Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

BÁO CÁO ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 201 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
---------------------

BÁO CÁO

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU
CHÍNH, VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TỈNH PHÚ YÊN

Phú Yên, tháng 10 năm 2017



Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG
3
MỞ ĐẦU
7
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LẬP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
7
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 8
PHẦN I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH PHÚ YÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG
12
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 12
1.
Vị trí địa ly 12


2.
Địa hình
12
3. Khí hậu, thủy văn 12
4. Dân số và lao động 12
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN
13
1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
13
2. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu
13
3. Hiện trạng phát triển hạ tầng
16
4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 19
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
21
PHẦN II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG TỈNH PHÚ
YÊN VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SO VỚI QUY HOẠCH ĐƯỢC DUYỆT
24
I. PHÂN TÍCH VỊ TRÍ, VAI TRÒ NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐỐI VỚI
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
24
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BƯU CHÍNH
25
1. Hệ thống mạng bưu cục, điểm phục vụ bưu chính
25
2. Mạng vận chuyển bưu chính
27
3. Dịch vụ
28

4. Trang thiết bị công nghệ 30
5. Nguồn nhân lực
30
III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VIỄN THÔNG VÀ HẠ TẦNG VIỄN
THÔNG THỤ ĐỘNG 31
1. Mạng viễn thông 31
2. Thị trường Viễn thông
36
3. Hiện trạng hạ tầng mạng viễn thông
36
IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
48
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SO VỚI QUY HOẠCH ĐƯỢC DUYỆT 51
1. Bưu chính 51
2. Viễn thông 53
PHẦN III. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 56

Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

1


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

I. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BƯU
CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ NĂM 2030 56
1. Các yếu tố quốc tế và khu vực
56
2. Các yếu tố trong nước và trong tỉnh

57
3. Những cơ hội và thách thức trong phát triển Bưu chính Viễn thông 58
II. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH
59
1. Dự báo bưu chính 59
2. Dự báo chỉ tiêu dịch vụ bưu chính
65
III. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG 65
1. Dự báo viễn thông 65
2. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông
70
IV. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG ĐẾN
NĂM 2020
73
1. Điều chỉnh quy hoạch phát triển bưu chính
73
2. Điều chỉnh quy hoạch phát triển viễn thông
86
V. BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG
95
1. Quan điểm phát triển
95
2. Mục tiêu phát triển 95
3. Quy hoạch phát triển hạ tầng viễn thông thụ động
96
VI. BỔ SUNG TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM
2030
113
1. Bưu chính 113
2. Viễn thông và hạ tầng viễn thông 114

VII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
118
1. Sự tác động của sóng thông tin di động đến yếu tố con người 119
2. Sự tác động công trình hạ tầng viễn thông đến môi trường sống
121
PHẦN IV. KHÁI TOÁN, PHÂN KỲ ĐẦU TƯ, DANH MỤC DỰ ÁN
122
I. KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
122
1. Bưu chính 122
2. Viễn thông 123
II. CĂN CỨ THỰC HIỆN KHÁI TOÁN, PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
126
III. DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 127
IV. DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
129
PHẦN V. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 130
I. GIẢI PHÁP 130
1. Bưu chính 130
2. Viễn thông và hạ tầng viễn thông 133
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 138
1.
Sở Thông tin và Truyền thông
138
2.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
138
3.
Sở Tài chính 139
4.

Sở Giao thông Vận tải
139
Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

2


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

5.
Sở Xây dựng 139
6.
Sở Tài nguyên và Môi trường
140
7.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 140
8.
Sở, ban, ngành khác 140
9.
Ủy ban nhân dân cấp huyện 140
10. Các doanh nghiệp 140
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
141
1.
Kết luận
141
2.
Kiến nghị
141
PHỤ LỤC 142

PHỤ LỤC 1: BẢNG QUY HOẠCH 142
PHỤ LỤC 2: GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ 179
PHỤ LỤC 3: QUY ĐỊNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
180
1.
Cấp phép xây dựng hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di động
180
2.
Cấp phép xây dựng mạng cáp ngầm dùng chung 180
3.
Xây dựng tuyến cáp ngầm 180
4.
Cấp phép xây dựng hạ tầng hệ thống cột treo cáp 181
5.
Doanh nghiệp đầu tư và cho thuê hạ tầng 181
PHỤ LỤC 4: MẠNG NGOẠI VI
182
1. Khuyến nghị một số giải pháp kỹ thuật thực hiện ngầm hóa mạng ngoại vi 182
2. Thiết kế hào kỹ thuật
184
3. Thiết kế mương kỹ thuật 185
4. Bản vẽ bố trí hầm, mương kỹ thuật trên tuyến đường 186
PHỤ LỤC 5: BẢN ĐỒ 187

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Hiện trạng mạng điểm phục vụ Phú Yên.............................................................27
Bảng 2: So sánh một số chỉ tiêu viễn thông của Phú Yên so với cả nước................................35
Bảng 3: Hiện trạng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ (Đ1) tỉnh
Phú Yên phân theo đơn vị hành chính......................................................................................38
Bảng 4: Hiện trạng hạ tầng cột ăng ten mạng thông tin di động..............................................39

Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất................................................................................................41
Bảng 6: Hiện trạng sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp..........................................41
Bảng 7: Hiện trạng hạ tầng mạng thông tin di động tỉnh Phú Yên...........................................43
Bảng 8: Hiện trạng hệ thống đài Phát thanh truyền hình tỉnh Phú Yên....................................44
Bảng 9: So sánh một số chỉ tiêu bưu chính thực hiện so với Quyết định số 1563/QĐ-UBND
ngày 1/10/2008..........................................................................................................................52
Bảng 10: So sánh một số chỉ tiêu viễn thông thực hiện so với Quyết định số 1563/QĐ-UBND
ngày 1/10/2008..........................................................................................................................55
Bảng 11: Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động đến năm 2020...........................72
Bảng 12: Dự báo nhu cầu sử dụng các dịch vụ cố định............................................................72
Bảng 13: Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ............97
Bảng 14: Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ.98
Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

3


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

Bảng 15: Định hướng phát triển cột ăng ten loại A1 theo đơn vị hành chính.........................100
Bảng 16: Định hướng khu vực, tuyến đường, phố phát triển cột ăng ten loại A2 theo đơn vị
hành chính...............................................................................................................................103
Bảng 17: Điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu chủ yếu Bưu chính đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030...............................................................................................................142
Bảng 18: Điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu chủ yếu Viễn thông đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030...............................................................................................................143
Bảng 19: Danh mục các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.................................143
Bảng 20: Danh mục các khu vực, tuyến đường, phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten A1...........151
Bảng 21: Danh mục các khu vực, tuyến đường, phố được lắp đặt cột ăng ten cồng kềnh trên
mặt đất (được lắp đặt loại A2b (nếu có); chỉ được lắp đặt loại A2b có chiều cao dưới 50m (nếu

có); chỉ được lắp đặt loại A2b có chiều cao dưới 100m (nếu có))..........................................156
Bảng 22: Danh mục các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng, sử dụng công trình
hạ tầng kỹ thuật để lắp đặt cáp viễn thông..............................................................................163

KÝ HIỆU VIẾT TẮT
A1
A1a

A1b
A2
A2a

A2b
A2c
C1
C2
Đ1

Viết tắt theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT

Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư

14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT

Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

Cột ăng ten không cồng kềnh
Cột ăng ten tự đứng được lắp đặt
trên các công trình xây dựng có
chiều cao của cột (kể cả ăng ten,
nhưng không bao gồm kim thu sét)
không quá 20% chiều cao của công
trình nhưng tối đa không quá 3 mét
và có chiều rộng từ tâm của cột đến
điểm ngoài cùng của cấu trúc cột
ăng ten (kể cả cánh tay đòn của cột
và ăng ten) dài không quá 0,5 mét
Cột ăng ten thân thiện với môi
trường
Cột ăng ten cồng kềnh
Cột ăng ten tự đứng được lắp đặt
trên các công trình xây dựng, không
thuộc A1a
Cột ăng ten được lắp đặt trên mặt đất

Cột ăng ten khác không thuộc cột
ăng ten các loại A1a, A1b, A2a, A2b
Cột treo cáp viễn thông riêng biệt
Cột treo cáp sử dụng chung với các
ngành khác
Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông
công cộng có người phục vụ

4


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

Đ2

2G

Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Second Gerneration

3D
3G

Three Dimention
Third Generation


4G

Fourth Generation

ADSL
BSC

Asynchronous Digital Subscriber
Line
Base Station Controller

BTS

Base Transceiver Station

CDMA

Code Division Multiple Access

C-RAN
DSLAM

Cloud Radio Access Network
Digital Subscriber Line Access
Multiplexer
Dense Wavelength Division
Multiplexing
Enhanced Data Rates for GSM
Evolution


N1
N2

DWDM
EDGE

FTTB
FTTH

Fiber To The Building
Fiber To The Home

FTTx
GDP
GSM

Fiber To The x
Gross domestic product
Global System for Mobile

HSPA

High Speed Packet Access

IP
IPTV
ITU

Internet Protocol

Internet Protocol Television
International Telecommunication
Union
Long Term Evolution
Metropolitan Area Network
MultiProtocol Label Switching

LTE
MAN
MPLS

Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông
công cộng không có người phục vụ
Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
viễn thông riêng biệt
Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm sử
dụng chung với các ngành khác
Hệ thống thông tin di động thế hệ
thứ 2
Công nghệ hình ảnh 3 chiều
Hệ thống thông tin di động thế hệ
thứ 3
Hệ thống thông tin di động thế hệ
thứ 4
Đường dây thuê bao số không đồng
bộ
Bộ điều khiển trạm gốc (thông tin di
động)

Trạm thu phát sóng (thông tin di
động)
Công nghệ thông tin di động đa truy
nhập phân chia theo mã
Mạng truy nhập vô tuyến đám mây
Bộ ghép kênh đa truy nhập đường
dây thuê bao số
Ghép kênh phân chia theo bước sóng
mật độ cao (thông tin quang)
Công nghệ truyền dữ liệu tốc độ cao
trong hệ thống thông tin di động
GSM
Mạng cáp quang tới tòa nhà
Mạng cáp quang tới hộ gia đình
Mạng cáp quang tới thuê bao
Tổng sản phẩm quốc nội
Hệ thống thông tin di động toàn cầu
- tiêu chuẩn thông tin di động
Truyền dữ liệu tốc độ cao trong
mạng thông tin di động 3G
Giao thức Internet
Truyền hình trên Internet
Liên minh viễn thông quốc tế
Công nghệ thông tin di động 4G
Mạng đô thị
Chuyển mạch nhãn đa giao thức
5


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên


NGN
TDM

Next Generation Network
Time Division Multiplexing

UMTS

Universal Mobile
Telecommunications System

USB
W-CDMA

Universal Serial Bus
Wideband Code Division Multiple
Access

Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

Mạng thế hệ mới
Công nghệ ghép kênh phân chia theo
thời gian
Hệ thống thông tin di động toàn cầucông nghệ thông tin di động thế hệ
thứ 3
Chuẩn kết nối các thiết bị điện tử
Công nghệ thông tin di động băng
rộng đa truy nhập phân chia theo mã


6


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LẬP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
Bưu chính, Viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng
thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển Bưu chính, Viễn thông
đúng định hướng tạo điều kiện thu hút đầu tư, thực sự đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh quốc phòng, phổ cập dịch vụ tạo
điều kiện cho người dân các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận nắm bắt
thông tin kịp thời, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân
dân.
Quy hoạch phát triển Bưu chính Viễn thông giai đoạn 2007-2015 và định
hướng đến năm 2020 của tỉnh Phú Yên đã được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết
định số 1563/QĐ-UBND ngày 01/10/2008. Từ đó đến nay, các nội dung cơ bản
của Quy hoạch đã được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh thực hiện theo đúng
lộ trình đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, một số nội dung không còn
phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, một số chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển
Bưu chính, Viễn thông thực tế đã đạt và cao hơn chỉ tiêu quy hoạch đặt ra; một
số nội dung và chỉ tiêu cần phải hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp tình hình thực
tế và đến năm 2020.
Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, Chính Phủ và Chính quyền địa
phương tỉnh Phú Yên đã quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản mới về chiến
lược, chương trình, kế hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông như Luật Bưu
chính; Luật Viễn thông; Luật Tần số vô tuyến điện; Quyết định 1755/QĐ-TTg
ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm
trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông; Quyết định
119/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ Tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát

triển Thông tin, Truyền thông nông thôn giai đoạn 2011-2020; Quyết định số
32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ Tướng Chính phủ Phê duyệt Quy
hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020; Thông tư số 14/2013/TTBTTTT về hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ
tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương… nên nhiều nội dung của Quy
hoạch phát triển Bưu chính Viễn thông giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến
năm 2020 của tỉnh Phú Yên vẫn còn thiếu và không còn phù hợp với chiến lược,
chính sách của Quốc gia.
Trong thời gian tới, các dịch vụ viễn thông, thương mại điện tử, chính phủ
điện tử sẽ phát triển mạnh, vì vậy đòi hỏi cần có sự phát triển đi trước một bước
của Bưu chính, Viễn thông. Phát triển Bưu chính, Viễn thông đúng định hướng,
thống nhất và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú
Yên đến năm 2020 sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Để đảm bảo sự phát triển ngành liên tục và kế thừa, phù hợp với quy định và
định hướng phát triển chung của quốc gia, với thực tiễn và xu thế phát triển của
Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

7


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

khoa học, công nghệ, nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các
cơ quan Đảng và Nhà nước các cấp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh thì cần
thiết rà soát điều chỉnh nội dung quy hoạch đã ban hành nhằm vạch ra các định
hướng, lộ trình, giải pháp phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh và phù hợp
với quy định của Chính phủ.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

Các văn bản của Trung ương
Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ban hành ngày 17/6/2009;
Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ban hành ngày 23/11/2009;
Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ban hành ngày 23/11/2009;
Luật Bưu chính 49/2010/QH12 ban hành ngày 17/6/2010;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29/11/2013;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ban hành ngày 18/6/2014;
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về
quản ly và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 quy định về quản ly không
gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về Quản ly
không gian xây dựng ngầm đô thị;
Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Viễn thông, trong đó có quy định quy hoạch, thiết kế, xây dựng
cơ sở hạ tầng viễn thông;
Nghị định số 72/2012/NĐ-CP, ngày 24/9/2012 quy định về quản ly và sử
dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và khuyến khích áp dụng
đối với khu vực ngoài đô thị;
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ Quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Nghị Quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ
điện tử;
Nghị Quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về Hỗ trợ và phát
triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg ngày 29/08/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú
Yên đến năm 2020;
Quyết định 1712/2009/QĐ-TTg ngày 23/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về việc Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên;

Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

8


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

Quyết định số 119/2011/QĐ-TTg ngày 18/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án Phát triển Thông tin và Truyền thông nông thôn giai
đoạn 2011 – 2020;
Quyết định số 2451/2011/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất
đến năm 2020;
Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;
Quyết định số 356/2013/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ
Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 880/2014/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 1600/2016/QĐ-TTg ngày 18/8/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2016 – 2020;
Quyết định 1980/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 –
2020;
Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ

về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ
Bưu chính công ích;
Quyết định số 55/2016/QĐ-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước;
Quyết định số 162/2017/QĐ-TTg ngày 7/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu Nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao Phú Yên đến năm 2030;
Chỉ thị số 422/CT-TTg ngày 02/4/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về việc
tăng cường quản ly và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông;
Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
và sản phẩm chủ yếu;
Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch
hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;
Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu;
Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

9


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

Thông tư liên tịch số 21/2013/TT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27/12/2013 của
Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dấu hiệu
nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ

tầng kỹ thuật sử dụng chung;
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
kế hoạch bảo vệ môi trường;
Thông tư liên tịch số 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD ngày 22/6/2016 của Bộ
Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản ly việc xây dựng
công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động;
Công văn số 1359/2015/TTg-KTN ngày 13/8/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Phú Yên đến
năm 2020;
Các văn bản của địa phương
Nghị Quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI;
Nghị Quyết số 163/2015/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Phú Yên về Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Nghị Quyết số 164/2015/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Phú Yên về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 tỉnh
Phú Yên;
Quyết định số 1563/2008/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính Viễn thông giai
đoạn 2007 – 2015 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 52/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Phú Yên về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Phú Yên
đến năm 2025;
Quyết định số 128/2012/QĐ-UBND ngày 19/01/2012 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Phú Yên về Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 06/3/2013 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Yên về việc ban hành Quy định quản ly cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Quyết định số 960/2015/QĐ-UBND ngày 04/6/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Yên Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cụm
công nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết Định số 1641/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú
Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 1891/2015/QĐ-UBND ngày 01/10/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án:
Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

10


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

Điều chỉnh quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 tỉnh Phú Yên;
Quyết định số 2607/2015/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Yên về Ban hành Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Phú
Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Kế hoạch hành động số 97/2016/KH-UBND ngày 07/7/2016 của UBND tỉnh
thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính
phủ điện tử;
Kế hoạch số 182/2016/KH-UBND ngày 2/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Phú Yên Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên và điều chỉnh bổ sung
các nội dung liên quan, phù hợp với báo cáo quy hoạch;
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã, thành phố trong
tỉnh Phú Yên;
Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên 2011 - 2016;

Các quy định và quy hoạch khác của trung ương và địa phương có liên quan
đến viễn thông và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

11


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

PHẦN I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN1
I.1. Vị trí địa ly
Phú Yên nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình
Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai,
phía Đông giáp Biển Đông; cách Hà Nội 1.160 km và thành phố Hồ Chí Minh
561 km.
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 5.060,5 km². Tỉnh có 9 đơn vị hành chính
cấp huyện (thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu và 7 huyện) với 112 đơn vị
hành chính cấp xã (16 phường, 8 thị trấn và 88 xã). Thành phố Tuy Hòa – trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
Với các điều kiện về vị trí địa ly, kinh tế và giao thông thủy bộ, Phú Yên có
nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản phẩm
hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác,
giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng.
I.2. Địa hình
Tỉnh nằm ở sườn Đông dãy Trường Sơn, đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự
nhiên. Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt
mạnh với bờ biển dài 189 km có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo

vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi
trồng hải sản xuất khẩu công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân
trong vùng.
3. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại
dương. Có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 09 đến tháng 12 và mùa nắng từ
tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,5 oC, lượng mưa trung
bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm.
4. Dân số và lao động2
Dân số Phú Yên gần ước tính năm 2015 đạt 893.383 người, mật độ dân số
trung bình là 177 người/km2. Dân số trong khu vực thành thị chiếm 23% dân số
của tỉnh, dân số khu vực nông thôn chiếm 77% dân số của tỉnh. Phú Yên có gần
30 dân tộc cùng sinh sống, dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung
ở ven trục lộ giao thông, thành phố Tuy Hòa, huyện miền núi phía Tây...
Tỉnh Phú Yên có số lượng lao động dồi dào với lực lượng trong độ tuổi lao
động chiếm 61,5% dân số . Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 51%, trong đó đào tạo
1
2

; ;
; Báo cáo kinh tế - xã hội 2011 - 2015

Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

12


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

nghề đạt 38%. Phú Yên có lực lượng lao động trẻ, có tay nghề đáp ứng nhu cầu

sử dụng lao động của các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN
1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế3
Giai đoạn 2011 – 2015:
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt mức cao
hơn cả nước, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,5%/năm, trong đó, công
nghiệp - xây dựng đạt 13,2%/năm, dịch vụ đạt 12,9%/năm, nông, lâm nghiệp,
thủy sản đạt 4,1%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tiếp tục được rút ngắn so
với bình quân cả nước, năm 2015 đạt 32,8 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 2015, công nghiệp - xây dựng chiếm 37,1%;
dịch vụ chiếm 42%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 20,9%.
Năm 2016:
Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định và đạt mức tăng trưởng 7,45%, cao hơn
năm 2015 (7,28%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu nhập bình quân
đầu người tăng 8,2% so với năm trước.
2. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu
Giai đoạn 2011 – 2015:
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt mức cao
hơn cả nước, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,5%/năm, trong đó, công
nghiệp - xây dựng đạt 13,2%/năm, dịch vụ đạt 12,9%/năm, nông, lâm nghiệp,
thủy sản đạt 4,1%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tiếp tục được rút ngắn so
với bình quân cả nước, năm 2015 đạt 32,8 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 2015, công nghiệp - xây dựng chiếm
37,1%; dịch vụ chiếm 42%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 20,9%.
Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục phát triển ổn định, bình
quân tăng hàng năm 4,1%. Cơ cấu trong nội bộ ngành chuyển dịch đúng hướng;
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngày càng nhiều, góp phần nâng cao
năng suất, chất lượng các loại sản phẩm. Đã thành lập và đang chuẩn bị các điều

kiện để đưa vào hoạt động Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên.
Năm 2015, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 10.165,4 tỷ đồng
(giá so sánh năm 2010).
Sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt
13,2%/ năm. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14.878,9 tỷ đồng. Một
số sản phẩm chủ yếu của Tỉnh vẫn giữ mức tăng trưởng khá như: Bia các loại
3

Báo cáo số 346-BC/TU ngày 28/9/2015 của Tỉnh ủy Phú Yên Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh
khóa XV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; Báo cáo số 365/BC-UBND ngày 05/12/2015 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Yên về Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2015 và
nhiệm vụ kế hoạch năm 2016

Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

13


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

tăng 81,9%, hải sản các loại tăng 32,2%, tinh bột sắn tăng 29,2%, hàng may mặc
tăng 25,4%, nhân hạt điều tăng 6,1%....
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất
lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12,9%/năm. Công tác xúc
tiến thương mại được chú trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng tăng bình quân 26,3%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm
2015 đạt 120 triệu USD; thị trường xuất khẩu của một số mặt hàng như thuỷ
sản, dệt may, sản phẩm gỗ… mở rộng.
Dịch vụ du lịch tiếp tục phát triển khá. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ du lịch có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ; số lao động làm việc

trong lĩnh vực du lịch có chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đại học, cao đẳng
được nâng lên. Đã công bố điểm du lịch địa phương Mộ và Đền thờ danh nhân
Lương Văn Chánh; Nhà thờ Bác Hồ và Khu Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong
kháng chiến chống Mỹ và đón nhận bằng xếp hạng 06 di tích cấp Tỉnh trên địa
bàn. Tổ chức điểm trưng bày và bán sản phẩm lưu niệm, quà tặng đặc trưng Phú
Yên tại Gành Đá Đĩa. Lượng khách du lịch đến tỉnh tăng bình quân hàng năm
20%, trong đó khách quốc tế tăng 37%/năm; doanh thu du lịch tăng 30%/năm,
năm 2015 đạt 850 tỷ đồng (trong đó doanh thu lưu trú 170 tỷ đồng). Một số lễ
hội truyền thống được duy trì, phát huy gắn với việc phát triển du lịch. Một số
dự án du lịch hoàn thành đưa vào hoạt động hiệu quả.
Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 17,2%/năm, đến năm 2015 đạt
2.842,7 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước đến năm 2015 đạt 6.044,6 tỷ
đồng, đảm bảo chi đúng mục đích, tiết kiệm.
Tập trung chăm lo bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội; quan tâm phát triển
giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân. Văn hoá, thể thao, thông tin, truyền thông tiếp tục phát triển đa dạng,
cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân. Phong trào
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng.
Công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và bình đẳng giới: Triển khai
kịp thời, đầy đủ và có kết quả các chương trình, chính sách giảm nghèo bền
vững, hỗ trợ hộ cận nghèo, chăm sóc người có công, đối tượng an sinh xã hội,
nhất là ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đã hỗ
trợ xóa gần 6.000 nhà ở tạm hộ nghèo, hộ gia đình chính sách; giảm tỷ lệ hộ
nghèo (theo tiêu chí mới) đến cuối năm 2015 còn 7,7%; tỷ lệ người tham gia bảo
hiểm xã hội chiếm 16% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế.
Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm
cho người lao động; bình quân mỗi năm đào tạo nghề hơn 10.000 người, giải
quyết việc làm 23.550 lao động/năm, trong đó xuất khẩu lao động 450
người/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, tăng 17%, trong đó lao động
qua đào tạo nghề đạt 41%, tăng 15% so năm 2010. Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu

vực thành thị từ 4,8% năm 2010 xuống còn 4% năm 2015; nâng tỷ lệ thời gian
sử dụng lao động nông thôn từ 85% năm 2010 lên 88% năm 2015. Công tác
thanh, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động được chú trọng.
Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

14


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được thực hiện theo hướng đa
dạng hóa phương thức đầu tư (như: BOT, BTO, BT...). Nhờ đó, hệ thống hạ tầng
đô thị, nông thôn có bước phát triển đáng kể, nhiều công trình giao thông, thuỷ
lợi, điện, viễn thông... hoàn thành, đưa vào sử dụng, phục vụ sản xuất và đời
sống nhân dân, tạo diện mạo mới cho tỉnh.
Quốc phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững, ổn định. Công tác cải cách
hành chính thực hiện khá tốt, chỉ số cải cách hành chính và chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh được cải thiện và nâng lên đáng kể, qua đó tạo được sự đồng
thuận cao của xã hội đối với chính quyền địa phương.
Năm 2016:
Sản xuất nông – lâm – thủy sản tăng khá. Xây dựng 6 kế hoạch cụ thể hóa
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ban hành một số cơ chế, chính sách ưu
đãi, hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha
đất trồng trọt đạt khoảng 65 triệu đồng, tăng 3,8%; giá trị sản phẩm thu được
trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 675 triệu đồng, tăng 4,7% so
với năm 2015.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ
đạo. Đến ngày 31/10 toàn tỉnh đạt bình quân 13,63 tiêu chí/xã, tăng 0,74 tiêu
chí/xã so với cuối năm 2015; có 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2016,
lũy kế đến nay có 31 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Giá trị sản xuất công nghiệp ước hơn 15.000 tỷ đồng, đạt 91% kế hoạch,
tăng 9% so với cùng kỳ. Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
trong các khu công nghiệp phát triển khá, doanh thu 3.500 tỷ đồng. Thu hút
thêm 6 dự án đầu tư trong nước và 2 dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các
khu công nghiệp, với tổng vốn đăng ky đầu tư là 188,7 tỷ đồng và gần 7 triệu
USD; đến nay có 78 dự án đăng ky vào Khu kinh tế và các khu công nghiệp, với
tổng vốn đăng ky hơn 3.150 tỷ đồng và hơn 3,2 tỷ USD.
Các ngành dịch vụ có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng. Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ ước thực hiện 24.413 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch, tăng 12%
so với năm 2015.
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh. Lượng khách du lịch
đến tỉnh tăng cao; trong năm đã tiếp đón 1,175 triệu lượt khách, vượt 17,5% kế
hoạch năm, tăng 30,6% so với năm 2015 (trong đó khách quốc tế 40.502 lượt,
giảm 10%). Tổng doanh thu hoạt động du lịch 1.000 tỷ đồng, vượt 5% kế hoạch
năm.
Tổng thu ngân sách ước đạt 3.235 tỷ đồng, vượt 17% dự toán Trung ương
(đã trừ số thu ngoài cân đối), đạt 101% dự toán tỉnh, tăng 24,3% so với cùng kỳ.
Tổng chi ngân sách địa phương ước hơn 7.100 tỷ đồng, đạt 89,9% dự toán chi
ngân sách địa phương.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước hơn 12.460 tỷ đồng, đạt 61,4% kế hoạch,
tăng 5,2% so với năm 2015.

Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

15


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 58%, trong đó lao động qua đào tạo nghề

chiếm hơn 43%, đạt hơn 100% kế hoạch; tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học
nghề đạt trên 79%.
Công tác giảm nghèo được chú trọng. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt kế hoạch
đề ra (giảm còn 10,3%).
3. Hiện trạng phát triển hạ tầng4
3.1. Giao thông
Phú Yên có đầy đủ, đồng bộ các loại hình giao thông vận tải từ đường thuỷ,
đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển.
Giao thông đường bộ, có mạng lưới giao thông rộng khắp, gồm Quốc lộ 1A,
Quốc lộ 1D, Quốc lộ 25, Quốc lộ 29 và các tuyển tỉnh lộ nối vùng đồng bằng
với vùng miền núi. Có trục giao thông phía Tây nối 03 huyện miền núi Phú Yên
với huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) và huyện Ma D'răk (tỉnh Đắk Lắk); có
trục giao thông ven biển nằm trong tuyến đường bộ ven biển Việt Nam nối các
huyện vùng biển và ven biển. Các tuyến đường này trong thời gian qua đã được
nâng cấp và mở rộng, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, rút ngắn thời
gian đi lại. Giao thông đường sắt, có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua với
chiều dài đoạn tuyến là 117 km, có 2 ga chính là Tuy Hòa và Đông Tác, trong
tương lai khi tuyến đường sắt lên Tây Nguyên được hình thành mở ra triển vọng
hợp tác, giao thương hàng hóa giữa Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên; Phú Yên
có sân bay Tuy Hòa cách thành phố Tuy Hòa 5km về phía Đông Nam, diện tích
sân bay: 700ha, hiện đang nâng cấp cảng hàng không Tuy Hòa theo tiêu chuẩn
4C; Cảng Vũng Rô, Vũng Rô là cảng biển nước sâu có thể đón nhận tàu trọng
tải 30 nghìn DWT.
Hệ thống giao thông nông thôn của tỉnh phát triển nhanh, đến nay 100% số
xã có đường giao thông được bê tông hóa đến trung tâm xã. Trong 3 năm (từ
2013-2015), tỉnh triển khai đề án Bê tông hóa giao thông nông thôn, với
1.513km đường đã được bê tông, góp phần nâng tỉ lệ đường nông thôn được bê
tông hóa lên 70%.
3.2. Đô thị5
Các đô thị của tỉnh đang từng bước được quy hoạch và đầu tư phát triển. Tỷ

lệ đô thị hoá đạt trên 30%; mật độ dân số các đô thị của tỉnh hiện đã cao hơn so
với tiêu chí phân loại đô thị, mật độ dân số trung bình các đô thị của tỉnh đạt
bình quân 1.500 người/km2.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Tỉnh Phú Yên hiện có 10 đô thị bao gồm 1 đô thị loại II (TP. Tuy Hòa), 1 đô thị
loại IV (Tx. Sông Cầu), 8 đô thị loại V là các thị trấn trung tâm huyện lỵ: Thành
phố Tuy Hòa được công nhận đô thị loại II từ năm 2013; các xã Hòa Hiệp
Trung, Hòa Vinh (huyện Đông Hòa), Hòa Bình 2 (huyện Tây Hòa) được nâng
cấp lên thị trấn.
4
5

;
;

Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

16


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

Hiện nay, Phú Yên đang gắn việc phát triển dịch vụ - du lịch với quá trình đô
thị hóa, xây dựng nông thôn mới, đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, kết cấu hạ tầng đô thị làm động lực cho sự phát triển; đầu tư xây dựng khu
đô thị mới Trung tâm chính trị - hành chính tập trung gắn với nâng cấp, chỉnh
trang TP. Tuy Hòa và các đô thị vệ tinh xung quanh.
Tỉnh đã thực hiện các quy định về phân cấp đường bộ, chỉ giới đường đỏ,
chỉ giới xây dựng trên địa bàn thành phố, thị xã và trung tâm các huyện; Quy
chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh. Quy hoạch chuyển đổi

công năng sử dụng đất và trụ sở của các cơ quan Đảng, nhà nước đã di dời nhằm
cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh cũng đang trong giai đoạn thực thiện bảo dưỡng, bảo trì, cải tạo, sửa
chữa hệ thống giao thông, chiếu sáng, cây xanh, chỉnh trang đô thị; chỉnh trang,
bó gọn hệ thống cáp viễn thông treo trên các tuyến đường chính của thành phố,
thị xã và trung tâm các huyện.
3.3. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp6
Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế và các khu công nghiệp (KCN) đang
từng bước được đầu tư hoàn thiện và đồng bộ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp. Toàn tỉnh hiện có khu Kinh tế Nam Phú Yên, khu
nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Phú Yên và các khu công nghiệp Hòa
Hiệp, An Phú, Đông Bắc Sông Cầu.
Đến nay, tổng số dự án đăng ky vào Khu kinh tế Nam Phú Yên và các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 75 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ky hơn 3.000
tỉ đồng và hơn 3,2 tỉ USD. Trong đó, Khu kinh tế Nam Phú Yên có 2 dự án,
KCN Hòa Hiệp 1 có 21 dự án, KCN Hòa Hiệp 2 có 2 dự án, KCN An Phú có 31
dự án, KCN Đông Bắc Sông Cầu 1 có 18 dự án, KCN Đông Bắc Sông Cầu 2 có
1 dự án. Trong số này có 57 dự án đã đi vào hoạt động; còn lại đang trong quá
trình lập thủ tục chuẩn bị đầu tư và triển khai dự án.
Toàn tỉnh đã có 10 cụm công nghiệp (CCN) được thành lập, tuy nhiên đa
phần các CCN đều gặp khó trong đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng do không thu
hút được doanh nghiệp. Tình trạng thiếu cơ chế giám sát, hỗ trợ không đủ mạnh
khiến việc quản ly cũng như thu hút đầu tư vào hạ tầng CCN trên địa bàn tỉnh
Phú Yên đang gặp nhiều vướng mắc.
Các khu, cụm công nghiệp này gắn với các tuyến hành lang kinh tế, vùng
kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, nhằm khai thác hợp ly, hiệu quả tài
nguyên, lao động và hạ tầng tại địa phương, liên kết với các khu công nghiệp
trong và ngoài tỉnh, trung tâm kinh tế, gắn với phát triển dịch vụ thương mại.
Ngoài việc vận dụng các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào khu công
nghiệp, tỉnh thực hiện chuyển đổi hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất sang

cơ chế cho thuê đất để giảm mức đầu tư ban đầu; hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ
kinh phí san lấp mặt bằng; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... để mời gọi,
thu hút được nhiều nhà đầu tư.
6

Ban quản ly Phú Yên: />
Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

17


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

Nhìn chung việc đầu tư phát triển hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp còn
gặp nhiều khó khăn, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư là do ảnh hưởng tình
hình suy giảm kinh tế nên đa số các nhà đầu tư gặp khó khăn về vốn, chưa mạnh
dạn đầu tư vào các khu công nghiệp. Suất đầu tư vào khu công nghiệp hiện nay
khá cao do địa hình chưa thật sự thuận lợi, kéo theo vốn đầu tư lớn dẫn đến hiệu
quả kinh tế mang lại thấp nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đây chính là những trở ngại lớn trong mời gọi, thu hút đầu tư vào địa phương.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kết cấu hạ tầng các khu, cụm công
nghiệp đồng bộ với hạ tầng viễn thông nhằm đem lại lợi ích phát triển kinh tế xã hội.
3.4. Mạng lưới điện và nước7
Hạ tầng điện lực trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã phát triển rộng khắp; tạo thuận
lợi cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, phát triển hạ tầng mạng cáp treo
dọc theo các tuyến cột điện lực, đặc biệt tại khu vực nông thôn, nhu cầu sử dụng
còn thấp, khu vực doanh nghiệp chưa có hạ tầng cột viễn thông riêng biệt.
Hiện tại, Điện lực Phú Yên chủ yếu sử dụng hạ tầng cột điện lực để treo cáp,
phát triển hạ tầng mạng lưới và hầu hết chưa thực hiện ngầm hóa; tổng chiều dài
tuyến cáp điện lực vào khoảng trên 6.000 km.

Trong 5 năm, đã đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng để xây dựng hơn 30 km lưới điện
110 kV, gần 1.300 km lưới điện trung áp, hơn 960 km lưới điện hạ áp và nhiều
trạm biến áp…, nhờ đó chất lượng cung cấp điện được nâng cao. Hoàn thành
mục tiêu 100% thôn, buôn sử dụng điện lưới quốc gia vào năm 2011 và bàn giao
lưới điện nông thôn cho ngành điện quản ly; đến nay tỷ lệ hộ dân sử dụng điện
lưới đạt 99,3%, trong đó vùng miền núi đạt 98,5%, đạt mức tiên tiến so với cả
nước.
Hoàn thành việc bàn giao dự án thoát nước cho thành phố Tuy Hoà, thị xã
Sông Cầu quản ly, khai thác; duy trì hoạt động các nhà máy cấp nước khu vực
đô thị ổn định, với công suất 44,6 nghìn m3/ngày.
3.5. Khu du lịch, dịch vụ8
Mặc dù có xuất phát điểm thấp, nhưng đến nay du lịch Phú Yên đã vươn lên
trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế của tỉnh.
Là cửa ngõ Duyên hải Nam Trung bộ và khu vực Tây Nguyện, Phú Yên
đang sở hữu vị trí địa ly khá thuận lợi, có bờ biển dài 189 km và nhiều vịnh, bãi,
vũng, đầm, phá, gành còn mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh
thái phong phú, đa dạng. Đây là tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch biển, du
lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, Phú Yên nằm kề với các tỉnh
Tây Nguyên, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư và thuận lợi liên kết khai thác
lợi thế so sánh.
Du lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đã hút số lượng lớn du
khách về với các khu thắng cảnh như Bãi Môn – Mũi Điện, vịnh Xuân Đài, di
7
8

www.dienlucphuyen.vn; Báo cáo số 346-BC/TU ngày 28/9/2015
;

Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên


18


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

tích Vịnh Vũng Rô – Tàu Không số, gành Đá Đĩa, chùa Đá Trắng, đền thờ
Lương Văn Chánh; di tích thắng cảnh quốc gia Đầm Ô Loan… Hàng loạt các di
tích, danh thắng, các điểm du lịch được tôn tạo gắn với công tác bảo vệ môi
trường; Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng thu hút đầu tư như khu du lịch liên
hợp cao cấp New City Việt Nam tại xã An Phú, thành phố Tuy Hòa, các khu đô
thị du lịch và dịch vụ cao cấp (Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân), các cụm du lịch
cảnh quan sinh thái, văn hóa nghỉ dưỡng, giải trí…
4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội9
Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường ứng dụng khoa học và công
nghệ vào sản xuất, tập trung một số ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có
hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, phát triển nông nghiệp
công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái để tạo sự chuyển biến về chất lượng trong
quá trình phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ cấu lao động theo
hướng công nghiệp; tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ,
đảm bảo yêu cầu phát triển; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và chất
lượng nguồn nhân lực; thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội,
đẩy mạnh cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để đưa Phú Yên phát
triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng, an ninh
được tăng cường, vị thế của Phú Yên trong khu vực được nâng cao, GRDP bình
quân đầu người bằng mức trung bình của cả nước.
Mục tiêu về kinh tế:
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn
2016 - 2020 đạt khoảng 12,5 -13%/năm. Trong đó: Giá trị gia tăng ngành nông lâm - thủy sản bình quân 3,5 - 4%/năm; ngành công nghiệp - xây dựng bình

quân 23,5 - 24%/năm; ngành dịch vụ bình quân 9 - 9,5%/năm và thuế sản phẩm
bình quân 6%/năm.
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP đến năm 2020: Ngành nông - lâm thủy sản chiếm khoảng 14 - 14,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 50 50,5%; dịch vụ chiếm khoảng 33 - 33,5% và thuế sản phẩm chiếm khoảng 2%.
- GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 3.400 - 3.500 USD.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 đạt khoảng 1 tỷ USD.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 từ 120 - 130 nghìn tỷ
đồng.
- Thu ngân sách đến năm 2020 đạt khoảng 8.000 tỷ đồng.
Mục tiêu về xã hội:
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền
kinh tế đến năm 2020 đạt 70%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt trên
51%.
9
Nghị Quyết số 164/2015/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên khóa VI, kỳ
họp thứ 14 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 tỉnh Phú Yên

Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

19


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

- Số lao động được tạo việc làm giai đoạn 2016 - 2020: 122,5 nghìn lao động
(bình quân mỗi năm 24 - 25 nghìn lao động); tỷ lệ thất nghiệp toàn tỉnh đến năm
2020 dưới 2,5%; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội trên tổng số lao động
đang làm việc trong nền kinh tế năm 2020 đạt 51%.
- Đến năm 2020 đạt 80% thanh niên trong độ tuổi có trình độ học vấn trung
học phổ thông và tương đương.
- Tỷ lệ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đến năm 2020 trên 95%; tỷ

lệ thôn, buôn, khu phố văn hóa đạt 85%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị văn hóa đạt 97%.
- Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm khoảng 0,72%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng đến năm 2020 dưới 12%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo
hiểm y tế năm 2020 đạt 85%.
- Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2 - 2,5%/năm, riêng các huyện nghèo
giảm bình quân 3 - 4%/năm.
- Tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2020 đạt trên
65%; số xã còn lại bình quân đạt trên 10/19 tiêu chí.
- Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38% dân số.
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các đột phá trong Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 của cả nước, có bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp
với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh.
- Huy động nhiều nguồn lực chăm lo phát triển văn hoá, thể dục thể thao; tập
trung giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; lao
động, việc làm gắn với phát triển thị trường lao động. Chủ động, tích cực phòng
chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh cải cách hành
chính xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.
- Sử dụng tiết kiệm, hợp ly và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tăng cường công tác bảo vệ và cải thiện môi trường. Chủ động phòng tránh và
hạn chế tác động xấu của thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
- Tăng cường công tác thông tin truyền thông, làm tốt công tác thông tin đối
ngoại. Thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo; bình đẳng giới, nâng cao vị
thế của phụ nữ. Chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của
trẻ em; phát triển thanh niên.
- Phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh. Tiếp tục giữ
vững và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng
phí, thực hành tiết kiệm.
- Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả. Tăng cường
liên kết và nâng cao hiệu quả hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong
Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

20


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

khu vực Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên để góp phần phát huy tiềm năng,
lợi thế của tỉnh.
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỰ
NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH BƯU
CHÍNH, VIỄN THÔNG
1. Thuận lợi
Phú Yên có vị trí thuận lợi, nằm trên các tuyến giao thông thuận lợi, có lợi
thế về phát triển kinh tế biển, giàu nguồn lực hải sản, có tiềm năng phát triển
kinh tế - xã hội, Phú Yên đang dần khẳng định vai trò là cửa ngõ quan trọng
vùng Nam Trung bộ. Đây là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp bưu chính,
viễn thông phát triển hạ tầng điểm phục vụ, hạ tầng thông tin đồng bộ với hạ
tầng giao thông, xây dựng, đô thị…đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã
hội.
Là cửa ngõ Duyên hải Nam Trung bộ và khu vực Tây Nguyện, Phú Yên
đang sở hữu vị trí địa ly khá thuận lợi, đồng thời nằm trên các trục giao thông,
kinh tế quan trọng như quốc lộ 1, quốc lộ 25, quốc lộ 29… đó là thuận lợi tác
động mạnh đến sự phát triển hợp tác, mở rộng giao lưu văn hóa, du lịch của Phú
Yên với các tỉnh trong vùng.
Đang trong giai đoạn hoàn thiện công trình hạ tầng quan trọng như: Cảng

biển Vũng Rô là cửa ngõ quốc tế hướng ra biển Ðông của Phú Yên và Tây
Nguyên, ga tàu lửa Tuy Hòa và sân bay Tuy Hòa có y nghĩa quan trọng trong
việc thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên và thành
phố Tuy Hoà, nhất là việc khai thác thế mạnh về du lịch của thành phố Tuy
Hoà… Đây là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông
đầu tư và hoàn thiện hạ tầng.
Phú Yên định hướng ngành công nghiệp, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn,
tập trung nhiều nguồn lực để phát triển. Do vậy, tỉnh thu hút nhiều lao động làm
việc trong tỉnh là tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông của người
dân. Hiệu quả kinh doanh dịch vụ bưu chính, viễn thông cao sẽ tạo điều kiện
thuận lợi về nguồn lực để phát triển hạ tầng bưu chính, hạ tầng viễn thông.
Phú Yên đang trong giai đoạn mở rộng, phát triển thêm các khu công
nghiệp, khu đô thị mới…cộng với sức hút từ điều kiện tự nhiên phong phú đa
dạng, tạo điều kiện rất thuận lợi cho hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển
đồng bộ, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phú Yên giàu tiềm năng tài nguyên khoáng sản, du lịch dịch vụ phong phú
và đa dạng tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành dịch vụ, phát triển
thương mại điện tử.
2. Khó khăn
Đời sống người dân được nâng cao, đồng thời tỉnh thu hút nhiều lao động từ
các địa phương khác đến làm việc. Do đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính
viễn thông cao của người dân đặc biệt là dịch vụ thông tin di động, dịch vụ
Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

21


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

chuyển phát... Để đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp bưu chính viễn thông phải

xây dựng hạ tầng dày đặc điều này sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Điều kiện kinh tế tại một số khu vực còn khó khăn, dẫn đến nhu cầu thông
tin thấp, tính hiệu quả về kinh tế không cao. Công nghiệp phát triển không đồng
đều, chỉ tập trung ở một số khu vực thành phố và trung tâm các huyện… trong
khi các địa phương khác vẫn chủ yếu sản xuất nông nghiệp.
Phú Yên có 3 huyện miền núi là Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân, đây
đều là những khu vực đất rộng, mật độ dân cư còn thưa thớt, tiềm ẩn nhiều nguy
cơ của thiên tai (xói lở, lũ quét), khoảng cách về kinh tế, văn hóa, xã hội so với
đồng bằng còn lớn, lợi thế chưa được phát huy.
Kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư một số công trình, dự án chậm
so kế hoạch, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
Trình độ và tiềm lực khoa học công nghệ nhìn chung còn thấp, công tác
quản ly chậm đổi mới; nguồn nhân lực, đội ngũ doanh nhân, cán bộ khoa học kỹ
thuật còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bưu chính viễn thông.
An ninh vùng biển, an ninh nông thôn, an ninh thông tin, truyền thông, bảo
vệ bí mật Nhà nước và tranh chấp diễn biến phức tạp, tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn
định.
Mạng Internet thường xuyên bị nghẽn mạch, không kết nối được, gây khó
khăn trong thông tin liên lạc và làm việc; giá cước còn cao. Về bảo mật thông tin
cá nhân, an toàn mạng hiện nay chưa được hoàn chỉnh, còn nhiều kẽ hở.
Phát triển văn hóa thông tin chưa thật sự đồng bộ với phát triển kinh tế - xã
hội.
3. Những yêu cầu đặt ra
Thời cơ:
Các khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh vẫn đang tiếp tục được mở rộng,
xây dựng kết cấu hạ tầng và xúc tiến đầu tư, đặc biệt tại Khu kinh tế Nam Phú
Yên, tạo điều kiện thu hút các dự án công nghiệp lớn, các dự án về du lịch, dịch
vụ hàng hải, logistic, đồng thời hút thêm nguồn lao động đến làm việc trong
tỉnh, nguồn thu ngân sách tỉnh tăng khi các doanh nghiệp phát triển.

Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế sẽ thúc đẩy nhu cầu trao đổi
thông tin và hàng hóa, cơ hội lớn để có thể phát triển dịch vụ bưu chính, viễn
thông.
Khoa học công nghệ phát triển thúc đẩy phát triển công nghệ thiết kế, thiết
bị đầu cuối (máy tính bảng, thiết bị di động trên nền tảng phần mềm mã nguồn
mở…) chế tạo thiết bị cho mạng viễn thông và mạng di động cho thế hệ sau,
phát triển công nghệ mạng hội tụ cố định và di động, phát triển hạ tầng mạng
viễn thông. Khoa học công nghệ phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh nền
kinh tế, nâng cao chất lượng, giảm chi phí đầu tư, đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

22


Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

Thách thức:
Quy mô nền kinh tế tỉnh còn nhỏ; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, mức
độ hội nhập kinh tế quốc tế vẫn còn thấp. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng chậm. Một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng (tốc độ tăng
GRDP, kim ngạch xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng
ngành công nghiệp, dịch vụ) vẫn còn thấp. Việc xây dựng môi trường đầu tư còn
hạn chế; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chậm cải thiện. Trong tăng trưởng
kinh tế chưa chú trọng nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp. Cơ cấu trong nội
bộ từng ngành chưa hợp ly, cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch chậm. Hiệu
quả liên kết phát triển với các tỉnh trong khu vực còn thấp. Chưa khai thác tốt
tiềm năng, lợi thế để phát triển.
Chưa hình thành được các ngành công nghiệp, dịch vụ có tính mũi nhọn,
làm đầu tàu cho phát triển kinh tế địa phương. Một số nhiệm vụ phát triển công

nghiệp, dịch vụ, du lịch theo định hướng phát triển chưa triển khai thực hiện
được.
Kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư một số công trình, dự án chậm
so kế hoạch, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
Chậm xây dựng, triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Một số tiêu
chí nông thôn mới (cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, môi trường…) chưa thực
hiện tốt; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn chậm.
Quản ly, khai thác tài nguyên, môi trường có mặt còn bất cập, lãng phí, chưa
hiệu quả. Quản ly đất đai có mặt chưa tốt.
Trình độ và tiềm lực khoa học công nghệ nhìn chung còn thấp, công tác
quản ly chậm đổi mới; nguồn nhân lực, đội ngũ doanh nhân, cán bộ khoa học kỹ
thuật còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Khoa học công nghệ chưa
thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển.
Phát triển văn hóa chưa đồng bộ với phát triển kinh tế.
Sự tác động của lạm phát và suy thoái kinh tế cũng là một thách thức không
nhỏ đến sự phát triển của các ngành nói chung và sự phát triển của ngành công
nghệ thông tin nói riêng.

Quy hoạch Bưu chính, Viễn thông tỉnh Phú Yên

23


×