Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 2015) xã Phước Kiển – huyện Nhà Bè – Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.09 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

Lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2011 - 2015) xã Phước Kiển – huyện Nhà
Bè – Tp. Hồ Chí Minh

SVTH
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:

NGUYỄN HÀ TRANG

DH08QL
2008 - 2012
Quản Lý Đất Đai

-TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012-


 



Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất của nông
nghiệp và là đối tượng lao động của các ngành khác. Đó là nguồn tài nguyên đặc biệt
vì tính hạn chế và cố định của nó. Vì vậy đòi hỏi đất phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả, nhất là đối với nước ta – một nước hơn 86 triệu dân với diện tích chỉ hơn 330.000
km2 và trong điều kiên tự nhiên hiện nay – nước biển dâng cao mà Việt Nam là một
trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Nghị định 181/2004 NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị đinh 69/2009 NĐ-CP ngày
13/8/2009, Thông tư 19/2009 TT-BTNMT ngày 02/11/2009, Thông tư 06/2010 TTBTNMT ngày 15/03/2010 đã hướng dẫn cụ thể về công tác lập QH, KHSDĐ ở bốn
cấp: Quốc gia, tỉnh, huyện, xã. Theo nghị định, công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã
là cấp cơ sở trực tiếp đến việc thực hiện các chế tài về đất đai. Theo điều 118 của Hiến
pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 là đơn vị hành chính cơ
sở có quan hệ trực tiếp với nhân dân, là đơn vị hành chính cơ bản, có chức năng hành
pháp và quản lý Nhà nước về đất đai, sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, là cấp cơ sở
quản lý về kế hoạch sử dụng đất và sản xuất. Do đó việc lập quy hoạch sử dụng đất
cấp xã có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Để đáp ứng tình hình mới và tạo cơ sở pháp lý cho công tác giao đất, cho thuê
đất và các hoạt động khác trong khuôn khổ quản lý Nhà nước về đất đai, UBND huyện
Nhà Bè, Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Nhà Bè đã phối hợp với Trung tâm
Nghiên Cứu & Ứng Dụng Công Nghệ Địa Chính Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM thực hiện dự án“Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) xã Phước Kiển – huyện Nhà Bè – TP. Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Quản lý đất đai &
Bất động sản em đã tiến hành thực hiện đề tài “Lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) xã Phước Kiển – huyện Nhà Bè

– Tp. Hồ Chí Minh”.

Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất của xã, phân tích những điểm hợp
lý, chưa hợp lý trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Thống kê được thực trạng cơ sở hạ tầng và đánh giá được hiệu quả sử dụng của
người sử dụng đất trong giai đoạn quy hoạch.
Thực trạng phát triển của các ngành, nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn quy
hoạch đồng thời định hướng bố trí và phân bổ quỹ đất đai cho phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế - xã hội.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong công tác
quản lý đất đai ngay ở cấp cơ sở, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
trong việc sử dụng đất và kết hợp hiệu quả sử dụng đất với hiệu quả môi trường.

Đối tượng nghiên cứu
Diện tích tự nhiên, các loại hình sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất và công tác quản
lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Phước Kiển.

Trang 1


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang


Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài thực hiện QH, KHSDĐ trên phạm vi ranh giới hành

chính xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh
Phạm vi thời gian: giai đoạn quy hoạch được lập đến năm 2020, xây dựng kế
hoạch sử dụng đất cụ thể cho kỳ KH 5 năm (2011- 2015)

 

 

 

Trang 2


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Các khái niệm
- Đất đai (land): là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích
mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất); theo chiều nằm
ngang- trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng với các
thành phần khác); kết hợp với hoạt động quản trị của con người không những từ quá
khứ đến hiện tai mà còn triển vọng trong tương lai. Đất đai giữ vai trò quan trọng và
có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.

- Đất (soil): là lớp vỏ tơi xốp của bề mặt trái đất có độ sâu giới hạn <= 3m. Có
các thành phần vô cơ, hữu cơ, các thành phần này quyết định một thuộc tính quan
trọng của đất là độ phì của đất.
-Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân
bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức.
- Kế hoạch: là việc nhằm bố trí, sắp xếp, phân định, phân bổ, chi tiết hóa công
việc theo thời gian và không gian nhất định.
- Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ): là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ
thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng quản lý đất đai đầy đủ hợp lý,
khoa học và có hiệu quả cao nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử
dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện
bảo vệ đất, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
QHSDĐ giải quyết thoả đáng mâu thuẫn giữa các loại đất, xác định cơ cấu sử
dụng đất hợp lý. Mặt khác có thể kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài,
giúp cho quá trình sử dụng đất một cách đầy đủ, tiết kiệm và hiệu quả cao hơn.
QHSDĐ là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý của
hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế - xã hội. QHSDĐ thực chất là quá trình ra
quyết định sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, nhằm mục tiêu sử dụng đất
một cách hiệu quả.
- Kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ): là sự chia nhỏ, chi tiết hóa QHSDĐ về một
nội dung và thời kỳ. KHSDĐ nếu được phê duyệt thì vừa mang tính pháp lý, vừa mang
tính pháp lệnh mà Nhà nước giao cho địa phương hoàn thành trong giai đọan kế hoạch.
Kế hoạch bao gồm:
- Kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn: là kế hoạch được lập theo chu kỳ mỗi năm
hay 5 năm theo cấp đơn vị hành chính.
- Kế hoạch sử dụng đất theo quy hoạch: là kế hoạch sử dụng đất được lập theo
quy hoạch sử dụng đất ở 4 cấp: toàn quốc, tỉnh, huyện, xã. KHSDĐ có thể là kế hoạch
dài hạn (5 năm) hay kế hoạch ngắn hạn (1 năm).
I.1.1.2. Các nguyên tắc trong QHSDĐ
a. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc

phòng, an ninh.
Trang 3


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

b. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, KHSDĐ của cấp dưới phải phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; KHSDĐ phải phù hợp với QHSDĐ
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.
c. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của
cấp dưới.
d. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
e. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
f. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
g. Dân chủ và công khai.
h. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong
năm cuối của kỳ trước đó.
I.1.1.3. Lược sử công tác lập QHSDD
Công tác QHSDĐ được thực hiện theo lãnh thổ hành chính: từ cấp toàn quốc
cho đến tỉnh, huyện, xã và theo quy hoạch ngành: các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp…Công tác QHSDĐ được tiến hành từ năm 1961, trải qua các giai đọan:
 Giai đọan 1: 1961-1975
Trước ngày giải phóng có 2 miền Nam và Bắc chưa có khái niệm về QHSDĐ
Ở miền Bắc: Bộ nông trường đã tiến hành chỉ đạo cho các nông trường lập quy
hoạch sản xuất, những quy hoạch này đáp ứng được cho công tác bố trí sản xuất cho
các nông trường quốc doanh nhưng các phương án quy hoạch không được phê duyệt

nên tính khả thi và tính pháp lý không cao.
Ở miền Nam: chế độ cũ có xây dựng dự án phát triển kinh tế hậu chiến với ý đồ là
dự án sẽ tiến hành quy hoạch phát triển sau chiến tranh, kết quả là ở miền Nam hình
thành khu công nghiệp Biên Hòa 1.
 Giai đọan 2: 1976-1980
Tiến hành phân vùng quy hoạch kinh tế cho toàn quốc đáp ứng cho yêu cầu
phát triển nền kinh tế quốc dân sau ngày giải phóng. Nhà nước thành lập ban chỉ đạo
phân vùng kinh tế nông lâm trung ương và ban phân vùng kinh tế các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
Kết quả là đã tiến hành quy hoạch nông lâm nghiệp cho 7 vùng kinh tế, quy
hoạch nông lâm 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hạn chế: Đối tượng đất đai trong quy hoạch chủ yếu là đất nông lâm nghiệp,
tình hình tài liệu điều tra cơ bản thiếu và không đồng bộ, nội hàm QHSDĐ chưa được
quan tâm. Thời kỳ này chưa nghe đến QHSDĐ
 Giai đọan 3: 1981-1986
Có Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam toàn quốc lần thứ V và ban hành văn kiện
có nội dung: xúc tiến công tác nghiên cứu điều tra cơ bản, làm cơ sở lập tổng sơ đồ
phát triển và phân bố lực lượng sản xuất toàn quốc, sơ đồ phát triển và phân bố lực
lượng sản xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các bộ ngành trung ương.
Kết quả là đối tượng đất đai trong quy hoạch được mở rộng: nghiên cứu về đất
phát triển không gian đô thị, đất giao thông, đất khu công nghiệp…tài liệu điều tra cơ
bản khá phong phú, đồng bộ, có đánh giá nguồn lực (nội và ngoại lực) và xét trong
Trang 4


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang


mối quan hệ vùng, có lượng toán vốn đầu tư, hiệu quả của quy hoạch, nội dung
QHSDĐ chính thức trở thành một chương mục trong báo cáo quy hoạch.
Hạn chế: chỉ có quy hoạch cấp toàn quốc, cấp tỉnh riêng quy hoạch cấp huyện,
xã chưa được đề cập đến.
 Giai đọan 4: từ 1987 đến trước Luật Đất đai 1993
Trong Luật Đất đai 1987 có quy định: QH, KHSDĐ là một nội dung trong quản
lý nhà nước về đất đai, tạo cơ sở pháp lý cho công tác lập QH, KHSDĐ.
Giai đọan này công tác lập quy hoạch im vắng do những nguyên nhân: vì qua một thời
kỳ quy hoạch rầm rộ, rộng khắp đã thực hiện ở cấp toàn quốc, vùng, tỉnh và với sự sụp
đổ của Đông Âu, Liên Xô tan rã làm cho Việt Nam định hướng phát triển kinh tế theo
thị trường có sự điều tiết nhà nước theo định hướng XHCN nên không cần thiết phải
lập quy hoạch.
Tổng Cục quản lý ruộng đất ban hành Thông Tư 106/KH-RĐ hướng dẫn công
tác lập QH, KHSDĐ cấp xã (xã lập quy hoạch khoảng 300 xã, chủ yếu là ở các tỉnh
phía Bắc).
 Giai đọan 5: từ 1993 đến trước Luật Đất đai 2003
Luật Đất đai 1993 ra đời làm cơ sở pháp lý của QHSDĐ thuận lợi đặc biệt là
các văn bản dưới luật được ban hành (NĐ34/CP: xác định chức năng của Tổng cục địa
chính hình thành một hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, NĐ68/CP: đây
là nghị định lần đầu tiên của Việt Nam Chính phủ ban hành chỉ đạo công tác lập Quy
hoạch, Kế hoạch sử dụng đất các cấp, Thông tư 1814/TCĐC: hướng dẫn công tác lập
QH, KHSDĐ của cấp tỉnh, huyện, xã; Thông tư 1842/TCĐC: hướng dẫn công tác lập
Quy hoạch, kế hoạch các cấp thay cho Thông tư 1814).
Thời kỳ này thuận lợi và mặt pháp lý, tổ chức bộ máy, quy trình, nội dung và
phương pháp lập QHSDĐ các cấp, xã xúc tiến công tác lập QHSDĐ rộng khắp.
Kết quả đạt được đã lập KHSDĐ 5 năm của cả nước, lập QHSDĐ định hướng
toàn quốc đến năm 2010.
Hạn chế: Quy trình, nội dung phương pháp lập QHSDĐ chỉ dừng lại ở hướng
dẫn trình tự các bước tiến hành không phải là quy trình kinh tế kỹ thuật chặt chẽ; các

định mức về chỉ tiêu sử dụng đất chưa thống nhất chung cho toàn quốc mà vẫn còn
vận dụng định mức của các bộ ngành; đối với khu vực đô thị có sự chồng chéo tranh
chấp giữa 2 loại hình quy hoạch (QHSDĐ, quy hoạch xây dựng).
 Giai đoạn 6: từ năm 2003 đến nay
Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 (có hiệu lực ngày 01/7/2004).
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai.
Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn
lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 30/6/2005 về việc ban hành trình tự lập và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nội dung mới:
- Hệ thống lập QHSDĐ chia làm 5 cấp.
- Thời kỳ lập QHSDĐ: 10 năm.
Trang 5


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

- Kế hoạch sử dụng đất 5 năm thống nhất tất cả các cấp.
- Kế hoạch sử dụng đất phân kỳ 2 giai đoạn: kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (5 năm đầu),
kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (5 năm cuối).
- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Kết quả là: đã lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm cả nước, lập, điều chỉnh QHSDĐ các cấp.
I.1.1.4. Đặc điểm của QHSDĐ
QHSDD thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính

chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống
kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm QHSDD được cụ thể như sau:
a. Tính lịch sử - xã hội:
Qua mỗi giai đọan lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau, lịch sử phát triển
của mỗi loại giai đọan khác nhau. Chính vì thế, ta có thể nói rằng lịch sử phát triển xã
hội chính là lịch sử phát triển của QHSDĐ. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một
phương thức sản xuất thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người
với súc vật hoặc tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa
người với người trong quá trình sản xuất). Trong QHSDĐ, luôn nảy sinh mối quan hệ
giữa người với đất đai. Các công việc của con người như điều tra, đo đạc, khoanh định,
thiết kế... đều liên quan chặt chẽ với đất đai, nhằm đưa đất đai vào sử dụng sao cho
đầy đủ, hợp lý và hiệu quả cao nhất. QHSDĐ thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy
phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy
nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội.
Mặt khác, ở mỗi nước khác nhau đều có Luật đất đai riêng của mình. Vì vậy,
quy hoạch sử dụng đất của các nước cũng có nội dung khác nhau. Ở nước ta, QHSDĐ
phục vụ nhu cầu sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội. Bởi vì vậy theo Luật đất đai
thì đất đai nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý và nhà nước
giao đất cho các hộ gia đình và tổ chức sử dụng. Điều đó góp phần tích cực thay đổi
quan hệ sản xuất ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân làm chủ mảnh đất, tự tin
trong sản xuất và đầu tư, giúp cho việc bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã
hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, QHSDĐ góp phần giải quyết các mâu thuẫn
nội tại của cùng lợi ích kinh tế xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng
đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau
b. Tính tổng hợp
Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt động
xã hội. Cho nên QHSDĐ mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về
khoa học, kinh tế, xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội dân số và đất đai,
sản xuất công nông nghiệp, môi trường sinh thái...
QHSDĐ chịu trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, nó phân bố,

bố trí và điều chỉnh các nhu cầu đất đai; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai các ngành,
lĩnh vực xác định và điều phối phương thức, phương hướng phân bố sử dụng đất phù
hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển
bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
c. Tính dài hạn
Tính dài hạn của QHSDĐ được thể hiện rất rõ trong phương hướng, kế hoạch sử
dụng đất. Thường thời gian của QHSDĐ trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa.
Trang 6


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan
trọng như: sự thay đổi về nhân khẩu học, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và các lĩnh vữc khác, từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử
dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo
căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
Để đáp ứng được nhu cầu đất cho phát triển lâu dài kinh tế - xã hội, QHSDĐ
phải có tính dài hạn. Nó tạo cơ sở vững chắc, niềm tin cho các chủ đầu tư, tạo ra môi
trường pháp lý ổn định.
d. Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
Với đặc tính trung và dài hạn, QHSDĐ chỉ dự kiến trước được các xu thế thay
đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất. Nó chỉ ra được tính đại
thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi. Vì
vậy, QHSDĐ là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính
chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như :

phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của sử dụng đất đai trong vùng; cân
đối tổng quát các nhu cầu sử dụng đất của các ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng và
phân bố đất đai trong vùng; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng
đất đai trong vùng; đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của
phương hướng sử dụng đất.
Quy hoạch có tính dài hạn, nên khoảng thời gian dự báo tương đối dài, mà
trong quá trình dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định,
nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược, quy hoạch sẽ càng ổn định.
Do đó, quy hoạch thường có giá trị trong thời gian, tạo nền tảng và định hướng
cho các ngành khác sử dụng đất đai, tạo nền tảng và định hướng cho các ngành khác
sử dụng đất đai theo phương hướng đã vạch ra.
e. Tính chính sách
QHSDĐ thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Mỗi đất nước
có các thể chế chính trị khác nhau, các phương hướng hoạt động kinh tế - xã hội khác
nhau, nên chính sách QHSDĐ đai cũng khác. Khi xây dựng phương án phải quán triệt
các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo
cụ thể mặt bằng đất đai của các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định
kinh tế chính trị xã hội; tuân thủ các chỉ tiêu, các quy định khống chế về dân số, đất đai
và môi trường sinh thái. Trong một số trường hợp ta có thể hiểu quy hoạch là luật,
QHSDĐ để đề ra phương hướng, kế hoạch bắt mọi người phải làm theo. Vì vậy,
QHSDĐ thể hiện tính chính sách rất cao.
f. Tính khả biến
Với xu hướng đi lên của xã hội, mọi sự vật hiện tượng luôn thay đổi. Vì vậy, dưới
sự tác động của nhiều nhân tố khó định trước, đoán trước, theo nhiều phương diện
khác nhau, QHSDĐ chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất
sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất
định. Càng ngày xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, đời sống
của con người đòi hỏi càng cao, các nhu cầu luôn biến đổi, cùng với những thay đổi đó
các chính sách của nhà nước.


Trang 7


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai.
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư.
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 về hướng dẫn thống kê, kiểm
kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
- Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên
Và Môi trường quy định về định mức kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
- Quyết định số 1063/QĐ-UBND ngày 19/3/2007 của Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng

huyện Nhà Bè.
- Quy hoạch các ngành, khu dân cư có liên quan đến xã Phước Kiển.
- Căn cứ công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Sự phát triển không ngừng của xã hội, đặc biệt là sự gia tăng dân số cùng với
tốc độ tăng trưởng kinh tế đã không ngừng gây áp lực đối với nguồn tài nguyên đất
đai, làm cho nhu cầu sử dụng đất không ngừng tăng cao. Song đất đai có đặc tính là cố
định về không gian, không có khả năng tái tạo nên việc khai thác và sử dụng đất hợp
lý, có hiệu quả trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường đã trở thành một
vấn đề cấp bách nhất là trong giai đoạn hiện nay. Để điều hòa sự mâu thuẫn này đòi
hỏi tất yếu phải thực hiện công tác QH, KHSDĐ lâu dài.

I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU:
Xã Phước Kiển, nằm phía Tây huyện Nhà Bè có diện tích lớn thứ 2 trong
huyện, tiếp giáp với quận 7 và khu chế xuất Tân Thuận. Là một xã không mấy thuận
cho phát triển nông nghiệp với phần lớn diện tích đất phù sa bị nhiễm mặn. Với địa
hình tương đối bằng phẳng, xã có lợi thế trong việc phát triển các khu dân cư và
thuong mại dịch vụ.
Xã gồm 5 ấp với tổng diện tích 1503,91 ha.

Trang 8


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang


I.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY
TRÌNH THỰC HIỆN
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
a) Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Xã.
b) Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
c) Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất;
mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã.
d) Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
e) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch SDĐ đến kinh tế, xã hội.
f) Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
g) Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử
dụng đất kỳ đầu.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
I.3.2.1. Phương pháp thống kê: phương pháp này sử dụng thống kê tuyệt đối và
tương đối để xác định tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất
đai. Trên cơ sở số liệu hiện trạng tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến sử dụng đất hiện tại và tương lai.
I.3.2.2. Phương pháp điều tra: Nhằm thu thập, cập nhật, bổ sung tài liệu, số liệu, bản
đồ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai và quản lý sử
dụng đất đai tại địa phương.
I.3.2.3. Phương pháp dự báo: dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số
lượng như dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất đối với từng loại đất.
I.3.2.4. Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan
đến quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Xã.
I.3.2.5. Phương pháp bản đồ
Là phương pháp thể hiện các kết quả nghiên cứu thông qua không gian đồ họa
được thể hiện qua hệ thống bản đồ.
I.3.3 Quy trình thực hiện

Thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 19/2009/TT - BTNMT ngày
2/11/2009, QHSDĐ xã Phước Kiển được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ.
- Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; hiện trạng sử dụng
đất; biến động các loại đất; kết quả thực hiện QHSDĐ kỳ trước và tiềm năng đất đai.
- Bước 3: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Bước 4: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
- Bước 5: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.

Trang 9


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ PHƯỚC KIỂN
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
II.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phước Kiển có tổng diện tích tự nhiên 1.503,91ha, nằm ở phía Tây của huyện
Nhà Bè, phía Đông Nam của Thành phố, tiếp giáp với khu đô thị mới Nam Sài Gòn và
khu chế xuất Tân Thuận đang phát triển vào loại hàng đầu trong cả nước. Ranh giới
hành chính được giới hạn:
- Phía Bắc giáp Quận 7.
- Phía Đông giáp Quận 7 và huyện

Nhà Bè.
- Phía Đông giáp xã Phước Lộc và
xã Nhơn Đức.
- Phía Nam giáp xã Nhơn Đức

II.1.1.2. Địa hình địa mạo
Địa hình xã tương đối bằng phẳng, phần lớn diện tích thuộc đồng bằng thấp
ven biển. Độ cao địa hình thay đổi không lớn từ 0,6 - 1,5 m. Nhìn chung hướng địa
hình thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam.
II.1.1.3. Khí hậu
Phước Kiển nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa mưa
nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Phước Kiển nhận được một tổng lượng bức xạ hàng năm khá phong phú. Lượng
bức xạ quang hợp đạt 180 cal/ngày - 230 cal/ngày.
- Nhiệt độ trung bình: 27,550C, cao nhất 29 - 330C, thấp nhất là 20 - 250C.
- Độ ẩm trung bình năm cao 79,5%.
- Lượng mưa trung bình: 1098 mm, lượng mưa năm lớn nhất đạt 2241mm.
- Lượng nước bốc hơi trung bình 3,7 mm/ngày.
- Tổng giờ nắng trong năm: 2500 giờ.
- Gió thịnh hành theo 3 hướng chính: Đông Nam, Nam và Tây Nam.

Trang 10


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang


- Ít thiên tai do thời tiết gây ra (không gặp thời tiết quá lạnh hay quá nóng và
hầu như ít bị ảnh hưởng bởi gió bão).
II.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn Xã có hệ thống sông rạch chằng chịt trong đó có một số sông rạch
lớn như: sông Phước Kiển, rạch Ông Lớn, rạch Tắc Bà Phổ, rạch Cây Bông, rạch Bún,
rạch Bà Thanh, rạch Mỏ Neo, …
II.1.2. Các nguồn tài nguyên
II.1.2.1. Tài nguyên đất
Xã Phước Kiển có diện tích tự nhiên là 1.503,91ha (diện tích mặt nước 221,79ha,
còn lại là diện tích đất), đất trên địa bàn Xã thuộc loại đất trẻ, đang hình thành và chứa
nhiều yếu tố bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là đất phù sa nhiễm mặn. Do bị
nhiễm mặn nên điều kiện canh tác nông nghiệp gặp khá nhiều hạn chế, chỉ canh tác
được lúa một vụ nhờ nước mưa rửa mặn, kết hợp nuôi trồng thủy sản nhưng năng suất
chưa cao.
Như vậy, để sử dụng đất đạt hiệu quả cao theo cơ cấu của Xã thì cần phải có
những chính sách ưu đãi, khuyến khích người dân lựa chọn những loại hình sử dụng
đất thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao mức sống của người dân đồng
thời bảo vệ vốn đất.
II.1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt
Xã nằm bao bọc bởi sông Phước Kiển, rạch Ông Lớn, rạch Tắc Bà Phổ… nên
tổng lượng nước mặt rất lớn. Hệ thống sông rạch chằng chịt cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tưới tiêu và cấp thoát nước cho khu vực Xã.
Tuy nhiên hệ thống kênh rạch này chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều: 6
tháng mặn và 6 tháng ngọt, nước mặn từ biển Đông theo sông Soài Rạp xâm nhập sâu
trong Xã gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp của
người dân và khó khăn trong sinh hoạt.
- Nguồn nước ngầm
Trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm của Xã chưa được đánh giá toàn
diện về độ sâu, chất lượng nước, khả năng hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng cho sản

xuất và sinh hoạt.
Nhìn chung, nguồn nước ngầm trong Xã tương đối lớn, đáp ứng nhu cầu nước
sinh hoạt cho người dân nhưng chưa được quản lý chặt chẽ, người dân còn khai thác
tùy tiện... rất dễ gây ô nhiễm giữa các tầng nước.
II.1.2.4. Thực trạng môi trường
Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Xã chưa cao so với mặt bằng chung
của Thành phố, sản xuất chính vẫn là sản xuất nông nghiệp nên vấn đề ô nhiễm môi
trường từ nước thải và khí thải công nghiệp ở mức thấp. Chỉ có một số trục đường
chính bị ô nhiễm khí thải từ động cơ đốt trong của phương tiện giao thông và bụi
đường làm ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh khu vực này. Trong khi
đó, nguồn nước mặt và đất trên địa bàn Xã đã bị nhiễm mặn ở mức khá cao do chế độ
thủy triều. Đây là một khó khăn lớn trong việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn Xã.
Trang 12
 


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

II.1.2.5. Đánh giá về điều kiện tự nhiên
Thuận lợi
Xã có diện tích lớn thứ 2 trong Huyện, đặc biệt giáp khu Nam Sài Gòn nên
hướng phát triển đô thị, thương mại - dịch vụ khá tốt.
Địa hình Xã tương đối bằng phẳng phù hợp với việc phát triển các khu dân cư,
khu đô thị.
Thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi, phân biệt hai mùa rõ rệt, không có thời
tiết khắc nghiệt.

Có nguồn nước tương đối phong phú, đặc biệt là nguồn nước ngầm đáp ứng
nhu cầu sử dụng nước cho người dân.
Khó khăn
Diện tích đất phèn nhiễm mặn chiếm hơn 1/3 tổng diện tích nên rất khó canh
tác, đất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nhưng năng suất thấp và nuôi trồng thủy sản
gặp khó khăn.
II.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
II.1.3.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Trồng trọt:
Phòng kinh tế huyện cung cấp khoảng 200 cây xanh các loại để trồng tại các
trục đường giao thông, đường liên xóm, công sở và các trường học trên địa bàn xã.
Tiếp tục thực hiện chủ trương không khuyến khích người dân trồng lúa do không
mang lại hiệu quả kinh tế. Vụ mùa năm 2011 diện tích cấy xạ lúa được 2.4ha/6.5ha đạt
36.42% so với kế hoạch. Đến nay đã thu hoạch 0.3 ha với năng suất 1.4 tấn/ha.
Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh:
Tổng đàn gia súc hiện có 758 con (bò 20 con, ngựa 06 con, heo 732 con. Phối
hợp với trạm thú y huyện tổ chức tuyên truyền và tiêm phòng bệnh dại cho chó đợt
1/2011 có 700 con. Diện tích nuôi cá tra, cá phi, cá sấu hơn 30 ha.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Xã tiếp tục
phát triển. Hiện có 27 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng 9 cơ sở so với cùng kỳ
năm 2010. Trong đó 06 cơ sở may, 10 xưởng cơ khí và 11 xưởng gỗ.
c. Thương mại, dịch vụ
Trên địa bàn Xã có chợ Long Kiểng và chợ Rạch Đĩa với 218 tiểu thương buôn
bán phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và 1 siêu thị trên địa bàn ấp 5. Tổng số
doanh nghiệp trên địa bàn xã hiện có 189 cơ sở sản xuất cá thể 1155 (so với cùng kì
tăng 102 cơ sở, và 506 hộ kinh doanh có đăng ký thuế môn bài (so với cùng kỳ tăng
141 hộ).

Hiện nay, toàn xã có 221 hộ với 2597 phòng có thu nhập kinh tế từ mô hình cho
thuê nhà trọ, trong đó có 177 hộ đã đăng kí giấy phép kinh doanh nhà trọ.

Trang 13
 


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

Tình hình hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, các chợ và các hộ
kinh doanh buôn bán chấp hành tốt theo quy định niêm yết giá, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm. Xã đã triển khai tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện cuộc vận
động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn xã năm 2011. Đồng
thời cử 18 cán bộ công nhân tham gia phiên chợ hàng Việt.
II.1.3.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Tính đến năm 2011 toàn xã Phước Kiển có 21.191 người, mật độ dân số 1.409
người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,27%/năm. Trong năm 2011 đã giải quyết
việc làm cho 1.362 lao động. Trong đó: lao động thời vụ 990 người; lao động mới
trong doanh nghiệp 263 người; vốn xóa đói giảm nghèo 109 người.
II.1.3.3. Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
a. Giao thông
Mạng lưới giao thông trong xã tương đối đồng đều. Nhìn chung hệ thống giao
thông của xã Phước Kiển tương đối tốt, phần nào phục vụ được nhu cầu đi lại của
người dân. Nhưng với xu hướng phát triển ngày càng cao thì giao thông là vấn đề quan
trọng nên cần nâng cấp và mở rộng để phục vụ cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.
b. Giáo dục:

Công tác phổ cập giáo dục năm 2011 đạt được những thành tựu đáng khích lệ
như sau: chống mù chữ cho 3337 người đạt tỷ lệ 99,52%, phổ cập giáo dục tiểu học từ
11-14 tuổi cho 550 em đạt 99,46%, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi 171 người đạt tỷ lệ
98,84%, phổ cập giáo dục THCS từ 15-18 tuổi cho 589 em đạt 92,90%, phổ cập giáo
dục bậc trung học cho 398 em đạt 74,67%, tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc
trung học hằng năm là 152 em đạt tỉ lệ 86,52%.
Trong ngày toàn dân đưa trẻ đến trường năm học 2010-2011 đã huy động 213
trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 99,53%, 220 trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Huy động học
sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 cho 171 em đạt 100%, huy động học sinh tốt nghiệp
THCS vào lớp 10, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề cho 133 em đạt 98,52%.
Phối hợp với Hội phụ nữ xã và Ban nhân dân ấp tổ chức được 1 lớp học chống mù chữ
cho 13 học viên từ 15 đến 35 tuổi đi học.
Trong năm học 2010-2011 có 28 học sinh nghỉ, bỏ học. Phối hợp ban chỉ đạo
chống mù chữ và Ban nhân dân ấp vận động được 20 học sinh nghỉ, bỏ học tiếp tục ra
lớp. Hiện còn 8 em chưa ra lớp.
Nhằm động viên khuyến khích các em học sinh tốt nghiệp THPT và thi tuyển
vào các trường cao đẳng, đại học năm 2011. UBND xã đã phát động phong trào thi
đua khen thưởng năm 2011, Xã tổ chức hội nghị khen thưởng cho 123 em với tổng số
tiền là 34.200.000 đồng.
c. Văn hóa-thông tin
Trong dịp Tết cổ truyền tổ chức trang trí “khu vui xuân” tại điểm sinh hoạt văn
hóa thể thao ấp 1 xã Phước Kiển. Trang trí cờ hoa, bandron khẩu hiệu chào mừng
Đảng- mừng Xuân tại trụ sở ủy ban nhân dân xã, văn phòng ban nhân dân các ấp và
bia tưởng niệm Phước Kiển.
Phối hợp với xã Đoàn tổ chức khai mạc khu vui xuân với chủ đề “Năm 2011Năm vì trẻ em”, tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí với nhiều hình thức phong
Trang 14
 


 


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

phú, đa dạng thu hút hơn 500 em thiếu nhi trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, xã Đoàn phối
hợp với Ban giám hiệu và chi đoàn các trường tổ chức hội trại xuân tại 5 điểm của 5
trường thu hút hơn 5000 học sinh tham gia. Thông qua các hoạt động của hội trại các
em tham gia các hội thi tìm hiểu “về Đảng, về Bác” và nhiều trò chơi vận động, trò
chơi dân gian.
Phối hợp với Đoàn xã tổ chức lễ mitting kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn
với nhiều hình thức như: diễu hành, ôn lại truyền thống ngày thành lập Đoàn, tuyên
dương gương dân quân trẻ giỏi, giáo viên trẻ giỏi (17 đoàn viên), trao danh sách 20
đoàn viên ưu tú sang Đảng, trao 100 suất học bổng trị giá 50.000.000 đồng cho các em
thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, trong tháng còn tổ chức họp mặt cựu cán
bộ Đoàn qua các thời kì có hơn 50 người dự.
Tham gia hội hoa đăng do huyện tổ chức, trong đó thi thuyền đạt giải nhất, thi
gói bánh tét đạt giải 3.
Phối hợp với huyện tổ chức lớp tập huấn các tiêu chuẩn khu dân cư tiên tiến,
văn hóa giai đoạn 2011- 2015, có trên 60 người tham dự
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc xã tổ chức Hội nghị tuyên dương 189 gương
“Người tốt, việc tốt” cấp xã, đề nghị biêu dương cấp huyện 15 gương, thành phố 3
gương. Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng phong trào “Toàn
dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” năm 2011. Xã triển khai kế hoạch bình
chọn gia đình văn hóa và thực hiện báo cáo phúc tra các danh hiệu van hóa tiên tiến
năm 2011.
d. Thể dục thể thao:
Tổ chức giải mừng Đảng, mừng Xuân Tân Mão, giải chào mừng lễ 30/4 và 1/5,
bầu cử Quốc hội khóa XIII và bầu cử Hội đồng nhân dân Thành phố khóa VIII, Hội
đồng nhân dân xã nhiệm kì 2011-2016 và lễ Quốc khánh có hơn 120 vận động viên

tham gia. Tham gia các giải do huyện tổ chức với các môn bóng chuyền, cờ tướng,
bóng đá mini có hơn 250 vận động viên tham gia. Kết quả đạt: 15 giải nhất, 18 giải nhì
và 20 giải ba. Ngoài ra, tổ chức thi đấu giao hữu cầu lông với đơn vị Bến Tre có 20
vận động viên tham gia.
Tham gia chương trình đi bộ gây quỹ từ thiện Lawrence.Sting do Công ty Phú
Mỹ Hưng tổ chức có 50 cán bộ công nhân viên.
Hiện nay số người tham gia tập thể dục, thể thao thường xuyên là 3713 người.
Toàn xã có 10 gia đình đăng kí gia đình thể thao theo tiêu chí phải có 50 % số người
trong gia đình tham gia một môn thể thao và đạt giải từ cấp huyện trở lên.
e. Y tế
Thường xuyên thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân
và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Trong năm có 4213 lượt bệnh nhân đến khám
và điều trị tại trạm, chỉ số thu hút khám, chữa bệnh đạt 0,22 lần/người/năm.
Tiêm chủng định kì cho trẻ dưới 1 tuổi có 364/376 ca, số trẻ từ 6 đến 36 tháng
tuổi uống Vitamin A 2 lần có 974/987 trẻ, trẻ dưới 2 tuổi bi suy dinh dưỡng cân 1
tháng/ lần có 9/9 trẻ; số trẻ từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng 1 lần/năm có
1556/1720 trẻ; chẩn đoán và điều trị đúng phát đồ cho trẻ dưới 5 tuổi có 30/30.
Trang 15
 


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

Năm 2011 có 30 ca dịch sốt xuất huyết trên địa bàn 5 ấp; 61 ca tay- chânmiệng; 20 ca tiêu chảy; 07 ca sốt phát ban; 01 ca thủy đậu; 01 ca viêm màng não.
Trạm y tế đã tiến hành xử lí đúng quy trình, ngoài ra đội chống dịch của xã cùng ban
ngành đoàn thể xã diệt lăng quăng tại ổ sốt xuất huyết; Ủy ban xã chỉ đạo trạm y tế xã

phối hợp với hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên ra sức tuyên truyền phòng chống bệnh
tay- chân- miệng với 7 cuộc tuyên truyền có 450 người tham dự, trạm đã phát 366 Kg
Cloramin B cho các hộ dân có con dưới 5 tuổi và các trường học trên địa bàn để lau
chùi sàn nhà phòng chống bệnh tay- chân- miệng.
Tiếp tục tăng cường các biện pháp ngăn chặn sốt xuất huyết, bệnh tay chân
miệng, thủy đậu, rubella… phòng chống dịch bệnh trên người và gia súc và triển khia
các biện pháp phòng ngừa và sẵn sang phương tiện, thuốc men, trang thiết bị y tế đảm
bảo ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra. Ngoài ra, thường xuyên tuyên truyền rộng rãi
trong nhân dân về phòng chống dịch bệnh.
Công tác vệ sinh thực phẩm được quan tâm thường xuyên: kiểm tra 79/95 cơ sở
sản xuất chế biến thực phẩm phát hiện 07 cơ sở không đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm. Xã đã đình chỉ hoạt động của 07 cơ sở trên và kiến nghị cấp giấy phép cho các
cơ sở đạt chuẩn. Tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm” có 30 người dự. Hoạt động y tế năm 2011 xếp 2/7 xã- thị đạt xuất sắc.
Hoạt động chữ thập đỏ: đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động hiến
máu nhân đạo được 213 ca. Công tác vận động xã hội nhân đạo bằng tiền mặt được
4,8 triệu đồng, bằng hiện vật được 5,25 triệu đồng. Tổ chức duy trì tốt 06 chốt sơ cấp
cứu, sơ cứu được 62 ca, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho 290 lượt người. Thực hiện
công tác cứu trợ xã hội.
g.Chính sách xã hội
Thực hiện chương trình mục tiêu giảm hộ nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 20092015 ngày 24/10/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố. Ủy ban nhân dân xã tiến hành
thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nâng chuẩn, thoát nghèo theo kế hoạch đề ra. Đến
nay toàn Xã có 216 hộ chiếm 4,81% tổng hộ dân. Trong đó, có 38 hộ có mức thu nhập
trên 6 triệu đến dưới 8 triệu, có 123 hộ có mức thu nhập trên 8 triệu đến dưới 10 triệu,
có 100 hộ thu nhập dưới 12 triệu.
Thực hiện giảm hộ nghèo theo chỉ tiêu năm 2011: 32/38 hộ nâng thu nhập lên 8
tr.đ/người/năm, 100 hộ nâng thu nhập lên 10 tr.đ/người/năm đạt, 90/80 hộ nâng thu
nhập lên 12 tr.đ/người/năm. Vận động quỹ bằng tiền mặt 1,5 triệu đồng, hiện vật 15.96
triệu đồng, vốn luân chuyển 494 triệu đồng.
Tính đến nay đã phát vay cho 67 hộ với số tiền là 494 triệu đồng, tiếp tục thu

hồi nợ quá hạn là 285.430.000 đồng. Hiện nay tổng số hộ đang cầm vốn là 99 hộ với
số tiền là 538.950.000 đồng. Trong đó nợ quá hạn 23 hộ chiếm 23,23%. Ban chỉ đạo
giảm hộ nghèo và tăng hộ khá tiến hành khoanh – xóa nợ cho 7 hộ với số tiền là
24.992.000 đồng (trong đó khoanh nợ 2 hộ với số tiền là 8.851.100 đồng, xóa nợ 5 hộ
với số tiền 16.140.900 đồng). Đồng thời, Xã đã thực hiện nhiều biện pháp lồng ghép,
huy động các nguồn lực chăm lo hộ nghèo như: cấp 133 thẻ bảo hiểm y tế cho 37 hộ
có mức thu nhập dưới 8 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, vận động hộ nghèo có mức thu
nhập trên 8 triệu đồng /năm đến dưới 12 triệu đồng /năm đóng 50% thẻ bảo hiểm y tế.
Vận động hộ nghèo mua 320 thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện.
Trang 16
 


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

h.An ninh – quốc phòng
Công tác phòng chống tội phạm ma túy: phối hợp với đội CSĐTTP về ma túy
bắt quả tang 2 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ trái pháp chất ma túy, nội vụ đội
CSĐTTP về ma túy thụ lý.
Công tác đấu tranh phòng chống mại dâm: từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Xã
chưa phát hiện trường hợp hoạt động mại dâm nào. Tuy nhiên, để phòng ngừa nhằm
ngăn chặn tệ nạn xã hội mại dâm trá hình trong các sơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy
cảm. Công an xã đã phối hợp ban chỉ đạo liên ngành văn hóa, xã hội của Xã đã kiểm
tra 18 quán cà phê. Qua kiểm tra, 03 quán kinh doanh không phép hoặc mượn giấy
phép kinh doanh, tiếp viên không hợp đồng lao động. Nội vụ Ban chỉ đạo liên ngành
văn hóa xã hội thụ lý.

Công tác phòng chống tội phạm kinh tế: Phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra
và phát hiện 1 điểm mua bán bột ngọt giả (chợ tạm Rạch Đĩa), 1 điểm chứa hàng hóa
không hóa đơn chứng từ (ấp 3), 3 điểm sang chiết gas trái phép, 3 điểm kinh doanh trái
phép, 3 điểm kinh doanh thuốc lá ngoại trái phép, 13 điểm mua bán ve chai – phế liệu
không có giấy phép kinh doanh. Nội vụ công an xã chuyển đội cảnh sát điều tra tội
phạm về kinh tế thụ lý.
Phòng cháy, chữa cháy: xảy ra 3 vụ cháy cỏ, 01 vụ cháy ở chung cư HAGL
không gây thiệt hại về người và tài sản. Bên cạnh đó, phối hợp trung tâm III sở cảnh
sát phòng cháy chữa cháy thụ lý.
An toàn giao thông đường bộ: Kiểm tra 312 trường hợp vi phạm an toàn giao
thông đường bộ: không xuất trình được giấy phép lái xe, giấy đăng kí xe, không đội
nón bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy. Công an xã lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành
chính với tổng số tiền 35.810.000 đồng. Chuyển đội cảnh sát giao thông công an
huyện 156 trường hợp cùng phương tiện vi phạm hành chính về an toàn giao thông
đường bộ.
Tệ nạn xã hội: bắt quả tang 04 điểm đánh bạc lộ thiên tại khu vực ấp 1, 4, 5 (có
16 đối tượng tham gia) và giải tán 11 điểm đánh bạc, đá gà (nhỏ, lẻ). Nội vụ công an
xã lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
II.1.3.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
Thuận lợi
Trong những năm qua, nền kinh tế của Xã tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế của
Xã đã và đang có xu hướng chuyển dịch tích cực. Từng bước khắc phục khó khăn,
phát huy các lợi thế, tiềm năng sẵn có của địa phương như đất đai, lao động để phát
triển.
Đời sống nhân dân được ổn định và từng bước được cải thiện, văn hóa xã hội có
sự chuyển biến tích cực góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, đáp ứng yêu cầu
về phúc lợi và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Đảng bộ và chính quyền nhân dân xã Phước Kiển quyết tâm khắc phục mọi khó
khăn, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư
của Nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng. Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã

hội giai đoạn 2010-2015
Trang 17
 


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

Quá trình đô thị hóa mạnh, tốc độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khu dân cư
nhanh là điều kiện rất thuận lợi cho Xã phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân.
Khó khăn
Điểm xuất phát kinh tế còn thấp, đi từ sản xuất nông nghiệp là chính, công
nghiệp còn yếu kém, cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông,
trường học, bệnh viện và các cơ sở phục vụ văn hóa, thể thao và du lịch còn thiếu,
chưa đồng bộ và chất lượng còn kém.
Mặt bằng dân trí còn thấp chưa theo kịp nhu cầu phát triển chung của thành phố
và khu vực. Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng lao động và cư dân đến từ nhiều
tỉnh khác nhau, phần lớn là dân nghèo, ít kinh nghiệm sản xuất hàng hóa. Hơn nữa, lao
động giản đơn còn chiếm đa số, thiếu lao động có kỹ thuật. Mặt khác, đời sống nhân
dân còn nhiều khó khăn.

II.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI XÃ PHƯỚC KIỂN
II. 2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai
Thực hiện Chỉ thị 08 của UBND Thành phố, công tác quản lý đất đai được
chính quyền đặc biệt quan tâm quản lý.
1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử

dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Nhìn chung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai được
tổ chức thực hiện, phổ biến đến cơ sở. Tuy nhiên còn tiềm ẩn đông người trong việc
giải tỏa đền bù ở khu Đô thị mới Phước Kiển - Nhơn Đức và một số hộ dân trong khu
vực đất dự phòng của tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ
hành chính
Thực hiện Chỉ thị số 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các
cấp.
Hiện nay địa giới hành chính trên địa bàn Xã vẫn ổn định từ khi tách huyện Nhà
Bè và quận 7, không có tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Trên cơ sở Chỉ thị 02/CT-UB và Chỉ thị 48/CT-UB, phòng Quản lý Đất đai
phối hợp và theo chỉ đạo UBND Huyện Nhà Bè triển khai công tác đo đạc - thành lập
bản đồ địa chính kết quả như sau:
Đo đạc lập bản đồ địa chính từ điều vẽ ảnh hàng không ở tỉ lệ 1/4000 cho các
xã còn lại có độ chính xác thấp hơn đo máy.
Theo kết quả đo đạc kiểm kê năm 2010, xã Phước Kiển có 38 bản đồ số. Công
tác đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn Xã đã góp phần rất lớn trong việc quản lý
đất đai, nhất là công tác cấp giấy chứng nhận, từ đó có kế hoạch quản lý và phân bổ
việc sử dụng đất ngày càng đạt hiệu quả.
Đánh giá thích nghi đất đai: Năm 2001 - 2002, Sở Địa chính đã thực hiện đề tài
Trang 18
 


 


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

đánh giá thích nghi đất đai theo phương pháp của FAO cho diện tích đất sản xuất nông
nghiệp toàn Thành phố, trong đó có huyện Nhà Bè. Xã kế thừa tài liệu này làm cơ sở
cho việc đề xuất sử dụng đất nông nghiệp.
Định giá đất: Hàng năm sở Tài chính được UBND Thành phố giao nhiệm vụ
định giá các loại đất trên địa bàn toàn Thành phố và trình UBND Thành phố phê duyệt
tháng 12 hàng năm và ban hành thực hiện vào tháng 01 năm tiếp theo như Luật Đất đai
năm 2003 quy định. Bảng giá đất này là cơ sở để thu tiền sử dụng đất khi giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thực hiện
các công trình, dự án.
Xã Phước Kiển chưa thực hiện phân hạng đất nông nghiệp theo hướng dẫn tại
Nghị định 73/NĐ-CP nên gặp nhiều khó khăn khi xác định hạng đất để bồi thường cho
nhân dân.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp Xã được thực hiện 5 năm 1 lần (qua các đợt
kiểm kê đất đai năm 2000, năm 2005 và năm 2010). Việc cập nhật, bổ sung hiện trạng
sử dụng đất hàng năm lên bản đồ địa chính của Xã chưa được thực hiện tốt do trình độ
chuyên môn cán bộ địa chính ở Xã còn nhiều hạn chế.
4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Do Xã chưa lập QHSDĐ chi tiết và công tác tuyên truyền quản lý quy hoạch
chưa được chặt chẽ và rộng rãi đến người dân. Do đó tình trạng nhân dân tự ý chuyển
mục đích sử dụng đất trái phép, sang nhượng đất trái pháp luật vẫn thường xuyên xảy
ra và việc xử lý của chính quyền địa phương thiếu cương quyết, chưa được đồng bộ.
5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất là việc thực hiện quy hoạch, phân bố đất đai
nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý đất và sử dụng đất. Cùng với việc quy định
các chế độ chính sách đất đai, quy hoạch phân bố đất để sử dụng, công tác giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất thuộc thẩm quyền quyết định của bộ máy hành chính các cấp

thể hiện quyền quản lý tối cao đối với đất đai thuộc về nhà nước, người sở hữu đất đai.
Công tác thu hồi, giao đất của các dự án thực hiện trên địa bàn Xã diễn ra khá
thuận lợi: các dự án phúc lợi công cộng được 3 công trình, dự án nhà ở có 2 dự án đã
thực hiện.
6. Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đến năm 2011 Xã đã được cấp 452 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tài
sản gắn liền với đất (diện tích 865,6 ha). Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất trong khu dân cư nông thôn được 47 giấy với tổng diện tích 2,15ha đạt tỷ lệ
10,20% tỷ lệ hồ sơ chuyển lên Huyện duyệt.
7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Ngày 20/01/2010 Ủy ban nhân dân Huyện Nhà Bè - Phòng Tài nguyên và Môi
trường đã tổ chức triển khai công tác kiểm kê đất đai và xây dựng kế hoạch số
218/KH-TN&MT ngày 22/02/2010 về kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
- Kết quả kiểm kê đất đai:
+ Ðến nay công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 đã hoàn chỉnh
và đã có biên bản nghiệm thu của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trang 19
 


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

+ Hệ thống các bảng biểu, báo cáo thuyết minh đã hoàn thành.
+ Hệ thống bản đồ kỹ thuật số rất thuận lợi cho việc tổ chức công tác kiểm kê
đất đai.

Ngày 1/1/2011 tiến hành thống kê đất đai. Kết quả là hệ thống bảng biểu cho
thống kê đã hoàn thành.
8. Quản lý tài chính về đất đai
Hàng năm thành phố Hồ Chí Minh đều ban hành quy định giá các loại đất trên
điạ bàn Thành phố để làm căn cứ thu tiền giao đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất,
thuế trước bạ, tiền thuê đất và các khoản lệ phí liên quan đến đất đai, tính giá trị bồi
thường đất khi Nhà nước thu hồi đất.
9. Quản lý và phát triển quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Trong những năm trước đây, công tác quản lý Nhà nước về giá đất nhìn chung
còn nhiều vấn đề bất cập, chưa đạt hiệu quả cao do phụ thuộc chủ yếu vào khả năng
cung - cầu trên thị trường. Đến nay, các tổ chức tư vấn về giá đất, bất động sản trên địa
bàn Xã cũng chưa được thành lập rộng rãi; cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị
trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản với vai trò quản lý Nhà nước
về giá đất và thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy nhưng công
tác này đã được UBND Xã thực hiện khá tốt trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc chuyển
nhượng, cho thuê sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất
Thi hành các quy định pháp luật về đất đai hiện nay, Xã luôn quan tâm, bảo
đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất như: Các thủ tục hành chính liên quan đất đai được hướng dẫn cụ thể và công khai
hóa nơi công sở, kết hợp với tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ
chuyên môn, nên Xã đã góp phần giải quyết phần hành chính theo yêu cầu của nhân
dân kịp thời, hạn chế phiền hà cho nhân dân.
11. Công tác thanh tra về đất đai
Qua công tác thanh tra cho thấy tình hình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Nhìn chung đã sử dụng đúng mục đích, quản lý
đất đai khá chặt chẽ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tuy nhiên việc lấn
chiếm hành lang an toàn giao thông làm nhà ở, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái
pháp luật, sang nhượng đất trái phép nhưng không đáng kể; thực hiện 2 quyết định

cưỡng chế của Huyện về tranh chấp đất đai.
12. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai
Giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Trong năm 2008 Xã đã tổ chức, duy trì tốt công tác trực tiếp dân thường xuyên tại trụ
sở làm việc của UBND xã. Nội dung khiếu nại chủ yếu về đơn giá bồi thường, chính
sách bồi thường tái định cư của Thành phố quy định do chưa phù hợp với tình hình
thực tế. Việc giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của
công dân thực hiện đúng quy định của pháp luật, đạt kết quả cao, góp phần ổn định và
phát triển kinh tế xã hội của Xã.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Trang 20
 


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

Thời kỳ trước Luật Đất đai 2003, việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về
đất đai gặp rất nhiều khó khăn do chưa có bộ phận chuyên trách trong tổ chức bộ máy
quản lý Nhà nước về đất đai. Xã triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, đặc biệt thực
hiện thí điểm đề án giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế 1 cửa liên thông từ Xã
đến Huyện.
II.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất
II.2.2.1.Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2011
1. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2011
Bảng 1: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất xã Phước Kiển năm 2011
Chỉ tiêu


Mã đất

Tổng diện tích đất tự nhiên

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)
1503,91

100,00

Đất nông nghiệp

NNP

728,72

48.45

Đất phi nông nghiệp

PNN

775,19

51,55

Đất chưa sử dụng


CSD

0.00

0

( Nguồn: phòng TN – MT huyện Nhà Bè)
Biểu đồ 1: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2011

52%

0%

Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng

48%

Năm
đất:
-

2011, diện tích đất tự nhiên của xã Phước Kiển là 5.676,18 ha, gồm các nhóm
Đất nông nghiệp: 728,72ha chiếm 48,45 % diện tích tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp: 775,19 chiếm 51,55 % diện tích tự nhiên.
Đất chưa sử dụng không còn.

Trang 21
 



 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất xã Phước Kiển năm 2011
STT

Chỉ tiêu



TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

1503,91

1

Đất nông nghiệp

NNP


728,72

100,00

1.1

Đất lúa nước

DLN

556,55

76,37

1.3

Đất trồng cây hàng năm còn lại

HNK

0,64

0,09

1.4

Đất trồng cây lâu năm

CLN


130,12

17,86

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

31,41

4,31

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

775,19

100,00

2.1

Đất ở nông thôn

ONT


457,43

59,01

2.3

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN

CTS

0,51

0,07

2.7

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

SKC

12,27

1,58

2.12

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN


0,40

0,05

2.13

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

1,61

0,21

2.15

Đất sông, suối

SON

221,79

28,61

2.16

Đất phát triển hạ tầng

DHT


81,18

10,47

( Nguồn: phòng TN – MT huyện Nhà Bè)
a. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Theo thống kê năm 2011, diện tích đất nông nghiệp xã là 728,72 ha, chiếm
48,45 % tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm:
- Đất lúa nước: diện tích 556,55 ha; chiếm 76,37% diện tích đất nông nghiệp.
- Đất trồng cây hàng năm còn lại: diện tích 0,64 ha; chiếm 0,09% diện tích đất
sản xuất nông nghiệp.
- Đất trồng cây lâu năm: diện tích 130,12 ha; chiếm 17,86% đất sản xuất nông nghiệp.
- Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích 31,41 ha; chiếm 4,31% diện tích đất nông
nghiệp, là diện tích nuôi cá nước ngọt.
b. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Theo thống kê năm 2011, nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích 775,19 ha,
chiếm 51,55 %, bao gồm:
- Đất ở nông thôn: diện tích 457,43 ha; chiếm 59,01% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: diện tích 0,51 ha, chiếm 0,07%
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: diện tích 12,27 ha, chiếm 1,58%.
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: diện tích 0,40 ha; chiếm 0,05% đất phi nông nghiệp.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích 1,61 ha; chiếm 0,21% đất phi nông nghiệp.
- Đất sông, suối: diện tích 221,79 ha, chiếm 28,61%
- Đất phát triển hạ tầng : diện tích 81,18 ha, chiếm 10,47%.
+ Đất giao thông 65,73ha.
Trang 22
 



 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

+ Đất thuỷ lợi 0,14ha.
+ Đất công trình năng lượng 9,16ha.
+ Đất công trình bưu chính, viễn thông 0,06ha
+ Đất cơ sở văn hóa 0,14ha
+ Đất cơ sở y tế 1,01ha.
+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 4,83ha.
+ Đất chợ 0,11ha.
c. Hiện trạng đất chưa sử dụng:
Trên địa bàn xã không còn đất chưa sử dụng.
Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất năm 2011
Tỷ trọng đất nông nghiệp chênh lệch không đáng kể so với đất phi nông nghiệp;
trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp và một phần nhỏ đất nuôi trồng thuỷ sản;
đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất lúa, còn lại là đất trồng cây lâu năm.
Đất phi nông nghiệp với hiệu quả sử dụng khá cao như đất ở của hộ gia đình,
đất trụ sở cơ quan, đất chuyên dùng có mục đích công cộng, đất sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp,... Các loại đất phi nông nghiệp góp phần quan trọng trong việc phát
triển kinh tế - xã hội của xã.
II.2.2.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất giai đoạn 2005 – 2011
1. Biến động 3 nhóm đất chính
Bảng 3: Biến động 3 nhóm đất chính giai đoạn 2005-2011
STT

Chỉ tiêu


Năm 2005
Diện tích
(ha)

Tổng diện tích tự nhiên

Tỷ lệ
(%)

Năm 2011
Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Tăng (+)
giảm (-)

1503,91

100,00

1503,91

100,00

-

1


Đất nông nghiệp

979,99

65,163

728,72

48,454

-251,29

2

Đất phi nông nghiệp

523,89

34,835

775,19

51,545

251,30

3

Đất chưa sử dụng


0,03

0,002

0,00

0,00

-0,03

( Nguồn: tổng hợp số liệu)
Qua số liệu đánh giá biến động đất đai từ năm 2005 đến 2011 cho thấy:
Diện tích tự nhiên năm 2011 không thay đổi so với năm 2005
So với năm 2005,đất nông nghiệp diện tích giảm 251,29 ha, đất phi nông nghiệp
giảm 251,30 ha, đất chưa sử dụng giảm 0,03 ha.

Trang 23
 


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

Biểu đồ 2: Biến động 3 nhóm đất chính giai đoạn năm 2005 và năm 2011

Bảng 4: Biến động mục đích sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2011

Mục đích sử dụng đất

Năm 2005

Năm 2011

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên

Tăng (+),
giảm (-)
(ha)

1503,91

100,00

1503,91

100,00

-

I. Đất nông nghiệp

979,99

65,16

728,72


48,45

-251,27

1. Đất sản xuất nông nghiệp

926,54

97,91

697,30

95,69

-229,24

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản

53,45

2,09

31,41

4,31

-22,04

II. Đất phi nông nghiệp


523,89

86,14

775,19

51,54

251,30

1. Đất ở

178,47

1,50

457,43

59,01

278,96

93,96

1,82

93,96

12,12


-

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

0,40

0,12

0,40

0,05

-

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

1,85

0,12

1,61

0,21

-0,24

221,67

0,002


221,79

28,61

0,12

0,03

0,002

0,00

0,00

-0,03

2. Đất chuyên dùng

5. Đất sông suối và MNCD
III. Đất chưa sử dụng

( Nguồn: tổng hợp số liệu)
a. Đất nông nghiệp
So với năm 2005, diện tích đất nông nghiệp giảm 251,28 ha do chuyển sang đất
phi nông nghiệp mà phần lớn là đất ở; đất lúa chuyển một phần nhỏ sang đất trồng cây
lâu năm, hằng năm khác, đất công trình công cộng; đất trồng cây lâu năm chuyển một
phần nhỏ sang đất công trình công cộng.

Trang 24

 


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Hà Trang

b. Đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2011 tăng 251,30 ha so với năm 2005;
Biến động các loại đất phi nông nghiệp như sau:
+ Đất ở: diện tích 457,43 ha; tăng 278,96 ha so với năm 2005, đáp ứng nhu cầu
phát triển dân cư trên địa bàn xã.
+ Đất chuyên dùng: không đổi so với năm 2005; riêng đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp giảm 29,41 ha do chuyển sang đất ở.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: không thay đổi.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: giảm 0,24 ha.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: diện tích 221,79 ha; tăng 0,12 ha so
với năm 2005.
2. Đánh giá biến động đất đai giai đoạn 2005 - 2011
Đất nông nghiệp giảm so với năm 2005 để chuyển mục đích sang đất phi nông
nghiệp là nhu cầu tất yếu; đồng thời theo xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế, nên có sự chu chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp; đất lúa
chuyển sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hằng năm; đất nuôi trồng thủy sản
chuyển sang đất trồng cây lâu năm. Biến động đất nông nghiệp góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng đất đai tại địa phương.
Đất phi nông nghiệp tăng so với năm 2005, tăng chủ yếu là đất ở; đất sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp do bố trí đất ở cho nhu cầu phát triển dân cư nên giảm
đáng kể. Đất phi nông nghiệp tăng mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng và các

hoạt động trên địa bàn xã.
II.2.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử
dụng đất.
 Hiệu quả sử dụng đất :
- Xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng diện
tích, chủ yếu là trồng lúa nhưng hiệu quả kinh tế không cao.
- Nhóm đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nên hiệu quả mang lại trong những
năm gần đây là khá cao, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và phục vu nhu cầu của
nhân dân.
- Hiện nay trên địa bàn diện tích đất chưa sử dụng không còn chứng tỏ việc khai
thác sử dụng đất triệt để.
 Những tác động môi trường trong quá trình sử dụng đất:
Quá trình đô thị hóa và hoạt động sản xuất nông nghiệp tác động đến môi
trường là chủ yếu. Ô nhiễm từ phân bón hóa học, thuốc trừ sâu; tốc độ phát triển dân
số đang gia tăng áp lực lên môi trường.
II.2.2.4 Những tồn tại trong việc sử dụng đất.
- Quá trình triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết các dự án còn chậm, chưa đồng
bộ nên nhân dân chưa thật sự an tâm và các tổ chức, cá nhân chưa mạnh dạn đầu tư.
Thực tế do chưa tìm được nhà đầu tư có tiềm lực và lĩnh vực đầu tư phù hợp với các
lợi thế của xã.
Trang 25
 


×