Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY HUYỆN SA THẦY TỈNH KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
‫٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭‬

HỒ VĨNH TƯỜNG

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA
CHƯ MOM RAY - HUYỆN SA THẦY TỈNH KON TUM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

‫٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭‬

HỒ VĨNH TƯỜNG

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA
CHƯ MOM RAY - HUYỆN SA THẦY –
TỈNH KON TUM

Ngành: Lâm nghiệp
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TH.S MẠC VĂN CHĂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ - người đã sinh
thành, nuôi dưỡng, dạy bảo và luôn dõi theo từng bước tôi đi trên con đường
đời. Để có được như ngày hôm nay, cha mẹ đã hi sinh cho tôi rất nhiều. Tôi
luôn trân trọng và biết ơn những gì cha mẹ đã giành cho mình. Tôi tự hứa phải
cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân, để xứng đáng và đền đáp công ơn trời
biển của cha mẹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo thuộc Khoa Lâm
Nghiệp và bộ môn Quản Lý Tài Nguyên Rừng đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt
những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian 4 năm tôi theo học tại
trường.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy ThS.
Mạc Văn Chăm, thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt
thời gian bắt đầu làm khóa luận cho đến khi tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc, các cán bộ và nhân viên
thuộc vườn quốc gia Chư Mom Ray, đặc biệt là anh Đào Xuân Thủy phó giám
đốc VQG đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian tôi thực tập tại Vườn.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn
bên tôi, động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn !
Tp. HCM, tháng 7 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Hồ Vĩnh Tường

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Bước đầu nghiên cứu và đánh giá công tác quản lý và bảo vệ rừng tại
Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray - huyện Sa Thầy - tỉnh Kon Tum”. Được tiến
hành nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy tỉnh Kon
Tum từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2012.
Với mục đích tìm hiểu về công tác quản lý bảo vệ rừng cũng như những
chính sách phát triển tại Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray - huyện Sa Thầy - tỉnh
Kon Tum mang đến cho chúng ta cái nhìn tổng quan về những vấn đề tích cực và
tiêu cực ở nơi đây…Sau thời gian 2 tháng tiếp cận trực tiếp với địa bàn, đề tài đã
thu được những kết quả sau:
 Các công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại VQG được tổ chức một
cách thường xuyên và nghiêm ngặt, cơ cấu bộ máy hành chính từ ban quản lý
VQG cho đến các trạm được tổ chức, phân công một cách chặt chẽ. Có sự thống
nhất giữa các trạm để đẩy mạnh công tác quản lý.
 Công tác phòng cháy, chữa cháy luôn được quan tâm hàng đầu, VQG đã
đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật để phục vụ cho việc theo dõi và tổ chức
chữa cháy kịp thời nếu có nguy cơ cháy rừng xảy ra. Trong tổng số diện tích tự
nhiên của Vườn thì đã có hơn 16000 ha rừng là diện tích các loại cỏ tranh, tre nứa,

lồ ồ… Đây là nơi mà nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra rất cao và nguy hiểm vào
những mùa khô. Hiện tại, trong địa bàn VQG không có hệ thống đường vận
chuyển, thiếu hệ thống hồ đập, bể chứa nước, hệ thống dẫn nước, do đó khi có
cháy xảy ra thì rất khó khăn cho việc tiếp cận đám cháy.
 Các hệ thống đường giao thông xuống cấp, thường sụt lở vào mùa mưa và
không có kinh phí tu bổ, sửa chữa. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến công tác
kiểm tra, giám sát trong công tác QLBVR nói chung và công tác PCCCR nói
riêng.

iii


 Nhìn chung phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác QLBVR tại
Vườn vẫn còn thiếu thốn nhiều do thiếu nguồn kinh phí. Vì vậy, đơn vị đã gặp rất
nhiều khó khăn trong các hoạt động quản lý bảo vệ, do đó hiệu quả của công tác
QLBVR và PCCCR thời gian qua còn nhiều hạn chế và bất cập.
 Mặc dù công tác quản lý, bảo vệ rừng được tổ chức một cách nghiêm ngặt
thế nhưng các vụ vi phạm luật bảo vệ rừng còn diễn ra khá nhiều, tài nguyên rừng
thiệt hại chủ yếu là các loại gỗ quý và các loại lâm sản ngoài gỗ, ngoài ra vẫn còn
nạn săn bắn, bẫy các loại thú nhỏ. Vì địa bàn quản lý quá rộng nên gây khó khăn
rất nhiều cho các công tác QLBVR, trong khi đó cán bộ biên chế trong Vườn còn
thiếu nhiều, do đó không thể kiểm soát hết được địa bàn quản lý.
 Ngoài ra, đa số các hộ dân sống ở vùng đệm có đời sống kinh tế tương đối
khó khăn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, nguồn
sống thu nhập chính chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng vì vậy đã ảnh hưởng và gây
áp lực rất nhiều cho công tác quản lý vảo vệ và phát triển rừng nơi đây. Do trình
độ dân trí còn thấp và đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nên người dân chưa
hiểu hết được tầm quan trọng của việc vệ bảo rừng. Vì cái lợi trước mắt từ đó phát
sinh những vấn đề làm nguy hại đến tài nguyên rừng của VQG.
 Công tác giao khoán rừng và đất rừng được thực hiện theo đúng quy định

của nhà nước, tạo công ăn việc làm cho các hộ dân sinh sống ven rừng. Chương
trình này cũng nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của người dân trong công tác
quản lý bảo vệ rừng nơi đây.

iv


SUMMARY
Project "Preliminary studies and evaluation of the management and
protection of forests in Chu Mom Ray National Park - Sa Thay District - Kon Tum
province."Been studied in Chu Mom Ray National Park, Sa Thay district of Kon
Tum province from May 03 to May 05 year 2012.
For the purpose of understanding about the management of forest protection
and development policies in Chu Mom Ray National Park - Sa Thay District Kon Tum province gives us an overview of the issues positive and negative here
... After 2 months time direct access to the subject study area have obtained the
following results:
 The management, protection and development of forests in the national
park was held on a regular basis and strict administrative structure of the national
park management from the station to be organized, assigned a tightly close. There
is consistency between the stations to promote the management.
 The fire prevention, fire fighting has always been interested in leading,
national park has invested in equipment and technical facilities to cater for the
monitoring and fire fighting organization in time if there is risk of fire occurring.
Of the total natural area of the park has more than 16,000 hectares of forest are of
all types of grass, bamboo trees... This is where the risk of forest fires can happen
very high and dangerous to the season dry. Currently, no national park in the area
transit system, missing system of reservoirs and dams, water tanks, plumbing, so
when a fire occurs it is very difficult for fire access.
 The road system degradation, often landslides in the rainy season and there
is no funding renovation and repair. This has caused great impact on the

inspection and supervision in the work of forest protection and management in
general and the forest fire prevention and fighting in particular.

v


 Generally facilities, equipment service management for forest protection in
the park are scarce due to lack of funds many.therefore the effectiveness of forest
management and forest fire prevention and fighting last time is limited and
inadequate.
 Although management, forest protection held rigorously but the violations
of forest protection laws also place a lot, forest damage, mainly precious woods
and other forest non-timber products, in addition to still hunting, trapping small
animals. Because their management is too wide to cause more difficulties for the
management protection, while permanent staff in the park is largely lacking, so
can not control over their management.
 In addition, most households in the buffer zones and economic life is
relatively difficult, especially east of ethnic minorities, low educational level,
source of income for life based primarily on financial forest so influenced and
pressured so much for the management and development of forests fuses here.
Because educational level is low and the economic life more difficult, so people
do not fully understand the importance of drawing the Speakerphone. Because the
immediate benefits that arise from problems jeopardize a national park forest
resources.
 Work contractual assignment of forests and forest lands shall comply with
the provisions of the state, creating jobs for poor people living on forest fringes.
The program is also aimed at enhancing the role and responsibilities of citizens in
the management of forest protection here.

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 ASEAN: Association Of Southeast Asian Nations (hiệp hội các quốc gia
đông nam Á). 
 BCH: Ban chỉ huy.
 BQL: Ban quản lý.
 BV&PTR: bảo vệ và phát triển rừng.
 BVR&PTNT: Bảo vệ rừng và phát triển nông thôn.
 CBCC: Cán bộ công chức.
 CBNV: Cán bộ nhân viên.
 CMR: Chư Mom Ray.
 ĐVDH: động vật hoang dã.

 LSNG: Lâm sản ngoài gỗ.
 NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

 PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng.
 QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng.
 TNNT: Tài nguyên thiên nhiên.
 TNR: Tài nguyên rừng.

 TTLT: Thông tư liên tịch.
 UBND: Ủy ban nhân dân.
 VCF: Vietnam Challenge Fund.
 VQG: Vườn Quốc Gia.
 WWF: Word Wide Fund For Nature ( quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên).






vii


MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA ....................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ........................................................................................................... iii
SUMMARY ......................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ vii
MỤC LỤC ......................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. xii
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................... 4
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vườn quốc gia Chư Mom Ray ........... 4
2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Vườn quốc gia Chư Mom Ray ........................... 5
2.3. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 6
2.3.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 6
2.3.2. Quy mô diện tích – Ranh giới .................................................................... 6
2.3.3. Đặc điểm địa hình ...................................................................................... 6
2.3.4. Đặc điểm thổ nhưỡng - Địa chất ................................................................ 7
2.3.5. Các dạng cảnh quan – sinh thái .................................................................. 8
2.3.6. Đặc điểm khí hậu - thủy văn ...................................................................... 9
2.3.6.1. Khí hậu .................................................................................................... 9

2.3.6.2. Thủy văn.................................................................................................. 9

viii


2.3.7. Hệ thực vật rừng ....................................................................................... 10
2.3.8. Hệ động vật rừng ...................................................................................... 11
2.4. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội .............................................................. 12
2.4.1. Dân số - thành phần dân tộc .................................................................... 12
2.4.2. Sản xuất và đời sống người dân ............................................................... 13
2.4.3. Văn hóa, y tế - giáo dục ........................................................................... 14
2.4.4. Cơ sở vật chất – hạ tầng ........................................................................... 15
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 17
3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 17
3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 17
3.2.1. Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu .................................................... 17
3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ..................................................... 18
3.2.3. Phương pháp xử lý, tính toán số liệu ....................................................... 18
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP............ 19
4.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BQL Vườn Quốc Gia Chư Mom
Ray ..................................................................................................................... 19
4.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BQL VQG Chư Mom Ray....... 19
4.1.2. Tình hình biên chế, hiện trạng nguồn nhân lực của Vườn ở thời điểm
hiện tại ................................................................................................................ 21
4.2. Hiện trạng các kiểu rừng và đất lâm nghiệp ............................................... 21
4.3. Thực trạng sử dụng đất ở VQG Chư Mom Ray .......................................... 24
4.3.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt .................................................................. 26
4.3.2. Phân khu phục hồi sinh thái ..................................................................... 26
4.3.3. Phân khu phục vụ hành chính, du lịch ..................................................... 26
4.3.4. Vùng đệm ................................................................................................. 27

4.4. Tình hình và các biện pháp tổ chức, quản lý, bảo vệ rừng của VQG
Chư Mom Ray .................................................................................................... 27
4.4.1. Công tác giao khoán bảo vệ rừng ............................................................ 29
4.4.2. Các công tác trồng rừng, chăm sóc rừng.................................................. 30

ix


4.4.3. Các công tác tuyên truyền, tập huấn giáo dục cộng đồng nhận thức rõ giá
trị của việc bảo vệ tài nguyên rừng và PCCCR ................................................. 30
4.4.4. Tình hình vi phạm luật bảo vệ rừng trên địa bàn ..................................... 31
4.4.5. Các biện pháp tổ chức kiểm tra, truy quét và xử lý các vụ vi phạm lâm
luật ...................................................................................................................... 33
4.4.6. Các hoạt động du lịch – sinh thái ............................................................. 33
4.4.7. Các công tác đào tạo nhân sự ................................................................... 34
4.4.8. Các công tác công đoàn - đoàn thể .......................................................... 34
4.4.9. Các chương trình, dự án, chính sách có liên quan đến công tác bảo tồn tại
CMR trong những năm qua................................................................................ 35
4.5. Sự phụ thuộc của các cộng đồng vào tài nguyên rừng của VQG CMR ..... 37
4.6. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn .................................... 39
4.6.1. Tình hình cháy rừng trên địa bàn trong những năm qua .......................... 39
4.6.2 Các biện pháp phòng cháy rừng được thực hiện trên địa bàn trong thời
gian qua .............................................................................................................. 40
4.6.3. Cơ sở hạ tầng, lực lượng và trang thiết bị hiện có tại vườn phục cho công
tác PCCCR ......................................................................................................... 42
4.6.4. Lực lượng trang thiết bị dự kiến xin chi viện khi có xảy ra cháy lớn ...... 43
4.6.5. Các biện pháp được thực hiện nhằm giảm đi nguồn vật liệu cháy .......... 43
4.6.6. Các biện pháp chữa cháy rừng được thực hiện trên địa bàn trong thời
gian qua .............................................................................................................. 44
4.6.7. Kỹ thuật an toàn trong khi chữa cháy rừng .............................................. 47

4.6.8. Công tác kiểm tra việc thực hiện các biện pháp PCCCR trên địa bàn..... 47
4.6.9. Các công tác diễn tập và huấn luyện nghiệp vụ PCCCR trên địa bàn ..... 48
4.6.10. Cách bố trí các bảng biểu, xây dựng các quy trình và quy ước về cảnh
báo nguy cơ cháy rừng ....................................................................................... 49
4.6.11. Công tác vệ sinh, khắc phục do hậu quả cháy rừng gây ra .................... 49
4.7. Nhận xét chung về những thuận lợi cũng như những khó khăn trong công
tác QLBVR và PCCCR trên địa bàn VQG trong những năm qua ..................... 50

x


4.8. Một số đề xuất trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
trên địa bàn VQG Chư Mom Ray ...................................................................... 52
4.8.1. Những căn cứ đề xuất............................................................................... 52
4.8.2. Mục đích và phương hướng đề xuất ........................................................ 53
4.8.2.1. Mục đích................................................................................................ 53
4.8.2.2. Các mục đích cần đạt được ................................................................... 53
Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................... 59
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 59
5.2. Tồn tại ........................................................................................................ 61
5.3. Kiến nghị ..................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 64

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1. Sơ đồ vị trí VQG Chư Mom Ray ........................................................ 7
Bảng 2.2. Lát cắt Cảnh quan ở VQG Chư Mom Ray .......................................... 8

Bảng 2.3. Tính chất nhiệt đới thể hiện theo độ cao ............................................. 9
Bảng 2.4. Mười họ thực vật có số lượng loài lớn nhất ở CMR ......................... 10
Bảng 2.5. Khu hệ động vật VQG Chư Mom Ray.............................................. 11
Bảng 2.6. Thành phần dân tộc các xã vùng đệm VQG Chư Mom Ray ............ 13
Bảng 4.1. Các kiểu rừng ở VQG Chư Mom Ray .............................................. 23
Bảng 4.2. Cơ cấu đất đai VQG Chư Mom Ray ................................................. 25
Bảng 4.3. Số liệu giao khoán từ năm 2006 đến 2011 ........................................ 29
Bảng 4.4. Tổng hợp các vụ vi phạm từ năm 2006 – 2011 ................................. 32
Bảng 4.5. Tổng hợp các vụ cháy rừng từ năm 2005 đến 2010 .......................... 40
Bảng 4.6. Xác định mùa cháy tại VQG Chư Mom Ray .................................... 41
Bảng 4.7. Sơ đồ chỉ huy, điều hành và thông tin trong công tác PCCCR ......... 47

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ ngàn đời xưa con người đã biết đến rừng như một kho tàn tài nguyên vô
cùng quý giá. Ông cha ta thường có câu “ rừng vàng, biển bạc”, rừng cung cấp
nguyên liệu phục vụ cho các ngành sản xuất lâm nghiệp, ngoài ra rừng còn mang
lại các lợi ích khác như: mật ong, các loại thuốc quý…Đặc biệt, rừng còn được
mệnh danh là “lá phổi xanh” của trái đất, đó là một bộ máy khổng lồ sản xuất và
tái tạo khí oxy cho hàng triệu loài sinh vật, là môi trường sống của con người và
các loài sinh vật khác. Ở nước ta, rừng được xem là tài nguyên vô cùng quý giá
của đất nước, với các kiểu rừng đa dạng, phong phú, có giá trị kinh tế cao. Tuy
nhiên, tài nguyên rừng trong những năm gần đây đang bị suy giảm nghiêm trọng
cả về số lượng và chất lượng.
Trong những năm chiến tranh, rừng đóng vai trò quan trọng giúp quân và
dân ta ẩn náu, chính vì đó rừng là nơi bị địch trút xuống không biết bao nhiêu tấn

bom và chất hủy diệt, diện tích rừng đã bị suy giảm đi đáng kể. Những năm trước
đổi mới thì rừng lại là nơi cung cấp tài nguyên để có thể phát triển đất nước, làm
cho tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Nghiên cứu mới nhất của chương
trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) công bố cho biết: nạn phá rừng trên quy
mô toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức báo động, mỗi năm trên thế giới mất khoảng 13
triệu hecta rừng, diện tích rừng bị mất hằng năm này làm gia tăng 6 tỷ tấn CO2
gây hiệu ứng nhà kính. Rừng của Việt Nam cũng đang nằm trong vấn đề chung có
quy mô toàn cầu về sự tàn phá, nhất là khi rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng.
Năm 1945, tổng diện tích rừng nước ta là 14,3 triệu ha (chiếm 43% diện tích tự
nhiên). Đến năm 1990 thì chỉ còn 9,3 triệu ha (chiếm 28,4% diện tích tự nhiên).

1


Theo thống kê, năm 1991, có 20.257 ha rừng bị tàn phá, năm 1995 giảm xuống
còn 18.914 ha và năm 2000 là 3.542 ha. Tuy nhiên, theo báo cáo hiện trạng môi
trường Việt Nam năm 2000 thì có thể ước định rằng tỷ lệ mất rừng hiện nay là
khoảng 120.000-150.000 ha/năm và rừng trồng hàng năm khoảng 200.000 ha.
Theo thống kê của cục lâm nghiệp, đến tháng 9/2010, có 1.553,65 ha bị chặt phá
và 5.364,85ha rừng bị cháy. Diện tích rừng của cả nước bị suy giảm nghiêm
trọng, hiện nay độ che phủ của rừng chỉ còn chưa đầy 40 %. Diện tích rừng
nguyên sinh chỉ còn 10 %. Theo báo cáo của chi cục kiểm lâm, năm 2011, trên địa
bàn các tỉnh khu vực phía nam xảy ra gần 6.000 vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ
rừng, các vụ phá rừng trái phép gây thiệt hại 452,54 ha rừng.
Hậu quả của việc mất rừng là vô cùng nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến
đời sống và sản xuất của con người. Việc tàn phá rừng làm cho các loài động vật
hoang dã và thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các hiện tượng khí hậu,
thời tiết thay đổi bất thường gây hạn hán kéo dài, lũ lụt lớn xảy ra trên nhiều nước
và nhất là ở nước ta. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu. Vấn đề cấp bách được đặt ra lúc này là phải có chính

sách quản lý và bảo vệ rừng một cách toàn diện để có thể vừa bảo vệ tài nguyên
rừng vừa để bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng , một cách hoàn thiện hơn. Nhận
thức rõ tầm quan trọng của rừng, nhà nước ta đã có những chính sách đầu tư mạnh
mẽ trong lâm nghiệp, xây dựng nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu
rừng cấm để nâng cao năng lực quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Từ năm 1986,
Việt Nam chuyển hướng quản lý nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, nhằm giảm bớt vai trò của chính phủ, tăng vai trò,
trách nhiệm quản lý của địa phương, tạo sự chủ động cho các đơn vị sản xuất kinh
doanh. Ngành lâm nghiệp cũng chuyển đổi từ nền lâm nghiệp khai thác gỗ sang
phát triển toàn diện, gắn khai thác với tái sinh rừng. Từ một nền lâm nghiệp nhà
nước theo chính sách kế hoạch hóa tập trung sang nền lâm nghiệp xã hội, sản xuất
dựa trên cơ cấu nhiều thành phần.

2


Với những chính sách đổi mới trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng
đã mang lại những thành tựu đáng kể, rừng dần được phục hồi, diện tích đất có
rừng được gia tăng với số lượng lớn. Tuy nhiên, ở từng nơi sẽ có những kết quả và
tồn tại riêng trong việc áp dụng các chính sách trong việc quản lý bảo vệ và phát
triển rừng tại địa phương mình. Được sự phân công của Bộ môn Quản lý tài
nguyên rừng, Khoa Lâm Nghiệp, dưới sự hướng dẫn của thầy ThS. Mạc Văn
Chăm, tôi đã chọn thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu và đánh giá công tác
quản lý và bảo vệ rừng tại vườn quốc gia Chư Mom Ray - huyện Sa Thầy - tỉnh
Kon Tum”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Trên cơ sở tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, tình hình dân sinh – Kinh tế Xã hội, đặc điểm lâm sinh học tại khu vực nghiên cứu và những chính sách quản
lý của nhà nước và của VQG Chư Mom Ray, phân tích được những mặt mạnh –
yếu, thuận lợi – khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng để làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý

bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại vườn quốc gia Chư Mom Ray trong tương
lai.
 Đánh giá được thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng cũng
như các giải pháp được thực hiện tại khu vực nghiên cứu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu công tác quản lý bảo vệ và phát
triển rừng, đặc biệt là công tác phòng cháy và chữa cháy rừng đã được thực hiện
tại vườn quốc gia Chư Mom Ray – Huyện Sa Thầy – Tỉnh Kon tum.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Chỉ ra những mặt mạnh - yếu của công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng
trong giai đoạn 5 năm (2006 – 2011), từ đó đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp
quản lý trong nhiệm vụ giữ gìn và phát triển tài nguyên rừng, đồng thời đề xuất
một số giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nói chung và công tác phòng
cháy và chữa cháy rừng nói riêng để đạt hiệu quả cao nhất.

3


Chương 2
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vườn quốc gia Chư Mom Ray
 Vườn quốc gia Chư Mom Ray nguyên là khu bảo tồn thiên nhiên Chư
Mom Ray thuộc tỉnh Kon Tum, được Thủ tướng Chính phủ quyết định thuộc hệ
thống rừng đặc dụng quốc gia theo quyết định số 194/CT ngày 9/8/1986.
 Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum quyết định thành lập Ban quản lý Khu
BTTN Chư Mom Ray trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum tại quyết định
số 09/QĐ-UB, ngày 27/01/1996. Tổng diện tích quản lý là 48.658 ha vùng lõi, do
ông Lại Đức Hiếu làm quyền Trưởng ban và một số cán bộ kiểm lâm giúp việc.
 Thủ Tướng Chính phủ quyết định phê duyệt dự án bảo vệ rừng phát triển
nông thôn Khu BTTN Chư Mom Ray tại quyết định số 693/TTg, ngày 27/8/1997.

 Đến tháng 10 năm 1998, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum quyết định Ban
quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh
Kon Tum, tại quyết định số 101/QĐ-UB, ngày 19/10/1998, do ông Hồ Đắc Thanh
làm Giám đốc, ông Lại Đức Hiếu làm Phó giám đốc và một số cán bộ nghiệp vụ.
 Đến tháng 8 năm 2001, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum quyết định Khu
bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray trực thuộc UBND tỉnh, tại quyết định số
35/2001/QĐ-UB ngày 10/8/2001.
 Tháng 11 năm 2001 Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập Hạt kiểm lâm Khu
BTTN Chư Mom Ray trực thuộc Khu BTTN Chư Mom Ray, tại quyết định số
75/QĐ-UB ngày 16/11/2001.
 Căn cứ quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ Tướng
Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng
sản xuất là rừng tự nhiên. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum thành lập Khu BTTN

4


Chư Mom Ray và Ban quản lý Khu BTTN Chư mom ray trực thuộc UBND tỉnh
tại quyết định số 05/2002/QĐ-UB và số 06/2002/QĐ-UB, ngày 7/02/2002.
 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 103/2002/QĐ-TTg, ngày 30/7/2002
chuyển hạng Khu BTTN Chư Mom Ray thành Vườn quốc gia Chư Mom Ray tỉnh
Kon Tum, với tổng diện tích vùng bảo vệ nghiêm ngặt là 56.621 ha.
 Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum thành lập Ban quản lý VQG Chư Mom
Ray tại quyết định số 79/2002/QĐ-UB ngày 23/12/2002, do ông Hồ Đắc Thanh
làm Giám đốc, ông Lại Đức Hiếu làm Phó giám đốc, 03 phòng chuyên môn
(phòng Tổng hợp hành chính, Phòng khoa học kỹ thuật, Phòng giáo dục môi
trường & du lịch) và Hạt kiểm lâm trực thuộc.
 Tháng 9 năm 2004, tại Hội nghị các Vườn di sản ASEAN tổ chức tại Thái
Lan, Ban thư ký ASEAN công nhận Vườn quốc gia Chư Mom Ray là di sản của
ASEAN.

2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Vườn quốc gia Chư Mom Ray
 Vườn quốc gia Chư Mom Ray có vị trí, vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế xã hội, điều hòa khí hậu của cả vùng Tây Nguyên, các tỉnh của Lào
và Campuchia.
 Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, hỗ trợ cho việc bảo vệ,
gia tăng độ che phủ của rừng, phát triển du lịch sinh thái và đảm bảo an ninh
quốc phòng.
 Bảo tồn các nguồn gen động - thực vật quý hiếm, các thảm thực vật rừng
nguyên sinh, các sinh cảnh quan trọng, có tính đa dạng sinh học cao, các mẫu
chuẩn của 7 hệ sinh thái rừng chính là rừng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới và 5
hệ sinh thái rừng phụ là loại rừng trảng cỏ, cây bụi.
 Rừng tại vườn quốc gia Chư Mom Ray còn có vai trò rất lớn trong việc
cung cấp nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn cho thủy điện Sê San, Yaly, cung cấp
nguồn nước tưới tiêu cho tỉnh Kon Tum, Gia Lai và một số tỉnh của Campuchia.
 Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu
khoa học và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vùng bắc Tây Nguyên. Chuẩn bị cơ sở

5


vật chất, cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch sinh thái, góp phần nâng cao đời sống
cộng đồng. Tham gia hợp tác quốc tế về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên liên biên
giới Việt Nam – Lào – Campuchia.
2.3. Điều kiện tự nhiên
2.3.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm ở ngã ba Đông Dương, phía tây tỉnh Kon
Tum, chủ yếu trên địa phận huyện Sa Thầy (5 xã và 1 thị trấn) và một phần nhỏ
thuộc huyện Ngọc Hồi (2 xã).
Toạ độ địa lý:
 Từ 140 25/ 32// đến 14/ 40/ 32// vĩ độ bắc.

 Từ 1070 47/ 24/ đến 1070 29/ 04// kinh độ đông.
2.3.2. Quy mô diện tích - Ranh giới
Vườn quốc gia Chư Mom Ray có tổng diện tích là: 56.434,2 ha, có các mặt tiếp
giáp sau :
 Phía Bắc và phía Đông từ biên giới Việt Nam – Campuchia qua địa phận
xã Bờ Y, Sa Loong huyện Ngọc Hồi về ngã ba đèo Ngọc Vil theo đường tỉnh lộ
675 về Thị trấn Sa Thầy.
 Phía Nam giáp địa giới hành chính các xã Mô rai, Ya xier.
 Phía Tây theo biên giới Việt Nam – Campuchia Giáp với VQG Venachay
của Campuchia và khu bảo tồn Dong Giang Pong của Lào, có chiều dài biên giới
41 km.
2.3.3. Đặc điểm địa hình
Địa hình VQG Chư Mom Ray thuộc địa khối Kon Tum, có những kiểu địa hình
sau:
 Núi trung bình và núi thấp:
Địa hình thường có dạng đỉnh nhọn và dốc. Độ cao tuyệt đối lớn nhất là đỉnh
Chư Mom Ray (1773m), Ngọc Lan Drong (1570m), Ngọc Tơ Lum (1274m).
Hướng của địa hình Tây Bắc - Đông Nam. Độ chia cắt địa hình đạt mức khá.
 Đồi:

6


Địa hình đồi có cấu trúc bởi đá Mácma axit, nhưng hình thái địa hình lại dốc
thoải dưới 80. Địa hình đồi tạo nên một bậc thềm dưới chân núi. Đây là một đặc
trưng của địa khối Kon Tum.
 Thung lũng:
Nơi đây có cánh đồng cỏ - thung lũng Ja Book rộng vào loại lớn nhất Việt
Nam có diện tích hơn 16.000 ha. Thung lũng là địa hình tụ thuỷ của núi và đồi.
Thung lũng được cấu tạo bởi sản phẩm sườn tích, lũ tích phủ trên nền đá gốc.

Thung lũng thường có vách thoải ở địa hình đồi và vách tương đối đứng ở địa
hình núi. Tính từ hạ lưu, thung lũng càng lên cao độ rộng càng thu hẹp dần và độ
dốc càng tăng.
Bảng 2.1. Sơ đồ vị trí VQG Chư Mom Ray

2.3.4. Đặc điểm thổ nhưỡng - Địa chất
Lớp thổ nhưỡng của khu vực VQG Chư Mom Ray có các loại đất sau:
 Đất mùn vàng đỏ trên núi ( Humic ferrasols);
 Đất xám mùn trên núi ( Humic acrisols);

7


 Đất xám bạc màu ( Haplic acrisols);
 Đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá ( Lithic leptosols);
 Tổ hợp đất thung lũng.
Đá mẹ cấu tạo nên lập địa VQG Chư Mom Ray gồm 2 loại: Đá Macma axit
và đá phiến thạch sét.
2.3.5. Các dạng cảnh quan – sinh thái
VQG Chư Mom Ray nằm ở ngã 3 biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia,
nơi chịu nhiều tác động của chiến tranh. Đặc biệt, cảnh quan nơi đây chịu nhiều
tác động của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh. Vì thế, ngoài sự
phân hóa theo quy luật, cảnh quan ở VQG Chư Mom Ray còn có sự phân hóa và
biến động đặc thù, ảnh hưởng mạnh tới sự phục hồi đa dạng sinh học.
Theo như nghiên cứu của Lê Xuân Cảnh và Hà Quý Quỳnh thuộc Viện Sinh
Thái Và Tài Nguyên Sinh Vật thì cấu trúc cảnh quan ở VQG Chư Mom Ray được
chia như sau: Các đơn vị cảnh quan được phân chia dựa trên hệ quả tương tác của
kiểu thảm thực vật tương ứng với các nhân tố sinh thái phát sinh gồm nền tản vật
chất và nền tản nhiệt ẩm, cấu trúc ngang: Các bậc cảnh quan xếp trong hệ thống từ
cao đến thấp, đơn vị hình thái là: hệ -> phụ hệ -> lớp -> phụ lớp -> kiểu -> dạng.

Cấu trúc thời gian, thể hiện bằng quy luật thay đổi và diễn biến cảnh quan.
Bảng 2.2. Lát cắt Cảnh quan ở VQG Chư Mom Ray

Nguồn: Lê Xuân Cảnh, Hà Quý Quỳnh (viện sinh thái và tài nguyên sinh vật) năm 2009

8


2.3.6. Đặc điểm khí hậu - thủy văn
2.3.6.1. Khí hậu
Vùng Tây nguyên nói chung có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa là nhân tố
hình thành chế độ khí hậu của khu vực Chư Mom Ray. VQG Chư Mom Ray thuộc
khí hậu nhiệt đới ẩm (K=1,0 – 1,5). Tính chất nhiệt đới thể hiện rất cụ thể là:
+ Tổng nhiệt độ năm 8.000 0C
+ Nhiệt độ trung bình năm 23,4 0C
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất 20,4 0C (tháng 12 và tháng 1)
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất 25,7 0C (tháng 5)
+ Biên độ nhiệt trung bình trong năm là 4,8 0C – 5,3 0C
+ Lượng mưa trung bình năm 1783 mm
+ Độ ẩm bình quân năm là 78 %.
Bảng 2.3. Tính chất nhiệt thể hiện theo độ cao
Độ cao

500m

1000m

1500m

T0c/năm


23,4 0c

20,90c

18,40c

T0c/min

20,4 0c

18,00c

15,40c

T0c/max

25,70c

23,20c

20,70c

(Nguồn: Dự án BV&PTR VQG Chư Mom Ray, giai đoạn 2011 – 2015)
Tính chất nhiệt của tỉnh Kon Tum nói chung và VQG Chư Mom Ray nói riêng
chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa
chiếm hơn 90% cả năm. Mùa khô kéo dài 4 tháng, từ tháng 12 đến tháng 3, trong
đó có 1 tháng khô hạn, còn 2 tháng (tháng 11 và tháng 4) là tháng chuyển tiếp
giữa 2 mùa.
2.3.6.2. Thủy văn

VQG Chư Mom Ray có 3 hệ thống suối chính, cả 3 hệ thống suối này là
nguồn tụ thuỷ cung cấp nước cho Vườn, vì các hệ thống suối này đều có nước
chảy quanh năm.

9


+ Hệ thống suối Ya Lon, Đăk Hơ Drai, Ya Mô chạy theo hướng Bắc Nam,
đổ ra sông nam Sa Thầy. Đây là hệ thống thuỷ văn chính của VQG. Suối Đăk Hơ
Drai chạy xuyên suốt Vườn là suối dài nhất.
+ Hệ thống suối Đăk Cah, Ya Ray, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
đổ ra Đăksir
+ Hệ thống suối Đăkklong, Đăkkal, ĐăkHơNiang, chạy theo hướng Đông
Bắc – Tây Nam đổ ra Đăk Pơ Kô.
2.3.7. Hệ thực vật rừng
Thảm thực vật VQG Chư Mom Ray được chia thành các kiểu rừng chính và
phụ dưới đây:
Các kết quả điều tra từ năm 2004 đến nay của Viện điều tra và quy hoạch
rừng và qua các đợt khảo sát, đã thống kê được 1895 loài thực vật có mạch thuộc
642 chi, 170 họ của 5 ngành thực vật ở VQG Chư Mom Ray. Trong số các loài đã
thống kê có 37 loài thực vật bị đe dọa, trong đó 80 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng
cao, đã được ghi trong sách đỏ việt nam và thế giới: Cẩm lai, Trắc, Giáng hương,
Kim giao, Thông tre, Lan 1 lá, Lan kim tuyến…Đặc biệt mới đây tại thung lũng
Ya Bốc, các chuyên gia đã phát hiện một loài lan đặc hữu có hương thơm và vẻ
đẹp rất lạ.
Bên cạnh đó, vườn quốc gia Chư Mom Ray còn có hơn 20.000 ha đồng cỏ,
là môi trường cực kỳ thuận lợi cho các loài thú ăn cỏ lớn tồn tại và phát triển, kéo
theo đó là các loài động vật ăn thịt.
Bảng 2.4. Mười họ thực vật có số lượng loài lớn nhất ở CMR
TT


Tên họ (VN)

Tên, họ

Số loài

% loài

Số chi

%chi

(Latinh)
01

Họ đậu

Fabaceae

83

8,05

43

7,80

02


Họ lan

Orchidaceae

56

5,43

34

6,17

03

Họ cà phê

Rubiaceae

55

5,33

22

3,99

04

Họ thầu dầu


Euphorbiaceae

43

4,17

20

3,63

05

Họ lúa - tre

Gramineae

32

3,10

22

3,99

10


06

Họ long não


Lauraceae

31

3,01

8

1,45

07

Họ dâu tằm

Moraceae

23

2,23

4

0,73

08

Họ dẻ

Fagaceae


21

2,04

3

0,54

09

Họ cúc

Compositae

19

1,84

15

2,72

10

Họ ráng

Polypodiaceae

19


1,84

10

1,81

382

37,04

181

32,83

Tổng

(Nguồn Dự án đầu tư VQG CMR tháng 12/2004)
2.3.8. Hệ động vật rừng
Kết quả khảo sát của Viện điều tra và quy hoạch rừng qua các năm, dự án
BVR&PTNT và kết quả điều tra thú của Đỗ Tước (2005) đã ghi nhận được 672
loài động vật có xương sống và côn trùng cho VQG Chư Mom Ray. Trong đó, lớp
thú có 115 loài, Chim có 272 loài, bò sát có 44 loài, ếch nhái 17 loài và 179 loài
côn trùng. Ngoài ra còn có 108 loài cá nước ngọt.
Ngoài một số loài thú lớn được coi là đặc thù và là biểu tượng cho Chư Mom
Ray như Hổ Đông dương, Chà vá chân nâu, Voi châu Á, Bò rừng Banteng, Trâu
rừng, Bò tót, Bò xám... trong vườn quốc gia này còn có cả một bộ sưu tập các loài
quý hiếm khác như Mang lớn, Mang Trường Sơn, Báo hoa mai, Báo gấm, Chó
sói, Gấu ngựa...
Bảng 2.5. Khu hệ động vật VQG Chư Mom Ray

Lớp

Bộ

Họ

Loài

Loài sách
đỏ

Thú

11

30

115

37

Chim

18

60

272

23


Bò sát

3

14

44

13

Ếch, nhái

1

4

17

1

Côn trùng

1

11

179

12


Tổng

34

119

627

86

(Nguồn: Báo cáo khảo sát thú VQG CMR năm 2006)

11


Đa dạng sinh học tại VQG Chư Mom Ray:
VQG Chư Mom Ray là nơi bảo tồn các loài thú lớn và các loài linh trưởng
quý hiếm ở Việt Nam. Chư Mom Ray có diện tích khá lớn 56.434,2 ha với 16.410
ha rừng nguyên sinh. Mặt khác, với sự chênh lệch về độ cao từ 200 m tới 1773 m
nên VQG có nhiều hệ sinh thái khác nhau. Điều đó càng làm tăng tính đa dạng
sinh học của Vườn.
Yếu tố đặc hữu của khu hệ động vật khá cao, trong đó có 2 loài đặc hữu Kon
Tum, 47 loài đặc hữu Nam Trường Sơn và 68 loài đặc hữu của Việt Nam.
Nhóm động vật quý hiếm VQG Chư Mom Ray khá cao, có tới 74 loài đã
được ghi nhận. Trong số đó, nhiều loài có tầm quan trọng bảo tồn cao ở mức độ
quốc gia và thế giới. Trong đó, nổi bật nhất là 3 loài bò rừng và 3 loài Chà vá.
Do ở vị trí ngã 3 biên giới, VQG Chư Mom Ray có thể liên kết với VQG
Virachay, Ratanikiri (Campuchia) và Đông Nậm Giôn (Lào) tạo thành một khu
vực bảo tồn liên Quốc gia rộng lớn ở Đông Dương, nhằm mở rộng vùng sống và

trao đổi nguồn gen giữa các quần thể động thực vật trên một vùng rộng lớn chưa
từng có ở Đông Nam Á. Chư Mom Ray còn bảo tồn được những nguồn gene cực
kỳ quý hiếm, có ý nghĩa lớn về khoa học và giá trị về mặt kinh tế, không những
đối với Việt Nam mà còn cho cả thế giới.
Với đặc điểm đa dạng sinh học cao và có nhiều nguồn gen quý, năm 2004,
Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray đã được Hiệp hội các nước Đông Nam Á công
nhận là di sản ASEAN.
2.4. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội
2.4.1. Dân số - thành phần dân tộc
Trong vùng lõi của VQG không có người dân sinh sống. Dân địa phương chỉ
tập trung chủ yếu ở vùng đệm, gồm 9 xã: Sa Long, Bờ Y, Sa Sơn, Sa Nhơn, Ya Ly, Rờ Kơi, Mo Ray, Ya Xiêr và Thị trấn Sa thầy.
+ Dân số gồm 29.832 khẩu, 7.161 hộ với diện tích 247.547 ha.
+ Mật độ trung bình 12,05 người/km2.
+ Thị trấn Sa thầy có mật độ dân cao nhất với 574,6 người/ km2

12


×