Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Dịch vụ công tác xã hội với người tạm trú tại ngôi nhà bình yên hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ TRANG

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI TẠM TRÚ
TẠI NGÔI NHÀ BÌNH YÊN HỖ TRỢ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 876 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ THỊ QUÝ

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Lê Thị Quý.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn
toàn trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
HỌC VIÊN

Đỗ Thị Trang



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đủ

1

BLG

Bạo lực Giới

2

BLGĐ

Bạo lực gia đình

3

CTXH

Công tác xã hội

4

DVCTXH

Dịch vụ công tác xã hội

5


HLHPN VN

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

6

NNNBY

Ngôi Nhà Bình yên

7

NTT

Người tạm trú

8

TC

Thân chủ

9

NVXH

Nhân viên xã hội

10


NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

STT


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI THÂN CHỦ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ........................................................... 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của Người tạm trú bị bạo lực gia đình. .............. 9
1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người tạm trú bị bạo lực gia đình..... 12
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với Người tạm trú bị bạo
lực gia đình ................................................................................................................ 23
1.4. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với NTT bị BLGĐ ....................... 25
Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI TẠM
TRÚ TẠI NGÔI NHÀ BÌNH YÊN HỖ TRỢ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM BỊ BẠO
LỰC GIA ĐÌNH ...................................................................................................... 30
2.1. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 30
2.2. Thực trạng về người tạm trú bị bạo lực gia đình tại Ngôi Nhà Bình yên ............ 36
2.3. Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với Người tạm trú bị
bạo lực gia đình tại Ngôi Nhà Bình yên. .................................................................... 40
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với NTT bị
BLGĐ tại NNBY ....................................................................................................... 47
2.5. Đánh giá dịch vụ công tác xã hội đối với NTT bị BLGĐ từ thực tiễn NNBY .... 49
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI TẠM TRÚ TẠI NGÔI
NHÀ BÌNH YÊN HỖ TRỢ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH . 60

3.1. Một số biện pháp trong việc sử dụng công cụ để làm việc với người tạm trú bị
bạo lực gia đình ............................................................................................................. 61
3.2. Thử nghiệm các biện pháp đề xuất ........................................................................ 67
3.3. Một số định hướng trong phát triển các dịch vụ công tác xã hội đối với NTT tại
NNBY........................................................................................................................ 73
3.4. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối
với người tạm trú tại NNBY ...................................................................................... 76
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 81


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

2.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy Trung tâm Phụ nữ Phát triển

35

2.2

Đánh giá nhu cầu của Người tạm trú bị bạo lực gia đình

37


2.3

Dịch vụ công tác xã hội đã cung cấp đối với NTT bị BLGĐ

40

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực trạng cung

47

2.4

cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người tạm trú bị bạo lực gia
đinh của Cán bộ xã hội

2.5
2.6

Mạng lưới chuyển tuyến và cung cấp dịch vụ của Ngôi Nhà Bình

53

yên
Đánh giá kết quả sau khi tiến hành thử nghiệm

72

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ


Số hiệu
2.1
2.2

Nhu cầu của người tạm trú bị bạo lực gia đình
Thực trạng về Người tạm trú bị bạo lực gia đình tại Ngôi Nhà Bình
yên

Trang
39
36

2.3

Mức độ phổ biến của các hình thức bạo lực đối với phụ nữ

36

2.4

Kết quả cung cấp dịch vụ tại NNBY

46

Thực trạng việc tuân thủ các nguyên tắc khi làm việc với NTT bị

46

2.5


BLGĐ


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bạo lực gia đình (BLGĐ) hiện đang là tình trạng diễn ra ở mọi quốc gia, mọi nền
văn hóa. Hậu quả của BLGĐ gây ra là nỗi đau đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ gây
tổn thương đến sức khỏe thể chất, tinh thần, danh dự của các thành viên trong gia đình
mà còn vi phạm pháp luật và các giá trị chuẩn mực xã hội. Nạn nhân chủ yếu của
BLGĐ là phụ nữ, theo thống kê của tổ chức y tế thế giới năm 2005 có khoảng 20-50%
phụ nữ chịu hậu quả nghiêm trọng do BLGĐ.
Tại Việt Nam phụ nữ đang phải giữ vai trò kép vừa có những đóng góp to lớn
trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước lại vừa bị gán cho vai trò trung tâm trong
việc “giữ lửa”- chăm lo cuộc sống gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, giữ gia đình
yên ấm. Chính sự bất bình đẳng trong sự phân công vai trò giới như vậy, nên dù phụ
nữ có nhiều đóng góp cho xã hội, gia đình nhưng họ đã và đang phải chấp nhận một
môi trường sống với rất nhiều đổ áp lực và chịu các hành vi bạo lực từ chính xã hội và
gia đình của mình: theo kết quả từ Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với
phụ nữ ở Việt Nam có 58,3% phụ nữ đã từng kết hôn đã trải qua ít nhất một loại hình
bạo lực gia đình (BLGĐ) tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ (có nghĩa là cứ 3
phụ nữ đã lấy chồng thì có 2 người đã từng bị bạo lực) và 34% đã chịu đựng bạo lực
thể xác và/ hoặc bạo lực tình dục; 73% phụ nữ cho rằng BLGĐ là điều bình thường;
trên 50% đã bị lạm dụng tình cảm trong suốt cuộc đời họ, 87% nạn nhân bị bạo lực gia
đình không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đoàn thể, chính quyền địa phương (GSO, 2010).
Theo thống kê của lực lượng Công an Hà Nội, các vụ trọng án do xung đột, mâu thuẫn
tức thời trong đời sống sinh hoạt, nhất là sát hại người cùng gia đình chiếm hơn 60%
số vụ giết người năm 2014. Và theo con số thống kê từ 679 nạn nhân bị BLGĐ đã đến
ở Ngôi Nhà Bình yên (NNBY) từ năm 2007, thì có tới hơn 75% phụ nữ bị từ 3 hình
thức bạo lực trở lên bởi chồng. Những con này cho thấy mức độ nghiêm trọng của nạn
BLGĐ và bạo vấn nạn bạo lực đối với phụ nữ ở Việt nam.

BLGĐ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nạn nhân, trẻ em, chính thủ phạm và
thành viên khác trong gia đình, cũng như tổn hại về kinh tế và an ninh xã hội. Các hậu
quả có thể diễn ra ngắn hạn hoặc dài hạn, và ảnh hưởng lên thể chất, tâm lý, xã hội.
Sức khỏe và năng lực sống của nạn nhân có thể chịu tác động trước mắt hoặc lâu dài,
nghiêm trọng, bao gồm cả tổn hại tới các trẻ em phải chứng kiến bạo lực hoặc bị bạo
lực cùng mẹ. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu, báo cáo nào liên quan đến
1


hậu quả toàn diện, mang tính chiều sâu do BLGĐ tác động đến phụ nữ, trẻ em, gia
đình, cộng đồng. Chính vì vậy, cộng đồng và đặc biệt là các nhà lập chính sách vẫn
chưa có cái nhìn thấu đáo về hậu quả của BLGĐ, chưa có chính sách nhạy cảm giới,
đảm bảo sự an toàn của phụ nữ, trẻ em và các quyền hợp pháp của họ.
Ngôi Nhà Bình yên là một mô hình công tác xã hội được hỗ trợ kỹ thuật từ các
chuyên gia Đan mạch, Úc, nơi đây cung cấp cho thân chủ gói hỗ trợ toàn diện tối thiểu
nhằm giúp họ hồi phục và tự vững để giải quyết câu chuyện bạo lực của mình. Trong
quá trình hỗ trợ phụ nữ, trẻ em, NNBY hiểu rất rõ bạo lực gia đình tác động đến mọi
khía cạnh thân chủ. Do vậy, việc cung cấp dịch vụ nhằm hỗ trợ người tạm trú (NTT)
đáp ứng nhu cầu và giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải là một vấn đề trọng tâm
nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm thiểu vấn nạn do bạo lực gây ra. Vấn đề
đặt ra là làm thế nào để các hoạt động trợ giúp NTT mang tính chuyên nghiệp, toàn
diện, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, giúp họ có được các kỹ năng cần
thiết, phát huy khả năng và hồi gia bền vững là lý do để tôi chọn đề tài: “Dịch vụ công
tác xã hội với Người tạm trú tại Ngôi Nhà Bình yên hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo
lực gia đình” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ ngành công tác xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Nghiên cứu của Quốc tế
Bạo lực gia đình không phải là vấn đề của một gia đình hay chỉ tồn tại ở một vài
nước mà BLGĐ, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ đang trở thành vấn đề phổ biến trong
tất cả các nước trên toàn cầu. Do tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng cũng như

ảnh hưởng của BLGĐ đến nền an sinh của mỗi cá nhân và toàn xã hội, nhiều quốc gia
trên thế giới (Trích từ "Bạo lực đối với Phụ nữ", WHO, FRH/ WHD/ 97.8,)
Các nghiên cứu quốc tế đã chứng minh mối liên hệ giữa bạo lực đối với sức khỏe
thể chất và tinh thần, với chi phí do bạo lực gia đình và bạo lực gây ra bởi bạn tình ở
gia đình và cộng đồng tại các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển
(ICRW,2005; Duvvury, 2004).
Nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh tác động tiêu cực của BLGĐ đến quá
trình phát triển mục tiêu thiên niên kỷ (Duvvury, 2009).
Tại Thái Lan: 20% trong số 619 người đàn ông được hỏi cho rằng đã từng bạo lực vợ.
Tại Israel: nghiên cứu 1.826 phụ nữ được hỏi có tới 32% họ trả lời đã từng bị
BLGĐ bởi người chồng/người yêu 30% bị cưỡng ép tình dục.
Estonia: 29% trong số 2.315 phụ nữ được hỏi đã từng bị BLGĐ và 52% số họ là
2


người già cao hơn 65 tuổi.
Tajikistan: 23% trong số 550 phụ nữ được hỏi đã từng bị BLGĐ.
Trung Quốc: theo báo cáo của chính phủ có tới 305 gia đình có bạo lực; Hàn
Quốc 40-60% phụ nữ bị bạo lực, Nhật Bản 60% phụ nữ được hỏi cho là đã từng bị bạo
lực; Thái Lan 20%, Malaxia 39% (K.Soin, 2001).
Tại Mỹ: Theo điều tra năm 2001 ở Mỹ số người chết do BLGĐ là 691.710 người,
trong đó có 588.490 nạn nhân là phụ nữ (PN) chiếm 85%, chỉ có 103.220 nạn nhân là
nam giới chiếm 15%. (Family violence prevention Fund, 2004)
Kể từ năm 2011 tới nay, các nghiên cứu mới về bạo lực giới, gồm cả một nghiên
cứu về những tổn hại về mặt chi phí của BLGĐ (Duvvury, 2012) đã mở rộng thêm
hiểu biết về các hình thức, mức độ phổ biến và hậu quả của BLGĐ, cũng như các
khoảng trống trong chính sách và chương trình.
Báo cáo “Nghiên cứu sâu về bạo hành với phụ nữ” của Nguyên tổng thư ký Liên
hiệp quốc Kofi Annan được trình bày tại kỳ họp lần thứ 61 của Đại hội đồng LHQ thể
hiện rõ tình hình bạo lực với phụ nữ diễn ra ở 71 quốc gia. Trong báo cáo nghiên cứu,

tổng thư ký làm rõ các yếu tố nguy cơ gây ra bạo lực với phụ nữ và việc sử dụng bạo
lực để giải quyết xung đột, kể cả sự thờ ơ của nhà nước. Những hoạt động khả thỉ để
giải quyết vấn nạn này chú trọng vào luật pháp, cung cấp dịch vụ và phòng ngừa. Tuy
nhiên cũng vô số thách thức đặt ra như: thiếu hụt cách tiếp cận toàn diện và có lồng
ghép, thiếu ngân quỹ, chế tài xử phạt với người gây bạo lực.
Năm 1992, tác giả Margaret Schuler (chủ biên) và cộng sự có tác phẩm “Freedom
from Violence – Womens Strategies from Around the World” (Từ bạo lực đến chiến lược
toàn cầu của phụ nữ) đã phản ánh tình trạng bạo lực chống phụ nữ tồn tại ở các nước đang
phát triển thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh. Tính đa dạng của hoàn cảnh, văn
hóa, nguyên nhân, các hình thức bạo lực mà tác giả đề cập đã nói lên tính phổ biến của
các dạng bạo lực chống phụ nữ, trong đó có bạo lực gia đình. Từ đó giúp người đọc có cái
nhìn toàn cảnh về vấn đề và chiến lược liên quan đặc biệt là mở rộng hoạt động truyền
thông, cải cách luật pháp và chuỗi hành hành động chống bạo lực.
Tác phẩm “”Loving to Survive - Sexual Terro Men’s Violence and Women’s
Live” (Tình yêu và sự sống sót - sự khủng bố tình dục của đàn ông và cuộc sống của
phụ nữ) của Dee L.R. Graham và hai đồng nghiệp là Edna. Rawlings và Roberta
K.Rigsby đã phân tích các ảnh hưởng của bạo lực nam giới đối với phụ nữ và tâm lý
của họ. Tình trạng hiện tại của phụ nữ là ở dạng nô lệ, bị giam cầm, thậm chí liên tục
3


bị đánh sẽ làm mất khả năng xây dựng năng lực, xem mình đần độn, ngu dốt, không có
giá trị. Đây không phải là vấn đề mang tính tự nhiên mà là một vấn đề xã hội. Cũng
chính trong tác phẩm này các tác giả cũng cho rằng chỉ có thuyết nữ quyền cấp tiến là
thừa nhận bạo lực của Nam giới đã ảnh hưởng tới cuộc sống của người phụ nữ và con
cái họ [23]
2.2. Nghiên cứu của Việt Nam
Tại Việt Nam có nhiều tác giả nghiên cứu về BLGĐ, các dịch vụ công tác xã hội:
Tác giả Lê Thị Quý là người đầu tiên nghiên cứu về bạo lực gia đình (BLGĐ) ở
Việt Nam, bắt đầu từ năm 1989. Thời điểm đó, đây là vấn đề nhạy cảm vì “không ai

muốn nói đến cái xấu trong gia đình” năm 1994 đã công bố nghiên cứu đầu tiên
“BLGĐ ở Việt Nam” in trên tạp chí Khoa học và phụ nữ “trong đó đã xác định năm
nguyên nhân chính của BLGĐ là nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân nhận thức, nguyên
nhân văn hóa – xã hội, nguyên nhân sức khỏe và nguyên nhân thuộc về phụ nữ”
Năm 1999 công trình nghiên cứu của Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu
Minh về “bạo lực trên cơ sở giới” được tiến hành tại 3 tỉnh: Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí
Minh. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu “thái độ của cộng đồng và các cơ chế xã hội về
bạo lực trên cơ sở giới cũng như các phản ứng của cá nhân, luật pháp và các thể chế
đối với BLGĐ”
Năm 2001, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam dã thực hiện đề tài “BLGĐ đối với
phụ nữ tại Việt Nam” nghiên cứu tại 3 tỉnh Lạng Sơn, Thái Bình và Tiền giang đề tài
đã tìm hiểu nhận thức, thái độ của người dân và cán bộ thi hành pháp luật của các tổ
chức đoàn thể xã hội. Đồng thời đề tài cũng chỉ ra những hậu quả nặng nề của BLGĐ
đối với phụ nữ
Theo kết quả điều tra về thực trạng bình đẳng giới năm 2004 – 2005 (Nguyễn Vân
Anh, 2005), có 21,2% phụ nữ cho biết đã từng bị chồng chửi trong 12 tháng trước khi
khảo sát.
Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, nguyên nhân ly hôn do “mâu thuẫn
vợ chồng, đánh đập, ngược đãi” 8 tháng đầu năm 2003 là 22.997 vụ trong tổng số
41.326 vụ, chiếm 55,6% và trong năm 2005, tỷ lệ này chiếm 60,3% các vụ ly hôn.
Kết quả khảo sát của Uỷ Ban các vấn đề xã hội tại 8 tỉnh thành năm 2006 cho
thấy có 23% gia đình có bạo lực về thể chất, 25% về bạo lực tinh thần và 30% có hành
vi ép buộc quan hệ tình dục.
Trong hội thảo về biện pháp phòng chống bạo lực gia đình tổ chức tại Thành phố
4


Hồ Chí Minh, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – một chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý trị liệu
có bài tham luận “Làm việc với thân chủ có vấn đề bị bạo hành trong gia đình” bài
tham luận đã phản ánh thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam. Từ đó tác giả đưa ra

các dấu hiệu nhận biết, các biện pháp hỗ trợ nạn nhân lập tức cũng như lâu dài.
Tác giả, Nguyễn Hữu Minh, viện gia đình và giới có bài tham luận “vai trò của
các tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình” trình bày tại hội thảo về việc triển
khai thi hành luật BĐG và luật phòng chống bạo lực gia đình tổ chức ở thành phố Yên
Bái. Tham luận chỉ rõ vai trò và nhiệm vụ của các tổ chức, các cấp trước những yêu
cầu của luật phòng chống BLGĐ
Liên hợp quốc định nghĩa Dịch vụ xã hội cơ bản là các hoạt động dịch vụ cung
cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc
sống (UN – Africa Spending Less on Basic Social Services). Các dịch vụ xã hội là các
hoạt động của nhân viên xã hội và những nhà chuyên nghiệp khác nhằm nâng cao sức
khỏe và chất lượng sống của con người và giúp đỡ con người không phụ thuộc; củng
cố các mối quan hệ gia đình; khôi phục chức năng xã hội đối với cá nhân, gia đình,
nhóm và cộng đồng (Whitaker anh Federico, 1990)
Theo Soer. Mary Trần Thị Kim Loan dịch vụ xã hội là các tổ chức cá nhân và xã
hội thực hiện các hoạt động xã hội đáp ứng các nhu cầu bình thường và đặc biệt của cá
nhân và gia đình đảm bảo các quyền cơ bản của con người nhằm đem lại sự phát triển
và cải thiện cuộc sống. Hệ thống dịch vụ xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo
dục, an sinh, nông nghiệp, hạ tầng cơ sở...
Theo tác giả Hà Thị Thư, dịch vụ công tác xã hội là việc cung cấp các hoạt động
mang tính chất phòng ngừa – khắc phục rủi ro và hòa nhập cộng đồng cho các nhóm
đối tượng yếu thế dựa trên các nhu cầu cơ bản của họ nhằm bảo đảm các giá trị và
chuẩn mực xã hội
Tại bài viết ”Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc
phát triển các dịch vụ trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ Ngọc Phương nêu
rõ sự cần thiết phải phát triển dịch vụ công tác xã hội với trẻ em và các mô hình dịch
vụ công tác xã hội mang tính liên tục
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2015) trong bài “Thực trạng mạng lưới dịch vụ xã
hội ở Việt Nam – Những khuyến nghị” viết: Mạng lưới dịch vụ xã hội là một tập hợp
các dịch vụ trong hệ thống xét theo góc độ tính chất đó là dịch vụ việc làm; đào tạo
nghề; tư vấn; tham vấn, tư vấn tâm lý; sức khỏe; pháp lý; cung cấp thông tin chính

5


sách; hỗ trợ thu nhập dịch vụ hỗ trợ các đối tượng yếu thế hòa nhập xã hội, tái hòa
nhập gia đình, cộng đồng và dịch vụ hòa giải, biện hộ các vấn đề xã hội. Xét từ gốc độ
quản lý mạng lưới dịch vụ xã hội bao gồm dịch vụ công lập (do nhà nước), ngoài công
lập (phi chính phủ, ngoài nhà nước), dịch vụ tư nhân, mạng lưới dịch vụ của tôn giáo,
và của các tổ chức dân sự xã hội khác. Một cách phân loại khác dựa vào đối tượng
hưởng lợi đó là mạng lưới cung cấp dịch vụ cho trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn, người cao tuổi, người có HIV/AIDS, người khuyết tật, phụ nữ bị bạo hành. Dịch
vụ công tác xã hội cho nhóm yếu thế là các hoạt động có chủ đích của con người
nhằm phòng ngừa - hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ
bản và thúc đẩy khả năng hòa nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế
Như vậy BLGĐ là một trong những vấn đề xã hội xảy ra hầu hết ở các quốc gia
trên thế giới từ những nước nghèo ở khu vực châu phi đến những nước phát triển như
Mỹ, Nga, Trung quốc…đến cả những nước có nền an sinh xã hội và CTXH phát triển
như Canada, Philippin.
Với các công trình nghiên cứu về BLGĐ, các dịch vụ xã hội nêu trên đã phân tích
được thực trạng, nguyên nhân của nạn BLGĐ. Điều này cũng phản ánh được những lo
ngại, băn khoăn chung của các nhà nghiên cứu trước sự gia tăng của nạn BLGĐ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về DVCTXH đối với NTT,
chỉ ra thực trạng DVCTXH đối với NTT tại Ngôi Nhà Bình yên hiện nay. Từ đó đề
xuất một số khuyến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng DVCTXH đối với NTT tại
Ngôi Nhà Bình yên hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị BLGĐ
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ:
Một là: nghiên cứu cơ sở lý luận về DVCTXH đối với NTT bị BLGĐ thông qua
việc thu thập tài liệu thứ cấp.

Hai là: Điều tra xã hội học nhằm đánh giá thực trạng DVCTXH đối với NTT tại
NNBY. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp DVCTXH đối với NTT tại đây.
Ba là: đưa ra được một số định hướng và các giải pháp cơ bản để nâng cao chất
lượng DVCTXH đối với NTT tại NNBY hỗ trợ PN và TE bị BLGĐ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
6


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình DVCTXH đối với NTT tại
NNBY hỗ trợ PN và TE bị BLGĐ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn: nghiên cứu được tiến hành tại NNBY hỗ trợ PN và TE bị BLGĐ thuộc
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển- Hội liên Hiệp PNVN
- Thời gian: từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.
- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các DVCTXH đối với
NTT: dịch vụ cung cấp nơi ăn ở an toàn, dịch vụ chăm sóc – sức khỏe; dịch vụ hỗ trợ tâm lý;
dịch vụ hỗ trợ pháp lý; dịch vụ hỗ trợ nâng cao kỹ năng sống; dịch vụ vui chơi, giải trí; dịch
vụ học tập và đào tạo nghề; dịch vụ hỗ trợ đào tạo nghề; dịch vụ theo dõi hồi gia cho NTT.
4.3. Khách thể nghiên cứu
- 60 NTT (phụ nữ bị bạo lực) tại NNBY hỗ trợ PN và TE bị BLGĐ
- Phỏng vấn sâu 12 cán bộ, nhân viên đang cung cấp DVCTXH đối với NTT
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản trong nghiên cứu
khoa học xã hội. Đặc biệt nghiên cứu, thu thập, xử lý, khái quát hóa những thông tin,
những nghiên cứu thuộc các vấn đề liên quan đến đề tài từ đó phân tích, tổng hợp
nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu: “Dịch vụ công tác xã hội với
người tạm trú tại Ngôi Nhà Bình yên hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình”.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng của DVCTXH hỗ trợ cho NTT tại NNBY hỗ trợ PN và TE
bị BLGĐ đã đáp ứng với nhu cầu thực tế hay chưa? Nhu cầu của NTT gồm những gì?
Những yếu tố nào tác động đến việc cung cấp DVCTXH tại NNBY hỗ trợ PN và TE
bị BLGĐ, nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây:
Phương pháp CTXH cá nhân với NTT: được áp dụng để nghiên cứu về NTT tại
NNBY hỗ trợ PN và TE bị BLGĐ, dựa trên cách tiếp cận theo nhu cầu của Maslow,
tiếp cận dựa trên quyền, tiếp cận vì lợi ích tốt nhất, các kỹ năng phỏng vấn, lắng nghe,
tham vấn, đánh giá vấn đề,… trong suốt quá trình nghiên cứu và làm việc với NTT.
Phương pháp CTXH với gia đình: các kỹ năng thiết lập mối quan hệ, phỏng vấn,
tham vấn, thu thập thông tin, đánh giá vấn đề… trong quá trình nghiên cứu và làm việc
với gia đình NTT.
Phương pháp phỏng vấn sâu: tác giả xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn sâu dành
7


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×