Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV THÉP ĐẠI THIÊN LỘC – KCN SÓNG THẦN 3 – BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.74 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH
MTV THÉP ĐẠI THIÊN LỘC – KCN SÓNG THẦN 3 – BÌNH
DƯƠNG

Họ và tên sinh viên : LÊ VĂN HẢI
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008 - 2012

TP.HCM, Tháng 6/2012
 
 


KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV THÉP
ĐẠI THIÊN LỘC – KCN SÓNG THẦN 3 – BÌNH DƯƠNG

Tác giả

LÊ VĂN HẢI

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN VINH QUY



TP.HCM, Tháng 6/2012
 
 


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ đã động viên, ủng hộ con về mọi
mặt tinh thần cũng như vật chất để con có điều kiện được học tập tốt.
Em xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông
Lâm TP.HCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm
quý báu trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt trong thời gian thực hiện đề tài em đã nhận
được sự hướng dẫn tận tình của Thầy Nguyễn Vinh Quy, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới thầy đã hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH08QM đã giúp đỡ, góp ý để mình làm tốt khóa luận
này.
Em xin cảm ơn các cô chú, anh chị công nhân viên trong Công ty, đặc biệt là anh
Dương Trung Kiên đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập tại
Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Lê Văn Hải

 
 



TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty TNHH MTV thép Đại Thiên
Lộc – KCN Sóng Thần 3 – Bình Dương” được thực hiện trong thời gian từ tháng 12/2011
đến tháng 5/2012.
Công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc là đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm
về thép, tôn với nhiều chủng loại đa dạng, phong phú. Với việc sử dụng nhiều loại hóa
chất độc hại không thể tránh khỏi việc gây tác động xấu đến môi trường, chính vì vậy
kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty là một vấn đề hết sức cần thiết.
Trong quá trình thực hiện đề tài các phương pháp sau đây đã được sử dụng: nghiên
cứu tài liệu, khảo sát thực địa tại Công ty, phỏng vấn trực tiếp và thống kê số liệu. Trên
cơ sở khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường tại Công ty cho thấy trong quá trình hoạt
động, công tác bảo vệ môi trường của Công ty đã được quan tâm và đạt được nhiều kết
quả đáng khích lệ góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân khác nhau, công tác bảo vệ môi trường của Công ty vẫn còn có một số vấn đề cần
được quan tâm và giải quyết.
Kết quả đánh giá và dự báo các vấn đề môi trường tại công ty cho thấy nước thải
sinh hoạt sau xử lý có hàm lượng BOD5 vượt quá 13 lần, chất rắn lơ lửng vượt quá 12 lần
cho phép, hơi axit, hơi bazo, hơi crom trong phân xưởng mạ kẽm vẫn chưa được thu gom
xử lý…vv. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất được các hệ thống xử lý hơi crom, hơi axit,
thực hiện phân loại, thu gom các loại chất thải rắn, nâng cao ý thức của công nhân viên…
nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường của Công ty.

 
 


 

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................................ i
MỤC LỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................... v
MỤC LỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
Chương 1 ............................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................................. 2
1.3. Nội dung đề tài ............................................................................................................. 2
1.4. Phương pháp thực hiện ............................................................................................... 2
1.5. Giới hạn phạm vi của đề tài ........................................................................................ 3
Chương 2 ............................................................................................................................. 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................... 4
2.1. Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm ................................................................................ 4
2.2. Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm ................................................................................. 4
2.3. Nội dung của kiểm soát ô nhiễm ................................................................................ 4
2.3.1. Cách tiếp cận phòng ngừa ô nhiễm ......................................................................... 5
2.4. Các công cụ kiểm soát ô nhiễm .................................................................................. 7
2.4.1. Công cụ chỉ huy và kiểm soát .................................................................................. 7
2.4.2. Công cụ kinh tế ......................................................................................................... 8
2.4.3. Công cụ kỹ thuật ....................................................................................................... 8
2.4.4. Công cụ thông tin truyền thông .............................................................................. 8
2.5. Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm .................................................................................... 9
2.5.1. Lợi ích về môi trường ............................................................................................... 9
2.5.2. Lợi ích về kinh tế ...................................................................................................... 9
Chương 3 ........................................................................................................................... 11

 



 

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV THÉP ĐẠI THIÊN LỘC ........................ 11
3.1. Giới thiệu chung ........................................................................................................ 11
3.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................. 11
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................... 11
3.2. Hoạt động sản xuất tại Công ty ................................................................................ 12
3.2.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự ....................................................................... 12
3.2.2. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ ........................................................................... 13
3.2.2.1. Sản phẩm ............................................................................................................... 13
3.2.2.2. Thị trường tiêu thụ ................................................................................................. 14
3.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất thép mạ kẽm tại Công ty .................................... 14
3.2.4. Trang thiết bị, máy móc sử dụng .......................................................................... 16
3.2.5. Tình hình sử dụng nguyên liệu .............................................................................. 17
3.2.6. Tình hình sử dụng nhiên liệu ................................................................................. 18
3.2.7. Tình hình sử dụng điện - nước .............................................................................. 18
3.2.8. Tình hình sử dụng lao động ................................................................................... 19
3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tại Công ty ....................................................... 19
3.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí...................................................... 19
3.3.1.1. Chất lượng không khí xung quanh ........................................................................ 19
3.3.1.2. Chất lượng không khí trong phân xưởng sản xuất ................................................ 20
3.3.1.3.Chất lượng khí thải tại nguồn ................................................................................. 21
3.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước ............................................................. 22
3.3.2.1. Hệ thống thu gom nước mưa ................................................................................. 22
3.3.2.2. Nước thải sinh hoạt................................................................................................ 22
3.3.2.3. Nước thải sản xuất ................................................................................................. 22
3.3.3. Hiện trạng chất thải rắn........................................................................................ 23
3.3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................................... 23
3.3.3.2. Chất thải sản xuất .................................................................................................. 23
3.3.4. An toàn lao động và phòng chống cháy nổ .......................................................... 24

ii 
 


 

3.3.4.1. An toàn lao động ................................................................................................... 24
3.3.4.2. Phòng chống cháy nổ............................................................................................. 25
3.4. Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại Công ty ............................................... 25
3.4.1. Cơ cấu tổ chức của bộ phận quản lý môi trường ................................................ 25
3.4.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện................................................... 26
3.4.2.1. Môi trường không khí............................................................................................ 26
3.4.2.2. Môi trường nước .................................................................................................... 27
3.4.2.3. Chất thải rắn .......................................................................................................... 29
3.4.2.4. An toàn lao động và phòng chống cháy nổ ........................................................... 29
Chương 4 ........................................................................................................................... 31
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN
PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI CÔNG TY .......................................................... 31
4.1. Đánh giá và dự báo chất lượng môi trường tại Công ty ........................................ 31
4.1.1. Đánh giá và dự báo chất lượng môi trường không khí ....................................... 31
4.1.1.1. Môi trường không khí xung quanh ........................................................................ 31
4.1.1.2. Không khí trong phân xưởng sản xuất .................................................................. 33
4.1.1.3. Khí thải tại nguồn .................................................................................................. 34
4.1.2. Đánh giá và dự báo chất lượng môi trường nước ............................................... 42
4.1.2.1. Hệ thống thu gom nước mưa ................................................................................. 42
4.1.2.2. Nước thải sinh hoạt................................................................................................ 44
4.1.2.3. Nước thải sản xuất ................................................................................................. 46
4.1.3. Đánh giá và dự báo chất thải rắn .......................................................................... 49
4.1.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................................... 49
4.1.3.2. Chất thải sản xuất .................................................................................................. 50

4.1.4. Đánh giá và dự báo chất lượng an toàn lao động và phòng chống cháy nổ ...... 53
4.2. Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường của Công ty .............................................. 54
4.2.1. Đánh giá cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 54
4..2. Đánh giá các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện ..................................... 54
iii 
 


 

4.2.2.1. Môi trường không khí............................................................................................ 54
4.2.2.2. Môi trường nước .................................................................................................... 55
4.2.2.3. Chất thải rắn .......................................................................................................... 56
4.2.2.4. An toàn lao động và phòng chống cháy nổ ........................................................... 56
4.3. Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm ............................................................... 57
4.3.1. Môi trường không khí ............................................................................................ 57
4.3.2. Môi trường nước ..................................................................................................... 60
4.3.3. Chất thải rắn ........................................................................................................... 62
4.3.4. An toàn lao động và phòng chống cháy nổ ........................................................... 63
4.4. Yêu cầu pháp luật ...................................................................................................... 64
Chương 5 ........................................................................................................................... 65
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 65
5.1. Kết luận ...................................................................................................................... 65
5.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 67
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 68

 
 
 

 
 
 
 
 
 
iv 
 


 

MỤC LỤC CÁC HÌNH 
Hình 2.1: Nội dung và cấp bậc ưu tiên công tác Kiểm soát ô nhiễm môi trường............. 5
Hình 2.2: Chương trình phòng ngừa ô nhiễm ................................................................... 7
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 12
Hình 3.2: Quy trình công nghệ mạ Kẽm. ........................................................................ 15
Hình 3.3: Chức năng và nhiệm vụ của phòng hóa môi trường ....................................... 25
Hình 3.4: Hệ thống bể tự hoại 3 ngăn ............................................................................. 27
Hình 3.5: Hệ thống xử lý nước thải sản xuất .................................................................. 28
Hình 4.1: Hệ thống xử hơi axit, bazo .............................................................................. 57
Hình 4.2: Hệ thống xử lý hơi crom ................................................................................. 58
Hình 4.3: Thiết kế chóp ống khói ................................................................................... 59
Hình 4.4: Quy trình xử lý nước thải chứa Crom ............................................................. 61

 


 



 

MỤC LỤC CÁC BẢNG 
Bảng 3.1: Danh mục sản lượng sản phẩm của Công ty..................................................... 14
Bảng 3.2: Danh mục thiết bị máy móc chính sử dụng ...................................................... 17
Bảng 3.3: Danh mục nguyên liệu sử dụng trong một tháng sản xuất................................ 17
Bảng 3.4: Danh mục nhiên liệu sử dụng trong một tháng sản xuất .................................. 18
Bảng 3.5: Thành phần lao động của Công ty .................................................................... 19
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh ....................................... 19
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng không khí trong phân xưởng mạ kẽm................ 20
Bảng 3.8: Kết quả phân tích khí thải tại nguồn ................................................................. 21
Bảng 3.9: Kết quả giám sát chất lượng nước thải sản xuất sau xử lý ............................... 22
Bảng 3.10: Lượng chất CTNH phát sinh trong một tháng ................................................ 23
Bảng 3.11: Lượng chất thải sản xuất thông thường phát sinh trong một tháng ................ 24
Bảng 4.1: Kết quả so sánh chất lượng không khí xung quanh .......................................... 32
Bảng 4.2: Kết quả so sánh chất lượng không khí trong phân xưởng mạ kẽm .................. 33
Bảng 4.3: Kết quả so sánh chất lượng khí thải tại nguồn .................................................. 34
Bảng 4.4: Tải lượng ô nhiễm thực tế phát sinh từ lò hơi của Công ty .............................. 37
Bảng 4.5: Dự báo tải lượng ô nhiễm phát sinh từ lò hơi của Công ty ............................... 38
Bảng 4.6: Tải lượng ô nhiễm thực tế phát sinh từ bể mạ của Công ty .............................. 38
Bảng 4.7: Dự báo tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ bể mạ của Công ty....................... 39
Bảng 4.8: Dự báo tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ lò nung của Công ty .................... 39
Bảng 4.9: Dự báo nồng độ ô nhiễm trong khí thải lò nung của Công ty........................... 41
Bảng 4.10: Dự báo tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO từ 2 máy phát điện của Công ty ... 41
vi 
 


 


Bảng 4.11: Dự báo tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ................... 44
Bảng 4.12: Dự báo tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau xử lý.... 45
Bảng 4.13: Kết quả so sánh chất lượng nước thải sản xuất sau xử lý của Công ty........... 46
Bảng 4.14: Tải lượng chất ô nhiễm thực tế trong nước thải sản xuất của Công ty ........... 48
Bảng 4.15: Dự báo tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất của Công ty ........... 48
Bảng 4.16: Hệ số tải lượng phát sinh CTNH của Công ty ................................................ 51
Bảng 4.17: Dự báo tải lượng CTNH của Công ty ............................................................. 51
Bảng 4.18: Hệ số tải lượng phát sinh chất thải sản xuất thông thường của Công ty ........ 52
Bảng 4.19: Dự báo tải lượng chất thải rắn sản xuất thông thường của Công ty ............... 52

 
 
 
vii 
 


 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APAM

Anionic polyacrylamide

BLĐTBXH

Bộ lao động thương binh xã hội

BOD


Nhu cầu oxy sinh học

BTNMT

Bộ tài nguyên và môi trường

BYT

Bộ y tế

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CP

Chính phủ

CTNH

Chất thải nguy hại

DO

Diesel Oil

DTL

Đại Thiên Lộc


GIS

Geograpgic Information System

HT

Hệ thống

KCN

Khu công nghiệp

MTV

Một thành viên

OHIO EPA

Ohio Environmental Protection Agency

PCCC

Phòng cháy chữa cháy



Quyết định

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

TT

Thông tư

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

SS

Chất rắn lơ lững
viii 

 


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc – KCN Sóng
Thần 3 – Bình Dương
 

 
 
 
 
 

Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẻ hiện nay, mọi
quốc gia đều đặt vấn đề hội nhập kinh tế lên vị trí hàng đầu, đối với Việt Nam, việc hội
nhập kinh tế mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn,
trong đó có ngành thép.
Theo quy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007 -2015 của Việt Nam thì
ngành thép được xác định là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh
tế nước nhà. Là vật tư chiến lược không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp và xây
dựng, tầm quan trọng của ngành thép là không thể phủ nhận. Theo Hiệp hội thép tại Việt
Nam, mức tiêu thụ thép năm 2011 là 5,6 triệu tấn và dự kiến sẽ tăng 4% trong năm 2012.
Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại cho con người thì ngành thép thường thải ra môi
trường nhiều kim loại nặng, hóa chất độc hại, sử dụng nhiều loại tài nguyên gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
Công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc là một trong những đơn vị hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất thép, tuy mới hoạt động nhưng Công ty cũng góp phần cung cấp
các mặt hàng về thép cho nhu cầu trong nước và nước ngoài. Trong qúa trình sản xuất,
vấn đề bảo vệ môi trường được Công ty quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn một số điều bất cập
cần phải được giải quyết để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại Công ty. Và

SVTH: Lê Văn Hải – MSSV: 08149036
 

1

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc – KCN Sóng
Thần 3 – Bình Dương

 

đó là lý do để tôi thực hiện đề tài: “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty TNHH
MTV thép Đại Thiên Lộc – KCN Sóng Thần 3 – Bình Dương”
1.2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là:
-

Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường tại Công ty TNHH
MTV thép Đại Thiên Lộc.

-

Đề xuất các biện pháp khắc phục và nâng cao chất lượng môi trường tại công ty.

1.3. Nội dung đề tài
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện các nội dung cụ thể sau:
-

Tổng quan tài liệu về kiểm soát ô nhiễm.

-

Tìm hiểu về quy trình sản xuất mạ kẽm, tình hình về sử dụng nguyên nhiên liệu và
năng lượng của công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc.

-

Đánh giá, dự báo chất lượng môi trường và công tác bảo vệ môi trường của Công
ty


-

Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm tốt hơn, phù hợp với yêu cầu của pháp
luật.

1.4. Phương pháp thực hiện
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp sau đã được áp dụng:
-

Nghiên cứu tài liệu: thu thập tài liệu cần thiết sau đó tổng hợp, phân tích các tài
liệu nhằm phục vụ cho đề tài. Tài liệu gồm có: lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm, các
tài liệu về Công ty.

-

Khảo sát thực địa tại Công ty: trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và các số liệu hiện
có, tiến hành khảo sát thực tế về tình hình hoạt động của Công ty nhằm thu thập
các dữ liệu có liên quan.

SVTH: Lê Văn Hải – MSSV: 08149036
 

2

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc – KCN Sóng
Thần 3 – Bình Dương

 

-

Phỏng vấn trực tiếp: đối tượng được phỏng vấn gồm cán bộ, công nhân tại Công
ty, nhằm thu thập dữ liệu và hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất, các hệ thống xử lý
môi trường.

-

Thống kê số liệu: số liệu sau khi được thu thập sẽ được thống kê bằng các phần
mềm như excel để chuyển dữ liệu dạng thô sang cụ thể.

1.5. Giới hạn phạm vi của đề tài
Do hạn chế về thời gian và nhân lực nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phân
xưởng thép mạ kẽm và các phòng ban có liên quan của Công ty. Thời gian thực hiện từ
tháng 12/2011 đến 5/2012.

 

 
SVTH: Lê Văn Hải – MSSV: 08149036
 

3

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc – KCN Sóng

Thần 3 – Bình Dương
 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm
Kiểm soát ô nhiễm môi trường được hiểu một cách tổng quát là sự tổng hợp các
hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm môi
trường xảy ra, hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay
loại trừ được nó.
2.2. Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm phòng ngừa ô nhiễm, làm
giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm
sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nước trên thế giới phòng ngừa ô nhiễm lại được ưa
chuộng nhiều hơn việc xử lý cuối đường ống và phát tán pha loãng, trong chiến lược bảo
vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020 đã xác định quan điểm:
“coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm…”( 2003).
2.3. Nội dung của kiểm soát ô nhiễm
Kiểm soát ô nhiễm bao gồm các quá trình:
-

Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngay tại nguồn được ưu tiên hàng đầu;

-

Khi không thể phòng ngừa ô nhiễm thì nên tái chế, tái sử dụng một cách an toàn
đối với môi trường;

-


Khi không thể phòng ngừa và tái chế, tái sử dụng thì nên xử lý theo cách an toàn
đối với môi trường;

-

Việc tiêu hủy và thải ra ngoài môi trường chỉ nên sử dụng như là phương pháp
cuối cùng và được tiến hành an toàn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.

SVTH: Lê Văn Hải – MSSV: 08149036
 

4

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc – KCN Sóng
Thần 3 – Bình Dương
 

Nội dung và cấp bậc ưu tiên trong công tác kiểm soát ô nhiễm được thể hiện ở
Hình 2.1:
Phòng ngừa và giảm thiểu
Tái chế và tái sử dụng
Xử lý
Tiêu hủy

Hình 2.1: Nội dung và cấp bậc ưu tiên công tác Kiểm soát ô nhiễm môi trường
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2007)

2.3.1. Cách tiếp cận phòng ngừa ô nhiễm
Chương trình phòng ngừa ô nhiễm bao gồm các bước thực hiện sau:
-

Thiết lập chương trình phòng ngừa ô nhiễm, được sự hỗ trợ và đồng tình từ quản lý
cấp cao, xây dựng sự đồng thuận của các thành viên trong Công ty.

-

Chương trình bắt đầu bằng việc thành lập nhóm phòng ngừa ô nhiễm, nâng cao
nhận thức của công nhân viên, và đào tạo lao động trong công tác phòng ngừa ô
nhiễm.

-

Thực hiện đánh giá chất thải, bao gồm cả việc xem xét và mô tả các quy trình sản
xuất, xác định nguồn phát sinh chất thải nhằm thiết lập ưu tiên các quá trình, các
nguồn thải cần kiểm soát.

-

Lập kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm bao gồm việc xác định các mục tiêu, xác định
các trở ngại tiềm ẩn, xây dựng một lịch trình thực hiện. Việc xác định mục tiêu cần
đo lường được và xác định thời gian đạt được mục tiêu đó.

-

Xác định các cơ hội phòng ngừa ô nhiễm, bao gồm việc đề xuất tất cả các cơ hội
phòng ngừa sau đó là sàng lọc các cơ hội có thể thực hiện được.


SVTH: Lê Văn Hải – MSSV: 08149036
 

5

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc – KCN Sóng
Thần 3 – Bình Dương
 

-

Lựa chọn các cơ hội phòng ngừa ô nhiễm tốt nhất thông qua việc phân tích tính
khả thi về kỹ thuật, kinh tế, và môi trường.

-

Bản báo cáo sẽ cung cấp một lịch trình để thực hiện các phương án phòng ngừa và
sẽ là cơ sở để đánh giá và duy trì chương trình phòng ngừa ô nhiễm.

-

Thực hiện kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm, bao gồm cả lựa chọn các phương án,
thu hút nguồn vốn và triển khai thực hiện các phương án được chọn khi đã có
các nguồn vốn.

-


Đo lường tiến độ thực hiện bằng cách đánh giá liên tục chương trình phòng ngừa ô
nhiễm trên toàn Công ty cũng như đánh giá các phương án phòng ngừa ô nhiễm cụ
thể. So sánh kết quả đạt được trước và sau khi đã thực hiện các giải pháp.

-

Duy trì chương trình phòng ngừa ô nhiễm cho sự phát triển liên tục và lợi ích liên
tục của Công ty.

SVTH: Lê Văn Hải – MSSV: 08149036
 

6

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc – KCN Sóng
Thần 3 – Bình Dương
 

Các bước thực hiện phòng ngừa ô nhiễm môi trường được thể hiện ở Hình 2.2.
Thiết lập chương trình
phòng ngừa ô nhiễm

Duy trì chương trình
phòng ngừa ô nhiễm

Tổ chức chương trình
phòng ngừa ô nhiễm


Đo lường, đánh giá tiến
độ

Thực hiện đánh giá chất
thải

Thực hiện kế hoạch
phòng ngừa ô nhiễm

Lập kế hoạch phòng
ngừa ô nhiễm

Viết báo cáo đánh giá

Xác định các cơ hội
phòng ngừa ô nhiễm

Phân tích tính khả thi

Hình 2.2: Chương trình phòng ngừa ô nhiễm
2.4. Các công cụ kiểm soát ô nhiễm
2.4.1. Công cụ chỉ huy và kiểm soát
Công cụ chỉ huy và kiểm soát (CAC- Command and Control) là công cụ chính
sách trong quản lý môi trường, bao gồm “chỉ huy” tức là đặt ra tiêu chuẩn, quy định mức
SVTH: Lê Văn Hải – MSSV: 08149036
 

7


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc – KCN Sóng
Thần 3 – Bình Dương
 

độ ô nhiễm tối đa có thể cho phép và “kiểm soát” tức là sự giám sát và thực thi các tiêu
chuẩn.
Chính phủ có vai trò đối với việc thực hiện công cụ này thông qua việc ban hành,
sửa đổi các điều luật, tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên, xử phạt các hành vi vi
phạm, cấp giấy phép xả thải…
2.4.2. Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là những chính sách, biện pháp nhằm tác động tới chi phí và lợi
ích trong các hoạt động của cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng
đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường. Công cụ kinh tế
đều có mục đích chung là hạn chế lượng chất thải phát sinh, giảm ảnh hưởng của việc tiêu
thụ tài nguyên và năng lượng. Công cụ kinh tế rất đa dạng bao gồm như thuế ô nhiễm, lệ
phí môi trường, ký quỹ môi trường, côta ô nhiễm…
2.4.3. Công cụ kỹ thuật
Là sự ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào trong các quá trình sản xuất như thay
đổi công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ xử lý các chất thải, tái chế, tái sử
dụng…vv. Nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu ô nhiễm và phục hồi môi trường sau ô nhiễm.
Công cụ kỹ thuật có tác động trực tiếp tới các hoạt động tạo ra chất ô nhiễm và phân bố
chất ô nhiễm vào trong môi trường.
2.4.4. Công cụ thông tin truyền thông
Việc sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý môi trường không đơn giản chỉ qua
báo, đài, internet …để phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về môi
trường, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi người dân, mỗi doanh
nghiệp, mà ngày nay công nghệ thông tin còn cho ra nhiều ứng dụng như: GIS, mô

hình… hóa nhằm dự báo diễn biến môi trường để rồi đưa ra những biện pháp bảo vệ phù
hợp.

SVTH: Lê Văn Hải – MSSV: 08149036
 

8

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc – KCN Sóng
Thần 3 – Bình Dương
 

2.5. Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm
2.5.1. Lợi ích về môi trường
Việc thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát ô nhiễm sẽ mang lại nhiều lợi ích về
mặt môi trường như:
-

Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.

-

Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.

-

Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi.


-

Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi ro
và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản
phẩm và các thế hệ mai sau.

-

Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.

-

Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản
lý môi trường.

2.5.2. Lợi ích về kinh tế
Bên cạnh những lợi ích trông thấy về môi trường thì kiểm soát ô nhiễm còn mang
lại cho các tổ chức, doanh nghiệp nhiều lợi ích về kinh tế như:
-

Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng có
hiệu quả hơn.

-

Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản lý
chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc
kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).


-

Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất
thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).

-

Chất lượng sản phẩm được cải thiện.

SVTH: Lê Văn Hải – MSSV: 08149036
 

9

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc – KCN Sóng
Thần 3 – Bình Dương
 

-

Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu
tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ
đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.

-

Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của Công ty ngày càng tốt hơn.


 
 

 

SVTH: Lê Văn Hải – MSSV: 08149036
 

10

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc – KCN Sóng
Thần 3 – Bình Dương
 

 
 
 
 

Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV THÉP ĐẠI THIÊN LỘC
3.1. Giới thiệu chung
3.1.1. Vị trí địa lý
Công ty TNHH MTV thép Đại thiên Lộc nằm tại Lô CN8, đường N5, KCN Sóng
Thần 3, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
-


Phía bắc giáp: Công ty TNHH Binh Duong Chinh Long

-

Phía nam giáp: đường N5, đối diện Công ty prestar Industries Co.ltd

-

Phía đông giáp: đất trống khu công nghiệp

-

Phía tây giáp: đường Tạo Lực, Tân Vĩnh Hiệp

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Trong năm 2008, nhận thấy được nhu cầu thị trường về mặt hàng thép trở nên phát
triển và mở rộng, Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc đã mạnh dạn đầu tư xây dựng Khu liên
hợp sản xuất thép Đại Thiên Lộc với tổng số vốn lên tới 1000 tỷ đồng. Nay được đổi tên
thành Công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc, được UBND tỉnh Bình Dương cấp phép
đầu tư và xây dựng 23/12/2008.
Trước tình hình xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm
2008. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kéo dài đến tận cuối năm 2009. Trong khoảng
thời gian này, Công ty đầu tư nhỏ giọt nên tiến độ thực hiện dự án chậm so với kế hoạch.

SVTH: Lê Văn Hải – MSSV: 08149036
 

11


GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc – KCN Sóng
Thần 3 – Bình Dương
 

Sang đầu năm 2010, khi nền kinh tế dần dần hồi phục thì công ty mới đẩy nhanh
tiến độ thực hiện dự án. Cho đến nay Công ty đã cho hoạt động dây chuyền mạ kẽm
nhúng nóng, dây chuyền xả băng và cán ống. Dự kiến trong năm 2012 Công ty sẽ cho
hoạt động các dây chuyền như: mạ màu, mạ lạnh, cán nguội để phục vụ cho nhu cầu tiêu
thụ trong nước và quốc tế.
3.2. Hoạt động sản xuất tại Công ty
3.2.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự
Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự của Công ty bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban
giám đốc, 8 phòng ban nghiệp vụ và 5 phân xưởng sản xuất, chi tiết cơ cấu tổ chức và bộ
máy nhân sự được thể hiện ở Hình 3.1.
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
Ban giám đốc

Phòng
hành
chính

Phòng
nhân
sự

Phân

xưởng
1

Phòng
vật tư
 

Phân
xưởng
2

Phòng
kỹ
thuật
cơ điện

Phòng
hóa
môi
trường

Phòng
kỹ thuật
sản xuất

Phân
xưởng
4

Phân

xưởng
3

Phòng
kinh
doanh

Phòng
kế toán
tài
chính

Phân
xưởng
5
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ chuyên môn hỗ trợ

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
SVTH: Lê Văn Hải – MSSV: 08149036
 

12

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty TNHH MTV thép Đại Thiên Lộc – KCN Sóng
Thần 3 – Bình Dương
 


 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban được trình bày như sau:
-

Hội đồng quản trị: Đề ra các chiến lược, phương hướng phát triển và kế hoạch kinh
doanh hàng năm của Công ty. Các quyết định về mua bán và phát hành cổ phần.
Quyết định cơ cẩu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty.

-

Ban giám đốc: là thành phần đại diện cho Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả sản
xuất kinh doanh, trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty.

-

Phòng nhân sự: nghiên cứu, tuyển dụng đào tạo và phát triển nhân sự, quản lý tiền
lương tiền thưởng và quan hệ lao động.

-

Phòng hành chính: công tác hành chính và quản lý văn phòng, quản lý cơ sở vật
chất, lập kế hoạch công tác hàng tuần và hàng tháng, lập báo cáo tổng kết năm.

-

Phòng kỹ thuật cơ điện: đảm bảo việc điều hành hệ thống điện cho các phân xưởng
sản xuất và văn phòng làm việc.

-


Phòng kỹ thuật sản xuất: đảm bảo vận hành và bảo trì máy móc đúng quy định.

-

Phòng vật tư: đảm bảo cung cấp các thiết bị, xuất, nhập máy móc từ các phòng
ban.

-

Phòng hóa môi trường: điều hành các hệ thống xử lý môi trường, giải quyết các
giấy tờ liên quan đến môi trường, điều hành hệ thống lò hơi và kiểm tra lượng hóa
chất cung cấp cho các phân xưởng.

-

Phòng kinh doanh: khảo sát thị trường, tìm kiếm bạn hàng, tổ chức tiêu thụ sản
phẩm đạt hiệu quả nhất.

-

Phòng kế toán tài chính: hạch toán kế toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động
kinh tế, kiểm soát tài chính kế toán tại Công ty…

3.2.2. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
3.2.2.1. Sản phẩm
Các sản phẩm chính của Công ty gồm: thép mạ kẽm, thép mạ màu, thép mạ hợp kim
nhôm kẽm, thép lá cán nguội. Chất lượng sản phẩm tốt và luôn ổn định, được sản xuất
SVTH: Lê Văn Hải – MSSV: 08149036
 


13

GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy


×