BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************
HOÀNG VĂN PHỐ
TÌM HIỂU CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI
THÔN 6, XÃ QUỐC OAI, HUYỆN ĐẠ TẺH,
TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH LÂM NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 / 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************
HOÀNG VĂN PHỐ
TÌM HIỂU CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI
THÔN 6, XÃ QUỐC OAI, HUYỆN ĐẠ TẺH,
TỈNH LÂM ĐỒNG
Ngành: Lâm Nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Th.S. NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 / 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô giáo, gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng chân
thành tới:
Ba mẹ người đã sinh thành, nuôi nấng, yêu thương và dạy dỗ con nên người,
cho con chỗ dựa vững chắc để có được kết quả như ngày hôm nay.
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy
Cô giảng viên Khoa Lâm Nghiệp đã trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho em trong
suốt thời gian em học tập dưới mái trường đại học.
Gửi lời vô cùng biết ơn đến Cô Nguyễn Thị Lan Phương, người đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cán bộ xã Quốc Oai, Gia đình chú Đàm Văn Toán (thôn 5, xã Quốc Oai) đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong ăn ở và làm việc cùng toàn thể người dân ở thôn
6, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong
thời gian thực tập tại địa phương.
Cảm ơn những người bạn, những người bạn rất thân của tôi đã luôn ở bên,
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài. Cám ơn ngôi nhà DH08NK và nhất là
thầy chủ nhiệm đã luôn bên tôi trong suốt hành trình đại học.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012.
Sinh viên
Hoàng Văn Phố
ii
TÓM TẮT
Đề tài tốt nghiệp: “tìm hiểu các mô hình nông lâm kết hợp tại thôn 6, xã Quốc
Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng”, được thực hiện từ ngày 12/02/2012 đến ngày
21/06/ 2012.
Đề tài tìm hiểu một số mô hình NLKH điển hình tại địa phương. Qua điều tra
tổng thể 29/76 hộ trong thôn đưa ra được một số mô hình NLKH:
Mô hình điều – cà phê – cây ngắn ngày – ao cá
Mô hình điều – cà phê – tiêu – cây ngắn ngày
Mô hình điều – cà phê – keo lai – chăn nuôi
Mô hình điều – cà phê – mít – ao cá
Mô hình điều – cao su – cây ngắn ngày – chăn nuôi
Mô hình điều – ca cao – cây ngắn ngày – chăn nuôi
Qua phân tích, đánh giá sơ bộ cho thấy các mô hình NLKH ở địa phương được
thực hiện chủ yếu là dựa vào cây điều đã có mặt từ lâu. Các mô hình đều đem lại hiệu
quả nhất định. Nhưng với địa hình phức tạp, chỉ có một số hộ thực hiện được mô hình
VAC, đây là mô hình đem lại hiệu quả và năng suất cao.
Việc lựa chọn mô hình thích hợp phụ thuộc vào các yếu tố như: Thị trường và
các chương trình khuyến nông, các yếu tố bên trong nông hộ cũng ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn mô hình của người dân.
iii
SUMMARY
Thesis: "Evaluation of agroforestry models in areas 6, Quoc Oai, Da Teh
district, Lam Dong province", carried out from 12/02/2012 to 21/06/2012.
Subject learn some agroforestry models locally typical. Survey overall 29/77
households in the village provided a model of agroforestry:
This model - coffee - cash crops - fish pond
This model - coffee - standard - cash crops
This model - coffee - Acacia hybrid - Livestock
This model - coffee - jack - fish pond
This model - rubber - crops - livestock
This model - cocoa - crops - livestock
Through analysis, preliminary evaluation shows that the agroforestry model
locally made mainly based on plants that had been long. The models are given
effective. But with complex terrain, only some households made VAC, this model is
effective and highly productive.
The choice of appropriate model depends on factors such as market and
extension programs, the elements within the household also affects the decision to
choose the model of the people.
iv
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
i
Lời cảm tạ
ii
Tóm tắt
iii
Danh mục các từ viết tắt
viii
Danh sách các bảng
ix
Danh sách các hình
x
Chương 1 MỞ ĐẦU
1
1.1 Đặt vấn đề
1
1.2 Mục đích
2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
2.1 Tổng quan về mô hình NLKH
3
2.1.1 Một số khái niệm về NLKH
3
2.1.2 Lợi ích của các hệ thống NLKH
5
2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và phát triển NLKH
6
2.2.1 Lược sử phát triển NLKH trên thế giới
6
2.2.2 Lược sử phát triển nông lâm kết hợp ở Việt nam
6
2.2.3 Một số nghiên cứu về mô hình NLKH ở nước ta
8
2.3. Địa điểm nghiên cứu thôn 6, xã Quốc Oai
9
2.3.1 Đặc điểm địa hình, khí hậu
9
2.3.2 Cơ cấu phát triển
10
2.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
12
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
13
v
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
13
3.2 Nội dung nghiên cứu
13
3.3 Phương pháp nghiên cứu
14
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
14
3.3.2 Phương pháp xử lý thông tin
16
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
17
4.1 Một số mô hình NLKH tại địa phương
17
4.1.1 Các mô hình sử dụng đất cơ bản trong hệ thống NLKH
17
4.1.1.1 Mô hình điều – cà phê – cây ngắn ngày – ao cá
18
4.1.1.2 Mô hình điều – cà phê – tiêu – cây ngắn ngày
21
4.1.1.3 Mô hình điều – cà phê – keo lai – chăn nuôi
22
4.1.1.4 Mô hình điều – cà phê – mít – ao cá
23
4.1.1.5 Mô hình điều – cao su – cây ngắn ngày – chăn nuôi
25
4.1.1.6 Mô hình điều – ca cao – cây ngắn ngày – chăn nuôi
27
4.1.2 Ưu nhược điểm của các mô hình NLKH
28
4.1.2.1 Mô hình điều – cà phê – cây ngắn ngày – ao cá
29
4.1.2.2 Mô hình điều – cà phê – tiêu – cây ngắn ngày
29
4.1.2.3 Mô hình điều – cà phê – keo lai – chăn nuôi
30
4.1.2.4 Mô hình điều – cà phê – mít – ao cá
30
4.1.2.5 Mô hình điều – cao su – cây ngắn ngày – chăn nuôi
31
4.1.2.6 Mô hình điều – ca cao – cây ngắn ngày – chăn nuôi
31
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình
32
4.2.1 Các yếu tố bên ngoài nông hộ
32
4.2.1.1 Dòng thị trường và nhu cầu xã hội về các sản phẩm trong mô hình
32
4.2.1.2 Các chương trình hỗ trợ nông dân
33
4.2.1.3 Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình
33
4.2.2 Các yếu tố bên trong nông hộ
34
vi
4.2.2.1 Trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn mô hình
34
4.2.2.2 Kiến thức chuyên môn về kỹ thuật canh tác của các hộ dân
34
4.2.2.3 Cơ cấu lao động của nông hộ ảnh hưởng đến mô hình
35
4.3 Tác động của các mô hình NLKH đến môi trường
35
4.3.1 Tính đa dạng về thành phần cây trong mỗi mô hình
35
4.3.2 Các biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
36
4.3.3 Công tác bảo tồn đất và nước ở địa phương
36
4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các mô hình NLKH tại địa phương
36
4.4.1 Giải pháp về vốn
36
4.4.2 Giải phá về khoa học kỹ thuật
37
4.4.3 Giải pháp về chính sách
37
4.4.4 Giải pháp về cải thiện biện pháp canh tác lạc hậu trong hệ thống NLKH tại địa
phương
38
4.5 Đề xuất mô hình NLKH thích hợp với địa phương
38
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
40
5.1 Kết luận
40
5.1.1 Các mô hình NLKH tại địa phương
40
5.1.3 Đề xuất mô hình NLKH thích hợp với địa phương
40
5.2 Kiến nghị
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
42
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ đầy đủ
NLKH
Nông Lâm Kết Hợp
KHKT
Khoa Học Kỹ Thuật
SWOT
Strength - Weakness - Opportunity - Threat (Điểm mạnh
- Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức)
VAC
Vườn – Ao – Chuồng
RVAC
Rừng – Vườn – Ao – Chuồng
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
GV
Giáo Viên
CNV
Công Nhân Viên
ICRAF
International Center for Research in Agroforestry
GTNT
Giao thông nông thôn
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng
Trang
Bảng 2.1: Thực trạng nhà ở tại thôn 6, xã Quốc oai
10
Bảng 2.2: Phân bố quản lý sử dụng đất tai thôn 6, xã Quốc Oai
11
Bảng 2.3: Thực trạng vật nuôi tại thôn 6, xã Quốc Oai
11
Bảng 2.4: Tình hình kinh tế hộ tại thôn 6, xã Quốc Oai
12
Bảng 3.1: Khung logic
15
Bảng 4.1: Các mô hình NLKH điển hình trong thôn
17
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ
34
Bảng 4.3: Kiến thức chuyên môn về kỹ thuật của người dân
35
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình
Trang
Hình 4.1: Sơ đồ lát cắt thôn 6, xã Quốc Oai
18
Hình 4.2: Sơ đồ lát cắt mô hình điều – cà phê – cây ngắn ngày – ao cá
19
Hình 4.3: Kết hợp chăn nuôi, ao cá và canh tác nông lâm nghiệp
20
Hình 4.4: Sơ đồ lát cắt mô hình điều – cà phê – tiêu – cây ngắn ngày
21
Hình 4.5: Mô hình điều – cà phê – keo lai
22
Hình 4.6: Khoảng cách các loại cây trong vườn điều
24
Hình 4.7: Sơ đồ lát cắt mô hình điều – cao su – cây ngắn ngày – chăn nuôi 25
Hình 4.8: Mô hình cao su xen điều
26
Hình 4.9: Mô hình trồng xen điều – ca cao
28
x
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ những phương thức canh tác cổ xưa nhất cùng với sự phát triển về kĩ thuật
theo thời gian mà phương thức NLKH (nông lâm kết hợp) đã dần được hình thành.
Cho đến nay người ta đã thừa nhận rằng sự hình thành và phát triển của hệ thống
NLKH gắn liền với sự phát triển của các nghành khoa học thuộc nông lâm nghiệp và
gắn liền với sự nhận thức của con người về sử dụng đất và nhu cầu kinh tế. Mặc dù
vậy, thật khó để xác định được thời điểm chính xác mà từ đó hệ thống NLKH ra đời.
Ở Việt Nam, tập quán canh tác NLKH đã có từ rất lâu, như các hệ thống canh
tác nương rẫy truyền thống của các đồng bào dân tộc ít người, song song với các
phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái Vườn – Ao – Chuồng (VAC) cũng được phát
triển rất mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thể khác nhau phù hợp với
từng vùng sinh thái cụ thể.
Chính sự tồn tại lâu đời cùng với sự di dân từ đồng bằng lên vùng cao đã tạo ra
sự đa dạng, phong phú trong các hệ thống NLKH. Mỗi hệ thống đều có ưu nhược
điểm và điều kiện áp dụng khác nhau.
Các hệ thống NLKH không chỉ đơn thuần là tăng được thu nhập cho người dân
và cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho các nông hộ, tạo ra công ăn việc làm
cho người dân địa phương mà còn góp phần cải tạo được cảnh quan cũng như môi
trường xung quanh. Đặc biệt là cây lâu năm trong hệ thống NLKH có chức năng
phòng hộ, ngăn chặn xói mòn đất và cải thiện bảo tồn nước, có chức năng chắn gió và
làm hàng rào sống.
1
Tại thôn 6 xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng đã và đang áp dụng các
mô hình nông lâm kết hợp rất phù hợp với địa phương. Trước đây, người dân chỉ
trồng độc canh cây điều. Về sau, do nhu cầu kinh tế cũng như phát triển thị trường,
người dân đã áp dụng trồng xen các loại cây vào vườn điều và phát triển các hệ thống
NLKH trên diện tích canh tác của mình một cách khá thành công.
Với địa hình khá đa dạng và nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các mô
hình NLKH. Tuy nhiên, do chưa nắm rõ kỹ thuật canh tác cũng như đặc điểm sinh lý
của một số loại cây mà một số mô hình chưa đem lại được kết quả như mong muốn.
Bên cạnh đó, tại địa phương vẫn còn tồn tại một số khó khăn như vấn đề giao thông,
đi lại trong thôn, vấn đề vốn đầu tư của các nông hộ, …
Tuy còn nhiều bất cập, nhưng các mô hình đã và đang đem lại cho nông hộ
những hệ quả nhất định như nâng cao thu nhập, tận dụng được diện tích đất canh tác
hiện có.
Qua tìm hiểu, khảo sát tại địa phương, bản thân tôi nhận thấy việc thực hiện
“Tìm hiểu các mô hình nông lâm kết hợp tại thôn 6, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh
Lâm Đồng” là rất cần thiết. Qua đó, tìm ra những thuận lợi và khó khăn trước mắt tại
địa phương, rút ra những bài học kinh nghiệm và xây dụng đề tài cho bản thân.
Đề tài được sự phân công của bộ môn Lâm Nghiệp Xã Hội – Khoa Lâm
Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Dưới sự hướng dẫn
của thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Phương.
1.2 Mục đích
Dựa trên cơ sở các kiến thức chuyên nghành cùng với việc áp dụng các công
cụ thích hợp trong công tác điều tra, thu thập ý kiến, thu nhận kết quả mà người dân
tại địa bàn thôn 6, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng cung cấp. Từ đó tìm
hiểu một số mô hình NLKH tại địa phương, đồng thời đưa ra đề xuất về mô hình
NLKH thích hợp.
2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về mô hình nông lâm kết hợp
2.1.1. Một số khái niệm về NLKH
NLKH là một hệ thống quản lý đất bền vững, làm tăng sức sản xuất tổng thể
của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng
và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên cùng một diện tích đất, và áp dụng
các kĩ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa
phương (theo Bene và các cộng sự, 1977)
NLKH là một hệ thống quản lý đất đai, trong đó các sản phẩm của rừng và
trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên cùng một diện tích đất phù hợp
để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương
(theo tổ chức PCARRD, 1979)
NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất có kĩ thuật. Trong đó các
cây thân gỗ lâu năm (cây bụi, cọ, tre, cây ăn quả, cây công nghiệp,…) được trồng có
suy tính trên cùng một đơn vị diện tích quy hoạch đất với cây thân thảo và/hay với vật
nuôi được kết hợp đồng thời hay kế tiếp nhau theo không gian hay thời gian. Trong
các hệ thống NLKH có mối tác động hỗ tương qua lại về mặt sinh thái lẫn kinh tế
giữa các thành phần giữa chúng (Theo định nghĩa của Lundgren và Raintree, 1983)
NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với hoa
màu và/ hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội, theo hình
thức kết hợp không gian và thời gian, để tăng sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng
3
và vật nuôi một cách bền vững trên một diện tích đất, đặc biệt trong những tình huống
có kĩ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn (Theo Nair, 1987)
NLKH là một hệ thống quản lý rài nguyên tự nhiên năng động, lấy yếu tố sinh
thái làm chính. Qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại và bảo vệ hệ sinh thái
Nông nghiệp để sản xuất bền vững và đa dạng, làm gia tăng các lợi ích kinh tế - xã
hội – sinh thái cho người canh tác ở các mức độ, quy mô khác nhau (Theo ICRAF,
1997)
Từ nhũng khái niệm đã nêu có thể thấy theo thời gian các khái niệm về NLKH
ngày càng có sự thay đổi. Mỗi một tác giả hay một tổ chức đều có cách nhìn nhận
khác nhau và theo hướng bổ sung thêm so với những khái niệm trước đó. Trong khái
niệm của Bene và các cộng sự năm 1977 thì mục đích của việc quản lý đất bền vững
là làm tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai trên cùng một diện tích đất và các kĩ
thuật canh tác phải tương ứng với điều kiện của dân cư tại địa phương. Tuy nhiên,
trong khái niệm này vẫn chưa phân biệt rõ ràng các thành phần riêng. Đến năm 1979,
tổ chức PCARRD bổ sung thêm thành phần quan trọng của NLKH, đó là đem lại các
lợi ích kinh tế , xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư. Nhưng trong khái niệm này
lại nhấn mạnh các sản phẩm của rừng là thành phần không thể thiếu trong hệ thống,
như vậy thật khó để hệ thống phát triển trong các cộng đồng dân cư. Vì không phải
nơi nào cũng có thể trồng rừng (đồng bằng, khu dân cư) và không phải hộ gia đình
nào cũng có thể có đủ điều kiện trồng rừng vì chi phí ban đầu để trồng rừng là rất cao
mà chu kì khai thác lại lâu. Đến năm 1983, Lundgren và Raintree đã phát triển thêm
cho khái niệm NLKH. Ông cho rằng NLKH không nhất thiết phải có cây rừng mà chỉ
cần có thành phần cây gỗ lâu năm là được và chú trọng đưa kĩ thuật vào trong hệ
thống sử dụng đất nhưng trong khái niệm của ông chỉ quan tâm đến tác động tương hỗ
qua lại về mặt sinh thái và kinh tế giữa các thành phần mà không quan tâm đến yếu tố
xã hội. Đến năm 1987, trong khái niệm Nair đã quan tâm đến yếu tố xã hội, chú trọng
phát triển trên các vùng đất khó khăn, điều kiện kĩ thuật thấp và tăng sức sản xuất
4
tổng thể của các thành phần trên một đơn vị diện tích đất mà không quan tâm đến yếu
tố đầu ra của các thành phần. Đến năm 1997, ICRAF đã phát triển hoàn thiện cho khái
niệm NLKH.
Qua các khái niệm NLKH đã được trình bày thì hệ thống NLKH có những đặc
điểm chính sau:
- Hệ thống NLKH bao gồm hai hoặc nhiều hơn những loài cây (con) nhưng ít
nhất một trong chúng phải là cây thân gỗ sống lâu năm.
- Hệ thống NLKH phải có hai hay nhiều hơn sản phẩm đầu ra.
- Chu kì sản xuất của hệ thống NLKH luôn dài hơn 1 năm.
- Hệ thống NLKH luôn phức tạp hơn một hệ thống độc canh cả về phương diện
kinh tế và sinh thái học.
- Giữa các thành phần cây thân gỗ và các thành phần khác luôn có mối quan hệ
sinh thái và kinh tế.
- Sự phối hợp giữa sản xuất nhiều loại sản phẩm với viếc bảo tồn tài nguyên cơ
bản của hệ thống.
- Chú trọng sử dụng các loại cây bản địa, cây đa mục đích.
- Là hệ thống thích hợp cho điều kiện dễ bị thoái hóa và đầu tư thấp.
- NLKH quan tâm nhiều hơn đến các giá trị về dân sinh, xã hội.
- Cấu trúc và chức năng của hệ thống phong phú và hiệu quả hơn so với canh
tác độc canh.
2.1.2. Lợi ích của các hệ thống NLKH
Lợi ích trực tiếp cho đời sống cộng đồng:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm.
- Các sản phẩm từ cây thân gỗ: Gỗ, củi, nhựa cây, dược liệu,…
- Tạo việc làm liên tục, thu nhập liên tục.
- Tăng thu nhập cho nông hộ.
- Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực.
5
Bảo tồn tài nguyên và môi trường:
- NLKH bảo tồn được đất và nước: Giảm dòng chảy mặt, hạn chế xói mòn, cải
thiện lý hóa tính đất.
- Thực hiện NLKH giảm phá rừng để lấy đất.
- Tăng tính đa dạng sinh học: Bảo tồn nguồn gen như việc sưu tầm các loại cây
cảnh, dược liệu,… về trồng trong vườn , góp phần bảo tồng đa dạng sinh học.
- Góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính.
2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và phát triển NLKH
2.2.1 Lược sử phát triển NLKH trên thế giới
- Canh tác than gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng 1 diện tích là một
tập quán lâu đời của nông dân nhiều nơi trên thế giới.
- Tại Châu Á, Trung Quốc được coi là 1 trong những cái nôi của nông nghiệp
phương đông. Từ xa xưa, người dân đã biết canh tác trồng cây lấy gỗ kết hợp
với cây nông nghiệp.
- Ở vùng nhiệt đới của nước Mỹ họ trồng tầng trên cùng là dừa, tầng dưới là
cam quýt và tầng thấp hơn là cà phê, ca cao, cây mùa vụ…và cuối cùng là dưới
mặt đất được che phủ bằng các loại cây tầm thấp.
2.2.2. Lược sử phát triển NLKH ở Việt Nam
- Ở Việt Nam, tập quán canh tác nông lâm kết hợp đã có từ lâu đời, như các hệ
thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ
sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên cả nước .
- Xét ở khía cạnh mô hình và kỹ thuật thì nông lâm kết hợp ở Việt Nam đã phát
triển không ngừng. Từ những năm 1960, hệ sinh thái Vườn-Ao-Chuồng (VAC)
6
được nông dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước
với nhiều cải tiến khác nhau để thích hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể.
- Sau đó là hệ thống Rừng-Vườn-Ao-Chuồng (RVAC) và vườn đồi được
phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi
- Các hệ thống rừng ngập mặn-nuôi trồng thuỷ sản cũng được phát triển mạnh
mẽ ở vùng duyên hải các tỉnh miền Trung và miền Nam
- Các dự án ODA cũng giới thiệu các mô hình canh tác trên đất dốc theo đường
đồng mức (SALT) ở một số khu vực miền núi
- Theo đó, cho đến nay các mô hình nông lâm kết hợp ở miền núi bao gồm:
Trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày với cây rừng trong giai
đoạn rừng trồng chưa khép tán
Trồng xen cây lương thực, thực phẩm, dược liệu dưới tán rừng
Trồng xen cây nông nghiệp ở cả 2 giai đoạn của rừng trồng: Khi
rừng chưa khép tán: trồng xen lúa nương, sắn, lạc…. Khi rừng trồng đã
khép tán: trồng xen sa nhân dưới tán rừng
Trồng và kinh doanh các cây công nghiệp lâu năm với cây rừng
(cà phê, ca cao, cao su…)
Trồng và kinh doanh “rừng lương thực, thực phẩm” (rừng dẻ,
rừng sến mật, rừng dừa, rừng điều…)
Vườn quả, vườn rừng và rừng vườn (Táo + lạc + đậu tương; Vải
thiều + dong riềng; Mít + chè, dứa; …)
Chăn nuôi trâu bò, chăn thả luân phiên dưới tán rừng trồng (bạch
đàn + keo lá tràm + cỏ Panggola)
7
2.2.3 Một số nghiên cứu về mô hình NLKH ở nước ta
Đặng Hải Phương và các cộng tác viên, 2006 với nghiên cứu về “Mô hình
NLKH VAC tại ấp Bình Đức, xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương”.
Nghiên cứu cho thấy việc kết hợp chăn nuôi và các cây trồng ngắn ngày nhằm tối đa
hóa sử dụng các nguồn lực cũng như gia tăng thu nhập cho nông hộ chưa được quan
tâm nhiều. Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nên các mô hình VAC đang giảm
dần về khía cạnh đầu tư cũng như khả năng lan tỏa của mô hình.
Sinh viên lâm nghiệp, đại học Tây Nguyên (Hoàng Nhất Trí, Ngô Thế Sơn,
Giang Thị Thanh), 2007 với nghiên cứu về mô hình NLKH cà phê – tiêu – sầu riêng –
cau – cây ngắn ngày tại xã Hòa Thuận, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Nghiên cứu cho thấy mô hình được xây dựng dựa trên diện tích độc canh cây cà phê,
bước đầu đã cho năng suất ổn định, tạo thu nhập cao, quanh năm. Là mô hình có khả
năng lan rộng cao do tương đối dễ thực hiện và khả năng thích nghi với môi trường
sống của các loại cây tốt.
Nguyễn Lê Nhung, 2007 với đề tài “Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất một số giải
pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững các hệ thống NLKH tại xã Bình Nhâm,
huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương” đã tổng hợp các mô hình NLKH tại địa phương
và đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng duy trì và lan rộng các mô
hình NLKH tại đây là môi trường và chính sách khinh tế, thị trường.
Ngô Diệu Quyên, 2008 với đề tài “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định áp dụng các hệ thống NLKH của người dân tại thôn Tân Tiến, xã Đạ Rsal, huyện
Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng” phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn và áp
dụng các mô hình NLKH, quá trình hình thành và áp dụng mô hình của người dân địa
8
phương chịu ảnh hưởng rất nhiều đến dòng thị trường và nhu cầu xã hội về các sản
phẩm NLKH
Dương Thị Kim Hồng, 2010 với đề tài “Đánh giá hiệu quả của các hệ thống
NLKH tại xã Xuân Trấn, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai” đã cho thấy sự hình
thành, phát triển và lan rộng của các mô hình NLKH, qua đó chỉ ra dòng thị trường và
nhu cầu xã hội của các sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất và ảnh hưởng nhiều nhất
đến việc lựa chọn các mô hình NLKH của người dân.
Huỳnh Văn Dũng, 2011 với đề tài “Tìm hiểu một số mô hình Nông Lâm Kết
Hợp ở ấp 3, xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” đã đưa ra các kết luận về
quá trình hình thành và phát triển của một số mô hình NLKH không chỉ dựa vào kiến
thức bản địa mà còn liên quan đến nhiều vấn đề bên trong và bên ngoài nông hộ.
Qua các đề tài nghiên cứu về NLKH cho thấy việc tìm hiểu về quá trình hình
thành, phát triển của các mô hình NLKH cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn mô hình cũng như khả năng lan tỏa của chúng là rất cần thiết. Cũng chính vì lý
do đó, tôi thực hiện tìm hiểu về các mô hình NLKH tại thôn 6, xã Quốc Oai, huyện
Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
2.3. Địa điểm nghiên cứu thôn 6, xã Quốc Oai
2.3.1 Đặc điểm địa hình, khí hậu
Địa hình:
Địa hình thôn 6 chủ yếu dốc trải từ bắc, tây bắc xuống nam, tây nam nhưng có
nhiều bất cập như:
Đất dễ bị rửa trôi, khả năng giữ nước kém. Vào mùa khô, mực nước ngầm
xuống thấp ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương.
Địa hình tại địa phương chủ yếu là nhóm đất Đỏ vàng, một phân nhỏ là đất
Dốc tụ.
Hệ thống thủy lợi tại địa phương chưa hoàn chỉnh. Do đó vào mùa khô, không
đảm bảo được lượng nước cần thiết cho hoạt động sản xuất của người dân.
9
Khí hậu:
Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nền nhiệt và bức
xạ mặt trời cao đều quanh năm, không có mùa đông lạnh. Lượng mưa lớn nhưng phân
bố không đều tạo ra 02 mùa: mùa mưa và mùa khô.
Về mùa mưa lượng mưa rất lớn từ khoảng 2200-2500mm, mưa kéo dài trong 6
tháng từ tháng 5 đến tháng 11.
Do nằm ở vĩ độ thấp nên nhiệt độ không khí trung bính hàng năm cao từ 25o
27 C.
2.3.2 Cơ cấu phát triển
Nhà ở
Bảng 2.1 Thực trạng nhà ở tại thôn 6, xã Quốc oai
Thực trạng
Số lượng (căn)
Tỉ lệ(%)
Nhà kiên cố
3
4,5
Nhà xây
43
64,2
Nhà gỗ lợp tôn
21
31,3
Tổng
67
100
(Theo thống kê 25-6-2011, UBND xã)
10
Tình hình sử dụng đất
Bảng 2.2 Phân bố quản lý sử dụng đất tại thôn 6, xã Quốc Oai
Mục đích sử dụng
Diện tích
Tỷ lệ
( ha)
( %)
- Đất trồng cây lương thực
12
11,4
- Đất trồng cây thực phẩm các loại
16
15,2
77,1
73,4
+ Cây điều
38,3
36,4
+ Cây tiêu
0,3
0,3
+ Cây cà phê
9
8,6
+ Cây ca cao
6.6
6,3
+ Cây cao su
8
7,6
+ Cây ăn trái và cây khác
10
9,5
Tổng diện tích
105,1
100
- Đất trồng cây công nghiệp và cây trồng
khác
(Theo thống kê 16-8-2011, UBND xã)
Chăn nuôi
Bảng 2.3 Thực trạng vật nuôi tại thôn 6, xã Quốc Oai
Vật nuôi
Số lượng (con)
Tỉ lệ (%)
Trâu
9
0,3
Bò
36
1
Heo
50
1,5
Gà
2885
85,4
Vịt, ngan
400
11,8
Tổng
3380
100
(Theo thống kê 13-6-2011, UBND xã)
11
2.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số:
Thôn 6, xã Quốc Oai có 76 hộ dân với 292 nhân khẩu (Theo thống kê báo cáo
tổng kết 6 tháng đầu năm 2011, trưởng thôn 6)
Tình hình kinh tế hộ:
Bảng 2.4 Tình hình kinh tế hộ tại thôn 6, xã Quốc Oai
STT
Tình hình kinh tế
Số hộ
Tỉ lệ (%)
1
Hộ giàu
4
5,3
2
Hộ khá
9
11,8
3
Hộ cận nghèo
38
50
4
Hộ nghèo
25
32,9
76
100
Tổng
(Theo thống kê 13-6-2011, UBND xã)
12
Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu một số mô hình NLKH ở thôn 6, xã Quốc Oai, huyện Đạ tẻh,
tỉnh Lâm Đồng.
Tìm hiểu về các tác động của mô hình tới môi trường như: tính đa dạng
về thành phần cây trong mỗi mô hình, các biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế, công tác bảo tồn đất và nước tại địa phương.
Đề xuất mô hình NLKH tại địa phương.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tổng hợp và mô tả các mô hình NLKH trên điểm nghiên cứu, tìm hiểu về quá
trình hình thành các mô hình NLKH tại địa phương, chọn một số mô hình phổ biến,
có tiềm năng phát triển để phân tích.
- Tìm hiểu các yếu tố tác động lên các mô hình, các yếu tố bên trong và bên
ngoài nông hộ tác động đến sự cháp nhận mô hình.
+ Các yếu tố bên trong nông hộ như về trình độ học vấn, tập quán canh
tác, kiến thức chuyên môn về kỹ thuật canh tác, cơ cấu lao động theo tuổi và
giới tính và quyền sử dụng đất.
13
+ Các yếu tố bên ngoài nông hộ như: Dòng thị trường và nhu cầu xã hội
về các sản phẩm trong mô hình, các chương trình hỗ trợ, các chương trình
khuyến nông và các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, sâu bệnh.
- Đánh giá một số tác động của các mô hình NLKH lên môi trường.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình.
- Đề xuất mô hình thích hợp.
Dựa trên các tiêu chí về điều kiện tự nhiên (đất đai, địa hình, khí hậu,…)
Dựa trên các tiêu chí về mặt xã hội (chính sách nhà nước, vốn đầu tư, lao động,
thị trường tiêu thụ sản phẩm, kinh nghiệm sản xuất của nông hộ,…)
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập qua các đề tài, nghiên cứu và các đơn vị quản lý tại địa phương.
- Dùng dòng thời gian để nắm bắt được việc hình thành các mô hình sản xuất
của người dân.
- Đi lát cắt để nắm rõ hiện trạng sử dụng đất, số loài cây trồng, bố trí cây trồng,
những thuận lợi, khó khăn của hệ thống.
- Phỏng vấn một số cán bộ chủ chốt của xã và ấp, một số nông dân am hiểu về
sản xuất của địa phương (theo bảng phỏng vấn mở)
- Phỏng vấn nông dân thu thập số liệu về đầu tư và sản xuất (câu hỏi đóng và
mở).
- Thảo luận nhóm (3 đến 5 người nông dân tiêu biểu) về những hạn chế và tiềm
năng của mô hình và cho điểm một sô cây trồng có tiềm năng.
- Dùng SWOT phân tích những điểm yếu và thách thức nhằm tìm ra giải pháp
nâng cao hiệu quả mô hình.
Chia các hộ điều tra thành từng nhóm nhỏ theo mô hình nhất định, từ đó xác
định rõ các vấn đề về thu nhập, chi phí, thuận lợi, khó khăn của từng mô hình. Từ đó,
14