Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tác động của phong cách lãnh đạo và sự không rõ ràng trong công việc đến kết quả công việc thông qua sự tham gia vào dự toán ngân sách bằng chứng thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THỊ THANH ĐỊNH

TÁC ĐỘNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO, SỰ KHÔNG RÕ RÀNG
TRONG CÔNG VIỆC ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC
THÔNG QUA SỰ THAM GIA VÀO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH:
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THỊ THANH ĐỊNH

TÁC ĐỘNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO, SỰ KHÔNG RÕ RÀNG
TRONG CÔNG VIỆC ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC
THÔNG QUA SỰ THAM GIA VÀO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH:
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành
Mã số

: Kế toán
: 60340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHONG NGUYÊN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện luận văn với đề tài “Tác động của phong cách
lãnh đạo và sự không rõ ràng trong công việc đến kết quả công việc thông qua
sự tham gia vào dự toán ngân sách: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”,
tôi đã vận dụng kiến thức học tập của mình và với sự trao đổi, hướng dẫn, góp ý
của giáo viên hướng dẫn để thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. Các
kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Phong Nguyên.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 12 năm 2017

Nguyễn Thị Thanh Định


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 4
5. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu .................................................................... 5

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 5
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................... 7
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................. 7
1.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 9
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 12
2.1 Khái niệm........................................................................................................ 12
2.1.1 Dự toán ngân sách .................................................................................... 12
2.1.2.Các mô hình dự toán ngân sách ................................................................ 13
2.1.3 Sự tham gia dự toán ngân sách ................................................................. 15
2.1.4 Phong cách lãnh đạo ................................................................................. 15
2.1.5 Sự không rõ ràng trong công việc ............................................................. 17
2.2 Lý thuyết nền.................................................................................................. 18
2.2.1 Lý thuyết phong cách lãnh đạo (leadership theory) .................................. 18
2.2.2 Lý thuyết đại diện (agent theory) .............................................................. 21
2.2.3 Lý thuyết tâm lý (psychological theory) .................................................... 23
2.2.4 Lý thuyết công bằng trong tổ chức (organizational justice theory) .......... 25
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 29


3.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 29
3.2 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 30
3.2.1 Xây dựng giả thiết ......................................................................................... 30
3.2.1.1 Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và tham gia dự toán ngân sách . 30
3.2.1.2 Mối quan hệ giữa sự không rõ ràng trong công việc và tham gia dự toán
ngân sách ............................................................................................................... 32
3.2.1.3 Mối quan hệ giữa tham gia dự toán ngân sách và kết quả công việc ....... 34
3.2.2 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 36
3.2.3 Xây dựng thang đo ........................................................................................ 36
3.2.3.1 Qúa trình xây dựng thang đo ..................................................................... 36

3.2.3.2 Thang đo phong cách lãnh đạo ................................................................. 37
3.2.3.3 Thang đo sự không rõ ràng trong công việc.............................................. 38
3.2.3.4 Thang đo sự tham gia vào dự toán ngân sách ........................................... 38
3.2.3.5 Thang đo kết quả công việc ....................................................................... 39
3.3 Thiết kế mẫu nghiên cứu ............................................................................... 40
3.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................................... 40
3.5 Mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................................... 41
3.6 Kỹ thuật sử dụng trong phân tích dữ liệu ................................................... 41
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 43
4.1 Thống kê mô tả............................................................................................... 43
4.2 Đo lường thang đo và độ tin cậy ................................................................... 46
4.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết ................................................................. 53
4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................... 56
4.4.1 So sánh kết quả nghiên cứu với đề tài trong nước .................................... 56
4.4.2 So sánh kết quả nghiên cứu với đề tài nước ngoài.................................... 56


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU ...................................... 58
5.1 Những nội dung chính của nghiên cứu ........................................................ 58
5.2 Kết luận nghiên cứu....................................................................................... 58
5.3 Hàm ý lý thuyết .............................................................................................. 58
5.4 Hàm ý quản lý ................................................................................................ 60
5.5 Hạn chế đề tài ................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH

Trang
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu


36

Bảng 4.1. Tóm tắt thông tin mẫu chọn

43 - 45

Bảng 4.2. Thang đo và đánh giá thang đo

48 - 50

Bảng 4.3. Ma trận tương quan đánh giá giá trị phân biệt của thang đo

52

Bảng 4.4. Kiểm định các giả thuyết trong mô hình theo đường dẫn PLS

54


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Ngày nay, Việt Nam đã trở thành thành viên các hiệp hội kinh tế trong khu
vực và toàn cầu như ASEAN, WTO, TPP và đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi
Việt Nam trở thành chủ nhà đăng cai APEC 2017. Với sự hội nhập vào dòng chảy
quốc tế, nền kinh tế Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội và thách thức, để mỗi
doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi họ phải
chuẩn bị đầy đủ cả về nguồn lực và nhân lực. Doanh nghiệp sẽ mất phương hướng
trước thị trường rộng lớn và sẽ không vượt qua được những rủi ro thách thức có thể

xảy ra nếu không có một kế hoạch dự toán ngân sách hợp lý. Dự toán ngân sách là
một nội dung cơ bản của kế toán quản trị và là công cụ hữu hiệu đang được các
doanh nghiệp áp dụng để kiểm soát ngân sách, theo dõi kế hoạch nhằm tăng lợi
nhuận tối ưu.
Xây dựng dự toán ngân sách là một công việc quan trọng trong việc lập kế
hoạch đối với hoạt động kinh tế bao gồm cả doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và cả
cá nhân. Đây là một công cụ quản lý của doanh nghiệp, giúp đơn vị xác định các
mục tiêu, các chiến lược, xác định thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh từ đó
đưa ra các phương hướng kinh doanh hợp lý mà còn giúp doanh nghiệp xác định
các cơ hội và mối đe dọa tiềm ẩn có thể xảy đến trước khi nó trở nên quá muộn, và
cũng như có thể tìm ra giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa trước khi xảy ra.
Ngoài ra, xây dựng dự toán ngân sách cũng là một công cụ có vai trò quan trọng
trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong doanh nghiệp để đạt mục tiêu
chung của tổ chức. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải khuyến khích sự tham gia ngân
sách của nhân viên để đạt được dự toán ngân sách hoàn hảo.
Tham gia dự toán ngân sách là cơ hội để trao đổi thông tin hai chiều giữa cấp
trên và cấp dưới. Các cấp dưới nắm rõ nhiều khía cạnh công việc của họ hơn bất cứ
ai khác, và khi được tham gia vào dự toán ngân sách, họ sẽ chia sẻ kiến thức, hỗ trợ
cho việc đưa ra quyết định của cấp trên và xây dựng dự toán ngân sách hữu hiệu.


2
Ngoài ra, sự tham gia vào dự toán ngân sách có thể cho phép các cấp dưới thu thập
nhiều thông tin liên quan đến thực hiện công việc của họ (Earley và Kanfer 1985,
Campbell và Gingrich 1986, Marginson và Ogden 2005). Trong quá trình tương tác
với cấp trên, các cấp dưới có thể đặt câu hỏi để làm rõ mục tiêu, cách thức làm việc,
điều kiện trong môi trường làm việc và các yếu tố khác liên quan đến công việc.
Trong hoạt động hằng ngày, các thông tin bất cân xứng thường xuyên diễn ra.
Thông qua việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp,
chất lượng thông tin được nâng cao, doanh nghiệp sẽ có cùng một nguồn dữ liệu, từ

đó tránh được vấn đề thông tin không nhất quán khi xử lý công việc Parker (2006).
Trong quá trình hình thành và phát triển công ty, phong cách lãnh đạo có khả
năng chi phối tất cả hoạt động trong hiện hữu, hoạt động xây dựng dự toán ngân
sách không ngoại lệ. Cho dù, mô hình dự toán ngân sách của công ty là bất kỳ hình
thức nào thì dự toán ngân sách luôn là quá trình đòi hỏi sự phối hợp hài hòa giữa
nhân viên và cấp trên. Thông qua công việc này, nhà quản trị sẽ có cơ hội thể hiện
rõ nét phong cách lãnh đạo của mình. Tùy vào từng hành vi của cấp trên sẽ có ảnh
hưởng rất lợi đến khả năng tham gia vào dự toán ngân sách của nhân viên.
Để có thể đề xuất một ngân sách hoạt động phù hợp nhất, đòi hỏi mọi đối
tượng tham gia cần được cung cấp đầy đủ thông tin trong phạm vi công việc của họ.
Khi các chính sách, quy trình, thông tin được tiếp cận rõ ràng, nhân viên thường tự
tin và dễ dàng tham gia mọi hoạt động công ty, đóng góp vào sự phát triển của
doanh nghiệp. Và ngược lại, sự không rõ ràng khiến cho nhân viên lo lắng, bất an
kéo dài ảnh hưởng kém đến chất lượng công việc và kết quả công việc của nhân
viên.
Phong cách lãnh đạo và sự hiểu biết rõ ràng trong công việc là những yếu tố
quan trọng giúp nhân viên tìm thấy động lực làm việc từ đó chủ động tham gia dự
toán. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng phong cách lãnh đạo như là tiền đề của
sự tham gia dự toán (Kyj và Parker 2008, Kohlmeyer III, Mahenthiran và cộng sự,
2014). Các nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của Chenhall và Brownell


3
(1988), Marginson và Ogden (2005) đã thể hiện mối quan hệ của sự không rõ ràng
trong công việc đến sự tham gia dự toán. Tuy nhiên, tại Việt Nam các đề tài chủ yếu
là nghiên cứu thực tiễn liên quan đến việc xây dựng hoặc hoàn thiện hệ thống dự
toán ngân sách tại một công ty cụ thể như Lê Thu Hằng (2016), Phạm Thị Phương
Anh (2014), Nguyễn Thị Minh Đức (2010). Các tác giả này đều nêu lên tình hình
thực tế tại Việt Nam là nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào kế hoạch mà không lập
dự toán ngân sách, từ đó các nghiên cứu đưa ra những biện pháp giúp khắc phục

thực trạng.
Vì vai trò quan trọng của dự toán ngân sách trong sự phát triển của doanh
nghiệp nên hầu hết các công ty lớn tại Việt Nam đều có lập dự toán ngân sách ít
nhất trong gian ngắn hạn 1 năm. Tuy nhiên các công ty chưa chú trọng đến các yếu
tố nào sẽ ảnh hưởng đến sự tham gia dự toán ngân sách tại đơn vị mình. Từ việc
nhận thức sự cần thiết của dự toán ngân sách và xem xét những yếu tố nào sẽ tác
động đến sự tham gia dự toán ngân sách của công ty trong bối cảnh hiện nay, tác giả
đã chọn đề tài “Tác động của phong cách lãnh đạo, sự không rõ ràng trong công
việc đến kết quả công việc thông qua sự tham gia vào dự toán ngân sách: bằng
chứng thực nghiệm tại Việt Nam” nhằm giúp nhà quản trị, lãnh đạo công ty thay
đổi phong cách quản lý, văn hóa, chính sách công ty giúp nhân viên có nhiều động
lực tham gia dự toán ngân sách đem lại một kết quả công việc tốt nhất cho nhân
viên và tổ chức.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu của đề tài nhằm cung cấp những bằng chứng thực nghiệm liên
quan đến việc nâng cao kết quả công việc của nhân viên thông qua việc tham gia
dự toán ngân sách. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng và kiểm định mô
hình nghiên cứu nhằm giải thích tác động của phong cách lãnh đạo, sự không rõ
ràng trong công việc đến sự tham gia dự toán ngân sách của nhân viên và mối
quan hệ giữa sự tham gia dự toán ngân sách đến kết quả công việc. Các mục tiêu
cụ thể như sau:


4
 Đo lường mức độ ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự tham gia dự
toán ngân sách tại môi trường Việt Nam
 Đo lường mức độ ảnh hưởng của sự không rõ ràng trong công việc đến sự
tham gia dự toán ngân sách tại môi trường Việt Nam
 Đo lường ảnh hưởng của sự tham gia dự toán ngân sách đến kết quả công
việc tại môi trường Việt Nam

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để lấp đầy khe hổng nghiên cứu trên, tác giả đã đặt ba câu hỏi sau:
 Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự tham gia dự
toán ngân sách tại môi trường Việt Nam như thế nào?
 Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của sự không rõ ràng trong công việc đến sự
tham gia dự toán ngân sách tại môi trường Việt Nam như thế nào?
 Thứ ba, mức độ ảnh hưởng của sự tham gia dự toán ngân sách đến kết quả
công việc tại môi trường Việt Nam như thế nào?
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu :
Nghiên cứu được thực hiện từ các nhà quản lý đang làm việc trong các
doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong cách lãnh đạo, sự không rõ ràng
trong công việc, sự tham gia lập dự toán ngân sách và kết quả công việc của nhân
viên.
- Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát của đề tài là các nhà quản lý cấp trung và cấp cơ sở
những người đã có kinh nghiệm trong tham gia lập dự toán ngân sách trong các
đơn vị đang hoạt động tại Việt Nam.


5
5. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng và đi theo trường phái nghiên
cứu thực chứng. Đề tài dựa vào một số nghiên cứu trước và các lý thuyết nền như lý
thuyết lãnh đạo, lý thuyết đại diện, lý thuyết tâm lý, lý thuyết công bằng trong tổ
chức để biện luận mô hình và giải thích mối quan hệ giữa các biến.
Thang đo được sử dụng trong đề tài là từ sự kế thừa các tác giả (Nouri và
Parker 1998, Kyj và Parker (2008), Lau và Roopnarain 2014). Nghiên cứu chính

thức được thực hiện để thu thập dữ liệu bằng cách gửi email và quản lý kết quả
thu thập bằng phần mềm Surveymonkey. Đối tượng gửi bảng khảo sát chủ yếu là
các cấp quản lý từ cơ sở và cấp trung như trưởng nhóm, trưởng/phó bộ phận,
trưởng/phó phòng đang làm việc tại Việt Nam và đã có kinh nghiệm trong lập dự
toán ngân sách. Để đánh giá thang đo, mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu
với dữ liệu được thu thập cũng như kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên
cứu, tác giả sử dụng công cụ Smart PLS3.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Theo sự hiểu biết của tác giả, đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét mối quan hệ
các yếu tố tác động đến sự tham gia dự toán và tác động của sự tham gia đến kết
quả công việc tại môi trường Việt Nam.
Nghiên cứu này đưa ra những bằng chứng thực nghiệm ủng hộ lý thuyết lãnh
đạo (leadership theory), lý thuyết đại diện (agent theory), lý thuyết tâm lý
(psychological theory) và lý thuyết công bằng trong tổ chức (organizational justice
theory) với bối cảnh thực hiện dự toán ngân sách tại Việt Nam.
Đề tài sẽ giúp cho nhà quản lý có những điều chỉnh hành vi lãnh đạo phù hợp
cũng như tạo văn hóa công ty thân thiện, gắn kết để mọi cá nhân có thể dễ dàng đưa
ra ý kiến, chủ động tham gia dự toán từ đó làm tăng kết quả công việc của cá nhân
và của tổ chức. Nghiên cứu của tác giả cũng giúp công ty đánh giá, xây lại những
chính sách rõ ràng liên quan đến trách nhiệm thực hiện công việc, sự công nhận
năng lực, hình thức khen thưởng phù hợp sẽ giúp nhân viên có động lực làm việc,


6
làm tăng sự tham gia trong quy trình xây dựng dự toán. Khi đó nhân viên sẽ nắm
bắt rõ ràng mục tiêu cần đạt được, thúc đẩy họ tự do sáng tạo, vượt qua khả năng
giới hạn của bản thân để hoàn thành tốt công việc, và cũng như lan truyền lòng
nhiệt huyết đến những nhân viên khác giúp công ty có kết quả hoạt động tốt nhất.
7. Kết cấu luận văn
Đề tài dự kiến có cấu trúc như sau:

Phần mở đầu : Trình bày tổng quan đề tài nghiên cứu gồm tính cấp thiết và lý
do chọn đề tài; câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu;ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề
tài; tóm tắt đề tài.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu trình bày các nghiên cứu trong và ngoài
nước liên quan đến đề tài
Chương 2: Trình bày các khái niệm chính được sử dụng trong đề tài, cơ sở lý
thuyết có liên quan đến đề tài
Chương 3: Trình bày về phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp nghiên
cứu, thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo và thiết kế mẫu
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu và bàn luận gồm thống kê mô tả, đo
lường thang đo và độ tin cậy, kết quả kiểm định các giả thiết và thảo luận kết quả
nghiên cứu này so với các đề tài trong và ngoài nước.
Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày các kết
luận của nghiên cứu, những hàm ý lý thuyết, quản lý và những hạn chế đề tài giúp
định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.


7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Bởi vì tầm quan trọng của sự tham gia dự toán ngân sách, nhà quản lý cần tìm
hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia dự toán ngân sách để từ đó giúp họ
khuyến khích nhân viên và cũng như đánh giá làm thế nào sự tham gia dự toán ngân
sách ảnh hưởng đến kết quả công việc. Có nhiều nghiên cứu đã đề cập đến các nhân
tố tác động đến sự tham gia dự toán ngân sách. Các tác giả Kyj và Parker (2008)
cho rằng phong cách lãnh đạo, thông tin bất cân xứng, đánh giá kết quả sử dụng
hoàn thành ngân sách có tác động đến sự tham gia dự toán ngân sách thông qua các
cơ chế khuyến khích sự tham gia của nhân viên vào quy trình dự toán ngân sách.
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố có thể ảnh hưởng đến mức độ mà cấp trên

khuyến khích sự tham gia của cấp dưới trong quá trình lập ngân sách. Người quản
lý với sự quan tâm cao, tôn trọng các cấp dưới và cố gắng phát triển mối quan hệ
với cấp dưới dựa trên niềm tin và giao tiếp cởi mở (Fleishman và Harris, 1962;
Fleishman và Peters, 1962; Fleishman, 1973; Fleishman, 1998b). Những nhà quản
lý như vậy có khả năng khuyến khích các cấp dưới tham gia trong quá trình lập
ngân sách.
Theo Shields và Shields (1998), sự bất cân xứng thông tin giữa cấp dưới và
cấp trên càng lớn thì khả năng các tổ chức sẽ thúc đẩy sự tham gia của ngân sách để
truy cập thông tin cá nhân của cấp dưới. Hai tác giả này đã tìm thấy một sự tương
quan thuận chiều đáng kể giữa thông tin bất cân xứng và sự tham gia dự toán ngân
sách. Nếu tồn tại thông tin mất cân xứng giữa các cấp, thông qua sự chia sẻ thông
tin, học hỏi lẫn nhau trong quá trình tham gia dự toán ngân sách, các bộ phận có thể
hiểu nhau rõ hơn, vấn đề được làm rõ ràng và nguồn thông tin được nhất quán.
Các cấp dưới đặc biệt quan tâm đến tính công bằng của việc đánh giá hiệu suất
công việc. Bất cứ khi nào mục tiêu ngân sách được sử dụng để đánh giá thành tích
của nhân viên, cấp trên nên khuyến khích sự tham gia của cấp dưới. Thông qua việc
đóng góp tiếng nói của bản thân trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách, nhân


8
viên có thể đảm bảo sự công bằng trong quá trình đánh giá kết quả công việc.Tương
tự, trong một nghiên cứu khác của Lindquist (1995) cho thấy doanh nghiệp cần phải
duy trì công bằng như là một tiền đề cho việc lập ngân sách. Tính công bằng gồm sự
hợp lý trong phân phối (sự hợp lý về tiêu chuẩn), sự hợp lý trong quy trình (hợp lý
quy trình để phát triển các tiêu chuẩn) là những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia dự
toán ngân sách. Tác giả này cho rằng khi các nhân viên nhận thức được rằng cách
thức phân bổ ngân sách là rõ ràng, công bằng giữa các bộ phận, và phù hợp với nhu
cầu, năng lực của nhân viên, họ sẽ chủ động tham gia vào quá trình lập dự toán.
(Wentzel 2002) đã kết luận có sự tham gia có thể được sử dụng để đưa sự công bằng
vào các quy trình ngân sách.

Trong đề tài của mình, Marginson và Ogden (2005) đã đưa ra các giả thiết như
các yếu sự không rõ ràng trong công việc tác động dương đến cam kết thực hiện
ngân sách và tác động âm đến kết quả công việc. Thông qua thu thập câu trả lời từ
221 của ba cấp quản lý (cấp cao, câp trung và cấp cơ sở) trong doanh nghiệp trên
270 phiếu gửi, tác giả đã sử dụng chi bình phương để xem xét mối quan hệ giữa các
biến. Kết quả cho thấy những người có mức độ mơ hồ cao có nhiều khả năng cam
kết để đáp ứng ngân sách cao hơn những người có cam kết thấp. Bên cạnh đó, tác
giả cũng nói lên thực trạng tại một số công ty, dự toán ngân sách thường được áp
đặt từ trên xuống, các cấp quản lý không có cơ hội đề xuất hoặc phản hồi về dự toán
được giao. Vì vậy, tác giả cũng cho rằng để tăng khả năng cam kết thực hiện ngân
sách của nhân viên, cần bổ sung thêm các yếu tố giải trình, khen thương, sự tham
gia vào dự tóan ngân sách trong các nghiên cứu tiếp theo.
Nouri và Parker (1998) đã nghiên cứu sâu mối quan hệ giữa sự tham gia dự
toán ngân sách ảnh hưởng đến kết quả công việc thông qua ngân sách đầy đủ
(budget adequacy) và tính cam kết thực hiện ngân sách. Đề tài thu thập bằng cách
gửi bảng khảo sát đến cấp quản lý tại một công ty đa quốc gia có trụ sở chính tại
Mỹ trong lĩnh vực sản xuất hóa học thông qua hệ thống email nội bộ. Kết quả thu
thập được 135 phản hồi là phù hợp (66.5% tổng khảo sát được gửi) đại diện tổng
thể. Sau khi phân tích hệ số tương quan, t test tác giả khẳng định mối quan hệ giữa


9
sự tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả công việc là phức tạp và các giả thiết
ban đầu được ủng hộ. Bên cạnh những hạn chế của đề tài như chỉ thu thập tại một
công ty, tác giả cũng đề xuất rằng tham gia dự toán ngân sách sẽ hỗ trợ ngân sách
đầy đủ để cấp dưới có thể hoàn thành tốt phạm vi công việc và vì vậy làm tăng kết
quả công việc của nhân viên. Sự tham gia ngân sách cũng làm tăng tính cam kết tổ
chức điều này cũng sẽ làm tăng kết quả công việc cao hơn.
Trong lĩnh vực khách sạn Winata và Mia (2005) cho rằng giao tiếp sử dụng
công nghệ thông tin tác động đến quá trình tham gia dự toán. Trong nghiên cứu, ông

đã tổng hợp các đề tài trước cho thấy rằng việc giao tiếp sử dụng công nghệ của
quản lý có thể làm tăng khối lượng, tốc độ, hiệu quả và năng lực xử lý dữ liệu của
nhà quản lý. Ngoài ra, nó cũng giúp trong việc cải thiện trao đổi thông tin, giao tiếp
và thảo luận cá nhân hoặc nhóm giữa các chức năng, vị trí địa lý và múi giờ khác
nhau, vì vậy quá trình tham gia dự toán ngân sách sẽ thuận lợi mang lại hiệu quả
cao.
Từ những bài nghiên cứu trước Wong-On-Wing, Guo và cộng sự, (2010) đã
kết luận rằng cam kết tổ chức, sự thay đổi môi trường và động lực có ảnh hướng
đến sự tham gia dự toán ngân sách. Các cá nhân có cam kết tổ chức cao sẽ có tình
cảm gắn kết với tổ chức do đó họ sẽ có thêm động lực để tham gia. Khi môi trường
thay đổi, hoặc không chắc chắn sẽ tạo áp lực khuyến khích nhiều người tham gia để
có thể thu thập được nhiều ý kiến, thông tin tốt hơn và đối phó những sự kiện không
dự đoán được trong tương lai. Khi nhân viên có động lực cao hơn họ sẽ chủ động
tham gia vào ngân sách, cải thiện chất lượng dự toán ngân sách của toàn công ty.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu Việt Nam liên quan đến xây dựng dự toán ngân sách thường là
những đề tài nghiên cứu thực tiễn liên quan đến việc xây dựng hoặc hoàn thiện hệ
thống dự toán ngân sách tại một công ty cụ thể
Lê Thu Hằng (2016) đã nêu thực trạng và xây dựng mô hình dự toán ngân
sách, quy trình dự toán ngân sách và hệ thống báo cáo dự toán ngân sách tại công ty
cổ phần Thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo. Tác giả chọn mô hình dự toán ngân


10
sách là mô hình thông tin từ dưới đi lên để phù hợp với điều kiện tại công ty. Trong
đề tài Lê Thu Hằng (2016) cũng đề xuất 3 giai đoạn trong quy trình lập dự toán
ngân sách gồm chuẩn bị dự toán, soạn thảo dự toán và theo dõi dự toán ngân sách.
Từ những đánh giá thực trạng, tác giả cũng đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ
xây dựng và thực hiện dự toán tại công ty như xây dựng hệ thống chi phí theo mô
hình ứng xử , xây dựng hệ thống kỹ thuật phân tích dự báo thông tin thị trường…

Phạm Thị Phương Anh (2014) về phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu
giống tác giả Lê Thu Hằng (2016) tác giả đánh giá tình hình thực tiễn và đề xuất
hoàn thiện công tác dự toán ngân sách tại công ty cổ phần gốm Việt Thành. Hoàn
thiện sẽ bao gồm cả mô hình và quy trình dự toán để dự toán ngân sách được lập
một cách có logic và thống nhất tại công ty. Tác giả cũng đề xuất một số quy trình
dự toán cần cải thiện như dự toán bán hàng, dự toán sản suất, dự toán chi phí…
Trần Thị Hiền, 2016 tác giả đề xuất để lập dự toán ngân sách hiệu quả, công ty
áp dụng mô hình thông tin phản hồi, có sự phân công phân nhiệm cụ thể cho từng
thành viên, chú trọng đến việc theo dõi và điều chỉnh dự toán ngân sách theo từng
quý để giúp cấp trên đưa ra quyết định kịp thời, phù hợp với tình hình của công ty.
Bên lĩnh vực quản trị kinh doanh cũng đã có những nghiên cứu liên quan đến
phong cách lãnh đạo như Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2011). Tác giả đã chỉ ra ảnh
hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi, ảnh hưởng của giới tính lãnh đạo đến đến sự
thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên văn phòng đang làm việc tại Tp.HCM.
Khuyến khích sự tham gia dự toán ngân sách là công việc quan trọng và cần
thiết đối với hoạt động của công ty. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu trên đều nên lên
tình hình thực tế tại Việt Nam là nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào kế hoạch mà
không lập dự toán ngân sách, từ đó các nghiên cứu đưa ra những biện pháp giúp
khắc phục thực trạng. Các đề tài chưa đánh giá chi tiết những yếu tố cụ thế nào có
thể tác động đến sự tham gia này, ban lãnh đạo công ty chưa có những thông tin giúp
điều chỉnh hành vi, thiết lập quy trình phù hợp vì vậy dự toán ngân sách chưa phát
huy vai trò và kết quả kinh doanh mang lại chưa cao. Như vậy, với vốn kiến thức hiện
tại của tác giả, chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam đề cập đến mối quan hệ giữa


11
phong cách lãnh đạo và sự không rõ ràng trong công việc với sự tham gia dự toán và
ảnh hưởng của sự tham gia này đến kết quả công việc trong một đề tài. Đây chính là
khe hổng mà tác giả muốn lấp đầy. Vấn đề cần nghiên cứu ở đây là “Tác động của
phong cách lãnh đạo, sự không rõ ràng trong công việc đến kết quả công việc

thông qua sự tham gia vào dự toán ngân sách: bằng chứng thực nghiệm tại Việt
Nam” sẽ rất cần thiết cho việc lấp đầy khe hổng nghiên cứu.

Kết luận chương 1
Trước khi xác định khe hổng, tác giả cũng giúp người đọc biết được tầm
quan trọng của sự tham gia dự toán ngân sách đến kết quả công việc của nhân viên.
Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày kết quả khảo sát lý thuyết từ các nghiên cứu
trước đã xác định những nhân tố tác động đến sự tham gia dự toán ngân sách, cũng
như xem xét tình hình thực tế các đề tài luận văn liên quan đến dự toán ngân sách
tại Việt Nam. Nhờ những bước công việc trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tác
động của phong cách lãnh đạo, sự không rõ ràng trong công việc đến kết quả
công việc thông qua sự tham gia vào dự toán ngân sách: bằng chứng thực
nghiệm tại Việt Nam”.


12
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm
2.1.1 Dự toán ngân sách
Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản
lý trong việc hoạch định và kiểm soát các tổ chức (Horgren và các cộng sự, 1999).
Nó là một kế hoạch chi tiết nêu ra những khoản thu chi của doanh nghiệp trong một
thời kỳ nào đó. Nó phản ảnh một kế hoạch cho tương lai, được biểu hiện dưới dạng
số lượng và giá trị (Hilton, 1991).
Dự toán ngân sách là những tính toán, dự kiến, phối hợp một cách chi tiết và
toàn diện nguồn lực, cách thức huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện một
khối lượng công việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định, được biểu
hiện bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị (Huỳnh Lợi,2009). Ngân
sách cung cấp phương tiện thiết lập mục tiêu thông qua kế hoạch và tương tác với

các hoạt động của công ty.
Theo Lebas (2015) thì dự toán ngân sách là những kế hoạch chi tiết. Dự toán
ngân sách là sự phối hợp tương tác của việc sử dụng các nguồn lực để đưa tổ chức
thực hiện theo các kế hoạch đã đề ra.
Ngân sách không chỉ là kế hoạch tài chính bao gồm việc thiết lập doanh thu,
chi phí mà còn là một công cụ để kiểm soát, phối hợp, đánh giá thành tích công việc
và tạo động lực để hoàn thành tốt công việc (Kenis 1979).
Ngân sách là một công cụ tổ chức phổ biến thường được sử dụng để lập kế
hoạch, phối hợp, đánh giá và kiểm soát. Nó cung cấp một sự thống nhất các chức
năng trong tổ chức (Horngren, 2004), ngân sách ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi
nhiều loại cá thể, cấu trúc, quy trình vĩ mô trong tổ chức. Ngân sách có thể được sử
dụng theo cách áp đặt hoặc có sự tham gia. Ban đầu ngân sách thường được mô tả
như là một cách tiếp cận từ trên xuống (top-down approach) nghĩa là dựa trên chiến
lược hoạt động, nhà quản lý cấp cao sẽ thống nhất ngân sách mỗi năm. Sau đó các


13
kế hoạch này sẽ được chuyển xuống nhà quản lý cấp thấp hơn. Thời gian sau, mọi
người chuyển sang phương pháp tiếp theo là một cách tiếp cận từ dưới lên (bottomup approach) để khuyến khích sự tham gia từ cấp dưới.
Như vậy, dự toán ngân sách là việc thiết lập kế hoạch trong một thời kỳ nhất
định, tính toán các mục tiêu cụ thể, các nguồn lực tài chính cụ thể của doanh nghiệp
bằng những chỉ tiêu nhằm giúp nhà quản lý có thể nắm rõ nguồn lực của mình cũng
như những phán đoán trước tình hình xảy ra với đơn vị, từ đó giúp doanh nghiệp
định hướng và sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt mục tiêu mà công ty đề ra.
2.1.2.Các mô hình dự toán ngân sách
Mô hình lập dự toán ngân sách là một hệ thống xác định vị trí, mối quan hệ các
nhà quản trị, các bộ phận trong việc thực thi dự toán ngân sách. Có ba mô hình dự
toán ngân sách gồm mô hình thông tin từ trên xuống, mô hình phản hồi, mô hình
thông tin từ dưới lên.
Mô hình thông tin từ trên xuống


Mô hình thông tin từ trên xuống là mô hình các chỉ tiêu dự toán ngân sách được
chỉ định từ nhà quản trị cấp cao sau đó được truyền xuống nhà quản trị cấp trung
gian. Nhà quản trị cấp trung gian sẽ tiếp nhận và truyền thông tin xuống nhà quản
trị cấp cơ sở. Nhà quản trị cấp cơ sở sẽ trực tiếp xây dựng kế hoạch tại các bộ phận


14
trong công ty (Huỳnh Lợi, 2009). Theo mô hình này thông tin được truyền đạt một
chiều từ cấp trên và không nhận được phản hồi thông tin từ cấp dưới.
Mô hình thông tin phản hồi

Các chỉ tiêu dự toán được ước tính từ ban quản lý cấp cao nhất của doanh nghiệp
mang tính dự thảo, được phân bổ xuống các đơn vị cấp trung gian. Trên cơ sở đó
quản trị cập trung phân bổ cho các đơn vị cấp cơ sở. Cán bộ cấp cơ sở dựa trên khả
năng và năng lực của mình xác định các chỉ tiêu và phản hồi với cấp trên. Quản trị
cấp cao tổng hợp kết quả từ các bộ phận trung gian kết hợp với chiến lược toàn
doanh nghiệp để xét duyệt dự toán cho từng bộ phận trung gian.
Mô hình thông tin từ dưới lên


15
Các nhà quản lý cấp cơ sở căn cứ vào nhu cầu và năng lực thực tế tại đơn vị để
lập các chỉ tiêu dự toán ngân sách, sau đó trình lên cấp quản lý trung gian. Cấp
trung gian tổng hợp chỉ tiêu dự toán cấp dưới cộng với kết quả dự toán tại đơn vị
mình để trình lên nhà quản lý cấp cao. Dựa trên kết quả tổng hợp chỉ tiêu của các
cấp dưới kết hợp với chiến lược phát triển của công ty, quản lý cấp cao sẽ xét duyệt
các chỉ tiêu ở cấp cơ sở và cấp trung gian.
2.1.3 Sự tham gia dự toán ngân sách
Sự tham gia dự toán ngân sách được định nghĩa là một quy trình trong đó kết

quả của từng cá nhân được ghi nhận, được đánh giá dựa vào kết quả họ đạt được so
với dự toán ban đầu họ được tham gia xây dựng (Brownell 1980, Greenberg,
Greenberg và cộng sự, 1994, Chong và Johnson 2007). Nhà quản lý thường sử dụng
những thông tin liên quan đến ngân sách để làm tiêu chuẩn đánh giá kết quả làm
việc của từng cá nhân.
Một số tác giả khác như (Milani 1975, Hassel và Cunningham 1993) định
nghĩa sự tham gia dự toán ngân sách là phương tiện truyền thông và ảnh hưởng của
nhà quản lý trong quá trình lập ngân sách và mức độ ảnh hưởng của họ đối với việc
thiết lập các mục tiêu ngân sách.
2.1.4 Phong cách lãnh đạo
Northouse (2015) định nghĩa phong cách lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng
đến nhóm cá nhân và hướng mọi người để đạt mục tiêu chung. Nhà lãnh đạo là những
người có hành vi ảnh hưởng đến người khác nhiều hơn hành vi của người khác ảnh
hưởng đến họ. Hai hình thức lãnh đạo thông thường gồm được chỉ định (assigned) và
tự chủ (emergent) . Lãnh đạo được chỉ định dựa trên sức mạnh từ chức vụ hoặc vị trí
chính thức trong một tổ chức. Kết quả lãnh đạo tự chủ xuất hiện từ những gì đã làm
và làm thế nào để có được sự ủng hộ của những người dưới quyền.
Trong tác phẩm của mình Gregoire và Arendt (2014) đã tập hợp định nghĩa về
phong cách lãnh đạo trong 100 năm qua:


16
 Hemphill và Coons (1957): lãnh đạo là hành vi của một cá nhân có ảnh
hướng đến các hoạt động của một nhóm hướng tới mục tiêu chung "
 Burns (1978), lãnh đạo là khi mọi người huy động cả thể chế, chính trị, tâm
lý, và các nguồn lực khác để khơi dậy, khuyến khích tham gia và cũng như cố gắng
thỏa mãn động lực làm việc của nhân viên cấp dưới
 Jacobs (1970), lãnh đạo là sự tương tác giữa những con người trong đó một
người trình bày những thông tin để những người khác trở nên bị thuyết phục với
những kết cục của anh ta và kết cục này sẽ được hoàn thiện khi đối tượng cư xử

theo những điều được đề nghị hoặc được đòi hỏi.
 Richards và Engle (1986), lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới những hoạt
động của nhóm có tổ chức để đạt tới mục tiêu.
 Schein (1990) lãnh đạo là khả năng bứt phá khỏi văn hóa...nhằm thực hiện
một quá trình thay đổi tiến hóa mang tính thích ứng cao.
 House, Hanges và cộng sự, (lãnh đạo là khả năng của một cá nhân nhằm gây
ảnh hưởng, thúc đẩy, làm cho mọi người góp phần vào hiệu quả và thành công của
tổ chức họ đang làm thành viên.
 Yukl, Gordon và cộng sự, (2002),lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến
người khác để họ hiểu và đồng ý về những công việc cần thực hiện và thực hiện nó
như thế nào một cách hiệu quả...quá trình tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và
tập thể nỗ lực đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra.
Qua các định nghĩa trên, tác giả có thể kết luận phong cách lãnh đạo là khả
năng một cá nhân ảnh hưởng, tác động thông qua môi trường, điều kiện, cũng như
phong cách làm việc đến người khác để khuyến khích sự tự nguyện tham gia của họ
nhằm hoàn thành mục tiêu công việc của tổ chức.
Những đặc điểm của phong cách lãnh đạo :
+ Phong cách lãnh đạo liên quan đến sức ảnh hưởng của cấp trên đến cấp
dưới, nếu không có sức ảnh hưởng thì phong cách lãnh đạo sẽ không tồn tại.


17
+ Phong cách lãnh đạo diễn ra trong một nhóm vì nó liên quan đến việc gây
ra ảnh hưởng của một cá nhân đến một nhóm cá nhân khác những người có chung
mục tiêu.
+ Phong cách lãnh đạo liên quan đến mục tiêu chung. Nhà lãnh đạo cố gắng
gắn kết mọi người trong tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Khái niệm phong cách lãnh đạo (leadership) và quản lý (management) rất dễ
gây nhầm lẫn và bị trùng lắp. Quản lý truyền thống tập trung vào các quá trình
hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát. Trong khi phong cách lãnh đạo nhấn

mạnh đến quá trình gây ảnh hưởng bằng khuyến khích sự tự giác tham gia của nhân
viên với mục đích cả tập thể hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi quản lý cố gắng thiết
lập trật tự và ổn định thì phong cách lãnh đạo liên quan đến sự thích nghi và thay
đổi cơ cấu. Sự nhầm lẫn, không rõ ràng và có sự trùng lắp này vì cả hai đều liên
quan đến mục tiêu chung của một nhóm cá nhân. Mỗi một hệ thống có chức năng
và cách hoạt động riêng của nó và cả hai đều cần cho tổ chức, trước hết là cần
phương hướng hoạt động đúng đắn nghĩa là nhà lãnh đạo sẽ đi đúng hướng, từ đó sẽ
có phương thức thực hiện hợp lý nghĩa là hoạt động quản lý phù hợp với tình hình
của tổ chức.
2.1.5 Sự không rõ ràng trong công việc
Trách nhiệm công việc không rõ ràng xảy ra khi một người không thể tiếp cận
đầy đủ thông tin để thực hiện công việc đầy đủ (Walker Jr, Churchill Jr và cộng sự,
1975). Một nhân viên kinh doanh sẽ cảm thấy không đủ thông tin để thực hiện công
việc một cách đầy đủ có thể gặp tình trạng mơ hồ về vai trò dẫn đến tăng sự căng
thẳng trong công việc (Moncrief, Babakus và cộng sự, 1997).
Cả hai lý thuyết tổ chức và lý thuyết tổ chức cổ điển đều đề cập đến sự không rõ
ràng trong công việc. Đối với lý thuyết cổ điển, mọi vị trí trong một cấu trúc tổ chức
chính thức đều nên có quy định rõ ràng về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm cụ thể liên
quan đến vị trí đó. Nhiệm vụ cụ thể, hay rõ ràng về các yêu cầu vai trò công việc,
nhằm cho phép các cấp dưới tự chịu trách nhiệm về kết quả công việc cụ thể của họ


18
và giúp cấp trên hướng dẫn, dẫn dắt cấp dưới đi theo. Nếu một nhân viên không biết
mình có quyền quyết định gì, anh ta dự kiến sẽ đạt được những điều gì, và anh ta sẽ
bị đánh giá như thế nào, anh ta sẽ ngần ngại đưa ra quyết định và sẽ phải dựa vào
cách tiếp cận dùng thử và sai sót trong đáp ứng được kỳ vọng của cấp trên.
Lý thuyết về vai trò (Kahn và cộng sự, 1964) cũng cho rằng "vai trò mơ hồ
hay sự không rõ ràng trong công việc phát sinh khi thiếu thông tin cần thiết có sẵn
cho một vị trí nhất định trong tổ chức - điều này sẽ dẫn đến việc đối phó hành vi, cố

gắng giải quyết vấn đề để tránh các nguồn căng thẳng bằng cách bắt chước vai trò
của những người làm trước, hoặc sử dụng các phương pháp bảo vệ bóp mép tình
huống thực tế. Do đó, theo lý thuyết về vai trò, sự mơ hồ làm gia tăng khả năng một
người sẽ không hài lòng với vai trò của mình, sẽ cảm thấy căng thẳng, họ sẽ cố
gắng bóp méo thực tế, và do đó sẽ thực hiện công việc ít hiệu quả hơn.
2.2 Lý thuyết nền
Để đưa ra cơ sở xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu nhằm đạt mục
tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các lý thuyết
nền sau:
2.2.1 Lý thuyết phong cách lãnh đạo (leadership theory)
Lý thuyết lãnh đạo đã trở thành đề tài của nhiều tác giả nghiên cứu trước đây.
Những năm 1970, các lý thuyết về hành vi lãnh đạo hiệu quả chiếm ưu thế. Ví dụ
bao gồm lý thuyết con đường mục tiêu (Path-goal) (House và Dessler 1974), lý
thuyết LMX (Graen và Cashman 1975) và lý thuyết về quyết định quy chuẩn
(Vroom và Yetton 1973). Kể từ cuối những năm 1980, các lý thuyết về sự lãnh đạo
lôi cuốn (charismatic leadership) và lãnh đạo tạo sự trao đổi (transformational
leadership) lại được đề cập nhiều hơn. Khác với những lý thuyết truyền thống, các
lý thuyết về sự lãnh đạo lôi cuốn và lãnh đạo tạo sự trao đổi quan tâm đến các khía
cạnh cảm xúc và giá trị nhà lãnh đạo có khả năng gây ảnh hưởng đến nhân viên thay
vì quy trình. Trên cơ sở 2 lý thuyết này, một số lý thuyết khác đã được đề xuất bởi
(Bass 1985, Bass 1996), (Burns 1978), và Shamir, House và cộng sự, (1993) đề cập


×