Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG LAN RỘNG CỦA MÔ HÌNH NLKH XEN CA CAO TRONG ĐIỀU TẠI THÔN 1 XÃ MINH HƯNG,HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.17 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

****************

NGUYỄN XUÂN QUANG

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÂN TÍCH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG LAN RỘNG
CỦA MÔ HÌNH NLKH XEN CA CAO TRONG ĐIỀU TẠI
THÔN 1 XÃ MINH HƯNG,HUYỆN BÙ ĐĂNG,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012

 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

****************

NGUYỄN XUÂN QUANG

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÂN TÍCH


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG LAN RỘNG
CỦA MÔ HÌNH NLKH XEN CA CAO TRONG ĐIỀU TẠI
THÔN 1 XÃ MINH HƯNG,HUYỆN BÙ ĐĂNG,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S ĐẶNG HẢI PHƯƠNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012


 


LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, con xin khắc ghi công ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi nấng, yêu
thương và dạy dỗ con nên người, tạo cho con niềm tin, sức mạnh, chỗ dựa vững
chắc để con có được ngày hôm nay, con vô cùng yêu thương và biết ơn cha mẹ.
Xin tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, quý thầy cô của trường Đại Học
Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, nhất là quý thầy cô trong Khoa Lâm Nghiệp, bộ môn
Nông Lâm Kết Hợp và Lâm Nghiệp Xã Hội đã tận tâm tận sức dạy dỗ, dìu dắt,
truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt 4 năm học.
Tôi gửi lời vô cùng biết ơn đến thầy Đặng Hải Phương, người đã truyền đạt
nhiều kiến thức, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
để hoàn thành khóa luận.
Xin cám ơn các cô chú, anh chị trong UBND xã Minh Hưng đã nhiệt tình

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập khóa luận. Tôi đặc biệt cám ơn gia đình
anh Nguyễn Trung Quân đã tạo mọi điều kiện cho tôi ở tại gia đình trong suốt thời
gian thực tập, và đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình phỏng vấn các hộ gia đình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến những người bạn đồng hành luôn bên
cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt chặng đường dài đã qua.
Tp. Hồ Chí Minh 6/ 2012
SVTH: Nguyễn Xuân Quang

 

ii
 


TÓM TẮT
Đề tài: “Tìm hiểu quá trình hình thành và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng lan rộng của mô hình NLKH trồng Ca Cao xen trong Điều tại thôn 1 xã
Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước” được thực hiện từ ngày 1/3/2012
đến ngày 15/6/1012.
Đề tài nhằm tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của mô hình đồng
thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lan rộng, đề xuất một số ý kiến
nhằm duy trì, nâng cao hiệu quả của mô hình, làm cơ sở nhân rộng mô hình sang
nhiều hộ khác hay các vùng lân cận.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình xuất hiện ở thôn 1 từ năm 2005 sau đó
do nhận thấy nhu cầu của thị trường và nhờ vào kinh nghiệm của bản thân người
dân mở rộng thêm diện tích đến nay là 8,5 ha.
Nghiên cứu cho thấy khả năng lan rộng của mô hình phụ thuộc chủ yếu vào
nhu cầu thị trường, giá cả thị trường ngoài ra các yếu tố bên trong và bên ngoài
nông hộ cũng có ảnh hưởng tới mô hình. Qua nghiên cứu cho thấy yếu tố dòng thị
trường, nhu cầu sản phẩm có ảnh hưởng lớn nhất đến việc nhân rộng mô hình, kế

đến là các yếu tố trong của nông hộ và cuối cùng là yếu tố tự nhiên, hiệu quả đối
với môi trường đem lại từ mô hình.
Dưạ vào sự phân tích trên, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cho việc lan
rộng của mô hình NLKH tại thôn 1.

iii
 


SUMMARY
Topics: "Learning about the formation and analysising factors which affect
the spreading ability of planting cocoa trees with cashew trees alternately in
agroforestry at hamlet 1, Minh Hung commune, Bu Dang District, Binh Phuoc
province" has been done from day to day 01/03/2012 to 06/15/1012.
This subject purposes to enquire into the formation and development of the
model, at the same time to analyze the factors which affect the ability to spread and
propose some ideas to maintain and improve the model effectively where we can
replicate the model to other households or other neighborhoods.
Research result shows that the model appeared in a village in 2005. Then
because of the awareness about demands of the market and personal
experiences,people have expanded 8.5 ha areas under crop until now.
Researching shows that spreading ability of the model depends largely on
needs and prices of the market.Besides inside and external factors of the household
also affect the model. In short the market factors and product demand are the
greatest impact to replicate the model, then the elements in household and the last is
natural elements, impact of environment brought from the model
Based on the above analysis, the thesis has proposed a solution to the spread
of agroforestry in hamlet 1.

iv

 


MỤC LỤC
 

LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
SUMMARY ..............................................................................................................iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... x
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
2.1 Một số khái niệm về mô hình nông lâm kết hợp ...............................................3
2.2 Lịch sử ra đời NLKH trên thế giới và Việt Nam ...............................................4
2.3. Lợi ích của các hệ thống nông lâm kết hợp ......................................................5
2.4 Một số nghiên cứu về NLKH tại Việt Nam:......................................................7
2.5 Tổng quát về khu vực nghiên cứu: ....................................................................8
2.5.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................................8
2.5.1.1 Địa hình .................................................................................................9
2.5.1.2 Khí hậu ..................................................................................................9
2.5.1.3 Đất đai .................................................................................................10
2.5.2 Dân sinh kinh tế, văn hóa, xã hội và cơ sở hạ tầng ...................................10
2.5.3 Nhận xét điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu .......13
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 14
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................14
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................14
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................15

3.2.1. Ngoại nghiệp ............................................................................................15
3.2.1.1 Thu thập các tài liệu thứ cấp ...............................................................15
3.2.1.2 Thu thập các tài liệu sơ cấp.................................................................15
v
 


3.2.2 Nội nghiệp ................................................................................................16
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 18
4.1 Sự hình thành và phát triển mô hình trồng Ca Cao xen trong Điều ................18
4.1.1 Dòng lịch sử tại xã Minh Hưng .................................................................18
4.1.2 Lịch thời vụ ...............................................................................................20
4.1.2.1 Lịch thời vụ của các hộ trồng Điều độc canh .....................................20
4.1.2.2 Lịch thời vụ của các hộ có trồng Ca Cao xen trong Điều ...................22
4.1.3 Tính thích ứng của người dân về mặt kỹ thuật trồng Ca Cao ...................23
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lan rộng của mô hình Ca Cao
xen trong Điều tại xã Minh Hưng: .........................................................................26
4.2.1 Các yếu tố bên ngoài nông hộ: ..................................................................27
4.2.1.1 Yếu tố về nhu cầu thị trường: .............................................................27
4.2.1.2 Kênh phân phối sản phẩm ...................................................................29
4.2.1.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho phân phối sản phẩm .................31
4.2.1.4. Dịch vụ khuyến nông và các chương trình hỗ trợ..............................32
4.2.1.5 Tác dụng phòng hộ của mô hình .........................................................33
4.2.2. Yếu tố bên trong nông hộ .........................................................................33
4.2.2.1. Dân di cư, tập quán sản xuất ..............................................................33
4.2.2.2. Mối quan hệ cộng đồng và sở hữu đất ...............................................34
4.4.2.3 Kiến thức chuyên môn về kỹ thuật canh tác của người dân ...............34
4.2.2.4 Nguồn lực của nông hộ .......................................................................36
4.2.3 Phân tích ma trận SWOT ..........................................................................38
4.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và định hướng lan rộng cho mô

hình .....................................................................................................................39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 41
5.1. Kết luận ...........................................................................................................41
5.1.1. Quá trình hình thành của mô hình Ca Cao xen Điều ...............................41
5.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lan rộng của các mô hình ...............41
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................42
vi
 


TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 44
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 46

vii
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NLKH

: Nông lâm kết hợp

ĐH NL

: Đại học Nông Lâm

GS

: Gia súc


ICRAF

: Tổ chức nghiên cứu Nông lâm Thế giới

KN

: Khuyến nông

PCARRD :

: Tổ chức nghiên cứu nông lâm kết hợp quốc tế

PRA

: Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural

Appraisal)
QL14

: Quốc lộ 14

RVAC

: Rừng vườn ao chuồng

ROP

: Tổ chức Roots of Peace của MỸ

SALT


: Kỹ thuật canh tác NLKH trên đất dốc

SWOT

: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, cản trở
(Strength – Weakness –Opportunity -Threat)

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

THCS

: Trung học cơ sở

TH

: Thu hoạch

TA

: Thức ăn

TC

: Tỉa cành

UBND


: Ủy ban nhân dân

IPCC

: Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu (International Panel
on Climate Change).

VAC

: Vườn ao chuồng

viii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Cơ cấu các loại đất ................................................................................... 10
Bảng 2.2: Thành phần các dân tộc xã Minh Hưng ................................................... 11
Bảng 2.3: Bảng thu nhập xã hội ............................................................................... 11
Bảng 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ................................................................... 12
Bảng 2.5: Các hộ sử dụng điện xã Minh Hưng ........................................................ 13
Bảng 4.1: Dòng lịch sử của xã Minh Hưng .............................................................. 18
Bảng 4.2: Danh sách các hộ đã nhận cây Ca Cao về trồng ...................................... 19
Bảng 4.3: Mức độ hài lòng của người dân về mô hình ............................................ 19
Bảng 4.4: Lịch thời vụ của các hộ trồng Điều độc canh .......................................... 21
Bảng 4.5: Lịch thời vụ của các hộ có trồng Ca Cao xen Điều ................................. 22

Bảng 4.6: Sự đầu tư chăm sóc của các hộ có mô hình Ca Cao trồng xen với Điều . 25
Bảng 4.7: Sự đầu tư chăm sóc và mật độ trồng của các hộ có mô hình trồng Điều
độc canh .................................................................................................................... 26
Bảng 4.8: Giá Ca Cao đã qua sơ chế ........................................................................ 27
Bảng 4.9: Kênh phân phối sản phẩm Điều ............................................................... 30
Bảng 4.10: Kênh phân phối sản phẩm Ca Cao ......................................................... 30
Bảng 4.11: Các đợt tập huấn của xã Minh Hưng ..................................................... 32
Bảng 4.12: Thành phần dân di cư của xã ................................................................. 33
Bảng 4.13: Kiến thức chuyên môn và kĩ thuật canh tác của người dân ................... 35
Bảng 4.14: Tình hình sử dụng vốn của người dân ................................................... 36
Bảng 4.15: Khung phân tích SWOT ........................................................................ 38

ix
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

Trang

Hình 4.1: Bảng giá Ca Cao đã qua sơ chế ................................................................ 28
Hình 4.2: Diện tích Ca Cao toàn xã ......................................................................... 28
Hình 1: Mô hình của ông Nguyễn Khắc Thược ....................................................... 52
Hình 2: Mô hình của ông Trần Văn Liệt .................................................................. 52
Hình 3: Sinh viên đang thực hiện phỏng vấn người dân .......................................... 53
Hình 4: Hình ảnh người nông dân đang thu hoạch .................................................. 53

x
 



Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, lượng mưa
trung bình hằng năm khá cao, mưa gần như tập trung theo mùa do vậy vùng đất dốc
rất dễ bị xói mòn, rửa trôi. Thêm vào đó nước ta có tới hai phần ba diện tích là đất
đồi núi dốc. Trong khi đó với phương thức canh tác NLKH đang được nhiều địa
phương triển khai góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất như một số công trình
nghiên cứu đã nhìn nhận. Theo một nghiên cứu của tác giả Đậu Cao Lộc và cộng
tác viên về “Mô hình canh tác trên đất dốc có người dân tham gia đối với cây sắn ở
Hòa Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình” trong khoảng thời gian 1995 – 1997, nếu chỉ trồng
thuần sắn (mô hình một) thì lượng đất trôi bình quân là 71,128 kg khô/ha, với mô
hình trồng sắn kết hợp với việc thiết lập các băng cốt khí từ 6 – 10 m tùy theo độ
dốc và tuân theo nguyên tắc đất càng dốc khoảng cách giữa 2 băng càng ngắn (mô
hình hai) thì lượng đất trôi trung bình là 56,053 kg khô/ha (dẫn theo Dương Văn
Nam (2009)). Hiện nay với phương thức canh tác NLKH đang được nhiều địa
phương triển khai góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất như một số công trình
nghiên cứu đã nhìn nhận, nhận thấy được tầm quan trọng của NLKH, một số đề tài
cũng tìm hiểu và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nhân rộng các hệ
thống NLKH ở từng địa phương. Tuy nhiên để đề xuất được các giải pháp NLKH
phù hợp với các điều kiện cụ thể đó cần phải xác định được bối cảnh ra đời cũng
như nghiên cứu khả năng lan rộng của mô hình NLKH nhằm đề xuất các giải pháp
làm cho các mô hình NLKH ngày càng bền vững hơn.
Bình Phước là một tỉnh đứng đầu trong cả nước về diện tích cũng như sản
lượng Điều. Với diện tích hơn 150 ngàn ha, chiếm 45% diện tích điều cả nước;
năng suất cao từ 1,1 - 1,5 tấn/ha và có trên 200 cơ sở chế biến hạt điều, Bình Phước
1
 



là thủ phủ Điều cả nước và ngành Điều trở thành ngành nông sản chủ lực của
tỉnh. Việc gắn bó với cây Điều đã giúp không ít hộ nông dân xóa được đói, giảm
được nghèo và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, một vài năm gần đây, dù giá Điều có
tăng đáng kể nhưng so với giá trị kinh tế của 1 ha cao su thì 1 ha Điều vẫn thua từ
1,5 - 2 lần (Theo báo diễn đàn doanh nghiệp 29/8/2010). Để tăng thêm thu nhập cho
người dân và giữ ổn định diện tích vườn điều, Khuyến nông Bình Phước đã hướng
dẫn người dân trồng xen cây Ca Cao vào trong vườn Điều nhằm tận dụng khả năng
sản suất của đất, chi phí đầu tư, chăm sóc sẽ giảm dần về sau nên người nông dân
được hưởng lợi từ đó. Hiện nay mô hình đang được sử dụng rộng rãi ở xã Minh
Hưng, huyện Bù Đăng. Việc tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của mô hình
này cũng như sự chấp nhận của người dân và khả năng lan rộng để có những giải
pháp phù hợp là việc làm cần thiết.
Vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu quá trình hình thành và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lan rộng của mô hình NLKH trồng xen Ca Cao
trong Điều tại thôn 1, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”.

2
 


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm về mô hình nông lâm kết hợp
Dẫn theo Đặng Kim Vui, 2007 và Nguyễn Văn Sở và các cộng sự, 2001:
NLKH là một hệ thống quản lý đất bền vững, làm tăng sức sản xuất tổng thể
của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng
và (hay) với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên cùng một diện tích đất, và áp
dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư
địa phương (Theo Bene và các cộng sự, 1977).

NLKH là một hệ thống quản lý đất đai, trong đó các sản phẩm của rừng và
trồng trọt được sản xuất cùng một lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất thích
hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư địa
phương (PCARRD, 1979).
NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với hoa
màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội, theo một
hình thức phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng thể của
thực vật trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt
trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn (Nair, 1987).
NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất có kỹ thuật trong đó có
các cây gỗ đa niên (cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả) được trồng có suy tính trên
cùng một đơn vị diện tích quy hoạch đất với hoa màu và với gia súc, gia cầm dưới
dạng xen theo không gian hay thời gian. Trong các hệ thống NLKH có mối tác động
hỗ tương qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng
(Lundgren và Raintree, 1983).

3
 


Mỗi một tác giả hay một tổ chức đều có cách nhìn nhận khác nhau và theo
hướng bổ sung thêm so với những khái niệm trước đó. Trong khái niệm của Bene
và các cộng sự năm 1977 thì mục đích của việc quản lý đất bền vững là làm tăng
sức sản xuất tổng thể của đất đai trên cùng một diện tích đất và các kỹ thuật canh
tác phải tương ứng với điều kiện của dân cư tại địa phương. Tuy nhiên trong khái
niệm này vẫn chưa phân biệt rõ ràng các thành phần trong hệ thống vì cây rừng
cũng là cây lâu năm nhưng lại bị tách biệt thành một thành phần riêng. Đến năm
1979, tổ chức PCARRD bổ sung thêm thành phần quan trọng của NLKH, đó là đem
lại các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư. Nhưng trong khái
niệm này lại nhấn mạnh các sản phẩm của rừng là thành phần không thể thiếu trong

hệ thống, như vậy thật khó để hệ thống phát triển trong các cộng đồng dân cư. Vì
không phải nơi nào cũng có thể trồng rừng (đồng bằng, khu dân cư) và không phải
hộ gia đình nào cũng có thể có đủ điều kiện trồng rừng vì chi phí ban đầu để trồng
rừng là rất cao mà chu kỳ khai thác lại lâu. Đến năm 1983 Lundgren và Raintree đã
phát triển thêm cho khái niệm NLKH. Ông cho rằng NLKH không nhất thiết phải
có cây rừng mà chỉ cần có thành phần cây thân gỗ lâu năm là được và chú trọng đưa
kỹ thuật vào trong hệ thống sử dụng đất nhưng trong khái niệm ông chỉ quan tâm
đến sự tác động tương hỗ qua lại về mặt sinh thái và kinh tế giữa các thành phần mà
không quan tâm đến yếu tố xã hội. Đến năm 1987, trong khái niệm Nair đã quan
tâm đến yếu tố xã hội, chú trọng phát triển trên các vùng đất khó khăn, điều kiện kỹ
thuật thấp và gia tăng sức sản xuất tổng thể của các thành phần trên một đơn vị diện
tích đất mà không quan tâm đến yếu tố đầu ra của các thành phần.
2.2 Lịch sử ra đời NLKH trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới:
Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một diện tích
là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới. Theo King
(1987) cho đến thời trung cổ Châu Âu, vẫn còn tồn tại một tập quán khá phổ biến là
“chặt và đốt” rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp hoặc
sau khi thu hoạch cây nông nghiệp.
4
 


Cuối thế kỷ 19, hệ thống Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanmar
dưới sự bảo hộ của thực dân Anh. Trong các đồn điền trồng cây gỗ tếch (tecnona
grandis), người lao động được phép trồng cây lương thực giữa các hàng cây chưa
khép tán để giải quyết nhu cầu lương thực hằng năm.Cũng như các nước trên thế
giới, các tập quán canh tác NLKH đã có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống
canh tác nương rẫy truyền thống của các đồng bào dân tộc ít người, hệ sinh thái
vườn nhà ở nhiều vùng địa lý trên khắp đất nước.

Việt Nam:
Từ thập niên 60, song song với phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái
Vườn – Ao – Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ
và lan rộng ra khắp cả nước. Sau đó các hệ thống Rừng – Vườn – Ao – Chuồng
(RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi. Các
hệ thống rừng ngập mặn nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển mạnh ở các vùng
duyên hải miền Trung và miền Nam. Các dự án được tài trợ Quốc tế cũng giới thiệu
các mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khu vực
miền núi. Trong hai thập niên gần đây, phát triển nông thôn miền núi theo phương
thức NLKH có tiềm năng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước. (Tổng
hợp từ bài giảng NLKH, 2002 - chương trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội). Quá trình
thực hiện chính sách định canh định cư, kinh tế mới, chương trình 327, chương
trình 5 triệu ha rừng (661) và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại
đều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển các hệ thống NLKH tại Việt Nam
2.3. Lợi ích của các hệ thống nông lâm kết hợp
Các sản phẩm NLKH cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhu cầu
của hộ gia đình, bao gồm các sản phẩm từ trồng trọt như sầu riêng, chuối, các loại
hoa màu, các sản phẩm từ chăn nuôi như heo, bò, nuôi cá, các sản phẩm hướng tới
xuất khẩu ra thị trường thế giới như tiêu, măng.
Sự kết hợp các thành phần cây trồng trong mô hình NLKH làm tăng khả
năng giữ nước, thu được các sản phẩm phụ từ gỗ, củi.

5
 


Tăng thu nhập cho nông hộ: Sự phong phú về sản phẩm đầu ra bao gồm các
sản phẩm từ cây trồng chủ lực là cà phê, tiêu, sầu riêng, điều và các sản phẩm từ
việc trồng xen như ca cao, hoa màu, chuối, tre. Các hệ thống NLKH dễ có khả năng
đem lại thu nhập cao cho hộ gia đình.

Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực: Nhờ có cấu trúc
phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ tương hỗ giữa các thành
phần trong hệ thống. Đó là sự kết hợp các thành phần cây trồng, kết cấu các tầng tán
tận dụng không gian sinh trưởng. Các hệ thống NLKH thường có tính ổn định cao
trước sự biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên. Đa dạng về đầu ra cũng góp phần
giảm rủi ro về thị trường và giá cho nông hộ.
Bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Giảm tốc độ khai thác lâm sản
từ rừng tự nhiên. Tận dụng đất hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mở rộng đất nông
nghiệp bằng khai hoang rừng. Chính vì vậy mà canh tác NLKH sẽ làm giảm sức ép
của con người vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng (Young, 1997)
Giảm hiệu ứng nhà kính: Nhiều nhà nghiên cứu gợi ý rằng sự phát triển
NLKH trên quy mô lớn có thể làm giảm khí CO2 và các loại khí gây hiệu ứng nhà
kính khác (Dixon và Schroeder,1994).
Một báo cáo đặc biệt của IPCC tháng 5/2000 với nhan đề “Sử dụng đất, thay
đổi sử dụng đất và lâm nghiệp” đã nêu rõ, việc chuyển đổi đất trồng không có năng
suất và đất chăn thả thành đất nông lâm nghiệp có tiềm năng cao nhất để hấp thu
cacbon khí quyển.
Báo cáo còn nêu “Cây cối trong các khu rừng tự nhiên chỉ hấp thu cacbon
khi đang sinh trưởng, như vậy, khi không ngăn được tình trạng suy thoái rừng thì
lượng cacbon dự trữ sẽ giải phóng không giảm được khối lượng CO2 khí quyển.
Theo số liệu thống kê của IPCC, trong một năm nếu quản lý tốt, đất chưa trồng trọt
có thể giữ được 12 megaton CO2 khí quyển, đất chăn thả mới có thể giữ 240
megaton, rừng mới trồng và rừng tái sinh có thể giữ 179 và NLKH giữ được 390
megaton. Báo cáo còn cho biết, ngược lại, suy thoái rừng phát tán hằng năm 1788

6
 


megaton cacbon trong khí quyển. (N. D, Theo Earth Times Daily, 2/2001 – dẫn theo

Dương Văn Nam, 2009).
2.4 Một số nghiên cứu về NLKH tại Việt Nam:
Năm 2004, được sự tài trợ của Quỹ Ford, Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp,
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với Tổ chức Nông Lâm Thế Giới
ICRAF đã tổ chức hội thảo: “Thị trường, Nghiên cứu và Phát triển Nông Lâm Kết
Hợp tại vùng núi phía Bắc Việt Nam” tại tỉnh Hòa Bình. Các vấn đề trọng tâm của
hội thảo được đưa vào cuốn kỷ yếu hội thảo. Hội thảo đã cung cấp nhiều thông tin
về tình hình thị trường các sản phẩm NLKH của Việt Nam. Chúng ta có thể hiểu rõ
hơn về các đặc điểm khác nhau của thị trường, các tác động của chúng đến chiều
hướng phát triển NLKH tại vùng núi Việt Nam, cũng như tình hình thị trường và
phát triển thị trường sản phẩm NLKH tại các địa phương. Ngoài ra, hội thảo giúp
chúng ta hiểu biết sâu sắc về vùng cao Việt Nam. Mặc dù, những đại biểu tham dự
hội thảo thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau nhưng đều có chung một quan
điểm là cần phải có một chiến lược tổng thể theo một định hướng đúng đắn và mô
hình thích hợp để phát triển vùng cao một cách hiệu quả và bền vững
Đề tài “Tìm hiểu và phân loại các kỹ thuật NLKH tại xã Tân Văn, huyện
Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” của Lê Quang Minh, 2006 đã kết luận: Yếu tố ảnh hưởng
đến việc quyết định áp dụng hệ thống NLKH của người dân là địa hình. Ngoài ra,
còn chịu ảnh hưởng của một số các yếu tố khác như kinh tế, kỹ thuật trồng cây
rừng, vốn.
Lê Thị Minh (2007) với đề tài “Mô tả và đánh giá thu nhập các mô hình canh
tác NLKH tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” phân tích các
yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển và lan rộng các mô hình NLKH hiệu
quả tại địa phương là các yếu tố xã hội và đầu ra cho các sản phẩm NLKH.
Dương Thị Kim Hồng (2010) với đề tài “Đánh giá hiệu quả của các hệ thống
Nông Lâm Kết Hợp tại xã Xuân Tân, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai” thì các
yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các hệ thống NLKH : Dòng thị trường là yếu tố

7
 



ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định lựa chọn các hệ thống NLKH của nông hộ, kế
đến là các yếu tố bên trong nông hộ và cuối cùng là các yếu tố tự nhiên.
Các nghiên cứu trên tập trung vào phân tích các khía cạnh về hệ thống
NLKH, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách bố trí thành phần trong các hệ thống
NLKH trên thực tiễn, các yếu tố tác động vào hệ thống NLKH, lợi ích của hệ thống
NLKH đem lại và đặc biệt là thị trường sản phẩm NLKH đang là vấn đề được quan
tâm nhất.
Có nhiều biện pháp phát triển nông lâm nghiệp bền vững, trong đó biện pháp
NLKH được quan tâm cả về mặt các mô hình phát triển cũng như vấn đề thị trường
của các sản phẩm NLKH. Tuy nhiên, tại địa phương có rất ít tài liệu thực sự đi sâu
vào tìm hiểu quá trình hình thành các hệ thống NLKH, cũng như phân tích các yếu
tố tác động vào sự thay đổi các thành phần trong hệ thống NLKH đó. Đặc biệt trong
những năm gần đây sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi đang diễn ra mạnh
mẽ, đã tác động nhiều mặt đến đời sống của người dân địa phương. Đây là tiền đề
rất quan trọng để đề ra các giải pháp sản xuất ổn định cho người dân tại địa phương.
Hầu hết các nghiên cứu trên đều đánh giá khả năng lan rộng của mô hình
NLKH ở từng khu vực là yếu tố thị trường, chính yếu tố thị trường quyết định cho
người dân có thể học hỏi từ các mô hình NLKH hiệu quả từ địa phương để có thể
thực hiện tại hộ gia đình mình. Qua đó, yếu tố thị trường cũng là một yếu tố chính
cần phải tìm hiểu, đánh giá cũng như phân tích một vài yếu tố khác như yếu tố xã
hội, yếu tố môi trường cũng có ảnh hướng đến khả năng lan rộng của mô hình
NLKH tại thôn 1.
2.5 Tổng quát về khu vực nghiên cứu:
2.5.1 Điều kiện tự nhiên
Minh Hưng là một xã nằm ở của ngõ phía tây của Huyện Bù Đăng với diện
tích tự nhiên là 6082.27 ha, dân số trên địa bàn là 2.157 hộ/ 9.406 khẩu. Với vị trí
địa lý như sau:
Phía Bắc giáp xã Bình Minh

Phía Tây giáp xã Đức Liễu
8
 


Phía Nam giáp xã Bình Minh
Phía Đông giáp thị trấn Đức Phong
Địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu mang tính chất đặc thù của khí hậu
nhiệt đới, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít ảnh hưởng gió bão và phân biệt hai
mùa Mưa - Nắng rõ rệt. Mùa mưa thường xảy ra trong thời kỳ từ tháng 5 tới tháng 9
hằng năm. Nhìn chung khí hậu thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp,
thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao.
2.5.1.1 Địa hình
Khu vực có độ cao 130 – 400 m so với mặt nước biển. Phía Đông chủ yếu là
núi cao độ dốc lớn, địa hình hiểm trở. Phía Tây, địa hình tương đối bằng phẳng
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Với địa hình phía Tây có thể đa dạng hóa cây
trồng, ngược lại địa hình phía Đông lại gây cản trở cho việc bố trí sử dụng đất, xây
dựng cơ sở hạ tầng mở trường học đường giao thông, các công trình công cộng.
2.5.1.2 Khí hậu
Bù Đăng nói chung và khu vực xã Minh Hưng nói riêng có đặc thù chung
của khí hậu vùng Đông Nam Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có 2
mùa, với nền nhiệt độ cao đều là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao cho cây trồng
phát triển quanh năm
Nhiệt độ trung bình năm cao đều và ổn định từ 25,8 – 26,20C nhiệt độ bình
quân thấp nhất 21,5 – 220C và cao nhất 31,7 – 32,20C. Tổng số giờ nắng trong năm
trung bình là 2400 – 2500 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất là tháng 2, 3, 4 lượng mưa
trung bình từ 2000 – 2300 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều giữa các
tháng hình thành 2 mùa trái ngược nhau: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa tập trung trong 6 tháng (từ tháng 5 – 10) chiếm gần 90% tổng
lượng mưa cả năm. Chỉ riêng 4 tháng mưa lớn nhất mưa đã chiếm 62 – 63% lượng

mưa cả năm. Ngược lại, lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô. Lương mưa
lớn tập trung trên địa hình dốc bị phân cách mạnh đã làm gia tăng quá trình xói mòn
rửa trôi, làm cho lớp phủ thổ nhưỡng bị suy thoái nhanh chóng nếu mất đi lớp phủ
thực vật trên.
9
 


Mùa khô kéo dài trong 6 tháng (từ tháng 11 – tháng 4 năm sau) lượng mưa
rất thấp chiếm 10 – 15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao
chiếm khoảng 64 – 67% tổng lượng bốc hơi cả năm.
Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông
nghiệp. mùa mưa cây cối phát triển rất tốt gọi là mùa sản xuất chính. Ngược lại,
mùa khô cây cối khô cằn kém phát triển. Vì vậy trong sản xuất nông nghiệp cần
phải chọn và đưa vào các loại hình sử dụng đất không hoặc ít có nhu cầu về nước
tưới như Điều, cao su.
2.5.1.3 Đất đai
Đất tại xã Minh Hưng chủ yếu là đất sỏi và đất đỏ bazan nên rất thích hợp
trồng các loại cây nông nghiệp và cây ăn quả. Cơ cấu các loại đất của xã được thể
hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Cơ cấu các loại đất
Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Sản xuất nông nghiệp

3554,3249


29,57

Lâm nghiệp

3547,54

21,19

Nuôi trồng thủy sản

13

0,11



79,93

0,62

Chuyên dung

1784,135

14,85

Nghĩa trang, nghĩa địa

5,87


0,05

Sông suối và mặt nước chuyên dung

4040,83

33,62

(Nguồn báo cáo UBND xã)
2.5.2 Dân sinh kinh tế, văn hóa, xã hội và cơ sở hạ tầng
Về dân sinh kinh tế: Minh Hưng là một xã trong mặt bằng chung là một xã
đa dân tộc, đời sống đồng bào dân tộc ngày càng ổn định, bà con đã xóa dần các
phong tục tập quán lạc hậu, song vẫn giữ được nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc,
hằng năm vào các dịp lễ tết bà con đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như múa
đâm trâu, lễ hội cồng chiên. Hiện nay số dân tộc anh em đang làm ăn sinh sống trên

10
 


địa xã là 304 hộ, 1755 khẩu chiếm 14,09% dân số toàn xã. Thành phần các dân tộc
trong xã được thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Thành phần các dân tộc xã Minh Hưng
Thành phần dân tộc

Số hộ

Tỷ lệ (%)


S’tiêng

278

91.44%

Tày

6

1.97%

Mường

4

1.13%

Hoa

5

1.64%

Chăm

5

1.64%


Thổ

3

0.98%

Khơ Me

3

0.98%

Tổng

304
(Nguồn điều tra và tổng hợp)

Tổng thu nhập bình quân của đầu người trong vùng đồng bào dân tộc là
9.300.000 đ/ người/ năm, nguồn thu nhập chính của đồng bào dân tộc thiểu số chủ
yếu là nông nghiệp. Thu nhập bình quân nhân khẩu là 11.820.000 đ/ người/ năm.
(Báo cáo của UBND xã Minh Hưng 2010).
Bảng 2.3: Bảng thu nhập xã hội
Nguồn thu nhập

Số tiền

Tỷ lệ

Thu nhập từ nông nghiệp


47.164.500.000 đ

52%

Thu nhập từ TTCN - thương nghiệp 24.000.000.000 đ

16,65%

dịch vụ
Thu nhập khác

36.394.320.000 đ

28,9%

(Nguồn báo cáo UBND xã)
Thu nhập chủ yếu của người dân phụ thuộc vào nông nghiệp chiếm 52% điều
này cho thấy nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn hơn các nghành nghề khác như
thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Hộ nghèo toàn xã là 74 hộ chiếm 3,43% trong đó có tới 26 hộ là người dân
tộc thiểu số chiếm 35,13%, hộ cận nghèo có 97 hộ chiếm 4,5% trong đó có 2 hộ là
11
 


người dân tộc thiểu số chiếm 2,06%. Ta thấy tuy chỉ chiếm có 14,09% toàn xã
nhưng người dân tộc thiểu số lại chiếm tỉ lệ cao trong số các hộ nghèo (35,13%)
(bảng 2.4).
Bảng 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo
Đối tượng


Người kinh

Đồng bào dân tộc

Hộ nghèo

48 hộ

26 hộ

Hộ cận nghèo

97 hộ

2 hộ
(Nguồn điều tra và tổng hợp)

Về văn hóa và xã hội:
- Công tác giáo dục: Nhìn chung các trường đều cơ bản hoàn thành tốt nhiệm
vụ giảng dạy, chất lượng học tập ngày càng nâng lên đội ngũ giáo viên được đào tạo
chuyên sâu về nghiệp vụ. Trên địa bàn toàn xã hiện nay có 5 trường trong đó có 1
trường đạt chuẩn quốc gia
- Trạm truyền thanh: được trang bị đầy đủ các thiết bị như máy tăng âm, hệ
thống thu, phát đảm bảo việc tiếp sóng và phát thanh phục vụ cho công tác tuyên
truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng mạng lưới truyền
thanh đến tận các thôn, ấp.
- Công tác y tế: các điểm hành ngề y tế tư nhân hiện nay toàn xã có 8 điểm.
Hăng năm trạm y tế đều có kế hoạch kiểm tra, nhắc nhở các điểm y tế tư nhân thực
hiện đúng quy định của Nhà nước và của ngành trong khám và chửa bệnh cho nhân

dân.
- Về cơ sở hạ tầng: thực hiện tốt công tác duy tu, sửa chữa các tuyến đường
liên thôn, phấn đấu làm mới một số tuyến đường sau: 3 km đường Bùramang (thôn
1), 1 km đường Hưng Phú (thôn 5), 3 km đường Khu Long An (thôn 6), xây dựng
các trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Số hộ sử dụng điện trên địa bàn xã được thể hiện
trong bảng 2.5.

12
 


Bảng 2.5: Các hộ sử dụng điện xã Minh Hưng
Người kinh
Đồng bào dân tộc
Đã sử dụng điện

1.703 hộ

287 hộ

Chưa sử dụng điện

150 hộ

17 hộ
(Nguồn điều tra và tổng hợp)

Hầu hết tất cả các hộ đã có điện sử dụng trên địa bàn xã đều là sử dụng mạng
lưới điện Quốc gia và sừ dụng hộp công tơ điện theo đúng yêu cầu kĩ thuật của điện
lực. Hiện nay trên địa bàn xã không còn hộ đồng bào dân tộc nào phải ở nhà tạm

nhà dột nát
2.5.3 Nhận xét điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
Xã Minh Hưng có vị trí thuận lợi, gần trung tâm huyện, thuận tiện giao lưu
vận chuyển hàng hóa ra thị trấn và đi các xã lân cận, có điều kiện phát triển nông
lâm nghiệp.
Xã Minh Hưng nằm trên trục đường QL14 chạy qua. Đây là một trong những
quốc lộ quan trọng trong cả nước (thuộc hệ thống đường Hồ Chí Minh) nối liền các
tỉnh phí Bắc qua Tây Nguyên vào các tỉnh Nam Bộ. Là một xã thuộc khu vực miền
núi xa các trung tâm kinh tế chính trị và thành phố lớn vì vậy ít có cợ hội được
hưởng sức lan tỏa của các trung tâm phát triển đó. Đó là một trở ngại không nhỏ
đến sự phát triển kinh tế xã nói chung và sử dụng đất nói riêng.
Về văn hóa – xã hội: Đảm bảo mạng lưới truyền thanh, tuyên truyền kịp thời
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân toàn xã. Trong công
tác giáo dục thì chất lượng giáo dục ngày một được nâng cao, tỷ lệ học sinh bỏ học
giảm, công tác xóa mù chữ – phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cấp THCS được duy
trì thường xuyên, công tác xã hội hóa ngày càng tích cực thực hiện, các trang thiết
bị phục vụ công tác giảng dạy ngày càng được đầu tư.

13
 


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận nhằm tìm hiểu quá trình hình thành và phân tích các yếu tố ảnh
hương đến khả năng lan rộng của các mô hình trồng Ca Cao xen trong Điều tại thôn
1 xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Cụ thể, khóa luận có hai mục
tiêu như sau:

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển mô
hình trồng Ca Cao xen trong Điều tại thôn 1 xã Minh Hưng.
Phân tích các yếu tố về kinh tế, xã hội, môi trường ảnh hưởng đến khả năng
lan rộng của mô hình trồng Ca Cao xen trong Điều tại thôn 1 xã Minh Hưng, huyện
Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Tìm hiểu không gian và thời gian hình thành và phát triển mô
hình ở thôn 1 xã Minh Hưng:
Không gian: Cách bố trí cây trồng trong hệ thống.
Thời gian: Tìm hiểu về lịch sử của xã, các mốc thời gian từ khi cây Ca Cao
xuất hiện, các dự án tiến hành tại xã.
Nội dung 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lan rộng của mô
hình trồng Ca Cao xen trong Điều: Sự chấp nhận trồng một loài cây trồng mới
không chỉ đơn thuần dựa vào nguồn lực bên trong nông hộ mà còn phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố bên ngoài nông hộ.

14
 


×