Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Pháp luật về kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.08 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THANH VIỆT

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT THAM
NHŨNG TRONG LĨNH VỰC TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THANH VIỆT

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT THAM
NHŨNG TRONG LĨNH VỰC TƯ

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số:
60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS DƯƠNG ANH SƠN

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2017




Lời cam đoan
Tôi tên là Hoàng Thanh Việt mã số học viên: 7701251126A, là học viên
Cao học Luật Khóa K25 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với luận
văn “Tham nhũng hối lộ khu vực tư” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này
là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người
hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan
điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn
cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng
trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện

Hoàng Thanh Việt


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Tóm tắt luận văn
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 4
3. Tình hình nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 4
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết ............................. 5

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn ....................................... 5
Chương 1: nhận thức về tham nhũng ở khu vực tư và ảnh hưởng của tham
nhũng đến sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội .............................................. 7
1.1. Nhận thức của xã hội về tham nhũng ở khu vực tư ................................ 7
1.1.1. Khu vực tư và tham nhũng ở khu vực tư ........................................ 7
1.1.1.1. Khu vực tư ............................................................................... 7
1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm tham nhũng trong khu vực tư ................ 9
1.1.2. Nguyên nhân xuất hiện và tác động của tham nhũng ở khu vực tư
đối với xã hội ................................................................................................... 19
1.2. Nhận thức về thực trạng tham nhũng ở khu vực tư .............................. 22
Chương 2: Kiểm soát tham nhũng hối lộ ở khu vực tư và quy định của pháp
luật .................................................................................................................... 25
2.1. Các biện pháp phòng chống tham nhũng dưới góc nhìn pháp lý ......... 25
2.1.1. Chế tài dân sự và tham nhũng ở khu vực tư .................................. 25
2.1.2. Biện pháp hành chính và tham nhũng ở khu vực tư ...................... 30
2.1.3. Quy chế kiểm soát nội bộ và tham nhũng ở khu vực tư ................ 33
2.1.4. Chế tài hình sự và tham nhũng ở khu vực tư ................................ 39


2.2. Chế tài hình sự - biện pháp tối ưu trong kiểm soát tham nhũng ở khu
vực tư................................................................................................................ 43
Chương 3: Kiến nghị trong việc phòng chống tham nhũng ở khu vực tư dưới
góc độ pháp luật hình sự .................................................................................. 48
3.1. Pháp nhân trong tội phạm tham nhũng ở khu vực tư ........................... 48
3.2. Thanh toán bôi trơn trong tội phạm hối lộ ............................................ 49
3.3. Tòa án xét xử chuyên biệt góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
.......................................................................................................................... 51
3.4. Lợi ích phi vật chất trong pháp luật hình sự liên quan đến tham nhũng
.......................................................................................................................... 53
Kết luận ............................................................................................................ 55

Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật


Danh mục chữ viết tắt
EU

Liên Minh Châu Âu

FDI
IACC

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Toà án Quốc tế về Chống Tham nhũng

ICC
LHQ
NXB

Phòng Thương mại Quốc tế
Liên Hiệp Quốc
Nhà xuất bản

OECD

Công ước Chống Tham nhũng Hối lộ của Chính
phủ Nước ngoài trong Giao thương Quốc tế của Tổ

PwC


chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu
Công ty Kiểm toán PricewaterhouseCooper

US FCPA

Luật Chống Hối lộ của Anh
Công ước Liên Hiệp Quốc về Phòng chống tham
nhũng
Luật Chống Tham nhũng Hối lộ ở nước ngoài của

VNCB

Hoa Kỳ
Ngân hàng Xậy dựng

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

UK BA
UNCAC


Tóm tắt luận văn
Tham nhũng hối lộ không còn là vấn nạn của một quốc gia mà hiện là
vấn nạn toàn cầu. Người ta nhận thức được tác hại của tham nhũng hối lộ ảnh
hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, sự ổn định và công bằng xã
hội và cần được bài trừ. Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, thuật ngữ
“tham nhũng hối lộ ở khu vực tư” khá mới mẻ. Luận văn sẽ làm rõ loại tội
phạm tham nhũng hối lộ hiện đang tồn tại ở khu vực tư và những kiến nghị góp

phần ngăn chặn loại tội phạm này ở khu vực tư của Việt Nam.

Từ khóa: tham nhũng hối lộ khu vực tư, khu vực tư, tham nhũng hối
lộ, hoàng thanh việt luận văn


1

Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cùng cựu tổng giám đốc Hà Văn
Thắm mấy ngày qua liên tục xuất hiện trên các mặt báo lớn nhỏ trong vụ đại án
gây thất thoát số tiền tính bằng nghìn tỉ đồng, hay đại án đại gia Trầm Bê và
Ngân hàng Xây dựng (VNCB) cùng một loạt các doanh nhiệp liên quan xét xử
vào trung tuần tháng 8 năm 2017, người ta mới giật mình nhìn lại, hóa ra việc
nhận hoa hồng chi riêng từ ngân hàng (lãi ngoài) là vi phạm pháp luật. Thực tế
đã có những số tiền nghìn tỉ đồng được chi theo cách này và chắc chắn còn
nhiều hơn con số đó, của nhiều Oceanbank hay VNCB như thế đã và đang
được chi ra. Nhiều người hiểu rằng, án tử hình, chung thân hay một loạt án tù
dài hạn được tuyên sau vụ đại án là do những sai phạm của họ trong lĩnh vực
quản lý kinh tế. Thực chất có phải vậy?
Doanh nghiệp là phương tiện của sự phát triển kinh tế. Những sáng tạo,
tìm tòi, cố gắng của họ trong việc tăng năng suất và thu lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh góp phần quan trọng vào những thay đổi của đời sống kinh tế xã
hội. Chính phủ, trong vòng xoay vận động của doanh nghiệp, đóng vai trò quản
lý hiệu quả nguồn lực và thực hiện các chính sách hợp lý trong bằng sự tôn
trọng công dân thông qua các thể chế chi phối các tương tác kinh tế và xã hội
giữa doanh nghiệp với nhau, cũng như giữa chính phủ với doanh nghiệp.
Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh
nghiệp với nhà nước, khi lợi ích của một bên nào đó được đặt lên cao hơn sự

ổn định, bình đẳng trong sự phát triển chung của kinh tế xã hội, tham nhũng
hối lộ sẽ xuất hiện và trở thành một trong những trở ngại lớn nhất đối với phát
triển kinh tế khu vực tư nhân.
Nhận thức đúng đắn về xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế tất yếu, Việt
Nam mở rộng cửa thu hút đầu tư nước ngoài. Một luồng vốn lớn đã, đang và sẽ
ồ ạt đổ vào Việt Nam. Tiếp nhận vốn là tiếp nhận một lực lượng sản xuất tư
bản chủ nghĩa với những tư liệu sản xuất hiện đại, phong cách làm việc chuyên


2
nghiệp với những yêu cầu khắc khe trên nhiều phương diện, mang đến cho Việt
Nam nhiều cơ hội và thách thức.
Nhìn nhận về môi trường kinh doanh tại Việt Nam sau hơn 20 năm mở
cửa hội nhập, nhiều nhà đầu tư nước ngoài thẳng thắn đánh giá rằng: môi
trường kinh doanh của Việt Nam chứa đựng nhiều rủi ro1. Rủi ro không nằm ở
việc đồng tiền đầu tư bị mất mà rủi ro nằm ở việc vi phạm luật pháp quốc tế
được áp dụng xuyên biên giới, rủi ro tổn hại thương hiệu nổi tiếng lâu năm vốn
khó gầy dựng của họ. Lý do cơ bản được nhắc đến là những lỏng lẻo hoặc thực
thi kém của hệ thống luật pháp Việt Nam, một trong số đó là vấn đề tham
nhũng, hối lộ trong kinh doanh. Điều này hoàn toàn khớp với khảo sát của tổ
chức Hướng tới Minh bạch2, chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2016 của Việt
Nam đạt mức 33/100 điểm, xếp hạng 113 trên tổng 176 quốc gia, vùng lãnh thổ
trên bảng xếp hạng toàn cầu, đây là lần đầu tiên sau 4 năm, điểm số của Việt
Nam tăng nhẹ 2 điểm3, nhưng thứ hạng vẫn không hề thay đổi trong 5 năm.
Xét riêng ở khu vực tư, thực tế cho thấy, tại nhiều doanh nghiệp ở Việt
Nam, văn hoá nhận quà tặng và chiêu đãi từ đối tác kinh doanh hoặc dành
những lợi thế cho những đối tác là người có quan hệ họ hàng thân thuộc dường
như là bình thường. Người ta thoải mái làm điều đó mà không biết rằng tại
nhiều số quốc gia, hành động đó có thể bị xem là phạm pháp và có thể bị truy
tố với những chế tài rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, nó dường như chưa từng xảy

ra ở Việt Nam.
Hiện tại, các quy định về “chống hối lộ và tham nhũng ở khu vực công”
khá đầy đủ từ cách đây hơn 10 năm. Việt Nam có Luật “phòng, chống tham
nhũng” số 55/2005/QH11 và Luật sửa đổi bổ sung số 27/2012/QH13 điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình điều hành nhà nước

Yasuzumi Hirotaka, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro), 2015. Rủi ro lớn nhất trong môi trường
đầu tư tại Việt Nam. Nguồn: . [truy cập
ngày 15/8/2017].
2
Hướng tới Minh bạch (Towards Transparency) là một công ty tư vấn phi lợi nhuận Việt Nam được thành lập năm 2008 với mục
tiêu góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đến tháng 3/2009, Hướng tới Minh bạch trở thành Cơ quan
đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International). Nguồn: [Ngày truy cập: 15/8/2017]
3
Towardstransparecy, 2016. Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2016: Việt Nam tăng nhẹ về điểm số. Nguồn:
< [Ngày xem: 7/8/2017]
1


3
bằng quyền lực nhà nước và sự chấp hành của người dân. Kèm theo đó là các
quyết định, nghị định, thông tư, công văn… liên quan đến việc phòng chống
hối lộ và tham nhũng ở khu vực công. Tuy nhiên, ngoại trừ một số công ước
hoặc điều ước mà Việt Nam đã ký kết, như công ước Liên Hiệp Quốc về phòng
chống tham nhũng UNCAC, thuật ngữ “hối lộ, tham nhũng ở khu vực tư”
dường như xa lạ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cho đến gần đây, vào năm
2015, đánh dấu bằng sự ra đời của Bộ luật Hình sự mới với những bổ sung liên
quan đến tham nhũng, hối lộ ở khu vực tư.
Theo ý kiến của rất nhiều chuyên gia trong ngành luật4, nếu không bao
gồm quy định liên quan đến tham nhũng hối lộ ở khu vực tư là không đầy đủ,

chưa hoàn chỉnh, cần có sự bình đẳng hơn trong việc xử lý tội phạm trong lĩnh
vực công và lĩnh vực tư. Không có lý do gì những hành vi này trong khu vực
công thì bị xử lý hình sự, mà trong khu vực tư lại không có chế tài hình sự nào
phù hợp để xử lý. Bên cạnh đó, trong thực tiễn xét xử sẽ này sinh trường hợp
một hành vi phạm tội xâm hại đối với cả khu vực công và tư, vậy nếu tách
riêng hai trường hợp xâm phạm khu vực công thì xử khác, khu vực tư thì xử
khác, sẽ dẫn đến việc cơ quan tố tụng phải xác định tỷ lệ % tài sản công để
quyết định có xử lý về tội tham nhũng, hối lộ hay không. Điều này gây rắc rối,
mất thời gian trong xét xử.
Thay đổi để đáp ứng xu thế thế giới là tất yếu. Tại Điều 51, Khoản 2,
Hiến pháp Việt Nam 2013 đã nêu rõ: Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế
bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”, đây sẽ là một khởi điểm
vững chắc để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trên phương diện chống
tham nhũng hối lộ ở khu vực tư, và thực tế, quy định này đã được phản ánh cụ
thể trong Bộ Luật Hình sự 2015 của Việt Nam.
Với lý do như vậy, đề tài “pháp luật về kiểm soát tham nhũng trong
lĩnh vực tư” sẽ là một nghiên cứu tổng quan về tham nhũng hối lộ ở khu vực
tư, cùng những kiến nghị có giá trị trong việc ngăn ngừa loại tội phạm này ở
Việt Nam. Luận văn sẽ bao gồm 3 chương như sau
Quang Chung, 2015. Hình sự hóa hành vi tham nhũng trong khu vực tư . Nguồn: [Truy cập ngày 20/3/2016].
4


4
Chương 1: Nhận thức về tham nhũng ở khu vực tư và ảnh hưởng của
tham nhũng hối lộ đến sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội.
Chương 2: Kiểm soát tham nhũng ở khu vực tư và quy định của pháp
luật
Chương 3: Kiến nghị trong việc phòng chống ở khu vực tư dưới góc độ
pháp luật hình sự


2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
Với giả thiết “hình sự hóa” tội tham nhũng hối lộ ở khu vực tư là biện
pháp khả thi nhất trong việc kiểm soát và ngăn chặn tham nhũng hối lộ ở khu
vực tư, luận văn sẽ chỉ ra ưu và nhược điểm của đề xuất pháp lý này, thông qua
so sánh với quy định của nhiều nước trên thế giới, cùng với việc chứng minh
“hình sự hóa” là giải pháp tốt nhất so với các biện pháp pháp lý khác. Luận văn
“tham nhũng hối lộ ở khu vực tư” sẽ là một nghiên cứu, trả lời cho các câu
hỏi “tham nhũng hối lộ ở khu vực tư là gì và hiện đang tồn tại dưới những hình
thức nào? tác động của tham nhũng hối lộ ở khu vực tự đến sự ổn định và phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội ra sao? Biện pháp nào là hữu hiệu nhất trong
việc kiểm soát và ngăn chặn tham nhũng hối lộ ở khu vực tư?”

3. Tình hình nghiên cứu
3.1. Tình hình nghiên cứu xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ nhất
Làm rõ được khái niệm tham nhũng hối lộ, khái niệm khu vực tư và bản
chất của tham nhũng hối lộ ở khu vực tư.
3.2. Tình hình nghiên cứu xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ hai
Chỉ ra được những tác hại tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và
sự ổn định, công bằng xã hội.
3.3. Tình hình nghiên cứu xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ ba
Chứng minh được hình sự hóa là biện pháp hữu hiệu nhất trong kiểm
soát và ngăn chặn tham nhũng hối lộ ở khu vực tư, đồng thời đưa ra một số
kiến nghị góp phần nâng cao tính hữu hiệu của biện pháp này.

4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ là một báo cáo đánh giá toàn diện về thực trạng pháp lý
trong việc phòng chống tham nhũng, hối lộ ở khu vực tư của Việt Nam dựa



5
trên việc làm rõ bản chất và dấu hiệu của tham nhũng hối lộ ở khu vực tư cùng
với tác hại của nó đối với một quốc gia nói chung và một nền kinh tế nói riêng.
Từ việc làm sáng tỏ để thay đổi nhận thức về tham nhũng, hối lộ, luận văn sẽ
xem xét, đánh giá trên phương diện pháp lý để tìm ra những vấn đề cần hoàn
thiện của pháp luật, từ đó đề suất những kiến nghị có giá trị nhằm ngăn chặn
vấn nạn tham nhũng hối lộ ở khu vực tư, phù hợp với chủ trương chính sách
của Việt Nam, cũng như phù hợp với xu hướng luật pháp quốc tế.
Nhận thức thay đổi, thực trạng đánh giá và kiến nghị phù hợp để có tính
thực thi cao, không rơi vào những nghiên cứu suông lý thuyết, không có tính
thực tiễn. Tính có thể áp dụng là mục tiêu nghiên cứu mà luận văn hướng tới.
Luận văn sẽ tập trung vào những hành vi được thực hiện bởi những
người lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc
sẽ nhận ưu đãi từ một hoặc nhiều người khác, và hành vi ngược lại từ người đã
đưa, đang đưa và hứa đưa ưu đãi cho người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp
hoặc qua trung gian để có được những lợi thế không công bằng so với các đối
tượng khác ở khu vực tư.

5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết
Phương pháp luật học so sánh cùng với điều tra, khảo sát xã hội học sẽ
được áp dụng xuyên suốt trong nghiên cứu. Từ nghiên cứu thực trạng tham
nhũng hối lộ ở khu vực tư, những biến tướng của hành vi này, luận văn sẽ tìm
kiếm các mối liên quan của hành vi tham nhũng hối lộ khu vực tư với chế tài
của pháp luật Việt Nam hiện hành, cùng với những khảo sát, thống kê thực tế,
luận văn sẽ đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc phòng chống và
ngăn ngừa tham nhũng hối lộ ở khu vực tư. Để nghiên cứu có tính thuyết phục,
hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới cũng sẽ được so sánh với pháp
luật của Việt Nam, từ đó mở rộng, tìm hiểu quan điểm của nhà làm luật và chủ
trương chính sách Nhà nước để có những kiến nghị phù hợp trên cương vị của
nhà làm luật.


6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn
Đề tài là một nghiên cứu toàn diện về tham nhũng hối lộ ở khu vực tư ở
Việt Nam. Dựa trên phương pháp nghiên cứu chính là so sánh hệ thống pháp


6
luật của Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới, thông qua việc đánh giá
những hệ thống pháp luật đang tồn tại (bao gồm cả Việt Nam), đúc kết kinh
nghiệm trong việc phòng chống tham nhũng hối lộ ở khu vực tư khá thành
công tại một số quốc gia, đề tài đưa ra các kiến nghị có tính ứng dụng cao, có
tính tham chiếu tốt cho các nhà lập pháp và hành pháp của Việt Nam trong việc
ngăn chặn tham nhũng hối lộ ở khu vực tư.
Cùng với một số lượng rất ít các nghiên cứu ở Việt Nam về tham nhũng
hối lộ ở khu vực tư, đề tài cũng sẽ là nền tảng vững chắc cho các nghiên cứu
sau này liên quan đến vấn đề trên, đặc biệt là các giải pháp nhằm nâng cao
nhận thức của người dân Việt Nam trong vấn đề phòng, chống tham nhũng hối
lộ ở khu vực tư.


7

Chương 1: NHẬN THỨC VỀ THAM NHŨNG Ở KHU
VỰC TƯ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THAM NHŨNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ, PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1.1. Nhận thức của xã hội về tham nhũng ở khu vực tư
1.1.1. Khu vực tư và tham nhũng ở khu vực tư
Theo kết quả khảo sát papi5 về chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính
công cấp tỉnh ở Việt Nam, 11,1% số người được hỏi cho rằng tham nhũng là
một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất trong năm 20156 (cao nhất là đói

nghèo với 26.18% số người được hỏi đồng ý). Đến năm 2016, chỉ số này giảm
xuống còn 5,29% (đói nghèo vẫn được xem là đáng quan ngại nhất với
24.53%)7. Xét riêng về tham nhũng hối lộ ở khu vực tư, khảo sát của Ngân
hàng Thế giới chỉ ra rằng, 38,3% các doanh nghiệp ở Việt Nam khi được hỏi
cho rằng họ đã từng gặp ít nhất 01 lần yêu cầu hối lộ trong năm 2009, và con
số này giảm xuống còn 26,1% vào năm 20158. Ba khảo sát khác nhau cùng cho
một kết quả, tham nhũng hối lộ vẫn luôn là một vấn đề đáng quan tâm ở Việt
Nam. Vậy tham nhũng hối lộ là gì? Tham nhũng hối lộ diễn ra như thế nào ở
khu vực tư?
1.1.1.1. Khu vực tư
Khái niệm “khu vực tư” (private sector), trong một số tài liệu còn được
gọi là khu vực thương mại (commercial sector), và “khu vực công” (public
sector) xuất hiện khá phổ biến trên thế giới, dễ dàng nhìn thấy hai thuật ngữ
này được nhắc nhiều trong các hệ thống pháp luật chống tham nhũng hối lộ.
Thuật ngữ “khu vực tư” và “khu vực công” được dùng để phân biệt các đối

Papi (The Viet Nam Provincial Governance and Public Administration Performance Index): “Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành
chính công cấp tỉnh ở Việt Nam” là sản phẩm của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển-Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES), Trung tâm
Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT), và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc
(UNDP) tại Việt Nam. Xem tại: />6
Papi, 2015. Chỉ số Hiệu quả Quản trị Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam. [pdf]. Trang 11-13. Nguồn:
< [Ngày xem: 08/7/2017].
7
Papi, 2016. Chỉ số Hiệu quả Quản trị Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam. [pdf]. Trang 19. Nguồn: < [Ngày xem: 08/7/2017].
8
Worldbank. Bribery incidence (% of firms experiencing at least one bribe payment request). Available at:
< [Accessed: 9 July
2017]
5



8
tượng (cả cá nhân và tổ chức) chịu sự kiểm soát hoặc/và sở hữu bởi nhà nước
với các đối tượng không thuộc sự kiểm soát hoặc/và sở hữu bởi nhà nước.
Khái niệm “khu vực công” thường đi cùng với những cá nhân của khu
vực nhà nước. “Public official” (tạm dịch là “quan chức nhà nước”) thường
được hiểu là cá nhân thực hiện công việc trong khu vực công hoặc đang làm
công việc mà một người trong khu vực công đang làm9. Đây là cách định nghĩa
được chấp nhận ở nhiều nước trên thế giới. Khu vực công là khu vực liên quan
đến nguồn ngân sách nhà nước, kinh phí vận hành được cấp bởi nhà nước,
nguồn thu từ hoạt động sẽ được nộp lại ngân sách nhà nước, hoặc hoạt động
của nó chịu sự chi phối của nhà nước. Vì vậy, sẽ thấy khu vực công có sự liên
hệ mật thiết với bộ máy công quyền, với chính sách và hệ thống pháp luật…
Khu vực tư là khu vực độc lập, nằm ngoài phạm vi của khu vực công.
Ở Việt Nam, khái niệm khu vực tư chỉ xuất hiện khi nhà nước thực hiện
đổi mới kinh tế sau Đại hội lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm
1986, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa10. Theo đó, khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế ngoài nhà nước bắt
đầu xuất hiện và phát triển.
Theo tác giả Trần Bình, khu vực tư nếu xét theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm
các hoạt động kinh tế tư nhân trong nước, còn nếu theo nghĩa rộng thì là một
tổng thể các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu vực kinh tế tư
nhân trong nước11. Theo đó, khu vực tư có thể hiểu ở phạm vi hoạt động vì lợi
nhuận. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều tổ chức trực thuộc nhà nước, như quân
đội, cũng tham gia kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, cách hiểu về khu
vực tư như vậy là chưa toàn diện.

9

Independent Commision Against Corruption of New South Wales. Definitions of public official and public authority. Available

at: < [Accessed: 15/7/2017]. Original statement: “Public official means an individual having public official functions or
acting in a public official capacity”
Đinh Văn Minh và Phạm Thị Huệ, 2016. Vấn đề Tham nhũng trong khu vực tư ở Việt Nam hiện nay. Nhà Xuất Tư pháp.
Trang 15, phần 1.2
11
Trần Bình. Khu vực kinh tế tư nhân – nguồn huyệt mạch chưa khai thông [word]. Nguồn:
< [Ngày xem: 15/7/2017]
10


9
Tiếp cận khu vực tư dưới góc độ luật pháp, theo Lê Tiền Tuyến, khu
vực tư bao gồm các doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp 1999 và
Luật Doanh nghiệp sửa đổi 201412. Theo cách tiếp cận này, khu vực tư sẽ
không bao gồm các tổ chức cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh, hộ
kinh doanh cá thể, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…và đương nhiên,
đây không thể là cách tiếp cận phù hợp và đầy đủ về khu vực tư ở Việt Nam.
Khu vực tư nên được hiểu là khu vực bao gồm những đối tượng hoạt
động bằng nguồn vốn độc lập với nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả ngân
sách nhà nước của một quốc gia khác khi đầu tư vào Việt Nam), lợi nhuận sau
thuế của nó không có nghĩa vụ phải nộp trở lại ngân sách do không dùng nguồn
vốn từ ngân sách cấp. Chiến lược hoạt động, kế hoạch vận hành… có thể bị
ảnh hưởng do hệ thống pháp luật của nhà nước, nhưng không bị kiểm soát,
điều chỉnh hay chi phối bởi nhà nước. Theo đó, cá nhân trong khu vực tư sẽ
không bao gồm những người thuộc khu vực công là cán bộ, công chức, viên
chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang
(quân đội nhân dân và công an nhân dân) có hưởng lương từ ngân sách nhà
nước, hoặc khoản lợi ích tương tự từ ngân sách nhà nước, hay từ các tổ chức
kiểm soát hoặc/và sở hữu bởi nhà nước.
1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm tham nhũng trong khu vực tư

Ở Việt Nam, theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “hối lộ” được hiểu là: “lén
lút đưa tiền của để nhờ kẻ có quyền làm điều trái với pháp luật nhưng có lợi
cho mình”. Hối lộ thường đi đôi với tham nhũng. Theo từ điển tiếng Việt của
Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng) thì “tham nhũng là lợi dụng quyền hành
để nhũng nhiễu dân và lấy của”. Tương tự, theo từ điển tiếng Việt tại
www.tratu.soha.vn, tham nhũng là “lợi dụng quyền hành để tham ô và nhũng
nhiễu dân”. Theo tài liệu hướng dẫn được ban hành năm 1969 của Liên Hiệp
Quốc về cuộc đấu tranh chống tham nhũng quốc tế định nghĩa “tham nhũng
trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi
riêng”...
Lê Tiền Tuyến, 2017. Trợ lực kinh tế tư nhân. Báo Sài gòn Giải phóng. Nguồn: < [Ngày xem: 15/7/2017]
12


10
Theo cách hiểu này, khi nói đến tham nhũng, người ta thường liên tưởng
đến những tương tác liên quan đến quan chức nhà nước. Không quá khó để
nhận ra, tham nhũng hối lộ liên quan đến quan chức nhà nước có thể chia làm
hai loại: tham nhũng quan liêu (nhiều tài liệu gọi là “bureaucratic corruption”
hoặc “petty corruption”) và tham nhũng chính trị hoặc tham nhũng chính sách
(nhiều tài liệu nước ngoài gọi là “political corruption”). Tham nhũng quan liêu
tồn tại do quyền lực nằm trong tay quan chức nhà nước, thường là cấp thấp, số
tiền tham nhũng thường không lớn, tạm gọi là nhũng nhiễu để nhận của hối lộ.
Tham nhũng chính trị thường rất kín đáo và khó nhận biết, liên quan đến những
quan chức nhà nước cao cấp, số lần tham nhũng thường không xảy ra thường
xuyên nhưng giá trị tiền tệ tham nhũng rất lớn, ví dụ như thay đổi chính sách,
thay đổi pháp luật có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho người đưa hối lộ.
Theo Luật Phòng, Chống Tham nhũng 2005, “Tham nhũng là hành vi
của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
Tuy nhiên, người có chức vụ quyền hạn được liệt kê trong luật là cán bộ, công

nhân viên chức, và người công tác trong quân đội, công an nhân dân và “Người
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước
hoặc người đại diện theo ủy quyền phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp”13. Nói
chung, là những người của khu vực công.
Trên thế giới, tính đến thời điểm hiện tại, có 3 hệ thống quy định được
xem là có ảnh hưởng lớn nhất đến tham nhũng hối lộ nói chung và tham nhũng
hối lộ ở khu vực tư nói riêng, đó là Luật Chống Tham nhũng của Anh (United
Kingdom Bribery Act 2010 – viết tắt là UK BA 2010), Luật Chống Tham nhũng
Hối lộ ở nước ngoài của Hoa Kỳ (The United States Foreign Corrupt Practices
Act of 1977, as amended, 15 U.S.C. §§ 78dd-1, et seq., – viết tắt US FCPA
1977), Công ước Chống Tham nhũng Hối lộ của Chính phủ nước ngoài trong
Giao thương Quốc tế của Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OECD14
Dự thảo Luật Phòng, Chống Tham nhũng, điều 1. Nguồn:
< />x=1>. [Ngày xem: 24/9/2017]
14
The Criminal Division of the U.S. Department of Justice and the Enforcement Division of the U.S. Securities and Exchange
Commission, 2012. A Resource Guide to the U.S. Foreign corruption Practices Acts [e-manual], page 7. Available at:
< [Accessed: 01 August 2017]. “(OECD được thành lập vào năm
13


11
Convention on Combating Briebry of Foreign Public Officials in International
Business Transactions– Viết tắt OECD 2007). Lần lượt tìm hiểu khái niệm
tham nhũng hối lộ theo quy định của các hệ thống pháp luật, công ước này.
Theo UK BA 2010 (ngày 8 tháng 4 năm 2010), chương 23 có quy định:


Một người sẽ bị xem là đưa hối lộ (còn được gọi là “hối lộ chủ động-


active bribery15”) cho người khác nếu người đó trao tặng, hứa trao tặng, đưa
một lợi ích tài chính hoặc bất kỳ ưu đãi nào cho người khác và nhằm gây ảnh
hưởng đến người nhận để họ thực hiện phần công việc hoặc hoạt động liên
quan một cách không phù hợp; hoặc để tưởng thưởng cho người nhận vì họ đã
thực hiện phần công việc hoặc hoạt động liên quan một cách không phù hợp.
Người đưa trong trường hợp này cũng sẽ bị xem là hối lộ nếu người đó biết và
hiểu rằng việc bản thân người nhận khi nhận các ưu đãi sẽ dẫn đến sự thực hiện
phần công việc hoặc hoạt động liên quan một cách không phù hợp. Hành vi này
bao gồm cả việc thực hiện trực tiếp hoặc thực hiện thông qua một bên thứ ba.16


Một người bị xem là nhận hối lộ (còn được gọi là “hối lộ thụ động –

passive bribery”17) nếu người đó yêu cầu, đồng ý nhận hoặc đã nhận một lợi
ích tài chính hoặc một ưu đãi khác, để từ việc nhận đó như kết quả của việc
thực hiện phần công việc hoặc hoạt động liên quan một cách không phù hợp,
bất kể phần công việc không phù hợp đó được thực hiện bởi người nhận này
hoặc bất kỳ người nào khác, bất kể người nhận này có lợi ích hay bất kỳ người
nào khác có lợi ích, bất kể người nhận này yêu cầu trực tiếp hoặc thông qua
một người nào khác cho khoản lợi ích tài chính hoặc một ưu đãi. Trong một số
1961 để thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và thương mại thế giới. Như ghi nhận, Công ước về chống hối lộ yêu cầu các bên ký kết hình
sự hóa tội hối lộ của các quan chức nhà nước ở nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tế.Tính đến ngày 01 tháng 11
năm 2012, có 39 bên tham gia Công ước chống hối lộ: 34 nước thành viên OECD (bao gồm Hoa Kỳ) và năm nước thành viên
không thuộc OECD (Argentina, Brazil, Bulgaria, Liên bang Nga và Nam Phi). Tất cả các bên này đều là thành viên của Nhóm
công tác của OECD về chống hối lộ)”. “Ngày 18-3, tại trụ sở của Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) ở Paris
(Pháp), Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Trung tâm Phát triển OECD” (Nguồn: < [Ngày xem: 15/9/2017])
15
The Crown Prosecution Service. Bribery Act 2010: Joint Prosecution Guidance of The Director of the Serious Fraud Office
and The Director of Public Prosecutions. Part: Key terms used in the Act. Available at:
< [Accessed: 01 August 2017].

16
UK Bribery Act 2010, chapter 23, part 1. Available at:
< Accessed: [13 August 2017]
17
The Crown Prosecution Service. Bribery Act 2010: Joint Prosecution Guidance of The Director of the Serious Fraud Office
and The Director of Public Prosecutions. Part: Key terms used in the Act. Available at:
< [Accessed: 01 August 2017].


12
trường hợp, dù người đó không biết hoặc không tin rằng việc mình đang yêu
cầu có thể dẫn đến việc thực hiện phần công việc hoặc hoạt động liên quan một
cách không phù hợp thì vẫn vi phạm pháp luật này.18


Luật này không có phân biệt người đưa và người nhận là người của khu

vực công hay khu vực tư, ngoại trừ có một phần quy định cụ thể hơn cho hành
vi đưa hối lộ cho quan chức nhà nước ở nước ngoài (ngoài Vương Quốc
Anh)19. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai, nếu vi phạm pháp luật quy định thì đều
chịu các chế tài liên quan bao gồm cả phạt tiền và phạt tù theo quy định tại
phần 11 của Luật này. Như vậy, hành vi hối lộ và tham nhũng theo UK BA
2010 bao gồm cả hối lộ tham nhũng từ “khu vực tư sang khu vực tư”, từ “khu
vực tư sang khu vực công”, bao gồm cả “hối lộ trực tiếp” và hối lộ qua bên thứ
ba – “hối lộ gián tiếp”, “hối lộ chủ động” (đưa hối lộ) và “hối lộ thụ động”
(nhận hối lộ).
Theo US FCPA 1977, một cách chung nhất, Luật này nghiêm cấm việc
đề nghị thanh toán, thực hiện việc thanh toán, hứa thanh toán, hoặc ủy quyền
thanh toán tiền, hoặc bất kỳ thứ gì có giá trị (“anything of value”) cho một
quan chức nhà nước ở nước ngoài để gây ảnh hưởng bất kỳ hành động hay

quyết định nào của quan chức nhà nước ở nước ngoài trong phạm vi quyền hạn
của họ hoặc để có được một lợi thế không phù hợp khác liên quan đến việc duy
trì, gìn giữ công việc kinh doanh.20 Những quy định của US FCPA 1977 có
hiệu lực cho 03 đối tượng chính: i, công ty, bao gồm cả công ty có phát hành
cổ phiếu (tổ chức phát hành - “issuer”), và quản lý cấp cao, giám đốc, nhân
viên, đại lý, cổ đông của nó; ii, bất kỳ cá nhân nào là công dân, dù mang quốc
tịch hoặc thường trú tại Hoa Kỳ, hoặc bất kỳ công ty, hiệp hội, công ty cổ
phần, công ty hợp danh, liên doanh, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân
được tổ chức theo luật pháp của Hoa Kỳ, hoặc các tiểu bang, vùng lãnh thổ,

18

UK Bribery Act 2010, chapter 23, part 2. Available at:
< Accessed: [13 August 2017].
19
UK Bribery Act 2010, chapter 23, part 6. Available at:
< Accessed: [13 August 2017].
20
The Criminal Division of the U.S. Department of Justice and the Enforcement Division of the U.S. Securities and Exchange
Commission, 2012. A Resource Guide to the U.S. Foreign corruption Practices Acts [e-manual], page 10, chapter 2. Available at:
< [Accessed: 01 August 2017].


13
liên bang, thuộc địa mà có địa điểm kinh doanh chính tại Hoa Kỳ (“domestic
concern21”). Các quản lý cao cấp, giám đốc, nhân viên, đại lý, hoặc người sở
hữu chứng khoán đang thực hiện công việc dưới sự ủy quyền của các domestic
concerns, bao gồm cả chính phủ và công ty ở nước ngoài; iii, một người hoặc
một tổ chức khác ngoài “issuer” và “domestic concerns” thực hiện công việc
trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Như vậy, US FCPA 1977 điều chỉnh hành vi tham nhũng hối lộ “từ khu
vực tư sang khu vực công”, quy định không rộng bằng quy định của UK BA
2010.
Theo OECD 2007, “mỗi bên tham gia trong các giao thương quốc tế sẽ
thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định rằng sẽ là vi phạm pháp luật hình
sự nếu bất kỳ người nào có ý định cung cấp, hứa hẹn hoặc trao tặng bất kỳ một
khoản tiền dù nhỏ hay lớn hoặc bất kỳ ưu đãi, dù là trực tiếp hay thông qua
trung gian, cho một quan chức chính phủ nước ngoài, để chính quan chức đó
hoặc một bên thứ ba, làm một việc không phù hợp nhằm mang lại những thuận
lợi cho công việc kinh doanh trong các giao dịch quốc tế cho họ mà đáng ra
theo trách nhiệm bình thường, quan chức nhà nước đó phải làm.”22
Ở Việt Nam, khái niệm tham nhũng hối lộ cũng được định nghĩa trong
luật. Theo Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015,
hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2016 và Bộ Luật Hình sự sửa đổi số
12/2017/QH14, ngày 20 tháng 6 năm 2017, chính thức có hiệu lực vào ngày
01/01/2018, quy định “người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc
qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân
người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì

21

The Criminal Division of the U.S. Department of Justice and the Enforcement Division of the U.S. Securities and Exchange
Commission, 2012. A Resource Guide to the U.S. Foreign corruption Practices Acts [e-manual], page 11, chapter 2. Available at:
< [Accessed: 01 August 2017]. Original statement: “A domestic
concern is any individual who is a citizen, national, or resident of the United States, or any corporation, partnership,
association, joint-stock company, business trust, unincorporated organization, or sole proprietorship that is organized under the
laws of the United States or its states, territories, possessions, or commonwealths or that has its principal place of business in
the United States. Officers, directors, employees, agents, or stockholders acting on behalf of a domestic concern, including
foreign nationals or companies, are also covered”.
22

OECD, 2011. Convention on Combating Bribery of Foreign Public Officials in International Business Transactions and
Related Documents [pdf], page 7, article 1, point 1. Available at: < [Accessed: 5 August 2017].


14
lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ”, bao gồm cả lợi ích vật chất từ
hai (02) triệu trở lên và/hoặc lợi ích phi vật chất23, sẽ bị xem là vi phạm pháp
luật này.
Tham nhũng tồn tại cùng với diễn trình phát triển của xã hội, nó tiếp tục
phát triển trong các xã hội hiện đại, và hiện không còn là vấn đề riêng của một
quốc gia mà đã trở thành vấn nạn toàn cầu, tuy nhiên mỗi quốc gia do điều kiện
thể chế, kinh tế, chính trị, xã hội mà tham nhũng có mức độ khác nhau.
Có nhiều yếu tố được xem là hạn chế đối với phát triển kinh tế khu vực
tư nhân ở các quốc gia khác nhau như chính sách, chế độ chính trị, tầm nhìn
của quản lý nhà nước…, tham nhũng là một trong các hạn chế lớn nhất đó. Nó
vừa là rào cản cho kinh tế tư nhân trong việc gia nhập thị trường, vừa là tác
động đến sự tăng trưởng bền vững và năng suất sản xuất. Dưới đây là một
thống kê về tỷ lệ phần trăm theo đánh giá của các công ty ở khu vực tư về các
yếu tố được xem như trở ngại lớn trong việc gia nhập thị trường (màu đỏ) hoặc
tác động đến sự tăng trưởng bền vững (màu xanh)24

Dễ dàng nhận ra, tham nhũng là yếu tố trở ngại lớn nhất để thu hút các
nhà đầu tư của khu vực tư vào thị trường, ngay cả tội phạm mafia hoặc lạm
phát cũng không gây trở ngại cho nhà đầu tư bằng tham nhũng khi họ cân nhắc
gia nhập vào một thị trường nào đó. Cụ thể hơn, cũng theo tác giả của thống kê
trên, tham nhũng là yếu tố cản trở lớn nhất liên tục trong vòng 10 năm (từ năm
1995 đến năm 2005):

23
24


Khoản 1, Điều 354, Luật Hình sự số 12/2017/QH14, ngày 20 tháng 6 năm 2017, chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2018.
Campos et al. (2010), pg. 11. (nghiên cứu của Campos và Eugenio Proto và Saul Estrin năm 2010)


15

Sơ đồ bên dưới 25cho thấy nguy cơ tham nhũng trong các lĩnh vực hoạt
động của khu vực tư. Khi một doanh nghiệp càng lớn, có tiếng tăm, thì những
rủi ro về các vấn đề như tham nhũng, cạnh tranh lành mạnh… càng tăng và
thực tế là thiết kế quy trình kiểm soát các rủi ro đó cũng không hề đơn giản.
Tham nhũng trong một công ty có thể đến từ hoạt động hối lộ thương mại. Ví
dụ, tại Hoa Kỳ, có bằng chứng cho thấy Honda đã cấp hợp đồng đại lý ô tô để
che dấu hành vi hối lộ. Khi tình trạng này đã được phát hiện, hơn một ngàn đại
lý nhận được bồi thường đáng kể từ Honda26. Ngoài ra, các doanh nghiệp cạnh
tranh có thể thông đồng bí mật để tạo thành các “nhóm thoả thuận” (“cartel”)
gây tổn hại cạnh tranh và cuối cùng là ảnh hưởng đến người tiêu dùng, kiềm
hãm sự phát triển của xã hội. Ở một góc nhìn khác, tham nhũng hối lộ có mối
quan hệ mật thiết đến sự cạnh tranh lành mạnh. Tình trạng này rất nghiêm
trọng và có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định kinh tế của quốc gia. Nó được
biết như một đám mây đen bao phủ lên quốc gia và có thể dẫn đến chậm tăng
trưởng và phát triển bền vững ở cấp vĩ mô.

Tổ chức Hướng tới Minh bạch Quốc tế, 2009. Báo cáo Tham nhũng Toàn cầu (2009).
Gonzalo F. Forgues-Puccio, 2013. Corruption and the Private Sector: a review issue. Oxford policy management, page 1.
Available at < />[Accessed 17 March 2016]
25
26



16

Thực tế ở hầu hết các quốc gia luôn tồn tại các công ty chấp nhận một số
khoản thanh toán tham nhũng. Điều này đặc biệt đúng đối với nước Cộng hòa
Séc, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh / xứ Wales, Ba Lan và Thụy Sĩ27. Với các
nước Đông Âu trong thời kỳ hậu cộng sản, những thay đổi xã hội nhanh chóng
đi kèm với một triết lý của việc thiết lập nền kinh tế thị trường bằng mọi giá,
dẫn đến việc giá trị đặt không đúng chỗ cùng với nhận thức về đạo đức thấp
trong một hệ thống kiểm soát yếu kém, mở đường cho thực tiễn tham nhũng. Ở
các nước phương Tây và châu Á, hối lộ liên quan đến tự do hóa mạnh mẽ của
pháp luật thương mại, phát triển chuyên nghiệp trong tiếp thị, thị trường cạnh
tranh, coi trọng sự ẩn danh, và giảm các chuẩn mực đạo đức. Kết quả là, tại
Hàn Quốc, tham nhũng gần đây bị coi là một trong những nguyên nhân chính
của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị. Một số loại "thanh toán bôi trơn"
(“grease payments” hay còn gọi “facilitate payment”28) thường xuất hiện hơn,
và một số nơi lại chấp nhận nó như một phần của xã hội hiện đại. Ở Thụy Sĩ,
có vẻ như được thừa nhận rằng, cuộc sống sẽ bình thường hơn nếu được một
27

Günter Heine & Thomas O. Rose. Private Commercial Bribery: A Comparison of National and Supranational Legal
Structures. Available at < page 7. [Accessed: 17 March 2016]
28
Availble at: < [Accessed: 17 March
2016]. Original statement: “A payment made to a government official to facilitate approval of some type of business transaction
or activity. In some countries, small facilitation payments are considered unofficial fees rather than bribes, but most countries do
not make this distinction”. Tạm dịch: Một thanh toán cho một viên chức chính phủ để tạo điều kiện phê duyệt một số loại giao
dịch hoặc hoạt động kinh doanh diễn ra nhanh hơn. Ở một số nước, thanh toán bôi trơn nhỏ được coi là chi phí không chính
thức hơn là hối lộ, nhưng hầu hết các nước không có phân biệt này.



17
mạng lưới những người quen biết ủng hộ, và tương tự như vậy, trong xã hội
Nhật Bản, việc một số doanh nghiệp tìm kiếm lợi ích từ việc biếu tặng một số
lợi ích nói chung là được chấp nhận. Hai thống kê29 dưới đây ở Ukraine lại cho
thấy rằng, hối lộ sẽ giúp công việc của họ trở nên suôn sẻ hơn và phần đông
đều đồng ý chi trả hối lộ để đạt được điều đó, quan điểm này xuất hiện cả trong
cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và người dân Ukraine nói chung:
Thống kê 1:
Năm 2009 (chọn mẫu
Lý do hối lộ

trong phạm vi quốc
gia)

Bởi vì có những vấn đề sẽ không thể được giải quyết nếu bạn không hối lộ

23.3 %

Bởi vì đó là cách dễ dàng hơn để người ta giải quyết vấn đề của họ

22.4 %

Bởi vì nó vốn là điều bình thường của cuộc sống

20.9 %

Bởi vì người có quyền (quan chức nhà nước) yêu cầu điều đó

19.3 %


Bởi vì người ta muốn làm một số việc mà không dựa vào pháp luật

3.1 %

Thỉnh thoảng người ta muốn cảm ơn người đã giúp họ giải quyết vấn đề
của họ

29

1.9 %

Luật quá phức tạp và ta không thể tự bản thân hiểu được quy định của luật

4.0 %

Lý do khác

0.4 %

Không thể cho ý kiến

4.7 %

Ihor Koliushko et al. 2009. Corruption risks in the fields of administrative services and control-supervision activities of public
administration in Ukraine. Department of Information Society and Action Against Crime, Directorate General of Human Rights
and Legal Affairs. Available at:
< > [Accessed: 17 March 2016] – page 139 and page 146.


18

Thống kê 2:
Khi bạn được yêu cầu đưa hối lộ để giải quyết công việc của
bạn. Bạn sẽ

Người dân
Ukraine (mọi
thành phần)

Doanh
nghiệp

Đưa hối lộ

36.5 %

29.2%

Báo cáo với cấp trên của người đó

4.6%

7.2%

Báo với cơ quan có thẩm quyền (ví dụ như công an)

4.6%

11.0%

Kiện ra toà


2.7%

6.2%

Khiếu nại lên cơ quan nhà nước cấp cao (chủ tịch nước, phó chủ 1.7%

4.2%

tịch nước, thị trưởng…)
Nhờ báo chí, truyền thông can thiệp

1.7%

8.5%

Báo với một tổ chức phi chính phủ

1.2%

9.7%

Kiên quyết không đưa hối lộ, từ bỏ việc đang cần giải quyết và tìm 15.9%

6.0%

giải pháp khác
Lý do khác

3.1%


7.0%

Không thể cho ý kiến

31.1%

24.4%

Nói chung, có thể nhận thấy, khác với tham nhũng ở khu vực công,
tham nhũng ở khu vực tư có các đặc điểm sau:
- Người đưa hối lộ là người của khu vực tư, nhưng người nhận hối lộ có
thể là người của khu vực tư, cũng có thể là người của khu vực công;
- Người nhận của hối lộ có những ưu đãi, tác động nhằm duy trì công
việc kinh doanh của người đưa hối lộ, ví dụ như đồng ý giao kết hoặc gia hạn
thêm thời hạn hợp đồng kinh tế mà hai bên ký kết, kết quả kiểm toán,…
- Mục đích đưa hối lộ không phải duy nhất vì mục đích cá nhân người
đưa hối lộ mà trong nhiều trường hợp là vì mục đích và làm theo yêu cầu của tổ
chức mà cá nhân đó đại diện.
- Tham nhũng ở khu vực tư trong một số trường hợp có thể có những
liên quan đến pháp luật cạnh tranh (người nhận hối lộ có những ưu đãi cho
người đưa hối lộ, gây giảm sút hoặc mất đi sự cạnh tranh công bằng trên thị
trường), điều này không xuất hiện trong tham nhũng ở khu vực công.


×