Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận môn văn hóa đạo đức quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.87 KB, 14 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Trong một thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển, xu hướng toàn
cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một tất yếu khách quan, mối quan hệ giữa các nền
kinh tế ngày càng mật thiết và gắn bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các
quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
cũng ngày càng gay gắt. Trước đây, các công ty dùng biện pháp đa dạng hóa mẫu
mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa làm biện pháp cạnh tranh hữu hiệu để
giành lợi thế trên thương trường. Hiện nay, các công ty chú ý tới việc củng cố hình
ảnh, nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hóa
doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một giải pháp đang được áp dụng và bước
đầu đem lại hiệu quả tích cực. Các doanh nghiệp muốn khẳng định được thương
hiệu trên thị trường thì điều mà họ hướng tới bây giờ là việc thực hiện tốt Trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới, trở
thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập,
nhưng ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp
quan tâm đúng mức. Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi
người lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng… nghiêm trọng đã và đang
khiến cộng đồng bức xúc và mất dần lòng tin vào các doanh nghiệp. Từ đó, các
doanh nghiệp Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện Trách nhiệm xã
hội mang lại cho các doanh nghiệp là cần thiết trong bối cảnh đất nước ta hiện nay.
Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội là góp phần nâng cao lợi nhuận cho
doanh nghiệp như nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, và cũng là biện pháp quảng
cáo cho tên tuổi của doanh nghiệp đó.
Vì vậy, ý thức được vấn đề này các doanh nghiệp đã chú trọng tới việc đưa TNXH
vào hoạt động kinh doanh của mình. Vậy thực trạng áp dụng và giaỉ pháp nâng cao
hiệu quả của TNXH tại Việt Nam ra sao, chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ trong bài
thuyết trình:
” TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP”.



I, Một số vấn đề lý thuyết
1, Khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trên thế giới, thuật ngữ trách nhiệm xã hội được sử dụng rộng rãi vào đầu những
năm 1970, mặc dù khía cạnh khác nhau của trách nhiệm xã hội liên quan đến hành
động của các tổ chức và các chính phủ đã có từ khá lâu vào khoảng những năm
cuối thế kỷ 19. Trước đây, trách nhiệm xã hội được đề cập tập trung chủ yếu vào
hoạt động kinh doanh. Với mọi người, thuật ngữ “ trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp” quen thuộc hơn là thuật ngữ “trách nhiệm xã hội”. Quan điểm cho rằng
trách nhiệm xã hội được áp dụng cho tất cả các tổ chức nổi lên khi các loại hình tổ
chức khác nhau, không chỉ những người trong giới kinh doanh, họ nhận ra rằng cần
phải có trách nhiệm xã hội và sự phát triển bền vững của xã hội.
Thực tế có khá nhiều định nghĩa khác nhau về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
và một trong những định nghĩa có khát quát và được sử dụng phổ biến hiện hiện
nay là định nghĩa do Hội đồng kinh doanh thế giới về Phát triển bền vững, đưa ra:
“Trách nhiệm xã hội là cam kết của công ty đóng góp cho việc phát triển kinh tế
bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng
giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát
triển nhân viên, phát triển cộng đồng... Theo cách có lợi cho cả công ty cũng
như phát triển chung của xã hội”.
Khát quát lên, trách nhiệm xã hội của doanh nghiêp là sự cam kết của doanh
nghiệp đó có hành động vì dự phát triển bền vững của xã hội, luôn chăm lo nâng
cao đời sống của người lao động, gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội. Một
doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế
mà phải đóng góp chung của toàn thể xã hội. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm xã
hội phải tuân thủ theo các chuẩn mực được quy định trong các lĩnh vực cụ thể.
Trách nhiệm xã hội cũng có khía cạnh bắt buộc bên cạnh sự tự nghiệp của doanh
nghiệp đó là sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định của luật pháp hiện hành và các
tiêu chuẩn quốc tế.



2, Các mặt biểu hiện của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có trách nhiệm xã hội khi:
-

-

-

-

Khía cạnh kinh tế: Được thể hiện trong việc chi trả kinh tế cho các bên liên
quan như người lao động, người tiêu dung và các dối tác… Nghĩa vụ kinh tế
của doanh nghiệp là cung cấp hang hóa và dịch vụ, tạo công ăn việc làm với
mưc thù lao tương xứng. Nó còn bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn nhân lực
mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Đối
với người tiêu dung nghĩa vụ này còn liên quan đến chất lượng, an toàn sản
phẩm,phân phối và bán hang, cạnh tranh. Đối với người lao động, đó là cơ
hội việc làm ngang nhau, cơ hội phát triển, mức thù lao tương xứng, môi
trường làm việc thuận lợi và được đảm bảo quyền riêng tư.
Khía cạnh pháp lý: Là việc doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định của
pháp luật như một yêu cầu tối thiểu, liên quan đến các đối tượng như người
tiêu dung, đối tượng cạnh tranh. Nghĩa vụ pháp lý gồm 5 khía cạnh: điều tiết
cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dung, bảo vệ môi trường, an toàn và bình
đẳng, khuyến khích phat triển và ngăn chặn hành vi sai trái.
Khía cạnh đạo đức: Thế hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực hay kì
vọng phản ánh mối quan tâm của các đối tượng như các người tiêu dùng,
người lao động, đối tác, chủ sở hữu và cộng đồng. Nó cũng là những nguyên
tắc và các giá trị đạo đức được tôn trọng là kim chỉ nam cho sự phối hợp
hành động của mỗi thành viên và những người hữu quan.

Khía cạnh nhân văn: Là những đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Thể
hiện trên bốn phương diện nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh
nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển
nhân cách đaoh đức cho người lao động.

Như vậy, trách nhiệm xã hội đã khát quát và nhấn mạnh đến việc doanh nghiệp
phải quan tâm, chú ý đến những tác động của những quyết định và hành vi của
mình đối với các bên có liên quan, môi trường và xã hội. Các doanh nghiệp phải
làm sao để phát huy các tác động tiêu cực từ những hoạt động của mình đối với xã
hội. Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội phải có những hành vi minh bạch và
có đạo đức. Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội luôn luôn đặt lợi ích của các
bên có liên quan bên cạnh lợi ích của mình và sẵn sàng chia sẻ lợi ích đó.
Chẳng hạn, hãng điện tử dân dụng Best Buy đã có chương trình tái chế sản
phẩm; hãng cà phê nổi tiếng Starbucks đã và đang bắt tay vào các hoạt động cộng


đồng; hãng nước khoáng nổi tiếng của Pháp Evian phân phối sản phẩm của mình
trong những chai nước thân thiện với môi trường. Những tập đoàn đa quốc gia như
The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc)
và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ
điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất
lượng và giá cả hợp lý của mình, mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách
nhiệm đối với môi trường và xã hội.
II,Lợi ích của việc thực hiện TNXHCDN
a,Ở cấp độ doanh nghiệp.
TNXHCDN có thể góp phần nâng cao thương hiệu doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp tăng thị phần và tạo thêm nhiều lợi nhuận hơn thông qua việc giúp doanh
nghiệp tăng tính cạnh tranh theo một số cách sau đây:
- Do TNXHCDN liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ mật thiết với các
đối tác của doanh nghiệp như nhà cung cấp, khác hàng, người lao động, cộng đồng,

bằng cách quan tâm đến những lợi ích của họ, doanh nghiệp có thể khiến các đối
tác của mình hài lòng và kết quả là, doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ những mối
quan hệ mật thiết này.
- Trong một số trường hợp, TNXHCDN có thể đem lại hiệu suất lớn hơn
(chẳng hạn như tiết kiệm được chi phí từ việc ứng dụng các kỹ thuật giảm thiểu
chất thải, và điều này có thể giúp doanh nghiệp có được giá cả cạnh tranh hơn) Ngoài ra, khi TNXHCDN khuyến khích các doanh nghiệp đảm bảo môi trường làm
việc tốt cho người lao động, bao gồm bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, đối xử
bình đẳng, chăm sóc sức khoẻ định kỳ, vv. Điều này có thể giúp các doanh nghiệp
giữ chân được người lao động có kỹ năng, tăng hiệu suất lao động và thậm chí thu
hút thêm người lao động có trình độ. Tất cả những yếu tố này được tin là sẽ giúp
các doanh nghiệp cạnh tranh hơn trong việc thu hút lao động.
- Việc lấy chứng chỉ về TNXHCDN có nhiều lợi ích tiềm năng. Lợi ích trước
mắt là có thêm đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về
CRS, còn lợi ích dài hạn là cho chính công ty như cải thiện quan hệ trong công
việc, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc,
giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, tăng doanh thu, tăng giá trị,
thương hiệu, và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. TNXHCDN đối với
phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng
rẻ và đáng tin cậy hơn.


- TNXHCDN tốt là yếu tố giúp thu hút nhân tàiNhững công ty trả lương thỏa
đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường
làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt. Những người chủ
doanh nghiệp giỏi thường không lo lắng nhiều về những chi phí cho TNXHCDN
(sức khoẻ nhân viên và người nhà của họ, cho nhân viên vay tiền để mua xe, mua
nhà, tổ chức nhà trẻ, trường học cho con cái họ…). Họ luôn tin rằng đó là khoản
đầu tư sáng suốt.
b,Ở cấp độ quốc gia
- TNXHCDN có thể góp phần xoá đói giảm nghèo thông qua những chương

trình từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện như đóng góp cho Quỹ vì người
nghèo, Quỹ vì người tàn tật, v.v. Các chính sách về TNXHCDN trong bản thân các
doanh nghiệp như đối xử bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, với lao động cũ và
mới cũng đem lại công bằng xã hội nói chung. Và một đóng góp quan trọng nữa
của TNXHCDN ở cấp quốc gia là góp phần bảo vệ môi trường. Điều này được
xem là một đóng góp rất quan trọng do tình trạng ô nhiễm môi trường hiện đang đe
dọa cuộc sống con người hơn bao giờ hết và ngốn nhiều tiền của để xử lý vấn đề
này. Khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi yêu cầu từ khách hàng ngày càng
cao và xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp thì các doanh
nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ
môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, bình đẳng về giới, an toàn lao động,
quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng,
… Thước đo thành công của họ bắt nguồn từ tác động mà họ tạo ra đối với nhu
cầu xã hội.
Lợi ích dài hạn chủ yếu của TNXHCDN là cho chính nội bộ doanh nghiệp
như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi
việc, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, TNXHCDN còn giúp nâng cao uy tín của
doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh
tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Doanh
nghiệp sẽ thành công trong việc áp dụng TNXHCDN nếu có sự cam kết của ban
lãnh đạo, thực sự hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích TNXHCDN sẽ mang lại trong
dài hạn và biến TNXHCDN thành một phần văn hóa doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia.
Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu, thực hiện trách nhiệm
xã hội là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, không mâu thuẫn với lợi
ích kinh tế của doanh nghiệp. Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải tạo ra môi trường pháp luật hoàn chỉnh, một


sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn và

ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp.

III, Thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1,Những mặt đã làm được.


Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta ngày càng
được thực hiện tốt điển hình là các doanh nghiệp lớn như Vinamilkvới
chương trình,“VINAMILK – Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”, Quỷ “1 triệu
cây xanh”, các trương trình khuyến học, các cam kết về đảm bảo và không
ngừng nâng cao chất lượng... Honda Việt Nam, với quỹ học bổng “Thắp
sáng niềm tin ”, chương trình “Ý tưởng trẻ thơ”, …Hay tập đoàn viễn thông
quân đội Viettel với trương trình “nụ cười trẻ thơ” tổ chức phẫu thuật miễn
phí cho gần 500 em bị dị tật hở hàm ếch bẩm sinh với tổng kinh phí hỗ trợ
lên tới hơn 2 tỷ đồng...

Bên cạnh đó còn có các doanh nghiệp ngành dày gia, may mặc do yêu cầu bên đối
tác nên trách nhiệm xã hội được thực hiện.


Cam kết sẽ thực hiện 1 hoặc tất cả các nội dung sau:

-Bảo vệ môi trường, an toàn và sức khoẻ cho người lao động và cộng đồng
trong tất cả các công đoạn từ khi thiết kế, sản xuất, phân phối, sử dụng, tái chế
đến thải các sản phẩm hoá chất.
-Sản xuất an toàn, ngăn chặn cháy, nổ và các tai nạn do rò rỉ hoá chất gây ra,
trong quá trình sản xuất, gia công, vận chuyển và lưu giữ hóa chất.
-Giảm số lượng các chất ô nhiễm phát thải vào môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm.
Quản lý tốt chất thải để bảo vệ môi trường, sức khỏe và an toàn của người lao
động và cộng đồng.

-Làm giảm nguy cơ gây hại trong quá trình phân phối hoá chất đến cộng đồng
dân cư, người vận chuyển, người phân phối, người lao động và môi trường.
-Bảo vệ, tăng cường sức khoẻ và an toàn cho người lao động. Làm việc với
công đồng dân cư xung quanh để hiểu được tâm tư, lo lắng của họ. Lập kế
hoạch ứng phó trường hợp khẩn cấp.


- Và mới đây hội thảo của hội Đồng Anh tổ chức tại TP.HCM với thông điệp
“Xã hội có thể giúp cho các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam thực hiện trách
nhiệm xã hội của mình một cách hiệu quả” với sự tham gia của nhiều doanh
nghiệp lớn như Unilever, Microsolt.
- “Giải thưởng Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp” để tôn vinh những doanh
nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
2. Hạn chế
a,Những vấn đề về thể chế
Hiện nay, ở Việt Nam, việc xác định trách nhiệm xã hội đối với người tiêu
dùng, với môi trường sinh thái và các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức xã hội
khác thuộc về ai đang là vấn đề còn đang bàn cãi. Vấn đề cần phải làm sáng
tỏ ở đây là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đến đâu? Đâu là trách
nhiệm của doanh nghiệp? Và, các tổ chức xã hội dân sự có vai trò gì trong
vấn đề này? Về phía Nhà nước, có thể nói, hệ thống luật pháp đã được đổi
mới và xây dựng lại một cách sâu rộng, từ Hiến pháp đến hệ thống luật, nghị
định. Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu, nhận thức
được tầm quan trọng của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã thông
qua Công ước về khí hậu (năm 1994) và sau đó là Nghị định thư Kyoto
thuộc Công ước về khí hậu (năm 2002). Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt
Nam được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiệu lực của
pháp luật thấp và, đặc biệt, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong thực
thi pháp luật rất mờ nhạt. Đã xuất hiện nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư
luận, như vụ Công ty Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải nhưng không được

xử lý nghiêm minh do sự đùn đẩy trách nhiệm của các bộ chức năng. Các tổ
chức xã hội dân sự Việt Nam đã được hình thành và hoạt động trên thực tế,
có đóng góp thiết thực, như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
các Hiệp hội ngành nghề, như Dệt may, Xuất khẩu Thuỷ sản, Hiệp hội các
nhà đầu tư tài chính. Bản thân các hiệp hội đó còn cần phải nâng cao tính
chuyên nghiệp và hiệu quả thiết thực.
b,Vấn đề của các doanh nghiệp
-

Đối với cổ đông: Thị trường chứng khoán Việt Nam mới được thành lập từ
năm 2000, do quá trình phát triển ngắn nên TNXH đối với các cổ đông còn
là vấn đề rất mới mẻ ở nước ta, đã xuất hiện những lỗ hổng của cơ chế giám
sát, công bố thông tin chứng khoán hiện nay. Đó là tình trạng các báo cáo tài


-

chính quý, sáu tháng, hàng năm của nhiều công ty niêm yết chất lượng kém,
có nhiều báo cáo không đúng sự thật, hay không được công bố đầy đủ, thông
tin về kết quả kinh doanh đưa ra có sự khác biệt giữa bản thân công ty và các
công ty kiểm toán. Vì vậy, thời gian qua đã xuất hiện hiện tượng các doanh
nghiệp đưa ra những thông tin chưa chính xác để trục lợi, gây lao đao cho
nhiều nhà đầu tư.
Đối với người tiêu dùng: Hiện nay, người tiêu dùng (NTD) mỗi khi lựa chọn
sản phẩm nếu không tinh ý cũng dễ bị mua nhầm mà nguyên nhân là do việc
các công ty cố tình đặt tên cho nhãn hiệu hàng hóa của mình tương tự một
nhãn hiệu nổi tiếng đã có trước để trốn tránh luật pháp và gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng. Ví dụ cho tình trạng này quá nhiều, như Hongda và Honda,
La Vierge và La Vie, Cỏ May và Camay… Người tiêu dùng đã tự tước đoạt
đi quyền lợi chính đáng của mình và dung túng cho những sự việc phạm

pháp tiếp tục diễn.
Một số doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, có nhãn hiệu đăng ký, hoạt động
trên lĩnh vực xuất khẩu đạt trình độ về trách nhiệm xã hội được các nhà nhập
khẩu chấp nhận. Các doanh nghiệp này thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các
tiêu chuẩn SA 8000, ISO 14000, bảo đảm trình độ vệ sinh và an toàn tốt. Các
doanh nghiệp này cũng đã có chiến lược dài hạn để thực hiện ngày càng đầy
đủ hơn trách nhiệm xã hội cả về bảo vệ môi trường, hạn chế lượng khí thải
v.v. Chẳng hạn như việc các doanh nghiệp lớn như Metro đã ký kết hợp
đồng và hướng dẫn sản xuất, thu mua nhiều mặt hàng nông sản bảo đảm chất
lượng đã đem lại nhiều tiến bộ trong cung ứng nông sản, kể cả cho xuất
khẩu. Tuy nhiên, có đến hàng vạn doanh nghiệp chưa có thương hiệu, chưa
đăng ký chất lượng sản phẩm. Số nông sản được sản xuất theo quy trình hiện
đại \có đăng ký nhãn hiệu vùng sản xuất, như thanh long, xoài, cà phê, bưởi,
v. v. tuy đã tăng lên, nhưng vẫn còn rất ít so với tổng sản lượng các sản
phẩm gieo trồng và chăn nuôi. Ngày càng nhiều các nhà đầu tư và nhập khẩu
nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải áp dụng.

-

Đối với môi trường: Tăng trưởng nhanh và môi trường sinh thái luôn là hai
mặt đối nhau của các nền kinh tế đang phát triển. Sau quá trình tăng trưởng
kinh tế nhanh, nhiều nước đã phải trả giá đắt về môi trường. Nhiều vụ ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng diễn ra hơn chục năm không bị phát hiện và
xử lý cho thấy cơ quan quản lý không làm hết trách nhiệm của mình. Những
thách thức chủ yếu đối với việc thực hiện TNXHCDN là: nhận thức hạn chế
về TNXHCDN; thiếu nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực để xây dựng


những tiêu chuẩn TNXHCDN đặc biệt ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa; có sự
nhầm lẫn giữa TNXHCDN và luật lao động.

Vấn đề thực hiện TNXH đối với môi trường của các doanh nghiệp luôn là
vấn đề “nóng” cần quan tâm. Hiện nay, trong số 154 khu công nghiệp
(KCN) đang hoạt động trên toàn quốc chỉ có 39 KCN có hệ thống xử lý
nước thải tập trung (chiếm 25%), chính vì hệ thống nước thải ở các KCN
chưa được xây dựng đồng bộ, nên lượng nước thải công nghiệp mỗi ngày
thải ra môi trường khoảng 500.000 – 700.000 m3 hầu hết chưa được xử lý đã
làm ô nhiễm môi trường nước. Tình trạng ô nhiễm trên một số con sông như
sông Tô Lịch, Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn,
sông Thị Vải… đã đến mức báo động. Bên cạnh đó, các KCN khi xây dựng
thiếu các biện pháp bảo vệ môi trường nên khi tiến hành sản xuất, các chất
thải rắn, lỏng không có chỗ chôn lấp, cũng như không có hệ thống xử lý, làm
cho môi trường càng ô nhiễm.
Với cộng đồng: Từ thiện chỉ là một phần nhỏ trong TNXHCDN. Một
doanh nghiệp đóng góp 1 tỷ đồng từ thiện, nhưng có thể gây ô nhiễm với chi
phí nhiều tỷ đồng hơn thế. Cần phải có một cách tiếp cận toàn diện về
TNXHCDN. Cách thức tổ chức các buổi từ thiện thường mang tính PR mà
không đi vào thực chất.


Theo một số nghiên cứu mới đây:

-

Chỉ có 23,8% công nhân trên cả nước có thu nhập trên 1,5 triệu đồng/tháng
Trong năm 2011, trên toàn quốc đã xảy ra 5.896 vụ tai nạn lao động, làm
6.154 người bị nạn, trong đó có 574 người chết, 1.314 người bị thương nặng.
Khoảng 50% trẻ em phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, có thể ảnh
hưởng tồi tệ đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Tại các cơ
sở may mặc, chế biến thực phẩm, đối tượng này phải làm 10-12 giờ/ngày.
Doanh nghiệp còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động xấu đến

đời sống của cộng đồng. Điển hình là Công ty Vedan bức tử sông Thị Vải,
Công ty Tung Kuang đầu độc sông Cầu Ghẽ...
Thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người như nước tương chứa
chất gây ung thư, bánh phở chứa phoóc môn, thực phẩm chứa hàn the…
được các doanh nghiệp sản xuất bày bán trên thị trường.

-

-

-


Nguyên nhân của những tồn tại trong thời gian qua.
Thứ nhất, hiểu biết của giới kinh doanh Việt Nam hiện nay về các vấn đề ĐĐKD
hay TNXH còn mơ hồ và hạn chế. Đa số các doanh nghiệp chưa nhận thức được
tầm quan trọng và ý nghĩa của TNXH đối với khách hàng, xã hội và chính bản thân
doanh nghiệp.
Thứ hai, Quản lý Nhà nước còn lỏng lẻo, các văn bản pháp luật không sát với tình
hình thực tế đã dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp dễ dàng lách luật, chối bỏ
những trách nhiệm của mình.
Thứ ba, Công đoàn Việt Nam là tổ chức có vai trò quan trọng trong việc hòa giải,
ký kết thỏa ước lao động tập thể, là đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Thế nhưng hiện tại, các tổ chức công đoàn vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tế.
Thứ tư, tai nạn lao động, đình công đang có xu hướng gia tăng, đòi hỏi công tác
thanh tra lao động phải được thực hiện thường xuyên. Theo Tổ chức Lao động
Quốc tế ILO thì với các nước kém phát triển như Việt Nam thì trung bình 40.000
lao động phải có một thanh tra lao động. Nếu theo chuẩn này thì với trên 50 triệu
lao động thì Việt Nam cần tới hơn 1000 thanh tra.

Thứ năm, Luật Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam có quy định người tiêu dùng có
quyền được cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ, được quyền lựa chọn, được
quyền khiếu nại, tố cáo… Nhưng kết quả tổng điều tra ý kiến người tiêu dùng
(NTD) trên phạm vi cả nước năm 2008 của Hội Tiêu chuẩn – Bảo vệ NTD Việt
Nam, có đến 41% NTD Việt Nam không biết mình có quyền lợi gì, số còn lại có
biết nhưng cũng không sử dụng các quyền lợi mình đáng được hưởng.

IV, Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1, Các biện pháp từ phía Nhà nước.
-

Bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam nhằm tạo sở sở pháp lý
vững chắc cho ĐĐKD và TNXH.


Hệ thống pháp luật chính là khung cơ sở, là nền tảng đầu tiên để các doanh nghiệp
thực hiện ĐĐKD nói chung cũng như TNXH nói riêng. Tuy nhiên khung pháp luật
hiện thời của Việt Nam còn nhiều thiếu xót, bất cập chưa đáp ứng được những đổi
mới của đất nước khiến cho nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để
trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ đạo đức, TNXH.
-

Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về ĐĐKD và TNXH ở Việt
Nam.

Nhận thức đúng về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng
đồng là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nhận thức đúng để hành động
đúng bên cạnh cơ chế quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn của các cơ quan quản lý
Nhà nước về bảo vệ người lao động, người tiêu dùng, môi trường… chắc chắn sẽ
mang lại hiệu quả thiết thực và ý nghĩa đối với con người.

+ Xây dựng, bổ sung Bộ Luật Lao động Việt Nam.
+ Tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp về TNXH.
+ Phối hợp đồng bộ hoạt động của các cơ quan, ban ngành, tổ chức.
-

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thực thi TNXH trong doanh nghiệp.

Mục tiêu của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh là tối đa hoá
lợi nhuận, doanh thu, trong khi đó, việc tuân thủ ĐĐKD nói chung và TNXH nói
riêng cần có thời gian dài mới có thể phát huy đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Do đó, Nhà nước nên ban hành các chính sách khuyến khích, quan tâm, hỗ trợ các
doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như việc giúp đỡ doanh nghiệp sản xuất
phù hợp với tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sản xuất theo công nghệ sạch…
-

Hoàn thiện bộ máy, cơ chế hoạt động của công tác thanh tra kiểm tra.

Thanh tra lao động có vai trò là người kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy
định pháp luật của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra viên ở
nước ta còn mỏng chưa đáp ứng được số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
ngày càng gia tăng, do vậy việc tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống thanh
tra lao động là điều cần thiết.
-

Hình thành kênh thông tin về TNXH cho các doanh nghiệp nhất là cung cấp
các thông tin cập nhật về các quy tắc quốc tế.


-


-

Tổ chức các cuộc thi tìm kiếm sang kiến để tìm ra những dự án tiềm năng,
vinh danh các doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện TNXH.
Đưa TNXH vào chương trình giáo dục của các trường đại học.

Hiện nay, trong các trường đại học dạy về kinh doanh, sinh viên chủ yếu được học
về các kỹ năng cứng là các nghiệp vụ, kỹ thuật kinh doanh là chính chứ ít khi
được dạy về các kỹ năng mền: cách ứng xử trong hoạt động kinh doanh, và càng
hiếm được dạy về cách ứng xử có đạo đức, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã
hội, với cộng đồng.
-

Liên kết quốc tế trong thực hiện TNXHDN.

b,Giải pháp từ phía doanh nghiệp.
Việc thực hiện TNXH không chỉ là vấn đề trong ngắn hạn mà đó là quá trình lâu
dài với sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Khi việc đáp ứng những tiêu chuẩn trong
kinh doanh là phương tiện cho các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ tiếp cận thị
trường quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam cần thoát ra khỏi thể bị động, nắm
lấy vị trí chủ động hơn trong việc thực thi TNXH.
-

Nâng cao nhận thức về TNXH.

Nâng cao nhận thức về TNXH trong các doanh nghiệp trước hết phải bắt đầu từ
người đứng đầu doanh nghiệp bởi tầm nhìn và quyết định của họ có ảnh hưởng rất
lớn, thậm chí tuyệt đối tới chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty (đặc biệt ở
những công ty vừa và nhỏ).
-


Có chiến lược dài hạn trong xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn TNXH
với những bước đi thích hợp.

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo ý nghĩa đầy đủ và đích
thực không phải là một vấn đề đơn giản và nằm trong khả năng giải quyết trong
ngắn hạn của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam bởi sự hạn chế của các yếu tố
nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính.
-

Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.


Công đoàn đã và đang đóng góp một vai trò tích cực là đại diện của giai cấp công
nhân lao động. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nơi người lao động là người làm
chủ doanh nghiệp
Như vậy, TNXH tại Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Các chính
sách của Nhà nước và từ phía các doanh nghiệp đã tạo bước đà cho TNXH phát
triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam hiểu và thực hiện
TNXH một cách tự giác, và ngày càng làm cho hoạt động kinh doanh của mình
phát triển lên tầm cao mới.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, vai trò của TNXH ngày càng quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. TNXH là công cụ hữu
hiệu để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, giá trị, tăng doanh thu của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa hiểu biết, nắm rõ được quy trình đưa
TNXH vào doanh nghiệp nên cũng gặp những thất bại. Sự thành công của P&G,
CSC, Intel, … là bằng chứng cho việc thực hiện TNXH có hiệu quả. Hay sự sụp đổ

của tập đoàn Tam Lộc là hệ quả của những việc làm vô trách nhiệm, thiếu đi đạo
đức của nhà doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, vấn đề Đạo đức kinh doanh hay trách nhiệm xã hội là một vấn đề
mới. Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh
nghiệp… mới chỉ nổi lên kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới và tham
gia vào quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa vào năm 1991. Việc thực hiện TNXH
của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém do các doanh
nghiệp chưa nhận thức đúng đắn về TNXH. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam
cần tuân thủ các quy tắc chung mang tính toàn cầu để tồn tại và phát triển. Vì vâỵ,
TNXH trở thành một yêu cầu không thể thiếu của các doanh nghiệp.


Một số doanh nghiệp ở Việt Nam đã thực hiện thành công TNXH như: Unilever,
Honda Việt Nam, Sữa Việt Nam (Vinamilk),… là những gương tiêu biểu, và là mô
hình cho các doanh đã và đang từng bước thực hiện TNXH. Đi đôi với các doanh
nghiệp thì nhà nước cũng phải có những chính sách và biện pháp tích cực nhằm tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn trong việc thực hiện TNXH. Và trong
thời kỳ hội nhập, một tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển, năng lực cạnh
tranh của một doanh nghiệp chính là trách nhiệm xã hội.
Đạo đức kinh doanh nói chung, TNXH nói riêng là những phạm trù phức tạp, và để
hiểu và thực hiện được TNXH cần một khoảng thời gian không ngắn và phải có
những bước đi phù hợp. Để các doanh nghiệp nâng cao ý thức về TNXH, đồng thời
áp dụng thực hiện trong doanh nghiệp mình đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ
trong đó có sự phối hợp của các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan ban ngành,
các tổ chức hiệp hội và cả những người dân. Có như vậy, chúng ta mới mong tình
hình thực hiện TNXH được cải thiện và sẽ phát huy tác dụng góp phần tạo dựng
chỗ đứng cho các doanh nghiệp Việt Nam ngay tại thị trường trong nước và trên thị
trường thế giới.




×