dụng trong điều này). Thông thường nguyên tắc
MFN được quy định trong các hiệp định thương
mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp
dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên
WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình
đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước
sẽ dành cho nhau sự ''đối xử ưu đãi nhất''. Nguyên
tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng
tuyệt đối.
25



×