Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Kết nối văn học với đời sống trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 ở THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
======

NGUYỄN THỊ XUYẾN

KẾT NỐI VĂN HỌC VỚI ĐỜI SỐNG TRONG
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN
LÃNG MẠN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1930 – 1945 Ở THPT
Chuyên ngành: LL&PP Dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM THỊ THU HƢƠNG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để luận văn “Kết nối văn học với đời sống trong dạy học đọc hiểu
truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 ở THPT” đƣợc hoàn
thành, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của các cá nhân, tập
thể. Tôi xin chân thành bày tỏ tình cảm của mình với những sự giúp đỡ quý
báu đó!
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới PGS.TS Phạm Thị
Thu Hƣơng – ngƣời đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này!
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học - Trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi trong toàn khóa
học!


Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, đặc biệt
là các thầy cô trong Khoa Ngữ văn, tổ Lí luận và Phƣơng pháp dạy học bộ
môn Văn – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài!
Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể gia đình, bạn bè; cảm ơn các đồng
nghiệp, các em học sinh trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh- Ba Vì đã luôn động
viên, khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Xuyến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả
nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã đƣợc công bố trƣớc đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Xuyến


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐHSPHN

Đại học Sƣ phạm Hà Nội

ĐHSPHN 2


Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

Nxb

Nhà xuất bản

Nxb ĐHSP

Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

TNLM

Truyện ngắn lãng mạn


TPVH

Tác phẩm văn học

TPVC

Tác phẩm văn chƣơng

THPT

Trung học Phổ thông


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1
1.1. “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con
ngƣời” ................................................................................................................ 1
1.2. Kết nối văn học với đời sống là một quan điểm dạy học đúng đắn, một
nguyên tắc trong dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng ................................ 3
1.3. Thực trạng kết nối văn học với đời sống trong dạy học đọc hiểu tác phẩm
văn chƣơng hiện nay còn nhiều bất cập ............................................................ 4
1.4. Những thông điệp văn hóa, nhân văn của truyện ngắn lãng mạn 19301945 tạo ra tiềm năng kết nối văn học với đời sống ......................................... 4
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ............................................................. 7
2.1 Những nghiên cứu về vấn đề mối quan hệ giữa văn học với đời sống, dạy
học văn gắn với đời sống .................................................................................. 7
2.2. Những nghiên cứu về truyện ngắn lãng mạn Việt Nam và dạy học truyện
ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 ở THPT ................................ 13
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................. 17

3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 17
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 17
4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................. 18
4.1. Đối tƣợng ................................................................................................. 18
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 18
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 18
5.1 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ............................................................. 18
5.2. Phƣơng pháp khảo sát, điều tra, thống kê ................................................ 18
5.3. Phƣơng pháp thực nghiệm ....................................................................... 18


6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ....................................................................... 19
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ................................................................. 19
7.1. Về phƣơng diện lí luận ............................................................................. 19
7.2. Về phƣơng diện thực tiễn ......................................................................... 19
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ................................................................. 19
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 20
CHƢƠNG 1..................................................................................................... 20
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 20
1.1. Gắn với đời sống - một nguyên tắc cơ bản trong dạy học văn ở nhà
trƣờng phổ thông. ............................................................................................ 20
1.2. Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945 ........................................................... 26
1.3. Ý nghĩa của vấn đề kết nối văn học với đời sống trong dạy học đọc hiểu
văn bản văn chƣơng ở trƣờng phổ thông ........................................................ 42
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 48
CHƢƠNG 2..................................................................................................... 49
CÁCH THỨC KẾT NỐI VĂN HỌC VỚI ĐỜI SỐNG TRONG .................. 49
DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN VIỆT NAM .............................. 49
GIAI ĐOẠN 1930-1945 Ở THPT .................................................................. 49
1. Thực trạng dạy học truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930-1945 từ góc nhìn

kết nối với đời sống ......................................................................................... 49
1.1. Khảo sát .................................................................................................... 49
1.2. Nhận xét ................................................................................................... 52
2. Nguyên tắc kết nối văn học với đời sống trong dạy học truyện ngắn LMVN
giai đoạn 1930-1945 ở THPT ......................................................................... 53
2.1. Phát huy vai trò “bạn đọc sáng tạo” của học sinh trong hoạt động kết nối .... 53
2.2. Bám sát văn bản, tôn trọng bản chất nghệ thuật của tác phẩm văn chƣơng
......................................................................................................................... 55


2.3. Lựa chọn biện pháp, cách thức kết nối phù hợp, hiệu quả ...................... 55
3. Các biện pháp kết nối văn học với đời sống trong dạy học truyện ngắn lãng
mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 ở THPT ................................................. 56
3.1. Biện pháp kết nối văn học với đời sống ở giai đoạn trƣớc khi đọc văn bản .. 56
3.2. Biện pháp kết nối với đời sống ở giai đoạn trong và sau khi đọc văn bản .. 65
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 76
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .......................................................................... 77
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 77
3.2. Thời gian, địa điểm, đối tƣợng thực nghiệm............................................ 77
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm ....................................................................... 78
3.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................... 78
3.5. Giáo án thực nghiệm ................................................................................ 78
3.6. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 101
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 104
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 107
PHẦN PHỤ LỤC .......................................................................................... 111


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là
con ngƣời”
Từ bao đời nay, văn học và cuộc sống luôn có một mối quan hệ hữu cơ
gắn kết khó có thể tách rời bởi “hƣơng nhụy trong mát và ngọt lành của cuộc
sống chính là văn học”. Ví nhƣ con ong cần mẫn tìm mật ngọt cho đời, văn
học- bằng chức năng và tác dụng diệu kì của mình, đã tiếp xúc, thu nhặt
những chất liệu từ cuộc sống để khám phá, tái hiện và nâng cuộc sống lên một
tầm cao mới, để tìm đến những giá trị chân- thiện- mĩ của cuộc đời. Bởi “cuộc
đời chính là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu).
Văn học nói một cách đơn giản là một hình thái xã hội, một loại hình
nghệ thuật dùng ngôn từ để thể hiện với chức năng phản ánh và tái tạo cuộc
sống trên quan điểm thẩm mĩ qua lăng kính mang tính chủ quan của tác giả.
Văn học phản ánh hiện thực trong tính sinh động, toàn vẹn của nó. Bởi vậy,
giống nhƣ những bộ bách khoa toàn thƣ về cuộc sống, văn học “mở ra chân
trời mới”, cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức phong phú, đa dạng về thế
giới xung quanh, về con ngƣời, về chính bản thân mình, … Những hiểu biết
ấy vƣợt qua giới hạn của thời gian, không gian giúp cho con ngƣời “lớn dần
thêm” về trí tuệ, hoàn thiện thêm về nhân cách.
Là một loại hình nghệ thuật, văn học không phản ánh, biểu hiện đời
sống trực tiếp mà gián tiếp thông qua hình tƣợng nghệ thuật. Nói theo cách
khác, hình tƣợng nghệ thuật là phƣơng tiện để nhà văn nhận thức, phản ánh,
khái quát các hiện tƣợng đời sống. Qua hình tƣợng nghệ thuật, ngƣời đọc hình
dung, tƣởng tƣợng ra thế giới hiện thực, cảm nhận đƣợc quan điểm, thái độ
của nhà văn bộc lộ trong tác phẩm. Điều cốt lõi của văn chƣơng chính là lòng


2


nhân ái. Vô hình chung, văn học đã trở thành nhịp cầu đƣa những con tim
đồng cảm xích lại gần nhau hơn để cùng chia sớt những vui buồn, những ƣớc
mơ, khát vọng tuy bé nhỏ nhƣng rất đỗi thân thƣơng và ý nghĩa. Văn học
không chỉ khơi lên trong ta những cảm xúc nhẹ nhàng, êm ái mà còn dạy ta
biết xót thƣơng, căm phẫn, lên án trƣớc những cái xấu xa, cái ác trong cuộc
sống. Đó cũng chính là “nơi đi tới” mà văn học luôn hƣớng đến.
Đối tƣợng phản ánh của văn học chính là con ngƣời. Gorki nói: “Văn
học là nhân học”. Nguyễn Minh Châu thì cho rằng: “Văn học và hiện thực là
hai vòng tròn đồng tâm và tâm điểm là con người”. Vậy văn học phản ánh
con ngƣời nhƣ thế nào? Trƣớc hết, văn học nhận thức toàn bộ quan hệ của thế
giới con ngƣời, đã đặt con ngƣời vào vị trí trung tâm của các mối quan hệ.
“Văn học và hiện thực là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con ngƣời”
(Nguyễn Minh Châu) – tính hiện thực là thuộc tính tất yếu của văn học. Lấy
con ngƣời làm điểm tựa miêu tả thế giới, văn nghệ có một điểm tựa để nhìn ra
toàn thế giới. Văn nghệ bao giờ cũng nhìn hiện thực qua cái nhìn của con
ngƣời. Con ngƣời trong đời sống văn nghệ là trung tâm của các giá trị, trung
tâm đánh giá, trung tâm kinh nghiệm của các mối quan hệ. Nhƣ vậy, miêu tả
con ngƣời là phƣơng thức miêu tả toàn thế giới.
Có thể nói rằng, tác phẩm văn học là một “mô hình của đời sống” hay
nói cách khác, tác phẩm văn học chính là một “hình thái xã hội thu nhỏ”. Văn
học thật diệu kì! Văn học giúp ta thanh lọc tâm hồn, thắp lên trong ta bao yêu
thƣơng, khát vọng, chắp thêm cho ta đôi cánh để luôn vững vàng trƣớc những
khó khăn của cuộc sống. Văn học là ngƣời bạn đƣờng thân thiết trên mọi nẻo
đƣờng, nuôi lớn và làm phong phú tâm hồn ta với thứ tình cảm giàu tính nhân
văn cao cả! Chính vì thế mà văn học không thể đứng riêng lẻ, tách rời mà
phải gắn với đời sống, phải hòa mình vào với đời sống.


3


1.2. Kết nối văn học với đời sống là một quan điểm dạy học đúng đắn,
một nguyên tắc trong dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng
Ngữ văn là một môn học tích hợp, không chỉ là sự hợp lực của ba phân
môn mà còn vận dụng kiến thức của các môn học khác, kiến thức trong đời
sống xã hội, các tri thức kỹ năng, phƣơng pháp giảng dạy, từ kinh nghiệm của
thực tiễn. Do đó, kết nối văn học với đời sống là nội dung không thể thiếu
trong việc giảng dạy Ngữ văn trong nhà trƣờng hiện nay bởi nguyên tắc này
đã đƣợc đặt nền móng trong các bộ giáo trình đầu tiên và ngày càng dƣợc chú
ý trong bối cảnh phát triển năng lực ngƣời học.
Đây là quan điểm dạy học phù hợp với đặc trƣng bộ môn, làm cho văn
học gắn liền với đời sống thực tiễn xã hôi, đời sống tinh thần của học sinh.
Việc tạo ra những kết nối giữa tác phẩm văn học và đời sống giúp
học sinh có thể cắt nghĩa, hiểu sâu sắc hơn nội dung tƣ tƣởng, giá trị, ý
nghĩa tác phẩm.
Kết nối văn học với đời sống góp phần ứng dụng mục tiêu giáo dục,
dạy học hiện nay giúp HS tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội xác
lập mối liên hệ giữa các tri thức và kĩ năng thuộc các phân môn đã học bằng
cách tổ chức thiết kế các nội dung tình huống tích hợp để HS vận dụng phối
hợp các tri thức và kĩ năng riêng rẽ của các phân môn vào giải quyết vấn đề
đặt ra qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực kĩ năng tích hợp.
Tổ chức thiết kế các hoạt động phức hợp để HS học cách sử dụng phối
hợp những kiến thức và kĩ năng đã thụ đắc trong “nội bộ các phân môn”. Đặt
HS vào trung tâm của quá trình dạy học để HS trực tiếp tham gia vào giải
quyết các vấn đề tình huống tích hợp; biến quá trình truyền thụ tri thức thành
quá trình HS tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng;
phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS; chú trọng mối quan hệ
giữa HS với SGK phải buộc HS chủ động tự đọc tự làm việc độc lập



4

1.3. Thực trạng kết nối văn học với đời sống trong dạy học đọc hiểu tác
phẩm văn chƣơng hiện nay còn nhiều bất cập
Có thể nhận thấy, cả giáo viên và học sinh chƣa ý thức đúng tầm quan
trọng, ý nghĩa của việc kết nối văn học với đời sống nên nó chƣa thực sự trở
thành một hoạt động thƣờng trực trong dạy học đọc hiểu văn bản văn chƣơng.
Câu hỏi kết nối thƣờng đƣợc “gắn vào”, “gá vào” cuối bài cho đủ, cho có.
Việc kết nối văn học với đời sống vẫn chủ yếu xuất phát từ giáo viên.
Giáo viên yêu cầu học sinh kết nối những vấn đề trong tác phẩm với đời sống
thông qua những câu hỏi gợi mở, gợi dẫn, liên hệ. Tức là học sinh chƣa thực
sự chủ động, tự giác tạo ra những kết nối, chƣa tự phát hiện đƣợc những vấn
đề, nội dung cần kết nối với đời sống trong tác phẩm. Các biện pháp, cách
thức kết nối còn máy móc, cứng nhắc, chƣa đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, thậm
chí nhiều khi không phù hợp với vấn đề cần kết nối, với đối tƣợng học sinh
nên chƣa lôi cuốn, hấp dẫn ngƣời học và chƣa mang lại hiệu quả cao.
Những điều đó đã dẫn tới hệ quả là làm cho khoảng cách giữa văn học
và đời sống ngày càng xa; học sinh khó khăn trong hoạt động thâm nhập,
chiếm lĩnh, đánh giá tác phẩm; các em chƣa biết áp dụng những điều đƣợc
học vào các tình huống của thực tiễn, chƣa chuyển hóa đƣợc thông điệp nghệ
thuật thành giá trị, kĩ năng sống cho mình nên không ít học sinh có tâm lí
chán ghét, quay lƣng lại với môn văn hoặc học văn chỉ để đối phó kiểm tra,
thi cử.
1.4. Những thông điệp văn hóa, nhân văn của truyện ngắn lãng mạn
1930-1945 tạo ra tiềm năng kết nối văn học với đời sống
“Văn học là nhân học” (M. Gorki), dƣờng nhƣ điều này đã trở thành
một chân lí hiển nhiên, vững bền. Văn học không chỉ là loại hình nghệ thuật
mà còn là thứ khoa học đặc biệt- khoa học của lòng ngƣời và ngƣời nghệ sĩ
làm thứ khoa học này phải là “một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy” (T.



5

Sêkhốp). Mỗi tác phẩm văn học không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ
thuật trƣng diện, phô bày những hình tƣợng nghệ thuật độc đáo của ngƣời
nghệ sĩ. Nếu cái độc đáo đó nó không ngụ một tinh thần nhân văn sâu sắc,
không chứa đựng những niềm vui, nỗi buồn của con ngƣời, không cho chúng
ta cảm nhận đƣợc tình cảm, tƣ tƣởng của tác giả thì đó chỉ là cái độc đáo, khô
khan, hời hợt, giả tạo. Một trong những chức năng quan trọng của văn học là
giáo dục, là cứu vớt con ngƣời. Nếu không xuất phát từ những tình cảm chân
thực, liệu rằng tác phẩm văn học có đủ sức lay động tâm hồn con ngƣời để
thực hiện chức năng hƣớng thiện cao cả đó? Hơn nữa mỗi tác phẩm văn học
lại là quá trình sáng tạo mà khâu đầu tiên phải là sự rung động cực điểm của
tâm hồn ngƣời nghệ sĩ.
Ngƣời nghệ sĩ chân chính sẽ luôn sáng tạo đƣợc những tác phẩm có giá
trị. Và tất nhiên, giá trị của tác phẩm ấy đƣợc thể hiện trong tƣ tƣởng của nhà
văn. Nói đến giá trị nhân văn của tác phẩm văn học là nói đến tình cảm hƣớng
tới con ngƣời, bảo vệ quyền làm ngƣời của con ngƣời. Tác phẩm văn học
chứa đựng tinh thần ấy phải cất lên niềm cảm thông sâu sắc với những số
phận bị vùi dập, khốn khổ và nói lên ƣớc mơ, hoài bão, khát vọng sống của
con ngƣời. Truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 mang trong
mình những “sứ mệnh” cao cả, các tác giả trong giai đoạn này đều gửi gắm
những thông điệp, những giá trị nhân văn qua những trang văn thấm đẫm chất
thơ nhƣ Thạch Lam, nhƣ Nguyễn Tuân.
Thứ nhất, trong truyện ngắn lãng mạn 1930-1945 ở THPT các nhà
văn thƣờng tìm kiếm những giá trị cao đẹp, những thông điệp văn hóa, nhân
văn trong những cảnh đời tầm thƣờng, tăm tối; khám phá cái cao cả trong
những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp. Nếu nhƣ Thạch Lam xúc động và trân
trọng những khát vọng đƣợc đổi đời, đƣợc sống hạnh phúc hơn của những
con ngƣời bé nhỏ bị lãng quên ở phố huyện nghèo xƣa thì Nguyễn Tuân lại



6

tìm thấy sự tỏa sáng của nhân cách ngƣời tử tù nơi ngục thất tăm tối; sự vƣơn
lên cái đẹp, cái thiên lƣơng của một ngục quan trong nhà tù của xã hội phong
kiến xấu xa, suy tàn.
Nhân vật hành động theo sự tƣởng tƣợng của cá nhân nhà văn thể hiện
lí tƣởng của tác giả. Nhân vật Liên và An trong Hai đứa trẻ tuy còn nhỏ đã
phải thay mẹ trông coi quán tạp hóa nhỏ để kiếm sống, hằng đêm bán hàng
xong lại cố thức đón chuyến tàu đêm đi qua phố huyện. Con tàu với những
toa sang trọng, đèn sáng trƣng chiếu sáng xuống mặt đƣờng và tiếng còi rít
lên rầm rộ nhƣ mang theo cả một thế giới khác đối với cái phố huyện tăm tối,
tĩnh lặng, nhƣ thắp lên trong tâm hồn ngây thơ của em một khát vọng dẫu mơ
hồ nhƣng cũng đáng trân trọng thể hiện khát vọng của những con ngƣời bé
nhỏ bị lãng quên trong xã hội cũ .
Bên cạnh đó, tự do biểu hiện tình cảm của cái tôi cá nhân., các nhà văn
lãng mạn thƣờng tuyệt đối hóa vai trò của cái tôi cá nhân đặt chúng cao hơn
thực tế khách quan đời sống để thể hiện khát vọng, lí tƣởng của mình. Trong
Chữ người tử tù thể hiện quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân: cái đẹp gắn
với văn hóa dân tộc, gắn với cái thiện, có sức cảm hóa cái xấu , cái ác và cái
đẹp bất tử với đời.
Thứ hai, truyện ngắn lãng mạn lạng mạn 1930-1945 đƣợc viết ra bởi
cảm hứng lãng mạn nên các nhà văn thƣờng hƣớng đến cái phi thƣờng, có
tính biệt lệ, xây dựng những hình tƣợng con ngƣời vƣợt lên thực tại của đời
sống, của hoàn cảnh, hƣớng tới một cái gì đó tốt đẹp và thánh thiện hơn hiện
thực. Có khi đó chỉ là những khát vọng còn mơ hồ nhƣng cũng đủ để niềm tin
của con ngƣời có điểm tựa. Đó là khát vọng chờ chuyến tàu đêm qua phố
huyện nghèo của Liên và An, đó là không gian cho chữ thấm đƣợm giá trị
nhân văn cao đẹp. Đó là nét chữ nết ngƣời, là thiên lƣơng trong sáng, là cái

đẹp gắn với cái thiện.


7

Với tất cả những thông điệp nhân văn cao cả ấy, truyện ngắn lãng mạn
1930-1945 đã khẳng định đƣợc chỗ đứng trong nền văn học Việt Nam, khẳng
định đƣợc những giá trị cốt lõi của văn học đồng thời mang những giá trị
nhân bản lớn.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Kết nối văn học với đời
sống trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945 ở
THPT” với mong muốn đóng góp một tiếng nói vào quá trình đổi mới dạy
học văn hiện nay ở trƣờng phổ thông.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1 Những nghiên cứu về vấn đề mối quan hệ giữa văn học với đời sống,
dạy học văn gắn với đời sống
2.1.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học với đời sống
Văn học và đời sống vốn có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
Bởi vậy khi nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp nhận nó ta không thể không kết nối nó
với đời sống. Trong lịch sử nghiên cứu văn học, đã có rất nhiều cuốn sách,
nhiều công trình của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đề
cập mối quan hệ giữa văn học và nguyên tắc dạy học văn gắn với đời sống.
Về mối quan hệ giữa dạy học văn gắn với đời sống, trƣớc hết chúng ta
phải kể đến cuốn Nghệ thuật với đời sống xã hội (1963) của tác giả
Plêkhanốp. Trong cuốn sách, tác giả đã phân tích những ảnh hƣởng, tác động
của đời sống đối với nghệ thuật, đã chỉ ra sự phụ thuộc khăng khít giữa tính
chất của sự cảm thụ thẩm mĩ của con ngƣời với tính chất của điều kiện sinh
hoạt, điều kiện sống của một xã hội nhất định. Ông khẳng định “Bản tính con
ngƣời khiến họ có thể có những cảm giác và quan niệm thẩm mĩ. Những điều
kiện sinh hoạt của họ cải biến những tiềm thế ấy mà một con ngƣời xã hội

nhất định có những thị hiếu và quan niệm thẩm mĩ này, chứ không phải là
những thị hiếu và quan niệm thẩm mĩ khác” . Ông làm rõ quan điểm này bằng


8

những dẫn chứng cụ thể, chân thực từ đó đi đến khẳng định: nghệ thuật bắt
nguồn, nảy nở từ đời sống và chịu quy định của đời sống xã hội.
Cũng nghiên cứu về này, với sự xuất hiện của G. Lukacs, lí luận văn
học mác xít đã có thêm những công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa văn
học và hiện thực đời sống. Tiếp thu những thành tựu triết học và mĩ học tƣ
sản, Lukacs đã có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn đi sâu vào một số vấn
đề lí luận văn học, nhất là mối quan hệ giữa văn học và đời sống hiện thực.
Ông nhấn mạnh quan điểm phản ánh hiện thực “bằng các hình thức của đối
tƣợng”, khẳng định văn học nghệ thuật nhƣ là ý thức phát triển nhân loại.
Cũng nhƣ Plêkhanốp ông luôn trung thành với quan điểm văn học nghệ thuât
không tách rời đời sống xã hội. Luckacs nhấn mạnh đến thế giới riêng của
sáng tạo nghệ thuật, ông cho rằng mọi tác phẩm nghệ thuật có giá trị đều tạo
ra “thế giới riêng”, các nhân vật các tình huống đều hoàn toàn khác với thực
tế hàng ngày, thậm chí không giống với bất kì nhân vật, tình huống nào của
tác phẩm khác. Lukacs chỉ ra rằng sự say mê của ngƣời tiếp nhận là sự say mê
hoàn toàn vào đặc trƣng của cái “ thế giới riêng”, của tác phẩm, do tác phẩm
“phản ánh hiện thực trung thực hơn, hoàn thiện hơn, sinh động hơn cái ngƣời
tiếp nhận về hiện thực”[7,85].
Trong Lí luận văn học, tập 1, Giáo sƣ Phƣơng Lựu có nhấn mạnh “Văn
học nhận thức, phản ánh đời sống con ngƣời cũng nhƣ hội họa, ca nhạc, điêu
khắc… văn học là một môn nghệ thuật. Đối tƣợng của văn học là con ngƣời –
con ngƣời trong học tập, lao động, chiến đấu, con ngƣời trong tình yêu và
những mối quan hệ xã hội khác, con ngƣời trong không gian thời gian với
thiên nhiên, vũ trụ. Nói văn học là nhân học, đúng thế. Văn học không chỉ

phản ánh đời sống con ngƣời mà còn phải nhận thức con ngƣời và đời sống
con ngƣời, nói lên những ƣớc mơ, khát vọng, những tâm tƣ, tình cảm của con
ngƣời trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú. Chỉ đến lúc nào đó


9

văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện đƣợc sự khám phá và
sáng tạo, có những kiến giải hay và đẹp về con ngƣời và đời sống con ngƣời”.
[6,86]
Ở cuốn Văn học và cuộc sống (1996), trong lời mở đầu tác giả Mai
Thanh đã khẳng định “ý tƣởng nổi bật và sâu đậm nhất là: cuộc sống và mối
quan hệ giữa văn học với cuộc sống. Cuộc sống ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa
rộng nhất của khái niệm này” [43,7]. Theo tác giả cuộc sống ấy là :“Lịch sử
anh hùng nghìn năm dựng nước và giữ nước của chúng ta gắn với những tấm
gương anh hùng dân tộc thông qua những hành động lập đức, lập công của
họ của toàn dân tộc, là việc trồng lúa truyền đời của nông dân Việt Nam”
[61,8]. Cũng theo tác giả, cuộc sống là thứ có trƣớc, văn học là cái có sau, văn
chƣơng phải từ cuộc sống, thấu hiểu cuộc sống chứ không đƣợc phép xuyên
tạc cuộc sống.
Hay trong Văn học đời sống- Đời sống với văn học tác giả Ngô Thảo có
viết “Mối quan hệ giữa văn học và đời sống là một vấn đề cơ bản mà thời nào
cũng đặt ra… trong mối quan hệ giữa văn học với đời sống thì đời sống đóng
một vai trò vô cùng quan trọng. Nó vừa là chỗ bắt đầu vừa là chỗ đi tới của
văn học. Hiện thực đời sống, con người xã hội là đối tượng phản ánh của văn
học. Phục vụ đời sống, góp phần cải tạo đời sống là mục đích cuối cùng của
văn học” [44,89]. Tác giả đã phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa văn
học với đời sống thực tại của đất nƣớc sau năm 1975.
Văn học gắn bó mật thiết với đời sống. Vì thế, dạy học đọc hiểu các tác
phẩm văn học, ngƣời dạy và ngƣời học không ngừng tạo ra những kết nối, sự

gắn kết giữa văn học và đời sống.
2.1.2. Nghiên cứu về dạy học văn gắn với đời sống
Nghiên cứu về vấn đề dạy học văn gắn với đời sống, không thể không
nhắc tới cố GS Phan Trọng Luận . Trong cuốn Phương pháp dạy học văn, GS


10

có nhấn mạnh mối liên hệ giữa tác phẩm văn học – đời sống “Nghệ thuật
giảng văn yêu cầu người giáo viên sáng tạo được nhiều biện pháp xóa bỏ
được càng nhiều ngăn cách tác phẩm văn học- học sinh- đời sống để tác
phẩm văn học có tác động sâu xa đến trí tuệ và tâm hồn học sinh. Quá trình
phân tích tác phẩm văn học chính là quá trình giáo viên dẫn đi theo con
đường gần nhất, nhanh nhất từ vốn sống riêng đến gần với cuộc sống chung
mà nhà văn đã khái quát trong hình tượng tác phẩm”[4, 155]. Tác giả khẳng
định giảng văn chính là nghệ thuật và nghệ thuật ấy cốt yếu là làm sao để thu
hẹp khoảng cách văn học- học sinh- cuộc sống.
Năm 1988, trong cuốn Xã hội- Văn học- Nhà trường, GS khẳng định “
Nhà trường xã hội, văn học nhà trường và văn học ngoài đời hình như ngày
một xa cách. Giáo viên và học sinh ngày càng xa lạ, chương trình và sách
giáo khoa quá cũ mà cách dạy lại càng cũ hơn. Hố sâu ngăn cách đòi hỏi
chúng ta không thể làm ngơ được. Chúng ta không thể làm công việc giảng
dạy văn chương một cách hình thức, vô tác dụng đối với một đối tượng xa lạ
với chúng ta. Nói “bao cấp” trong dạy văn văn không có gì là khiên cưỡng
[8,15]. Phan Trọng Luận cũng nhấn mạnh: “ Người dạy văn phải giúp học
sinh tự tạo được bản lĩnh đối diện với những vấn đề nóng bỏng, bức xúc của
đời sống xã hội và văn học đang đặt ra” [8,29]. Vai trò định hƣớng ngƣời
giáo viên lần nữa đƣợc khẳng định, ngƣời giáo viên phải chủ động tìm
phƣơng pháp dạy học hợp lí để thay đổi khoảng cách của văn học nhà trƣờng
và văn học ngoài đời. Ngƣời giáo viên giáo dục kiến thức văn học cũng đồng

thời giáo dục kĩ năng, bản lĩnh, thái độ cho học sinh, xử lí những tình huống
đời sống đặt ra trƣớc mắt.
Năm 2000, trong cuốn “Phương pháp học văn ở bậc trung học” tác giả
Trịnh Xuân Vũ đã có những đóng góp về phƣơng pháp dạy học văn “phƣơng
pháp dạy học mới là phương pháp dạy học phát triển và có định hướng khoa


11

học. Đối tượng tác phẩm phát triển, chủ thể- trò phát triển và kiến thức phát
triển. Đó là sự phát triển theo dòng lịch sử tiến hóa của xã hội loài người.
Trên lớp học hiện đại, với vai trò là chủ thể-mỗi cá thể trò tự cảm nhận tác
phẩm, suy nghĩ, tìm tòi phát hiện ở tác phẩm những vấn đề cần thiết cho đời
sống hiện tại (…). Đó là quá trình để cho khái niệm mới hình thành, tư duy
mới được xác lập, cảm quan được xác tín và do đó dẫn đến việc điều chỉnh lại
nhận thức và hành vi từng cá thể- trò trong đời sống, môi trường, học đường
và khả năng ứng xử có bản lĩnh trong đời sống xã hội”[9,123]. Tác giả xác
định rõ học sinh là vị trí trung tâm của dạy- học văn, học sinh chính là chủ
thể- trò. Bên cạnh đó, tính tự chủ của học sinh trong học tập cũng đƣợc nhấn
mạnh và ngƣời giáo viên phải có ứng xử phù hợp khi bƣớc từ môn Ngữ văn ra
đời sống xã hội.
Năm 2004, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh đã đƣa ra mối quan hệ giữa
văn học và đời sống trong giảng dạy Ngữ văn thông qua quan niệm Dạy văn
hay là dạy cho sắc những giờ lên lớp: “Giờ dạy văn sắc nét là một giờ giảng
sinh động, gắn với cuộc sống hiện hành, ngay cả lúc thầy và trò đang cùng
dạy dỗ, học tập. Thầy trò cùng ở trong lớp, đang cùng làm một công việc do
xã hội giao phó, chứ không phải ngồi trong tháp ngà. Chính đây là nơi các
học sinh gắn liền với đời sống xã hội, với lao động sản xuất, khác với lối học
của các nhà nho, các nhà tƣ sản ngày xƣa (…) Liên hệ thực tế là đặt để bài
học vào hoàn cảnh lúc bấy giờ và để giáo dục tƣ tƣởng một cách nhanh

chóng, có hiệu quả bất ngờ.” [3, 55]. Đóng góp của Vũ Ngọc Khánh khá quan
trọng và có sức ảnh hƣởng đối với giảng dạy môn học Ngữ văn lúc bấy giờ.
Tác giả Lê Sử, trong bài viết Quan niệm dạy văn gắn với đời sống (qua
chƣơng trình và sách giáo khoa) đã phân tích sự thể hiện của quan niệm này
qua các thời kì, giai đoạn khác nhau. Tác giả bài viết đã cho rằng quan niệm
này là quan niệm cơ quản của sách giáo khoa thời chống Mĩ. Bởi chƣơng


12

trình môn Văn ngay từ đầu đã khẳng định: “Muốn phát huy chức năng của
văn học, giáo viên cần gắn liền giảng dạy văn học với đời sống, “gắn liền
giảng dạy văn học với đời sống là từ cuộc sống trong tác phẩm làm cho học
sinh hiểu rõ con ngƣời thực tế bên ngoài, trong quá khứ, trong hiện tại, cũng
nhƣ tƣơng lai, lấy cái mới soi cái cũ, lấy cái cũ soi cái mới” (Bộ giáo dục,
1965) . Đồng thời có thể vận dụng hiểu biết bên ngoài xã hội để cảm thụ, lí
giải đời sống tác phẩm văn học. Dạy học văn gắn với đời sống đƣợc đẩy lên
tới tận cùng, trở thành biểu hiện cao nhất của việc độc tôn phƣơng pháp xã
hội học, phủ nhận mọi phƣơng pháp cũng nhƣ hƣớng tiếp cận khác. Hậu quả
là xóa nhòa đi danh giới giữa văn chƣơng với cuộc đời, xem tác phẩm là thứ
tài liệu ghi chép, chụp ảnh nguyên xi đời sống. Lối tiếp cận dung tục đối với
tác phẩm trở nên phổ biến.
Luận văn thạc sĩ “Kết nối văn học với đời sống trong dạy học đọc hiểu
truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 ở THPT” của tác giả Nguyễn Thị Huyền
Ngọc cũng đã đề xuất các biện pháp kết nối văn học với đời sống trong dạy
học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ở THPT.
Trên đây là những nghiên cứu dạy học văn gắn liền với đời sống. Các
tác giả thông qua các bài nghiên cứu đã có nhiều đóng góp cho vấn đề thực tế
và giảng dạy Ngữ văn. Mục đích của các tác giả đều hƣớng tới việc ngƣời
giáo viên cần linh hoạt, chủ động vận dụng, tìm hiểu các phƣơng pháp dạy

học tích cực để văn học, nhà trƣờng và cuộc sống không còn những khoảng
cách, cụ thể hơn là ngƣời giáo viên cần làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng
của đời sống và văn học. Tuy nhiên, vấn đề kết nối văn học với đời sống nhƣ
thế nào, biện pháp ra làm sao, cách thức nào để tạo ra những kết nối ấy vẫn
chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ.


13

2.2. Những nghiên cứu về truyện ngắn lãng mạn Việt Nam và dạy học
truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 ở THPT
Về truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, ý kiến của
các nhà nghiên cứu phê bình rất phong phú, ở cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Những vấn đề cơ bản từ quan điểm nghệ thuật đến phong cách, từ kết cấu, cốt
truyện đến nhân vật, ngôn ngữ, … đều đƣợc tìm hiểu, khám phá một cách
tƣơng đối thấu đáo.
Thạch Lam là tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 1945. Tên tuổi ông đã gắn bó lâu dài với chƣơng trình SGK phổ thông.
Sau nhiều lần thay đổi chƣơng trình và SGK, Thạch Lam vẫn đứng vững ở vị
trí của mình, đƣợc độc giả nâng niu trân trọng. Vì vậy, ông đƣợc sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Trƣớc khi các công trình nghiên cứu khoa học về Thạch Lam ra đời,
tác giả này đã nhận đƣợc nhiều lời khen ngợi của dƣ luận, trong đó có Khái
Hƣng đã ca ngợi tập truyện Gió đầu mùa; Thế Lữ đã từng ca ngợi Thạch Lam
qua bài Tính cách tạo tác của Thạch Lam; Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện
đại đánh giá truyện của Thạch Lam là loại truyện tâm tình và xếp ông vào
những nhà tiểu thuyết tình cảm: "Có một ngòi bút lặng lẽ và điềm tĩnh vô
cùng, ngòi bút chuyên tả những cái rất đẹp, những tình cảm, cảm giác con con
nảy nở và biểu lộ ở đủ hạng ngƣời mà ông tả một cách tinh vi" [32,106].
Nhiều tác giả cũng đề cập đến thủ pháp phản ánh nghệ thuật trong
truyện ngắn Thạch Lam nhƣ cốt truyện, cấu tứ, ngôn ngữ trần thuật... Tác giả

Phong Lê, trong lời giới thiệu cho một tuyển tập công phu về tác phẩm của
Thạch Lam, ông đã công bố các kết quả nghiên cứu đầy nhiệt huyết của mình
với nhiều kết luận xác đáng: "Thạch Lam nhìn sâu vào cuộc sống ở các mặt
khuất của nó và do vậy ít có ánh sáng mà làm ta khắc khoải, lo âu... Ngòi bút
Thạch Lam tinh tế và trân trọng biết bao trƣớc số phận phụ nữ và trẻ em...


14

Câu văn của Thạch Lam là một lối văn nhuần nhị, tinh tế, gọn và gợi đƣợc
thật rõ ràng những trạng thái của sinh hoạt xúc cảm và tâm tồn". Bên cạnh đó,
có một nhận xét cũng rất đáng lƣu tâm: "Nếu Tự lực văn đoàn đã có công
đóng góp cho sự phát triển của câu văn tiếng Việt thì Thạch Lam, theo tôi,
là ngƣời giữ đƣợc, bảo tồn đƣợc tính hiện đại cho đến hôm nay".[33,69]
Những điều phát hiện này cũng đƣợc các nhà nghiên cứu tiếp tục
hành trình khám phá về Thạch Lam nhƣ: Đào Trƣờng Phúc với bài Những lời
thủ thỉ của truyện ngắn; Nguyễn Nhật Duật với Hương thơm và nỗi u hoài;
Phạm Phú Phong với Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam. Các bài viết của Văn
Giá, Lê Dục Tú, Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Tuấn Anh, Vƣơng Trí Nhàn... đƣợc
tập hợp trong các cuốn sách: Truyện ngắn Thạch Lam- tác phẩm và dư luận;
Thạch Lam về tác gia và tác phẩm; Thạch Lam - văn chương và cái đẹp... Tên
tuổi của Thạch Lam còn xuất hiện nhiều trên các báo và tạp chí nhƣ văn học;
văn học tuổi trẻ; ngôn ngữ ... Bên cạnh các bài nghiên cứu phê bình là luận án
của tác giả Trần Ngọc Dung về đề tài Ba phong cách truyện ngắn trong văn
học Việt Nam thời kì đầu những năm 1930-1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch
Lam, Nam Cao.
Trƣớc Cách mạng tháng Tám, quyển Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc
Phan [60] là một công trình đáng chú ý. Vũ Ngọc Phan đã có những nhận xét
rất sâu sắc về phong cách nhà văn, về giá trị nổi bật của các sáng tác. Chẳng
hạn, khi viết về Thạch Lam, ông đã có những nhận xét rất tinh. Ông cho rằng

Thạch Lam “có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ
mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, cảm tình, cảm giác con con … Buồn mà đẹp,
tỉ mỉ và sâu sắc, đó là hai đặc tính của những truyện ngắn xuất sắc nhất của
Thạch Lam” [60, tr.134].
Một số nhà nghiên cứu có tên tuổi nhƣ Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ,
Phong Lê, Trần Đình Sử, Nguyễn Huệ Chi, … đều có những công trình


15

nghiên cứu công phu và sâu sắc về truyện ngắn giai đoạn này. Các tác giả
tƣơng đối nhất quán trong việc đánh giá những thành tựu của các nhà văn,
những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm. Trong rất nhiều ý
kiến về Thạch Lam, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến ý kiến của Phan Cự Đệ
về câu văn Thạch Lam: “Câu văn Thạch Lam cứ như câu văn của ngày hôm
nay. Văn Thạch Lam không nặng về dùng chữ to tát hoặc những cấu trúc gấp
gáp vội vàng, câu chữ chỉ cần đủ cho phô diễn. Có lúc sự diễn tả vượt ra
ngoài câu chữ vì sức gợi mở và khơi sâu vào cảm giác, vừa cho ta nhìn, vừa
cho ta cảm” [41, tr.20].
Tác phẩm Hai đứa trẻ cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu, phê bình,
nhiều thầy cô tìm tòi, khám phá để tìm ra phƣơng hƣớng dạy học phù hợp
nhất. Trong số các bài viết phong phú phải kể đến: Ấn tượng Hai đứa trẻ của
Lê Huy Bắc; Nguyễn Thanh Hồng với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch
Lam; Văn Tâm với Giảng bình truyện Hai đứa trẻ;... Qua các công trình
nghiên cứu có thể thấy điểm gặp gỡ ở các tác giả là sự thừa nhận thế mạnh về
cảm xúc, nội tâm trong phạm vi phản ánh hiện thực và những nét bản sắc
riêng ở truyện ngắn Thạch Lam. Vì vậy ông đƣợc mệnh danh là nhà văn của
cảm giác và luôn thành thực với chính mình.
Hay nhƣ trong nghiên cứu của mình, tác giả Chu Văn Sơn đã có một
phát hiện độc đáo về mối quan hệ kịch tính giữa hai nhân vật Huấn Cao và

Viên quản ngục. Đó là “sự đối lập giữa hai loại nhà tù, hai kiểu tù nhân: một
ngƣời tự do về nhân thân nhƣng bị cầm tù về nhân cách, ngƣời kia luôn tự do
về nhân cách nhƣng lại bị cầm tù về nhân thân. Hoàn toàn có thể coi đây là
cuộc gặp gỡ giữa một kẻ tử tù (Huấn Cao) và một ngƣời tù chung thân (quản
ngục) – bị cầm tù ngay trong môi trƣờng sống của mình” [55, tr.145].
Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi khi giảng dạy tác phẩm Chữ ngƣời tử tù trên
trang Web thaytro.vn, htv4.vn cũng đã có một phát hiện thú vị về một hình
tƣợng nhƣ nhân vật đƣợc tác giả giấu đi, đó chính là “Chữ” của ngƣời tử tù.


16

Tác giả nhấn mạnh: “Chữ của ngƣời tử tù là biểu tƣợng trung tâm nối kết các
nhân vật, làm nổi bật nhân cách của các nhân vật” và nêu lên ý nghĩa biểu
trƣng của hình tƣợng ấy: “Chữ là hiện thân cho cốt cách tài hoa (đẹp); Chữ là
hiện thân cho khí phách (vuông); Chữ là hiện thân cho thiên lƣơng (tâm); Chữ
là ngƣời – kết tinh (Huấn Cao).”
Đối với các nhà văn có nhiều đóng góp trên con đƣờng phát triển thể
loại truyện ngắn lãng mạn nhƣ Thạch Lam, Nguyễn Tuân … những nhận xét
từ khái quát đến cụ thể về sáng tác của họ là rất phong phú. Đây cũng là các
nhà văn đƣợc viết nhiều trong các bài đăng trên Tạp chí văn học trong 40 năm
(1960 – 1999): có 10 bài viết về Thạch Lam, riêng Nguyễn Tuân, những nhận
xét, đánh giá về nhà văn đƣợc tập hợp trong Nguyễn Tuân về tác gia và tác
phẩm [56]. Nguyễn Tuân là một nhà văn, cho đến nay, có thể nói, chƣa ai
vƣợt đƣợc ông ở thể loại tùy bút, ngay cả trong truyện ngắn của ông cũng
mang đậm chất tùy bút.
Ngoài ra, chúng ta có thể kể đến những công trình, bài viết liên quan
đến việc phân tích, bình giảng TPVH, nhƣ TPVH 1930 – 1945 – phân tích,
bình giảng (tập 1) do Phan Cự Đệ (chủ biên) [16]; Phân tích, bình giảng
TPVH 11 do Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) [55]; Giảng văn chọn lọc Văn

học Việt Nam Văn học hiện đại do Trần Đình Sử (tuyển chọn) [66]; Tác
phẩm văn chƣơng trong trƣờng phổ thông – Những con đƣờng khám phá của
Vũ Dƣơng Quỹ – Lê Bảo [63]; Thiết kế bài học Ngữ văn 11 (tập 1) do Phan
Trọng Luận (chủ biên) [51]; Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 (tập 1) do Nguyễn
Văn Đƣờng (chủ biên) [20]; … Tất cả đều nhằm giúp cho bạn đọc, đặc biệt là
GV và HS có thêm cái nhìn mới về TPVH trên con đƣờng đến với nghệ thuật.
Các luận văn thạc sĩ về dạy học truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai
đoạn 1930-1945 trong chƣơng trình Ngữ văn ở THPT cũng là đối tƣợng
nghiên cứu của nhiều luận văn thạc sĩ: Ngô Thị Lùng Em (2009) Hệ thống


17

câu hỏi cảm thụ trong dạy học truyện ngắn của Thạch Lam ở lớp 11, Luận
văn thạc sĩ, Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Ngọc Anh ( 2014)
Dạy học phần văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945 ở trường THPT ,luận
văn thạc sĩ, Đại học Vinh…
Tóm lại, những công trình, nghiên cứu, những bài viết có liên quan đến
việc dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 khá phong phú và
đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, những công trình đó chủ
yếu nghiên cứu truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945 với tƣ cách là những trào
lƣu, phong cách, những sáng tạo độc đáo, có giá trị đặc sắc, cũng nhƣ vận
dụng những phƣơng pháp, biện pháp vào quá trình dạy học truyện ngắn lớp
11 để phát huy năng lực cảm thụ, năng lực “xử lí vấn đề”, năng lực đọc – hiểu
trong giờ dạy tác phẩm văn chƣơng.
Tuy nhiên, dạy học truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 19301945 theo hƣớng kết nối văn học với đời sống là một vấn đề khá mới mẻ. Vì
vậy, trong luận văn này, chúng tôi mạnh dạn đề xuất, triển khai theo hƣớng
kết nối các tác phẩm giai đoạn này với đời sống với hi vọng rằng sẽ góp phần
phát triển năng lực học sinh, nâng cao chất lƣợng dạy và học.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm mục đích khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc kết nối
văn học với đời sống trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn lãng mạn Việt Nam
1930-1945 ở THPT, chỉ ra đƣợc cách thức kết nối với văn học với đời sống.
Qua đó, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh, bồi dƣỡng phẩm
chất, kĩ năng sống cho ngƣời học
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu ý nghĩa, vai trò của kết nối văn học với đời sống trong
dạy học đọc hiểu tác phẩm văn học


18

- Tìm hiểu thực trạng kết nối văn học với đời sống trong dạy học đọc
hiểu truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930-1945 ở THPT.
- Đề xuất một số biện pháp, cách thức để tạo ra kết nối văn học với
đời sống.
- Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng các đề xuất nêu trong luận văn
4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng
Mối quan hệ giữa văn học với đời sống trong dạy học đọc hiểu và hoạt
động kết nối văn học với đời sống trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện
ngắn lãng mạn 1930-1945 ở THPT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945, tập trung vào các tác phẩm đƣợc dạy
ở THPT (Hai đứa trẻ- Thạch Lam và Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân) và hoạt
động dạy học đọc hiểu các tác phẩm này.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích nội dung tác phẩm, hình tƣợng nghệ thuật, các biện pháp

nghệ thuật… để thấy đƣợc việc kết nối giữa văn học với đời sống. Qua so sánh,
đối chiếu, khẳng định.. ngƣời viết sẽ tổng hợp và đƣa ra nhận xét, đánh giá.
5.2. Phƣơng pháp khảo sát, điều tra, thống kê
Điều tra, khảo sát thực trạng của hoạt động kết nối văn học với đời
sống trong chƣơng trình, đánh giá kiểm tra và thi cử và quá trình dạy học đọc
hiểu truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945ở THPT sau đó
thống kê các kết quả thực nghiệm sƣ phạm.
5.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
Vận dụng những nghiên cứu lí luận vào xây dựng và thực nghiệm giáo
án: Chữ ngƣời tử tù- Nguyễn Tuân. So sánh hiệu quả giờ học theo hƣớng thiết
kế mới với cách dạy hiện hành.


×