Tải bản đầy đủ (.pptx) (10 trang)

BỆNH BẠCH CẦU MẠN DÒNG TỦY (CML)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.18 KB, 10 trang )

BỆNH BẠCH CẦU MẠN DÒNG TỦY (CML)
(Chronic Myeloid Leukemia)


I.Định nghĩa


Bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính (CML) là một loại ung thư phổ biến của các tế bào máu. Bệnh bạch cầu
tủy xương mãn tính chỉ ra bệnh ung thư này có xu hướng tiến triển chậm hơn so với các hình thức cấp tính
của bệnh bạch cầu.



Bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính cũng có thể được gọi là bệnh bạch cầu myeloid mãn tính và bệnh bạch
cầu mãn tính granulocytic. Bệnh thường ảnh hưởng đến người cao niên và hiếm khi xảy ra ở trẻ em, mặc
dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi .


II.Nguyên nhân:
Nhân tế bào bình thường chứa 23 cặp nhiễm sắc thể (NST). Bệnh CML liên quan với sự hợp nhất của 2 gen: BCR (trên NST 22)
và ABL1 (trên NST 9) tạo ra gen hợp nhất BCR-ABL1. Sự hợp nhất bất thường này thường do chuyển chổ qua lại giữa NST 9 và 22 làm
xuất hiện NST 22 bất thường gọi là NST Philadelpha. Sự phát sinh dung hợp gen BCR-ABL1 trên NST 22 tạo ra một sản phẩm là protein
BCR-ABL1. Sản phẩm protein này có 1 vùng hoạt hóa tyrosine kinase tại ABL1. Tyrosine kinase thúc đẩy ung thư bằng cách cho phép các
tế bào máu nhất định phát triển ra khỏi kiểm soát. Chúng khiến các tế bào bạch

cầu tăng sinh nhanh chóng, không
ngừng nghỉ, nhưng lại ngăn quá trình
tế bào bạch cầu già và chết đi. Đây là
mầm mống đầu tiên sinh bệnh bạch
cầu mạn dòng tủy.


Sự hình thành nhiễm sắc thể (NST) Philadelphia và gien BCR-ABL


Các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh

-

Chủ yếu xảy ra ở nguời trưởng thành, tuổi trung bình thường gặp là 60 tuổi và cũng thường xuất hiện ở
nam giới.

-

Người tiếp xúc nhiều với bức xạ do làm việc trong môi trường bức xạ cao hoặc trong các liệu pháp chữa trị
bệnh ung thư.

-

Các đột biến nhiễm sắc thể dẫn tới bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính không được thông qua từ cha mẹ
đến con cái. Đột biến này được cho là có được, nghĩa là nó phát triển sau khi sinh.


III. Triệu chứng của bệnh:
Triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, gầy, sút cân và cảm giác nặng tức hạ sườn trái hoặc bệnh nhân tự sờ thấy một khối ở hạ
sườn trái (do lách to lên).

Các giai đoạn của bệnh

Sốt, ra mồ hôi nhiều về đêm, đau xương và sút cân trở nên rõ rệt hơn

Giai đoạn tiến triển

Lách to lên và có thể xuất hiện hạch to

Bệnh bắt đầu kém đáp ứng với những điều trị thông thường của giai đoạn mạn


Bệnh biểu hiện như một bệnh bạch cầu cấp với các hội chứng thiếu máu, nhiễm trùng, xuất huyết

Trong tủy và máu có tới hơn 30% là tế bào non, tăng bạch cầu ái kiềm. Hồng cầu và tiểu cầu giảm
nặng

Có thể có huyết khối gây tắc mạch não, phổi

Giai đoạn cấp

Các tế bào non xâm lấn tới mọi cơ quan trong cơ thể. Hạch, da và niêm mạc, vú, ống tiêu hoá, hệ
sinh dục tiết niệu, xương và hệ thần kinh trung ương đều có thể bị tổn thương; Bao gồm các triệu
chứng và dấu hiệu: nôn, chậm chạp, liệt các dây thần kinh sọ và phù gai thị. Dịch não tủy có các tế
bào non và nồng độ protein tăng

Trong giai đoạn này, có khoảng 60% trường hợp là bệnh bạch cầu cấp dạng tủy, 20% là dạng limphô và số còn lại là dạng hồng cầu và tế
bào nhân khổng lồ.


IV. Phương pháp điều trị và chăm sóc
Phương pháp điều trị

Hầu hết các bệnh nhân được điều trị bắt đầu với thuốc ức chế tyrosine kynase uống như:
Dùng thuốc

imatinib, dasatinib và nilotinib.


Ghép tế bào máu gốc, còn được gọi là cấy ghép tủy xương, cung cấp cơ hội duy nhất chữa
Ghép tế bào gốc

bệnh dứt khoát cho bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính. Tuy nhiên, nó thường dành cho
những người được điều trị phương pháp khác nhưng chưa hiệu quả vì cấy ghép tế bào gốc
có rủi ro và tỷ lệ cao các biến chứng nghiêm trọng.


Hóa trị thường kết hợp với phương pháp điều trị khác đối với bệnh bạch cầu tủy xương mãn
Hóa trị

tính. Thông thường, hóa trị liệu bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính được dùng dạng thuốc
qua đường miệng. Tác dụng phụ của loại thuốc hóa trị phụ thuộc vào loại thuốc dùng.

Liệu pháp sinh học khai thác hệ thống miễn dịch của cơ thể để giúp chống lại ung thư. Các
Liệu pháp sinh học

thuốc interferon sinh học là một phiên bản tổng hợp của tế bào hệ miễn dịch. Interferon có
thể giúp làm giảm sự tăng trưởng của tế bào bạch cầu. Interferon có thể là một lựa chọn nếu
phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc nếu không thể dùng thuốc khác, chẳng hạn
như trong khi mang thai. Tác dụng phụ của interferon bao gồm mệt mỏi, sốt và giảm cân.


Thank You!


Chăm sóc

Giảm sốt và chống nhiễm khuẩn: đảm bảo vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể sạch sẽ.


Làm giảm, hết xuất huyết và ngăn ngừa xuất huyết tái phát: Tránh va chạm không để đứt tay, đứt chân, không được
dùng aspirin…

Giảm lo lắng cho bệnh nhân: Gần gũi động viên tạo tinh thần thoải mái…

Tư vấn chế độ ăn:  Ăn nhẹ dễ tiêu, ăn thức ăn có nhiều calo, ăn các loại hoa quả tươi, Ăn chia nhiều bữa nhỏ.



×