Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH THẺ LIÊN kết DÀNH CHO SINH VIÊN các TRƯỜNG CAO ĐẲNG, đại học tại VIETINBANK – CN đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.75 KB, 15 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1

GVHD: Th.s Võ Văn Vang

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM – CN ĐÀ NẴNG ( VIETINBANK – CN ĐÀ NẴNG)
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VIETINBANK – CN ĐÀ NẴNG
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank – CN Đà Nẵng
Vietinbank – CN Đà Nẵng được tách ra từ CN Ngân hàng Công Thương
Quảng Nam – Đà Nẵng, trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam,
chính thức hoạt động từ ngày 1/1/1997 theo Quyết định số 14/NHCT_QĐ được ban
hành từ ngày 17/12/1996 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam
trên cơ sở chia tách giới hành chính hai đơn vị Quảng Nam – Đà Nẵng. Hiện nay trụ
sở của Vietinbank – CN Đà Nẵng đóng tại 172 Nguyễn Văn Linh – Quận Thanh
Khê – Thành phố Đà nẵng.
Vietinbank - CN Đà Nẵng từ khi thành lập đến nay đã bám sát mục tiêu phát
triển kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu của thành phố. CN đã có sự
phát triển lớn mạnh về mọi mặt: số lượng khách hàng ngày càng tăng, có nhiều hình
thức huy động làm cho vốn huy động ngày càng tăng, doanh số cho vay ngày càng
lớn, chất lượng cho vay ngày càng cao..Hàng năm NH dành hàng trăm tỷ đồng vốn
huy động cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng doanh nghệp.
Bên cạnh đó vốn của NH cũng đáp ứng hàng trăm tỷ đồng cho các hạn mức dự án,
những công trình trọng điểm của thành phố Đà Nẵng và khu vực góp phần tạo nên
diện mạo khang trang của thành phố.
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, CN được Thủ tướng Chính phủ,
Thống đốc NHNN, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tặng nhiều bằng khen và cờ
thi đua. Năm 1997, CN được Chủ tịch nước khen tặng Huân chương lao động hạn 3.
Đánh giá thành tích xuất sắc trong năm năm 1998-2003, CN vinh dự đón nhận
Huân chương lao động hạn 2 của Chủ tịch nước.


Phát huy những thành tựu từ thế và lực hiện có, dưới sự lãnh đạo các cấp, các
ban ngành liên quan tin tưởng, trong thời gian đến CN sẽ có nhiều hơn những thành
tích xứng đáng, cùng với cộng đồng góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Mạng lưới hoạt động gồm:
- Hội sở chính 172 Nguyễn Văn Linh – Đà Nẵng
- Các phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
+ Phòng giao dịch Hùng Vương 1
+ Phòng giao dịch Hùng Vương 2
SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2

GVHD: Th.s Võ Văn Vang

+ Phòng giao dịch Hùng Vương 3
+ Phòng giao dịch Trưng Nữ Vương
+ Phòng giao dịch Trần Cao Vân
+ Phòng giao dịch Phan Châu Trinh
+ Phòng giao dịch Siêu thị Bài Thơ
+ Phòng giao dịch Lê Duẩn
+ Phòng giao dịch Cẩm Lệ
+ Phòng giao dịch Sơn Trà
+ Phòng giao dịch Hải Châu
+ Phòng giao dịch Núi Thành
+ Phòng giao dịch Điện Biên Phủ
+ Phòng giao dịch Cẩm Lệ

Ngoài ra, còn có các tổ chức làm nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, tiết kiệm,
chuyển tiền nằm rải rác trên địa bàn thành phố.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Vietinbank - CN Đà Nẵng
Vietinbank – CN Đà Nẵng là CN cấp 1 của NH TMCP Công Thương Việt
Nam, một trong bốn NH thương mại Nhà nước. Vì vậy nó thực hiện đầy đủ chức
năng của một NHTM, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh
toán và các dịch vụ NH phục vụ cho các thành phần kinh tế, chủ yếu là công
nghiệp, vật liệu xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, năng lượng và mốt số ngành
khác của địa phương, của Trung ương trên địa bàn Đà Nẵng. Với các chức năng đó,
Vietinbank - CN Đà Nẵng thực hiện các công việc sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách Nhà nước, các quy định trong luật
NHNN, luật các tổ chức tín dụng.
- Nhận vốn ủy thác từ các chương trình tài trợ Quốc gia, nhận tiền gửi thanh
toán và tiền tiết kiệm: không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của
các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.
- Mở tài khoản và nhận tiền gửi:
+ Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ.
+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn đa dạng và nhiều hình thức tiết
kiệm phong phú như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang.
- Phát hành kỳ phiếu, chiết khấu thương phiếu, hối phiếu và các loại tín
phiếu.

SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3

GVHD: Th.s Võ Văn Vang


- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế về mậu
dịch và phi mậu dịch.
- Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ, Séc du lịch, chi trả kiều hối.
- Chuyển tiền thanh toán đến các NHTM trong toàn quốc thông qua hệ thống
viễn thông nhanh, an toàn và chính xác.
- Cho vay bảo lãnh
+ Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ
+ Cho vay trả góp
+ Cho vay tiên dùng
+ Chiết khấu bộ chứng từ
- Dịch vụ thẻ ATM và NH điện tử.
+ Phát hành, thanh toán ATM
+ Phát hành, Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master Card.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý tại Vietinhbank – CN Đà Nẵng
Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu
quả trong hoạt động kinh doanh. Vietinbank - CN Đà Nẵng không ngừng hoàn thiện
công tác tổ chức của mình ngày càng tốt hơn. Hiện nay CN có các phòng ban được
lắp đặt theo sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý sau:

SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4

GVHD: Th.s Võ Văn Vang

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vietinbank – CN Đà Nẵng

P. Thông tin điện toán
P. Tiền tệ kho quỹ

Phó giám đốc

P. Kế toán
Phòng KH Cá nhân
PGD Điện Biên Phủ
PGD Hùng Vương 1

Phó giám đốc

PGD Hùng Vương 3
P. KH Doanh nghiệp
Giám đốc
P. Tổ chức hành chính
PGD Phan Châu Trinh
PGD Hải Châu
P. QLRR & NCVĐ

Phó giám đốc

P.Tổng hợp
Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank – CN Đà Nẵng
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

5

GVHD: Th.s Võ Văn Vang

Phòng khách hàng cá nhân có 8 phòng giao dịch cấp 2 gồm:
- PGD Sơn Trà
- PGD Trưng Nữ Vương
- PGD Lê Duẩn
- PGD Trần Cao Vân
- PGD Hùng Vương 2
- PGD Siêu Thị Bài Thơ
- PGD Cẩm Lệ
- PGD Núi Thành
1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
● Nhiệm vụ của ban giám đốc
+ Ban giám đốc CN: do NH TMCPCT Việt Nam quyết định bổ nhiệm theo
quy chế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của Nhà nước.
+ Giám đốc CN: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc NHTMCPCT Việt
Nam, điều hành chung toàn bộ hoạt động của CN. Trực tiếp chỉ đạo các phòng chức
năng cân đối tổng hợp, tổ chức cán bộ, kiểm tra nội bộ phòng giao dịch Quận Hải
Châu, phòng thông tin điện toán.
+ Phó giám đốc CN: Thay mặt giám đốc chỉ đạo điều về mặt kinh doanh, các
hoạt động của các phòng ban chuyên về tiền tệ kho quỹ, quản lý tiền gởi dân cư, kế
toán hành chính: chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của CN khi giám đốc uỷ
quyền.
● Nhiệm vụ của các phòng ban:
+ Phòng tiền tệ kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ Ngân hàng,
thu - chi tiền của khách hàng.

+ Phòng kế toán: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các
nghiệp vụ và các công việc có liên quan đến công tác quản lý tài chính, chỉ tiêu nội
bộ tại CN; cung cấp nghiệp vụ thanh toán, xử lý các giao dịch. Quản lý và chịu
trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt. Thực hiện
nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng.
+ Phòng khách hàng cá nhân: Thực hiện chức năng huy động vốn và cho
vay đối với khách hàng là cá nhân.
+ Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện chức năng huy động vốn và
cho vay đối với khách hàng và doanh nghiệp.
+ Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: thực hiện chức năng quản lý các rủi
ro tín dụng cho Ngân hàng, kiểm tra, giám sát, thẩm định hồ sơ vay vốn...
+ Phòng tổng hợp: Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn kinh
doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát triển các
dịch vụ Ngân hàng...
+ Phòng thông tin điện toán: cập nhật, lưu trữ số liệu hoạt động của CN,
khai thác các chương trình ứng dụng có liên quan đến khách hàng.
+ Phòng hành chính: thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanhcủa CN như sắm dụng cụ, trang thiết bị, sắp xếp tổ chức hội nghị, hội họp,
tiếp khách, quan hệ đối ngoại, quản lý và bảo vệ tài sản của Ngân hàng.
+ Phòng Giao dịch cấp 1: thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay cá
nhân, tổ chức kinh tế-xã hội dưới mọi hình thức và các loại hình dich vụ Ngân hàng
bán lẻ, thanh toán và ngân quỹ, chuyển tiền VNĐ, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ,

SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

6


GVHD: Th.s Võ Văn Vang

thu đổi scs du lịch, thanh toán thẻ, tư vấn các nghiệp vụ ngân hàng theo quy định
của NHNN, NH TMCP CT Việt Nam và CN.
+ Phòng Giao dịch cấp 2: thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ cá nhân các
tổ chức kinh tế xã hội dưới mọi hình thức; Thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ
thanh toán và ngân quỹ, tư vấn nghiệp vụ ngân hàng theo quy định của NHNN và
NH TMCP CT Việt Nam.
1.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
VIETINBANK – CN ĐÀ NẴNG
Trong những năm vừa qua, được sự chỉ đạo của Ban giám đốc của
Vietinbank CN Đà Nẵng, cùng với sự hợp tác chặt chẽ của bạn hàng và sự nổ lực
của cán bộ nhân viên, CN đã đạt được những kết quả khả quan. Hiện nay, CN đã
thực hiện hầu hết các nghiệp vụ tài chính tiền tệ như: Nhận tiền gửi và thanh toán;
tín dụng bảo lãnh; kinh doanh ngoại tệ; thanh toán quốc tế; bảo hiểm; chứng khoán;
tư vấn, hổ trợ các doanh nghiệp; các dịch vụ khác như Dịch vụ thẻ…
Đến năm 2016-2017, nền kinh tế chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng
tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, sự biến động khó lường của thị trường vàng,
ngoại tệ, thiên tai, dịch bệnh…đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của
hầu hết các NH, trong đó có NH TMCP Công Thương Việt Nam. Điều này đòi hỏi
các NH phải nắm bắt thông tin kịp thời và đưa ra nhiều chiến lược đúng đắn để có
thể đứng vững trên thị trường.
Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm 2017 dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo
Vietinbank CN Đà Nẵng đã chủ động nắm bắt đối phó có hiệu quả với diễn biến của
tình hình, đề ra các giải pháp tích cực, chủ động,năng động sáng tạo, tập trung
nguồn lực phát huy sức mạnh tập thể, tăng cường công tác quảng bá tiếp thị, chăm
sóc khách hàng, điều hành cơ chế lãi suất linh hoạt, phù hợp với diễn biến trong
từng thời kỳ, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị về khoa học công nghệ, mở
rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh công tác huy
động vốn, chủ trọng chất lượng tín dụng và các hoạt đông dịch vụ khác, kinh doanh

có hiệu quả, an toàn. Từ đó mà CN đã đạt được và vượt mức các mục tiêu kế hoạch.
Kết quả cụ thể các mặt hoạt động như sau:

SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

7

GVHD: Th.s Võ Văn Vang

1.2.1 Tình hình chung về hoạt động tín dụng của Vietinbank CN Đà Nẵng
trong thời gian 2016-2017
1.2.1.1 Tình hình huy động vốn
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của CN trong thời gian 2016-2017
Đơn vị: Triệu đồng
Chênh lệch
Năm 2016
Năm 2017
2017/2016
Chỉ tiêu
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tỷ lệ
Số tiền
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)

(%)
1.Huy động vốn
1,142,613
98.83 1,248,821
98.9 106,208
9.3
Tiền gửi DN
472,119
40.83
514,699
40.76 42,580
Tiền gửi dân cư
670,494
57.99
734,122
58.14 63,628
2. Nguồn khác
13,554
1.17
13,873
1.1
319
Tổng nguồn vốn
1,156,167
100 1,262,694
100 106,527
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN (2016-2017)

9.02
9.49

2.35
9.21

Trong năm 2017, tổng nguồn vốn huy động của CN là 1.262.694 triệu đồng
so với năm 2016 tăng 106,527 triệu đồng, tương ứng tăng 9.21%. Trong đó vốn huy
động tiền gửi doanh nghiệp tăng 42,580 triệu đồng tương ứng với 9.02%. Vốn huy
động từ tiền gửi dân cư tăng 63,628 triệu đồng tương ứng với 9.49 %. Vốn chuyên
dùng tăng 319 triệu đồng tương ứng với 2.35 %.,
Đó là kết quả của việc đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng nâng cao chất
lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Năm 2017, nhiều sản phẩm, dịch vụ
NH được phát triển tạo động lực tốt cho công tác huy động vốn phù hợp với đối
tượng KH như: đối với cá nhân là tiền gửi ký quỹ có kỳ hạn, tiền gửi rút gốc linh
hoạt, thu chi tiết kiệm tại nhà…; đối với KH doanh nghiệp là các sản phẩm quản lý
tập trung, tự động trích lập tài khoản nộp thuế, phí hải quan… Ngoài ra, ngay từ đầu
năm, Ban lãnh đạo CN đã chủ động nắm bắt đối phó có hiệu quả với diễn biến của
tình hình, đề ra các giải pháp tích cực, chủ động, năng động sáng tạo, tập trung
nguồn lực, phát huy trí tuệ tập thể, tăng cường công tác quảng bá tiếp thị, chính
sách khuyến mại, chăm sóc khách hàng, điều hành cơ chế lãi suất linh hoạt, phù hợp
với diễn biến từng thời kỳ, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, hiện đại về
khoa học công nghệ, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh,
đẩy mạnh công tác huy động vốn.
Bên cạnh đó, kinh tế Đà Nẵng phát triển vượt bậc, thu nhập của người dân
ngày càng cao là một động lực để giúp cho công tác huy động vốn của NH được
thuận lợi, tạo điều kiện để hoàn thành chỉ tiêu đề ra của CN.

SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A


8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Võ Văn Vang

1.2.1.2 Tình hình cho vay
Bảng 2: Tình hình cho vay của CN trong thời gian 2016-2017
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trung-dài hạn

Năm 2016
Tỷ trọng
Số tiền
(%)
100
82.05
17.95

3. Dư nơ cuối kỳ
Ngắn hạn
Trung - dài hạn

2,637,123
2,163,808
473,315
2,566,79
2
2,192,692

374,100
1,051,38
4
579,733
471,651

4. Dư nơ bình quân
5. Dư nơ nhóm 2
6. Dư nơ xấu

1,016,199
1,566
3,587

100
100
100

2. Doanh số thu nơ
Ngắn hạn
Trung-dài hạn

100
85.43
14.57
100
55.14
44.86

Năm 2017

Tỷ trọng
Số tiền
(%)
2,959,43
5
100
2,191,382
74.05
768,053
25.95
2,597,76
0
100
2,100,092
80.84
497,668
19.16
1,413,05
9
100
747,841
52.92
665,218
47.08
1,466,00
2
100
2,388
100
4,396

100

2017/2016
Chênh Tốc độ
lệch
(%)
322,312
27,574
294,738

12.22
1.27
62.27

30,968
-92,600
123,568

1.21
-4.22
33.03

361,675
168108
193567

34.4
29
41.04


449,803
822
809

44.26
52.49
22.55

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN(2016-2017)
Trong điều kiện khó khăn chung của thị trường tài chính, tín dụng phức tạp,
biến động khó lường, lãi suất luôn thay đổi, CN vẫn kiên trì chính sách chất lượng
tín dụng, kiểm soát rủi ro, thực hiện chấm điểm đánh giá, xếp hạng, sàng lọc khách
hàng, đàm phán thương lượng với khách hàng ký kết phụ lục hợp đồng tín dụng,
giải ngân từng trường hợp cụ thể cần thiết, đảm bảo hài hoà giữa lợi ích khách hàng
và ngân hàng, áp dụng chính sách tín dụng phù hợp, hướng đến mục tiêu chăm sóc,
giữ và khai thác khách hàng, tăng trưởng dư nợ lành mạnh.
Doanh số cho vay của CN năm 2017 là 2959,435 triệu đồng, trong đó chủ
yếu là cho vay ngắn hạn chiếm đến 2191,382 triệu đồng còn cho vay trung và dài
hạn là 768,053 triệu đồng. Như vậy so với năm 2016 thì doanh số cho vay ngắn hạn
năm 2017 tăng 27.574 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 1.27%, doanh số cho
vay trung, dài hạn tăng 292,738 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 62.27%.
Các khoản vay ngắn hạn của CN chủ yếu tài trợ cho nhu cầu bổ sung vốn lưu động,
mua nguyên vật liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất còn cho vay tiêu dùng
đối với khách hàng cá nhân thì rất hạn chế. CN cho vay trung dài hạn chủ yếu là tài
trợ cho các dự án đầu tư. Nguyên nhân là do CN tập trung vào hoạt động cho vay
đầu tư, thực hiện chích sách hổ trợ trọn gói lãi suất cho các doanh nghiệp, tập trung
nhiều nguồn lực phục vụ khách hàng chiến lược là các tập đoàn, Tổng công ty lớn...
Về doanh số thu nợ, đây là một chi tiết quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt
động tín dụng của NH. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ năm 2017 tăng so
với năm 2016 là 30,968 triệu đồng, tương ứng tăng 1.21%. Trong đó, việc thu nợ


SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A


9

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Võ Văn Vang

ngắn hạn giảm nhiều so với 2016, tuy nhiên việc thu nợ trung và dài hạn lại tăng
cao, với mức tăng 123,568 triệu đồng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của
CN đã có nhiều sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần phải cải thiện hơn nữa tình
hình hoạt động trong lĩnh vực ngắn hạn.
Các khoản dư nợ năm 2017 đều có xu hướng tăng lên so với năm 2016, cụ
thể là: dư nợ cuối kỳ tăng 361,675 triệu đồng, dư nợ bình quân tăng 449,803 triệu
đồng, dư nợ nhóm 2 tăng 822 triệu đồng, dư nợ xấu tăng 809 triệu đồng. Điều này
là do những năm gần đây nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao để phục
vụ cho việc cải thiện hoạt động kinh doanh của mình do hậu quả của khủng hoảng
kinh tế trước đó. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng thì dư nợ xấu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ
trong tổng lượng vốn huy động.
Nhìn chung, các tỷ lệ về cơ cấu tín dụng đều nằm trong phạm quy qui định
của NHNN và đạt được mục tiêu kế hoạch của CN. Có được điều này là cả một sự
nổ lực không ngừng của ban lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên.
1.2.1.3 Các hoạt động và các dịch vụ khác:
+ Cơ cấu doanh số của dịch vụ thư tín dụng: Đối với L/C NK, năm 2017 đạt
doanh số 35,972 ngàn USD tăng 1,713 ngàn USD so với năm 2016 và đạt tốc độ
tăng trưởng 5.00%; Đối với L/C XK năm 2017 đạt doanh số 34,824 ngàn USD tăng
1,658 ngàn USD so với năm 2016, và đạt tốc đọ tăng trưởng gần bằng 5.00%.
+ Doanh số của hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2017, cả doanh số mua

vào và bán ra đều thấp hơn so với năm 2016. Do chịu sự tác động của suy thoái
kinh tế thế giới các nguồn cung ngoại tệ đều giảm mạnh, việc đáp ứng nhu cầu mua
ngoại tệ của doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu sản xuất gặp nhiều
khó khăn. Trong điều kiện thị trường khan hiếm ngoại tệ, tỷ giá biến động nhưng
CN biết chọn thời điểm mua bán, tính toán tỷ giá hợp lý nên nhìn chung kinh doanh
ngoại tệ năm 2017 tuy có giảm so với năm 2016 nhưng vẫn có lãi.
+ Doanh số chuyển tiền năm 2017 đạt 33,878 ngàn USD tăng 1,613 ngàn
USD so với năm 2016, đạt tốc độ tăng trưởng 5.00%. Những tháng cuối năm 2017
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khởi sắc hơn, nhu cầu thanh toán cũng
nhờ đó mà phát triển theo.
1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại CN trong thời gian 2016-2017
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại CN trong thời gian 2016-2017
Chỉ tiêu
1.Thu nhập
Thu hoạt động tín dụng
Thu dịch vụ ngân hàng
Thu ngoài tín dụng
Thu từ hoạt động khác
2.Chi phí
Chi trả lãi tiền gửi
Chi phí kinh doanh khác
Chi phí chung

2016

2017

256,672
214,348
19,507

15,657
7,160
208,906
177,152
3,969
17,653

342,413
288,970
24,849
19,520
9,074
285,094
245,942
4,894
21,765

SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A

Đơn vị: Triệu đồng
2017/2016
Số tiền
Tỷ lệ(%)
85,741
33.40
74,622
34.81
5,342
27.39
3,863

24.67
1,914
26.73
76,188
36.47
68,790
38.83
925
23.31
4,112
23.29


10

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chi khác
3.Lơi nhuận

10,132
47,766

GVHD: Th.s Võ Văn Vang

12,493
57,319

2,361
9,553


23.30
20.00

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN(2016-2017)
Qua báo cáo tổng kết năm 2017 cũng như tình hình huy động vốn và sử dụng
vốn cho thấy, năm 2017 tình hình kinh doanh của VietinBank - CN Đà Nẵng có sự
phát triển. Thu nhập và chi phí đều tăng so với năm 2016. Trong đó, tốc độ tăng
doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí.
+ Về tổng thu: Năm 2017 tổng thu nhập đạt 342,413 triệu đồng, tăng 85,741
triệu đồng so với năm 2016, đạt tốc độ tăng trưởng 33.40 %. Trong đó, Thu từ hoạt
động tín dụng tăng 74,622 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 34.81% so với năm
2016 và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu của CN đã góp phần tạo cho NH
một nguồn vốn đáng kể, phục vụ cho như cầu tín dụng đang ngày một phát triển và
lớn mạnh của NH.
Bên cạnh đó, thu dịch vụ ngân hàng, thu ngoài tín dụng, thu từ hoạt động
khác cung đã góp phần tạo nên nguồn vốn lớn mạnh cho CN trên bước đường phát
triển, ngày càng mở rộng về quy mô và doanh số.
+ Về tổng phí: Năm 2017 tổng chi phí là 285,094 triệu đồng, tăng hơn so với
năm 2016 là 76,188 triệu đồng với tốc độ tăng là 36.47%. Nhìn chung, tất cả các
khoản chi năm 2017 đều tăng so với năm 2016. Trong đó, tăng từ chi trả lãi tiền gửi
là lớn nhất, năm 2017 chi cho hoạt động này lên đến 245,942 triệu đồng tăng 68,790
triệu đồng so với năm 2016, đạt tốc độ tăng 38.83%. Điều này là do những năm qua
CN đã không ngừng đầu tư công nghệ, tuyển dụng thêm nhân viên có trình độ cao,
nghiên cứu và phát triển thêm nhiều dịch vụ, mở rông và tăng cường hoạt động
Marketing.
Tóm lại, trong 2 năm 2016 – 2017 hoạt động của CN đã góp phần không nhỏ
vào sự phát triển kinh tế địa phương thông qua việc cung ứng vốn kịp thời cho nền
kinh tế, ngoài ra tạo được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể giữ vững
và mở rộng được uy tín của NHTMCP Công Thương Việt Nam nói chung,

Vietinbank - CN Đà Nẵng nói riêng trên thị trường, ngân hàng cần nổ lực hơn nữa
trong thời gian tới.

SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

11

GVHD: Th.s Võ Văn Vang

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH THẺ LIÊN KẾT DÀNH CHO
SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC TẠI VIETINBANK –
CN ĐÀ NẴNG
2.1 SƠ LƯỢC VỀ THẺ LIÊN KẾT DÀNH CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TẠI VIETINBANK – CN ĐÀ NẴNG
Ra đời vào giữa năm 2007, thẻ liên kết dành cho sinh viên là loại thẻ EPartner S-Card tích hợp với thẻ sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng. Đây là
một sản phẩm tích hợp đầu tiên giữa thẻ ghi nợ của hệ thống NH với hệ thống công
nghệ quản lý sinh viên của các trường.
Thẻ liên kết dành cho sinh viên có những tính năng và tiện ích của thẻ EPartner S-Card, ngoài ra thẻ còn có tính năng như một thẻ sinh viên, được sử dụng
tại hệ thống ATM, POS NH TMCP Công Thương Việt Nam và của các NH thành
viên thuộc Barknet.vn. Với tấm thẻ đa năng này, sinh viên có thể sử dụng nó như
một thẻ ghi nợ nhiều tiện ích trong việc nhận tiền, rút tiền, mua sắm hàng hóa,
chuyển khoản, mua thẻ điện thoại trả trước, thanh toán cước phí viễn thong hay gửi
tiền tiết kiệm tại ATM…
Thẻ liên kết dành cho sinh viên được phát triển dựa trên công nghệ hiện đại,
có thể được gắn đầu đọc hoặc ứng dụng công nghệ mã vạch để phục vụ công tác
quản lý sinh viên như điểm danh, thông báo lịch thi, só báo danh, thẻ thư viện, kiểm
tra kết quả học tập… hoàn toàn tự động.

Thẻ liên kết dành cho sinh viên vẫn được tặng giá trị bảo hiểm tai nạn con
người như thẻ E-Partner S-Card thông thường.
* Thiết kế: Thẻ liên kết dành cho sinh viên sẽ được thiết kế theo yêu cầu của
các trường Đai học, Cao đẳng. Trên thẻ liên kết sẽ có logo, tên và hình ảnh của
trường Đại học, logo thẻ E-Partner S-Card và logo của NH TMCP Công Thương
Việt Nam. Ngoài ra có in ảnh, mã số sinh viên của sinh viên lên thẻ.

Hình: Thẻ E-Partner S-Card
- Mặt trước của thẻ:
+ Tên NH/ tên thẻ
+ Số thẻ

SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

12

GVHD: Th.s Võ Văn Vang

+ Biểu tượng của thẻ
+ Họ và tên chủ thẻ
+ Ký hiệu riêng của NH để tránh giả mạo
+ Số mật mã đợt phát hành.
- Mặt sau của thẻ:
+ Dải băng từ: chứa các thông tin của khách hàng đã được mã hóa
+ Băng chữ ký của khách hàng
+ Một số thông tin của NH như: địa chỉ website, số điện thoại khẩn.
* Chi phí sử dụng sản phẩm và dịch vụ thẻ:

- Bên A ( NH ) thu phí phát hành thẻ liên kết của bên B ( các trường Đại học,
Cao đẳng ) như sau: 35.000 đồng/thẻ.
- Trong trường hợp mất thẻ, chủ thẻ liên kết phải đăng ký làm lại thẻ tại bên
B. Bên B sẽ lập danh sách những chủ thẻ bị mất thẻ và gửi về cho bên A. Mức phí
phát hành lại thẻ liên kết được áp dụng theo mức phí hiện hành của NH TMCP
Công Thương Việt Nam – CN Đà Nẵng.
* Những ưu đãi đặc biệt do thẻ mang lại:
- Khách hàng không cần phả có số dư ban đầu khi mở thẻ
- Được miễn phí hầu hết các giao dịch trên máy ATM
- Được tham gia chương trình tích điểm thưởng ELO – SMART
- Chuyển khoản trên máy ATM lên đến 100 triệu đồng
- Rút tiền tối đa tại quầy lên đến 1 tỷ đồng.
2.2 HỒ SƠ CHỨNG TỪ PHÁT HÀNH THẺ LIÊN KẾT
- Hồ sơ phát hành thẻ được điền theo mẫu in sẵn
- Bản sao chứng minh nhân dân
- 2 ảnh thẻ 3*4.
2.3 QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THẺ LIÊN KẾT TẠI VIETINBANK – CN ĐÀ
NẴNG
Quy trình phát hành thẻ lên kết tại CN được thực hiện theo các bước sau:
* Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khách hàng
- Các trường Đại học, Cao đẳng cung cấp cho NH file mềm danh sách các
sinh viên phát hành thẻ, ảnh thẻ theo file đã được scan có ghi tên sinh viên cùng bản
sao Chứng minh nhân dân, giấy đề nghị phát hành thẻ.
- Kiểm tra đối chiếu các thông tin của từng sinh viên xem có chính xác, đầy
dủ, hợp lệ chưa.
- Vào sổ phát hành và giao nhận thẻ.
* Bước 2: Thực hiện phát hành thẻ:
- Sau 15 ngày NH sẽ phát hành thẻ cho sinh viên và cung cấp cho các trường
Đại học, Cao đẳng toàn bộ thẻ đã phát hành, danh sách chủ thẻ và số thẻ phát hành
tương ứng.

* Bước 3: Nhận thẻ:
- Các trường Đại học, Cao đẳng tiếp nhận thẻ, kiểm tra số thẻ phát hành với
mã sinh viên trong hệ thống của ngân hàng.

SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

13

GVHD: Th.s Võ Văn Vang

* Bước 4: Các trường Đại học, Cao đẳng có trách nhiệm bàn giao thẻ cho
từng sinh viên.
* Bước 5: Sinh viên sử dụng thẻ để giao dịch tại hệ thống của các trường Đại
học, Cao đẳng, của NH và các NH khác thuộc barknet.vn, Smartlink và sử dụng như
một thẻ sinh viên theo quy định của các trường Đại học, Cao đẳng.
2.4 QUY TRÌNH SỬ DỤNG THẺ LIÊN KẾT TẠI MÁY ATM
* Khi chủ thẻ thực hiện giao dịch tại máy ATM thì tiến hành như sau:
- Đưa thẻ vào máy theo hướng dẫn tại máy ATM
- Nhập chính xác mã số cá nhân ( mã PIN)
- Lựa chọn các loại giao dịch
- Nhận tiền/ kiểm tra hóa đơn và kết thúc giao dịch.
Khi sử dụng thẻ chủ thẻ chỉ được nhập số PIN tối đa cho một lần giao dịch là
3 lần. Nếu 3 lần nhập số PIN mà chủ thẻ vẫn nhập sai thì thẻ đó sẽ bị khóa và bị giữ
tại máy ATM. Chủ thẻ phải liên hệ với bộ phận phát hành thẻ để là thủ tục cần thiết
nhận lại thẻ.
Khi khách hàng giao dịch trên máy ATM thì dữ liệu được cập nhập tự động
trên hệ thống máy ATM. Bộ phận phát hành thẻ sẽ in liệt kê các giao dịch thực hiện

và lưu trữ để đối chiếu khi cần thiết.
* Khi chủ thẻ thực hiện giao dịch tại NH thì có thẻ tiến hành như sau:
- Chủ thẻ lập giấy yêu cầu về giao dịch cần thực hiện do NH cung cấp, đồng
thời xuất trình Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu và thanh toán phí giao dịch theo quy
định.
- Giao dịch viên kiểm tra, đối chiếu các thông tin về khách hàng, kiểm tra
đặc điểm an toàn của thẻ xem có đảm bảo đủ điều kiện do NH yêu cầu hay không.
- Sau khi kiểm tra xong, thực hiện giao dịch cho chủ thẻ.
2.5 NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH THẺ LIÊN KẾT TẠI
VIETINBANK - CN ĐÀ NẴNG
Với những tiện ích và tính năng do thẻ mang lại, thẻ nói chung, thẻ liên kết
nói riêng được xem là thế mạnh để các NH gia tăng tốc độ cạnh tranh của mình và
hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Trước một thị trường phát triển sôi động như
Đà Nẵng, thị trường thẻ được xem là cơ hội và thách thức cho các NH trong đó có
Vietinbank - CN Đà Nẵng nâng cao vị thế của mình, chiếm lĩnh thị trường rộng lớn
hơn.
Tuy mới là giai đoạn đầu triển khai phát hành thẻ liên kết, nhưng Vietinbank
- CN Đà Nẵng cũng đã phát hành được số lượng thẻ cho các trường rất lớn. Sở dĩ
làm được như thế là nhờ các cán bộ nhân viên NH đã tích cực thường xuyên tiếp
cận các trường, marketing hiệu quả để giới thiệu sản phẩm rộng rãi. Sinh viên
không chỉ cảm thấy rất tiện lợi khi sử dụng thẻ mà còn vô cùng thỏa mãn với những
tiện ích mà nó mang lại. Mặt khác, chủ thẻ sử dụng thẻ liên kết còn nhận được sự
quan tâm rất chu đáo từ phía nhân viên NH như hỏi thăm, hướng dẫn sử dụng thẻ
tận tình, được nhắc nhở nộp học phí đúng hạn để tránh gây ảnh hưởng đến việc thi
cử, học tập…Ngoài ra, với một quy trình phát hành đơn giản và dễ hiểu, hoạt động

SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


14

GVHD: Th.s Võ Văn Vang

phát hành thẻ liên kết tại Vietinbank - CN Đà Nẵng càng có cơ hội được các trường
trên địa bàn quan tâm nhiều hơn.
Sống trong một xã hội văn minh và hiện đại như ngày nay, việc sử dụng thẻ
liên kết là cách sinh viên thể hiện sự sành điệu của mình. Đây cũng là một thuận lợi
để các NH nói chung, NHCT nói riêng tiếp tục khai thác và phát triển hoạt động
kinh doanh thẻ của mình.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua thì Vietinbank – CN
Đà Nẵng cũng gặp không ít những khó khăn. Trước những vấn đề nan giải còn tồn
động ở phía trước, CN cần hoàn thiện và củng cố hoạt đông phát hành thẻ liên kết
về cả số lượng lẫn chất lượng để nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình.
2.6 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIETTINBANK - CN ĐÀ NẴNG
Như nhận xét, hoạt động phát hành thẻ liên kết dành cho sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng tai CN tuy mới là giai đoạn đầu triển khai nhưng cũng đã
đạt được rất nhiều thành công. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó thì CN
cũng gặp không ít những khó khăn mà cần có giải pháp tích cực để hạn chế và nâng
cao hoạt động này. Qua đây, em xin đóng góp một số ý kiến kiến nghị như sau:
- Tăng cường quản bá uy tín của NH để tạo niềm tin cho Sinh viên và các
trường tìm đến NH ngày một nhiều hơn.
- Tiếp cận ngày càng nhiều với sinh viên, tư vấn khách hàng.
- Mở rông hiệu quả mạng lưới hoạt động của CN, phòng giao dịch.
- Nhân viên NH cần chủ động đề cập vấn đề với nhà trường, cho họ thấy
được những tiện ích của thẻ liên kết mang lại.
- Hiện đại hóa công nghệ hoạt động thanh toán, nâng cấp đường truyền và hệ
thống xử lý lỗi để nâng cao hiệu quả giao dịch với khách hàng.
- Bố trí hợp lý các địa điểm đặt máy ATM.

- Tăng cường hoạt động Marketing.

SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

15

SVTH: Trần Thị Nhân – Lớp 35H09K7.1-A

GVHD: Th.s Võ Văn Vang



×