Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHỦNG LOẠI CÂY XANH CHO CÁC TUYẾN ĐƯỜNG MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

LÊ ĐÌNH QUỐC

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHỦNG LOẠI CÂY
XANH CHO CÁC TUYẾN ĐƯỜNG MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

LÊ ĐÌNH QUỐC

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHỦNG LOẠI CÂY
XANH CHO CÁC TUYẾN ĐƯỜNG MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA

Chuyên ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. ĐINH QUANG DIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


 

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Qúy thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và Bộ Môn
Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Phòng Quản Lý Đô Thị Thành Phố Nha Trang đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài.
Thầy Đinh Quang Diệp đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã bên cạnh động viên tôi trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 6/2012

Sinh viên
LÊ ĐÌNH QUỐC
 


ii


 

TÓM TẮT
Đề tài ngiên cứu “Nghiên cứu đề xuất một số chủng loại cây xanh cho các
tuyến đường mới trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” được tiến
hành tại thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa, thời gian từ tháng 12/2011 đến
tháng 5/2012.
Kết quả thu được:
-

Nắm được đặc điểm hiện trạng trên 85 tuyến đường mới cần khảo sát cây
xanh.

-

Thành phần loài cây ở khu vực thành phố Nha Trang.

-

Tình hình sinh trưởng của cây xanh đường phố tại các tuyến đường khảo
sát.

-

Xây dựng các mô hình bố trí cây xanh đường phố trên các tuyến đường
khảo sát.


-

Xây dựng các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn loài cây trồng phù hợp
trong đô thị.

-

Đề xuất một số chủng loại cây trồng trên 85 tuyến đường khảo sát.

iii


 

MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục....................................................................................................................... iv
Danh sách các hình....................................................................................................vii
Danh sách các bảng ................................................................................................. viii
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................... 3
2.1. Lịch sử phát triển khoa học về cây xanh đô thị ................................................... 3
2.2. Vai trò của cây xanh đô thị .................................................................................. 3
2.2.1. Cây xanh làm giảm sự nhiểm bẩn môi trường không khí ................................. 3
2.2.2. Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí .......................................... 4
2.2.3. Cây xanh làm giảm tiềng ồn ............................................................................. 4
2.3. Một số kết quả nghiên cứu có liên quan .............................................................. 6
2.4. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực thành phố Nha Trang.................. 6

2.4.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 6
2.4.2. Khí hậu .............................................................................................................. 7
2.4.3. Địa chất ............................................................................................................. 8
2.4.4. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................... 8
Chương 3 MỤC TIÊU – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 9
3.1. Mục tiêu .............................................................................................................. 9
3.2. Đối tượng ............................................................................................................ 9
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 9
3.3.1. Nghiên cứu hiện trạng quy hoạch trên các tuyến đường cần khảo sát cây xanh
..................................................................................................................................... 9
3.3.2. Điều tra hiện trạng cây xanh đường phố trên 85 tuyến đường mới bao gồm ... 9
3.3.3. Đề xuất các chủng loại cây trồng cho các tuyến đường mới của thành phố
Nha Trang.................................................................................................................. 10

iv


 

3.4. Phương pháp thực hiện....................................................................................... 10
3.4.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp................................................................. 10
3.4.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu về cây xanh đã điều tra theo nội dung
sau.............................................................................................................................. 11
3.4.3. Phương pháp chỉnh lý tài liệu nội nghiệp ....................................................... 11
3.4.4. Phương pháp tổng hợp số liệu ......................................................................... 12
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 13
4.1. Đặc điểm hiện trạng trên các tuyến đường cần khảo sát cây xanh .................... 13
4.2. Hiện trạng cây xanh đường phố Nha Trang trên 85 tuyến đường mới .............. 19
4.2.1. Thành phần chủng loài cây ở các đường phố thành phố Nha Trang và số
lượng mỗi loài cây trên 85 tuyến đường khảo sát ..................................................... 19

4.2.2. Phân bố cây xanh đường phố theo giá trị sử dụng .......................................... 22
4.2.3. Tình hình sinh trưởng của cây xanh đường phố tại các tuyến đường khảo sát
................................................................................................................................... 24
4.2.4. Hình thức bố trí cây xanh đường phố trên các tuyến đường khảo sát ............ 27
4.2.5. Sơ bộ đánh giá hiện trạng cây xanh đường phố trên 85 tuyến đường cần khảo
sát .............................................................................................................................. 27
4.3. Đề xuất một số chủng loại cây trồng trên 85 tuyến đường khảo sát .................. 39
4.3.1. Luận cứ về việc chọn cây trồng trên 85 tuyến đường khảo sát....................... 39
4.3.2. Nguyên tắc chọn cây ....................................................................................... 39
4.3.3. Đề xuất một số cây được chọn trồng theo quy hoạch ..................................... 40
4.4. Một số đề xuất quy hoạch cây xanh trên 85 tuyến đường mới .......................... 42
4.5. Cơ sở chọn cây trồng trên 85 tuyến đường ........................................................ 54
4.5.1. Khu dân cư Hòn Rớ và khu dân cư kho cảng Bình Tân ................................. 54
4.5.2. Khu dân cư Phước Long, khu quy hoạch Thánh Giá, khu số 2 Lê Hồng
Phong, đường mới ..................................................................................................... 54
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 56
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 56
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 57

v


 

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 59
PHỤ LỤC
1.1 Phụ lục 1: Danh mục cây xanh hiện có trên 85 tuyến đường mới thành phố Nha
Trang
1.2 Phụ lục 2: Bảng tổng hợp cây xanh đường phố một số tuyền đường thành phố
Nha Trang do lớp DH08CH khảo sát cung cấp


vi


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 4.1: Cây Sấu trên đường Lưu Hữu Phước37 
Hình 4.2: Cây Sao đen trên đường Phùng Hưng ...................................................... 37 
Hình 4.3: Cây Phượng vĩ trên đường Khúc Thừa Dụ .............................................. 37 
Hình 4.4: Cây Dầu rái trên đường Tôn Đức Thắng ................................................. 37 
Hình 4.5: Cây Đủng đỉnh trên đường Bùi Xuân Phái .............................................. 38 
Hình 4.6: Cây Thông thiên trên đường Việt Bắc ..................................................... 38 
Hình 4.7: Cây Bàng trên đường Phùng Hưng .......................................................... 38 
Hình 4.8: Cây Dừa trên đường Đinh Liệt ................................................................ 38 
Hình 4.9: Bố trí cây trồng cho các tuyến đường lớn ................................................ 43 
Hình 4.10: Bố trí cây trồng cho các tuyến đường trung bình................................... 44 
Hình 4.11: Bố trí cây trồng cho các tuyến đường nhỏ ............................................. 44 
Hình 4.12: Mặt bằng các tuyến đường lớn ............................................................... 45 
Hình 4.13: Mặt bằng các tuyến đường trung bình ................................................... 46 
Hình 4.14: Mặt bằng các tuyến đường nhỏ .............................................................. 47 

vii


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG

Bảng 2.1: Đặc điểm khí hậu thành phố Nha Trang .................................................... 7 
Bảng 4.1: Đặc điểm 85 tuyến đường khảo sát.......................................................... 14 
Bảng 4.2: Thành phần chủng loài cây trồng trên trên 85 tuyến đường .................... 19 
Bảng 4.3: Số lượng cây mỗi loài trên 85 tuyến đường khảo sát .............................. 20 
Bảng 4.4: Phân bố cây xanh đường phố theo giá trị sử dụng ................................... 23 
Bảng 4.5: Chất lượng cây xanh đường phố trên các tuyến đường nghiên cứu ........ 24 
Bảng 4.6: Tóm tắt mô hình cây trồng hiện tại .......................................................... 29 
Bảng 4.7: Danh sách loài cây đề xuất trồng trên 85 tuyến đường khảo sát ............ 41 
Bảng 4.8: Đề xuất quy hoạch cây xanh trên 85 tuyến đường mới thành phố Nha
Trang ......................................................................................................................... 45 

viii


 

Chương 1
MỞ ĐẦU
Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra khắp nơi trên thế
giới, Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia đang trên đà phát triển. Với những
thành tựu có được, bộ mặt đất nước đã và đang thay đổi từng ngày. Song song với
việc đất nước phát triển là việc nảy sinh ra các vấn đề mới đó là sự ô nhiễm ngày
càng nghiêm trọng, vấn đề sức khỏe của con người chưa được đảm bảo, sự đòi hỏi
về thẩm mỹ của con người ngày càng cao.
Đi đôi với sự phát triển của xã hội thì các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, cải
thiện môi trường trở thành một vấn đề hàng đầu. Và bên cạnh nhiều biện pháp cải
thiện môi trường như xử lý chất thải công nghiệp, phân bố quy hoạch lại các nhà
máy sản xuất, khu chế xuất, phân bố lại giao thông thì một biện pháp mới không
kém phần quan trọng là quy hoạch lại mảng xanh đô thị.
Môi trường thiên nhiên đặc biệt là mảng xanh đô thị là một trong những yếu

tố cơ bản không thể thiếu trong cấu trúc đô thị. Nó không những góp phần trang trí
cảnh quan, hoàn thiện tính thẩm mỹ trong môi trường xây dựng mà còn góp phần
đặc biệt quan trọng việc tạo nên môi trường sống đầy đủ và tiện nghi cho người dân
chốn đô thị. Có thể nói môi trường thiên nhiên là nơi tạo điều kiện để người dân đô
thị đến nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Đồng thời còn là cầu
nối tạo điều kiện cho sự giao lưu, gặp gỡ giữa con người với con người, giữa con
người với thiên nhiên, giúp họ luôn hướng về cội nguồn, về quê hương đất nước.
Cây xanh là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu được.
Đặc biệt là ở môi trường đô thị, chúng không những tạo ra các giá trị về kiến trúc
cảnh quan mà còn có giá trị vô cùng to lớn trong việc cải thiện môi trường như điều
hòa khí hậu, giảm ô nhiễm không khí, hạn chế tiếng ồn. Bên cạnh đó, cây xanh còn

1


 

là nguồn cung cấp oxy rất lớn, nó làm cân bằng không khí. Do đó, để cây xanh có
thể phát huy được tối đa tác dụng của nó, chúng ta cần phải có chiến lược bảo vệ
cây xanh như chỉnh trang và quy hoạch cây xanh phù hợp với sự phát triển bền
vững cho đô thị.
Thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh
Khánh Hoà; nằm trong vùng kinh tế động lực của miền Trung, giao thông thuận lợi,
có tiềm năng phát triển công nghiệp, ngư nghiệp và đặc biệt là phát triển du lịch…
Thời gian qua, mặt dù đã có sự quan tâm của các ngành chức năng trong việc
phát triển mảng xanh, làm đẹp thêm cảnh quan trong khu vực thành phố, tuy nhiên,
các loại cây xanh hiện nay chủ yếu được trồng theo hồ sơ dự án nâng cấp, mở rộng
đường, do chưa được định hướng và quy hoạch phát triển cụ thể nên hệ thống cây
xanh đô thị trên toàn thành phố hiện nay nói chung phân bố không đồng đều, chủng
loài cây chưa đa dạng và cũng chưa được bố trí phù hợp với cảnh quan và hệ thống

cơ sở hạ tầng (công trình ngầm như hệ thống cấp thoát nước, công trình nổi như hệ
thống điện, cáp…) Chính vì vậy, việc điều tra đánh giá hiện trạng, trên cơ sở đó,
định hướng quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô thị, nhằm góp phần cải thiện
môi trường và cảnh quan khu vực thành phố là cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu đề xuất một số chủng loại cây xanh cho các tuyến đường mới trên địa bàn
Thành Phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa” nhằm đưa ra hướng phát triển mảng xanh
đường phố trên các tuyến đường mới tại thành phố Nha Trang.

2


 

Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Lịch sử phát triển khoa học về cây xanh đô thị
Từ rất xa xưa con người đã đưa cây xanh vào phục vụ những nhu cầu trong
cuộc sống của mình. Họ sử dụng cây xanh trong trang trí nội thất cho các tượng đài,
xây dựng các vườn tín ngưỡng như vườn thiêng của người dân tộc thiểu số ở các
vùng núi cao. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, thương mại, ngành
trồng cây xanh và trao đổi buôn bán cây xanh, hình thành các vườn sưu tập cây
cũng phát triển theo. Những tác phẩm nghệ thuật về cây xanh cũng hình thành rất
sớm và phát triển, đặc biệt là ở các nước phương đông như các vườn cảnh (vườn
treo Babylon nổi tiếng), các kiểu vườn thượng uyển, các tác phẩm nghệ thuật bonsai
đã có từ rất lâu đời và được trưng bày trong các cung đình ở Trung Quốc, Nhật Bản.
Ngay từ năm 1618, trong cuốn sách “A New Orchard and Garden” của William
Lawson đã trình bày khá chi tiết về cách chăm sóc cây (Gene W. Grey – Frederik J.
Deneke, 1978).
Tuy nhiên đến giữa năm 1960 các thuật ngữ lâm nghiệp đô thị (urban

forestry); quản lý hệ thống rừng và cây xanh đô thị vẫn chưa được thừa nhận.
2.2. Vai trò của cây xanh đô thị
2.2.1. Cây xanh làm giảm sự nhiểm bẩn môi trường không khí
Cây xanh với quá trình quang hợp của mình đã hấp thu một khối lượng lớn
khí CO2 , đồng thời làm gia tăng lượng khí O2 cho khí quyển.
Bên cạnh đó cây xanh còn có khả năng hạn chế các chất độc khác do sự hấp
thụ hay ngăn cản bởi hệ lá, bề mặt đất trồng cây đối với các chất như SO2, chì, các

3


 

monoxít carbon, oxít azot…, các hạt bụi mù khói công nghiệp. Nó còn ngăn cản di
chuyển đi xa gây mưa acid ở các vùng ven và vùng xa hơn.
Theo Nguyễn Hữu Tuyên (1983) thì một hàng rào cây xanh có khả năng làm
giảm 85% chất chì và một hàng cây rộng 30m có thể hấp thụ hầu như toàn bộ bụi.
Một ha cây xanh có thể lọc từ không khí 50 – 70 tấn bụi/năm. Tuy nhiên tác dụng
này có hiệu quả rõ ràng khi trồng cây trên những mảng lớn và ở khắp nơi như các
khu công viên, đường phố, các rừng phòng hộ ngoại thành.
Ngoài ra cây xanh còn có những khả năng hấp thụ mùi hôi thối hay thay
bằng mùi khác do cây thải ra như các loài cây thông, long não, bạch đàn…Các cây
này phóng ra các phitonxit, không chỉ tạo ra mùi thơm mà còn có tác dụng kìm hãm
sự phát triển, thậm chí tiêu diệt các vi trùng gây bệnh trong không khí.
2.2.2. Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, mùa hè thường rất nóng, nhiệt độ
không khí có khi tới 34 – 35°C hay cao hơn (nhất là ở các vùng có gió Lào phải
chịu nhiệt độ cao, khô khan).
Trong khu vực đô thị nhiệt độ còn thường tăng cao do hoạt động của các khu
vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do sự bê tông hóa quá cao, do mật độ dân

cư cao.
Trong quá trình quang hợp, lá cây đã hấp thụ nhiệt năng của không khí, do
đó làm cho nhiệt độ không khí giảm xuống. Khối lượng lá xanh càng nhiều, làm
giảm nhiệt độ càng hiệu quả. Trong rừng cây nhiệt độ không khí thường thấp hơn
bên ngoài khoảng 3°C. Đồng thời quá trình thoát hơi nước qua khí khổng của lá
cũng làm giảm nhiệt độ không khí xung quanh (Chế Đình Lý, 1997).
2.2.3. Cây xanh làm giảm tiềng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kì khác
nhau hay nói cách khác tiếng ồn là những âm thanh chói tai phát sinh từ những chấn
động không tuần hoàn.

4


 

Tiếng ồn là đặc điểm của các đô thị, nhất là các đô thị có nhiều nhà máy, các
phương tiện giao thông, công tác xây cất nhà, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình (máy
giặt, máy hát, radio…).
Cây xanh có khả năng hấp thu và làm khúc xạ tiếng ồn, giảm bớt tác hại của
nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác dụng như vật
liệu xốp, lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh từ đó làm giảm được
khoảng 30% tiếng ồn. Đường phố có cây sẽ làm giảm tiếng ồn 5 – 6 lần so với
đường không có cây. Theo nghiên cứu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, nếu trồng đai
rừng rộng 30m và cây cao 12m có thể giảm 50% tiếng ồn (Chế Đình Lý, 1997).
Tuy nhiên hiệu quả này còn phụ thuộc vào loài cây trồng, bố trí, mật độ, diện
tích trồng cây.
2.2.4. Cây xanh trong kiến trúc cảnh quan của đô thị
Từ xa xưa cây xanh đã được đưa vào trồng ở đô thị xen các kiến trúc nhà ở,
vườn, ở các đình chùa như ở Trung Quốc, Hy Lạp, Tây á, trong đó phải kể tới công

trình nổi tiếng là vườn treo Babylon cách đây 600 năm TCN.
Bây giờ không ai còn bàn cãi gì nữa về vấn đề cây xanh làm tăng mĩ quan
chung của đô thị, mà chỉ còn bàn về nghệ thuật sắp xếp cây thế nào cho được hài
hòa giữa chúng với nhau, giữa chúng với các công trình khác tại từng khu vực. Cây
xanh trồng hai bên đường phố, tại các khu nhà tập thể, cơ quan, trường học, công
viên… không chỉ góp phần vào cải thiện môi trưòng sinh thái mà rõ ràng nó đã tạo
nên nét đẹp mới, độc đáo riêng cho mỗi thành phố, công trình kiến trúc. Việc chọn
lựa loài cây, bố trí cây trồng, chăm sóc cây cảnh… là những công trình nghệ thuật
thực sự.
Nó không chỉ mang đến giá trị về tính đa dạng sinh học quí báu, mà còn thể
hiện nghệ thuật thẩm mĩ phong phú của mỗi đô thị, mỗi dân tộc, thậm chí của từng
nhà sáng tạo. Những công trình cây xanh thực sự làm tăng nét văn hóa – nghệ thuật
của đô thị. Con người luôn vươn tới cái hoàn mĩ hơn, vì vậy họ luôn luôn cải thiện,
sáng tạo từ những nền tảng cũ. Mặc dù vấn đề cây trồng đô thị diễn ra ở mọi nơi

5


 

trên thế giới, nhưng các nhà chuyên môn vẫn luôn mong muốn gìn giữ nét văn hóa
nghệ thuật độc đáo riêng của mỗi vùng, mỗi con đường, mỗi vườn hoa, mỗi dân tộc
…có sự kết hợp hài hòa và mang được tính hiện đại.
2.3. Một số kết quả nghiên cứu có liên quan:
 Nguyễn Thị Hồng Diễm, 2006, Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải phát phát
triển cây xanh đô thị trên các tuyến đường chính tại thị xã Phan Rang –
Tháp Chăm, tỉnh Ninh Thuận.
 Võ Thị Trà My, 2008, Khảo sát hiện trạng và đề xuất hướng cải tạo cây
xanh ở 1 số tuyến đường quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
 Đặng Thị Vĩ Ngân, 2011, Khảo sát hiện trạng và đề xuất chỉnh trang cây

xanh ở các tuyến đường chính khu vực TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
 Nguyễn Hữu Trung, 2011, Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp chỉnh
trang hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
 Hiếu Hoàng Minh, 2011, Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất quy hoạch
cây xanh đường phố cho các tuyến đường của TP. Vũng Tàu.
Qua tìm hiểu các kết quả nghiên cứu có liên quan, đề tài đã thu được một số
nội dung hữu ích, phục vụ cho đề tài trong quá trình thực hiện.
2.4. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực thành phố Nha Trang
2.4.1. Vị trí địa lý
Nha Trang nằm ở ven biển Nam Trung bộ Việt Nam, có phần lãnh thổ trên đất
liền nhô ra xa nhất về phía Biển Đông.
 Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên. Điểm cực bắc: 12052’15” Vĩ độ Bắc
 Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận. Điểm cực nam: 11042’50” Vĩ độ Bắc
 Phía Tây giáp tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng. Điểm cực tây: 108040’33”
Kinh độ Đông.
 Phía Đông giáp biển Đông. Điểm cực đông: 109027’55” Kinh độ Đông.
Nha Trang cách Hà Nội 1280km, cách Đà Nẵng 535km về phía Bắc và thành
phố Hồ Chí Minh 448km về phía Nam.

6


 

2.4.2. Khí hậu
Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa hơn. Thường có hai mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương
lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50%
lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa khô, trung bình hàng năm có tới
2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nha Trang cao khoảng 26,7°C

riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu
như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%.
Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những
tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17 - 25°C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời
nóng bức, nhiệt độ có thể lên tới 34°C. Tháng 9 đến tháng 12, được xem như mùa
mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20 - 27°C . Nha Trang là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ
vào Nha Trang thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ
bộ vào bờ biển Việt Nam. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có
bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và
triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt.
Bảng 2.1: Đặc điểm khí hậu thành phố Nha Trang

Nhiệt độ trung
bình các tháng
đo tại trạm Nha
Trang

Một

Hai

Ba



Năm

Sáu

Bảy


Tám

Chín

Mười

Mười
một

Mười
hai

Cao nhất (°C)

27

28

29

31

32

32

32

32


32

30

28

27

Thấp nhất (°C)

22

22

23

25

26

26

26

26

25

24


24

22

Lượng mưa
(cm)

2,4

0,56

2,07

1,98

5,08

3,48

2,62

3,23

13,38

25,43

25,12


12,21

Nguồn: MSN Weather

7


 

2.4.3. Địa chất
Cấu tạo địa chất của Nha Trang chủ yếu là đá granit và Riônit, đaxit có
nguồn gốc mắc-ma xâm nhập hoặc phún xuất kiểu mới. Ngoài ra còn có các loại đá
cát, đá trầm tích ở một số nơi. Về địa hình kiến tạo, phần đất của thành phố Nha
Trang đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông - Nam của
địa khối cổ Kom Tom, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại cổ sinh, cách đây
khoảng 570 triệu năm. Ở đại trung sinh có 2 chu kỳ tạo sản inđôxi và kimêri có ảnh
hưởng một phần đến Nha Trang. Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên
nền đá granit, riônit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, rất đa dạng, phong phú,
góp phần làm cho thiên nhiên Nha Trang có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng.
2.4.4. Điều kiện kinh tế xã hội
Nha Trang là điểm hấp dẫn đầu tư của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài
nước, điều này đã tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa. Trong những
năm gần đây, trên địa bàn Nha Trang hàng loạt khu dân cư mới đã được đầu tư cơ
sở hạ tầng. Các đường phố chính được mở rộng, nâng cấp đồng bộ cả nền, mặt
đường, vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng và cây xanh. Hệ thống giao thông nông
thôn và hẻm nội thị được mở rộng. Các khu vực chợ trung tâm và ngoại thành được
đầu tư và ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu hàng hoá.
Mạng lưới thông tin, liên lạc, mạng lưới điện hạ thế, mạng lưới cấp nước sinh hoạt
cũng được đầu tư phát triển mạnh, đáp ứng được yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và
thương mại dịch vụ đang ngày càng phát triển của thành phố. Bộ mặt thành phố

ngày càng đổi mới, khang trang, sạch đẹp và hiện đại.

8


 

Chương 3
MỤC TIÊU – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
 
3.1. Mục tiêu:
Thông qua quá trình điều tra và thu thập số liệu, đánh giá hiện trạng các
tuyến đường mới tại Thành phố Nha Trang, nhằm mục tiêu nghiên cứu đề xuất các
chủng loại cây trồng phù hợp cho các tuyến đường mới tại thành phố Nha Trang.
3.2. Đối tượng:
Cây bóng mát trên đường phố.
3.3. Nội dung nghiên cứu:
3.3.1. Nghiên cứu hiện trạng quy hoạch trên các tuyến đường cần khảo sát cây
xanh
-

Diện tích hành lang đường bộ: chiều rộng vĩa hè, dãi phân cách.

-

Đường giao thông: chiều rộng lòng đường.

-


Mạng lưới hệ thống điện.

-

Hệ thống cấp thoát nước.

3.3.2. Điều tra hiện trạng cây xanh đường phố trên 85 tuyến đường mới bao
gồm:
1. Khu quy hoạch Thánh Giá:
 Có 8 tuyến đường.
2. Khu dân cư Hòn Rớ:
 Có 44 tuyến đường.
3. Khu dân cư Phước Long:
 Có 22 tuyến đường.

9


 

4. Khu số 2 Lê Hồng Phong:
 Có 3 tuyến đường.
5. Khu dân cư Kho cảng Bình Tân:
 Có 3 tuyến đường.
6. Đường mới:
 Có 5 tuyến đường.
3.3.3. Đề xuất các chủng loại cây trồng cho các tuyến đường mới của thành phố
Nha Trang
-


Nguyên tắc chọn cây.

-

Đề xuất một số loài cây cần chọn để trồng trên các tuyến đường mới (gồm

cây hiện hữu trên các tuyến đường mới, các loại cây trên các tuyến đường cũ và các
loại cây chưa có), đồng thời dựa vào tài liệu điều tra cây xanh đô thị của lớp
DH08CH trong chuyến thực tập tại thành phố Nha Trang năm 2010.
3.4. Phương pháp thực hiện
3.4.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
-

Đặc điểm hiện trạng quy hoạch trên các tuyến đường cần khảo sát cây xanh.

Tiến hành điều tra, thu thập số liệu để đánh giá về:
 Diện tích hành lang đường bộ: chiều rộng vĩa hè, dãi phân cách.
 Đường giao thông: chiều rộng lòng đường.
 Mạng lưới hệ thống điện.
 Mạng lưới hệ thống cấp thoát nước.
-

Điều tra hiện trạng hệ thống cây xanh trên tuyến đường cần khảo sát, dựa

vào một số tiêu chí sau:
+/ Tên cây: Tên thông dụng.
+/ Đánh giá tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây xanh theo 3 mức:
 Loại A: là những cây phát triển bình thường, tán cây cân đối, cây
không có bạnh vè, không bị cụt ngọn, không gãy cành, không mối
mọt, không rỗng ruột, không bị cây ký sinh.


10


 

 Loại B: là những cây phát triển bình thường, tán bị lệch, bị kiến làm
tổ, gãy cành, cây cong queo, có sự xuất hiên của cây ký sinh nhưng tỷ
lệ nhỏ hơn 30%.
 Loại C: là những cây còi cọc, cây bị cụt ngọn, bị mối mọt, rỗng ruột,
tỷ lệ cây ký sinh lớn hơn 30%.
+/ Theo mục đích và công dụng dựa vào hình thái bên ngoài theo 4 nhóm:
 Cây ăn quả cho bóng mát: Có chức năng che bóng mát, đồng thời cho
quả. Thường do người dân tự trồng từ nguồn giống có sẵn trong sinh
hoạt hàng ngày. Các loại phổ biến như xoài, mận, me…
 Cây cho bóng mát: Có chức năng che bóng. Nhóm này thường có tán
xòe rộng, dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, thân gỗ ngắn. Các loại
phổ biến như sao, dầu…
 Cây bóng mát có hoa đẹp: Vừa đáp ứng chức năng che bóng, vừa có
hoa đẹp. Nhóm cây này có tác dụng tạo thẩm mỹ cho đường phố,
giảm sự đơn điệu trên đường. Các loài phổ biến như lim sét, muồng
hoa vàng, Osaka vàng...
 Cây bóng mát có hoa thơm: là những cây bong mát có những đặc
điểm giống với những cây bóng mát nêu trên nhưng có mùi hương
thơm của hoa tạo cảm giác dễ chịu.
3.4.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu về cây xanh đã điều tra theo nội
dung sau:
-

Theo chủng loại cây: thống kê số lượng cây hiện có trên 85 tuyến đường


mới.
-

Đánh giá tình hình sinh trưởng của các loài cây trên 85 tuyến đường mới.

-

Hình thức bố trí cây trên các tuyến đường.

3.4.3. Phương pháp chỉnh lý tài liệu nội nghiệp
-

Sau khi kiểm kê ngoại nghiệp, tài liệu thu thập được sắp xếp lại thứ tự abc

theo tên cây.

11


 

-

Kiểm tra, bổ sung tên khoa học, họ thực vật của các cây xanh đường phố thu

thập ở khu vực dựa vào giáo trình.
-

Tiến hành phân nhóm cây xanh đường phố nhằm khái quát hiện trạng.


3.4.4. Phương pháp tổng hợp số liệu
-

Tổng hợp đặc điểm hiện trạng trên các tuyến đường cần khảo sát cây xanh

-

Tổng hợp số liệu cây xanh trên các tuyến đường khảo sát theo:
 Số lượng loài, số lượng cây.
 Đánh giá tình trạng sinh trưởng và phát triển theo 3 mức: Loại A, loại
B, loại C.
 Theo mục đích và công dụng dựa vào hình thái bên ngoài.

12


 

Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm hiện trạng trên các tuyến đường cần khảo sát cây xanh
Một số đặc điểm hiện trạng trên các tuyến đường như hệ thống lưới điện, hệ
thống cấp thoát nước, đây là một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển
của cây mà chủ yếu là chiều cao, cành nhánh của cây, sự phát triển của bộ rễ cây.
Đa số trên các tuyến đường đều có hệ thống điện giăng ngang bên trên, hệ thống
đường ống ngầm, hố ga, chúng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây xanh. Các đặc điểm khác như chiều rộng vĩa hè, dãi phân cách, chiều rộng
lòng đường, cũng làm cho không gian sinh trưởng của cây xanh bị thu hẹp và đây là
tiền đề ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây xanh đô thị.

Qua kết quả điều tra khảo sát thực địa, đề tài đã thu được đặc điểm điển hình của
các tuyến đường khảo sát được trình bày ở bảng 4.1:

13


 

Bảng 4.1: Đặc điểm 85 tuyến đường khảo sát

Stt

Tên đường

Chỉ giới đường đỏ
Chiều dài
Lòng
Lề
của tuyến Lề trái
đường
phải
đường (m)
(m)
(m)
(m)

Tổng số
trụ điện
và đèn
(trụ)


Tổng số
hố ga (hố)

Khu quy hoạch Thánh Gíá
1
2
3
4
5
6
7
8

Việt Bắc
Khe Sanh
Bình Giã
Đặng Huy Trứ
Thất Khê
Tân Trào
Đông Khê
Ấp Bắc

160
60
100
290
170
230
180

180

2
2
2
3
2
2
2
2

5
5
5
10
5
5
5
5

2
2
2
3
2
2
2
2

23

7
16
46
24
37
25
24

3
2
3
7
4
5
4
4

280
160
400
80
600
100
90

5
3
3
2,5
2,5

2,5
2,5

27
5
6
5
5
5
5

5
3
3
2,5
2,5
2,5
2,5

44
26
63
12
95
15
12

7
4
9

2
14
2
2

Khu dân cư Hòn Rớ
9
10
11
12
13
14
15

Đường số 10
Trần Tế xương
Lê Văn Hưu
Sinh Tồn
Đặng Thai Mai (Đường số 2)
Nam Yết
Sơn Ca

14


 

16
17


Song Tử
Nguyễn Văn Trỗi (Đường số 14)

110
60

2,5
3

5
6

2,5
3

16
7

3
2

18

Nguyễn Văn Trỗi (Đường số 15)

90

4

6


4

13

2

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38

Phan Huy Ích
Nguyễn Thái Bình

Võ Văn Tần
Hoàng Văn Thái
Nguyễn Sơn
Bùi Xuân Phái
Nguyễn Hữu Thọ 1 (Đường số 25)
Huỳnh Tấn Phát
Nguyễn Hữu Thọ 2 (Đường số 30)
Tôn Đức Thắng 1 (Đường số 12)
Ngọc Hân Công Chúa
Đào Duy Anh 1 (Đường số 18)
Đào Duy Anh 2 (Đường số 24)
Lưu Hữu Phước
Đường số 23
Đặng Thai Mai 2 (Đường số 11)
Tôn Đức Thắng 2 (Đường số 20)
Hoàng Quốc Việt
Bạch Thái Bưởi
Tôn Đức Thắng 3 (Đường số 34)

230
100
190
60
350
350
120
300
130
350
250

250
150
400
700
350
550
300
210
800

2,5
2,5
3
3
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
4
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
4
3
2,5
4


5
5
12
12
5
5
5
5
5
12
5
5
5
5
5
5
12
12
5
12

2,5
2,5
3
3
2,5
2,5
2,5
2,5

2,5
4
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
4
3
2,5
4

32
15
28
8
56
57
19
42
18
53
38
37
22
64
108
52
87

45
32
128

6
2
4
2
8
8
3
7
3
8
6
6
3
9
17
8
13
7
5
18

15


 


39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52

Nguyễn Xí
Đường số 36
Lê Như Hồ
Phan Đăng Lưu
Hàm Tử
Cao Minh Phi 1 (Đường số 39)
Cao Minh Phi 2 (Đường số 40)
Cao Minh Phi 3 (Đường số 45)
Đô Đốc Lộc
Đô Đốc Tuyết
Đô Đốc Long
Đô Đốc Bảo
Nguyễn Văn Linh 1 (Đường số 13)
Nguyễn Văn Linh 2 (Đường số 38)


130
180
260
250
250
220
260
240
180
160
170
160
600
500

3
4
2,5
3
3
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
5
5


5
12
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
22
22

3
4
2,5
3
3
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
5
5


18
26
41
38
34
32
40
37
28
22
24
23
96
81

3
4
6
6
6
5
6
6
4
4
4
4
14
12


210
220
350
600
300
230
250
200

2
3
3
3
3
3
2
2

5
7
7
7
7
7
5
5

2
3
3

3
3
3
2
2

34
35
56
98
49
37
38
30

5
5
8
15
7
5
6
5

Khu dân cư Phước Long
53
54
55
56
57

58
59
60

Đinh Lễ
Đinh Liệt
Đường 6A
Khúc Thừa Dụ
Đường 7B
Đường 7A
Đường 4B
Đường 4A

16


×