Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng dinh dưỡng của trẻ và kiến thức, thực hành về bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy điều trị nội trú tại bệnh viện sản nhi vĩnh phúc năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 108 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN VIẾT SƠN

THỰC TRẠNG DINH DƢỠNG CỦA TRẺ VÀ KIẾN
THỨC, THỰC HÀNH VỀ BỆNH TIÊU CHẢY CỦA BÀ
MẸ CÓ CON DƢỚI 5 TUỔI BỊ TIÊU CHẢY ĐIỀU TRỊ
NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI VĨNH PHÚC
NĂM 2016

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 60 72 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Hoàng Năng Trọng
2. TS. Phạm Thị Dung

THÁI BÌNH - 2017


2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CC/T



Chiều cao theo tuổi

CN/CC

Cân nặng theo chiều cao

CN/T

Cân nặng theo tuổi

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ

SDD

Suy dinh dưỡng

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

UNICEF
(United Nations Children’s Fund)

(Quỹ nhi đồng liên hợp quốc)

WHO ( World Health Organization)


Tổ chức y tế thế giới

WAZ (Weight Age Z-Score)

Cân nặng/Tuổi

HAZ (Height Age Z-Score)

Chiều cao/Tuổi

WHZ (Weight Height Z-Score)

Cân nặng/Chiều cao (Weight
Height Z-Score)


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu chảy là bệnh phổ biến, có tỉ lệ mắc cao, là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới, đặc biệt là ở
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo WHO, hàng năm trên
thế giới có khoảng 750 triệu trẻ mắc bệnh tiêu chảy, trong số đó có 5 triệu trẻ
chết. Theo công bố của Quỹ Nhi Đồng Liên hợp quốc mỗi ngày thế giới có
5000 trẻ nghèo dưới 5 tuổi chết vì tiêu chảy. Tiêu chảy là vấn đề y tế toàn
cầu, là gánh nặng kinh tế đối với các nước đang phát triển [58],[65].
Tại Việt Nam, trên 50% bệnh nhi nhập viện liên quan đến tiêu chảy
[42]. Vì vậy, chi phí y tế, thời gian, công sức của gia đình bệnh nhân đối với
bệnh tiêu chảy rất tốn kém. Do đó, tiêu chảy không những gây suy yếu tình
trạng sức khoẻ, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ, mà còn là gánh nặng cho nền kinh tế

của quốc gia và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của các gia đình. Năm
1978, WHO đã phát động chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy trẻ em
dưới 5 tuổi, với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc do bệnh tiêu chảy
gây ra. Năm 1982, chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy cấp quốc gia tại
Việt Nam được triển khai và hoạt động, với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và
giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Để đạt được mục tiêu của Chương trình phòng chống tiêu chảy, ngoài
việc quản lý bệnh nhân, khống chế dịch đường ruột, xử trí tốt trẻ bị tiêu chảy
tại bệnh viện, đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực
phẩm thì kiến thức, thực hành của bà mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết
quả phòng bệnh khi chưa mắc và tự điều trị ngay khi mới mắc tại nhà, góp
phần giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em do bệnh gây ra.
Nghiên cứu của Lê Hồng Phúc và Lý Văn Xuân cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến
thức đúng về xử trí tiêu chảy cấp tại nhà là 26,9%; có 17,3% bà mẹ thực hành
đúng xử trí tiêu chảy [30].


4

Đảm bảo dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy có vai trò rất quan trọng, tuy
nhiên, nhiều bà mẹ vẫn chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc dinh
dưỡng đối với trẻ tiêu chảy, dẫn đến việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ chưa
đầy đủ, đa số trẻ nhập viện chỉ được quan tâm chủ yếu đến điều trị mà bỏ qua
vấn đề dinh dưỡng. Tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng và khi trẻ bị suy dinh
dưỡng lại có nguy cơ bị tiêu chảy cao. Nghiên cứu của Phạm Văn Phong và
Nguyễn Thị Ngọc Bé cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng cấp ở nhóm bệnh tiêu hoá
là 24,5% [29]. Nhiều bà mẹ không dám cho con ăn “chất tanh”, kiêng khem
khi con bị ốm, nguyên nhân sâu xa là do bà mẹ thiếu kiến thức và hạn chế về
thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ.
Ở tỉnh Vĩnh Phúc, chưa có nghiên cứu hay khảo sát nào nhằm đánh

giá thực trạng dinh dưỡng của trẻ bị tiêu chảy và kiến thức, thực hành của bà
mẹ về bệnh tiêu chảy đối với trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy điều trị tại bệnh viện.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Thực trạng dinh dƣỡng của trẻ và
kiến thức, thực hành về bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi bị
tiêu chảy điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc năm 2016".
Nhằm mục tiêu:
1.

Mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy điều trị
nội trú tại Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc năm 2016.

2.

Đánh giá kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan về bệnh tiêu
chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy điều trị nội trú tại Bệnh
viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc năm 2016.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tiêu chảy cấp ở trẻ em
1.1.1. Định nghĩa bệnh tiêu chảy

Theo định nghĩa của WHO: Tiêu chảy cấp là tình trạng trẻ đi ngoài
nhiều lần trong ngày (≥ 3 lần trong 24 giờ) phân lỏng, nhiều nước hoặc
phân sống.
Theo hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em của Bộ Y tế (2009) [4], [5],
[6]. Một trẻ bị tiêu chảy cần được đánh giá về:

- Mức độ mất nước và rối loạn điện giải
- Máu trong phân
- Thời gian kéo dài tiêu chảy
- Tình trạng suy dinh dưỡng - mức độ suy dinh dưỡng
- Các nhiễm khuẩn kèm theo [3],[6],[43].
1.1.2. Phân loại tiêu chảy

 Tiêu chảy cấp tính
Là những trường hợp tiêu chảy dưới 14 ngày, nguy cơ quan trọng nhất
là gây mất nước, những trường hợp này cần được bù nước sớm tại nhà, trường
hợp có biểu hiện mất nước cần đưa trẻ đến y tế kịp thời.
 Tiêu chảy kéo dài
Sau khi phân loại mức độ mất nước của trẻ, hãy phân loại tiêu chảy kéo
dài nếu trẻ bị tiêu chảy 14 ngày hoặc hơn. Có hai mức phân loại cho tiêu chảy
kéo dài:
- Tiêu chảy kéo dài nặng: Nếu trẻ bị tiêu chảy 14 ngày hoặc hơn và có
mất nước hoặc mất nước nặng.


6

- Tiêu chảy kéo dài: Một trẻ bị tiêu chảy 14 ngày hoặc hơn nhưng
không có mất nước.
 Hội chứng lỵ
Là tiêu chảy thấy có máu trong phân, có thể kèm theo chất nhầy (nhầy máu), thường có sốt. Những trường hợp này cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để có
sự chỉ định thuốc đặc hiệu điều trị tác nhân gây bệnh [7].
- Khái niệm về đợt tiêu chảy (lượt): Là giai đoạn bắt đầu từ khi tiêu
chảy trên 3 lần trong 24 giờ cho đến ngày cuối cùng trẻ còn tiêu chảy trên 3
lần, kế tiếp ít nhất là 2 ngày để đi ngoài phân trở lại bình thường. Nếu sau 2
ngày trẻ tiếp tục đi tiêu chảy lại trên 3 lần/ ngày, thì phải đánh giá lại tình

trạng mất nước và ghi nhận là đợt tiêu chảy mới.
- Tiêu chảy trẻ em có thể dẫn tới 2 hậu quả nghiêm trọng là:
+ Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh suy dinh dưỡng.
+ Trường hợp nặng, không xử trí kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Tử vong
của trẻ bị tiêu chảy thường gặp ở các trường hợp cấp tính, bệnh nặng là do
mất quá nhiều nước và điện giải mà không được hồi phục kịp thời.
1.1.3. Nguyên nhân tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cảnh lâm sàng về tiêu chảy trẻ
em dưới 05 tuổi được đề cập đến. Sau đây một số nhóm chính được coi là
trọng tâm như nhóm vi sinh vật gây bệnh, bản thân đứa trẻ giảm sức đề kháng
và một số nguyên nhân chưa rõ.
* Virus
Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa đến tính mạng
trẻ em, nhất là trẻ dưới 02 tuổi, một phần ba trẻ em dưới 02 tuổi ít nhất bị một
đợt tiêu chảy do Rotavirus. Ngoài ra còn nhiều virus khác như Adenovirus
Norwlkvirus cũng gây bệnh tiêu chảy.


7

* Vi khuẩn:
Có rất nhiều chủng loại khác nhau là tác nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp
ở trẻ em, sau đây là một số vi khuẩn đóng góp phần lớn gây ra tiêu chảy.
- Ecoli: (Escherichia coli) quan trọng là Ecoli sinh độc tố ruột (ETEC)
gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhất là ở các nước đang phát triển, ở trẻ
lớn và người lớn ít gặp.
- Shigella: Shigella là tác nhân quan trọng nhất gây bệnh lỵ, được tìm
thấy 60% các trường hợp mắc lỵ, có 4 nhóm huyết thanh đó là S. dysenteria,
S.flexnery, S. boydi, S. sonnei.

- Campylobacter Jejuni: Gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ, lây qua tiếp xúc
trực tiếp với phân người, uống nước bị vấy bẩn, uống sữa và ăn phải thực
phẩm ô nhiễm.
- Salmonella thường phân tóe nước đôi khi cũng có biểu hiện như hội
chứng lỵ và sốt.
- Vi khuẩn tả (Vibrio cholerea 01) có 2 tuýp sinh vật (tuýp cổ điển và
tuýp Eltor), 2 tuýp huyết thanh (Ogawa và Inaba) có thể gây thành dịch lớn.
* Ký sinh trùng
Là tác nhân đóng góp một phần quan trọng gây tiêu chảy trẻ em, một số
nguyên nhân chính để được xác định như (Entamoeba histolytica), gây tiêu
chảy ở trẻ nhỏ và ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
* Nấm gây bệnh tiêu chảy
Hay gặp là do nấm Cadida albicans loại nấm thường sống ký sinh trong
ống tiêu hoá, không gây bệnh tự nhiên mà khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây
tiêu chảy (ví dụ: dùng thuốc kháng sinh kéo dài...).


8

* Một số yếu tố thuận lợi:
Trẻ đẻ thiếu cân nặng (< 2500 gram), chế độ ăn không phù hợp, thiếu
men tiêu hoá, sau suy dinh dưỡng, sau bệnh sởi, dùng nhiều kháng sinh không
hợp lý.
* Không rõ nguyên nhân:
Khoảng 20% trong tổng số các nguyên nhân gây tiêu chảy.
1.1.4. Dịch tễ học bệnh tiêu chảy ở trẻ em
1.1.4.1. Trên thế giới

Tiêu chảy được công nhận rộng rãi như là một nguyên nhân chính của
bệnh tật và tử vong trẻ em ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi

cận Sahara [49]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo trong khu vực
châu Phi, bệnh tiêu chảy vẫn đang là nguyên nhân dân đầu gây tử vong và tỷ
lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới năm tuổi [48],[59]. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng
mỗi đứa trẻ trong khu vực có năm đợt tiêu chảy mỗi năm và 800.000 trẻ chết
mỗi năm vì bệnh tiêu chảy và mất nước [58]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế
Thế Giới (WHO), năm 2003 có khoảng 1,87 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do
tiêu chảy, trong đó 80% là trẻ ở nhóm tuổi từ 0 - 2 tuổi. Trung bình, trẻ dưới 3
tuổi mắc từ 3 đến 4 đợt tiêu chảy, thậm chí có những trẻ bị 8 - 9 đợt bệnh mỗi
năm [57].
Tiêu chảy chiếm 9% nguyên nhân gây tử vong của trẻ dưới 5 tuổi trên
thế giới năm 2015, nghĩa là có 14000 trẻ nhỏ tử vong mỗi ngày, 530.000 trẻ
tử vong một năm mặc dù đã có phương pháp điều trị hiệu quả và đơn giản
hơn [47],[57].
Ở các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, tổng số trẻ tử vong dưới 5
tuổi xấp xỉ 700000 trẻ năm 2010, tiêu chảy là một trong những nguyên nhân
gây ra gần 10% tổng số tử vong [61].


9

1.1.4.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tình hình tiêu chảy cũng tương tự như ở các nước đang
phát triển, tiêu chảy vẫn còn là một bệnh phổ biến ở nước ta với tỷ lệ mắc cao
và nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc tiêu chảy cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi.
Theo thông báo dịch bệnh truyền nhiễm khu vực miền Bắc năm 2013,
tiêu chảy vẫn đứng hàng thứ 2 trong 5 bệnh có số người cao nhất mắc sau
bệnh cúm. Hàng năm tỷ lệ tiêu chảy cấp do vi rút Rota chiếm trên 50% từ
(44% đến 62%) tổng số trẻ em bị tiêu chảy nhập viện.
Qua kết quả nghiên cứu của một số tác giả về kiến thức, thực hành của
bà mẹ trong phòng chống tiêu chảy cho trẻ dưới 5 tuổi ở các tỉnh thuộc vùng

đồng bằng Bắc Bộ cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy là khá cao với
tỷ mắc dao động trung bình là từ 21,6%; 15,8%, và 22,2% [9].
Có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi giữa
các vùng miền. Trong đó vùng đồng bằng thường có tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc
tiêu chảy thấp hơn khá nhiều so với vùng miền núi. Theo kết quả nghiên cứu
của hai tác giả là Trần Hữu Hạnh và Nguyễn Văn Phỏng tại Thái Bình cho
thấy tỷ lệ mắc tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi ở đây là 3,5% và 11,6%, còn với
kết quả nghiên cứu của một tác giả tại Hà Giang cho thấy tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi ở đây mắc tiêu chảy là rất cao với 59,9% trẻ bị mắc trên tổng số trẻ tham
gia nghiên cứu.Và độ tuổi mắc tiêu chảy của trẻ thường tập trung chủ yếu vào
nhóm trẻ có độ tuổi từ 9 - 24 tháng tuổi và không có sự khác biệt giữa các
vùng miền nghiên cứu.
1.1.5. Xử trí và chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi bị bệnh tiêu chảy tại nhà

1.1.5.1. Nguyên tắc chung
Khi mắc tiêu chảy dẫn đến tình trạng ức chế sự hấp thu nước và muối
(chất điện giải Na+, CL- và Kali), tăng bài tiết nước và muối trong lòng ruột,


10

từ đó sẽ hiện diện một khối lượng dịch bất thường, kích thích gây tiêu chảy.
Do vậy vấn đề cơ bản của xử trí tiêu chảy là phải bù ngay một lượng nước,
điện giải tương ứng và lượng dự phòng có thể mất tiếp theo [13].
- Đề phòng mất nước và điện giải có thể theo đường uống.
- Bù lượng nước, điện giải nhanh chóng khi có mất nước nặng.
- Tăng cường chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.
1.1.5.2. Xử trí bệnh tiêu chảy tại nhà:
Thực hành theo 3 nguyên tắc sau [64]:
- Nguyên tắc thứ nhất: Hãy cho trẻ uống các loại dịch nhiều hơn bình

thường ngay sau khi trẻ mới bị tiêu chảy, nếu trẻ còn bú hãy cho trẻ bú nhiều
hơn bình thường, nếu mẹ thiếu sữa hãy cho trẻ uống thêm sữa bò pha loãng
gấp đôi. Cho trẻ uống các loại dịch sẵn có tại gia đình hoặc dùng ORS pha
đúng theo hướng dẫn trên bao bì cho uống dần dần trong 24 giờ nếu không
hết đổ đi, pha gói khác [4].
Lượng dịch bù cho trẻ: Nếu trẻ < 2 tuổi cho uống bằng thìa 50 - 100 ml
(1/4 - 1/2 cốc) sau mỗi lần đi ngoài. Nếu trẻ > 2 tuổi cho uống nhiều gấp đôi
(100 - 200ml), trẻ lớn cho uống tuỳ theo nhu cầu. Lưu ý dung dịch ORS
không phải là thuốc điều trị tác nhân gây bệnh.
Nếu không có sẵn ORS có thể dùng nước cháo muối thay thế và cũng
cần nhớ rằng nước cháo muối không phải là thức ăn của trẻ, không thể thay
thế cho bữa ăn bình thường được. Nếu nước cháo muối không dùng hết trong
4 giờ (mùa hè) hoặc 6 giờ (mùa đông) thì phải đổ đi vì cháo hỏng. Ngoài ra có
thể dùng một số dung dịch thay thế như: Dung dịch muối đường, dung dịch
cháo muối, nước trái cây...
Kể từ năm 2004, UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến
cáo điều trị tiêu chảy ở trẻ em bằng cách bù dịch bị mất thông qua liệu pháp


11

bù nước đường uống. Cùng với tiếp tục nuôi ăn, dung dịch điện giải
(ORESOL) và bổ sung kẽm là những phương pháp được khuyến cáo cho điều
trị tiêu chảy. Tính sẵn có khả năng tiếp cận của các loại thuốc này để tất cả trẻ
em, đặc biệt là những người dân nghèo, nông thôn và vùngsâu, có thể cứu
sống hàng trăm ngàn trẻ em mỗi năm. Những biện pháp này đã chứng minh
hiệu quả chi phí, giá cả phải chăng và tương đối đơn giản để thực hiện. Tuy
nhiên, trên toàn thế giới, chỉ có hơn 40 phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu
chảy được điều trị bằng các liệu pháp uống bù nước và tiếp tục nuôi ăn. Vùng
áp dụng của phác đồ điều trị này thấp nhất ở vùng cận Sahara châu Phi và

Nam Á (lần lượt là 38% và 47%), các khu vực với hầu hết các ca tử vong do
tiêu chảy. Trong thời gian quan sát, tiến độ can thiệp quan trọng này được
thực hiện rất chậm [57], [66]. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi tiêu chảy được điều trị
bằng ORS năm 2011 là 47% [63].
- Nguyên tắc thứ hai: Tiếp tục cho trẻ ăn, cho trẻ ăn những thức ăn giàu
chất dinh dưỡng, dễ tiêu đề phòng suy dinh dưỡng sau khi bị tiêu chảy.
Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, hoặc cho trẻ uống loại sữa mà trước đó trẻ
vẫn dùng.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi không ăn thức ăn đặc nên cho uống thêm
sữa hoặc bột loãng.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên hoặc trẻ đã ăn thức ăn đặc:
+ Cho ăn thức ăn hỗn hợp chế biến từ ngũ cốc, cần cho thêm rau, thịt,
đậu, cá cung cấp thêm 1 đến 2 thìa nhỏ dầu thực vật cho mỗi bữa.
+ Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến, thức ăn cần được nấu kỹ.
+ Cho uống nước quả tươi hoặc chuối nghiền để cung cấp Kali cho trẻ.
+ Khuyến khích trẻ ăn, cho ăn ít nhất 6 lần một ngày và cho ăn thêm
mỗi ngày một bữa trong 2 tuần sau khi khỏi bệnh.


12

- Nguyên tắc thứ 3: Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu mất nước, đưa
trẻ đến cơ sở y tế ngay. Nếu sau 2 ngày chữa tại nhà không đỡ hoặc có các
dấu hiệu sau: Trẻ tiêu chảy nhiều lần, phân nhiều nước, nôn nhiều, khát nước
nhiều, không ăn uống được hoặc ăn uống kém, sốt và phân có máu.
Lưu ý những điều cần tránh:
+ Không nên kiêng khem quá mức (kể cả mẹ và con).
+ Không dùng thuốc cầm tiêu chảy nhất là loại có thuốc phiện.
+ Không được dùng kháng sinh nếu chưa có sự hướng dẫn của cán bộ y tế.
1.1.6. Một số giải pháp phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi


Điều trị tiêu chảy đúng cách giảm nguy cơ tử vong, nhưng không làm
giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy. Cơ sở y tế là nơi tốt nhất để điều trị trẻ bị tiêu
chảy và gia đình trẻ thực hiện các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy.
1.1.6.1. Nuôi con bằng sữa mẹ
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn. Nên cho trẻ bú
mẹ đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt ngay sau sinh
mà không cho ăn bất cứ loại thức ăn nào khác.
1.1.6.2. Cải thiện nuôi dưỡng bằng thức ăn bổ sung (ăn sam)
Thức ăn bổ sung nên cho ăn khi trẻ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, có thể cho
trẻ ăn thức ăn bổ sung vào bất cứ thời gian nào sau 4 tháng tuổi nếu trẻ phát
triển kém. Thực hành ăn sam tốt bao gồm lựa chọn thức ăn giầu chất dinh
dưỡng và chế biến hợp vệ sinh. Lựa chọn thức ăn bổ sung dựa vào chế độ ăn
và thực phẩm an toàn sẵn có tại địa phương. Cùng với sữa mẹ hoặc sữa khác,
phải cho trẻ ăn thức ăn nghiền nhỏ và bổ sung thêm trứng, thịt, cá và hoa quả.
Những thức ăn khác phải nấu nhừ, có rau và cho thêm dầu ăn (5 -10ml/bữa).


13

1.1.6.3. Sử dụng nước sạch
Có thể giảm nguy cơ tiêu chảy bằng sử dụng nước sạch:
- Chọn nguồn nước sạch nhất có thể.
- Không được tắm, giặt và đại tiện gần nguồn nước. Xây hố xí cách
nguồn nước ít nhất 10 mét ở phía đất thấp hơn.
- Không cho động vật đến gần nguồn nước.
- Chứa nước trong chum, vại được rửa sạch hàng ngày, có nắp đậy.
- Nếu sẵn chất đốt thì sử dụng nước đã đun sôi cho trẻ uống và chế biến
thức ăn.
1.1.6.4. Rửa tay thường quy

Tất cả các nguyên nhân gây tiêu chảy được truyền bằng tay khi bị
nhiễm bẩn phân. Tất cả thành viên trong gia đình cần phải rửa tay thật kỹ sau
khi đi ngoài, sau khi vệ sinh cho trẻ đi ngoài, sau khi dọn phân cho trẻ, trước
khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn. Rửa tay sạch đòi hỏi phải sử dụng xà
phòng hoặc chất thay thế sẵn có trong vùng như tro, có đủ nước để rửa tay
thật kỹ.
1.1.6.5. Thực phẩm an toàn
Sử dụng thực phẩm an toàn như sau:
- Không ăn thực phẩm sống, trừ những rau quả đã bóc vỏ phải ăn ngay.
- Rửa tay kỹ với xà phòng sau đi ngoài và trước khi chế biến thức ăn
hoặc ăn.
- Nấu kỹ thức ăn.
- Ăn thức ăn nóng hoặc hâm kỹ lại trước khi ăn.
- Rửa sạch và làm khô tất cả dụng cụ trước, sau khi nấu và ăn.


14

- Bảo quản thức ăn đã chế biến vào dụng cụ sạch riêng biệt để tránh
nhiễm bẩn.
- Sử dụng lồng bàn để tránh ruồi.
1.1.6.6. Sử dụng hố xí và xử lý phân an toàn
Các gia đình cần quan tâm đến chất lượng và vệ sinh của hố xí. Phân của
trẻ em thường chứa tác nhân gây tiêu chảy, phải thu dọn, đổ vào hố xí hoặc
chôn ngay sau khi đi ngoài.
1.1.6.7. Phòng bệnh bằng vắc xin
Phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo lịch tiêm chủng mở rộng.
Tiêm phòng sởi có thể giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của tiêu chảy.
Uống vắc xin phòng Rotavirus. Vắc xin tả uống và vắc xin thương hàn được
chỉ định sử dụng cho những vùng có nguy cơ dịch theo chỉ đạo của Cục Y tế

Dự phòng và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
1.2. Suy dinh dƣỡng
1.2.1. Định nghĩa suy dinh dưỡng

- Dinh dưỡng: Là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ cân đối các
thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng
của cơ thể đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt
động xã hội [39].
- Tình trạng dinh dưỡng (TTDD): Là các đặc điểm chức phận, cấu trúc
và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng
của một cá thể là kết quả của sự ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của
cơ thể. Số lượng và chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
của con người khác nhau tuỳ theo giới, tuổi, tình trạng sinh lý và mức độ
hoạt động thể lực và trí lực. TTDD tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn
vào và tình trạng sức khoẻ. Tình trạng dinh dưỡng của mỗi cá thể phản ánh


15

một mức độ mà trong đó các nhu cầu sinh lý về các chất dinh dưỡng được
thoả mãn. Cân bằng giữa khẩu phần dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng cho
một trạng thái sức khoẻ tốt [37], [41].
- Suy dinh dưỡng: Là trạng thái dinh dưỡng trong đó sự thiếu hụt hoặc
dư thừa (mất cân bằng) năng lượng, protein và các chất khác gây ra hậu quả
bất lợi đến cấu trúc cơ thể/ tổ chức (hình dáng cơ thể, kích thước và thành
phần), chức phận của cơ thể và bệnh tật. Suy dinh dưỡng xảy ra khi trạng thái
cân bằng dinh dưỡng của cơ thể bị phá vỡ [43].
- Nguyên nhân suy dinh dưỡng: Do chế độ ăn thiếu về số lượng và chất
lượng, làm cho tình trạng nhiễm khuẩn, đặc biệt là các bệnh đường ruột, sởi
và viêm đường hô hấp cấp nặng lên. Các bệnh này làm tăng nhu cầu năng

lượng, giảm ngon miệng và hấp thu. Suy dinh dưỡng liên quan chặt chẽ với
điều kiện kinh tế xã hội, sự nghèo đói, sự kém hiểu biết, trình độ học vấn
thấp, thiếu an ninh thực phẩm, vệ sinh kém và sự lưu hành của các bệnh
nhiễm khuẩn. Các nguyên nhân này thường đa dạng và đan xen phức tạp, đặc
biệt là ở các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Thông thường, người
ta chia ra 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng SDD ở trẻ em là nhóm
nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân quan trọng và nguyên nhân cơ bản.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD ở trẻ là thiếu ăn về số lượng,
không đảm bảo chất lượng và mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Trong đó, chất
lượng khẩu phần ăn là yếu tố quan trọng với vai trò của protein động vật, chất
béo, vitamin, chất khoáng, acid amin và acid béo cần thiết. Nếu khẩu phần ăn
của trẻ không đảm bảo đủ nhu cầu. mất cân đối giữa các chất, trẻ sẽ chậm
tăng cân, rồi giảm cân dẫn đến chậm phát triển chiều cao, trong trường hợp
thiếu protein kéo dài thì trẻ sẽ bị thấp còi [60]. Vòng xoắn giữa bệnh nhiễm
trùng và SDD đã gây lên hậu quả tình trạng SDD càng nặng thêm. Người ta
ước đoán nhiễm trùng ảnh hưởng đến 30% sự giảm chiều cao của trẻ. Tỷ lệ


16

SDD của trẻ tăng lên rõ rệt vào những mùa có các bệnh nhiễm trùng ký sinh
trùng như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, sốt rét. Nhiều nghiên cứu gần đây
cho rằng sự thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng có thể đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển chậm của trẻ. Đó là vì vi chất dinh dưỡng rất cần
thiết cho sự phát triển thể chất, phát dục, phát triển thần kinh, sự toàn vẹn và
chức năng của hệ miễn dịch. Việc ít tiêu thụ các loại thực phẩm nguồn gốc
động vật hoặc thực phẩm bổ sung nói chung góp phần làm gia tăng sự thiếu
hụt chất dinh dưỡng phổ biến là vitamin A, sắt, kẽm, và vitamin B12. Trẻ
dưới 6 tháng nếu không có nguồn sữa mẹ, rất khó có thể đáp ứng được nhu
cầu về chất dinh dưỡng cho trẻ. Khẩu phần ăn của trẻ không hợp lý, trẻ không

được ăn đủ số bữa tối thiểu, trẻ 12-15 tháng không được tiếp tục cho bú là yếu
tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng thấp còi [15].
Những rối loạn dinh dưỡng nghiêm trọng thường xảy ra sau khi trẻ bị
tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Các bệnh truyền nhiễm thường cùng
tồn tại với các thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng, đây là sự tương tác tạo vòng
luẩn quẩn của suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm trùng. Bệnh tiêu chảy ở trẻ
em sinh ra từ các gia đình nghèo đói là nguyên nhân dẫn đến SDD thấp còi.
Nhiễm trùng và chế độ ăn uống không đầy đủ là nguyên nhân dẫn đến chiều
cao thấp ở người trưởng thành. Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân nhiễm
khuẩn có liên quan chặt chẽ với SDD thấp còi.
Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng là do sự
bất cập trong dịch vụ chăm sóc bà mẹ trẻ em, kiến thức chăm sóc của
người nuôi trẻ, nước sạch vệ sinh môi trường. Người ta thấ y rằ ng tiǹ h tra ̣ng
thiếu dịch vụ chăm sóc y tế

, vệ sinh môi trường kém , không có hệ thống

nước sạch , dẫn đến bệnh tật phát sinh và không được ngăn chặn đẩy lùi sẽ
làm tăng tỷ lệ SDD của trẻ

[54]. Kiến thức, thực hành về dinh dưỡng của

bà mẹ và người chăm sóc trẻ có vai trò quan trọng trong công tác phòng


17

chống SDD trẻ em nhất là giai đoạn trẻ bị bệnh vì nó liên quan trực tiếp
đến nguy cơ suy dinh dưỡng [2],[12].
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến suy dinh dưỡng là do cơ sở hạ tầng kinh

tế xã hội thấp kém, tình trạng nghèo đói lạc hậu và mất bình đẳng về kinh tế.
SDD là hậu quả của đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói chung, bao
gồm cả mất bình đẳng về kinh tế. Cấu trúc chính trị xã hội và cơ sở hạ tầng
kinh tế thấp kém là nguyên nhân cơ bản của SDD. Ở một đất nước có nền
kinh tế chậm phát triển dẫn đến kinh tế thấp kém nên an ninh lương thực
không được đảm bảo và đối tượng dễ bị tổn thương nhất là bà mẹ, trẻ em. Các
phong tục tập quán lạc hậu, kiêng khem quá mức, các hiểu biết về khoa học y
tế chăm sóc sức khỏe thấp kém đã làm gia tăng tỷ lệ SDD và tử vong. Khủng
hoảng kinh tế làm cho việc đảm bảo an ninh lương thực và khả năng cung cấp
các dịch vụ y tế dinh dưỡng tại các nước đang phát triển càng trở lên khó
khăn [21]. Tăng trưởng, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao là tấm gương phản
chiếu điều kiện sống. Tăng trưởng kém là biểu hiện của nghèo đói, thiếu dinh
dưỡng và kém phát triển. Nhiều yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến tăng
trưởng như tầng lớp xã hội, vùng đô thị và nông thôn, vùng địa lý, dịch vụ y
tế nghèo nàn, điều kiện nhà ở kém và chật chội.
Tăng trưởng kinh tế kém dẫn đến sự nghèo đói, tỷ lệ SDD thấp còi trẻ
em ở nhóm người nghèo nhất cao gấp đôi ở nhóm người giàu nhất. Nguyên
nhân của tình trạng tăng trưởng thấp do sự tác động của nhiều yếu tố, sự
nghèo đói, không đủ thức ăn, thức ăn ít đa dạng, môi trường với nguy cơ mắc
bệnh truyền nhiễm cao, tiện nghi vệ sinh nghèo nàn và sự kém hiểu biết các
nguyên tắc về dinh dưỡng và vệ sinh. Những tình trạng này thường giảm đi
khi cộng đồng qua giai đoạn chuyển tiếp với thu nhập và giáo dục được cải
thiện, tuy nhiên những thay đổi này phải vài thế hệ mới đạt được. Vì vậy hiện
nay các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm kiếm các giải pháp hiệu quả để cải


18

thiện tình trạng SDD thấp còi. Các giải pháp can thiệp thường là chương trình
cho ăn tích cực có hiệu quả để phục hồi suy dinh dưỡng nặng, suy dinh dưỡng

cân nặng theo tuổi đã cải thiện tốt trong những năm qua, tuy nhiên có ít
chương trình dinh dưỡng thành công trong phục hồi suy dinh dưỡng thấp còi.
Hiện nay, SDD nhẹ cân đã được cải thiện nhiều, tuy nhiên SDD thấp
còi thể vừa và nhẹ còn rất phổ biến và có ý nghĩa sức khoẻ quan trọng vì ngay
cả SDD thấp còi nhẹ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và tử vong so
với trẻ em không bị SDD thấp còi. Thiếu dinh dưỡng và thường xuyên mắc
bệnh nhiễm khuẩn không chỉ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao mà còn gây
tổn thương đến chức năng và cấu trúc của não bộ, do đó làm chậm quá trình
phát triển nhận thức và trí tuệ của trẻ. Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi
đối với sức khỏe trẻ em là tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong, chậm phát triển
về tinh thần và thể chất. Về lâu dài, suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến nhiều
chức năng cơ thể, làm suy giảm trí tuệ trẻ em, tăng nguy cơ những phụ nữ bị
suy dinh dưỡng thấp còi thời thơ ấu sinh ra những đứa trẻ sơ sinh nhẹ cân,
hiệu suất công việc không cao dẫn đến khả năng thu nhập thấp. Hậu quả của
SDD thấp còi gây ra các tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe không chỉ ở
hiện tại mà còn tác động đến cả thế hệ sau. Các nghiên cứu cho thấy chiều cao
của các bà mẹ có liên quan rõ rệt với suy dinh dưỡng thấp còi, vì những phụ
nữ bị SDD thấp còi sẽ sinh ra những đứa trẻ so sinh nhẹ cân có nguy cơ bị
SDD thấp còi [15], [40].
1.2.2. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

SDD protein năng lượng ở trẻ em vẫn đang là một thách thức đối với
công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Hàng năm, có khoảng hơn chục triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong nguyên nhân
chủ yếu do các bệnh nhiễm trùng và liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Tỷ lệ SDD trên thế giới hiện giảm bình quân khoảng 0,7%/năm. Khu vực


19


châu Mỹ Latinh và vùng Carribe đạt mức giảm 0,6%/năm và khu vực châu
Phi chỉ đạt được mức giảm 0,3%/năm [62]. Diễn biến tỷ lệ SDD thể thấp còi
cho thấy tốc độ giảm suy SDD không hoàn toàn song hành với mức tăng
trưởng kinh tế, ở một số quốc gia tuy kinh tế tăng trưởng không cao nhưng tỷ
lệ SDD thể thấp còi giảm nhanh do tiến hành các can thiệp có hiệu quả. Khi tỷ
lệ SDD thấp còi càng xuống thấp thì tốc độ giảm sẽ càng chậm lại. Tỷ lệ thấp
còi giảm trong 2 thập kỉ qua và một vài khu vực đã đạt được những tiến bộ
đáng kể. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có tỷ lệ thấp còi giảm nhanh
nhất. Khu vực này đã giảm được 30% SDD thấp còi, từ 42% năm 1990 xuống
còn 12% năm 2011. Thành tựu này chủ yếu là do sự cải thiện từ Trung Quốc.
Tỉ lệ thấp còi ở Trung Quốc đã giảm trên 30% năm 1990 xuống 10% năm
2010 [51],[62]. Tỉ lệ thấp còi ở Mỹ Latinh và vùng Caribe giảm gần một nửa
trong thời gian này. Khu vực phía Nam Châu Á và Trung Đông và khu vực
phía bắc Châu Phi cũng giảm được hơn 1/3 tỉ lệ thấp còi từ năm 1990. Tuy
nhiên, sự tiến bộ trong giảm thấp còi ở tiểu vùng Sahara Châu Phi chỉ giảm
7%, từ 47% năm 1990 xuống 40% năm 2011. Hơn 1/3 các nước tiểu vùng
Sahara Châu Phi vẫn có tỉ lệ thấp còi rất cao, Tây Phi và Trung Phi giảm rất ít
5%, từ 44% năm 1990 xuống 39% năm 2011, toàn thế giới giảm 14%, từ 40%
năm 1990 xuống 26% năm 2011 [56].
Nhìn chung xu hướng tỷ lệ SDD thể thấp còi ở các nước đang phát triển
sẽ tiếp tục giảm từ 29,8% năm 2000 xuống khoảng 16,3% năm 2020. Tuy
nhiên, tỷ lệ SDD có sự khác biệt giữa các vùng. Ở Châu Phi sẽ có mức độ
giảm ít hơn rất nhiều từ 34,9% xuống còn 31,1% trong khoảng 20 năm tới,
nhưng số lượng sẽ tăng từ 44 triệu trẻ năm 2000 lên 48 triệu vào năm 2020 do
tăng dân số. Ở Châu Á, Châu Mỹ Latinh và Carribe, cả tỷ lệ và số lượng trẻ
SDD thể thấp còi sẽ tiếp tục giảm trong cùng một chu kỳ thời gian. Nhưng
trong khi tỷ lệ SDD thấp còi đang giảm chậm thì sự gia tăng số trẻ em dưới 5


20


tuổi trong các nước kém phát triển đã làm cho số lượng trẻ em bị thấp còi
trong nước kém phát triển giảm chậm hơn so với tỷ lệ [51],[56].
Tại Việt Nam, chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5
tuổi trong hơn 30 năm qua đã có nhiều thành tựu xuất sắc, được các tổ chức
quốc tế thừa nhận và đánh giá rất cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5
tuổi thể nhẹ cân đã giảm liên tục từ mức rất cao năm 1985 xuống còn 16,2%
năm 2012 và 14,1% năm 2015 là mức trung bình theo phân loại của WHO.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cũng giảm từ 59,7% năm 1985 xuống còn
29,3% năm 2010 và 24,6% năm 2015.
Trong những năm qua Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong
việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm không
đồng đều ở các vùng miền. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
đã giảm đáng kể từ 36,5% năm 2000 xuống còn 24,9% vào năm 2014, đến
năm 2015 tỷ lệ SDD thấp còi trên toàn quốc 24,6 %, chỉ giảm 0,3% trong một
năm. Nhiều địa phương miền núi có tỷ lệ SDD thấp còi cao hơn hẳn vùng
đồng bằng. Trong khu vực đồng bằng tỷ lệ SDD thấp còi vùng nông thôn cao
hơn ở thành thị. Khu vực thành thị có tốc độ giảm nhanh nhất và miền núi có
tốc độ giảm chậm nhất, năm 2011 tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn còn ở
mức cao 29,3% và có trên 31 tỉnh thành có tỷ lệ SDD thấp còi trên 30% [16].
Đến năm 2015 tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn
quốc đã giảm nhiều xuống còn 24,6 % và còn 11 tỉnh thành có tỷ lệ SDD thấp
còi trên 30%.
Các báo cáo cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân tăng lên lúc trẻ 12 tháng tuổi,
duy trì đều ở các tháng tuổi sau đó, tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ tăng dần theo
độ tuổi, tăng nhanh từ lúc trẻ 12 tháng tuổi và trẻ 12 đến 36 tháng tuổi nằm
trong số đối tượng có tỷ lệ SDD cao nhất, đặc biệt ở độ tuổi 24-36 tháng. Tại


21


Việt Nam, ở các vùng sâu, vùng xa, khu vực các dân tộc thiểu số, là những
khu vực nghèo nàn, lạc hậu, tỷ lệ SDD thấp còi còn rất cao. Năm 2013,
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơ ở huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái tỷ lệ SDD
thấp còi lên tới 60%. Nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của
trẻ em nhóm tuổi 12 – 36 tháng dân tộc Pako và Vân Kiều ở Quảng Trị cho
thấy tỷ lệ SDD thấp còi lên tới 66,5% [23].
Quan sát sự phân bố SDD thấp còi theo nhóm tuổi, SDD thấp còi xuất
hiện sớm ngay trong 6 tháng tuổi đầu tiên, tăng nhanh từ 6 tháng tuổi đến 23
tháng tuổi và gần như đi ngang ở những tháng tuổi tiếp theo [16]. Các nghiên
cứu cho thấy chậm tăng trưởng và SDD thấp còi xảy ra trong 2 năm đầu tiên
của cuộc sống. Như vậy các thống kê trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều
cho thấy quá trình chậm tăng trưởng xảy ra nhanh nhất ở lứa tuổi từ 12 tháng,
tăng nhanh và tích lũy ở các lứa tuổi sau. Điều đó đã làm tăng sự chú ý của
các nghiên cứu đến dinh dưỡng giai đoạn đầu tiên, tức là dinh dưỡng 1000
ngày đầu đời (giai đoạn mang thai và hai năm đầu tiên sau sinh). Tăng trưởng
của trẻ em liên quan đến nhiều yếu tố như dinh dưỡng, các vi chất dinh
dưỡng, yếu tố di truyền và điều kiện kinh tế xã hội. Nguyên nhân gây suy
dinh dưỡng là do thiếu năng lượng, protein, vi chất dinh dưỡng, khả năng
phục hồi suy dinh dưỡng nhẹ cân tốt hơn suy dinh dưỡng thấp còi, đó là do
SDD thấp còi là một bệnh lý có cơ chế bệnh sinh phức tạp, nhiều nguyên
nhân gây ra và phục hồi thấp còi là khá khó khăn. Cơ hội bắt kịp tăng trưởng
ở các giai đoạn phát triển của trẻ là khác nhau. Giai đoạn 1.000 ngày đầu đời
là giai đoạn quan trọng để phục hồi dinh dưỡng giúp trẻ bắt kịp tăng trưởng.
Do vậy vai trò dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời là rất quan trọng.


22

1.3. Kiến thức, thực hành của bà mẹ và một số yếu tố liên quan đến bệnh

tiêu chảy trẻ em dƣới 5 tuổi
1.3.1. Vai trò của bà mẹ

Bà mẹ là người mang thai và trực tiếp chăm sóc trẻ. Do vậy mọi thay
đổi bất thường của trẻ, bà mẹ là người đầu tiên phát hiện sự thay đổi đó. Vì
vậy hiểu biết của bà mẹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc chăm sóc
sức khoẻ trẻ. Chỉ khi bà mẹ có kiến thức tốt với có thể nuôi dưỡng trẻ tốt giúp
cho trẻ phát triển khoẻ mạnh và có các biện pháp phòng bệnh tốt nhất làm
giảm khả năng mắc bệnh và tử vong của trẻ.
Ở nước ta hiện nay trình độ văn hoá đã được cải thiện, trình độ hiểu
biết của đại đa số dân chúng đã ngày càng được nâng cao. Nhưng ở một số
nơi trình độ dân trí vẫn còn rất thấp, đặc biệt là ở miền núi, nông thôn nên
kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của họ bị hạn chế. Vì vậy việc tuyên
truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thực hành của bà mẹ đối với bệnh
tiêu chảy cần làm thường xuyên và tích cực hơn để giảm tỷ lệ mắc bệnh hoặc
giảm tỷ lệ bệnh nặng hơn, giảm tỷ lệ tử vog do tiêu chảy.
1.3.2. Kiến thức của bà mẹ

Trình độ học vấn và yếu tố dân tộc của bà mẹ có ảnh hưởng đến việc
tiếp thu kiến thức phòng bệnh tiêu chảy, cách chăm sóc trẻ từ đó ảnh hưởng
tới nguy cơ mắc tiêu chảy. Nghề nghiệp của mẹ có ảnh hưởng tới thời gian
cho trẻ bú, thời gian và cách chăm sóc trẻ, mức thu nhập hộ gia đình từ đó có
ảnh hưởng khả năng mắc tiêu chảy.
Nghiên cứu của Lê Thanh Nguyên cho rằng: Các bà mẹ nhận biết dấu
hiệu trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn bình thường là 83,3%, dấu hiệu thay đổi tính
chất phân lỏng toàn nước 72%, dấu hiệu phân nhầy máu 16,4%, số bà mẹ biết
đúng định nghĩa tiêu chảy 10% và tính chất giàu dinh dưỡng trong thành phần
bữa ăn trẻ tiêu chảy 72,2% [27].



23

1.3.3. Thực hành của bà mẹ

Việc chăm sóc dinh dưỡng trẻ bị tiêu chảy đúng rất quan trọng sẽ góp
phần hạn chế các hậu quả nặng nề tiêu chảy của trẻ, Bà mẹ cần phải biết
nguyên nhân từ đâu gây ra bệnh tiêu chảy? Tại sao con mình bị tiêu chảy?
Hầu hết qua các nghiên cứu đều thấy rằng các bà mẹ chỉ biết tiêu chảy là vì ăn
uống không hợp vệ sinh, chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến kiến thức
phòng bệnh của họ và từ đó khiến họ thực hành phòng bệnh sai hoặc không
đầy đủ mọi người chỉ biết cho con "ăn chín, uống sôi", "ăn sạch, uống sạch".
Nghiên cứu của Phan Thị Cẩm Hằng, Nguyễn Văn Bàng cho thấy
57,6% bà mẹ biết đúng loại dịch thay thế ORS, 21,2% không biết đúng lượng
ORS cho trẻ uống khi trẻ đang tiêu chảy cấp, 65,9% không biết cách cho trẻ
ăn thèm khi trẻ đang bị tiêu chảy cấp [10].
1.3.4. Một số yếu tố liên quan của bà mẹ về bệnh tiêu chảy

Kiến thức và thực hành của mẹ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố
về trình độ văn hoá, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế gia đình, ngay cả độ tuổi
cũng ảnh hưởng đến thực hành. Có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên
quan giữa kiến thức thực hành và bệnh tiêu chảy. Ở vùng sâu, vùng xa vẫn
còn tồn tại những phong tục, tập quán lạc hậu như cai sữa trước một tuổi, ăn
sam sớm, không có thói quen rửa tay, không xử lý phân của trẻ một cách hợp
vệ sinh... phong tục đó đã tạo thành thói quen khó có thể thay đổi và khiến
cho thực hành của các bà mẹ sai dẫn đến nguy cơ trẻ bị tiêu chảy tăng lên
[42]. Vấn đề nhận thức của các bà mẹ đối với các phong tục, tập quán, trình
độ hiểu biết về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến
sức khoẻ của trẻ, đặc biệt đối với bệnh tiêu chảy trẻ em. Khi trẻ bị tiêu chảy
có rất nhiều bà mẹ đã không xử trí đúng theo phác đồ mà tự xử trí theo kinh
nghiệm, theo các hướng dẫn tuyền miệng dân gian như không cho trẻ ăn uống



24

thêm chất có dinh dưỡng cao, ăn kiêng hoặc cho ăn thêm các chất theo phong
tục tập quán không có lợi cho tiến triển khỏi bệnh của trẻ. Vấn đề đưa trẻ đi
tới các cơ sở y tế của bà mẹ khi trẻ bị bệnh tiêu chảy cũng ảnh hưởng rất lớn
đến kết quả điều trị và khỏi bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ cả về trước
mắt và lâu dài.
Nghiên cứu về kiến thức - thái độ - thực hành của bà mẹ về tiêu chảy và
bổ sung nước cho trẻ của Datta V- Ấn Độ 68% bà mẹ biết chính xác định
nghĩa tiêu chảy, trong đó, chỉ có 5,3% biết tiêu chảy dẫn đến mất nước, 60%
thực hành ORT [50].
Nghiên cứu của Manijieh Khalili về tiêu chảy trẻ nhỏ và chế độ ăn cho
thấy 64,3% bà mẹ có kiến thức tốt liên quan đến tiêu chảy, 3,7% có chế độ ăn
đúng, chỉ có 2,3% thực hành tốt [53].
Nghiên cứu về kiến thức - thái độ - thực hành về bù nước muối đường
uống cho trẻ tiêu chảy dưới 5 tuổi của Famara Sillah cho thấy các bà mẹ có
học vấn có kiến thức về bệnh tiêu chảy cao hơn đáng kể, việc sử dụng dung
dịch bù nước đường uống trong thực tế còn thấp với 4%, nghiên cứu cũng cho
thấy có mối liên quan giữa tuổi mẹ và thực hành, tình trạng kinh tế, xã hội
cũng liên quan đến thực hành [52].
Nghiên cứu của Seddiqe Amini-Ranjbar và Babak Bavafa, 80% bà mẹ
không bổ sung dịch giàu dinh dưỡng cho trẻ trong thời kì tiêu chảy, hầu hết
đã bỏ qua việc cung cấ chất béo, 91% bổ sung sắt, 86% bổ sung vitamin tổng
hợp. Các bà mẹ có nguồn truyền thông bằng thông tin đại chúng thực hành tốt
hơn với các bà mẹ khác (với p<0,05) [55].


25


Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2016 - 3/2017.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Khoa Nội Nhi và khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu

2.2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Tất cả các bệnh nhi từ 1 tháng đến dưới 60 tháng tuổi nhập viện trong
vòng 48 giờ, được chẩn đoán xác định là tiêu chảy, có người trực tiếp chăm
sóc trẻ là bà mẹ.
+ Điều trị tại khoa Nội Nhi và khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Trẻ mắc các bệnh lý phối hợp nặng khác như tim bẩm sinh, bệnh lý
ngoại khoa.
+ Người chăm sóc trẻ bệnh không phải là bà mẹ
+ Bà mẹ từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang kết hợp giữa định tính và định
lượng, có phân tích nhằm:
- Mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy điều trị
nội trú tại Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc năm 2016.



×