Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Huy động nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc người có công với cách mạng tại huyện quế võ, tỉnh bắc ninh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.67 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LỤA

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC
CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
TẠI HUYỆN QUẾ VÕ TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành
Mã số

: Công tác xã hội
: 876 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ MẠNH LỢI

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Huy động nguồn lực cộng đồng
trong việc chăm sóc người có công với cách mạng tại Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc
Ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Vũ Mạnh Lợi. Những nội dung được sử dụng thuộc về các tác giả, cơ quan,
tổ chức khác đã được nêu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo. Các thông tin, kết
quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách
quan.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm


trước Hội đồng, cũng như chịu mọi hình thức kỷ luật của cơ sở đào tạo đề ra.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Học viên

Nguyễn Thị Lụa

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn với đề tài: “Huy động nguồn lực cộng
đồng trong việc chăm sóc người có công với cách mạng tại Huyện Quế Võ, Tỉnh
Bắc Ninh”, bên cạnh những nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô; sự quan tâm, động viên từ
phía gia đình, người thân và bạn bè.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành công tác xã
hội, trước tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Vũ Mạnh Lợi –
người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tối trong suốt quá trình hoàn thành luận
văn. Dưới sự hướng dẫn của thầy, tôi đã từng bước hoàn thành đề tài nghiên cứu,
đồng thời học tập được cách tiếp cận nghiên cứu thông qua kết quả nghiên cứu của
luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Công
tác xã hội đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho học viên những hệ thống kiến thức bổ
ích, chuyên sâu và nâng cao hơn, qua đó học viên được trang bị tốt lý luận và tự tin
trong quá trình thực hành tại thực địa, thu đượcc các kết quả nghiên cứu và can
thiệp khả quan.

Tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo phòng LĐTB&XH huyện
Quế Võ, các cán bộ LĐTB&XH xã và nhóm người có công trên địa bàn nghiên cứu
đã phối hợp chặt chẽ với tác giả trong quá trình thu thập số liệu hoàn thành luận
văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã trở
thành nguồn động lực thúc đẩy tôi cố gắng hoàn thành có hiệu quả luận văn tốt
nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Lụa

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH
MẠNG .......................................................................................................................... 11
1.1. Lý luận về người có công với cách mạng............................................................... 11
1.2. Lý luận về huy động nguồn lực cộng đồng trong chăm sóc người có công với
cách mạng ...................................................................................................................... 13
1.3. Các hoạt động huy động nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc người có
công với cách mạng....................................................................................................... 16
1.4. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .............................................................. 19
1.5. Cơ sở pháp lý đối với người có công với cách mạng ............................................. 22

Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG
TRONG VIỆC CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI
HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH ...................................................................... 27
2.1. Giới thiệu địa bàn và quy mô đối tượng nghiên cứu ............................................. 27
2.2. Thực trạng huy động nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc người có công tại
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................ 33
2.3. Đánh giá các nguồn lực trong việc chăm sóc người có công tại huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................................ 47
2.4 .Nguyên nhân đạt được kết quả trên ....................................................................... 56
2.5. Đánh giá những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong công tác huy động
nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc NCCVCM tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh. .............................................................................................................................. 56
Chương 3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH
MẠNG TẠI HUYỆN QUẾ VÕ ,TỈNH BẮC NINH ................................................. 60

iii


3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động ............................................................ 60
3.2. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách .......................................... 61
3.3. Nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ làm công tác
lao động thương binh xã hội và đội ngũ cán bộ y tế. .................................................... 61
3.4. Các ngành, đoàn thể của địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động
chăm sóc người có công ................................................................................................ 62
3.5. Tăng cường công tác lãnh đạo, kiểm tra của các cấp chính quyền đối với việc
chăm sóc NCC............................................................................................................... 63
3.6. Nhân rộng phong trào xã phường làm tốt công tác chăm sóc NCCVCM trên địa
bàn huyện ...................................................................................................................... 64
3.7. Học hỏi các mô hình chăm sóc NCC VCM có hiệu quả trong và ngoài huyện .... 64

PHẦN KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN................................................................. 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .......................... 27
Hình 2.2. Mô hình VAC hộ gia đình tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ......... 39
BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê tổng số người có công với cách mạng tại huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................... 28
Bảng 2.2 : Nhu cầu của người có công với cách mạng. .................................. 32
Bảng 2.3 Trợ cấp với đối tượng người có công ............................................... 34
Bảng 2.4. Tình hình xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa huyện Quế Võ ......... 35
Bảng 2.5. Thực trạng việc làm của người có công .......................................... 37
Bảng 2.6. Tổng hợp kinh phí chi cho hoạt động chăm sóc sức khỏe nhóm
người có công ................................................................................................... 41
Bảng 2.7. Thống kê kinh phí chi cho các ưu đãi giáo dục ............................... 42
Bảng 2.8. Báo cáo tình hình tặng quà Chủ tịch huyện cho các đối tượng
nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018 .......................................................................... 45
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Thống kê cơ cấu tuổi của nhóm người có công với cách mạng
tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ..................................................................... 30
Biểu đồ 2.2 Thống tỉ lệ giới tính của nhóm người có công với cách mạng tại
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 31

v



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để đền đáp và tôn vinh sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ,
thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, thấm nhuần
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc, trong
suốt 70 năm qua, Đảng, Nhà nước và các địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và tổ chức
vận động toàn dân tích cực tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân
chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”. Nhiều
chủ trương, chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với liệt sĩ, thương binh, bệnh binh,
gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng đã được ban hành; đối tượng hưởng
chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được hoàn thiện, thể
hiện sự trân trọng, biết ơn, chăm lo của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với người
có công.
Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về ưu đãi
người có công đã được các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả với
nhiều hình thức phù hợp. Qua đó, đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước,
chủ nghĩa anh hùng cách mạng và nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về công lao to lớn của các liệt sĩ, thương
binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công; xác định rõ trách nhiệm và các
hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy, phát huy tiềm năng to lớn trong xã hội để
chăm lo tốt hơn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công. Hoạt
động chăm sóc người có công ngày càng phát triển, có sức lan tỏa sâu rộng, được
cộng đồng xã hội tích cực hưởng ứng. Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn
dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”,
nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng được đẩy mạnh; các chương trình
xây dựng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đồng đội”, “Áo ấm tặng thương binh, bệnh binh
nặng”, “Áo lụa tặng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng”… được duy trì, phát triển

rộng khắp ở các địa phương.

1


Trong nhiều năm qua, Bắc Ninh luôn là một trong những tỉnh đi đầu trong
công tác chăm sóc người có công với cách mạng. Lãnh đạo các cấp của tỉnh đã chỉ
đạo thực hiện các cấp các ngành thực thi đầy đủ chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công. Tỉnh đặc
biệt quan tâm các gia đình chính sách có nhiều khó khăn, người có công hiện đang
sống cô đơn, không nơi nương tựa, phấn đấu không để hộ người có công thuộc diện
hộ nghèo. Đẩy nhanh việc tìm kiếm, quy tập và xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu
thông tin. Ưu tiên nguồn lực giải quyết những nhu cầu cấp thiết đối với người có
công, như phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, dạy nghề, tạo việc làm, giúp đỡ
các gia đình chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh… Song song với những
công tác đó, toàn tỉnh tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp
luật ưu đãi người có công, đặc biệt chú trọng giải quyết các vướng mắc, tồn tại phát
sinh liên quan. Kịp thời giải quyết những hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn
tồn đọng, bảo đảm chặt chẽ, thấu lý, đạt tình để những người có công và gia đình
được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước.
Tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, bên cạnh việc chăm sóc, tri ân người có
công với cách mạng và thân nhân, công tác tu bổ, nâng cấp các nghĩa trang liệt sĩ,
bia ghi danh, đền thờ liệt sĩ, quy tập hài cốt và xác định danh tính liệt sĩ được nỗ lực
thực hiện. Huyện Quế Võ là địa phương đi đầu toàn tỉnh về số lượng công trình ghi
công liệt sĩ đã trở thành di tích lịch sử, công trình văn hóa, biểu tượng của tinh thần,
ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam, có ý
nghĩa giáo dục sâu sắc truyền thống yêu nước, cách mạng, thu hút đông đảo đồng
bào. Nhiều chế độ ưu đãi đối với người có công trong lĩnh vực y tế, giáo dục…
cũng được triển khai thực hiện tốt. Vào các dịp lễ, tết, ngày 27 tháng 7 hàng năm,
các ban, ngành, đoàn thể, địa phương đều tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà các

gia đình chính sách.
Các đề tài nghiên cứu về chăm sóc người có công với cách mạng có khá
nhiều. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về việc huy động nguồn lực cộng
đồng cho công tác chăm sóc người có công thì còn ít. Chính vì vậy, tôi đã lựa
chọn đề tài “Huy động nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc người có công
2


với cách mạng tại Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sĩ công tác xã hội của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Song song với việc soạn thảo, ban hành và thực hiện chính sách xã hội về
người có công trong cả nước của Đảng và Chính phủ qua các thời kỳ; các nhà
nghiên cứu, người làm chính sách cũng tích cực có những nghiên cứu về khía cạnh
thực hiện, đánh giá hiệu quả của các chính sách về người có công trong thực tiễn.
Cuốn sách “Một số suy nghĩ về hoàn thiện pháp luật ưu đãi Người có
công” tác giả Nguyễn Đình Liêu, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2000 là kết
quả công trình nghiên cứu trong đề tài Luận văn Phó tiến sĩ của tác giả đã khái
quát Luận văn của tác giả dưới dạng tổng quát giúp người đọc hình dung một cách
có hệ thống về các chính sách ưu đãi người có công ở Việt Nam từ khi Chủ tịch
Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh 20/SL ngày 16/2/1947 về quy định chế độ tiền
lương, thương tật cho thân nhân tử sĩ. Đây là văn bản đầu tiên đặt nền móng cho
các chính sách ưu đãi NCCVCM. Phạm vi thời gian kéo dài đến năm 1994 khi
UBTVQH ban hành Pháp lệnh đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ,
NCCVCM. Văn kiện được sử dụng để nghiên cứu là văn bản tiêu biểu cho việc
định hướng phát triển về thẩm quyền và nội dung của chính sách ưu đãi người có
công sau này, đây là cơ sở lý luận quan trọng để luận văn kế thừa và phát triển nội
dung theo hướng nghiên cứu thực tiễn bằng phương pháp phỏng vấn sâu các đối
tượng chính sách. [28]
Tác giả Lương Đức Tuấn (2006), trong cuốn sách “Hệ thống các văn bản

mới nhất về tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công với cách
mạng” đã tổng hợp các văn bản quy định tiền lương, bảo hiểm và trợ cấp ưu đãi cho
NCCVCM và các điều chỉnh mới nhất về chế độ lương hưu, trợ cấp khó khăn, trợ
cấp xã hội, trợ cấp hàng tháng cho người có công. Mục đích của việc ban hành các
chính sách mới này nhằm thực hiện nhóm giải pháp đảm bảo an sinh xã hội trong
điều kiện kinh tế bị lạm phát như hiện nay. Đây là nội dung mà luận văn quan tâm
và đặt biệt chú trọng trong quá trình phân tích điều kiện sống, điều kiện hạ tầng
chính sách trong chăm sóc người có công tại địa bàn nghiên cứu. [43]
3


Tác giả Nguyễn Hải Hữu (2007), trong Báo cáo chuyên đề “Thực trạng trợ
giúp xã hội và ưu đãi xã hội ở nước ta năm 2001 – 2007 và khuyến nghị đến năm
2015” đưa ra một bức tranh tổng thể về trợ giúp xã hội của Việt Nam trong một giai
đoạn với những thuận lợi và thách thức khi đất nước bước vào quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước, từ đó đưa ra những khuyến nghị cụ thể để hoàn thiện hệ
thống chính sách trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội Việt Nam trong tổng thể hệ thống
an sinh xã hội nói chung. Cuốn sách có những số liệu thu thập thống kê của Bộ lao
động thương binh và xã hội hết sức rõ ràng, đáng tin cậy nhưng số liệu trải dài trên tất
cả các nhóm đối tượng. Trong quá trình tham khảo, tác giả chỉ lựa chọn nhóm số liệu
liên quan đến người có công để tham khảo. [25]
Cũng trong năm 2007, bài viết “Quân đội nhân dân phấn đấu thực hiện tốt
hơn nữa công tác thương binh, liệt sĩ, chính sách hậu phương quân đội” của tác giả
Phùng Quang Thanh đăng trên Tạp chí quốc phòng toàn dân, số 7 đã khái quát những
nét chính trong 60 năm thực hiện công tác thương binh, liệt sĩ và NCCVCM của
Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, tác giả nêu và chỉ rõ phương hướng để thực hiện tốt hơn
nữa chính sách thương binh, liệt sĩ, chính sách hậu phương quân đội và phong trào
đền ơn đáp nghĩa. [41]
Tác giả Trần Hữu Quang (2009), trong bài viết “Phúc lợi xã hội trên thế
giới: quan niệm và phân loại”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 4 đã đề cập đến sự phát

triển của các hệ thống phúc lợi xã hội là một trong những thành tựu lớn lao của
nhiều quốc gia trên thế giới trong thế kỷ XX. Nhắc đến phúc lợi xã hội là nhắc đến
quyền căn bản của con người trong một quốc gia văn minh và hiện đại. Bài viết đã
thuật lại một số quan niệm chính về phúc lợi xã hội đồng thời đưa ra những quan
điểm cũng như những nhận định của nhiều tác giả trên thế giới về các thuật ngữ liên
quan như an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, phúc lợi xã hội, chính sách xã hội,.. Bên
cạnh đó, tác giả phân tích một số lý thuyết phân loại các hệ thống phúc lợi xã hội
trên thế giới thông qua các đánh giá của các nhà phân tích và khoanh vùng các
nhóm đối tượng hưởng phúc lợi xã hội.[46] Đây là một bài viết có chiều sâu, tuy
nhiên tác giả lại ít đề cập và liên hệ đến nhóm người có công, đây là điểm quan
trọng mà đề tài luân văn hướng tới phân tích trong nội dung.
4


Tác giả Nguyễn Thị Thanh (2012), trong cuốn “65 năm thực hiện chính sách ưu
đãi người có công 1947 - 2012”, Viện lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc Gia Hồ Chí Minh. Bài viết liệt kê theo trình tự thời gian một số chính sách tiêu
biểu về ưu đãi cho đối tượng NCCVCM từ khi văn bản đầu tiên về chế độ ưu đãi người
có công được ban hành cho đến nay (1947- 2012). Tác giả đưa ra một số đánh giá sự
hoàn thiện trong hệ thống chính sách ưu đãi NCCVCM. Đồng thời nêu lên một số giải
pháp thực hiện tốt chinh sách ưu đãi NCCVCM trong thời gian tới. [39]
Tác giả Nguyễn Duy Kiên (2012), trong cuốn “Chính sách đối với người có
công – Trách nhiệm của toàn xã hội, Ban tuyên giáo Trung Ương đã trình bày khái
quát hoàn cảnh lịch sử, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối
với thương binh, liệt sĩ và NCCVCM từ năm 1991 đến năm 2012 qua hai khung
thời gian 1991- 1995 và 1996 - 2012 gắn với những kết quả cụ thể. Tác giả cũng
đánh giá những ưu điểm, hạn chế và chỉ ra được những nguyên nhân, tạo cơ sở để
đúc rút những kinh nghiệm của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, liệt sỹ,
NCCVCM. Đây là cơ sở đối chứng quan trọng và định hướng nghiên cứu đối với đề
tài luận văn của tác giả. [26]

Tác giả Nguyễn Văn Tuân (2014), trong bài viết “Tỉnh Hải Dương thực hiện
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng” đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng số
10 đã nêu lên sự tác động của chính sách vật chất đến với đối tượng NCC. Đồng
thời, tác giả cũng chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế của chính sách và nguyện vọng
của các đối tượng người có công trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Từ thực tiễn quản lý,
tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị chủ yếu để góp phần nâng cao đời sống
kinh tế đối với người có công trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. Đây là một trong những bài viết
rút ra từ luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lí của tác giả làm cơ sở tham khảo cho
hướng nghiên cứu của luận văn này. [42]
Tác giả Nguyễn Trọng Phúc (2014), trong cuốn sách “Thực hiện di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách người có công” đã nêu được những thành tựu
của Quân đội trong việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách
của Nhà nước đối với các đối tượng thương binh, liệt sĩ, NCCVCM trong giai đoạn
5


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full
















×