Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN 5 GIỐNG HOA DẠ YÊN THẢO (Petunia hybryda) VỤ XUÂN HÈ 2012 TẠI QUẬN 12 TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN 5 GIỐNG HOA DẠ YÊN THẢO
(Petunia hybryda) VỤ XUÂN HÈ 2012
TẠI QUẬN 12 TP. HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ái Hà
Ngành:

Nông học

Niên khóa:

2008 – 2012

Tháng 07/2012


i

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
5 GIỐNG HOA DẠ YÊN THẢO (Petunia hybryda) VỤ XUÂN HÈ 2012
TẠI QUẬN 12 TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả
Nguyễn Thị Ái Hà



(Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học)

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S. Hồ Tấn Quốc
KS. Nguyễn Thị Thanh Thùy

Tháng 7/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy Hồ Tấn Quốc, cô Nguyễn Thị Thanh
Thùy và bộ môn Di truyền Giống đã tận tình hướng dẫn và chỉ dạy tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô khoa Nông học, các bạn lớp nông học 34
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt những năm học vừa qua.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Giám đốc xí nghiệp hoa kiểng Tp. Hồ Chí
Minh và các anh chị trong công ty đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Những lời cảm ơn sau cùng tôi xin dành cho ba mẹ, các anh chị em trong gia
đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt khóa luận này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ái Hà


iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát đặc tính nông học và sinh trưởng phát triển 5 giống
hoa Dạ Yên Thảo (Petunia hybryda) vụ xuân hè 2012 tại Quận 12 - Tp. Hồ Chí
Minh”. Thời gian tiến hành từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012 tại Vườn ươm Hiệp
Thành - Quận 12 - Tp. Hồ Chí Minh. Thí nghiệm gồm 5 giống hoa Dạ Yên Thảo được
bố trí theo kiểu hoàn hoàn ngẫu nhiên đơn yếu tố ba lần lặp lại với mục đích khảo sát
một số đặc tính nông học, khả năng sinh trưởng và phát triển, xác định giống thích hợp
với điều kiện thành phố Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu cho nhà vườn trồng thử nghiệm.
Kết quả thu được như sau:
Về sinh trưởng – phát triển:
- Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngắn, dao động từ 86,0 –
112,0 (ngày). Giống Tornado Salmon cao nhất 112,0 (ngày), thấp nhất giống đối
chứng Jumbo Rose 86,0 (ngày).
- Chiều cao cây giống Tornado Neon 19,5 (cm) cao nhất, thấp nhất là giống
Jumbo Rose (đ/c) 15,2 (cm).
- Số lá: giống Tornado Neon có số lá cao nhất 22,7 (lá/cây), thấp nhất là giống
Tornado Carmine 20,5 (lá/cây).
- Giống Tornado Salmon 22,4 (nhánh/cây) có số nhánh cao nhất, thấp nhất là
giống Tornado Yellow 16,0 (nhánh/cây).
- Số hoa (hoa/cây): giống Tornado Salmon 13,1 (hoa/cây) có số hoa trên cây
cao nhất và thấp nhất là giống Jumbo Rose (đ/c) 8,9 (hoa/cây).
- Độ bền hoa: giống có độ bền hoa cao nhất là Tornado Salmon (5,5 ngày), thấp
nhất là giống đối chứng Jumbo Rose (3,2 ngày).
- Độ bền cây hoa: giống có độ bền cây hoa cao nhất là giống Tornado Salmon
(45,6 ngày), thấp nhất là giống Jumbo Rose (32,0 ngày).
Một số đặc trưng hình thái cây:
- Màu sắc hoa: giống Tornado Neon có màu hồng sen, Tornado Yellow màu
trắng vàng, Tornado Carmine màu đỏ sen, Tornado Salmon hồng cam, Jumbo
Rose(đ/c) hồng đậm.



iv

- Hình dạng lá: giống Tornado Neon, Tornado Yellow hình Oval, giống
Tornado Carmine, Tornado Salmon và Jumbo Rose (đ/c) hình bầu dục.
- Giống Tornado Salmon có đường kính tán 26,5 (cm) lớn nhất, thấp nhất là
giống Jumbo Rose (đ/c) 20,9 (cm).
Quá trình trồng và chăm sóc cây thí nghiệm do được phun thuốc phòng trừ sâu
bệnh theo định kỳ nên không thấy sâu bện hại.
Hiệu quả kinh tế: giống Tornado Salmon có lợi nhuận cao nhất 891.600 (đồng),
thấp nhất là giống đối chứng Jumbo Rose 616.600 (đồng).
Xác định được giống Tornado Salmon, Tornado Neon có khả năng sinh trưởng tốt, hoa
đẹp, độ bền cây hoa dài.


v

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii
TÓM TẮT.....................................................................................................................iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .................................................................... x
Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài ...................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................... 2

1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất hoa trên thế giới và Việt Nam .................................................. 3
2.1.1 Sản xuất hoa – cây kiểng trên thế giới ................................................................. 3
2.1.2 Sản xuất hoa – cây kiểng ở Việt Nam .................................................................. 6
2.2 Giới thiệu về cây hoa Dạ Yên Thảo ........................................................................ 7
2.2.1 Nguồn gốc và phân bố .......................................................................................... 7
2.2.2 Vị trí phân loại ...................................................................................................... 7
2.2.3 Đặc điểm thực vật học .......................................................................................... 7
2.2.4 Yêu cầu sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng ............................................................ 8
2.2.5 Một số sâu bệnh hại phổ biến trên cây hoa Dạ Yên Thảo .................................... 8
2.3 Quy trình kỹ thuật .................................................................................................... 9
2.3.1 Chuẩn bị giá thể .................................................................................................... 9
2.3.2 Gieo trồng ............................................................................................................. 9
2.3.3 Chăm sóc .............................................................................................................. 9
2.4 Một số loại hoa Dạ Yên Thảo phổ biến................................................................. 11


vi

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 12
3.2 Điều kiện khí hậu – thời tiết .................................................................................. 12
3.3 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................................ 13
3.3.1 Giống .................................................................................................................. 13
3.3.2 Giá thể và chậu ................................................................................................... 13
3.3.3 Phân bón ............................................................................................................. 13
3.3.4 Thuốc bảo vệ thực vật ........................................................................................ 13
3.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 14
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 14

3.4.2 Quy mô thí nghiệm ............................................................................................. 14
3.4.3 Quy trình kỹ thuật canh tác ................................................................................ 15
3.4.3.1 Chuẩn bị đất ..................................................................................................... 15
3.4.3.2 Gieo vườn ươm ................................................................................................ 15
3.4.3.3 Trồng ra chậu ................................................................................................... 15
3.4.3.4 Chăm sóc ......................................................................................................... 16
3.4.3.5 Thu hoạch ........................................................................................................ 16
3.4.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................ 16
3.4.4.1Giai đoạn sinh trưởng ....................................................................................... 16
3.4.4.2 Giai đoạn phát triển ......................................................................................... 17
3.4.4.3 Chỉ tiêu hình thái ............................................................................................. 17
3.4.4.4 Tình hình sâu bệnh .......................................................................................... 17
3.4.4.5 Hiệu quả kinh tế............................................................................................... 18
3.5 Xử lý số liệu .......................................................................................................... 18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các chỉ tiêu hình thái ............................................................................................. 19
4.2 Chỉ tiêu sinh trưởng ............................................................................................... 22
4.2.1 Thời gian sinh trưởng ......................................................................................... 22
4.2.1.1 Tỉ lệ nảy mầm .................................................................................................. 22
4.2.1.2 Cường lực nảy mầm ........................................................................................ 24
4.2.2 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .................................................. 24


vii

4.2.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây ............................................................... 24
4.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ................................................................... 26
4.2.3 Động thái và tốc độ ra lá trên thân chính của năm giống hoa Dạ Yên Thảo ..... 27
4.2.3.1 Động thái ra lá của năm giống hoa Dạ Yên Thảo ........................................... 28
4.2.3.2 Tốc độ ra lá của năm giống hoa Dạ Yên Thảo ................................................ 30

4.2.4 Động thái và tốc độ phân nhánh của năm giống hoa Dạ Yên Thảo ................... 31
4.2.4.1 Động thái ra nhánh của năm giống hoa Dạ Yên Thảo .................................... 31
4.2.4.2 Tốc độ phân nhánh của năm giống hoa Dạ Yên Thảo .................................... 33
4.3 Chỉ tiêu phát triển .................................................................................................. 34
4.3.1 Số hoa và đường kính hoa .................................................................................. 34
4.3.2 Độ bền hoa và độ bền cây hoa ............................................................................ 35
4.4 Tình hình sâu bệnh ................................................................................................ 36
4.5 Hiệu quả kinh tế..................................................................................................... 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận.................................................................................................................. 40
5.2 Đề nghị .................................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 42
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 44


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

FVN

Floralseed Việt Nam

ha

Hecta


m

Mét

mm

Milimet

cm

Centimet

NT

Nghiệm thức

NST

Ngày sau trồng

NSG

Ngày sau gieo

Đ/C

Đối chứng

Balet


Kệ đặt chậu hoa

CRD

Completely Randomized Design (Hoàn toàn ngẫu nhiên)

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình nhập khẩu hoa của một số nước trên thế giới ....................... 3
Bảng 3.1: Giống hoa Dạ Yên Thảo trong thí nghiệm.......................................... 13
Bảng 3.2: Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm hoa Dạ Yên Thảo .. 13
Bảng 4.1: Đặc trưng hình thái của 5 giống hoa Dạ Yên Thảo ............................ 21
Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng – phát triển của 5 giống hoa Dạ Yên Thảo ..... 23
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây) của năm giống hoa Dạ
Yên Thảo .............................................................................................................. 24
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/7 ngày) của năm giống hoa
Dạ Yên Thảo ........................................................................................................ 26
Bảng 4.5: Động thái ra lá (lá/cây) của năm giống hoa Dạ Yên Thảo.................. 28
Bảng 4.6: Tốc độ ra lá (lá/cây/7 ngày) của năm giống hoa Dạ Yên Thảo .......... 30
Bảng 4.7: Động thái phân nhánh (nhánh/cây) của năm giống hoa Dạ Yên Thảo31
Bảng 4.8: Tốc độ phân nhánh (nhánh/cây/7 ngày) của của năm giống hoa Dạ yên
Thảo...................................................................................................................... 33
Bảng 4.9: Số hoa và đường kính hoa của năm giống Hoa Dạ Yên Thảo ............ 34

Bảng 4.10: Độ bền hoa (ngày), độ bền cây hoa (ngày) ....................................... 35
Bảng 4.11: Chi phí đầu tư sản xuất 300 chậu hoa Dạ Yên Thảo ........................ 37
Bảng 4.12: Tỷ lệ cây đạt thương phẩm ở các giống trong thí nghiệm ................ 38
Bảng 4.13: Tổng thu bình quân tính theo phẩm cấp hoa ..................................... 38
Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế ................................................................................ 39


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm ............................................................................15
Hình 1: Cây con giai đoạn vườn ươm ..........................................................................44
Hình 2: Giống Tornado Neon .......................................................................................44
Hình 3: Giống Tornado Yellow ....................................................................................45
Hình 4: Giống Tornado Salmon ...................................................................................45
Hình 5: Giống Tornado Carmine ..................................................................................46
Hình 6: Giống Jumbo Rose (đ/c) ..................................................................................46
Hình 7: Dạng cây giai đoạn 45 NST.............................................................................47
Hình 8: Màu sắc hoa và độ lớn hoa ..............................................................................47
Hình 9: Màu sắc nhị hoa ...............................................................................................48
Hình 10: Dạng lá hoa Dạ Yên Thảo .............................................................................48
Biểu đồ 3.1: Khí hậu thời tiết khu vực Tp. Hồ Chí Minh tháng 2/2012 – 5/ 2012 ......12
Biểu đồ 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây 5 giống hoa Dạ Yên Thảo .............25
Biểu đồ 4.2: Động thái ra lá 5 giống hoa Dạ Yên Thảo ...............................................29
Biểu đồ 4.3: Động thái phân nhánh 5 giống hoa Dạ Yên Thảo ....................................32
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 5 giống hoa Dạ Yên Thảo .....................49
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng số lá 5 giống hoa Dạ Yên Thảo ...................................49
Biểu đồ 3: Tốc độ phân nhánh 5 giống hoa Dạ Yên Thảo ...........................................50



1

Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Vẻ đẹp của thiên nhiên do nhiều yếu tố góp phần tạo nên. Trong đó thì các loài
thực vật nói chung và hoa kiểng nói riêng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo cho
thiên nhiên có hồn và sinh động hơn. Hoa kiểng là biểu tượng cho vẻ đẹp, hạnh phúc,
sức sống của con người. Mỗi một loài hoa với màu sắc đa dạng sẽ mang những ý nghĩa
riêng của nó. Chẳng hạn như hoa mai, đào là loại hoa không thể thiếu trong ngày lễ tết
và nó tượng trưng cho ước mơ hi vọng về sự đổi mới của mọi người, thay cho lời chúc
tốt lành đầu năm.
Hoa kiểng thì vô cùng phong phú, bên cạnh những loài hoa có màu sắc sặc sỡ,
vẻ đẹp tinh tế và sắc xảo như hoa lan, lys, hồng, cúc, thì Dạ Yên Thảo (Petunia
hybryda.) là một loài hoa có vẻ đẹp thanh nhã, dịu dàng. Ngày nay Dạ Yên Thảo được
nhân giống ngày càng đa dạng với nhiều màu sắc hơn. Hoa Dạ Yên Thảo có thể trồng
trong chậu, bồn, Dạ Yên Thảo là một trong những loài hoa đang được thị trường ưa
chuộng.
Thực tế ở các thành phố lớn ở nứơc ta một khoảng không gian sân vườn thiên
nhiên tươi mát trong nhà để thư giãn tâm hồn, làm sạch không khí là niềm ước mơ của
mọi gia đình. Thật không có gì thú vị hơn sau một ngày công tác mệt nhoài, trải qua
những đoạn đường kẹt xe đầy khói bụi, về đến nhà, bên chậu hoa Dạ Yên Thảo chờ
bữa cơm chiều cùng gia đình. Mọi khó khăn bộn bề trong cuộc sống trở nên dễ chịu
hơn nhiều.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống hoa Dạ Yên Thảo, đây là loài hoa lý
tưởng không thể thiếu trong danh mục những loài hoa trồng chậu được ưa chuộng trên
thị trường hiện nay. Nhưng vì hoa Dạ Yên Thảo là loài cây nhập nội nên khi trồng gặp
rất nhiều khó khăn và trở ngại, đó là vấn đề thích nghi của cây với thời tiết, thổ

nhưỡng, sâu bệnh mà nếu không phòng trừ kịp thời sẽ gây ra thiệt hại rất lớn cho


2

người trồng. Do đó, việc nắm bắt những thông tin, cũng như đánh giá khả năng sinh
trưởng của các giống hoa nhập nội là điều cần thiết để có cơ sở lựa chọn những giống
trồng phù hợp. Với những vấn đề trên và được sự phân công của khoa Nông học và Bộ
môn Di truyền - Giống trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, đề tài “Khảo sát đặc tính
nông học và sinh trưởng phát triển năm giống hoa Dạ Yên Thảo (Petunia hybryda.) vụ
xuân hè 2012 tại Quận 12 Tp. Hồ Chí Minh” được thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài
1.2.1 Mục đích
Khảo sát một số đặc tính nông học chủ yếu của 5 giống hoa Dạ Yên Thảo
(Petunia hybryda.).
Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển, tính chống chịu sâu bệnh hại của 5
giống hoa Dạ Yên Thảo (Petunia hybryda.).
Xác định giống thích hợp với điều kiện Tp. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu cho
nhà vườn trồng thử nghiệm.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm chính quy, theo dõi chính xác các chỉ tiêu nông học, sinh
trưởng, phát triển khả năng chống chịu sâu bệnh của năm giống hoa Dạ Yên Thảo
(Petunia hybryda.) nhập nội trồng tại vườn ươm Hiệp Thành Q12 - Tp. Hồ Chí Minh.


3

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình sản xuất hoa trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Sản xuất hoa – cây kiểng trên thế giới
Ngày nay sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở
thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế
các nước trồng hoa cây cảnh, trong đó có các nước châu Á. Sản xuất hoa ở các nước
châu Á đang phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường hoa trên
thế giới.
Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên.
Ba nước sản xuất hoa hoa lớn nhất chiếm 50% sản lượng hoa thế giới là Nhật Bản, Hà
Lan, Mỹ.
Giá trị xuất nhập khẩu hoa và cây cảnh của thế giới tăng hàng năm. Năm 1996
là 7,5 tỷ đô la, trong đó từ thị trường hoa của Hà Lan chiếm gần 50%. Sau đó đến các
nước Côlômbia, Italia, Đan Mạch, Mỹ, Bỉ, Israel, Úc, Đức, Canada, Pháp, Tây Ban
Nha, Kênia, Ecuad, mỗi nước trên 100 triệu đôla, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 10%
(Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007).
Bảng 2.1: Tình hình nhập khẩu hoa của một số nước trên thế giới
Nước
Thị phần (%)
Đức
36,0
Mỹ
21,9
Pháp
7,4
Anh
7,0
Thụy Điển
4,9
Hà Lan
4,0

Italia
2,9
Các nước khác
15,9

Loại hoa
Cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, lan
Cẩm chướng, cúc, hồng
Cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền
Cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền
Cẩm chướng, cúc, hồng
Hồng, lay ơn, lan
Cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền
(Nguồn: Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007 )


4

Đức và Mỹ là 2 quốc gia chiếm trên 34% thị trường nhập khẩu hoa với các loài
hoa phổ biến là cẩm chướng, cúc, hồng, layơn, lan.
Hà Lan là nước xuất khẩu hoa lớn nhất thế giới, chiếm tới 54% thị trường, trong
đó các loài hoa nổi tiếng được xuất khẩu từ Hà Lan là: Lily, hồng, cúc, tulip (Phạm
Thị Minh Tâm, 2011).
Sản xuất hoa thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Á, châu Phi,
châu Mỹ. Hướng sản xuất hoa trên thế giới là tăng năng suất hoa, giảm chi phí lao
động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu sản xuất hoa cần hướng tới là giống hoa đẹp tươi,
chất lượng cao và giá thành thấp.
Châu Á có 134.000 ha trồng hoa chiếm 60% diện tích trồng hoa thế giới nhưng
diện tích trồng hoa thương mại nhỏ. Tỷ lệ thị trường hoa chiếm 20% thị trường hoa thế
giới. Nguyên nhân là do các nước châu Á có phần lớn diện tích hoa trồng trong điều

kiện tự nhiên và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội địa (Đào Thanh Vân và Đặng Thị
Tố Nga, 2007).
Nghề trồng hoa ở châu Á có từ lâu đời nhưng trồng hoa thương mại phát triển
mạnh từ những năm 80 của thế kỷ 20. Khi các nước châu Á mở cửa tăng cường đầu tư,
đời sống của nhân dân được nâng cao, yêu cầu hoa cho khách sạn, du lịch lớn nên các
thị trường hoa phát triển.
Các loài hoa được trồng ở châu Á chủ yếu 2 nhóm giống hoa có nguồn gốc
nhiệt đới và ôn đới. Nhóm giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới gồm các loài
hoa lan (Orchidacea), hoa đồng tiền (Gerbera). Nhóm có nguồn gốc từ ôn đới như hoa
hồng (Rosa sp.), cúc (Chrysanthemum sp.), layơn (Gladiolus), huệ (Polianthes
tuberosa.). Đặc biệt hoa lan là sản phẩm hoa nhiệt đới, đặc sản hoa châu Á được thị
trường châu Âu và châu Mỹ ưa chuộng (Trần Thị Dung, 1999).
Theo thống kê của hiệp hội hoa Trung Quốc, nước này đã sản xuất 9 tỷ cành
hoa tươi mỗi năm. Với diện tích trồng hoa đạt 636.000 ha chiếm 1/3 diện tích trồng
hoa trên toàn thế giới.
Theo khảo sát của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, tập quán tặng hoa và chi
tiêu mua hoa của người Nhật Bản đang tăng mạnh trong các dịp kỷ niệm và ngày lễ
trong năm. Thói quen tặng hoa đang trở thành nếp sống văn hoá của người Nhật Bản.
Nhu cầu mua hoa của các gia đình, đặc biệt là thú chơi hoa hàng ngày và làm quà tặng


5

đang ngày càng tăng cao. Nhu cầu về hoa của người dân Nhật Bản tăng nhanh vào các
dịp lễ như: ngày giỗ tổ (tháng 3), ngày của Mẹ (tháng 5), Noel và năm mới. Ngoài ra,
Nhật Bản cũng có thói quen tặng hoa chúc mừng vào ngày khai trương văn phòng, kỷ
niệm ngày thành lập công ty. Nhu cầu về hoa thường giảm vào cuối tháng 1 đến hết
tháng 2 và từ tháng 6 đến tháng 7 vì không có dịp lễ nào. Do điều kiện thiên nhiên ưu
đãi, Nhật Bản có thể tự trồng và cung cấp hầu hết nhu cầu hoa trong nước Tuy nhiên,
do nhu cầu trong nước về các loài hoa khá phong phú và chi phí nhân công tại Nhật

Bản khá đắt đỏ, không thể cạnh tranh với các nước khác, kim ngạch nhập khẩu hoa
của Nhật Bản ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Hàng năm, nhu cầu nhập khẩu hoa của Nhật Bản khoảng 453 triệu USD, do nhu
cầu hoa trong nước ngày càng cao, năm 2005 kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật Bản
đạt khoảng 500 triệu USD. Thị trường nhập khẩu hoa của Nhật Bản là Hà Lan (chiếm
27%), Trung Quốc (chiếm 9,7%), Đài Loan (9%), Malaysia (8,8%), Thái Lan (7,3%)
và Colombia (6,3%). Hoa nhập khẩu chủ yếu là những loại hoa không được trồng phổ
biến ở Nhật Bản hoặc rất khó trồng vào thời tiết thu và đông ở Nhật Bản. Hà Lan là
nước cung cấp các loại hoa hồng, hoa loa kèn, Freesia và các loại hạt và củ hoa tulíp.
Trước đây, Nhật Bản nhập khẩu rất nhiều hoa tulíp tươi, nhưng ngày nay người
trồng hoa Nhật Bản đã chuyển hướng sang nhập khẩu các loại củ và hạt hoa tulíp về
Nhật Bản trồng do thời tiết cũng tương đối thuận lợi. Thái Lan là nước cung cấp hoa
phong lan chủ yếu cho Nhật Bản, Đài Loan cung cấp các loại hoa cúc và Trung Quốc
cung cấp các loại cành, lá để phục vụ cho việc trang trí và bó hoa (Rau hoa quả, 2007).
Hiện nay hàng năm, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 6,2 triệu USD,
chiếm 1,4% thị phần nhập khẩu hoa của Nhật Bản Trong các năm tiếp theo, con số này
có thể tăng lên đến hơn 8 triệu USD. Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được do
hoa tươi xuất khẩu của ta có tiềm năng xuất khẩu sang Nhật Bản. Hiện nay, các mặt
hàng hoa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Nhật Bản là hoa phong lan. Tháng
12/2005, với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hơn 200 doanh nghiệp
Nhật Bản sang tìm hiểu thị trường hoa Việt Nam vào đúng dịp Lễ hội hoa Đà Lạt. Đây
là cơ hội tốt để doanh nghiệp giới thiệu hoa tươi xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có
hoa sen là loài hoa mà người dân xứ hoa anh đào rất yêu thích (Nguyễn Quốc Vọng,
2007).


6

2.1.2 Sản xuất hoa – cây kiểng ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên 33 triệu ha nhưng diện tích trồng hoa ở Việt

Nam chỉ chiếm 0,02% diện tích đất đai, phong trào trồng hoa ở nước ta trong những
năm gần đây đã được chú ý phát triển, diện tích hoa tăng nhanh có lợi thế cạnh tranh
trong việc sản xuất mặt hàng này do điều kiện khí hậu và đất đai đa dạng, nguồn lao
động dồi dào và trình độ ngày càng được nâng cao. Diện tích trồng hoa – cây kiểng ở
nước ta không tập trung mà phân tán tại nhiều vùng, ngoài ra còn có rất nhiều cơ sở
kinh doanh hoa nhỏ phân bố đều khắp trong cả nước như: Ngọc Hà, Quảng An (Hà
Nội); Triệu Sơn (Thanh Hóa); Gò Vấp, Hóc Môn (TP.HCM); Đà Lạt (Lâm Đồng). Với
tổng diện tích trồng hoa 3500 ha.
Hoa tươi của Việt Nam được bạn bè trên thế giới biết đến qua các lễ hội hoa Đà
Lạt và được xuất khẩu đi nhiều nước. Đà Lạt là thành phố trồng và xuất khẩu hoa lớn
nhất cả nước. Diện tích 3.500 ha, chiếm hơn 40% diện tích và 50% sản lượng cả nước
mỗi năm, Đà Lạt cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu khoảng 10 triệu cây
hoa giống. Chủ lực xuất khẩu hoa Đà Lạt là Công ty trách nhiệm hữu hạn Dalat
Hasfam.
Nhật là nước có yêu cầu chất lượng cao, thủ tục hải quan nghiêm ngặt, nhưng
hoa lại có giá rất cao nên thu hút nhiều nhà nhập khẩu. Theo Bộ Công Thương mục
tiêu xuất khẩu hoa tươi Việt Nam trong thời gian tiếp theo sẽ là mở rộng các thị trường
Châu Á sẵn có. Mục tiêu lâu dài là mở rộng thị trường sang Bắc Mỹ, Châu Âu.
Năm 2010 diện tích hoa tươi của Việt Nam 8.000 ha với 4,5 tỷ cành. 1 tỷ cành
đã được xuất khẩu, trong đó 85% hoa hồng, cúc và phong lan. Doanh thu đạt 60 triệu
USD.
Hiện nay việc xuất khẩu các loại hoa hồng chiếm 35 - 40%, cúc chiếm 25 30%, còn lại là cẩm chướng, thược dược, huệ, đồng tiền, lan. Trong đó riêng lượng
hoa xuất khẩu của công ty sản xuất hoa Hasfarm 100% vốn nước ngoài ở Đà Lạt đã
đem lại doanh thu trên 4 triệu USD/năm. Nhu cầu tiêu thụ hoa sẽ ngày càng tăng cả ở
thị trường trong nước lẫn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Việt Nam có kế
hoạch phát triển diện tích trồng hoa lên khoảng 10.000 ha, với sản lượng 3,5 tỷ cành
và đạt kim gạch xuất khẩu khoảng 60 triệu năm.


7


Tại Miền Nam có bốn vùng trồng hoa kiểng chủ yếu: Đà Lạt (Lâm Đồng), Cái
Mơn (Bến Tre), Sa Đéc (Đồng tháp) (Trần Thị Dung, 1999).
TP.HCM (chủ yếu là các quận: Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Chánh và Hóc Môn),
riêng thành phố có 264 điểm kinh doanh hoa - cây kiểng là đầu mối cung cấp cho cả
nước và xuất khẩu đạt 2 - 2,5 triệu USD/năm.
Để phát triển hoa tươi các nhà vườn nên thực hiện các chính sách phát triển cần
thiết như áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào tất cả các khâu sản xuất, xúc tiến
thương mại bán hàng, nhằm nâng cao năng suất chất lượng, giảm giá thành sản phẩm.
Đồng thời lập hành lang pháp lý phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.
2.2 Giới thiệu về cây hoa Dạ Yên Thảo
2.2.1 Nguồn gốc và phân bố
Dạ Yên Thảo có nguồn gốc từ các nước miền Nam Mỹ. Cây hoa này rất được
ưa chuộng ở Châu Âu và đang từng bước chiếm lĩnh thị trường Châu Á.
Cây ra hoa quanh năm, rất đa màu, đa dạng và cho nhiều hoa.
2.2.2 Vị trí phân loại
Giới: Thực vật
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Solanales
Họ: Solanaceae
Chi: Petunia
Loài: Hybrida
Tên khoa học: Petunia hybrida.
2.2.3 Đặc điểm thực vật học
- Thân: Thân leo hoặc thân bụi, Dạ Yên Thảo là cây hàng năm. Phần lớn Dạ
Yên Thảo chúng ta trồng ngày nay là Dạ Yên Thảo đã được lai tạo từ Petunia
axillaris, Petunia violacea, Petunia inflate.
- Dạ Yên Thảo được chia làm 2 kiểu cây:
Dạ Yên Thảo kép: Cây thân leo, hoa lớn với nhiều lớp cánh (Grandiflora),

đường kính của hoa có thể đến 13 cm.


8

Dạ Yên Thảo đơn: Cây thân bụi, hoa chỉ có một lớp cánh (multiflora) nhưng lại
có rất nhiều hoa, đường kính của hoa từ 5 – 7,5 cm, dễ trồng và rất ít ảnh hưởng bởi
sâu bọ.
- Lá: Lá đơn có hình bầu dục, mọc vòng, hai mặt lá có màu lục tương tự nhau,
mặt trên và dưới biểu bì lá có lớp lông mịn.
- Hoa Dạ Yên Thảo có 3 loại: hoa lớn, hoa trung, hoa nhỏ. Với kích thước và số
lượng hoa trên cây mà mỗi loại hoa Dạ Yên Thảo có cách trồng khác nhau. Hoa Dạ
Yên Thảo có hình phễu, nhưng các loài Dạ Yên Thảo lai tạo lại có rất nhiều dạng.
Cánh hoa có thể một lớp hay nhiều lớp cánh, cánh hoa có dạng gợn sóng. Hoa có thể
có sọc, đốm hoặc viền quanh cánh. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau như: Đỏ tía, màu
hoa cà, màu oải hương, hồng, đỏ, trắng, vàng.
- Hoa mọc đơn độc từ các nách lá, mỗi nách lá cho từ 1 - 2 hoa. Mỗi hoa gồm
có: cuống hoa, lá đài, lá bắc, ống hoa, tràng hoa, ống nhị đực, bầu nhụy cái (Chiaki dịch
từ bài giới thiệu của Jack Scheper floridata.com, 2003).

2.2.4 Yêu cầu sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng
Dạ Yên Thảo là loại cây ra hoa quanh năm, hoa đa màu và đa dạng. Trong điều
kiện ở thành phố Hồ Chí Minh thì cây hoa Dạ Yên Thảo cần phải bón phân, chăm sóc
đúng mức.
Phân bón: phân vô cơ và phân hữu cơ đã được ủ cho hoai mục.
Ánh sáng thích hợp cho cây hoa Dạ Yên Thảo trong giai đoạn cây con là 100 –
1000 lux, giai đoạn cây trưởng thành là 4500 – 7000 lux.
Nước rất cần cho sự nảy mầm của hạt và trong suốt thời gian sinh trưởng, phát
triển của cây, cần chú ý cung cấp nước đầy đủ và kịp thời cho cây. Nhưng cũng không
bao giờ để đất bị ngập nước (Floral Seed Viet Nam, 2011).

2.2.5 Một số sâu bệnh hại phổ biến trên cây hoa Dạ Yên Thảo
Dạ Yên Thảo thường bị sâu ăn lá phá hại vì vậy nên dùng thuốc bảo vệ thực vật
phun phòng ngừa trước khi bị sâu tấn công và phát triển.
Dạ Yên Thảo thường bị bệnh héo rũ do nấm, bị thối nhũn do vi khuẩn gây ra.
Nên cắt bỏ những lá già, lá bị bệnh để tránh bệnh lây lan. Dùng thuốc bảo vệ thực vật
phun định kỳ để phòng ngừa bệnh (Công ty công viên cây xanh, 2011).


9

2.3 Quy trình kỹ thuật
2.3.1 Chuẩn bị giá thể
Cây hoa Dạ Yên Thảo thích hợp với hỗn hợp giá thể xơ dừa, phân bò, tro trấu,
đã được xử lý, thoát nước tốt. Xơ dừa được xay nhuyễn xả với nước cho mất chất chát,
phân bò được ủ cho hoai mục. Tất cả các loại này đều giúp cây phát triển bộ rễ tốt và
rất lý tưởng cho cây.
Ở thí nghiệm này thì cây hoa Dạ Yên Thảo được trồng với tỷ lệ giá thể xơ dừa:
phân bò: tro trấu: (1:1: 2).
2.3.2 Gieo trồng
Giai đoạn vườn ươm: Gieo hạt vào vỉ nhựa đen 104 lỗ, sau khi gieo phủ một
lớp đất mỏng lên trên giúp hạt giữ ẩm. Rồi đặt trong nhà kính tránh gió và ánh sáng
chiếu 100% xuống cây vì cây con dễ bị mất sức, héo rũ. Tưới nước 3 lần/ngày, nếu
nắng gắt có thể tưới dặm 1 - 2 lần vào giữa trưa. Ở giai đoạn này, cây dễ bị nấm bệnh
tấn công, nên phun thuốc phòng ngừa. Khi rễ đâm ra nhiều, thân phát triển, cây
khoảng 4 - 5 lá đem cây con ra vườn cấy vào chậu.
Giai đoạn trồng cây vào chậu nhựa với đường kính 18cm, chiều sâu 18cm: chọn
cây con tốt khỏe, mập mạp, không sâu bệnh vào chậu. Một chậu một cây, tưới nước
một lần vào sáng sớm. Không tưới vào chiều muộn bởi cây dễ bị nhiễm bệnh khi sống
trong điều kiện ẩm ướt vào buổi tối. Tránh để đất bắn văn lên nhánh, lá vì sẽ làm cho
nhánh bị úng và lá bị thối, rụng. Không đặt cây ở nơi có nhiều bóng mát hay nơi có

mức ánh sáng thấp thì cây sẽ bị mọc vống và khó ra hoa. Bấm đọt kích thích cây phân
nhánh, đẻ nhánh (Công ty công viên cây xanh, 2011).
2.3.3 Chăm sóc
Tưới nước
Trong suốt thời gian từ lúc gieo hạt, nảy mầm cho đến khi sang chậu cần phải
tưới nước thường xuyên. Nếu nơi gieo hạt bị khô vì thiếu nước khi hạt bắt đầu nảy
mầm thì cây con sẽ giảm sức sống.
Tưới 2 - 3 lần/ngày, tưới bằng vòi sen áp lực nhẹ, tránh làm ngã, đổ cây, tưới
vào sáng sớm, trưa và chiều mát.


10

Làm cỏ
Làm sạch cỏ để phòng trừ sâu bệnh, làm cỏ định kỳ 7 ngày làm một lần, đồng
thời kết hợp xới đất.
Bón phân:
- Phân hữu cơ:
Phân bò hoai trộn tro trấu, tỷ lệ 1:1.
Bánh dầu 1 kg cho thêm vào 10 lít nước sau đó cho vào hũ sành đậy nắp kín và
ủ sau 7 ngày sử dụng pha 300 ml bánh dầu với 10 lít nước.
Giai đoạn cây con: 7 – 14 ngày sau trồng tưới mỗi chậu 100 ml.
Giai đoạn cây sinh trưởng mạnh: 14 ngày sau trồng tưới mỗi chậu 150 ml, 7
ngày tưới một lần. (Tưới bánh dầu vào lúc 7 NST; 14 NST; 21 NST; 28 NST; 35
NST).
- Phân vô cơ
NPK (16 - 16 - 8 + 13 S)
Dạng viên tròn, nhỏ, có màu trắng xám, bón vào buổi sáng hoặc chiều mát (15
NST bón 3 g/chậu; 20 NST bón 5 g/chậu ; 27 NST bón 5 g/chậu; 34 NST bón 5
g/chậu).

Cách bón rải đều quanh mép chậu.
Bấm đọt: để kích thích cây phân nhánh, đẻ nhánh tạo độ rũ cho cây nên tiến
hành bấm đọt một lần vào 35 ngày sau trồng.
Trước khi bấm đọt cây được bón thúc phân hữu cơ và phân NPK (16 - 16 - 8 +
13 S). Các lá già, lá bị bệnh cần được cắt bỏ để hạn chế cây bị nhiễm bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh:
+ Dạ Yên Thảo thường bị sâu xanh ăn lá (Heliothis armigera Hb.) Phá hại vì
vậy nên dùng thuốc bảo vệ thực vật phun phòng ngừa trước khi bị sâu tấn công và phát
triển.
+ Dạ Yên Thảo thường bị bệnh héo rũ (Fusarium sp.), bệnh do nấm gây ra. Bị
thối nhũn do vi khuẩn gây ra. Nên cắt bỏ những lá già, lá bị bệnh để tránh bệnh lây
lan. Dùng thuốc bảo vệ thực vật phun định kỳ để phòng ngừa bệnh (Công ty công viên
cây xanh, 2011).


11

2.4 Một số loại hoa Dạ Yên Thảo phổ biến
- Loại hoa Dạ Yên Thảo lớn cánh kép.
+ Dạng hoa hình phễu cánh có nhiều màu như: màu đỏ, màu hồng, hồng xen
trắng, màu oải hương, màu trắng. Dạng hoa hình phễu có đáy xoay tròn trên một chân
màu đỏ với cánh màu hồng, mép cánh viền trắng.
- Loại hoa Dạ Yên Thảo lớn cánh đơn.
+ Dạng hoa cánh đơn đẹp nhất so với các loài Dạ Yên Thảo khác vì màu sắc
cánh hoa của nó rất đa dạng. Đây là loại Dạ Yên Thảo có hoa lớn nhất trong tất cả
những loại hoa Dạ Yên Thảo. Hoa có dạng cánh màu hồng trắng viền cánh màu đỏ.
+ Loại hoa đơn gồm nhiều loài, mỗi loài cánh hoa có màu sắc đặt trưng như
tím, hồng, trắng, đỏ. Dạng hoa tạo chuỗi lý tưởng, một phạm vi đầy đủ loại màu sắc
riêng biệt.
+ Dạng hoa có màu sáng, có 3 loại màu sắc riêng biệt với những ống hoa vàng

gồm: màu đỏ, màu quả đào, màu anh đào hồng.
+ Dạng hoa cứng cáp, chống chọi tốt với điều kiện môi trường (mưa, bão). Có 5
màu sắc riêng biệt và 1 loại có pha trộn màu sắc, tất cả đều có sức chịu đựng tốt với
thời tiết.
+ Dạng hoa có hình ngôi sao như: ngôi sao màu trắng phối hợp với màu xanh
dương, màu đỏ, màu xanh dương đậm, màu hồng.
+ Dạng hoa có phủ nhung như: màng nhung đỏ, màng nhung trắng, màng
nhung anh đào và màng nhung trộn lẫn. Tất cả các hoa đều có mép trắng viền.
+ Dạng hoa có viền, hiện là sự chọn lọc ở phía nam nuớc Pháp. Chúng có ống
hoa trắng và khoảng 1/3 là màu như: màu hồng có viền.
+ Dạng hoa tạo những đợt sóng là loại hoa Dạ Yên Thảo treo. Thực chất là
trồng cây hoa Dạ Yên Thảo trong chậu treo, Đây là kiểu hoa rũ, chảy dài phủ xung
quanh chậu. Giá của hạt giống dạng hoa này thì rất đắt, điều này đòi hỏi sự chăm sóc
cẩn thận đối với việc nảy mầm của cây hoa Dạ Yên Thảo.
- Loại hoa Dạ Yên Thảo nhỏ.
+ Dạng hoa cỡ nhỏ, cho nhiều hoa hơn khi trồng và có khả năng chịu nhiệt độ
cao. Chúng có thể sống và cho hoa quanh năm.


12

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Đề tài được tiến hành từ tháng 02/2012 đến 05/2012 tại vườn ươm Hiệp Thành
Q12, Tp. Hồ Chí Minh.
3.2 Điều kiện khí hậu – thời tiết
250


80

Mưa (mm), nắng (giờ)

60
50

150

40
100

30
20

50

Nhiệt độ (0c), độ ẩm (%)

70
200

10
0

0
2

3


4

5

Tháng
Mưa (mm)

Nắng (giờ)

Nhiệt độ (0c)

Độ ẩm (%)

Biểu đồ 3.1: Diễn biến thời tiết thời gian thí nghiệm
Qua biểu đồ 3.1 kết hợp phụ lục 3 cho thấy thời tiết trong thời gian thực hiện đề
tài tương đối thuận lợi cho quá trình phát triển của cây hoa. Trong thời gian này có
nhiệt độ, độ ẩm, số giờ nắng trong ngày tương đối thuận lợi tạo điều kiện tốt giúp cây
hoa sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên trong giai đoạn cây ra hoa thì lượng mưa cao
trong tháng 4 (144 mm) làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của lá, ảnh hưởng
đến quá trình tích lũy và tổng hợp chất dinh dưỡng, hạn chế khả năng phát triển của
cây.


13

3.3 Vật liệu thí nghiệm
3.3.1 Giống
Hạt giống hoa Dạ Yên Thảo do công ty FVN, nhập từ Mỹ cung cấp.
Bảng 3.1: Giống hoa Dạ Yên Thảo trong thí nghệm
Tên tiếng anh


Loại hoa

Hình thái hoa

Tornado Neon

Hoa đơn, 5 cánh

Cánh hoa màu hồng sen, nhụy vàng sáng.

Tornado Yellow

Hoa đơn, 5 cánh

Cánh hoa màu trắng vàng, ở giữa có một
vòng màu vàng sậm.

Tornado Carmine

Hoa đơn, 5 cánh

Cánh hoa màu đỏ sen, nhụy hoa có màu
vàng sáng.

Tornado Salmon

Hoa đơn, 5 cánh

Cánh hoa hồng cam, nhụy hoa vàng đậm.


Jumbo Rose (đ/c)

Hoa đơn, 5 cánh

Cánh hoa màu hồng, gân giữa cánh hoa có
vệt màu hồng đậm.

3.3.2 Giá thể và chậu
- Giá thể
Gồm tro trấu, xơ dừa, phân bò hoai trộn với tỷ lệ 2:1:1 Lượng giá thể trộn trong
chậu là 1,5 kg.
- Chậu
Chậu nhựa: có đường kính 18 cm, chiều sâu 18 cm.
3.3.3 Phân bón
Phân hữu cơ và phân bón N - P - K (16 - 16 - 8 + 13 S).
3.3.4 Thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 3.2: Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm hoa Dạ Yên Thảo
Tên thuốc
Sherpa

Hoạt chất
Cypermethrin

Liều lượng
5 - 10 ml/bình 8 lít

Công dụng
Phòng trừ sâu
xanh.


Carbenzim 500 FL

Carbendazim

15 ml/bình 8 lít

Phòng trừ nấm
gây bệnh héo rũ.


14

3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD). Với
5 nghiệm thức là 5 giống hoa Dạ Yên Thảo và 3 lần lặp lại.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
0,5 m
E

B

C

D

A

B


A

C

B

D

(đ/c)

A

D

1m

E
(đ/c)

E
(đ/c)

C

Trong đó:
NT A: Tornado Neon
NT B: Tornado Yellow
NT C: Tornado Carmine
NT D: Tornado Salmon

NT E (đ/c): Jumbo Rose
3.4.2 Quy mô thí nghiệm
- Số nghiệm thức: 5
- Số lần lặp lại: 3
- Một nghiệm thức gồm 20 chậu, 1 cây/chậu.
- Tổng số cây thí nghiệm: 300 cây.
- Khoảng cách giữa các nghiệm thức là 0,5 m, giữa các lần lặp lại và đai bảo vệ

là 1 m.


×