Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ỨNG DỤNG ARCGIS QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ỨNG DỤNG ARCGIS QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA CÁC
TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LONG AN.”

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

PHAN THỊ THU SƯƠNG
08124064
DH08QL
2008 – 2012
Quản Lý Đất Đai

-TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012-



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

PHAN THỊ THU SƯƠNG

“ỨNG DỤNG ARCGIS QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA CÁC
TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LONG AN.”

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tân
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên: ………………………………)

-TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012-


ến hẹn lại lên ngôi nhà Nông Lâm mến thương
lại vẫy tay
tạm biệt hàng nghìn đứa con
LỜI CẢM
ƠN
thân yêu và thầm cầu mong những điều tốt lành cho chúng. Thưa quý thầy cô kính mến,
đó cũng là nỗi lòng của em, của những sinh viên sắp phải rời ghế nhà trường, sắp phải từ
biệt thời sinh viên đầy mộng mơ. Em cũng thầm cầu mong quý thầy cô được nhiều sức
Thưa
Quý ơn
Thầy

kínhđến
mến,
bốn
năm
hết tâm
rồi, dạy
đã đến
lúc
lời cảm
chânCôthành
quý
thầy
cô đã
đã tận
dỗ, truyền
khỏe, thầm gửi những
đạt những kiến thức,
cho emLuận
nền tảng
chắc trên
con
đường
chúngkinh
em nghiệm
phải rờiquý
ghếbáu
nhàtạo
trường.
văn vững
tốt nghiệp

giống
như
sự nghiệp sau này.
một lời chia tay của chúng em. Bốn năm, một khoảng thời gian không
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM,
cũng
dàicônhưng
đủ Quản
để chúng
em Đai
có những
niệmSản
đáng
các quý thầy cô,ngắn
đặc biệt
là không
các thầy
ở Khoa
Lý Đất
và BấtkỉĐộng
đã đào
nhớem
để những
hoài tưởng
ngôi
về những
con người
thức
lý trường
thuyết cũng

như thực
hành, nơi
giúpđây,
em không
có thể ứng
tạo, hường dẫn cho
kiến về
dụng và phát huybiết
trong
tác,
nghiệp
của mình.
nói công
gì hơn
emnghề
xin chân
thành
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến tất
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ,
cả Quý Thầy Cô.
tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp em hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Emlời
xin
chân
cám ơn
họcCông
NôngNghệ
Em cũng xin gửi
cảm

ơnthành
chân thành
đếnBan
cácgiám
Anh,hiệu
Chị trường
ở TrungĐại
Tâm
Long
An.Thầy
Đặc Cô
biệtởlàKhoa
anh Thái
Thông Tin trực Lâm
thuộcTP.HCM,
sở Tài Nguyên
Trường
tỉnhbiệt
các QuýMôi
Thầy
Cô, đặc
là các
Thanh Phong và anh Hồ Hoài Vũ đã cung cấp tài liệu, dữ liệu, cũng như cố vấn cho em
Quản
Lý Đất
vàthực
Bất hiện
ĐộngđềSản
những vấn đề thực
tế trong

quáĐai
trình
tài. đã đào tạo, hường dẫn cho em
những
kiến nhưng
thức lýdothuyết
cũng bản
nhưthân
thựcvàhành,
thể đề
ứngtài có
Mặc dù rất
cố gắng
kiến thức
thời giúp
gian em
thựccóhiện
hạn nên luận văndụng
chắcvàchắn
còntrong
nhiều
khiếm
, rất mong
được sự góp ý của quý
phátsẽhuy
công
tác, khuyết
nghề nghiệp
của mình.
thầy cô cà các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Tân đã tận tình

hướng dẫn, giúp đỡ,
kiện
thuận
lợi giúp
TP.tạo
Hồmọi
Chíđiều
Minh,
tháng
7 năm
2012em hoàn thành
tốt luận văn tốt nghiệp này. Sinh viên thực hiện

Phan Thị Thu Sương

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Anh, Chị ở
Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin trực thuộc sở Tài Nguyên Môi
Trường tỉnh Long An. Đặc biệt là anh Thái Thanh Phong và anh Hồ
Hoài Vũ đã cung cấp tài liệu, dữ liệu, cũng như cố vấn cho em những
vấn đề thực tế trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do kiến thức bản thân và thời gian
thực hiện đề tài có hạn nên luận văn sẽ còn nhiều khiếm khuyết , rất
mong được sự góp ý của Quý Thầy Cô và các bạn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012
Sinh viên thực hiện

TÓM TẮT


Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thu Sương – Khoa
Quản
ĐấtSương
Đai và Bất Động
Phan
ThịLý
Thu
Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thu Sương – Ngành Quản Lý Đất Đai, Khoa Quản
Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Ứng dụng ArcGIS quản lý đất đai của các tổ chức kinh tế trên địa
bàn tỉnh Long An.”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tân, Bộ môn Công nghệ địa chính
, Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, việc ứng dụng
tin học trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội đang là vấn đề phổ biến và rất hiệu
quả. GIS là công cụ mạnh, đáng tin cậy không chỉ giúp các nhà quản lý lưu trữ và hệ
thống hóa mọi thông tin cần thiết về dữ liệu không gian bằng máy tính mà còn có thể
thường xuyên cập nhật, tra cứu… dữ liệu thuộc tính một cách dễ dàng. ArcGIS là phần
mềm quản lý cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính, cho phép người dùng
nắm bắt thông tin chính xác về thửa đất và truy xuất dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý.
Trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, vấn đề giao đất, cho
thuê đất có tầm quan trọng rất lớn, đây là một trong những nguồn đáp ứng nguồn cung
của thị trường bất động sản và thị trường sử dụng đất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển đồng thời qua đó tạo được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Không những vậy
việc giao đất, cho thuê đất giúp Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn việc sử dụng nguồn tài
nguyên đất của từng đối tượng, từ đó có những điều chỉnh hợp lý hơn mức độ sử dụng của

từng đối tượng như việc thu hồi khi sử dụng sai mục đích, sử dụng không hiệu quả hoặc
không thực hiện nhiệm vụ tài chính với Nhà nước… từ đó đảm bảo công tác quản lý và sử
dụng đất đai được tốt hơn.
Mặt khác, Long An là cửa ngõ nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng đồng
bằng sông Cửu Long, là một trong những đầu mối giao thông thủy, bộ quan trọng của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành viên của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
nằm trong những vành đai công nghiệp và đô thị của trung tâm kinh tế lớn - thành phố Hồ
Chí Minh, có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư, phát triển thương mại và dịch vụ.
Xuất phát từ những cơ sở thực tiễn trên tôi thực hiện đề tài: “Ứng dụng ArcGIS
quản lý đất đai của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Long An”.
Với mục tiêu ứng dụng phần mềm ArcGIS quản lý thông tin đất đai của các tổ
chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Long An, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ngày một hoàn
thiện hơn. Đề tài đã sử dụng các phương pháp điều tra, thu thập; phương pháp phân tích,
đánh giá; phương pháp kế thừa; phương pháp thống kê; phương pháp bản đồ và phương
pháp ứng dụng công nghệ GIS để tiến hành nghiên cứu và đã đạt được các kết quả sau:
khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh; thực trạng giao, cho thuê
đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh; đặc biệt đề tài đã ứng dụng phần mềm
ArcGIS xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và các công cụ hỗ trợ việc quản lý đất đai của các
tổ chức kinh tế.


MỤC LỤC
 
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1 
PHẦN I: TỔNG QUAN ..................................................................................................... 3 
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: ............................................................................ 3 
I.1.1. Cơ sở khoa học: .................................................................................................... 3 
I.1.2. Cơ sở pháp lý: ..................................................................................................... 15 
I.1.3. Cơ sở thực tiễn:................................................................................................... 15 
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu: ..................................................................................... 15 

I.2.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý . ......................................................................... 15 
I.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................. 166 
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện: ....................................... 19 
I.3.1. Nội dung nghiên cứu: ......................................................................................... 19 
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................... 19 
I.3.3. Phương tiện nghiên cứu: ..................................................................................... 19 
I.3.4. Quy trình thực hiện ............................................................................................. 20 
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 21 
II.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Long An ............................... 21 
II.1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ..................................................................... 21 
II.1.2. Tình hình biến động và nguyên nhân biến động đất đai giai đoạn từ năm 20052010 .................................................................................................................................... 21 
II.1.3. Tình hình cập nhật cơ sở dữ liệu đất của các tổ chức đã thực hiện theo Chỉ thị
số 31/2007/CT-TTg ............................................................................................................ 22 
II.1.4. Tình hình thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.......................................................................................................................... 22 
II.2. Thực trạng giao, cho thuê đất của các TCKT ............................................................. 22 
II.2.1. Hiện trạng hệ thống bản đồ của Long An ........................................................ 22 
II.2.2. Tình hình giao, cho thuê đất của các TCKT ..................................................... 23 
II.3. Nhận xét nguồn dữ liệu thu thập ................................................................................. 28 
II.3.1. Hiện trạng dữ liệu thu thập ................................................................................ 28 
II.3.2. Nhận xét cấu trúc dữ liệu .................................................................................. 28 
II.3.3. Nhận xét chất lượng dữ liệu dùng xây dựng cơ sở dữ liệu ............................... 30 
II.4. Ứng dụng ArcGIS quản lý đất đai của các TCKT: ..................................................... 31 


II.4.1. Xây dựng dữ liệu không gian ............................................................................ 31 
II.4.2. Xây dựng dữ liệu thuộc tính .............................................................................. 39 
II.4.3. Xây dựng chương trình quản lý đất đai của các TCKT .................................... 45 
II.4.4. Xây dựng thanh công cụ hố trợ quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế... 59 
II.4.5. Nhận xét việc sử dụng phần mềm ArcGIS – công cụ quản lý đất đai của các tổ

chức kinh tế. ....................................................................................................................... 64 
PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................... 66 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 68 


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các kiểu dữ liệu cơ bản. ....................................................................................... 14
Bảng 2: Bảng tỷ lệ lắp đầy của các KCN tỉnh Long An (tính đến ngày 28/8/2009) ......... 24 
Bảng 3: Bảng tổng hợp các dự án thu hút đầu tư vàocác KCN tỉnh Long An (tính đến
ngày 15/8/2009 ................................................................................................................... 25 
Bảng 4: Bảng diện tích thỏa thuận và đo đạc thực tế các cụm công nghiệp(CCN) ........... 27 
Bảng 5: Sự khác nhau giữa cấu trúc dữ liệu MicroStation và ArcGIS .............................. 29 
Bảng 6: Kết quả xây dựng dữ liệu không gian .................................................................. 38 
Bảng 7: Bảng thuộc tính sau khi nhập dữ liệu ................................................................... 43 
Bảng 8: Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp đất tổ chức kinh tế .............................................. 44 

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2010 của tỉnh Long An ............................. 21 
Biểu đồ 2: Cơ cấu diện tích quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng
năm 2008 trên địa bàn tỉnh Long An (ha) .......................................................................... 23 

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ sở dữ liệu ....................................................................................................... 8 
Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện ........................................................................................... 20 
Sơ đồ 2.1: Quy trình xử lý dữ liệu tổng quát ..................................................................... 31 
Sơ đồ 2.2: Cấu trúc Geodatabase ....................................................................................... 33 
Sơ đồ 2.3: Quy trình xử lý dữ liệu lớp tổ chức kinh tế ...................................................... 34 
Sơ đồ 2.4: Quy trình xử lý dữ liệu lớp giao thông ............................................................. 35 
Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý dữ liệu lớp thủy văn ................................................................ 36 
Sơ đồ 2.6: Quy trình xử lý dữ liệu lớp huyện vùng ........................................................... 36 

Sơ đồ 2.7: Quy trình xử lý dữ liệu lớp ranh ....................................................................... 37 
Sơ đồ 2.8: Quy trình xây dựng dữ liệu thuộc tính lớp tổ chức kinh tế .............................. 41 
Sơ đồ 2.9: Quy trình thiết kế chương trình quản lý ........................................................... 45 
Sơ đồ 2.10: Lưu đồ truy vấn theo thông số........................................................................ 49 
Sơ đồ 2.11: Lưu đồ truy vấn theo diện tích ....................................................................... 53 
Sơ đồ 2.12: Lưu đồ cập nhật thông tin............................................................................... 57


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Khái quát về GIS ................................................................................................ 5 
Hình 1.2. Các thành phần của GIS ...................................................................................... 6 
Hình 1.3: Các thành phần của ArcGIS ................................................................................ 9
Hình 1.4: Giao diện ArcMap. ..................................................................................... 12
Hình 1.5: Giao diện ArcCatalog. ....................................................................................... 12 
Hình 1.6: Giao diện ArcToolbox ....................................................................................... 13 
Hình 1.7: Trình soạn thảo VBA ......................................................................................... 14 
Hình 1.8: Vị trí địa lý tỉnh Long An .................................................................................. 16 
Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 .......................................................... 28 
Hình 2.2: Qúa trình nhập liệu ............................................................................................ 32 
Hình 2.3: Hộp thoại nhập liệu............................................................................................ 32 
Hình 2.4: Lớp Tochuckinhte trong ArcMap ...................................................................... 35 
Hình 2.5: Kết quả xây dựng dữ liệu không gian................................................................ 38 
Hình 2.6: Hộp thoại xây dựng bảng thuộc tính trong ArcCatalog ................................... 39 
Hình 2.7: Hộp thoại xây dựng trường thuộc tính .............................................................. 39 
Hình 2.8: Hộp thoại Add Field .......................................................................................... 40 
Hình 2.9: Hộp thoại bảng Join Data .................................................................................. 42 
Hình 2.10: Hộp thoại Field Calculator .............................................................................. 42 
Hình 2.11: Hộp thoại Select By Location .......................................................................... 43 
Hình 2.12: Chương trình quản lý ....................................................................................... 45 
Hình 2.13: Hộp thoại tạo thanh công cụ ............................................................................ 46 

Hình 2.14: Hộp thoại tạo menu và nút lệnh ....................................................................... 46 
Hình 2.15: Giao diện kết nối CSDL .................................................................................. 48 
Hình 2.16: Giao diện kết quả truy vấn theo ID_Tổ chức .................................................. 50 
Hình 2.17: Giao diện kết quả truy vấn theo mã tổ chức .................................................... 51 
Hình 2.18: Giao diện kết quả truy vấn theo tên tổ chức .................................................... 51 
Hình 2.19: Giao diện kết quả truy vấn theo xã .................................................................. 52 
Hình 2.20: Giao diện kết quả truy vấn theo huyện ............................................................ 52 
Hình 2.21: Giao diện kết quả truy vấn theo khoảng diện tích ........................................... 54 


Hình 2.22: Giao diện kết quả truy vấn theo diện tích xác định ......................................... 55 
Hình 2.23: Giao diện kết quả truy vấn theo mục đích sử dụng ......................................... 56 
Hình 2.24: Giao diện kết quả truy vấn theo năm ............................................................... 57 
Hình 2.25: Giao diện cập nhật thông tin tổ chức ............................................................... 58 
Hình 2.26: Hộp thoại thông báo cập nhật thành công ....................................................... 58 
Hình 2.27: Giao diện hiển thị thông tin tổ chức ................................................................ 59 
Hình 2.28: Thanh công cụ hỗ trợ quản lý .......................................................................... 59 
Hình 2.29: Giao diện kết quả xem thông tin ..................................................................... 60 
Hình 2.30: Giao diện kết quả đếm đối tượng .................................................................... 61 
Hình 2.31: Giao diện kết quả xem diện tích một tổ chức .................................................. 61 
Hình 2.32: Giao diện kết quả xem diện tích một vùng ...................................................... 62 
Hình 2.33: Giao diện kết quả xem tọa độ .......................................................................... 62 
Hình 2.34: Hộp thoại chọn đối tượng bằng query ............................................................. 63 
Hình 2.35: Giao diện kết quả tìm lớp đối tượng ................................................................ 63


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GIS (Geographic Information System)
TNMT
UBND

BDDC
DKKD
GCNQSDD
TP.HCM
HTSDD
MDSD
CSDL
TCKT
VBA
KCN
CCN
TC

MS
SD

: Hệ thống thông tin địa lý
: Tài Nguyên Môi Trường
: Uỷ Ban Nhân Dân
: Bản đồ địa chính
: Đăng ký kinh doanh
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Hiện trạng sử dụng đất
: Mục đích sử dụng
: Cơ sở dữ liệu
: Tổ chức kinh tế
: Visual Basic For Application
: Khu công nghiệp
: Cụm công nghiệp

: Tổ chức
: Hợp đồng
: Mã số
: Sử dụng



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phan Thị Thu Sương


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phan Thị Thu Sương

Trang 1


Ngành: Quản Lý Đất Đai

[Type text] 

SVTH: Phan Thị Thu Sương

Page 1 


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Phan Thị Thu Sương

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là yếu tố quan trọng hàng
đầu trong môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng kinh tế, văn hóa xã hội
và an ninh quốc phòng, do vậy đất đai không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế quốc gia mà còn là nhân tố không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt con người.
Việc khai thác sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả, hợp lý như thế nào thì còn phụ thuộc
rất lớn vào vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai.
Ngày nay, cùng với việc phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, việc ứng
dụng tin học trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội đang là vấn đề phổ biến và rất
hiệu quả. Chính sự phát triển kỳ diệu này đã thúc đẩy hệ thống thông tin địa lý (GIS) ra
đời và là bước tiến lớn trong công nghệ quản lý không gian lãnh thổ. Công nghệ GIS là
công cụ mạnh, đáng tin cậy không chỉ giúp các nhà quản lý lưu trữ và hệ thống hóa mọi
thông tin cần thiết về dữ liệu không gian bằng máy tính mà còn có thể thường xuyên bổ
sung, cập nhật, tra cứu… dữ liệu thuộc tính một cách dễ dàng. ArcGIS là một trong
những phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính, cho phép
người dùng nắm bắt thông tin chính xác về thửa đất và truy xuất dữ liệu phục vụ cho công
tác quản lý. Vì thế, công nghệ GIS ngày càng chiếm phần lớn vai trò quan trọng trong
việc đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin khổng lồ ở nước ta hiện nay mà đặc biệt là trong
lĩnh vực quản lý đất đai.
Long An là cửa ngõ nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng đồng bằng sông
Cửu Long, thành viên của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trong vành đai công
nghiệp và đô thị của trung tâm kinh tế lớn - thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều lợi thế
trong thu hút đầu tư, phát triển thương mại và dịch vụ.
Là một trong những đầu mối giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, Long An có vị trí là cửa ngõ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh
miền Tây Nam bộ; có Quốc lộ I, Quốc lộ 50, Quốc lộ N2 đi xuyên qua; có các tuyến
đường tỉnh xuyên tâm nối các huyện, thành phố như Đường tỉnh 823 (tỉnh lộ 8), 824 (tỉnh
lộ 9), 825 (tỉnh lộ 10), 826 (tỉnh lộ 18)...; có 2 sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây thông

ra cửa sông Soài Rạp, nối liền với Biển Đông.
Trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, vấn đề giao đất, cho
thuê đất có tầm quan trọng rất lớn, đây là một trong những nguồn đáp ứng nguồn cung
của thị trường bất động sản và thị trường sử dụng đất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển đồng thời qua đó tạo được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Không những vậy
việc giao đất, cho thuê đất giúp Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn việc sử dụng nguồn tài
nguyên đất của từng đối tượng, từ đó có những điều chỉnh hợp lý hơn mức độ sử dụng của
từng đối tượng như việc thu hồi khi sử dụng sai mục đích, sử dụng không hiệu quả hoặc
không thực hiện nhiệm vụ tài chính với Nhà nước… từ đó đảm bảo công tác quản lý và sử
dụng đất đai được tốt hơn.
Xuất phát từ những cơ sở thực tiễn trên tôi thực hiện đề tài: “Ứng dụng ArcGIS
quản lý đất đai của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Long An.”

Trang 1


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phan Thị Thu Sương

Mục tiêu nghiên cứu:
Ứng dụng phần mềm ArcGis quản lý thông tin đất đai của các tổ chức kinh tế trên
địa bàn tỉnh Long An phục vụ cho công tác giao, cho thuê đất của các TCKT nhằm góp
phần xây dựng CSDL đất đai ngày một hoàn thiện hơn.
- Kết hợp với đợt kiểm kê đất đai năm 2010 và kế thừa kết quả của đợt kiểm kê đất
tổ chức theo chỉ thị 31/2007/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ, chuyển những kết quả lên
trên bản đồ để thành lập bản đồ hiện trạng giao, cho thuê đất của các TCKT tỉnh Long
An.
- Xây dựng CSDL và công cụ hỗ trợ quản lý thông tin đất đai của các TCKT được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất tên địa bàn.

Mục đích nghiên cứu:
- Tạo cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, trực quan, sinh động về hiện trạng
của công tác giao, cho thuê đất; góp phần vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh.
- Việc cập nhật thường xuyên, nhanh chóng lên bản đồ khi có quyết định của UBND
tỉnh về việc giao đất, cho thuê đât cho từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh sẽ giúp cho
công tác quản lý, dự đoán, dự báo được nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Yêu cầu:
- Đảm bảo tính chính xác cao: Số liệu trong cơ sở dữ liệu và bản đồ phải đảm bảo
chính xác, thống nhất với hồ sơ giao, cho thuê đất của các TCKT.
- Đảm bảo tính trực quan, sinh động: dễ nhìn, dễ dự đoán, dễ cập nhật, chỉnh lý.
- Đảm bảo tính chồng ghép bản đồ, liên kết dữ liệu : Bản đồ phải có tính chồng ghép
dễ dàng với các loại bản đồ khác trong thực hiện công tác chuyên môn, xây dựng các loại
bản đồ chuyên đề. Thông tin trong CSDL có thể là đầu vào cho nhiều chương trình khác,
nâng cao hiệu quả sử dụng của CSDL.
- Đảm bảo tính đầy đủ: các TCKT được nhà nước giao, cho thuê đất phải được cập
nhật đầy đủ lên bản đồ, để tránh việc trùng lấp trong công tác giao thuê ; …
- Dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian phải được cập nhật đồng bộ.
Đối tượng nghiên cứu:
- Các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Cơ sở dữ liệu đất đai, các tài liệu liên quan đến công tác giao, cho thuê đất.
- Phần mềm ArcGIS, MicroStation, ngôn ngữ lập trình VBA và các trang thiết bị
khác.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: dữ liệu đất đai của các TCKT được Nhà nước giao, cho thuê.
- Phạm vi thời gian của dữ liệu: dữ liệu được lấy từ đợt kiểm kê đất tổ chức theo chỉ
thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/02/2007 và tổng kiểm kê đất đai năm 2010.

Trang 2



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phan Thị Thu Sương

PHẦN I
TỔNG QUAN 
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1. Cơ sở khoa học:
I.1.1.1. Các khái niệm:
Tổ chức kinh tế:
- Khái niệm về tổ chức kinh tế
+ Tổ chức kinh tế là tổ chức được lập ra với mục đích lợi nhuận thông qua kinh
doanh, markerting… như các tập đoàn, các công ty liên doanh liên kết…, lợi nhuận là
mục đích sau cùng của các tổ chức này.
+ Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh); Hợp
tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành
lập theo Luật đầu tư.
- Phân loại tổ chức kinh tế
+ Trong Luật Đất đai, thuật ngữ “tổ chức kinh tế” được dùng để phân biệt với thuật
ngữ “cơ quan nhà nước”, “ tổ chức chính trị”, “ tổ chức chính trị – xã hội”, “ tổ chức xã
hội - nghề nghiệp”, “đơn vị sự nghiệp công”, “đơn vị của lực lượng vũ trang”, “hộ gia
đình”, “cá nhân”, “cộng đồng dân cư” trong nước.
+ Theo sự phân biệt đó, tổ chức kinh tế trong nước hiện có của cả nước bao gồm hơn
5 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; hơn 15 nghìn hợp tác
xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; hơn 100 nghìn doanh nghiệp, công ty được thành
lập theo Luật Doanh nghiệp; hơn 2,5 triệu hộ cá thể, tiểu chủ kinh doanh trong các ngành
nghề phi nông nghiệp. Các tổ chức kinh tế (trong thuật ngữ được sử dụng trong Luật đất
đai) đang là lực lượng chủ công của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của

nước ta. Các tổ chức kinh tế này tuy một số đã được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất
(đặc biệt là đối với doanh nghiệp Nhà nước), nhưng còn một số bộ phận không nhỏ cho
tới nay vẫn chưa được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất. Những tổ chức này buộc phải
sử dụng đất ở để làm diện tích sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức kinh tế này đang thực sự
có những nhu cầu khá đa dạng về đất để làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh.
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế về giao đất, cho thuê đất
+ Quyền và nghĩa vụ chung của tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 105 và 107
của Luật đất đai 2003.
+ Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất được quy định tại
Điều 109, Điều 110 Luật đất đai 2003.
+ Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất được quy định
tại Điều 111 Luật đất đai 2003.
Bản đồ số: là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên những thiết bị có khả
năng đọc bằng máy tính và được hiển thị dưới dạng hình ảnh bản đồ.
Trang 3


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phan Thị Thu Sương

Bản đồ địa chính: Là bản đồ chuyên ngành được thể hiện bằng số hoặc trên các
vật liệu như giấy, diamat, hệ thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố khác
được quy định cụ thể theo hệ thống không gian, thời gian nhất định và theo sự chi phối
của pháp luật, được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
- Bản đồ HTSDĐ là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác
định kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo
đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước.
- Bản đồ HTSDĐ dạng số là bản đồ được số hoá từ các bản đồ HTSDĐ đã có hoặc

được thành lập bằng công nghệ số.
Bản đồ chuyên đề: là loại bản đồ thể hiện rất tỉ mỉ, chi tiết, đầy đủ và phong phú
nội dung của một vài yếu tố bản đồ địa lý chung còn các yếu tố khácbiểu thị với mức kém
tỉ mỉ chi tiết thậm chí không biểu thị.
Hồ sơ địa chính: là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất. Hồ
sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo từng đơn
vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa chính), sổ địa chính,
sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử
dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả
sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
Đất đai (Land): Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích của bề mặt trái
đất với các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán
được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới của nó như là: khí hậu, đất (Soil),
điều kiện địa chất, điều kiện thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động trước
đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà các thuộc tính này có ảnh hưởng đến
việc sử dụng đất đó của con người hiện tại và tương lai.
Thông tin (Information): Là một tập hợp những phần tử thường được gọi là
những tín hiệu phản ánh ý nghĩa về một đối tượng, hiện tượng hay một quá trình nào đó
của sự vật hiện tượng thông qua một quá trình nhận thức.
Thông tin đất đai (Land Information): Là tập hợp những thông tin dữ liệu liên
quan đến lĩnh vực đất đai, là tài liệu quan trọng phục vụ cho việc quản lý và sử dụng đất
đai, nó phản ánh các thuộc tính của đất đai góp phần hoàn thiện chất lượng của thông tin
đất đai.
Cơ sở dữ liệu: được hiểu theo cách định nghĩa kiểu kỹ thuật thì nó là một tập hợp
thông tin có cấu trúc. Tuy nhiên, thuật ngữ này thường dùng trong công nghệ thông tin và
nó thường được hiểu rõ hơn dưới dạng một tập hợp liên kết các dữ liệu, thường đủ lớn để
lưu trên một thiết bị lưu trữ như đĩa hay băng. Dữ liệu này được duy trì dưới dạng một tập
hợp các tập tin trong hệ điều hành hay được lưu trữ trong các hệ quản trị CSDL.

Cơ sở dữ liệu địa chính: bao gồm dữ liệu bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc
tính địa chính.
Trang 4


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phan Thị Thu Sương

Giao đất: Giao đất là thực hiện một nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai, là
hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao trên thực tế đất và quyền
sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
Thuê đất: thuê đất được hiểu theo hai nghĩa:
+ Thứ nhất: là Nhà nước cho mọi tổ chức và cá nhân có nhu cầu được thuê đất theo
thời hạn và mục đích quy định. UBND các cấp thực hiện việc cho tổ chức, cá nhân thuê
đất để kinh doanh, sản xuất theo qui định của Luật đất đai và một số văn bản pháp luật
khác.
+ Thứ hai: là Nhà nước bảo hộ trong một số trường hợp nhất định các hộ gia đình,
cá nhân có quyền cho thuê đất đai. Thuê ở đây có nghĩa là cho thuê lại vốn đất mà Nhà
nước cho các hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng vì hoàn cảnh khó khăn, gia đình
neo đơn, thiếu sức lao động mới được cho người khác thuê và thuê với thời hạn nhất định.
I.1.1.2. Hệ thống thông tin địa lý_GIS:
1. Khái niệm:
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) là một
hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu
trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu và
quản lý nhất định.
Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý Nhà Nước, GIS có thể được hiểu như là
một công nghệ xử lý tích hợp các dữ liệu có tọa độ (bản đồ) với các dạng dữ liệu khác để
biến chúng thành thông tin hữu ích trợ giúp quyết định cho các nhà quản lý. Cách hiểu

này có thể khái quát lại trong hình dưới đây:

Hình 1.1. Khái quát về GIS
Do các ứng dụng GIS trong thực tế quản lý Nhà Nước có tính đa dạng và phức tạp
xét cả về khía cạnh tự nhiên, xã hội lẫn khía cạnh quản lý, những năm gần đây GIS
thường được hiểu như một hệ thống thông tin đa quy mô, đa ngành và đa tỷ lệ. Tùy thuộc
Trang 5


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phan Thị Thu Sương

vào nhu cầu của người sử dụng mà hệ thống có thể phải tích hợp thông tin ở nhiều mức
khác nhau, nói đúng hơn, là ở các tỷ lệ khác nhau.
2. Các thành phần của GIS:
Xét dưới góc độ hệ thống, thì GIS có thể được hiểu như một hệ thống gồm các
thành phần: con người, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và quy trình - kiến thức
chuyên gia, nơi tập hợp các quy định, quy phạm, tiêu chuẩn, định hướng, chủ trương ứng
dụng của nhà quản lý, các kiến thức chuyên ngành và các kiến thức về công nghệ thông
tin.

Hình 1.2. Các thành phần của GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) sử dụng cơ sở dữ liệu địa lý (geodatabase) làm dữ
liệu của mình, bao gồm các thành phần như sau:
 Tập hợp các dữ liệu dạng vector (tập các điểm, đường và vùng)
 Tập hợp các dữ liệu dạng raster (dạng mô hình DEM hoặc ảnh)
 Tập hợp các dữ liệu dạng mạng lưới (ví dụ như đường giao thông, lưới cấp
thoát nước, lưới điện ...)
 Tập hợp các dữ liệu địa hình 3 chiều và bề mặt khác

 Dữ liệu đo đạc
 Dữ liệu dạng địa chỉ
 Các bảng dữ liệu là thành phần quan trọng của cơ sở dữ liệu không gian,
được liên kết với các thành phần đồ họa với nhiều kiểu liên kết khác nhau.
3. Các chức năng của GIS
3.1. Nhập và biến đổi dữ liệu địa lý:
Đây là quá trình chuyển đổi dạng dữ liệu từ dạng bản đồ giấy, từ tài liệu, văn bản
khác nhau thành dạng số để có thể sử dụng được trong GIS.
Sau khi nhập số liệu và bản đồ vào máy tính, khâu tiền xử lý cho phép hoàn thiện
dữ liệu-bản đồ trên máy với các nội dung như:
+ Gắn thuộc tính cho các đối tượng bản đồ: Liên kết các dữ liệu không gian và dữ
liệu thuộc tính.
Trang 6


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phan Thị Thu Sương

+ Xây dựng cấu trúc Topo (quan hệ không gian).
+ Biên tập các lớp thông tin và trình bày bản đồ.
+ Chuyển đổi hệ quy chiếu (hệ tọa độ).
+ Chuyển đổi khuôn dạng, cấu trúc dữ liệu bản đồ.
3.2. Quản lý dữ liệu:
Trong GIS dữ liệu được sắp xếp theo các lớp (layer), theo chủ đề, theo không gian
(khu vực), theo thời gian (năm tháng) và theo tầng cao và được lưu trữ ở các thư mục một
cách hệ thống.
Chức năng quản lý dữ liệu của GIS được thể hiện qua các nội dung sau:
+ Lưu trữ dữ liệu trong CSDL GIS.
+ Khôi phục dữ liệu từ CSDL.

+ Tổ chức dữ liệu theo những dạng cấu trúc dữ liệu thích hợp.
+ Thực hiện các chức năng lưu trữ và khôi phục trong các thiết bị lưu trữ.
+ Truy nhập và cập nhật dữ liệu.
3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu
GIS cho phép xử lý máy tính hàng loạt các phép toán phân tích bản đồ và số liệu
một cách nhanh chóng chính xác, phục vụ các yêu cầu xây dựng bản đồ và phân tích quy
hoạch lãnh thổ.
GIS có thể thực hiện các phép biến đổi bản đồ cơ bản, chồng xếp bản đồ, xử lý dữ
liệu không gian theo các mô hình.
Những kỹ thuật phân tích và xử lý chính bao gồm:
+ Các phép đo đếm diện tích, chiều dài; thống kê diện tích tự động theo các loại
biểu thiết kế.
+ Các phép phân tích theo vùng lựa chọn, thống kê vùng biên theo các mục tiêu
như: Phạm vi thu hút của mạng đường vận chuyển, vùng nguyên liệu cho các nhà máy
(buffering), phân loại, phân lớp mới cho các bản đồ vùng.
+ Các phép nội suy tạo đường đẳng trị, phân tích địa hình (độ dốc, hướng dốc,
phân tích thủy hệ), mô phỏng không gian, mô tả theo hướng nhìn.
+ Chồng xếp bản đồ theo các tiêu chuẩn hoặc mô hình tính toán để tạo ra các bản
đồ chuyên đề mới. Đưa ra các mô hình dữ liệu và thực hiện các bài toán ra quyết định, bài
toán quy hoạch, phân vùng, dự báo khuynh hướng phát triển.
3.4. Xuất và trình bày dữ liệu
Đưa ra kết quả phân tích tổng hợp số liệu dưới dạng bảng biểu, bản đồ, hình vẽ
bằng các phương tiện khác nhau (màn hình, đĩa, giấy…) với chất lượng, độ chính xác và
khả năng tiện dụng cao.
4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý:
- Hệ quản trị CSDL là một hệ điều khiển trung tâm trên toàn bộ các thao tác giữa
CSDL và trình ứng dụng. Hệ quản trị CSDL gồm các chương trình thao tác và duy trì dữ
liệu trong CSDL.
- Ưu điểm:
Trang 7



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phan Thị Thu Sương

+ Do toàn bộ việc truy xuất dữ liệu thông qua hệ quản trị CSDL nên các trình ứng
dụng không cần biết dữ liệu được lưu trữ như thế nào.
+ Hệ quản trị CSDL vẫn đảm bảo cung cấp dữ liệu chính xác cho các trình ứng
dụng mặc dù tập tin dữ liệu bị thay đổi, các trình ứng dụng không cần thay đổi theo.
+ Trình ứng dụng cần những loại và kiểu dữ liệu khác nhau thì hệ quản trị CSDL
vẫn đáp ứng yêu cầu này.

File dữ liệu 1
File dữ liệu 2

Chương trình
ứng dụng 1

Đầu ra 1

Chương trình
ứng dụng 2

Đầu ra 2

Hệ quản trị
CSDL

File dữ liệu 3


Sơ đồ 1.1: Cơ sở dữ liệu
5. Các lĩnh vực ứng dụng của GIS:
- Bản đồ.
- Trắc địa.
- Viễn thám.
- Các lĩnh vực áp dụng công nghệ GIS như là một công cụ để quản lý, phân tích dữ
liệu và trợ giúp tạo quyết định.
- Quản lý và điều tra tài nguyên.
- Quản lý và qui hoạch đô thị (Urban Information Systems).
- Quản lý đất và giải thửa, thuế (Land Information Systems).
- Quản lý cơ sở hạ tầng (AM/FM) .
- Nghiên cứu, đánh giá thị trường .
- Phân phối giao thông vận tải .
- Hoạt động về nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và các viện nghiên
cứu
6. Ưu điểm của GIS:
- Là cách tiết kiệm chi phí và thời gian nhất trong việc lưu trữ số liệu
- Có thể thu nhập số liệu với số lượng lớn
- Số liệu lưu trữ có thể được cập nhật hóa một cách dễ dàng
- Chất lượng số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt
- Dễ dàng truy cập, phân tích số liệu từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau
- Tổng hợp một lần được nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích tạo ra nhanh
chóng một lớp số liệu tổng hợp mới.
Trang 8


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phan Thị Thu Sương


I.1.1.3. Giới thiệu phần mềm ArcGIS 10
Phần mềm ArcGIS là phần mềm ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý của
Viện nghiên cứu hệ thống môi trường (ESRI). Bộ phần mềm ArcGIS được dùng để xây
dựng một hệ thống GIS hoàn chỉnh, cho phép bạn nhập dữ liệu, bản đồ, địa cầu và mô
hình trên Desktop một cách dễ dàng; ghi chúng vào Server; và sử dụng chúng trên
Desktop, trên mạng hoặc ngoài thực địa.
ArcGIS cho phép:
+ Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu thuộc
tính).
+ Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều
cách khác nhau.
+ Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính.
+ Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày cao.
Người sử dụng công cụ hiển thị, quản trị dữ liệu và phân tích không gian của
ArcGIS để tìm miền đất hứa cho kinh doanh phát triển nhanh, thị trường mục tiêu cho sản
phẩm và dịch vụ, lộ trình các tuyến xe, xây dựng lại thành phố, nghiên cứu thói quen của
đời sống hoang dã, quy hoạch sử dụng đất, xác định vị trí các tiện ích, dự đoán sự lây lan
của bệnh tật, và thực hiện các nhiệm vụ khác hằng ngày.
ArcGIS bao gồm:
+ ArcGIS gồm Desktop GIS, Server GIS, MobileGIS và Online GIS.
+ Desktop GIS gồm ArcGIS Desktop, ArcGIS Engine và ArcGIS Explorer.

Hình 1.3: Các thành phần của ArcGIS
ArcGIS có thể làm được gì?
+ Đọc và tạo dữ liệu trong ArcGIS từ các phần mềm khác nhau như: ArcView,
Mapinfo, MicroStation, AutoCAD, MS AccessData, DBASE file, Excel file…
Trang 9



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phan Thị Thu Sương

+ Nộ suy, phân tích không gian: Có thể phối hợp các kỹ thuật phân tích phức tạp với
nhau để tạo ra các mô hình chi tiết.
+ Tạo ra những bản đồ với chất lượng cao và có khả năng kết nối nhanh với nhiều
nguồn dữ liệu khác nhau như: Biểu đồ, bảng thuộc tính, ảnh và các dạng file khác.
+ Xếp chồng các lớp đối tượng: Khi xếp chồng các lớp đối tượng sẽ tạo ra lớp thông
tin mới. Có nhiều kiểu xếp chồng dữ liệu (union, intersect, merge, dissolve, clip…) nhưng
nhìn chung là kết hợp hai lớp đối tượng có sẵn thành một lớp (tập hợp) đối tượng mới.
1. Phần mềm ArcGIS Desktop:
Phần mềm ArcGIS Desktop cung cấp dữ liệu và công cụ để giúp bạn tạo, chỉnh
sửa, nhập dữ liệu, thành lập bản đồ, hỏi đáp, phân tích và xuất bản các thông tin địa lý.
ArcGIS Desktop cho phép:
+ Hiển thị, kết hợp và quản lý dữ liệu.
+ Mô hình hóa và phân tích không gian.
+ Bản đồ cao cấp.
+ Các công cụ GIS chuyên dụng.
ArcGIS Desktop gồm ArcView, ArcEditor, ArcInfo, ArcReader và các chức năng
mở rộng khác (ArcGIS Desktop Extensions):
1.1. ArcView
Cung cấp đầy đủ chức năng cho phép biểu diễn, quản lý, xây dựng và phân tích dữ
liệu địa lý, các công cụ phân tích không gian cùng với việc biên tập và phân tích thông tin
từ các lớp bản đồ khác nhau đồng thời thể hiện các mối quan hệ và nhận dạng mô hình.
ArcView cho phép:
+ Ra các quyết định chuẩn xác hơn dựa trên các dữ liệu địa lý.
+ Xem và phân tích các dữ liệu không gian bẳng nhiều phương pháp.
+ Xây dựng đơn giản và dễ dàng các dữ liệu địa lý.
+ Tạo ra các bản đồ có chất lượng cao.

+ Quản lý tất cả các file, CSDL, và các nguồn dữ liệu.
+ Tùy biến giao diện người dùng theo yêu cầu.
1.2. ArcEditor
Cung cấp chức năng dùng để chỉnh sửa và quản lý dữ liệu địa lý. ArcEditor bao
gồm các tính năng của ArcView và thêm vào đó là một số các công cụ chỉnh sửa, biên
tập.
ArcEditor, cho phép:
+ Dung các công cụ CAD để tạo và chỉnh sửa các đặc tính GIS.
+ Tạo ra các CSDL địa lý thông minh.
+ Mô hình hóa dòng chảy công việc của nhóm và nhiều người biên tập.
+ Xây dựng và giữ được tính toàn vẹn của không gian bao gồm các quan hệ
hình học Topo giữa các đặc tính địa lý.
Trang 10


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Phan Thị Thu Sương

+ Quản lý và mở rộng mạng lưới hình học.
+ Làm tăng năng suất biên tập.
+ Quản lý môi trường thiết kế đa người dùng với Versioning.
+ Duy trì tính toàn vẹn giữa các lớp chủ đề và thúc đẩy tư duy logic của người
dùng.
+ Ngừng kết nối CSDL và công tác chỉnh sửa.
1.3. ArcInfo
Là phần mềm GIS đầy đủ nhất. ArcInfo bao gồm tất cả các chức năng của
ArcView lẫn ArcEditor.
Cung cấp các chức năng tạo và quản lý một hệ GIS, xử lý dữ liệu không gian và
khả năng chuyển đổi dữ liệu, xây dựng dữ liệu, mô hình hóa, phân tích, hiển thị bản đồ

trên màn hình máy tính và xuất bản đồ ra các phương tiện khác nhau.
ArcInfo, cho phép:
+ Xây dựng một mô hình xử lý không gian rất hữu dụng cho việc tìm ra các mối
quan hệ, phân tích dữ liệu và tích hợp dữ liệu.
+ Thực hiện chồng lớp các véc tơ, tính xấp xỉ và phân tích thống kê.
+ Tạo ra các đặc tính cho sự kiện và chồng xếp các đặc tính của các sự kiện đó.
+ Chuyển đổi dữ liệu và các định dạng của dữ liệu theo rất nhiều loại định dạng.
+ Xây dựng những dữ liệu phức tạp, các mô hình phân tích và các đoạn mã để tự
động hóa các quá trình GIS.
Sử dụng các phương pháp trình diễn, thiết kế, in ấn và quản lý bản đồ để xuất
bản bản đồ.
2. Giao diện ứng dụng của phần mềm ArcGIS Desktop:
Phần mềm ArcGIS Desktop cho phép người dùng truy cập vào ba ứng dụng:
ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox
+ ArcMap: Dùng để xây dựng, hiển thị, xử lý và phân tích các bản đồ…
+ ArcToolbox: Cung cấp các công cụ để xử lý, xuất-nhập dữ liệu.
+ ArcCatalog: Quản lý , theo dõi các dữ liệu đã có hoặc tạo mới và mô tả các
dữ liệu mới.
2.1. ArcMap:
Là ứng dụng dùng để tạo ra các bản đồ. Mỗi một bản đồ trong ArcMap gọi là Map
Document, một bản đồ có thể có một hay nhiều Data Frames. Data Frame là một nhóm
các Data Layer cùng được hiển thị trong một hệ qui chiếu. Thông thường một bản đồ đơn
giản chỉ có một Data Frame và bạn cấn sử dụng nhiều Data Frame khi cần in thêm một số
bản đồ phụ thuộc trên một mảnh bản đồ chính. Bản đồ (Map Document) được ghi trên file
có đuôi là .mxd.
+ Tạo bản đồ từ rất nhiều dữ liệu khác nhau.
+ Truy vấn dữ liệu không gian để tìm kiếm và hiểu mối quan hệ giữa các
đối tượng không gian.
Trang 11



×