Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỊ HIẾU THỊ TRƯỜNG CÁC LOÀI CÁ CẢNH BIỂN ĐANG ĐƯỢC KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỊ HIẾU THỊ TRƯỜNG CÁC LOÀI
CÁ CẢNH BIỂN ĐANG ĐƯỢC KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THÙY ĐOAN TRINH
Ngành:
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa:
2008 - 2012

Tháng 7/2012


KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỊ HIẾU THỊ TRƯỜNG CÁC LOÀI CÁ
CẢNH BIỂN ĐANG ĐƯỢC KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

NGUYỄN THÙY ĐOAN TRINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Nuôi trồng thủy sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. VŨ CẨM LƯƠNG



Tháng 7 năm 2012
i


CẢM TẠ

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô Khoa Thủy Sản
trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã hướng dẫn cho tôi những kiến thức lý thuyết
cũng như thực hành, giúp tôi có thể ứng dụng và phát huy trong công tác, nghề nghiệp
của mình.
Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Vũ Cẩm Lương đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành tốt bài báo
cáo khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn gia đình, cha mẹ đã động viên, ủng hộ tôi về mọi mặt, đã dạy
dỗ và dành những gì tốt đẹp nhất cho tôi để tôi có được điều kiện được học tập tốt.
Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến chị Âu Nguyễn Ngọc Hiếu, hiện
đang là học viên cao học, anh Phan Duy Tuyên đang công tác tại Chi cục thủy sản
Thành phố Hồ Chí Minh, anh Hoàng chủ tiệm cá cảnh Hoàng Xa, chú Thành chủ tiệm
cá cảnh Hải Thành và chú Long chủ tiệm cá cảnh Tân Đại Dương đã đồng hành,
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tập thể lớp DH08NT, đã hỗ
trợ , chia sẻ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn ngủi và kiến thức còn hạn chế nên không
tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy
cô, các anh chị và các bạn.

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát đặc điểm thị hiếu thị trường các loài cá cảnh biển đang được
kinh doanh trên địa bàn TP. HCM” được tiến hành từ tháng 3/2012 đến tháng 7/2012.
Qua khảo sát 10 cửa hàng kinh doanh và 3 trại cá cảnh biển, chúng tôi thu được
kết quả như sau:
Chúng tôi đã ghi nhận được 168 loài cá cảnh biển đang kinh doanh trên thị
trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Mức độ ưa chuộng của 168 loài cá cảnh biển được định lượng bằng thang điểm
thực tế, trong đó có 45 loài (chiếm 26,79%) được ưa chuộng nhiều với thang điểm từ
2,5 – 3 điểm, 113 loài (chiếm 67,26%) được ưa chuộng trung bình (từ 1,6 – 2,4 điểm)
và 10 loài ưa chuộng ít (chiếm 5,95%) với thang điểm từ 1 – 1,5 điểm.
Mức độ phổ biến của 168 loài cũng được định lượng tương tự như mức độ ưa
chuộng, kết quả cho thấy có 61 loài (36,31%) phổ biến nhiều (từ 2,5 – 3 điểm), 97 loài
(57,74%) phổ biến trung bình (từ 1,6 – 2,4 điểm) và 10 loài (5,95%) phổ biến ít (từ 1 –
1,5 điểm).
Nguồn cá trên thị trường Thành phố chủ yếu được khai thác trong nước chiếm
tỉ lệ 100% trên tổng số các cửa hàng khảo sát. Trên thị trường xuất hiện khoảng 21
loài cá (12,5% ) được nhập khẩu từ các nước Indonesia, Hồng Kong hay Malaysia.
Các cửa hàng đều bán cá cảnh biển cho thị trường trong nước chủ yếu ở Thành
phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó còn có 3 trại chuyên xuất khẩu cá cảnh biển sang các
thị trường Châu Âu, Châu Mĩ và Trung Đông.
Giá bán của 168 loài cá cảnh biển được khảo sát qua 3 mức độ: trung bình,
min, max, dao động từ 10 – 20 ngàn đồng như các loài thuộc họ cá Khoang Cổ, cá
Thia cho đến 500 ngàn đồng đến 2 triệu đồng cho các loài thuộc họ cá Thiên Thần
như Hoàng Gia, Hoàng Đế, Hoàng Hậu. Nhóm cá có giá bán nhỏ hơn 50 ngàn đồng
có 118 loài (70,24%). Nhóm cá có giá bán từ 50 – 100 ngàn đồng có 24 loài (14,29%),
nhóm cá có giá bán từ 100 - 500 ngàn đồng có 20 loài (11,90%) và nhóm cá có giá
bán từ 500 ngàn đồng đến 2 triệu đồng có 6 loài (3,57%).
iii



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .......................................................................................................................... i
Cảm tạ ............................................................................................................................. ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh sách các bảng ....................................................................................................... vii
Danh sách các đồ thị .................................................................................................... viii
Chương 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ........................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1

Tình hình nghiên cứu các giống loài cá cảnh biển ở Việt Nam ............................ 3

2.2

Thị trường cá cảnh biển ở Thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 5

2.3

Các qui định về quản lý nguồn lợi cá cảnh biển: .................................................. 8

2.3.1

Các qui định của CITES: ................................................................................... 8


2.3.2

Các qui định về nguồn lợi thủy sản có liên quan ............................................ 10

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 16
3.1

Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài................................................................ 16

3.1.1

Thời gian .......................................................................................................... 16

3.1.2

Địa điểm .......................................................................................................... 16

3.2

Phương pháp thu số liệu: .................................................................................... 16

3.2.1

Số liệu thứ cấp ................................................................................................. 16

3.2.2

Số liệu sơ cấp ................................................................................................... 17

3.2.3


Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................................... 18

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 19
4.1
4.1.1

Thông tin các cửa hàng khảo sát ......................................................................... 19
Tình hình phân bố các địa điểm kinh doanh cá cảnh biển tại TP. HCM......... 19
iv


4.1.2

Mặt bằng kinh doanh ....................................................................................... 20

4.1.3

Thời gian kinh doanh ....................................................................................... 21

4.1.4

Phân bố lao động ............................................................................................. 22

4.1.5

Hình thức kinh doanh ...................................................................................... 23

4.1.6


Các mặt hàng kinh doanh ................................................................................ 25

4.2

Danh sách các loài cá cảnh biển khảo sát: .......................................................... 26

4.3

Mức độ ưa chuộng .............................................................................................. 34

4.3.1

Các loài cá cảnh biển được ưa chuộng nhiều trên địa bàn TP. HCM ............. 35

4.3.2

Các loài cá cảnh biển được ưa chuộng trung bình trên thị trường TP.HCM .. 38

4.3.3

Các loài cá cảnh biển được ưa chuộng ít trên thị trường TP. HCM ................ 41

4.4

Mức độ phổ biến ................................................................................................. 42

4.4.1

Các loài cá cảnh biển phổ biến nhiều trên thị trường TP. HCM ..................... 43


4.4.2

Các loài cá cảnh biển phổ biến trung bình trên thị trường TP. HCM ............. 45

4.4.3

Các loài cá cảnh biển phổ biến ít trên thị trường TP. HCM ............................ 48

4.5

Thị trường tiêu thụ và nguồn hàng các loài cá cảnh biển ................................... 49

Giá bán các loài cá cảnh biển trên thị trường TP. HCM ............................................... 52
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................... 60
5.1

Kết luận ............................................................................................................... 60

5.2

Đề nghị ................................................................................................................ 61

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Ý nghĩa


CITES:

Convention on International Trade in Endangered Species of Wild

Fauna and Flora - Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp.
VASEP:

Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers – Hiệp hội

Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam.
USD: The United States Dollar – Đơn vị tiền tệ của Mỹ.
LĐNN:

Lao động người nhà.

LĐTM:

Lao động thuê mướn.

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang


Bảng 4.1: Thông tin các cửa hàng và trại cá cảnh biển khảo sát .............................. 19
Bảng 4.2: Diện tích mặt bằng kinh doanh tại các cửa hàng/trại cá cảnh biển .......... 20
Bảng 4.3: Thời gian kinh doanh của các cửa hàng/trại cá cảnh biển ........................ 21
Bảng 4.4: Phân bố lao động trong các cửa hàng/trại cá cảnh biển tại TP HCM....... 22
Bảng 4.5: Hình thức kinh doanh của các cửa hàng/trại cá cảnh biển tại TP HCM .. 23
Bảng 4.6: Các dịch vụ đi kèm của cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển ..................... 24
Bảng 4.7: Danh sách các loài cá cảnh biển khảo sát ................................................. 26
Bảng 4.8: Số loài cá cảnh biển tại các cửa hàng khảo sát ......................................... 33
Bảng 4.9: Mức độ ưa chuộng của các loài cá cảnh biển ........................................... 35
Bảng 4.10: Danh sách các loài cá cảnh được ưa chuộng nhiều trên địa bàn TP. HCM
...................................................................................................................................35
Bảng 4.11: Danh sách các loài cá cảnh biển được ưa chuộng trung bình trên thị trường
TP. HCM ................................................................................................................... 38
Bảng 4.12: Danh sách các loài cá cảnh biển được ưa chuộng ít trên thị trường TP.
HCM .......................................................................................................................... 42
Bảng 4.13: Mức độ phổ biến của các loài cá cảnh biển trên thị trường TP.HCM .... 43
Bảng 4.14: Danh sách các loài cá cảnh biển phổ biến nhiều trên thị trường TP.HCM.
...................................................................................................................................43
Bảng 4.15: Danh sách các loài cá cảnh biển phổ biến trung bình trên thị trường TP.
HCM .......................................................................................................................... 45
Bảng 4.16: Danh sách các loài cá cảnh biển phổ biến ít trên thị trường TP.HCM ... 49
Bảng 4.17: Giá bán các loài cá cảnh biển trên thị trường TP. HCM ........................ 52
Bảng 4.18: Tỉ lệ phần trăm giá bán các loài cá cảnh biển ........................................ 57

vii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị


Nội dung

Trang

Đồ thị 4.1: Tỉ lệ lao động người nhà và lao động thuê mướn tại các cửa hàng/trại cá
trên địa bàn TP. HCM ............................................................................................... 23
Đồ thị 4.2: Các mặt hàng đang kinh doanh tại các cửa hàng cá cảnh biển. .............. 25
Đồ thị 4.3: Tỉ lệ cá cảnh biển nội ngoại nhập tại các cửa hàng trên địa bàn Tp.HCM .
...................................................................................................................................51

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1

Đặt vấn đề
Ngày nay trên thế giới cá cảnh biển thực sự đã trở thành một nguồn lợi kinh tế

lớn cho nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Việt Nam được biết đến là 1 trong 3
khu vực có nguồn cá cảnh nổi tiếng của thế giới bao gồm: Nam Mỹ, Châu Phi và
Đông Nam Á. Những năm trước đây do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên
nghề nuôi - sản xuất - kinh doanh cá cảnh biển chưa được phát triển, nhưng đến nay
nhờ kỹ thuật nuôi đã được hoàn thiện và các thiết bị phụ trợ ngày càng đầy đủ hơn nên
đã làm cho việc nuôi cá cảnh biển dễ dàng hơn rất nhiều đã làm cho phong trào vui
chơi và sản xuất - kinh doanh cá cảnh bắt đầu nhộn nhịp và có chiều hướng phát triển
phong phú đã tạo điều kiện cho ngành sản xuất và kinh doanh cá cảnh trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn và có nhiều triển vọng trong lĩnh vực thủy sản nói chung và ở Thành

phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất
của Việt Nam, với nhịp sống công nghiệp ngày càng cao và áp lực công việc cũng
không ngừng tăng, con người đã lựa chọn rất nhiều thú vui tiêu khiển để giảm bớt
căng thẳng trong đó việc nuôi cá cảnh là được lựa chọn nhiều nhất. Bên cạnh phong
trào nuôi cá cảnh nước ngọt thì việc chơi cá cảnh biển cũng ngày càng được ưa
chuộng. Trong đó, cá cảnh nước ngọt là đối tượng kinh doanh chính, chiếm tỉ lệ 95%
vì dễ nuôi, dễ chăm sóc. Cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển chiếm tỉ lệ 5%, vì cần phải
có nguồn nước mặn để thay và bổ sung, chăm sóc phức tạp nên người chơi cá cảnh
biển cũng rất hạn chế. Đa phần cá cảnh biển được đầu tư nhiều cho các khu du lịch
dạng thủy cung như Đầm Sen, Suối Tiên, Kỳ Hòa. Tuy vậy nhưng vốn mang một vẻ
đẹp quyến rũ và màu sắc lộng lẫy, cá cảnh biển ngày nay vẫn đang chiếm được một vị
1


trí cố định trong lòng của nhiều người chơi đam mê dù phải đầu tư không ít kinh phí
và công sức chăm sóc. Các cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển hiện nay phân bố rãi rác
trên khắp Thành phố Hồ Chí Minh. Theo khảo sát của Bùi Thế Bình (2008) đã khảo
sát được 20 cửa hàng cá cảnh biển và Vũ Thị Thúy (2009) đã khảo sát được 13 cửa
hàng và 3 trại cá cảnh biển.
Tuy nhiên các tác giả trên chưa khảo sát được chi tiết mức độ ưa chuộng, mức
độ phổ biến và thị hiếu thị trường chi tiết cho các loài cá cảnh biển tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Việc cập nhật thông tin về thị hiếu thị trường các loài cá cảnh biển đang
được kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa thiết thực cho công tác quản lý
và phát triển nguồn lợi cá cảnh biển.
Do vậy, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của thầy Vũ Cẩm Lương, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỊ HIẾU THỊ TRƯỜNG CÁC
LOÀI CÁ CẢNH BIỂN ĐANG ĐƯỢC KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH”.


1.2

Mục tiêu đề tài
Mục tiêu đề tài nhằm khảo sát đặc điểm thị hiếu thị trường các loài cá cảnh

biển đang được kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Các nội dung cụ thể bao gồm:
Nhận diện các loài cá cảnh biển đang được kinh doanh trên thị trường Thành
phố Hồ Chí Minh.
Khảo sát đặc điểm thị hiếu thị trường các loài cá cảnh biển đang được kinh
doanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

Tình hình nghiên cứu các giống loài cá cảnh biển ở Việt Nam
Việt Nam với lợi thế bờ biển dài 3.260 km đồng thời nằm trong khu vực Thái

Bình Dương và vịnh Thái Lan nên đã mang lại cho Việt Nam các chủng loại cá biển
phong phú. Đặc biệt là vùng biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Bình Thuận vốn có rất
nhiều rạn san hô, nước biển lại rất trong nên cá cảnh biển sinh sống tại khu vực này rất
đa dạng.
Năm 2005 tiến sĩ Nguyễn Hữu Phụng cùng các cộng tác viên đã kiểm kê được
635 loài cá sống ở rạn san hô với 62 họ, trong đó có bốn họ đông nhất: họ cá Thia

Pomacentridae với 91 loài, họ cá Bàng Chài Labridae với 72 loài, họ cá Bướm
Chaetodontidae với 49 loài và họ cá Mó Scaridae với 41 loài. Riêng vùng biển Nha
Trang, qua khảo sát các nhà khoa học ghi nhận đây là vùng biển có cá rạn san hô rất
đa dạng ở Việt Nam với 398 loài. Hai khu vực tập trung nhiều loài cá nhờ rạn san hô
còn nguyên trạng là Hòn Mun và Hòn Gốm thuộc vịnh Vân Phong (Khuê Việt Cường,
2005).
Năm 1994, báo cáo về khảo sát biển Trường Sa của tiến sĩ Nguyễn Hữu Phụng
cho biết quần đảo Trường Sa ở ngoài khơi biển Khánh Hòa có 219 loài thuộc 44 họ,
trong đó có 159 loài đặc hữu. Cũng qua nghiên cứu cho thấy các loài cá quí hiếm như:
Mao Tiên, Bàng Chài, Hóa Chuột, Thia v.v. hiện rất được ưa chuộng ở các nước
Philippines, Indonesia, Úc v.v. đều có ở Việt Nam (Khuê Việt Cường, 2005).
Theo Nguyễn Xuân Niệm, 2006 trong sinh quần san hô Phú Quốc, cá rạn san
hô đóng vai trò rất quan trọng, với 152 loài thuộc 71 giống của 31 họ, trong đó họ cá
Thia Pomacentridae: 30 loài, họ cá Bàng Chài Labridae: 21 loài, họ cá Mú Serranidae:
3


13 loài, họ cá Mó Scaridae: 11 loài, họ cá Sơn Apogonidae: 9 loài, họ cá Dìa
Siganidae và họ cá Đổng Nemipteridae mỗi họ có 8 loài, họ cá Hồng Lutianidae: 7
loài, họ cá Miền Caesionidae: 6 loài. Mật số trung bình 418,3 ± 190,1 cá thể /100m2.
Đặc biệt nhóm cá cảnh (giá trị kinh tế cao) hiện diện trên rạn với mật độ tương đối
cao: họ cá Thia mật độ trung bình 317,9 ± 169,9 con/100m2, trong cá thia đuôi dài
Chromis ternatensi, Chromis sp.1 và Chromis sp.2 chiếm ưu thế. Tiếp đến là họ cá
Bàng Chài 33,8±18,2 con/100m2, họ cá Bướm 23,6±8,4 con/100m2.
Theo Nguyễn Văn Vũ, 2008 trong các rạn san hô tại Cù lao Chàm thuộc tỉnh
Quảng Nam, đã phát hiện có khoảng 200 loài thuộc 85 giống, 36 họ. Trong đó họ cá
Thia Pomacentridae: 39 loài, cá Bàng Chài Labridae: 33 loài và họ cá Bướm
Chaetodontidae: 19 loài. Một số họ cá phổ biến khác như cá Đuôi Gai Acanthuridae:
12 loài, cá Mó Scaridae: 12 loài, cá Dìa Siganidae: 6 loài, cá Mú Serranidae: 6 loài và
cá Hồng Lutjanidae: 5 loài.

Cù lao Cau thuộc bờ biển Vĩnh Tân, Cà Ná, địa phận huyện Tuy Phong ( Bình
Thuận) được xác định có 211 loài thuộc 87 giống và 35 họ thành phần giống loài thấp
hơn vùng biển Nha Trang nhưng cao hơn so với Cù lao Chàm (Báo tiền phong, 2005).
Gần đây nhất là nghiên cứu của Vũ Thị Thúy, 2009 qua kết quả điều tra 13 cửa
hàng và 3 trại cá cảnh biển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thấy có 155 loài cá
cảnh biển thuộc 6 bộ: Perciformes với 17 họ thuộc 126 loài. Xuất hiện phong phú nhất
là họ Chaetodontidae với 28 loài tiếp theo là họ Pomacentridae 23 loài và Labridae 22
loài. Bộ Tetraodontidae xuất hiện 5 họ với 16 loài, bộ Scorpaeniformes có 2 họ với 6
loài, bộ Beryciformes với 2 họ trong 3 loài, bộ Syngnathiformes xuất hiện 1 họ với 3
loài và cuối cùng là bộ Anguilliformes với 1 họ trong 1 loài.
Trong khi việc khai thác, buôn bán sinh vật biển làm cảnh được khuyến khích
phát triển như một ngành công nghiệp xanh, coi đó là biện pháp quản lý bền vững các
hệ sinh thái biển, một giải pháp để tăng thu nhập cho những gia đình nghèo ven biển
thì mặt trái của vấn đề này là nếu chạy theo lợi nhuận sẽ dẫn đến khai thác bừa bãi,
làm cạn kiệt nguồn sinh vật cảnh biển. Bên cạnh đó, phần lớn các giống cá quý hiếm
đều có sức sinh sản thấp, không sinh sản được trong điều kiện nuôi nhốt. Ở những
4


năm gần đây, chính quyền địa phương và nhất là các cơ quan nghiên cứu thủy sản đã
có nhiều nỗ lực để bảo vệ, phát triển nguồn sinh vật biển. Sự ra đời Khu Bảo tồn biển
Hòn Mun, Rạn Trào ở Nha Trang là những giải pháp tích cực, hữu hiệu nhằm khôi
phục và phát triển nguồn lợi thủy sản, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn các
rạn san hô, nơi cư trú đặc trưng của hàng trăm loài cá cảnh biển (Lê Doãn Dũng,
2009).
Song song đó, các dự án về nuôi trồng, nhân giống các loài cá cảnh, cá có giá
trị kinh tế, nhằm giảm áp lực khai thác ngoài tự nhiên cũng đã đạt được nhiều thành
tựu như: Năm 2002, các nhà khoa học thuộc Phòng công nghệ sinh học nuôi trồng,
Viện Hải Dương học Nha Trang đã thử nghiệm sinh sản nhân tạo thành công cá
khoang cổ đỏ mà không có sự hiện diện của hài quì (Khánh Ninh, 2007). Đầu năm

2007, viện Hải dương học Nha Trang đã cho sinh sản nhân tạo thành công gần 4.000
con cá khoang cổ đỏ và 3.000 con đã được thả trở lại vùng biển với mục đích phục hồi
nguồn lợi thủy sản và gần 1.000 con vừa được xuất qua Pháp (VietNamNet, 2007).
Đây thực sự mở ra triển vọng mới cho sự phát triển nghề sản xuất giống cá
cảnh biển ở miền Trung Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời cũng
chính là những giải pháp lâu dài để hạn chế tác động của con người lên môi sinh.

2.2

Thị trường cá cảnh biển ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm cá cảnh của Việt Nam vì có khí

hậu nhiệt đới thuận lợi và có lịch sử sản xuất, kinh doanh cá cảnh lâu đời. Theo Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh năm 2011, các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh cá cảnh trên địa bàn thành phố đã sản xuất 65 triệu con cá cảnh,
trong đó xuất khẩu được 8,6 triệu con cá cảnh các loại, trị giá khoảng 12 triệu USD,
tăng 20% về giá trị so với năm 2010. Hiện nay, cá cảnh Thành phố đã xuất khẩu sang
32 quốc gia, có thể chia làm 3 thị trường chính: Châu Âu (66,7%), Bắc Mỹ (17,7%) và
khu vực Châu Á Thái Bình Dương (15,5%). Lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh cá
cảnh biển quả là khổng lồ: Theo tính toán, 1 tấn cá cảnh biển có giá trị gần gấp 100
lần cá kinh tế. Doanh thu của ngành cá cảnh trên toàn thế giới khoảng 25 tỷ USD/năm.
5


Riêng cá cảnh biển, hàng năm trên thế giới tiêu thụ khoảng 35 triệu con, doanh thu đạt
hơn 200 triệu USD. Nhiều nước đã coi việc xuất khẩu cá rạn san hô là một nguồn lợi
kinh tế quan trọng. Ở nước ta, do không đánh giá đúng vai trò của cá cảnh biển trong
lĩnh vực kinh tế và trong hệ sinh thái biển nên việc nghiên cứu về lĩnh vực cá cảnh
biển vẫn chưa được quan tâm. Trung bình mỗi năm nước ta xuất khẩu cá cảnh được 5
triệu USD, nhưng trong đó cá cảnh biển chỉ chiếm khoảng 10%. Đây là con số quá

khiêm tốn so với tiềm năng và thực lực của chúng ta (Nguyễn Xuân, 2012).
Theo hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay
hầu như các loại cá cảnh trên thế giới đều đã có ở Việt Nam với tồng số hơn 100 loài.
Cả nước đều có người nuôi cá cảnh, những trung tâm cá cảnh lớn như Quảng Ninh,
Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu, v.v. Tuy nhiên nơi dẫn đầu
phong trào nuôi và kinh doanh cá cảnh vẫn là TP. HCM. Xuất khẩu cá cảnh ở nước ta
hiện đang phát triển mạnh, chiếm hơn 3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
TP. HCM chiếm đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cá cảnh của cả nước
(VietNamNet, 2006)
Trong các loài cá cảnh biển được kinh doanh làm cảnh, những loài thuộc họ
Pomacentridae chiếm khoảng 50 %. Theo Wabnitz và ctv, (2003), mười loài cá phổ
biến nhất chiếm 36 % tổng số lượng được trao đổi mua bán. Tại TP HCM có 68 loài
cá cảnh biển khác nhau được tìm thấy trong 20 cửa hàng khảo sát. Mỗi cửa hàng có
trung bình 36 loài cá được bày bán ( Bùi Thế Bình, 2008) nhưng số lượng này ít hơn
rất nhiều so với nghiên cứu ở các quốc gia khác như Brazil với 143 loài cá cảnh biển
trong đó 109 loài bản địa, 34 loài nhập khẩu và 65 loài động vật không xương sống
(Neto và ctv, 2003; Gasparini và ctv, 2005) hay ở Hongkong với 342 loài cá cảnh biển
thuộc 49 họ khác nhau (Chan và Sadovy, 1998). Nguyên nhân sự khác biệt lớn về số
lượng loài được bán có thể do sự đa dạng của nguồn cung cấp, tính mùa vụ trong khai
thác cá cảnh (Nguyễn Ngọc Quyến và Nguyễn Minh Đức, 2011).
Các cửa hàng cho rằng có 33 loài cá biển được người nuôi ưa chuộng. Trong
đó có 6 loài cá người nuôi ưa chuộng được bày bán nhiều nhất trong các cửa hàng (50
% số cửa hàng) là Sim tím Centropyge bispinosus, Chim xanh Pomacanthus
6


semicirculatus, Đào Tam Hoàng Chaetodon vagabundus, Chim Cờ Heniochus
acuminatus, Thia Xanh Biếc Pomacentrus alleni, Thia Lá Mạ Chromis viridis. Trung
bình có 12,7 ± 0,34 loài cá biển được người nuôi ưa chuộng được bày bán trong mỗi
cửa hàng. Tất cả cá cửa hàng đều bán những loài cá được người nuôi ưa chuộng,

nhưng số lượng loài khác nhau. Nguyên nhân sự khác nhau này do quy mô kinh doanh
mỗi cửa hàng, nguồn mua cá khác nhau. Số loài cá được ưa chuộng khác với nghiên
cứu của Vũ Thị Thuý (2009) vì cách đánh giá khác nhau. Hơn nữa, tâm lý và sở thích
của con người luôn thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội (Kotler và ctv, 2003)
nên tính ưa chuộng của những người nuôi cá cảnh biển cũng thay đổi theo (Nguyễn
Ngọc Quyến, Vũ Cẩm Lương và Nguyễn Minh Đức, 2011).
Theo Sở nông nghiệp và Phát tiển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, cá cảnh
xuất khẩu được chia làm hai nhóm chính: nhóm cá nước ngọt và nhóm sinh vật biển
trong đó nhóm sinh vật biển chiếm 10% tỉ trọng xuất khẩu, tập trung một số loài như
cá nóc, cá khoang cổ, cá mao tiên cánh rời, hải quì, san hô, cá mó và ốc biển các loại
v.v…. Thị trường xuất khẩu đa dạng, phong phú nhưng rãi rác ở các châu Lục như
Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á và thực tế số lượng xuất khẩu đi mỗi nước không lớn,
không tập trung, nhiều chủng loại, nhiều kích cỡ và cũng chỉ mang tính cá thể riêng lẽ
chưa có tính qui mô. Các doanh nghiệp có chức năng xuất - nhập khẩu không phải là
đơn vị sản xuất-kinh doanh cá cảnh mà chủ chủ yếu là xuất khẩu ủy thác cho một số ít
cá nhân riêng lẻ thu gom từ nhiều nguồn trong thành phố và một số tỉnh lân cận như
Bình Dương, Đồng Nai.
Có thể thấy rằng tình hình kinh doanh cá cảnh biển tại TP HCM rất thuận lợi,
lượng khách hàng không ngừng tăng lên chứng tỏ phong trào chơi cá cảnh biển sẽ
không ngừng phát triển trong thời gian tới. Với hiện trạng kinh doanh thuận lợi hiện
nay, kinh doanh cá cảnh biển là sinh kế tốt và bền vững cho các chủ cửa hàng và gia
đình họ. Hơn thế, hoạt động kinh doanh cá cảnh biển không chỉ tạo giá trị gia tăng cho
cá cảnh biển mà còn góp phần quan trọng phát triển hình thức giải trí mới cho người
dân TP HCM (Nguyễn Ngọc Quyến và Nguyễn Minh Đức, 2011). Tuy nhiên thị
trường cá cảnh biển tại TP HCM vẫn còn đang tồn tại một số khó khăn như: thị hiếu
khách hàng ngày càng tăng, đòi hỏi nhiều chủng loại cá khỏe đẹp nên nhiều cửa hàng
7


đã nhập khẩu cá ngoại làm giá cả các loài ngoại nhập này còn quá cao đã hạn chế số

lượng người chơi. Nhiều cửa hàng lấy nguồn cá chung một cơ sở nên ít phong phú về
thành phần loài, ít có sự khác biệt giữa các cửa hàng. Bên cạnh đó, nguồn cá cảnh biển
còn phụ thuộc vào mùa vụ khai thác, một số chỉ xuất hiện vào một thời điểm của năm.
Giá cả dao động, phụ thuộc nhiều vào các cơ sở cung cấp (Bùi Thế Bình, 2008).

2.3

Các qui định về quản lý nguồn lợi cá cảnh biển:

2.3.1 Các qui định của CITES:
CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy
cấp) là hiệp định giữa các chính phủ nhằm mục tiêu rằng việc buôn bán quốc tế mẫu
vật của các loài động, thực vật hoang dã không làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của
loài.
Hàng năm, việc buôn bán động, thực vật hoang dã mang đến lợi nhuận hàng tỷ
USD. Động, thực vật được buôn bán rất đa dạng và phong phú từ động vật, thực vật
sống đến các sản phẩm khác nhau, kể cả thực phẩm, len, da, dụng cụ âm nhạc, gỗ, vật
lưu niệm, thuốc... Mức độ buôn bán động vật, thực vật hoang dã cao cùng với các
nhân tố khác như mất sinh cảnh làm suy giảm mạnh quần thể của một số loài, dẫn đến
nguy cơ tuyệt chủng. Một số loài việc buôn bán chưa đến mức dẫn đến đe doạ tuyệt
chủng, nhưng đây là một hiệp ước quốc tế cần thiết để bảo đảm sử dụng bền vững cho
thế hệ tương lai.
Việc buôn bán động thực vật hoang dã diễn ra liên quốc gia, nên nỗ lực kiểm
soát việc buôn bán đòi hỏi sự tham gia của cả cộng đồng quốc tế. CITES thể hiện tinh
thần hợp tác ấy. Ngày nay, công ước CITES bảo vệ trên 30.000 loài động, thực vật ở
các mức độ khác nhau khi chúng được buôn bán dưới dạng mẫu vật sống, chết khác
nhau.
CITES được ký Washington DC, Hoa Kỳ vào 3/1973, và có hiệu lực vào ngày
1/6/1975. Qua nhiều năm, hiện nay CITES có số thành viên rất lớn, có đến 173 nước
thành viên. Việt Nam trở thành thành viên thứ 121 của CITES vào ngày 20/01/1994.

8


Để thực hiện CITES Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày
10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển,
quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Công ước CITES cung cấp ba cấp độ kiểm soát thương mại tùy thuộc vào tình
trạng bảo tồn của các loài, và mỗi mức độ bảo vệ có yêu cầu giấy phép khác nhau. Các
quy định của tất cả các phụ lục này áp dụng đối với các loài động thực vật, cho dù
sống hay chết, và cũng có bộ phận hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ các loài này.
Đó là:
Phụ lục I: là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe doạ tuyệt
chủng và bị nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển vì
mục đích thương mại.
Phụ lục II: là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe
doạ tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng nếu như việc xuất khẩu, nhập
khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển vì mục đích thương mại những loài này không
được kiểm soát.
Phụ lục III: là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã mà một quốc
gia thành viên thực hiện kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập
nội từ biển yêu cầu các quốc gia thành viên khác hợp tác để kiểm soát việc xuất khẩu,
nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
Một số loài cá cảnh biển nói riêng và sinh vật biển nói chung đang được kinh
doanh tại Việt Nam hiện nay đã được liệt kê trong Phụ lục II của công ước Cites như:
Các loài San Hô Xanh Helioporidae spp, các loài San Hô Dạng ống Tubiporidae spp,
các loài San Hô Đen Antipatharia spp, các loài San Hô Cứng Scleractinia spp, các
loài cá Ngựa Hippocampus spp.

9



2.3.2 Các qui định về nguồn lợi thủy sản có liên quan
Để bảo tồn và thực hiện thương mại bền vững đối với các loài động vật, thực
vật hoang dã phù hợp với quy định của Công ước CITES, Trong nghị định của Chính
Phủ số 11/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 tại chương 2, điều 4, Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã qui định về việc xuất khẩu, nhập khẩu và
quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã được quy định trong Phụ lục II của
Công ước CITES chỉ được thực hiện khi có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất
khẩu và nhập nội từ biển do cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.
Việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển
mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã được quy định Phụ lục II của Công
ước CITES và khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng đủ những điều kiện
sau:
Về xuất khẩu: Cơ quan thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam tư vấn rằng
việc xuất khẩu không ảnh hưởng đến sự tồn tại bền vững của loài đó trong thiên nhiên.
Thừa nhận mẫu vật được khai thác hợp pháp theo luật nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và xác nhận việc vận chuyển mẫu vật sống phải được chuẩn bị tốt để
bảo đảm giảm tối đa những nguy hiểm, thương tích đối với mẫu vật.
Về nhập khẩu: Phải có giấy phép xuất khẩu của Cơ quan thẩm quyền quản lý
CITES của nước xuất khẩu cấp. Cơ quan thẩm quyền khoa học và quản lý CITES Việt
Nam tư vấn rằng việc nhập khẩu các loài này vào Việt Nam không ảnh hưởng đến sự
tồn tại bền vững của loài đó và các loài khác hiện có trong thiên nhiên và xác nhận
việc vận chuyển mẫu vật sống phải được chuẩn bị tốt để bảo đảm giảm tối đa những
nguy hiểm, thương tích đối với mẫu vật.
Về tái xuất khẩu: Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thừa nhận
mẫu vật được nhập khẩu vào Việt Nam theo đúng các quy định của Công ước CITES
và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và xác nhận việc vận chuyển
mẫu vật sống phải được chuẩn bị tốt để bảo đảm giảm tối đa những nguy hiểm, gây
thương tích đối với mẫu vật.

10


Về nhập nội từ biển: Cơ quan thẩm quyền khoa học và quản lý CITES Việt
Nam tư vấn rằng việc nhập nội không ảnh hưởng đến sự tồn tại bền vững của các loài
đó và các loài khác hiện có trong thiên nhiên. Xác nhận việc vận chuyển mẫu vật sống
phải được chuẩn bị tốt để bảo đảm giảm tối đa những nguy hiểm, thương tích đối với
mẫu vật.
Bên cạnh đó, tại Điều 5, Điều 6 Chương I – Những qui định chung (Luật Thủy
sản 2003) cũng đã quy định đối với việc Phát triển thủy sản bền vững và những hành
vi bị cấm trong hoạt động thủy sản như sau:
Nhà nước phải có chính sách bảo đảm phát triển thủy sản bền vững; khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn
lợi thủy sản; bảo đảm tái tạo nguồn lợi thủy sản và phát triển nuôi trồng thủy sản trên
biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu khoa học và ứng
dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng trong
hoạt động thủy sản; phát triển nuôi trồng thủy sản sạch; đẩy mạnh hoạt động khuyến
ngư để phục vụ có hiệu quả hoạt động thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm về người và tài sản trong hoạt
động thủy sản, trừ trường hợp bắt buộc mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Nhà nước phát triển kinh tế thủy sản trên cơ sở quy định phát triển ngành thủy
sản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi cả nước và
của từng địa phương; bảo đảm việc xây dựng các công trình ven sông, ven biển hoặc
gần khu vực nuôi trồng thủy sản không làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.
Chính phủ xác định ranh giới vùng biển ven bờ trên cơ sở căn cứ vào độ sâu,
khoảng cách từ bờ biển và một số đặc điểm khác ở vùng biển ven bờ để phân cấp cho
địa phương có bờ biển tổ chức quản lý tổng hợp vùng biển ven bờ gắn với phát triển
sản xuất, kinh doanh.


11


Khai thác, hủy hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật
ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái phép đường di
chuyển tự nhiên của các loài thủy sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh.
Khai thác các loài thủy sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừ
trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai thác
thủy sản nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng.
Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã
được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quản lý khu bảo tồn.
Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với môi trường
sống của các loài thủy sản.
Khai thác thủy sản ở khu vực cấm, khu vực đang trong thời gian cấm; khai thác
quá sản lượng cho phép.
Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để khai
thác thủy sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có
tính huỷ diệt khác.
Sử dụng các ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác
đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân khác ra dấu
hiệu đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.
Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng.
Vi phạm các quy định về an toàn giao thông, an toàn của các công trình theo
quy định của pháp luật về hàng hải, về giao thông đường thủy nội địa và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, trong Điều 7, Điều 8 Chương II – Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản (Luật Thủy sản 2003) cũng quy định:
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.
Tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có các hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp
đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thủy sản phải tuân theo quy định của

12


Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về tài nguyên nước và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có liên quan đến môi
trường sống, di cư, sinh sản của các loài thủy sản phải thực hiện việc đánh giá tác
động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Khai thác thủy sản bằng đặt đăng, đáy hoặc bằng phương pháp ngăn, chắn khác
ở các sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thủy sản di chuyển theo
quy định của UBND địa phương.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện việc bảo tồn, bảo vệ, tái
tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của Luật này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan. Đồng thời, phải nắm bắt được:
Danh mục các loài thủy sản đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và các loài
thủy sản khác bị cấm khai thác; danh mục các loài thủy sản bị cấm khai thác có thời
hạn và thời gian cấm khai thác;Các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư
cụ bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng; Chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thủy
sản được phép khai thác, mùa vụ khai thác; Khu vực cấm khai thác và khu vực cấm
khai thác có thời hạn.
Sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản là hành động hủy
diệt nguồn lợi, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy
sản, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.Trong
những năm qua, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thủy sản và nhiều Bộ, ngành có liên quan,
ủy ban nhân dân các tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy định nghiêm cấm các hành vi
nói trên. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng xung điện (kích điện), chất nổ và chất độc để
khai thác thủy sản vẫn đang diễn ra khá thường xuyên ở các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh
miền Trung.Để nghiêm chỉnh thi hành Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản, ngăn chặn có hiệu quả, tiến tới chấm dứt tình trạng sử dụng xung điện, chất nổ và
chất độc để khai thác thủy sản, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:


13


Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái
phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản ở tất cả các vùng
nước.
Cần phải có biện pháp quản lý nghiêm ngặt các nguồn thuốc nổ, kíp nổ, dây
cháy chậm, chất độc theo đúng quy định của Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm
1996 của Chính phủ; kiên quyết không để rò rỉ, thất thoát ra ngoài thị trường dưới mọi
hình thức các loại vật liệu này.
Tiến hành kiểm tra, kiểm soát, truy quét, bắt giữ các đối tượng buôn bán, tàng
trữ, vận chuyển và sử dụng trái phép chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy
sản và xử lý nghiêm theo pháp luật, ngay trong quý I năm 1998 cần lập hồ sơ truy tố
một số vụ điển hình.
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến (không thu phí) về Pháp lệnh Bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sử dụng
chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; tổ chức một số đợt tập trung tuyên
truyền bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của
việc đánh bắt thủy sản bằng chất nổ, chất độc, xung điện nhằm làm cho mọi người có
ý thức coi việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm của toàn dân.
Cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động của tàu thuyền đánh cá trước khi
rời bến đi sản xuất trên biển; tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát cả trên đất liền, phát
hiện các trường hợp tàng trữ, vận chuyển chất nổ, chất độc, xung điện cung cấp cho
các tàu thuyền đánh cá và cả các sản phẩm thủy sản bị đánh bắt bằng phương tiện này
để xử lý theo quy định hiện hành.
Tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các vụ vi phạm về
quản lý vật liệu nổ và đánh bắt thủy sản bằng chất nổ, chất độc, xung điện. Có kế
hoạch điều tra, phân loại để có biện pháp giúp đỡ ngư dân nghèo phát triển nuôi trồng

thủy sản hoặc khai thác thủy sản bằng các công cụ phù hợp.

14


Vận động, tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản, đấu tranh ngăn chặn các hành vi khai thác thủy sản bằng chất nổ, chất
độc, xung điện.
Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 tại chương XVII - Điều
188 cũng đã qui định về tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản như sau:
Các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc
một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện,
ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản; Khai
thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời
gian khác mà pháp luật cấm; Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy
định của chính phủ; Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ
theo quy định của Chính phủ; Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt
tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến năm
năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một
năm đến năm năm.

15



Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1

Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2012 đến tháng 7/2012

3.1.2 Địa điểm
Đề tài được tiến hành khảo sát tại 10 cửa hàng kinh doanh và 3 trại cá cảnh
biển nằm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, số lần lặp lại từ 2 – 3 lần tùy vào từng
cửa hàng được lựa chọn để lặp lại.

3.2

Phương pháp thu số liệu:

3.2.1 Số liệu thứ cấp
Tài liệu được thu thập từ các báo cáo nghiên cứu khoa học có liên quan, từ báo
chí và Internet. Ngoài ra nguồn thông tin về hoạt động quản lý và tình hình xuất nhập
khẩu cá cảnh được thu thập từ Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TP. HCM
và Chi cục quản lý và bảo vệ nguồn lợi Thủy Sản Thành phố Hồ Chí Minh.

16



×