Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU 20112015 PHƯỜNG THẮNG NHẤT, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.43 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU 2011-2015
PHƯỜNG THẮNG NHẤT,
THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU”

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

-TP.Hoà Chí Minh, thaùng 7 naêm 2012-

NGÔ VĂN QUYẾT
08124062
DH08QL
2008 – 2012
Quản Lý Đất Đai




LỜI CẢM ƠN
……
Trải qua 4 năm đại học với nhiều kỉ niệm vui, buồn bên thầy cô, bạn bè dưới mái
trường đại học Nông Lâm TP.HCM, đó là khoảng thời gian đáng nhớ nhất mà bất cứ ai
trong mỗi chúng ta cũng sẽ ghi nhớ suốt cuộc đời mình. Thầy cô đã cho con những kiến
thức, hành trang để bước vào đời, để xây dựng tương lai cho mình và quê hương đất
nước. Con thầm biết ơn tất cả mọi người đã quan tâm, giúp đỡ, dìu dắt con cho đến ngày
hôm nay.
“Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Để có được thành quả như ngày hôm nay trước tiên con xin tỏ lòng biết ơn đến Ba,
Mẹ đã cho con hình hài này, khối óc này để hôm nay đây khi đứng trước “Cổng mặt trời”
con vẫn luôn tự hào về gia đình nhỏ thân thương của mình. Gia đình chính là nơi cho con
sức mạnh và nghị lực để luôn luôn phấn đấu. Con luôn tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng
hết sức để không phụ lòng mong mỏi của gia đình.
“Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên”
Em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, Khoa
Quản lý Đất đai & Bất động sản, cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt,
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em làm hành trang bước vào cuộc
sống. Em xin cảm ơn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.s Lê Ngọc Lãm, người đã hết lòng giúp đỡ và
hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ làm việc trong phòng Tài Nguyên
Môi Trường TP Vũng Tàu, UBND phường Thắng Nhất, đồng thời gởi lời cảm ơn đặc
biệt đến các anh chị địa chính phường đã nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
em trong quá trình thực tập.
“Học thầy không tày học bạn”
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Quản lý Đất đai khóa 34, BCH Đoàn- LCH SV

khoa QLĐĐ&BĐS, những người bạn thân và đặc biệt là bạn Ngân đã luôn giúp đỡ, động
viên và chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập cũng như sinh hoạt tại trường.
Cuối cùng, em kính chúc quý thầy cô, quý cơ quan, gia đình, bạn bè mạnh khỏe, hạnh
phúc và thành công

TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2012
Sinh viên
Ngô Văn Quyết


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH


NGÔ VĂN QUYẾT

“QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU 2011-2015
PHƯỜNG THẮNG NHẤT,
THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU”

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Ngọc Lãm
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ chí Minh)

Ký tên: …………………………....

-Tháng 7 năm 2012-



TÓM TẮT
Sinh viên Ngô Văn Quyết lớp DH08QL, Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản, Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 08/2020.
Đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
2011 - 2015 Phường Thắng Nhất, Thành Phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Ngọc Lãm, giảng viên khoa Quản lí đất đai & bất
động sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Công tác quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nguồn lực
phát triển kinh tế - xã hội, xác lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất, giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Sau khi quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất của phường được phê duyệt thì việc lập
quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp phường là cần thiết, nhằm phân bổ chi tiết quỹ đất
trên địa bàn thành phố vào các mục đích sử dụng và là căn cứ điều chỉnh quy hoạch - kế
hoạch sử dụng đất của tỉnh sau khi quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được phê
duyệt. Từ nhu cầu đó, đề tài bao gồm những nội dung chính:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện ảnh hưởng đến việc sử
dụng đất.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý đất đai, tiềm năng sử dụng đất
đai và những kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 và các giải pháp thực
hiện.
* Các phương pháp sử dụng: Phương pháp điều tra thực địa; phương pháp thống
kê; phương pháp kế thừa, tổng hợp, thu thập và xử lý số liệu, tài liệu; phương pháp bản
đồ,…
* Kết quả đạt được:
Kết quả quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 phường Thắng Nhất, TP.Vũng Tàu,
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đạt được như sau: tổng diện tích đất tự nhiên 859,90 ha; trong đó
diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 100% DTTN, tăng 76,27 ha so với hiện trạng.

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai thời kì 2011 – 2020;
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp.
- Hệ thống bảng biểu Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất đai theo Thông tư
19/2009/TT_BTNMT ngày 02/11/2009.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Error! Bookmark not defined.

Đặt vấn đề ................................................................................................................................................... 1 
Mục đích: ..................................................................................................................................................... 2 
Yêu cầu: ....................................................................................................................................................... 2 
PHẦN I: TỔNG QUAN

3

I.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................................................... 3 
I.1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................................................. 3 
I.1.2. Căn cứ pháp lý .............................................................................................................................. 8 
I.1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................................................. 9 
I.2. Khái quát địa bàn phường Thắng Nhất, TP.Vũng Tàu ................................................. 10 
I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 10 
I.3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................................ 10 
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 10 
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

13


II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, CẢNH QUAN
MÔI TRƯỜNG ....................................................................................................................................... 13 
II.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................................... 13 
II.1.2. Các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường ............................................................. 15 
II.1.3. Thực trạng môi trường ........................................................................................................... 17 
II.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội phường Thắng Nhất ......................................... 17 
II.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................. 17 
II.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ......................................................................... 18 
II.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ......................................................................... 18 
II.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ................................ 19 
II.2.5. Quốc phòng-an ninh................................................................................................................ 21 
II.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ................................................. 21 
II.4. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai ....................................................................................... 22 
II.4.1. Tình hình quản lý đất đai ...................................................................................................... 22 
II.4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và biến động các loại đất ............................. 249 
II.4.3. Đánh giá kết quả thực hiện QHSDĐ kỳ trước ............................................................ 28 
II.5. Đánh giá tiềm năng đất đai phường Thắng Nhất, Tp.Vũng Tàu ............................. 30 
II.6. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ......................................................... 31 
II.6.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ quy hoạch ............................ 31 


II.6.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất

34

II.6.3 Đánh giá hiệu quả phương án quy hoạch sử dụng đất .............................................. 49 
II.6.4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất ......................................................................................... 50 
II.6.5. Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu ...................................................................................... 52 
II.6.6. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .......................... 56 
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ


59

Kết luận ...................................................................................................................................................... 59 
Kiến nghị ................................................................................................................................................... 59 


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHXHCN
UBND
TP
TPHCM
BRVT
PP
QHSDĐ
KHSDĐ
QH, KHSDĐ
SDĐĐ
MĐSDĐ
KH
GCNQSDĐ
BĐHTSDĐ
HTSDĐ
KT – XH
KHKT
CN – TTCN
TNMT
DTTN
TSCQ, CTSN
PNN

NN
TCĐC
NĐ-CP
BTNMT

TT

PTSC

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Ủy ban nhân dân
Thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh
Bà Rịa-Vũng Tàu
Phương pháp
Quy hoạch sử dụng đất
Kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Sử dụng đất đai
Mục đích sử dụng đất
Kế hoạch
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất
Kinh tế xã hội
Khoa học kỹ thuật
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Tài nguyên Môi trường
Diện tích tự nhiên
Trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Phi nông nghiệp
Nông nghiệp
Tổng cục địa chính
Nghị định chính phủ
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Quyết định
Thông tư
Nghị định
Công ty cổ phần dịch vụ dầu khí Việt Nam
(PetroVietnam)


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1: Mực nước biển đặc trưng ....................................................................................................... 15 
Bảng 2: Thống kê các loại đất phường Thắng Nhất .................................................................... 16 
Bảng 3: Bảng các công trình giao thông trên toàn phường ....................................................... 20 
Bảng 4: Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ...................... Error! Bookmark not defined. 
Bảng 5: Biến động đất đai năm 2005 – 2010 .................................................................................. 26 
Bảng 6: Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 .............................................................................................. 27 
Bảng 7: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất năm 2010 ......................... 29 
Bảng 8: Thống kê các nhóm đất phường Thắng Nhất ................................................................ 30 
Bảng 9: Nhu cầu sử dụng đất giáo dục .............................................................................................. 38 
Bảng 10: Nhu cầu sử dụng đất đô thị theo mục đích sử dụng ................................................. 39 
Bảng 11: Nhu cầu sử dụng các loại đất khác .................................................................................. 39 
Bảng 12: Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng ..................................... 41 
Bảng 13: Quy hoạch nhóm đất nông nghiệp đến năm 2020 ..................................................... 42 
Bảng 14: Quy hoạch nhóm đất phi nông nghiệp đến năm 2020 ............................................. 43 
Bảng 15: Các công trình, dự án đất ở năm 2020 ........................................................................... 44 
Bảng 16: Danh sách sử dụng đất phường Thắng Nhất ............................................................... 45 

Bảng 17: Tên các công trình đất an ninh .......................................................................................... 46 
Bảng 18: Thống kê diện tích các tổ chức kinh tế sử dụng đất ................................................ 47 
Bảng 19: Quy hoạch đất hạ tầng đến năm 2020 ............................................................................ 48 
Bảng 20: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép trong kỳ QH ................ 49 
Bảng 21: Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các MĐSD trong kỳ QH .............. 51 
Bảng 22: Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm .................................................................. 53 
Bảng 23: Diện tích đất chuyển MĐSD phải xin phép theo từng năm kế hoạch .............. 55 


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
 

Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất của phường năm 2011 ............................................................... 27 
Biểu đồ 2 : Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp........................................................................... 44 
Biểu đồ 3 : So sánh diện tích đất hạ tầng năm 2011 với 2020 ................................................ 49 
DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ

Hình 1. Sơ đồ vị trí phường Thằng Nhất, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Hình 2. Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất phường Thằng Nhất, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu.
Hình 3. Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 phường Thằng Nhất, TP Vũng Tàu,
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu


Ngành quản lí đất đai

SVTH: Ngô Văn Quyết

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi xã hội luôn vận động và phát triển cùng với quy luật của cuộc sống thì dân

số cũng ngày càng tăng nhanh. Song song theo đó, nhu cầu sử dụng đất càng cao trong
khi đất đai có hạn và ngày càng trở nên quý giá. Chính vì vậy việc sử dụng đất tiết
kiệm, hiệu quả luôn là nhu cầu cần thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và hoạch định
có khoa học.
Trong bối cảnh nước ta hiện nay, cùng với công cuộc công nghiệp hóa đất nước
kéo theo quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, để tạo sự cân bằng bền vững không
gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất đai là một trong những công tác cần thiết, cấp bách
trong quản lý Nhà Nước về đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng.
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992, tại chương
II Điều 18 quy định: Đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà
nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất
đúng mục đích và có hiệu quả.
Luật đất đai năm 2003 tại chương I Điều 6 quy định: Quản lí quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Điều 21, 22,
23, 24, 25 đã quy định nguyên tắc, căn cứ, phân kỳ, nội dung lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất được thực hiện ở 4 cấp: cả nước, tỉnh, huyện, xã. Tại Điều 26, 27, 28, 29
xác định thẩm quyền quyết định, xét duyệt, công bố và thực hiện quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất.
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch sử dụng đất đô thị là một công việc không thể
thiếu để phục vụ cho mục đích phát triển bền vững đô thị. Đồng thời cũng là một vấn
đề rất nhạy cảm trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó công tác quy
hoạch sử dụng đất đô thị đòi hỏi sự chính xác đến từng thửa, khai thác triệt để các khả
năng sử dụng đất về các mặt kinh tế – xã hội.
Thành phố Vũng Tàu là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, với
những điều kiện thuận lợi về địa lý, tài nguyên… Vũng Tàu đang từng bước chuyển
mình đi lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Phường Thắng Nhất thuộc phía tây thành
phố Vũng Tàu. Nằm trên trục đường giao thông chính của Thành phố (Đường 30/4)
nối với các vùng khác trong tỉnh cũng như cả nước. Phường Thắng Nhất cũng là một
trong những đầu mối giao thông đường thuỷ trọng yếu của Thành Phố Vũng Tàu, với
nhiều cảng biển như cảng Hải Quân và cảng dầu khí PTSC. Bên cạnh đó việc đi lại,

vận chuyển và trao đổi hàng hoá bằng đường hàng không rất thuận lợi do có vị trí gần
sân bay. Với nhiều ưu thế thuận lợi như trên để sử dụng đất có hiệu quả và khai thác

 

Trang 1 


Ngành quản lí đất đai

SVTH: Ngô Văn Quyết

hết tiềm năng, công tác quy hoạch sử dụng đất ở Phường trở thành một vấn đề cần
thiết và cấp bách.
Được sự đồng ý của khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản Trường Đại Học
Nông Lâm TP HCM và UBND thành phố Vũng Tàu, tôi thực hiện đề tài : “Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015
Phường Thắng Nhất, Thành Phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”.
 Mục đích:
 Xác định lợi thế và hạn chế của Phường trong phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và trong khai thác sử dụng quỹ đất đai nói riêng.
 Nắm chắc tài nguyên đất đai và phương hướng sử dụng đất đai đồng bộ, có hiệu
quả cao và bền vững.
 Xây dựng phương án quy họach kế họach sử dụng đất đai cho Phường đến năm
2020, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội chung của Thành phố, nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả
và lâu bền.
 Tạo cơ sở pháp lý cũng như kỹ thuật cho công tác quản lý, sử dụng đất đai.
 Yêu cầu:
 Đúng quy trình hướng dẫn vì công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của Bộ

TN&MT
 Đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, kịp thời
 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên địa bàn Phường Thắng Nhất, Thành Phố Vũng Tàu, tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu, thời gian thực hiện là 4 tháng.
 Đối tượng nghiên cứu
 Đất đai, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất.
 Đối tượng sử dụng đất: Các điều kiện tự nhiên, các quy luật phát triển kinh tế xã hội, các điều kiện về cơ sở hạ tầng của vùng và về chủ sử dụng đất với mục đích sử
dụng đất của chủ sử dụng đất.

 

Trang 2 


Ngành quản lí đất đai

SVTH: Ngô Văn Quyết

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận
I.1.1. Cơ sở khoa học
1. Các khái niệm
- Đất đai (land): là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng,
theo chiều nằm ngang trên mặt đất kết hợp với hoạt động của con người.
- Đất (soil): là lớp vỏ tơi xốp của bề mặt trái đất có độ sâu giới hạn < 3m. Có các
thành phần vô cơ, hữu cơ, các thành phần này quyết định độ phì của đất.
- Quy hoạch (QH): là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động
phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức.
- Kế hoạch: là việc sắp xếp, bố trí, phân định, phân bổ, chi tiết hóa công việc

theo thời gian và không gian nhất định.
- Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ): là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của nhà nước về tổ chức, quản lý sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý,
khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử
dụng đất đai như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều
kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
- Kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ): là sự chia nhỏ, chi tiết hóa QHSDĐ về mặt
nội dung và thời kỳ, được lập theo cấp hành chính.
- Phân khai: Chỉ tiêu phân khai là chỉ tiêu định hướng của QHSDĐ cấp trên
phân bổ cho QHSDĐ của đơn vị hành chính cấp dưới.
- Phân kỳ: chỉ tiêu các loại đất đã xác định trong phương án quy hoạch sử dụng
đất được phân chia cho kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối.
2. Các nguyên tắc trong QHSDĐ
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển KT-XH, quốc
phòng, an ninh.
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; QH, KHSDĐ của cấp dưới phải phù hợp với
QH, KHSDĐ của cấp trên; KHSDĐ phải phù hợp với QHSDĐ đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xét duyệt.
- QH, KHSDĐ của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới.
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ, tái tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Dân chủ và công khai.
 

Trang 3 


Ngành quản lí đất đai


SVTH: Ngô Văn Quyết

- QH, KHSDĐ mỗi kỳ phải được xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.
3. Đặc điểm của QHSDĐ
- Tính lịch sử - xã hội.
- Tính tổng hợp.
- Tính dài hạn.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô.
- Tính chính sách.
- Tính khả biến.
4. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 22 Luật Đất đai năm 2003, nêu các căn cứ để lập QH, KHSDĐ như sau:
- Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất gồm 7 căn cứ
+ Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương.
+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường.
+ Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất.
+ Định mức sử dụng đất.
+ Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
+ Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
- Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất gồm 5 căn cứ
+ Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của Nhà nước.
+ Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
+ Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.
+ Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.
5. Nội dung của QH, KHSDĐ cấp phường
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính Phủ quy
định cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp phường như sau:

- Xác định diện tích các loại đất trên địa bàn phường đã được phân bổ trong quy
hoạch sử dụng đất của cấp thành phố.
- Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của
phường, bao gồm: đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác;
 

Trang 4 


Ngành quản lí đất đai

SVTH: Ngô Văn Quyết

đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất nghĩa trang, nghĩa địa do phường quản lý;
đất sông suối; đất phát triển hạ tầng và đất phi nông nghiệp khác.
- Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của địa phương.
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp phường.
- Giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
6. Lược sử công tác lập QHSDĐ
a. Công tác QHSDĐ ở 1 số nước trên thế giới
Các nước đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất từ rất sớm:
- Ở các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Úc,.... gần đây là các nước Thái
Lan, Malayxia, Philippin đã ứng dụng các quy phạm vào công tác điểu tra, đánh giá quy
hoạch.
- Ở các nước khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia...nhìn chung công tác quy
hoạch đã phát triển và hình thành bộ máy quản lý đất đai tương đối tốt nhưng mới chỉ
dừng lại cho phần quy hoạch tổng thể cho các ngành.
- Ở Liên Xô cũ: Hệ thống quy hoạch ở Liên Xô ra đời rất sớm, bắt đầu từ thập
niên 30 và phát triển liên tục không ngừng. Đã hình thành hệ thống tổ chức thống nhất

từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống QHSDĐ gồm có 4 cấp:
+ Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn liên bang.
+ Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và nước cộng hòa.
+ Quy hoạch vùng và huyện.
+ Quy hoạch liên xí nghiệp và xí nghiệp.
Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã soạn thảo
nội dung và các bước tiến hành QHSDĐ
Bước 1: Xác định các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
Bước 2: Tổ chức và xây dựng kế hoạch thực hiện.
Bước 3: Tổ chức điều tra, phân tích xác định các lợi thế và hạn chế chính.
Bước 4: Xác định các loại hình sử dụng đất.
Bước 5: Đánh giá khả năng thích nghi đất đai.
Bước 6: Đánh giá các phương án quy hoạch.
Bước 7: Chọn lựa phương án tối ưu.
Bước 8: Soạn thảo quy hoạch sử dụng đất đai.
Bước 9: Thực hiện QHSDĐ.
Bước 10: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai.
 

Trang 5 


Ngành quản lí đất đai

SVTH: Ngô Văn Quyết

Thực tế cho thấy các quy trình, các phương pháp về điều tra quy hoạch sử dụng đất
của FAO áp dụng ở nước ta bước đầu mang lại những thành tựu hết sức thiết thực.
b. Công tác QHSDĐ ở nước ta
Công tác QHSDĐ được thực hiện theo lãnh thổ hành chính, từ cấp toàn quốc cho

đến tỉnh, huyện, xã và theo quy hoạch ngành: các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp…
Công tác quy hoạch sử dụng đất được tiến hành từ năm 1961, trải qua các giai đoạn
 Giai đoạn 1: 1961-1975
Trước ngày giải phóng cả 2 miền Nam và Bắc chưa có khái niệm về QHSDĐ.
- Ở miền Bắc: Bộ nông trường đã tiến hành chỉ đạo cho các nông trường lập quy
hoạch sản xuất, những quy hoạch này đáp ứng được cho công tác bố trí sản xuất cho
các nông trường quốc doanh nhưng các phương án quy hoạch không được phê duyệt
nên tính khả thi và tính pháp lý không cao.
- Ở miền Nam: Chế độ cũ có xây dựng dự án phát triển kinh tế hậu chiến với ý đồ là
dự án sẽ tiến hành quy hoạch phát triển sau chiến tranh, kết quả là ở miền Nam hình
thành khu công nghiệp Biên Hòa 1.
 Giai đoạn 2: 1975-1980
- Tiến hành phân vùng quy hoạch kinh tế cho toàn quốc đáp ứng cho yêu cầu phát
triển nền kinh tế quốc dân sau ngày giải phóng. Nhà nước thành lập ban chỉ đạo phân
vùng kinh tế nông lâm trung ương và ban phân vùng kinh tế các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương.
- Kết quả là đã tiến hành quy hoạch nông lâm nghiệp cho 7 vùng kinh tế và quy
hoạch nông lâm 44 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hạn chế: Đối tượng đất đai trong quy hoạch chủ yếu là đất nông lâm nghiệp,
tình hình tài liệu điều tra cơ bản thiếu và không đồng bộ, nội hàm quy hoạch sử dụng
đất chưa được quan tâm. Thời kỳ này chưa nghe quy hoạch sử dụng đất.
 Giai đoạn 3: 1981-1986
- Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam toàn quốc lần thứ V ban hành văn kiện có nội
dung: xúc tiến công tác nghiên cứu điều tra cơ bản, làm cơ sở lập tổng sơ đồ phát triển
và phân bố lực lượng sản xuất toàn quốc, sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản
xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các bộ ngành trung ương.
- Kết quả là đối tượng đất đai trong quy hoạch được mở rộng: Nghiên cứu về đất
phát triển không gian đô thị, đất giao thông, đất khu công nghiệp,…tài liệu điều tra cơ
bản khá phong phú, đồng bộ, có đánh giá nguồn lực (nội lực, ngoại lực) và xét trong


 

Trang 6 


Ngành quản lí đất đai

SVTH: Ngô Văn Quyết

mối quan hệ vùng, có lượng toán vốn đầu tư, hiệu quả của quy hoạch, nôi dung
QHSDĐ chính thức trở thành một chương mục trong báo cáo quy hoạch.
Hạn chế: Chỉ có quy hoạch cấp toàn quốc, cấp tỉnh; riêng quy hoạch cấp huyện,
xã chưa được đề cập đến.
 Giai đoạn 4: từ 1987 đến trước luật đất đai 1993
- Trong luật đất đai 1987 có quy định: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội
dung trong quản lý nhà nước về đất đai, tạo cơ sở pháp lý cho công tác lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
- Giai đoạn này công tác lập quy hoạch im vắng do những nguyên nhân: Vì qua một
thời kỳ quy hoạch rầm rộ, rộng khắp đã thực hiện ở cấp toàn quốc, vùng, tỉnh và với sự
sụp đổ của Đông Âu, Liên Xô tan rã làm cho Việt Nam định hướng phát triển kinh tế
theo thị trường có sự điều tiết nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên không
cần thiết phải lập quy hoạch.
- Tổng Cục quản lý ruộng đất ban hành Thông Tư 106/KH-RĐ hướng dẫn công tác
lập QH, KHSDĐ cấp xã (kết quả đã lập quy hoạch khoảng 300 xã).
 Giai đoạn 5: từ 1993 đến trước luật đất đai 2003
- Luật đất đai 1993 ra đời làm cơ sở pháp lý cho QHSDĐ, thuận lợi đặc biệt là các
văn bản dưới luật được ban hành (NĐ34/CP: Xác định chức năng của Tổng cục địa
chính, hình thành một hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương; NĐ68/CP: Đây
là nghị định lần đầu tiên của Việt Nam Chính phủ ban hành chỉ đạo công tác lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; Thông tư 1814/TCĐC: Hướng dẫn công tác lập

QH, KHSDĐ của cấp tỉnh, huyện, xã; Thông tư 1842/TCĐC: Hướng dẫn công tác lập
QH, KHSDĐ các cấp thay cho Thông tư 1814).
- Thời kỳ này thuận lợi về mặt pháp lý, tổ chức bộ máy, quy trình và nội dung
phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất các cấp, đã xúc tiến công tác lập QHSDĐ
rộng khắp.
- Kết quả đạt được đã lập KHSDĐ 5 năm của cả nước, lập QHSDĐ định hướng
toàn quốc đến năm 2010.
Hạn chế: Quy trình, nội dung phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất chỉ dừng
lại ở hướng dẫn trình tự các bước tiến hành không phải là quy trình kinh tế kỹ thuật
chặt chẽ, các định mức về chỉ tiêu sử dụng đất chưa thống nhất chung cho toàn quốc
mà vẫn còn vận dụng định mức của các bộ ngành. Đối với khu vực đô thị có sự chồng
chéo tranh chấp giữa 2 loại hình quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây
dựng) và khu vực nông thôn.
 Giai đoạn 6: từ năm 2004 đến nay
 

Trang 7 


Ngành quản lí đất đai

SVTH: Ngô Văn Quyết

- Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực ngày 01/07/2004.
- Văn bản dưới luật: Nghị định 181/2004/NĐ-CP; Nghị định 69/2009/NĐ-CP;
Thông tư 30/2004/TT-BTNMT; Thông tư 04/2006/TT-BTNMT; Thông tư
19/2009/TT-BTNMT; Thông tư 06/2010/TT-BTNMT; Quyết định 04/2004/QĐBTNMT; Quyết định 10/2004/QĐ-BTNMT.
Nội dung mới:
+ Hệ thống lập quy hoạch sử dụng đất chia làm 5 cấp.
+ Thời kỳ lập quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.

+ KHSDĐ 5 năm thống nhất tất cả các cấp và gắn liền với QHSDĐ.
+ KHSDĐ phân kỳ 2 giai đoạn: KHSDĐ(5 năm đầu), KHSDĐ(5 năm cuối).
+ Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Đa phương án.
Kết quả: Đã lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm cả nước; lập, điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất các cấp.
I.1.2. Căn cứ pháp lý
 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
 Luật đất đai năm 2003 (26/11/2003);
 Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP (29/10/2003) của chính phủ về thi hành luật đất
đai năm 2003;
 Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của chính phủ quy định bổ sung về
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
 Thông tư số 19/2009/TT – BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường quy định chi tiết về lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
 Thông tư 06/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày
15/03/2010 quy định về mức kinh tế – kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
 Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất;
 Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/5/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán xây dựng dự toán kinh
phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
 

Trang 8 



Ngành quản lí đất đai

SVTH: Ngô Văn Quyết

 Thông tư 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
 Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường về việc ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
 Quyết định 10/2005/BTNMT về việc ban hành qui định lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
 Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/08/2009 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015);
 Công văn 5850/UBND-VP của UBND Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 16 tháng
09 năm 2009 về việc triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 cho 3 cấp trên địa bàn
Tỉnh.
 Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất (kèm theo công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày
25 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
 Quy hoạch các ngành: Xây dựng, Công nghiệp, Giao thông-Vận tải, Du lịch,
Giáo dục- Đào tạo, Y tế, Thể dục Thể thao, Thương mại-Dịch vụ, Nông nghiệp,
Môi trường... đến năm 2020.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
- Phương án quy hoạch sử dụng đất TP.Vũng Tàu đến năm 2010.
- Phương án quy hoạch sử dụng đất phường Thắng Nhất, TP.Vũng Tàu đến năm
2010.
- Dự thảo phương án QHSDĐ TP.Vũng Tàu đến năm 2020.

- Phương án QHSDĐ năm 2020 và KHSDĐ 5 năm 2011-2015 tỉnh BRVT.
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2005 – 2010 và định hướng kế hoạch giai đoạn 2010-2020 TP.Vũng Tàu.
- Hệ thống bản đồ địa chính phường Thắng Nhất.
- Hệ thống Bản đồ QHSDĐ Thành phố Vũng Tàu.
- Hệ thống biểu mẫu lập quy hoạch sử dụng đất của cả nước, thành phố, huyện,
xã (kèm theo thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định việc lập, điều chỉnh và
thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất).
- Niên giám thống kê TP.Vũng Tàu 2010.
- Quy hoạch phát triển các ngành trên địa bàn TP có liên quan đến phường.
 

Trang 9 


Ngành quản lí đất đai

SVTH: Ngô Văn Quyết

- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 và BĐ HTSDĐ phường Thắng Nhất và
TP.Vũng Tàu.
Số liệu thống kê đất đai năm 2011 và BĐ HTSDĐ phường Thắng Nhất và
TP.Vũng Tàu.
- Số liệu thống kê đất đai năm 2005 đến năm 2010 phường Thắng Nhất và
TP.Vũng Tàu.
- Văn kiện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường Thắng Nhất nhiệm kỳ 2011 –
2015.
I.2. Khái quát địa bàn phường Thắng Nhất, TP.Vũng Tàu
Phường Thắng Nhất nằm tiếp giáp trung tâm thành phố với khu phía Bắc Thành
phố. Tổng diện tích đất tự nhiên theo số liệu thống kê đất đai năm 2011 là 859,9 ha

chiếm 5,68% diện tích tự nhiên của thành phố, trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng
8,14 %, đất phi nông nghiệp chiếm 91,13 % diện tích tự nhiên, đất chưa sư dụng chiếm
0,73%. Theo số liệu thống kê 2011 dân số trung bình của phường 27325 người với
7651 hộ, mật độ dân số trung bình 3179 người/km2. Toàn phường có 12 khu phố và
138 tổ dân phố. Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người đạt 314,69 m2/người;
Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người: 25,61 m2/người; Bình quân đất phi nông
nghiệp trên đầu người thấp, chỉ đạt 286,78 m2/người.
I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
+ Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và HTSDĐ Phường Thắng Nhất,
Tp.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm
năng đất đai, với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ của Phường
Thắng Nhất, Tp Vũng Tàu.
+ Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và xây dựng
phương án QHSDĐ, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của phương án QHSDĐ đến kinh
tế, xã hội, môi trường.
+ Phân kỳ QHSDĐ, lập KHSDĐ kỳ đầu.
+ Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện QH, KHSDĐ kỳ đầu.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp luận
 Kết hợp phân tích định tính và định lượng: phán đoán mối quan hệ
tương hỗ giữa phát triển kinh tế xã hội với sử dụng đất trên cơ sở các tư liệu được điều
 

Trang 10 


Ngành quản lí đất đai


SVTH: Ngô Văn Quyết

tra và xử lý, dựa trên phương pháp số học để lượng hóa mối quan hệ tương hỗ giữa sử
dụng đất với phát triển kinh tế xã hội.
 Kết hợp phân tích vĩ mô và vi mô
- Vĩ mô: phân tích tổng thể trên phạm vi rộng mối quan hệ giữa việc sử dụng đất
với các yếu tố ảnh hưởng.
- Vi mô: được thực hiện với các đối tượng sử dụng đất mang tính cục bộ ở từng
khu vực, ngành.
- Kết hợp vĩ mô và vi mô: phân tích từ trên xuống, xác định mục tiêu chiến lược,
cụ thể hóa các mục tiêu để hoàn thiện và tối ưu hóa QH.

Cân bằng tương đối: Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch động, sự mất
cân đối trong sử dụng đất đai luôn được điều chỉnh và các vấn đề được xử lý nhờ
phương pháp phân tích động. Cân bằng tương đối cũng được thể hiện qua việc bố trí
đất trong quy hoạch và kế hoạch.
2. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp điều tra nhanh nông thôn: điều tra khảo sát lấy số liệu từ thực
địa
- RRA: Điều tra, thu thập các số liệu, thông tin cần thiết thông qua việc phỏng
vấn các nhà chuyên môn, các nhà chức trách địa phương và người dân.
- PRA: đây là phương pháp quan trọng trong công tác Quy hoạch sử dụng đất,
thông qua các cuộc hội thảo có sự tham gia của các nhà chức trách, chuyên viên, và cả
người dân nhằm thu thập các ý kiến, góp ý về định hướng quy hoạch sử dụng đất.
 Phương pháp thống kê: Thống kê tuyệt đối, thống kê tương đối, số liệu bình
quân, phân tổ thống kê, các chỉ số, các chỉ tiêu cần thiết liên quan đến công tác quy
hoạch, giúp phân tích, đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội,
nhân văn, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai trên địa bàn.
 Phương pháp định mức: Sử dụng mục tiêu định mức được tổng hợp, xử lý,
thống kê qua nhiều mẫu thực tế, kết hợp với dự báo đưa ra diện tích các loại đất biến

động trong tương lai.
 Phương pháp dự báo: dùng để dự báo về dân số, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và nhu cầu sử dụng đất đai các ngành.
 Phương pháp bản đồ: đối soát, chỉnh lý, khoanh vẽ chuyển đổi dữ liệu, … chủ
yếu sử dụng phần mềm mapinfo để xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ QHSDĐ và
các loại bản đồ khác.
 

Trang 11 


Ngành quản lí đất đai

SVTH: Ngô Văn Quyết

 Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các
ngành các lĩnh vực và lãnh đạo các ngành có liên quan.
I.3.3. Quy trình thực hiện
Áp dụng Thông tư 19/2009/TT- BTNMT về việc ban hành quy trình, nội dung lập
QHSDĐ cấp tỉnh, quốc gia, huyện, xã, gồm 7 bước:
Bước 1: Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội.
Bước 2: Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện
QHSDĐ kỳ trước và xây dựng BĐHTSDĐ.
Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất.
Bước 4: Xây dựng phương án QHSDĐ.
Bước 5: Đánh giá tác động của phương án QHSDĐ đến kinh tế-xã hôi-môi trường.
Bước 6: Phân kỳ QHSDĐ và lập KHSDĐ kỳ đầu.
Bước 7: Đề xuất các giải pháp thực hiện QHKHSDĐ.

 


Trang 12 


Ngành quản lí đất đai

SVTH: Ngô Văn Quyết

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, CẢNH QUAN
MÔI TRƯỜNG
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý

Phường Thắng Nhất nằm tiếp giáp trung tâm thành phố với khu phía Bắc Thành
phố, là nơi tập trung nhiều dự án lớn có ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tổng diện
tích tự nhiên của phường là 859,9 ha chiếm 5,68% diện tích tự nhiên của thành phố.
Theo số liệu thống kê 2011 dân số trung bình của phường 27325 người với 7651 hộ,
mật độ dân số trung bình 3179 người/km2. Toàn phường có 12 khu phố và 138 tổ dân
phố.

 

Trang 13 


Ngành quản lí đất đai

SVTH: Ngô Văn Quyết


Ranh giới hành chánh:
+ Phía Bắc giáp Phường Rạch Dừa, Phường 10.
+ Phía Nam giáp phường 9
+ Phía Tây giáp Biển.
+ Phía Đông giáp Phường 10, Phường Nguyễn An Ninh.
2. Khí hậu.
Nằm trong vùng khí hậu Đông Nam Bộ, nóng quanh năm, mưa nhiều, khí hậu
chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 đến
tháng 10, lượng mưa phân bố không đều trong các tháng, tổng số ngày mưa trong năm
là 130 ngày. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có nhiệt độ cao và hầu
như không đổi trong năm. Tháng có lương mưa cao nhất là tháng 6 (lượng mưa la
606,6 mm), lượng mưa cả năm là 1582,2 mm.
Nhiệt độ trung bình năm 2011 là 28,1oC, chênh lệch giữa tháng nóng nhất và tháng
lạnh nhất vào khoảng 4 – 5oC. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 5 (nhiệt độ khoảng
30,8oC), tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng1 (nhiệt độ khoảng 26,3oC ).(số
liệu niên giám thống kê 2011 thành phố Vũng Tàu)
Thời kì ẩm ướt trùng với mùa mưa, trong đó ẩm nhất là tháng 10 năm 2011 (với
ẩm độ khoảng 85%), độ ẩm tương đối bình quân biến đổi từ 75 – 85%, trung bình là
79,6%.
Số giờ nắng cả năm 2011 là 2526 giờ, trong đó tháng có số giờ nắng nhiều nhất là
tháng 4 (tổng số giờ năng là 308 giờ).
Gió: Phường Thắng Nhất nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hướng
gió chủ yếu là hướng Đông – Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 4), hướng tây - nam (từ
tháng 5 đến tháng 10). Do chịu ảnh hưởng chung của khu vực vùng khí hậu duyên hải
nên khu vực phường chủ yếu chịu gió biển. Tốc độ gió cực đại là 30 m/s, trung bình
khoảng 4,1m/s.
3. Địa hình, địa mạo.
Phường Thắng Nhất là vùng đất có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc
trung bình từ 0 – 3o. Dạng địa hình có đặc trưng là thấp dần theo hướng Đông Nam –
Tây Bắc đổ ra biển. Mang kiểu địa hình tích tụ, được xem là kiểu địa hình đặc trưng

trên địa
4. Thuû v¨n
 Chế độ sóng: Được chia thành 2 mùa rõ rệt
- Chế độ sóng mùa Đông (chủ yếu là sóng hướng Đông và Đông Bắc): Kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Về mùa này, các hoạt động trên biển thường gặp nhiều
 

Trang 14 


Ngành quản lí đất đai

SVTH: Ngô Văn Quyết

khó khăn do có nhiều ngày biển động. Độ cao sóng trên toàn bộ vùng biển dao động
trong khoảng từ 0,5 – 1,84m.
- Chế độ sóng mùa hè: Kéo dài trong các tháng còn lại, có nhiều ngày sóng lặng,
độ cao trung bình thấp.
 Chế độ thuỷ triều: Đặc trưng của thủy triều là bán nhật triều không đều với
cường độ khá lớn. Số ngày nhật triều trong tháng không đáng kể, mỗi ngày có 2 lần
triều lên và 2 lần triều xuống, biên độ triều trung bình từ 3 – 4m trong thời kỳ triều
cường và từ 1,5 – 2m trong thời kỳ triều kém. Mức triều trung bình dao động ở cốt từ
+ 0,23 đến -0,19m và thường đạt cực đại vào các tháng 9, 10, 11 và 12 hàng năm.
Bảng 1: Mực nước biển đặc trưng
Mực nước cao nhất

Mực nước thấp nhất

Mực nước TB


Tháng
Cao độ (m)

Thời điểm

Cao độ (m)

Thời điểm

Cao độ (m)

1

1,45

11/01/82

-2,68

01/01/83

0,2

2

1,37

19/02/84

-2,42


01/02/83

0,1

3

1,43

10/03/85

-2,93

17/03/84

0,1

4

1,3

06/04/85

-2,19

09/04/85

0

5


1,17

05/05/81

-2,6

07/05/85

-0,1

6

1,03

13/06/83

-2,96

23/06/82

-0,2

7

1,08

21/07/82

-2,66


12/07/80

-0,2

8

1,3

26/08/84

-2,82

10/08/83

-0,2

9

1,45

27/091980

-2,5

24/09/80

-0,1

10


1,65

25/10/84

-2,26

17/10/85

0

11

1,6

25/11/84

-2,36

15/11/85

0,2

12

1,52

12/12/81

-2,6


31/121982

0,2

Cả năm

1,65

25/10/84

-2,96

23/06/82

-

(Nguồn: Ban quản lý dự án thoát nước và môi trường Bà Rịa – Vũng Tàu)
Độ mặn vùng ven biển thường biến đổi mạnh trong thời kì gió mùa Tây Nam, độ mặn
trung bình khoảng 31 – 33 o/00 và thường giảm xuống 20 o/00 vào các tháng 9, 10, 11.
II.1.2. Các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường
1. Tài nguyên đất
 

Trang 15 


Ngành quản lí đất đai

SVTH: Ngô Văn Quyết


- Phường Thắng Nhất tập trung 2 nhóm đất chính: nhóm đất phèn mặn tầng
nông chiếm 165,88 ha và đất xám điển hình sa cấu nhẹ nhiều cát 694,02 ha.
Bảng 2: Thống kê các loại đất phường Thắng Nhất
TÊN_FAO

KÝ HIỆU

TÊN_VIỆT NAM

FLt.pt1sa Sali-Epiprotothionic Fluvisol

Ach.ar

Areni Haplic Acrisols

Đất phèn mặn tầng nông
Đất xám điển hình sa cấu

Tổng diện tích tự nhiên

nhẹ nhiều cát

D.TÍCH
(ha)
165,88

694,02

859,90


Đặc điểm và tính chất nhóm đất
 Đất phèn: Có diện tích 165,88 ha, phân bố từ cảng PTSC kéo dày xuống
phía nam theo trục đường 30 tháng 4 và mở rộng ra đến cửa sông Dinh. Khu vực này
chịu ảnh hưởng của nước biển nên chủ yếu thuận lợi cho việc sử dụng để duy trì và
bảo vệ diện tích rừng ngập mặn hiện có, ngoài ra cũng có thể khai thác cho việc nuôi
trồng thủy sản. Tuy nhiên do có vị trí thuận lợi nên hầu hết diện tích nhóm đất phèn đã
được sử dụng vào mục đích chuyên dùng như cảng Hải Quân, Liên Doanh Dầu Khí,
Đất của PTSC, …Việc sử dụng đất hiện tại đã đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội khá
cao, cần thiết được duy trì và khuyến khích các đơn vị đầu tư mở rộng diện tích.
 Đất xám: Đất xám có 694,02 ha, phân bố tập trung dọc đường 30 tháng 4 mở
rộng về phía đông giáp phường 10. Mặc dù độ phì nhiêu của đất xám kém hơn các
nhóm đất khác nhưng các loại hình sử dụng đất trên đất xám phong phú, bao gồm cả
các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây hàng năm, hoa màu.
2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt chủ yếu từ hệ thống sông Dinh. Sông Dinh có khả năng cung
cấp một lưu lượng từ 20.000 – 24.000 m3/ngày đêm. Thắng Nhất thuộc khu vực hạ lưu
sông Dinh và là vùng nước lợ và mặn , thuận lợi để nuôi trồng hải sản và diễn ra các
hoạt động giao thông thủy, tập trung nhiều cảng lớn như: Cảng dầu khí PTSC, cảng
Hải Quân.
- Nguồn nước ngầm chủ yếu xuất hiện trong lớp cát pha. Lớp bùn được chứa
nước nhưng không đều. Độ sâu mực nước ngầm trung bình từ 5 – 10m. Chất lượng
 

Trang 16 


×