Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu cấu trúc loài cây gỗ trên hai trạng thái rừng lá rộng thường xanh thuộc ban quản lý rừng phòng hộ a lưới tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 83 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa công bố trong bất cứ công
trình nào khác. Những số liệu kế thừa đã đƣợc chỉ rõ nguồn khi trích dẫn.

Tác giả luận văn

Lê Trung Hƣng


ii

LỜI CẢM ƠN

Trải qua hai năm học tập tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp và trong thời
gian thực hiện luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, tôi luôn nhận đƣợc sự
động viên và giúp đỡ nhiệt tình của nhà trƣờng, các thầy, cô giáo, các cơ quan,
bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
thầy giáo TS.Nguyễn Hồng Hải, ngƣời đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn, dìu dắt và
giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm
nghiệp, Phòng đào tạo Sau đại học; Ban giám hiệu Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Bắc Bộ đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa học này.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cán bộ công chức của Phân viện
Điều tra rừng Bắc Trung Bộ - Tỉnh Thừa Thiên Huế và toàn thể bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, thu thập số liệu và tham gia nhiều ý kiến quý
báu góp phần đáng kể cho luận văn này.


Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những ngƣời luôn sát
cánh và động viên, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng trong khuôn khổ thời gian và kinh nghiệm còn
hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và các
bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tác giả

Lê Trung Hƣng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỘT SỐ KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 3
1.1. Trên thế giới .........................................................................................................3
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng .............................................................................3
1.1.2. Nghiên cứu quan hệ không gian của cây rừng ...................................................3
1.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................................5
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng .............................................................................5
1.2.2. Nghiên cứu quan hệ không gian của cây rừng ...................................................7

Chƣơng 2: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................9
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................9
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................9
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................9
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................9
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................10
2.3.1. Cấu trúc rừng ...................................................................................................10
2.3.2. Quan hệ không gian của cây rừng ...................................................................10
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển rừng bền vững .......................11
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................11
2.4.1. Kế thừa tài liệu ................................................................................................11
2.4.2. Điều tra ngoại nghiệp ......................................................................................11
2.4.3. Nội nghiệp .......................................................................................................12


iv

Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................18
3.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................18
3.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................18
3.1.2. Địa hình ...........................................................................................................19
3.1.3. Đất đai .............................................................................................................19
3.1.4. Khí hậu, thủy văn ............................................................................................19
3.2. Đặc điểm tài nguyên rừng ..................................................................................20
3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................21
3.3.1. Thành phần dân tộc, dân số, lao động .............................................................21
3.3.2. Phát triển kinh tế .............................................................................................21
3.3.3. Hạ tầng cơ sở ...................................................................................................22

3.3.4. Y tế, giáo dục ..................................................................................................23
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 24
4.1. Đặc điểm cấu trúc loài cây gỗ............................................................................24
4.1.1. Về mật độ và tổ thành .....................................................................................24
4.1.2 Phân bố số cây theo cấp đƣờng kính ................................................................27
4.1.3. Tính đa dạng tại hai trạng thái rừng.................................................................34
4.2. Quan hệ không gian cùng loài và khác loài của cây rừng ..................................35
4.2.1 Kiểm tra tính đồng nhất trong phân bố .............................................................35
4.2.2. Quan hệ không gian cùng loài của các loài cây chiếm ƣu thế. ........................37
4.2.3. Quan hệ không gian khác loài của các loài cây chiếm ƣu thế .........................39
4.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển rừng bền vững ..........................45
4.3.1. Một số giải pháp về quản lý bảo vệ .................................................................45
4.3.2. Một số giải pháp lâm sinh................................................................................46
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU


v

MỘT SỐ KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI

OTC

Ô tiêu chuẩn

D1.3

Đƣờng kính thân cây tại vị trí 1,3 m (cm)


Dt

Đƣờng kính tán cây (m)

N/ha

Mật độ rừng (cây/ha)

G%

Tiết diện ngang thân cây tƣơng đối (%)

IV%

Chỉ số quan trọng (%)

N/D1.3

Phân bố số cây theo đƣờng kính 1,3m

1.3

Đƣờng kính trung bình tại vị trí 1,3 m (cm)

Fl

Tần số lý thuyết

Fi


Tần số thực nghiệm

S

Số loài cây bắt gặp (loài)

N

Tổng số cá thể các loài cây (cây)

D

Chỉ số đa dạng của Simpson

H‟

Chỉ số đa dạng của Shannon – Weiner

g(r)

Hàm tƣơng quan theo cặp

g11(r)

Hàm tƣơng quan theo cặp một biến số

g12(r)

Hàm tƣơng quan theo cặp hai biến số


K(r)

Hàm Ripley‟s K

L(r)

Hàm L

CSR

Complete Spatial Randomness (hoàn toàn ngẫu nhiên)


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4. 1: Tổ thành và mật độ cây gỗ của trạng thái rừng IIIA1 và IIIA2 ................25
Bảng 4. 2. Phân bố N/D1.3 của trạng thái rừng IIIA1 ..................................................28
Bảng 4. 3. Một số đặc trƣng mẫu của phân bố N/D1.3 trạng thái rừng IIIA1 ..............29
Bảng 4. 4. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về phân bố N/D1.3 trạng thái rừng
IIIA1 ...........................................................................................................................30
Bảng 4. 5. Phân bố N/D1.3 của trạng thái rừng IIIA2..................................................31
Bảng 4. 6. Một số đặc trƣng mẫu của phân bố N/D1.3 trạng thái rừng IIIA ...............32
Bảng 4. 7 Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về phân bố N/D1.3 trạng thái rừng
IIIA2 ...........................................................................................................................33
Bảng 4. 8. Kết quả tính chỉ số Shannon- Wiener và chỉ số Simpson ở 02 trạng thái rừng.
...................................................................................................................................34
Bảng 4. 9.Tổng hợp quan hệ không gian của các loài cây ƣu thế trong trạng thái
rừng IIIA1 ..................................................................................................................44
Bảng 4. 10. Tổng hợp quan hệ không gian của các loài cây ƣu thế trong trạng thái

rừng IIIA1 ..................................................................................................................44


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí hành chính huyện A Lƣới.......................................................18
Hình 4. 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu .....................................................................24
Hình 4. 2. Phân bố N/D1.3 thực nghiệm của trạng thái rừng IIIA1 .............................28
Hình 4. 3. Phân bố N/D1.3 lý thuyết và thực nghiệm của trạng thái rừng IIIA1 ........30
Hình 4. 4. Phân bố N/D1.3 thực nghiệm của trạng thái rừng IIIA2 .............................31
Hình 4. 5. Phân bố N/D1.3 lý thuyết và thực nghiệm của trạng thái rừng IIIA2 ........33
Hình 4. 6. Phân bố không gian của các cây thành thục có dbh ≥ 10 cm đƣợc biểu
diễn bởi hàm g11(r) và L11(r) ở trạng thái rừng IIIA1 với mô hình CSR (a, b) và HP
(c, d); ở trạng thái rừng IIIA1 với mô hình CSR (e, f). Đƣờng màu đen là phân bố
thực nghiệm và đƣờng màu xám là khoảng tin cậy 95%. .........................................36
Hình 4. 7. Phân bố không gian cùng loài của các loài cây rừng chiếm ƣu thế ở trạng
thái rừng IIIA1 đƣợc biểu diễn bởi hàm g11(r) với mô hình giả thuyết HP với R= 30 m.
Đƣờng màu đen là phân bố thực nghiệm và đƣờng màu xám là khoảng tin cậy 95%. .37
Hình 4. 8. Phân bố không gian cùng loài của các loài cây rừng chiếm ƣu thế ở trạng
thái rừng IIIA2 đƣợc biểu diễn bởi hàm g11(r) với mô hình CSR. Đƣờng màu đen là
phân bố thực nghiệm và đƣờng màu xám là khoảng tin cậy 95%. ...........................39
Hình 4. 9. Quan hệ không gian khác loài của các loài cây rừng chiếm ƣu thế ở trạng
thái rừng IIIA1 đƣợc biểu diễn bởi hàm g12(r) với mô hình giả thuyết là cố định loài
thứ nhất và loài thứ hai đƣợc phân bố lại theo HP với R= 30 m. Đƣờng màu đen là
quan hệ thực nghiệm và đƣờng màu xám khoảng là tin cậy 95%. ...........................41
Hình 4. 10. Quan hệ không gian khác loài của các loài cây rừng chiếm ƣu thế ở
trạng thái rừng IIIA2 đƣợc biểu diễn bởi hàm g12(r) với mô hình giả thuyết độc lập.
Đƣờng màu đen là quan hệ thực nghiệm và đƣờng màu xám là khoảng tin cậy 95%.
...................................................................................................................................43



1

ĐẶT VẤN ĐỀ

A Lƣới là huyện miền núi phía tâycủa tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tổng diện tích
diện tích tự nhiên là 122.463,6 ha, trong đó: diện tích rừng và đất lâm nghiệp là:
99.323,79 ha, diện tích rừng tự nhiên là 84.296,35 ha; diện tích rừng trồng là
15.027,61 ha, chiếm 1/3 diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh [1]. Trong số 08
đơn vị quản lý rừng của huyện thì Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lƣới thực hiện
quản lý và bảo tồn 17.422,2 ha rừng phòng hộ,chủ yếu là rừng lá rộng thƣờng xanh
và rừng hỗn giao. Rừng lá rộng thƣờng xanh ở đây có các loài cây ƣa sáng chiếm
ƣu thế nhƣ Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum), Trâm trắng (Syzygium
wightianum) và Bời lời vàng (Litsea vang).
Rừng luôn đóng vai trò quan trọng đối với môi trƣờng và sự sống của nhân
loại. Đối với cộng đồng dân tộc nhất là ngƣời dân tộc ít ngƣời ở huyện miền núi
nhƣ A Lƣới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, rừng còn quan trọng hơn, bởi nó gắn liền với
sinh kế của hơn 80% cƣ dân địa phƣơng. Hệ sinh thái rừng ở Ban quản lý rừng
phòng hộ A Lƣới chủ yếu là rừng lá rộng thƣờng xanh, rừng nguyên sinh tự nhiên
còn ít, chủ yếu là rừng thứ sinh...Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng ở khu vực
còn hạn chế, nhiều vụ vi phạm lâm luật vẫn diễn ra… điều này làm cho rừng ở khu
vực giảm mạnh về trữ lƣợng, tính đa dạng sinh học và khả năng phòng hộ suy giảm,
theo thống kế, trong giai đoạn 2009 – 2013 diện tích đất rừng phòng hộ giảm
805,26 ha. Hiện tại, tổng diện tích đất rừng phòng hộ chiếm 43,02 % tổng diện tích
đất lâm nghiệp, tƣơng đƣơng với 46.322,34 ha. Đồng thời ở khu vực, trung bình
một năm có 200 ngày mƣa, với lƣợng mƣa khoảng 3500 mm. Mùa mƣa kéo dài từ
tháng 9 đến tháng 12 và chiếm 70-80% tổng lƣợng mƣa hàng năm. Đây cùng là một
trong những nguyên nhân làm xói mòn và sạt lở đất, dẫn đến suy giảm diện tích
rừng phòng hộ.

Để quản lý, phục hồi và phát triển rừng tự nhiên tại khu vực này rất cần có
những nghiên cứu cụ thể về đặc trƣng lâm học của rừng. Chính vì vậy,chúng tôi
thực hiện đề tài “Nghiên cứu cấu trúc loài cây gỗ trên 02 trạng thái rừng lá rộng


2

thường xanh thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ A lưới- tỉnh Thừa Thiên Huế“.
Nhằm tìm hiểu đặc điểm lâm học của quần xã thực vật rừng lá rộng thƣờng xanh, từ
đó làm căn cứ khoa học cho đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm quản lý, phục hồi
và phát triển bền vững tài nguyên rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ A Lƣới.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Theo quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng là hình thức bên ngoài phản ánh
nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng. Hay là cấu trúc rừng có thể hiểu là quy
luật sắp xếp, tổ hợp các thành phần của quần xã thực vật rừng theo không gian và
thời gian. Cấu trúc rừng tự nhiên rất đa dạng và phức tạp, có nhiều nhà khoa học trên
thế giới thực hiện nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mƣa nhiệt đới
Baur G.N (1964) [2], đã nghiên cứu về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh
rừng mƣa, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh đƣợc áp dụng vào từng rừng mƣa tự nhiên.Tác giả Catinot
R(1965) [3], đã nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua mô tả phân loại
theo các khái niệm dạng sống, tầng phiếu. Đồng thời biểu diễn cấu trúc sinh thái
rừng bằng phẫu đồ rừng

Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu có nhiều tác giả đã sử dụng các công thức
và hàm toán học để mô hình hoá cấu trúc rừng, xác định mối quan hệ giữa các nhân
tố cấu trúc của rừng.
Các chỉ số đa dạng loài thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá và so sánh mức
độ đa dạng thực vật của các trạng thái rừng. Cao (1997) [31], đã sử dụng các chỉ
số đa dạng Shannon-Wiener's H„, Simpson's index d„, Fisher's  và chỉ số cân
bằng E khi so sánh các trạng thái rừng trên núi, nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh và
gió mùa trên núi đá vôi ở Xishuangbanna Trung Quốc. Kết quả cho thấy rừng
nhiệt đới mƣa mùa có mức độ đa dạng loài cao nhất. Các loài ƣu thế chủ yếu tập
trung ở tầng vƣợt tán. Các loài cây có ít cá thể thƣờng quan hệ chặt với đa dạng
loài cây của các trạng thái rừng.
1.1.2. Nghiên cứu quan hệ không gian của cây rừng
Một câu hỏi trọng tâm trong nghiên cứu sinh thái rừng là làm thế nào để hiểu
đƣợc các quá trình và cơ chế đã điều chỉnh sự chung sống của loài và cấu trúc quần


4

xã thực vật, đặc biệt là ở các phạm vi không gian khác nhau. Những vấn đề liên
quan đã đƣợc xem xét trong rất nhiều nghiên cứu. Getzin (2008) [33], đã nhấn
mạnh ảnh hƣởng của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đến phân bố không gian và
thời gian của các loài cây. Các nghiên cứu khác đã điều tra tƣơng tác cùng loài và
khác loài, phát tán hạn chế, sự phụ thuộc mật độ chiều nghịch, hay ổ sinh thái nhấn
mạnh rằng mô hình không gian của cây có thể đƣợc giải thích bởi ảnh hƣởng của
môi trƣờng sống không đồng nhất và các trạng thái cân bằng của các loài phụ thuộc
vào khả năng phát tán và cạnh tranh (Wright 2002) [37].
Trong các nghiên cứu về rừng mƣa nhiệt đới, đã có rất nhiều các giả thuyết
đƣợc đề xuất để giải thích cho sự chung sống của các loài cây (Wright 2002). Giả
thuyết Janzen-Connell giải thích rằng cây bổ sung ở xa cây mẹ sẽ tránh đƣợc tác hại
của các sinh vật gây hại sống quanh cây mẹ (Janzen 1970). Nhƣ vậy, những loài cây

có môi trƣờng sống tƣơng tự nhƣng sức chống chịu sinh vật gây hại khác nhau sẽ
đƣợc hƣởng lợi dể mở rộng vùng phân bố. Đƣợc mở rộng từ giả thuyết JanzenConnell, giả thuyết bảo vệ nhóm loài (species herd protection) cho rằng nhiều loài
khác nhau cùng chung sống sẽ hạn chế ảnh hƣởng của các sinh vật gây hại (Peters
2003) [35]. Vì thế, quan hệ tƣơng hỗ có thể đƣợc duy trì cả trong trƣờng hợp các
loài có quan hệ cạnh tranh.
Lý thuyết trung lập (Neutral theory) cho rằng tất cả các cá thể cây không phân
biệt khác loài đều bình đẳng trong các quá trình sinh sản, sinh trƣởng và chết
(Hubbell 2005) [34]. Uriarte et al. (2004) [36], khi nghiên cứu rừng mƣa nhiệt đới ở
đảo Barro Colorado, Panama đã tìm ra những bằng chứng ủng hộ cho lý thuyết này.
Nhƣng Chave (2004) [32], cho rằng lý thuyết này chỉ đúng trong một số trƣờng hợp
hạn chế. Rõ ràng là không phải tất cả các loài đều tƣơng đƣơng nhau về sinh thái.
Lý thuyết phù hợp (niche theory) giả thuyết rằng sự phối hợp trong không gian và
biến động môi trƣờng sống sẽ đƣợc thể hiện thông qua hình thái học, sinh lý học và
đặc điểm các giai đoạn sống của mỗi loài (Peters 2003) [35]. Trong rừng mƣa nhiệt
đới, nơi có đa dạng loài cao và mật độ mỗi loài thấp, thì tƣơng tác cùng loài và khác
loài sẽ diễn ra phức tạp hơn các kiểu rừng khác.


5

Nghiên cứu quan hệ không gian của cây thƣờng gặp khó khăn khi môi trƣờng
sống không đồng nhất ở những phạm vi lớn (Getzin et al. 2008) [33]. Khi đó, những
yếu tố môi trƣờng không đồng nhất nhƣ đá lộ đầu, dinh dƣỡng và độ ẩm đất, độ tàn
che,...làm cho khó phân biệt tƣơng tác trực tiếp giữa các cây với nhau nhƣ cạnh
tranh hay tƣơng hỗ (Wright 2002). Những nghiên cứu trƣớc đây chỉ ra rằng tƣơng
tác trực tiếp cây-cây xảy ra ở khoảng cách ≤ 30 m (Hubbell et al. 2001; Uriarte et al.
2004) [36]. Môi trƣờng sống không đồng nhất làm phức tạp hơn việc phân tích mô
hình không gian bởi vì nó làm xáo trộn ảnh hƣởng của các yếu tố vô sinh và hữu
sinh. Phát tán hạn chế đƣợc coi là cơ chế tiềm năng cho việc tách các loài cây trong
không gian và làm giảm tính cạnh tranh loại bỏ. Bên cạnh đó, phân bố dạng đám

mảng của cây cũng là do sự môi trƣờng sinh thái thích hợp ở những nơi mà các quá
trình sinh thái và nguồn tài nguyên hạn chế có thể tác động đến phân bố không gian
một cách đồng thời (Getzin et al. 2008) [33]. Phân bố dạng cụm của một loài có thể
do phát tán hạn chế hoặc môt trƣờng sống không đồng nhất hoặc cả hai yếu tố này.
1.2. Ở Việt Nam
Rừng tự nhiên Việt Nam thuộc kiểu rừng nhiệt đới, rất phong phú và đa dạng
về thành phần loài, phức tạp về cấu trúc. Vấn đề nghiên cứu về cấu trúc rừng đã
đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu, đặc biệt trong những năm gần đây vấn đề nghiên
cứu về cấu trúc rừng tự nhiên đƣợc nhiều nhà nghiên cứu lâm nghiệp trong và ngoài
nƣớc quan tâm hơn.
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [16], cấu trúc rừng là khái niệm dùng đề chỉ
quy luật sắp xếp tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo
không gian và thời gian trên quan điểm sản lƣợng rừng, cấu trúc rừng là sự phân bố
kích thƣớc của loài và cá thể trên diện tích rừng.
Thái Văn Trừng (1970, 1978) [27], trên cơ sở quan điểm sinh thái, khi
nghiên cứu về cấu trúc rừng đã căn cứ vào số lƣợng, tỷ lệ nhóm loài ƣu thế trong tổ
thành rừng đƣa ra phân loại rừng nhiệt đới thành các dạng quần hợp, ƣu hợp và
phức hợp.


6

Trần Ngũ Phƣơng và cộng tác viên (1970) [19], công bố kết quả “Bước đầu
nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các nhân
tố sinh thái phát sinh cũng nhƣ vùng địa lý khác nhau, tác giả cũng đi đến kết luận và
phân tích các kiểu rừng ở miền Bắc Việt Nam cũng nhƣ rừng ở Việt Nam nói chung.
Nguyễn Văn Hồng (2010) [13], khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên tại
BQL rừng đặc dụng Hƣơng Sơn, Hà Tĩnh đƣa ra kết luận ở các trạng thái IIIA1 mật
độ tƣơng đối thƣa (480 cây/ha), phân bố không đều, độ tàn che đạt 0.53. Trạng thái

IIB độ tàn che 0,41, mật độ thấp 390 cây/ha chủ yếu là cây ƣa sáng. Hàm Weibull
mô phỏng tốt quy luật phân bố N/D, N/H. Tất cả các ô tiêu chuẩn đều không phù
hợp với hàm Meyer.
Bùi Thị Diệp (2012) [6], khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tại khu bảo tồn
thiên nhiên – văn hoá Đồng Nai cho thấy tổ thành và số lƣợng loài cây trong khu
vực nghiên cứu phong phú, phân bố số cây theo đƣờng kính tuân theo quy luật phân
bố khoảng cách, đỉnh phân bố tƣơng ứng với cỡ kính 12cm. Phân bố số cây theo
chiều cao tuân theo quy luật phân bố của hàm Mayer và giá trị α biến động từ 2,4
đến 2,8; phân bố số cây theo chiều cao có dạng phân bố một đỉnh lệch trái. Lê Hồng
Việt (2012) [28], khi nghiên cứu về cấu trúc của ba trạng thái rừng giàu , rừng trung
bình, rừng nghèo ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai cho thấy: phân bố số cây theo
đƣờng kính N/D của cả ba trạng thái rừng đều có dạng phân bố giảm và có thể biểu
diễn bằng mô hình N = a*exp(-b*D) + k; phân bố số cây theo chiều cao N/H có dạng
phân bố nhiều đỉnh.
Phùng Văn Khang (2014) [15], khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng
kín thƣờng xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực mã Đà tỉnh Đồng Nai cho thấy phân bố
N/D của ba trạng thái nghiên cứu IIB, IIIA2 và IIIA3 đều có dạng phân bố giảm,
phân bố N/H đều dạng một đỉnh lệch trái, phân bố liên tục.
Nguyễn Thị Thu Hiền, Trần Thị Thu Hà (2014) [12], khi nghiên cứu một số
đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng thƣờng xanh tại Vƣờn quốc gia Vũ Quang –
Hà Tĩnh cho thấy tổng giá trị về chỉ số quan trọng (IV%) của tổ hợp loài ƣu thế ở 6
ô tiêu chuẩn định vị có biến động rất lớn từ 11,9% đến 48,4%. Chỉ số IV% của các


7

loài ƣu thế chƣa cao. Phân bố N/D đƣợc mô phỏng tốt bằng hàm khoảng cách,
đƣờng cong phân bố số cây theo cỡ đƣờng kính có dạng giảm.
Võ Đại Hải (2014) [11], khi nghiên cứu về cấu trúc của trạng thái rừng IIA
tại khu vực rừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh cho thấy tổ thành rừng tự

nhiên trạng thái IIA tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng với nhiều loài cây khác
nhau, dao động từ 28 đến 45 loài, trong đó chỉ có từ 4 – 7 loài tham gia vào công
thức tổ thành; loài Dóc nƣớc là loài ƣu thế chính của tầng cây cao. Các lâm phần
rừng tự nhiên trạng thái IIA tại khu vực nghiên cứu đều có 2 tầng tán là tầng tán
chính và tầng dƣới tán, độ tàn che thấp từ 0,3 – 0,5. Quy luật phân bố số cây theo
đƣờng kính và quy luật phân bố số cây theo chiều cao có thể mô phỏng tốt bằng
phân bố Weibull và phân bố khoảng cách.
1.2.2. Nghiên cứu quan hệ không gian của cây rừng
Quan hệ không gian cùng loài và khác loài theo mô hình điểm chƣa đƣợc tiến
hành nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Nguyễn Hồng Hải (2015) [10], đã sử dụng hàm
tƣơng quan theo cặp và hàm tƣơng quan đặc tính để xem xét quan hệ không gian của
cây rừng ở Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng. Kết quả cho thấy có những bằng chứng
thuyết phục của tƣơng tác cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài và khác loài đã đƣợc
thể hiện bằng tƣơng quan khoảng cách,tuy nhiên, đƣờng kính của các cây không phụ
thuộc một cách có ý nghĩa với khoảng cách giữa chúng. Phạm Văn Điển (2016) [8],
khi nghiên cứu quan hệ không gian của 18 loài cây chiếm ƣu thế của rừng lá rộng
thƣờng xanh cho thấy 16/18 loài có phân bố kiểu cụm ở các khoảng cách khác nhau
không phụ thuộc vàò số lƣợng của loài cây. Ngoài ra, phân bố kiểu cụm với mật độ
giảm dần đến khoảng cách 15 m và chuyển thành kiểu ngẫu nhiên ở các khoảng
cách lớn hơn. Nghiên cứu này chứng minh rằng phát tán hạn chế là quá trình điều
tiết phân bố không gian cùng loài cây. Quan hệ tƣơng hỗ giữa các loài cây có thể là
ảnh hƣởng của xu hƣớng bảo vệ nhóm loài. Quan hệ trung lập giữa các loài cây
chiếm tỷ trọng nhỏ trong số lƣợng các cặp loài đƣợc nghiên cứu. Phân bố và quan
hệ không gian của các loài cây bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng sống không đồng nhất
và khiến cho chúng bị chia tách ở khoảng cách xấp xỉ 15 m.


8

Ngoài ra, sự phụ thuộc mật độ chiều nghịch hay tỉa thƣa tự nhiên là một cơ

chế chính trong việc điều chỉnh động thái quần thể và thúc đẩy sự chung sống
(Wright 2002) [37]. Cơ chế này đƣợc xem xét bởi việc mật độ cùng loài giảm theo
khoảng cách trong động thái rừng nhƣ bổ sung, phát triển và tồn tại. Tƣơng tác trực
tiếp giữa cây-cây thƣờng đƣợc quan sát ở phạm vị không gian hẹp trong khi ở phạm
vi lớn có thể bị lu mờ bởi các yếu tố môi trƣờng (Wiegand et al. 2007). Getzin
(2008) cho rằng có thể tách ảnh hƣởng của của các yếu tố này có thể dựa vào các
thống kê không gian ở trạng thái không đồng nhất.
Trong đề tài này chúng tôi phân tích phân bố và quan hệ không gian của các
loài cây trên 02 trạng thái rừng lá rộng thƣờng xanh tƣơng đồng về vị trí địa lý và
nhóm loài ƣu thế nhƣng khác nhau về mức độ đồng nhất của các yếu tố môi trƣờng.
Thời gian qua đã có nhiều các đề tài, công trình nghiên cứu về những đặc
điểm lâm học của rừng tự nhiên ở Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu đều hƣớng đến
tổ thành rừng, quan hệ N/D, tính đa dạng... Các công trình nghiên cứu trên đều có
giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các
biện pháp để quản lý và phát triển rừng bền vững. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa
có hoặc rất ít công trình hay đề tài nào nghiên cứu về đặc điểm lâm học và quan hệ
không gian của quần xã thực vật rừng tự nhiên tại khu vực. Do vậy, việc nghiên cứu
về cấu trúc loài cây gỗ trên 02 trạng thái rừng lá rộng thƣờng xanh tại Ban quản lý
rừng phòng hộ A Lƣới – Thừa Thiên Huế là rất cần thiết. Trong đề tài chúng tôi
ngoài tìm hiểu một số đặc điểm cấu trúc của lâm phần, chúng tôi tập trung vào
nghiên cứu phân bố không gian của phân bố và quan hệ không gian của các loài cây
trên 02 trạng thái rừng lá rộng thƣờng xanh nhằm tìm hiểu về ảnh hƣởng của môi
trƣờng sống không đồng nhất đến phân bố và quan hệ không gian của các loài cây
trong rừng tự nhiên lá rộng thƣờng xanh.


9

Chƣơng 2
MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Tìm hiểu về đặc điểm cấu trúc của quần xã thực vật cây lá rộng thƣờng xanh
từ đó là căn cứ đề xuất các giải pháp kỹ thuật để quản lý, phục hồi và phát triển
rừng bền vững tại khu vực.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định một số đặc điểm lâm học cơ bản nhƣ mật độ, tổ thành rừng, quan
hệ N/D1.3, tính đa dạng sinh học, quan hệ không gian cây rừng của quần xã thực vật
rừng lá rộng thƣờng xanh trạng thái rừng IIIA1 và IIIA2 tại Ban quản lý rừng phòng
hộ huyện A Lƣới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và phát triển tài nguyên rừng một cách
bền vững.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh ở trạng thái
rừng IIIA trên 02 ô tiêu chuẩn, thuộc huyện A Lƣới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Quần xã
thực vật rừng nghiên cứu có các loài cây ƣa sáng chiếm ƣu thế nhƣ Trâm vỏ đỏ
(Syzygium zeylanicum), Trâm trắng (Syzygium wightianum) và Bời lời vàng (Litsea
vang). Ở đây, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 25°C. Trung bình một năm có 200
ngày mƣa, với lƣợng mƣa khoảng 3500 mm. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 9 đến tháng
12 và chiếm 70-80% tổng lƣợng mƣa hàng năm, mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến
tháng 8. Đất chủ yếu là ferralit vàng nhạt đến nâu vàng. Độ cao của khu vực nghiên
cứu biến đổi từ 625 m đến 660 m so với mực nƣớc biển và độ dốc trung bình là 25°.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.2.1. Về nội dung
a. Nghiên cứu về một số đặc trƣng cấu trúc tầng cây cao trạng thái rừng IIIA1 và
trạng thái rừng IIIA2


10


Cấu trúc rừng tự nhiên rất đa dạng, phức tạp do vậy đề tài chỉ tiến hành
nghiên cứu một số đặc trung cấu trúc tầng cây cao nhƣ sau:
- Tổ thành cây rừng theo chỉ số Ki và chỉ số quan trọng
- Mật độ cây rừng
- Phân bố số cây theo đƣờng kính N/D.
- Tính đa dạng loài cây gỗ
b. Nghiên cứu quan hệ không gian của cây rừng thuộc trạng thái rừng IIIA1 và trạng
thái rừng IIIA2
- Quan hệ cùng loài
- Quan hệ khác loài.
2.2.2.2.Về không gian
Việc thu thập số liệu cho đề tài đƣợc tiến hành tại Ban quản lý rừng phòng hộ
huyện A Lƣới, cụ thể là ở hai trạng thái rừng IIIA1 và IIIA2.
2.2.2.3. Về thời gian
Tiến hành thu thập số liệu ngoại nghiệp từ tháng 11/2016 đến tháng 3/2017
sau đó xử lý số liệu nội nghiệp và hoàn thiện luận văn.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu về một số đặc trưng cấu trúc tầng cây cao trạng thái rừng IIIA1

và trạng thái rừng IIIA2
- Mật độ cây rừng theo trạng thái rừng và theo loài
- Tổ thành lâm phần theo số cây và theo chỉ số quan trọng
- Phân bố số cây theo đƣờng kính N/D
- Tính đa dạng loài cây rừng theo 02 chỉ số: Chỉ số H‟ của Shannon – Weiner
và chỉ số đa dạng loài Simpson (D).
2.3.2. Nghiên cứu quan hệ không gian của cây rừng thuộc trạng thái rừng IIIA1

và trạng thái rừng IIIA2
- Quan hệ cùng loài

- Quan hệ khác loài


11

2.3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển rừng bền vững
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Kế thừa tài liệu
Kế thừa những tƣ liệu về điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất
đai, tài nguyên rừng; điều kiện kinh tế; điều kiện xã hội: dân số, lao động, thành
phần dân tộc tại khu vực nghiên cứu
Kế thừa báo cáo về thực trạng tài nguyên rừng và công tác quản lý bảo vệ
rừng của củaBan quản lý rừng phòng hộ A Lƣới, Ủy ban nhân dân huyện A Lƣới và
các báo cáo, tài liệu, bài báo, nghiên cứu có liên quan.
2.4.2. Điều tra ngoại nghiệp
2.4.2.1. Điều tra sơ thám
Điều tra sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu để nắm đƣợc một cách tổng
quát tình hình chung của đối tƣợng nghiên cứu về địa hình, địa vật, đặc điểm tài
nguyên rừng để chọn các vị trí lập OTC và định hƣớng cho điều tra thu thập số liệu.
2.4.2.2. Điều tra thu thập số liệu
a. Lập ô tiêu chuẩn:
Tiến hành lập ô tiêu chuẩn theo phƣơng pháp ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình,
tạm thờitại lá rộng thƣờng xanh trên trạng thái rừng IIIA thuộc Ban quản lý rừng
phòng hộ A Lƣới. Ô tiêu chuẩn phải đại diện cho lâm phần nghiên cứu về điều kiện
sinh thái, cấu trúc quần xã và tình hình sinh trƣởng.
Trên mỗi trạng thái rừng lập 01 OTC, diện tích mỗi 01 ô tiêu chuẩn tạm thời
có diện tích 1 ha (100 m ×100 m), vị trí ô đƣợc xác định bởi máy định vị GPS. Mỗi
OTC đƣợc chia thành lƣới 100 phân ô đo đếm có diện tích 100 m2 (10 m ×10 m)
bằng cọc gỗ và dây nilon.Trong mỗi phân ô đo đếm, các bƣớc điều tra đƣợc tiến
hành nhƣ sau:

- Đánh dấu toàn bộ số cây trong ô đo đếm
- Xác định tên loài (những loài không biết tên hoặc không rõ tên thì ghi là sp)
- Đo chu vi ngang ngực của tất cả các cây có D1.3≥ 2,5 cm tại vị trí 1,3 m
bằng thƣớc dây có độ chính xác 0,5 cm, từ đó xác định đƣờng kính ngang ngực


12

- Xác định vị trí tƣơng đối (x, y) của cây trong ô đo đếm bằng thƣớc đo
khoảng cách bằng laser với độ chính xác 0,1cm và la bàn.
Toàn bộ các số liệu đo đếm đƣợc ghi chép theo mẫu biểu 2.1 sau:
Mẫu biểu 2.1: Biểu điều tra cây rừng
Địa điểm.........

Độ cao........

Ngày điều tra..........

Trạng thái rừng.........

Độ dốc......

Ngƣời điều tra........

OTC số........

Hƣớng dốc..........

TT Ô đo


STT

đếm

cây

Tên cây

Vị trí cây (m)

Chu vi
(cm)

X

Ghi chú

Y

1
1

2
........

2
3
2.4.3. Nội nghiệp
2.4.3.1. Đặc điểm loài cây gỗ
a. Xác định tổ thành và vai trò của các loài cây trong quần xã

 Xác định công thức tổ thành theo số cây: Cách làm nhƣ sau:
+ Bƣớc 1: Tập hợp số liệu tầng cây cao ở tất cả các OTC theo loài trong từng
trạng thái và số cá thể của mỗi loài.
+ Bƣớc 2: Xác định tổng số loài cây và tổng số cá thể trong các OTC của từng
trạng thái
+ Bƣớc 3: Tính số cá thể trung bình của 1 loài theo công thức
=
Trong đó:
: Số lƣợng cá thể trung bình của mỗi loài

(2.1)


13

N: Tổng số lƣợng cá thể của các loài
m: Tổng số loài
+ Bƣớc 4: Xác định số loài, tên loài tham gia vào công thức tổ thành
Những loài nào có số cây ≥

thì tham gia vào công thức tổ thành

+ Bƣớc 5: Xác định hệ số tổ thành của từng loài theo công thức:
(2.2)
Trong đó:
Ki là HSTT loài i.
Xi là số lƣợng cá thể loài i
N là ∑số cá thể của tất cả các loài
+ Bƣớc 6: Viết công thức tổ thành
Loài nào có Ki > 0,5 thì ghi vào công thức tổ thành. Loài nào có hệ số tổ

thành lớn viết trƣớc, nhỏ viết sau.
Chú ý: Khi viết CTTT loài có 0,5≥ Ki<0,9 dùng dấu (+); những loài có
Ki<0,5 dùng dấu (-).
 Xác định tổ thành theo chỉ số quan trọng IV%(Important Value)
(2.3)
Trong đó:
IV%: Chỉ số mức độ quan trọng của loài trong quần xã
N% là mật độ tƣơng đối (N%=Ni/N)
G% là tiết diện ngang thân cây tƣơng đối (G%=Gi/G)
Ni và Gi là mật độ và tổng tiết diện ngang của loài i.
Dựa vào kết quả IV% ở trên:
+ Nếu loài nào có IV% ≥ 5% thì loài đó có ý nghĩa về mặt sinh thái trong
quần xã;
+ Nếu nhóm có dƣới 10 loài có ΣIV% ≥40% sẽ là nhóm loài ƣu thế và đƣợc
sử dụng nhóm loài đó đặt tên cho quần xã.
b. Mật độ


14

Mật độ là chỉ tiêu cấu trúc nói lên số lƣợng cá thể trên một đơn vị diện tích
(thƣờng là 1 ha).
Công thức xác định mật độ nhƣ sau:
(2.4)
Trong đó:
n: Là số lƣợng cá thể trong OTC (cây)
Sôtc: Là diện tích của OTC (m2)
c. Phân bố số cây theo đƣờng kính :
- Tính toán các giá trị: giá trị trung bình ( ), Mode (Mo), trung vị (Me), giá
trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min), phƣơng sai (S2), sai tiêu chuẩn (S), sai số

chuẩn của số trung bình (S ), hệ số biến động (S%), độ lệch (Sk), độ nhọn (Ex).
- Kiểm định tính phù hợp của những phân bố lý thuyết với số liệu thực
nghiệm.
+ Phân chia D thành các cấp. Cấp D đƣợc phân chia từ 2 – 4 cm tùy theo
phạm vi phân bố đƣờng kính của mỗi trạng thái rừng.
+ Mô tả phân bố N/D bằng phân bố Weibull.
 Phân bố Weibull: Là phân bố ngẫu nhiên, liên tục với hàm mật độ và hàm
phân phối có dạng:
Hàm mật độ:
P(X) = b1.b2.Xb2-1.exp(-b1.Xb2)

(2.5)

Hàm phân phối:
F (X) = 1 – exp(-b1.Xb2)

(2.6)

Trong đó:
b1, b2 là những hệ số của mô hình
exp: là cơ số logarit Neper
Mức độ phù hợp của các mô hình lý thuyết với số liệu thực nghiệm đƣợc
đánh giá theo thống kê 2. Những phân bố phù hợp nhất với số liệu thực nghiệm


15

đƣợc chọn theo hai tiêu chuẩn – đó là xác suất chấp nhận lớn nhất (Pmax) và tổng
sai lệch bình phƣơng nhỏ nhất, nghĩa là min∑(Flt – Ftn)2 với Flt và Ftn lần lƣợt là
tần số lý thuyết và thực nghiệm. Những phân bố phù hợp nhất đƣợc sử dụng để tính

tần suất (Px), tần suất dồn hay tích lũy (Fx), tần số lý thuyết (Flt), tần số dồn hay
tích lũy (Ftl), tỷ lệ dồn (%), tần số cây phân bố trong các cấp D và H bình quân, tần
số cây nằm trong khoảng

,

với X = D.

Dựa trên kết quả thu thập số liệu sẽ đƣợc sử dụng phầm mềm SPSS 16 để
tính toán và biểu thị bằng biểu đổ
e. Tính đa dạng loài.
Tính đa dạng loài cây gỗ lớn đƣợc mô tả bởi 02 chỉ số đa dạng sau đây:
- Chỉ số H‟ của Shannon – Weiner. Chỉ số đƣợc sử dụng để đo đạc tính đa
dạng về số loài cây gỗ cho từng trạng thái rừng. Chỉ số H‟ đƣợc tính theo công thức:
H‟ = - ∑[(ni/N) * log(ni/N)]

(2.9)

Trong đó:
N: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn
ni: Số cây của loài thứ i
- Chỉ số đa dạng loài Simpson (D). Chỉ số này đƣợc sử dụng để đánh giá sự
đa dạng về số lƣợng loài của một quần xã. Chỉ số D đƣợc tính theo công thức:
(2.10)
Trong đó:
S: Số loài cây bắt gặp
N: Tổng số cá thể của các loài cây
Pi : là độ nhiều tƣơng đối của loài thứ i;
Pi =


với ni là số cá thể của loài thứ i ( i = 1 ÷ S ).

2..4.3.2. Quan hệ không gian cùng loài và khác loài của cây rừng
Các phƣơng pháp phân tích mô hình điểm không gian đƣợc đề xuất để tìm
hiểu sự sắp xếp của các điểm trong không gian ( Stoyan & Stoyan 1994; Diggle


16

2003) [38]. Ví dụ dựa vào vị trí của cây ( toạ độ x,y) và sử dụng hàm Ripley‟ K hay
hàm tƣơng quan theo cặp (pair-correlation function) để mô tả tính chất của mô hình
điểm (point pattern) trong một dải của khoảng cách (Stoyan &Stoyan 1994; Illian et
al. 2008). Trong các phƣơng pháp này, mô hình không (null model) đƣợc sử dụng để
mô tả giả thuyết không (null hypothesis) của mô hình điểm và sau quá trình mô
phỏng sẽ đƣợc đối chiếu với dữ liệu quan sát (Diggle 2003; Wiegand & Moloney
2004). Độ lệch giữa dữ liệu thực nghiệm và giả thuyết không đƣợc sử dụng để mô tả
mô hình của dữ liệu và dự báo các quá trình hoặc cơ chế đã điều chỉnh mô hình quan
sát đƣợc.
Hàm tương quan theo cặp
Hàm tƣơng quan theo cặp g(r) mô tả sự sắp xếp không gian của các điểm
trong một dải của khoảng cách (Stoyan & Stoyan 1994). Dựa vào khoảng cách giữa
các cặp điểm, hàm g(r) mô tả mật độ chuẩn hóa tại một khoảng cách nhất định r và là
mật độ kỳ vọng của các điểm tại khoảng cách r từ một điểm bất kỳ (Stoyan & Stoyan
1994; Dale et al. 2002). Với một loại điểm (ví dụ, cùng một loài cây hay một nhóm
cây), ta có hàm tƣơng quan theo cặp một biến số - g11(r), đây cũng là đạo hàm của
hàm Ripley‟ K (Ripley 1976):
(2.11)
Nếu nhƣ:
g11(r) = 1 cho biết phân bố hoàn toàn ngẫu nhiên
g11(r) > 1 cho biết phân bố kiểu cụm

g11(r) < 1 cho biết phân bố kiểu đều tại khoảng cách r.
Hàm tƣơng quan hai biến số g12(r) đƣợc sử dụng để phân tích quan hệ không gian
giữa hai nhóm điểm khác nhau (ví dụ, hai loài cây khác nhau). g12(r) là mật độ kỳ
vọng của các điểm nhóm 2 tại khoảng cách r từ một điểm bất kỳ của nhóm 1.
g12(r) = 1 cho biết quan hệ là độc lập (không tƣơng tác),
g12(r) > 1 cho biết quan hệ là tƣơng hỗ
g12(r) < 1 cho biết quan hệ là cạnh tranh tại khoảng cách r.


17

Mô hình giả thuyết
Mô hình giả thuyết hoàn toàn ngẫu nhiên (complete spatial randomness CSR): là mô hình với giả thuyết là không có tƣơng tác giữa các điểm trong mô
hình. Môi trƣờng không đồng nhất (ví dụ: đá lộ đầu, khe, suối, . . .) sẽ ảnh hƣởng
đến phân bố trong không gian của cây. Chúng tôi kiểm tra tính đồng nhất của môi
trƣờng sống dựa vào phân bố không gian của tất cả các cây thành thục (dbh ≥ 15
cm), bởi vì cây trƣởng thành (thành thục) có khả năng sống phủ kín các diện tích
có thể và đã trải qua chọn lọc tự nhiên. Nhƣ vậy, chất lƣợng môi trƣờng sống
không đồng nhất sẽ phản ánh thông qua phân bố không đồng nhất của cây thành
thục (Getzin et al. 2008).
Mô hình giả thuyết không đồng nhất Poisson (Heterogeneous Poisson-HP):
đƣợc sử dụng để kiểm tra phân bố không gian của các loài cây chiếm ƣu thế. Ƣớc
lƣợng không có tham số Epanechnikov đƣợc sử dụng cho hàm mật độ với bán kính
của cửa sổ di động R = 30 m và độ phân giải không gian là 1 m.
Mô hình giả thuyết độc lập (independence): đƣợc sử dụng làm mô hình không
để kiểm tra quan hệ giữa 2 loài cây khác nhau. Giả thiết là mô hình điểm của 2 loài
cây đƣợc tạo ra bởi 2 quá trình khác nhau và trong quá trình mô phỏng toàn bộ mô
hình điểm thứ hai sẽ đƣợc di chuyển một cách ngẫu nhiên xung quanh mô hình điểm
thứ nhất. Nhƣ vậy, không có tƣơng tác giữa 2 loại điểm cũng là không có tƣơng tác
giữa 2 mô hình.

Quan hệ không gian cùng loài của các loài cây: sử dụng mô hình giả thuyết
không có sự tƣơng tác giữa các điểm là CSR với hàm g11(r) để tìm hiểu phân bố
không gian của các loài cây gỗ chủ yếu trên cả 02 OTC.
Quan hệ không gian khác loài của các loài cây: áp dụng mô hình giả thuyết
độc lập cho hàm g12(r) để tìm hiểu quan hệ không gian theo cặp của các loài cây gỗ
chủ yếu trên mỗi OTC.
Trong tất cả các phân tích, 199 lần mô phỏng Monte Carlo đƣợc thực hiện và
sử dụng giá trị lớn nhất thứ 5 và giá trị nhỏ nhất thứ 5 để xây dựng khoảng tin cậy
xấp xỉ 95% bằng phần mềm Programita 2014 ( với độ phân
giải không gian là 1 m. Sự khác biệt có ý nghĩa so với giả thuyết không là mô hình
thực nghiệm nằm ngoài khoảng tin cậy.


18

Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện A Lƣới là một huyện miền núi phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành
phố Huế 70km. Địa giới huyện A Lƣới đƣợc giới hạn trong tọa độ địa lí từ 16‟00‟00‟ đến
16‟16‟30‟ vĩ độ Bắc và từ 107‟00‟00‟ đến 107‟30‟00‟ kinh độ Đông [29].
A Lƣới là huyện xung yếu tiếp giáp với nhiều huyện khác nhau và có 84 km
đƣờng biên giới quốc gia.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí hành chính huyện A Lƣới
Phía Bắc giáp với huyện Phong Điền và huyện Đakrông ( tỉnh Quảng Trị).
Phía Nam giáp huyện Tây Giang ( tỉnh Quảng Nam ). Phía Đông giáp với huyện



×