Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục xanh sạch đẹp trong trường mầm non thành hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG
GIÁO DỤC XANH - SẠCH - ĐẸP TRONG TRƯỜNG MẦM
NON THÀNH HƯNG

Người thực hiện: Phạm Thị Hoan
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường mầm non Thành Hưng
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THẠCH THÀNH, NĂM 2018


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TT
1

MỞ ĐẦU

01

1.1

Lý do chọn đề tài



01

1.2

Mục đích ngiên cứu

02

1.3

Đối tượng ngiên cứu

02

1.4

Phương pháp ngiên cứu

02

NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

02

2.1

Cơ sở lý luận

02


2.2

Thực trạng

03

2.3

Các biện pháp để giải quyết vấn đề

04

2.3.1

Xây dựng kế hoạch từng tiêu chí về xây dựng trường học
xanh sạch đẹp trong nhà trường

04

2.3.2

Thành lập ban chỉ đạo, phân công phụ trách cụ thể từng khu
vực nhằm xây dựng nhà trường xanh sạch đẹp

06

2.3.3

Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng nhà trường

xanh sạch đẹp

09

a

Phối kết hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng về
giáo dục xây dựng và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp
trong nhà trường

09

b

Tổ chức xây dựng cảnh quan trong khu vực lớp học

11

c

Chú trọng cảnh quan khu vực sân trường

13

d

Quan tâm đến cảnh quan trong các khu vực nhà vệ sinh,
bếp ăn, khu hiệu bộ và khu hành chính

15


2.3.4

Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện xây dựng môi
trường xanh sạch đẹp

17

Hiệu quả của sáng kiếm kinh nghiệm

17

2

2.4
3

`

TRANG

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

19

3.1

Kết luận

18


3.2

Kiến nghị

19
2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, mặt trái của sự phát triển kinh tế - xã hội là
môi trường đang dần bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh
thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi
năm trên thế giới có hơn 22 vạn người chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước bị
ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Một trong những nguyên nhân cơ bản
gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì
vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề
cấp bách có tính chiến lược toàn cầu. Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài
nguyên cần thiết cho sự sống và hoạt động sản xuất của con người bao gồm cả
hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần. Nhu cầu nguồn tài nguyên đáp ứng cho
con người không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Trong quá trình đó,
con người khai thác và sử dụng ngày càng nhiều các nguồn tài nguyên thiên
nhiên vào hoạt động sống của mình. Tuy nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa
dạng và giàu có nhưng không phải là vô tận. Sự khai thác quá mức các nguồn tài
nguyên đã làm cho tài nguyên đi đến chỗ dần bị cạn kiệt; bên cạnh đó, môi
trường là nơi chứa đựng, hấp thụ và trung hòa các chất thải ra từ quá trình sinh
sống và sản xuất của con người làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sự tồn
vong của loài người.
Quá trình hoạt động của con người đã vi phạm nghiêm trọng các yếu tố

cân bằng của tự nhiên một cách liên tục và ngày càng lớn, đã và đang làm cho
thế giới ngày càng biến đổi: Đó là sự ô nhiễm của môi trường, sự cạn kiệt của tài
nguyên, sự mất đi của rừng, sự biến đổi của khí hậu, sự biến mất hay tuyệt
chủng của nhiều loài động, thực vật. Thực trạng môi trường ô nhiễm do nhiều
nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức con người, do nhận thức không
đúng đắn và đầy đủ về môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Bởi vậy,
bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối với mỗi con người, mỗi
gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm thường xuyên, liên tục và là
trách nhiệm của mọi công dân.
Bảo vệ môi trường là các hoạt động giữ cho môi trường xanh-sạch-đẹp,
đảm bảo cân bằng sinh thái. Môi trường xanh sạch đẹp tạo hứng thú, tâm lý
thoải mái cho con người khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Nên từ xưa ông
cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường sống qua các câu tục ngữ, thơ ca:
“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Một trong những giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác bảo vệ môi trường là tăng cường giáo dục ý thức và xây dựng
môi trường xanh - sạch - đẹp cho con người từ tuổi thơ. Vì vậy, việc đẩy mạnh
phong trào xây dựng môi trường trường học xanh-sạch-đẹp cho trẻ là những yêu
cầu quan trọng của một môi trường thân thiện trong trường học, cụ thể là : Môi
trường trong trường học cần có nhiều cây xanh, thường xuyên được chăm sóc và
bổ sung. Khuôn viên nhà trường, các phòng làm việc, lớp học, phòng chức năng,
sân chơi, nhà vệ sinh luôn luôn được giữ sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu cảnh quan sự
phạm, vệ sinh môi trường học tập, vui chơi, và hoạt động. Trường học xanhsạch - đẹp đã thật sự tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú
vị, hấp dẫn đối với trẻ và giúp trẻ càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn
`

3


bè. Chính vì vậy mà tôi đã đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ
đạo xây dựng môi trường giáo dục Xanh- sạch- đẹp trong trường Mầm non

Thành Hưng”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng cảnh quan môi trường giáo dục xanh - sạch - đẹp ở trường
Mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục xanh - sạch - đẹp
ở trường Mầm non Thành Hưng - huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu sau:
1/. Phương pháp điều tra: Nắm tình hình qua các giáo viên đứng lớp.
2/. Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động của giáo viên và trẻ trong
việc xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp.
3/. Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả thực hiện từng tiêu
chí theo từng học kì, từng năm để so sánh.
4/. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Kế hoạch tổ khối, kế hoạch của
giáo viên đứng lớp.
5/. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo
về giáo dục bảo vệ môi trường.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
Trong những năm qua đã có nhiều chỉ thị, văn bản của Đảng, nhà nước và
của Bộ Giáo dục được ban hành nhằm tăng cường công tác đưa giáo dục bảo vệ
môi trường vào trong trường mầm non. Ngày 27/12/1993 Quốc hội đã thông qua
luật bảo vệ môi trường như sau: “Nhà nước có trách nhiệm tổ chức việc thực
hiện và đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức về khoa
học và pháp luật bảo vệ môi trường, các tổ chức, các cá nhân có trách nhiệm
tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường”.
Ngày 17/10/2001 Thủ tướng Chính Phủ đã quyết định 1363/QĐ/TTG về việc: “
Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong Hệ thống giáo dục quốc dân”. Ngày
2/1/2003 Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt “ Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc

gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Ngày 31/1/2005 BGD&ĐT ra chỉ
thị số 02/2005/CT/BGD&ĐT về “ Tăng cường công tác giữ gìn bảo vệ môi trường
trong hệ thống giáo dục quốc dân ” và ngày 21/4/2006 Vụ giáo dục Mầm non đã
có công văn lí dẫn thực hiện chỉ thị về việc: “Tăng cường công tác giáo dục bảo
vệ môi trường trong trường mầm non giai đoạn 2005- 2010”...
Trong mỗi chúng ta, ai không mong muốn được sống, học tập, vui chơi
trong một môi trường thật sự xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trường học xanh, sạch,
đẹp, tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, thú vị, hấp dẫn đối với trẻ.
Trường học xanh - sạch - đẹp còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học
sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi
trường gia đình cộng đồng nơi các con đang sống, đồng thời góp phần hình
thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ
`

4


tuổi học đường. Trường học xanh - sạch - đẹp làm cho trẻ ham thích đến trường,
làm cho trẻ thấy được: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Từ nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch năm học và đặc biệt là cuộc thi “Xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non“ và các
phong trào thi đua lớn của ngành được phát động sâu rộng hơn trong năm học
2017-2018. Nhà trường kết hợp với BCH Công đoàn đã xác định được mục tiêu
và nhiệm vụ để thực hiện tốt kế hoạch năm học và cuộc thi “Xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”. Trong các tiêu
chí xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có nội dung về "Xây
dựng trường xanh, sạch, đẹp" đã thực sự có hiệu quả và đi vào chiều sâu.
Để thực hiện “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” như Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (khóa XI) đã đề
ra, trước hết cần quan tâm đến đổi mới môi trường giáo dục, trong đó có nội

dung bảo đảm: Xanh - sạch- đẹp trong các nhà trường là một trong những điều
kiện quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà
trường.
2.2. Thực trạng:
* Thuận lợi.
Trường mầm non Thành Hưng được sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện uỷ,
HĐND, UBND, Phòng GD&ĐT huyện Thạch Thành ; Đảng uỷ, HĐND, UBND
Xã Thành Hưng, trường đã có khu đất rộng bằng phẳng, khuôn viên thoáng mát
tại trung tâm khu dân cư Thôn Hợp Thành, diện tich 4740m 2. Nhà trường đươc
đầu tư xây dựng 10 phòng học kiên cố, có khu bếp ăn phục vụ bán trú cho trẻ
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường được phát triển sâu, rộng.
Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến trẻ và ủng hộ các hoạt động của nhà
trường. Đã phối hợp và tạo mọi điều kiện để nhà trường ngày càng phát triển.
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường đã đạt chuẩn trở lên về trình độ đào
tạo, ( trong đó 69,56% trên chuẩn) năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có trách
nhiệm cao, đoàn kết một lòng cùng nhau xây dựng nhà trường.
Hàng năm nhà trường đều đạt chỉ tiêu về huy động trẻ ra lớp, trẻ đến
trường được phân chia độ tuổi theo quy đinh. Hiện nhà trường có 17 nhóm, lớp
trong đó nhà trẻ 5 nhóm: 65 cháu; mẫu giáo 12 lớp: 285 cháu được học 2
buổi/ngày theo chương trình Giáo dục mầm non. Chất lượng chăm sóc giáo dục
hàng năm luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Chất lượng giáo dục đại trà hàng năm
trên 98% đạt yêu cầu. Chất lượng mũi nhọn luôn duy trì 6 học sinh giỏi cấp
huyện. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm đều
dưới 7%.
* Khó khăn:
Khuôn viên nhà trường hẹp, sân chơi bị hư hỏng. Công tác xã hội hóa tuy
có nhưng số tiền thu về không lớn, nên nhà trường còn gặp nhiều bất cập trong
hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ.


`

5


Trang trí, tạo môi trường của một số lớp chưa được đẹp, chưa sáng tạo, trẻ
còn chưa có ý thức nhiều khi thu dọn, sắp xếp các đồ dùng đồ chơi một cách đẹp
mắt, trang trí có các góc nhưng chưa tạo điểm nhấn mới, lạ, đẹp...
Đa số các trẻ chưa có nhận thức rõ về môi trường. Nhiều trẻ sau khi ăn
không bỏ rác vào thùng rác, phụ huynh cũng không nhắc nhở trẻ.
Thực trạng xanh- sạch- đẹp trong nhà trường qua khảo sát đầu năm học:
Số
Đạt chuẩn
Chưa đạt
T
Nội
Khu vưc KS
lượng
T dung
Sốlương % Sốlượng %
KS
Môi trường lớp học
13
8
61,5
5
38,5
Khu sân vườn trường
4
2

50
2
50
Tiêu
1
chí
Các khối phòng HB5
3
60
2
40
xanh
HC và khu vực bếp ăn
Môi trường lớp học
13
9
69,2
4
30,8
Khu sân vườn trường
4
2
50
2
50
Tiêu
2
chí
Các khối phòng HB5
3

50
2
40
sạch
HC và khu vực bếp ăn
Môi trường lớp học
13
7
53,8
6
46,2
Tiêu
Khu sân vườn trường
4
2
50
2
50
3
chí đẹp Các khối phòng HB 5
3
60
2
40
HC và khu vực bếp ăn
- Nhìn vào bảng ta thấy được các tiêu chí mà tôi khảo sát trong đề tài
đang còn đạt thấp cụ thể:
+ Tiêu chí xanh:
Thực tế trường đã có màu xanh, nhưng cây trồng chưa theo một trật tự
nào, hệ thống cây xanh của nhà trường chưa được phong phú, phòng lớp chưa

được trang trí theo chủ đề xanh.
+ Tiêu chí sạch:
Sân chơi đã được bê tông hóa, nhưng hệ thống xử lý rác không có, hố rác
nhỏ, cạn, lại ở phía trước trường, phụ huynh vẫn có thói quen cho trẻ ăn quà,
uống sữa rồi vứt rác ra ngay trong sân trường hoặc vẫn còn thói quen vứt rác ra
đường đi, sân trường, một số trẻ còn vẽ bẩn lên tường, trẻ chưa có thói quen vệ
sinh ngăn nắp sắp xếp sau khi học và chơi.
+ Tiêu chí đẹp:
Khuôn viên trường chưa được quy hoạch theo một mô hình tổng thể, mặt
bằng san sửa chưa gọn, trồng cây theo tự phát, bồn hoa, cây cảnh không có.
Chưa có điểm nhấn như màu hoa, trang trí cảnh quan chưa đẹp có thể chỉ gọn
nhưng chưa đẹp chưa thể hiện thẩm mỹ trong từng góc.
Cán bộ giáo viên: Chưa có ý thức nhiều về việc giữ gìn môi trường xanh sạch - đẹp... Chưa thực sự đầu tư tìm ra cách trang trí phòng lớp giữ gìn các sản
phẩm trên lớp, cách bài trí sắp xếp chưa sạch chưa đẹp nên chưa thể hiện tính
thẩm mỹ khoa học.
`

6


Đối với trẻ: Chưa có ý thức bảo vệ môi trường hoặc chưa có ý thức vệ
sinh môi trường, trong khi chơi còn chưa sắp sếp đồ chơi theo quy lát. Còn vẽ
bậy lên tường lớp học, có thể uống sữa hoặc ăn quà xong vứt ngay lên sàn hoặc
sân trường.
Từ tình hình thực tế trên tôi đã nhận thấy rằng việc xây dựng ngôi trường
xanh - sạch- đẹp trong trường Mầm non là một nhiệm vụ rất cần thiết và vô cùng
quan trọng; là cán bộ quản lý tôi suy nghĩ nhiều biện pháp để xây dựng môi
trường xanh - sạch - đẹp trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục,
phát triển toàn diện cho trẻ.
2.3. Các giải pháp thực hiện chỉ đạo xây dựng môi trường Xanh sạch - đẹp trong trường Mầm non Thành Hưng - huyện Thạch Thành - tỉnh

Thanh hóa:
2.3.1. Xây dựng kế hoạch từng tiêu chí về xây dựng trường học "Xanh
- sạch - đẹp” trong nhà trường.
Nội dung cụ thể cho từng tiêu chí chính là mục tiêu, là cái đích để xây
dựng kế hoạch phấn đấu thực hiện. Muốn xây dựng được cảnh quan sư phạm
nhà trường theo hướng xanh, sạch, đẹp trước hết phải xây dựng được các yêu
cầu cần đạt cho từng tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của
địa phương. Từ đó làm mốc thực hiện theo từng giai đoạn, chẳng hạn:
Xây dựng mục tiêu cần đạt tới cho từng tiêu chí:
- Tiêu chí xanh:
Thực hiện trồng cây bóng mát trong nhà trường lấy bóng cho trẻ chơi
trong sân trường và trồng cây có bóng mát theo lối đi, phải phủ xanh những khu
đất trống bằng những loại cỏ phù hợp theo sơ đồ qui hoạch cụ thể,… chăm tưới
để phủ mát sân cho trẻ chơi, chọn cây có tán, không có sâu nhiều và cây tán
rộng như cây vú sữa, cây xấu….
Trồng thêm các loại hoa trong sân trường nhằm tạo cảm giác thoải mái
cho CBGVNV sau các giờ học tập, giảng dạy và lao động.
Tất cả các lớp trang trí đều có cây xanh. Trong các góc lớp, giáo viên
trang trí nổi bật lên các góc gọn gàng, có cây xanh và các cây hoa đẹp.
- Tiêu chí sạch:
Phải có đủ nhà vệ sinh riêng cho giáo viên và các lớp phải được phân chia
rạch ròi nam - nữ và phải được vệ sinh sạch sẽ, sắp đặt các dụng cụ đồ dùng lau
rửa một cách khoa học theo một quy lát chung của nhà trường; hàng ngày thùng
rác phải đẹp có hướng dẫn, thu hút màu sắc đẹp như các hình con vật ngộ
nghĩnh có nắp đậy để ở vị trí thuận lợi cho trẻ tiện sử dụng, đảm bảo bầu không
khí trong lành không bị ô nhiễm trong sân trường, lớp học sạch sẽ, đủ ánh sáng,
thoáng mát, có nội qui bảo vệ trường học, nhà vệ sinh…
Thường xuyên cho giáo viên và trẻ các khối lớn và nhỡ lao động trường,
lớp. Giáo dục trẻ về ý thức bảo vệ môi trường (không vứt rác bừa bãi), chăm sóc
cây xanh, vệ sinh các đồ dùng cá nhân, lớp học sạch sẽ - ngăn nắp và gọn gàng,

bảo vệ cơ sở vật chất (Giữ gìn bàn ghế, trang thiết bị ở lớp).
- Tiêu chí đẹp:
`

7


Cảnh quan sư phạm nhà trường phải được sắp xếp, bố trí hài hòa, hợp lý,
đảm bảo sự phát triển bền vững trong mô hình quy hoạch tổng thể lâu dài của
nhà trường. Phải có bồn hoa được tưới tắm chăm sóc chu đáo, cây cảnh có nhiều
màu sắc rực rỡ, phải chọn hoa nở được nhiều mùa trong năm. Xây dựng được
những qui định, biểu bảng, áp phích về nếp sống văn minh, lối sống tiết kiệm để
nhắc nhở học sinh thực hiện.
Trong các lớp học cần phải trang trí đẹp, theo chủ điểm hàng tháng, màu
sắc đẹp, nổi bật hài hòa gọn, đẹp và phù hợp với trẻ. Phòng học thoáng mát, có
đủ ánh sáng, có đủ bàn ghế giáo viên, và trẻ và sắp đặt bố trí hợp lý mang tính
thẩm mỹ cao. Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ, bảo quản tốt đồ dùng trong lớp và
của nhà trường, không chạy nhảy, vẽ bẩn lên bàn ghế, tường lớp.
Xây dựng kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn:
Để có định hướng thực hiện cho từng năm, phải có sơ đồ quy hoạch tổng
thể ngay từ đầu, sơ đồ phải thể hiện được quy mô phát triển cho từng giai đoạn;
ngắn - trung - dài hạn, phải vạch rõ lộ trình tổng thể từng năm, từng tiêu chuẩn,
yêu cầu, các bước qui hoạch, và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành
viên, đánh giá việc thực hiện theo từng giai đoạn.
Khi sơ đồ quy hoạch tổng thể đã được lãnh đạo phê duyệt, phô tô phóng
to trình cho toàn thể CBGV, phụ huynh học sinh biết để góp ý, xây dựng những
bước đi thích hợp, phân vùng thực hiện theo tình hình kinh phí thực tế.
Tổng hợp ý kiến góp ý sàng lọc, lên kế hoạch sửa chữa, xây dựng cho
từng giai đoạn, từng phần việc, phần nào làm trước, phần nào làm sau cho phù
hợp.

Bàn bạc với BCH phụ huynh về kế hoạch thực hiện từng phần việc theo
sơ đồ, ưu tiên những công trình như: sân chơi, sân vận động, vườn cổ tích, kế
hoạch trình đại diện hội cha mẹ học sinh đầu năm. Cụ thể theo thứ tự ưu tiên
như sau:
- Trồng cây bóng mát cho trẻ chơi.
- Trồng cỏ ở những khu đất trống đã qui hoạch.
- Lắp đặt hệ thống tưới để chăm sóc cây, hoa.
- Trang trí phòng nhóm lớp theo chủ đề chủ điểm.
- Sắp xếp bày đặt các khối phòng Hiệu bộ, hành chính, phòng bếp và khu
vệ sinh.
- Nghiêm túc thực hiện lịch vệ sinh trong và ngoài nhà trường.
Huy động các nguồn lực để có kinh phí thực hiện:
Lên dự toán thật chi tiết kinh phí thực hiện từng công việc của BGH, hội
đồng trường, BCH phụ huynh, sau đó phô tô dự trù thu chi từng khoản mục cho
từng giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ động phối hợp với ban đại diện cha mẹ
học sinh lớp mình thông qua cho tất cả các thành viên trong lớp biết, thảo luận
góp ý, nhà trường tổng hợp ý kiến, bổ sung chỉnh sửa phù hợp với nguyện vọng
của cha mẹ học sinh trình UBND xã và cấp trên để xin chủ trương vận động.
Sau khi vận động được tổng hợp kinh phí báo cáo kịp thời với ban đại
diện cha mẹ học sinh để phối hợp thực hiện.
`

8


Công khai rộng rãi kịp thời chi tiết cho toàn thể CBGV, cha mẹ học sinh
biết từng phần việc đã làm, dự định làm, kế hoạch chiến lược ngắn hạn, dài hạn
cho từng giai đoạn thông qua các buổi họp giao ban định kỳ.
2.3.2. Thành lập ban chỉ đạo, phân công từng thành viên cụ thể phụ
trách từng khu vực nhằm xây dựng nhà trường xanh sạch đẹp:

Trước hết, thành lập ban chỉ đạo cuộc thi: “Xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm”, là những thành viên tiêu biểu, nhiệt tình, tâm huyết, đứng
đầu các đoàn thể, tổ chuyên môn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành
viên, quán triệt kỹ mục tiêu thực hiện cuộc thi, kiểm tra đánh giá sau từng giai
đoạn thực hiện, sau từng phần việc được giao. Sau khi đã được lãnh đạo các cấp
phê duyệt kế hoạch, phụ huynh trẻ thống nhất đồng thuận với nhà trường, tiến
hành triển khai có hiệu quả việc tổ chức cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường, trong đó tập trung vào nội dung xây dựng
trường học xanh - sạch - đẹp để làm tiền đề thực hiện các nội dung tiếp theo.
Triển khai hiệu quả cho cả hội đồng sư phạm nhà trường, phụ huynh học
sinh nắm rõ về mục đích, ý nghĩa và vai trò của trường học: “Xanh- sạch - đẹp,”
Tập trung, ưu tiên cho việc xây dựng những công việc làm cho môi
trường sạch trước, rồi mới đến xanh, vì không sạch thì làm sao có đẹp, còn xanh
thì cần có thời gian.
Kết quả thực hiện phải được thể hiện rõ nét sản phẩm trên sân, vườn
trường, trong lớp học, và các khối phòng trong và ngoài nhà trường trong một
thời gian nhất định, trong kế hoạch cần mọi người cùng nêu cao tinh thần trách
nhiệm và hứng thú thực hiện tốt các phong trào.
Trong các nội dung thực hiện chúng tôi cần tập trung vào ba nội dung cấp
bách để chỉ đạo thực hiện trước đó là:
Thứ nhất: Đảm bảo các khu vực khối phòng học, phòng chức năng, phòng
hiệu bộ, nhà vệ sinh …luôn luôn vệ sinh sạch sẽ, gọn, đẹp.
Thứ hai: Phủ xanh khu sân chơi, sử dụng tối đa và khai thác triệt để các
loại đồ dùng đồ chơi ngoài trời, lớp học, khuôn viên nhà trường sạch đẹp, đường
đi, lối lại không có rác.
Thứ ba: Vườn cổ tích phải được cắt tỉa, có điểm uốn lượn đẹp trồng các
loại hoa có màu sắc nở nhiều trong năm học, thảm cỏ phải xanh được cắt tỉa đẹp
gọn gàng, không để đất trống. Các lớp học phải được trang trí sắp đặt gọn gàng,
đẹp, hình ảnh bắt mắt phù hợp và ngộ nghĩnh với trẻ.
Dựa vào các nội dung trên, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận,

từng thành viên một cách phù hợp, hiệu quả, thì mọi công việc sẽ nhanh chóng
hoàn thành. Nhà trường thành lập ban chỉ đạo trong trường do đ/c Hiệu trưởng
làm trưởng ban, Chủ tịch Công đoàn nhà trường làm phó ban và các ủy viên là
những giáo viên có năng khiếu, am hiểu và nhiệt tình trong phong traò. Nhiệm
vụ phân công cho các thành viên trong ban chỉ đạo như sau:
- Ban giám hiệu nhà trường:
Tham mưu cho địa phương về việc quy hoạch lâu dài theo quy định của
trường đạt chuẩn quốc gia, đề xuất một số giải pháp thiết yếu như: Quy hoạch
diện tích mặt bằng, quy hoạch vị trí để xây dựng các khu vui chơi khu vận động,
sân bãi tập, khu vườn cổ tích vui chơi và khu vực trồng cây bóng mát trong sân
`

9


trường...
Ban chỉ đạo có trách nhiệm nghiên cứu địa hình, các loại cây cần trồng và
trồng theo thời điểm nào cho thích hợp.
Tiến hành phổ biến, quán triệt trong hội đồng giáo viên và trong cuộc họp
cha mẹ học sinh đầu năm về mục đích, ý nghĩa và vai trò của trường học xanhsạch- đẹp và an toàn.
Xây dựng kế hoạch phân công từng thành viên trong nhà trường chịu
trách nhiệm từng phần việc và từng tiêu chí cụ thể và chịu hoàn toàn trách nhiệm
về phần việc được phân công.
VD: Cô Lê Thị Loan (Trưởng ban nữ công): Chịu trách nhiệm về cây
bóng mát, các loại hoa, các loại cỏ,
Cô Lê Thị Ngân (BCH Công đoàn): Chịu trách nhiệm về kỹ thuật chăm
sóc, kỹ thuật tạo dáng, kỹ thuật cắt tán,
Cô Nguyễn Thị Chanh (CT Công đoàn; Phó Hiệu trưởng): chịu trách
nhiệm trang trí sắp đặt các khối lớp học, bài trí các phòng hành chính hiệu bộ,
Cô Phùng Thị Lân (Tổ phó tổ nuôi dưỡng): Giám sát chặt chẽ khâu vệ

sinh sắp đặt của nhà bếp và khu vệ sinh....
Ngay từ đầu năm học Ban chỉ đạo nhà trường xây dựng kế hoạch lao
động. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu , giáo viên
chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.
Các tổ công đoàn thi đua xây dựng môi trường cho tổ của mình cụ thể tạo
khu vực vui chơi cho trẻ với tiêu chí xanh- sạch- đẹp, đoàn viên công đoàn thực
hiện kế hoạch một tuần một lần cho từng khối các lớp ra sân tổ chức chuyên đề
về môi trường và giáo dục trẻ việc bảo vệ môi trường.
* Tổ chuyên môn mẫu giáo:
Giao cho khối Mẫu giáo lớn quét dọn nhặt rác lá khu vực sân tầng 1.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra mức độ phát triển của các loại cây để kịp thời
điểu chỉnh theo ý muốn đã đề ra như trồng thêm, bón phân và tưới nước thường
xuyên đầy đủ. Thực hiện nhiệm vụ quét dọn toàn bộ khuôn viên trường.
* Tổ chuyên môn nhà trẻ:
Quản lý trong khu vườn cây ăn quả của bé, quét dọn và nhặt rác lá làm cỏ
vườn cây ăn quả. Khối nhỡ thực hiện nhặt cỏ trong các bồn hoa, các gốc cây và
khu vực trồng cỏ để các em giác ngộ trong việc bảo vệ giữ gìn môi trường nhà
trường luôn sạch.
* Tổ nuôi dưỡng nhà bếp:
Quản lý trông khu vườn rau của bé, và vệ sinh toàn bộ khu vực nhà bếp, khơi
thông cống rãnh, chịu trách nhiệm quản lý và tập kết rác thải về khu vực an toàn. Hằng
ngày phải lau đánh sàn bếp, các vật dụng nhà bếp. Sắp sếp gọn gàng khu vực nhà bếp
cho gọn, sạch....
* Khối hành chính:
Đến mở thông thoáng các phòng, quét dọn lau rửa cốc chén, sắp sếp bàn làm
việc dồ dùng trong các phòng, cắm nước tiếp khách....
* Khối trực ban:
Nhà trường có lịch phân trực cho từng giáo viên cụ thể : Trong ngày mỗi
lớp có một giáo viên phải đi trực sớm, có 24 cán bộ giáo viên thì mỗi ngày có 10
`


10


giáo viên trực (ưu tiên cho 2 giáo viên có con nhỏ). Các tiểu ban trực thì có lịch
sáng sớm đi làm trước 30 phút, nhiệm vụ đến là quét toàn bộ sân trường, cắm
nước tưới cây, chiều về muộn 30 phút ngoài việc trả trẻ còn lại thì cần quan sát
các khối phòng xem đã đóng phòng chưa, còn gì chưa cất gọn gàng, trong lớp
được dọn sạch chưa, túi rác đã đem ra khu vực tập kết chưa? Kiểm tra và nhắc
nhở các lớp làm vệ sinh đúng thời gian quy định. Từ đó đã giúp nhà trường quản
lí tốt phong trào xanh, sạch, đẹp thường xuyên.
* Nhân viên bảo vệ nhà trường:
Cuối ngày quan sát các khối phòng, các đồ dùng của cô và trẻ. Trong mùa
nắng, mùa nghỉ hè ngoài việc chăm sóc tưới cây của nhân viên bảo vệ, cuối ngày
đóng khóa phòng, có trách nhiệm không cho ai lạ vào trong trường khi chưa có
chỉ đạo của cấp trên, sắp xếp cho phụ huynh để xe gọn gàng khi vào đón trả trẻ,
nhắn nhở phụ huynh không vứt rác lá và các rác thải ra sân trường.
*Các lớp học:
Ngoài ra mỗi tuần vào thứ 6 các lớp thực hiện vệ sinh lău rưa đồ dùng, đồ
chơi, lau bàn ghế, cửa sổ, nhổ cỏ chăm sóc vườn hoa trước lớp, thực hiện tổng
vệ sinh chung toàn trường.
2.3.3. Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng nhà trường
xanh- sạch- đẹp.
Trên cơ sở phân công các thành viên phụ trách các công việc cụ thể về
thực hiện kế hoạch đã được xây dựng. Tôi đã chỉ đạo các thành viên thực hiện
đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng về thời gian đã đề ra cụ thể như sau:
a. Công tác phối kết hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng về
giáo dục xây dựng và bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp trong nhà trường.
Phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để
thực hiện công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường - Gia đình - Xã hội.

Vì vậy ngay từ đầu năm học trong các cuộc họp phụ huynh học sinh lớp,
họp phụ huynh học sinh trường cùng với việc triển khai các nội dung khác thì
nhà trường đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực mà nội dung phụ huynh học sinh có thể tham gia phối hợp nhiều nhất có
lẽ là xây dựng: “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Ở đây nhà trường đặc
biệt chú trọng đến việc huy động sức lực, kinh phí xã hội hóa để thực hiện tốt
phong trào:
VD: Trong năm học vừa qua do kinh phí còn hạn hẹp nên việc xây dựng
các bồn cây của nhà trường chưa được đẹp, nhà trường chưa có kinh phí chi trả
cho công trình vườn cổ tích cho bé…cây xanh trong nhà trường còn thiếu…
Hiểu được khó khăn của nhà trường phụ huynh đã đóng góp được nhiều công
sức và tiền bạc để giúp nhà trường thực hiện tốt cụ thể năm học 2017- 2018 phụ
huynh đã đóng góp bằng nguồn hỗ trợ tự nguyện là 40.000.000 triệu đồng
Phát động phong trào “Bé yêu cây xanh”. Mỗi phụ huynh hỗ trợ các loại
cây xanh, hoa, cây cảnh, ở gia đình phụ huynh có, để trồng vào vườn trường,
vào góc thiên nhiên ở các lớp tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu thiên nhiên, chăm
sóc cây xanh.

`

11


Đây là khuôn viên vườn trường mầm non Thành Hưng
Nhà trường tổ chức các buổi tuyên truyền; tổ chức các buổi lao động tại
trường, dùng bảng tin dành cho phụ huynh. Qua đó phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn
tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không
phải chỉ ở phía nhà trường mà còn ở gia đình.
VD: Đầu năm 2017 do cơ sở nhà trường xuống cấp nên chưa đầu tư chỗ để
rác cho trẻ và phụ huynh nên việc bỏ các túi sữa uống, các rác, thải vỏ bánh kẹo

luôn bị vương vãi ra sân vườn trường, thấy tình hình đó đầu năm tôi đã họp phụ
huynh phổ biến bàn bạc về tình hình thực tế đó sau đó được phụ huynh thống nhất
mua tặng các thùng rác để thu gom rác trong ngày đặt ở nhiều vị trí khác nhau
trong trường tạo thuận lợi cho trẻ trong việc làm vệ sinh.

Đồ dùng đựng rác do công tác XHH
Vận động phụ huynh cùng nhà trường thu gom các loại phế thải đến cho
giáo viên cùng làm đồ chơi cho trẻ. Tận dụng các võ hộp sữa, các lon nước ngọt,
lon bia, sách báo cũ mang đến cùng giáo viên và trẻ sử dụng vào việc làm đồ
`

12


chơi cho trẻ. Nhằm hạn chế số lượng rác thải trong môi trường, đồng thời làm
phong phú ngân hàng đồ chơi cho trẻ.

Tận dụng đồ phế thải làm đồ chơi
b. Tổ chức xây dựng cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp trong khu
vực lớp học:
Sự hợp tác của CBGVNV trong nhà trường có vai trò quyết định cho sự
thành công của công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Vì vậy nâng cao nhận thức
cho giáo viên là việc cần làm. Thông qua hoạt động ngoại khoá của các tổ
chuyên môn, các buổi họp hội đồng giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng
của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, đây là nhiệm vụ quan trọng trong
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo
dục phát động nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, rèn luyện cho các em
kỹ năng sống và hoạt động, thấy được tầm quan trọng của công tác này thì mỗi
CBVC phải phát huy tinh thần trách nhiệm của mình, tìm ra biện pháp phù hợp
để thực hiện lồng ghép vào hoạt động trong ngày của trẻ đạt hiệu quả cao nhất.

Tiêu chí xây dựng môi trường xanh trong trường lớp:
Cải tạo cảnh quan môi trường xanh trong lớp học cũng là một trong
những yếu tố để xây dựng môi trường “Xanh - sạch - đẹp” phù hợp với đặc điểm
hoạt động và tâm sinh lý của trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên
xây dựng góc thiên nhiên ngay trong góc hiên tại lớp mình bằng cách:
VD: Giáo viên và trẻ cùng nhau gieo những hạt mầm xanh cùng nhau
chăm, tưới, vun sới để vừa học quan sát sự nảy mầm và lớn lên của cây. Chọn
các cây có thể sống trong các bồn nhỏ để chăm tưới hàng ngày tạo màu xanh
trong các góc thiên nhiên, trồng cây leo để leo giàn trên các thang gióng vừa cho
trẻ quan sát, vừa trang trí cho góc lớp thêm đẹp.
Ngoài ra, tôi đã chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường lớp học với màu sắc
nhẹ nhàng, hài hoà, các đồ dùng, đồ chơi trong lớp vừa tầm với trẻ, trẻ có thể tự
lấy và cất gọn gàng, ngăn nắp tạo cho trẻ sự gần gũi và một tâm thế vui vẻ, hứng
thú tham gia các hoạt động trong lớp.

`

13


Hình ảnh trong lớp
VD: Ở chủ đề thế giới thực vật, tôi chỉ đạo các cô cho các bé quan sát các
cây xanh trong sân trường và trò chuyện về những lợi ích của cây xanh đối với
môi trường sống và tổ chức cho các bé nhặt những lá cây quanh trường để làm
đồ chơi và những lá cây nào không thể chơi được thì các bé cũng tự biết bỏ vào
thùng rác để làm sạch sân trường, các bé cũng biết bảo vệ vườn hoa, vườn rau,
vườn cây của trường như không hái hoa, bẻ cành… và trong khi chơi thì không
dẫm đạp lên cỏ. Để giúp trẻ có một số hành vi và thái độ bảo vệ môi trường,
giáo viên có thể tổ chức cho trẻ các hoạt động như sau: Nhặt lá làm sạch sân
trường, chăm sóc cây – hoa, theo dõi sự phát triển của cây, lau chùi đồ dùng, đồ

chơi, không xả rác bừa bãi nơi công cộng.
Tiêu chí xây dựng môi trường sạch trong trường lớp:
Chỉ đạo giáo viên giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ bằng cách xây
dựng nề nếp, thói quen. Đồ dùng đồ chơi trong lớp cũng cần được giáo viên chú
trọng, tôi luôn chỉ đạo giáo viên sử dụng, giữ gìn và vệ sinh những đồ dùng, đồ
chơi sạch sẽ, không gây nguy hiểm cho trẻ như: Không sắc nhọn, không dễ vỡ,
không dùng vật liệu độc hại….Đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với từng chủ đề và
mục đích giáo dục cho trẻ kích thích phát triển ngôn ngữ, nhận thức, vận động
tình cảm- quan hệ xã hội.
VD: Các hình ảnh mô tả các hành vi vứt rác ra môi trường như là: Mọi
người vứt rác ra sân trường, đường làng và những hình ảnh nhặt rác bỏ vào
thùng rác, các cô lao công đang quét dọn đường phố, các bạn nhỏ đang nhặt
rác ở sân trường bỏ vào thùng rác, hình ảnh trẻ em đang nhắc nhở người lớn
bỏ rác đúng nơi quy định, Sau đó cho trẻ lên chơi trên máy tính, chọn những
hành vi đúng, có lợi đối với môi trường, gạch bỏ những hành vi có hại cho
môi trường, những hình ảnh các bạn nhỏ bị ốm yếu do vệ sinh cá nhân, vệ sinh
`

14


môi trường bẩn và ngược lại. Tạo cho trẻ nói lên những suy nghĩ của mình về ô
nhiễm của môi trường sẽ làm hại đến sức khỏe của trẻ, còn nếu môi trường trong
sạch sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ. Đồng thời nhắc nhở những người thân của mình
không vứt rác bừa bãi, phải bỏ rác đúng nơi quy định.
Ngoài ra, giáo viên còn treo các bức tranh có các hình ảnh giáo dục bảo
vệ môi trường xung quanh lớp, ở các góc chơi của trẻ nhằm thu hút trẻ, gợi cảm
xúc của trẻ đến các hình ảnh bảo vệ môi trường trong trường mầm non của trẻ.
Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ. Hoạt động chơi
được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục,

trong đó có giáo dục bảo vệ môi trường. Thông qua các trò chơi đóng vai:
VD: Khi trẻ chơi đóng vai làm cô bán hàng cần hướng trẻ đến kỹ năng
bày hàng hấp dẫn, hàng phải sạch và tươi ngon để thu hút khách, biết thu dọn
hàng của mình sau tan buổi chợ không được bày hàng lung tung phải bày hàng
đúng nơi quy định vào giá đồ chơi, lau chùi sạch sẽ giá đồ chơi khi chơi song.
Thể hiện các công việc của những công nhân môi trường đó là nhập vai cô chú
công nhân môi trường: Biết quét dọn thu gom rác, lá cây để bỏ vào thùng, trồng
cây, chăm sóc cây như nhổ cỏ, cắt tỉa cành lá bị khô ngay trong sân trường.
VD: Ở giờ hoạt động ngoài trời dạy trẻ biết nhặt rác xung quanh sân
trường bỏ vào thùng rác, nhặt lá cây, biết chăm sóc cây như bắt sâu, tưới cây,
trồng và chăm sóc cây xanh để môi trường mát mẻ hơn. Nhặt lá rụng để tạo
thành các con vật
Ngoài ra, tôi đã chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường lớp học với màu sắc
nhẹ nhàng, hài hoà, các đồ dùng, đồ chơi trong lớp vừa tầm với trẻ, trẻ có thể tự
lấy và cất gọn gàng, ngăn nắp mà không xa cách tạo cho trẻ sự gần gũi và một
tâm thế vui vẻ, phấn khởi tham gia các hoạt động trong lớp theo hứng thú, nhu
cầu của trẻ.
Ví dụ: Chỉ đạo trang trí biểu bảng phù hợp với từng chủ đề như:
Trang trí môi trường bằng chính sản phẩm của trẻ, hình ảnh trong các góc
chơi được thay đổi theo các chủ điểm tạo cho trẻ sự thích thú với điều mới lạ.
Chỉ đạo từng lớp tạo góc thiên nhiên để trẻ chăm sóc cây bên cạnh đó tạo không
gian xanh- sạch- đẹp ở góc lớp.
Chủ đề thế giới thực vật, dán những bông hoa, chiếc lá có kí hiệu chữ cái ,
trùng với tên của bé vào tủ đựng đồ cá nhân của trẻ, tạo cho trẻ thêm gắn bó với
thiên nhiên.
c. Chú trọng xây dựng cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp trong khu
vực sân- vườn trường:
+ Xây dựng môi trường xanh:
Cải tạo cảnh quan sân trường xanh. Một trong những yếu tố để xây dựng
môi trường “Xanh - sạch - đẹp” phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm sinh lý

của trẻ. Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã thống nhất trong Ban chỉ đạo, Ban
đại diện Cha mẹ học sinh có kế hoạch trồng cây xanh, hoa, tạo cảnh xung quanh
sân trường, khu vui chơi và vẽ những hình ảnh đẹp, gần gũi với trẻ. Môi trường
trong lớp và ngoài lớp được chỉ đạo thay đổi thường xuyên theo tháng, theo từng
chủ đề. Tôi suy nghĩ tìm những nguyên vật liệu tận dụng để tạo môi trường ở
`

15


sân trường đẹp, thu hút sự yêu thích của trẻ tạo không gian nhiều màu sắc tăng
thêm cảnh quan đẹp trong nhà trường. Tôi tham mưu và vận dụng các nguồn xã
hội hóa cùng với phụ huynh góp công cho nhà trường phủ đất trống trong sân
trường để tạo màu xanh.
VD: Đầu năm nhà trường họp phụ huynh nói về kế hoạch phủ xanh các
bãi cỏ trong vườn cổ tích, với nguồn kinh phí hỗ trợ chỉ giành cho các tiểu mục
cần thiết nhất trong nhà trường phục vụ cho công tác chăm sóc trẻ, việc tranh
thủ gọt cỏ giúp nhà trường là 1 việc làm chính đáng tiết kiệm nhất… nên phụ
huynh đã đồng lòng ủng hộ bằng cách ủng hộ ngày công cho nhà trường trong
việc làm đồ dùng, đồ chơi cho sân vận động.
Lên kế hoạch trồng cây xanh, nhà trường đã chọn các loại cây có tán lá to,
ít sâu để tránh cho trẻ ngứa và sâu đốt khi thực hiện các hoạt động tham quan
ngoài trời như cây sấu, cây vú sữa, cây sà cừ….các cây này được trồng và chăm
tưới theo lịch để nhanh lấy cây bóng mát, cây ăn quả cho trẻ chơi dưới tán cây…
các cây cũng được trồng theo quy hoạch thẳng hàng, phù hợp và mang tính thẩm
mỹ đến từng gốc bồn cây….

Hình ảnh cây xanh bóng mát,cây ăn quả
+ Xây dựng môi trường sạch:
Môi trường ngoài lớp học sạch sẽ cũng rất quan trọng để rèn luyện ý thức

bảo vệ môi trường sạch trong nhà trường. Ban chỉ đạo đã quán triệt ý thức giữ
gìn môi trường đến từng cán bộ giáo viên, giúp giáo viên xây dựng bảng tuyên
truyền và tuyên truyền đến phụ huynh dưới nhiều hình thức như loa truyền thanh
nhà trường, dưới bảng tin, dưới các góc tuyên truyền với phụ huynh và có thể cả
trong những giờ đón trả trẻ….
Chỉ đạo giáo viên đứng lớp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường sạch
vào các hoạt động trong ngày để giáo dục đến từng trẻ giữ gìn môi trường sân
vườn, lớp học sạch như không vứt rác, lá, vỏ kẹo... Bim bim ở ngoài sân vườn,
cần được bỏ chúng vào thùng rác để cho môi trường sạch.
+ Một môi trường đẹp cũng đã được nhà trường đặc biệt lưu ý:
`

16


Đẹp cũng là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng trong các yếu tố xây dựng môi
trường trong nhà trường, việc xây dựng môi trường đẹp cũng được ban chỉ đạo
quan tâm trong khi xây dựng kế hoạch; việc xây dựng môi trường xanh sạch cần
được bố trí và giữ gìn… đối với nhà trường , trong môi trường xanh sạch chúng
tôi đặc biệt chú ý đến điểm nhấn của vẻ đẹp trong nhà trường.
Để muốn 1 môi trường vừa xanh vừa đẹp bản thân đã tu sửa vườn cổ tích
dưới dạng vừa tạo cho trẻ 1 môi trường học tập, vừa học, vừa chơi vừa để phục
vụ quan sát cần thiết để tạo cho trẻ cảm giác lạ, đẹp thích thú nên đã thiết kế
vườn có những lối đi uốn lượn, các con vật, các mô hình được thiết kế đẹp, màu
sắc các điểm nhấn các con vật nổi, màu tươi sáng, phù hợp với trẻ mầm non.
VD: Việc chọn các loại hoa để trồng vào vườn cổ tích hay trưng bày tạo
cảnh quan màu sắc bắt mắt tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động hằng ngày
cũng được lưu tâm bằng cách chọn, trồng những loại hoa đẹp được nở thành
nhiều đợt trong năm, các cây hoa được bày trí tạo điểm nhấn cho sân vườn bằng
cách đặt đúng nơi đúng chỗ, được cắt tỉa và chăm sóc cẩn thận để mang tính

thẩm mỹ. Tiêu chí đẹp không phải chỉ những cỏ cây hoa lá mà tôi đã tìm ra
nhiều hình thức để vừa trang trí vừa làm môi trường cho trẻ học tập, vừa là 1
hình thức bắt buộc.
d. Quan tâm đến xây dựng cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp
trong khu vực khác như nhà VS – khu vực nhà bếp và các khối phòng hành
chính:
* Khu vực nhà vệ sinh được đặc biệt chú trọng.
Năm học vừa qua, mặc dù nhà vệ sinh của trường đã hư hỏng nhiều, không
đúng quy định theo điều lệ trưởng mầm non. Nhưng nhà trường chỉ đạo chặt chẽ
việc sử dụng, giữ gìn các phòng vệ sinh luôn sạch sẽ, gọn gàng. Khu vực vệ sinh
cho trẻ nếu không được sạch, sẽ là nguyên nhân chính gây nên bệnh tật và ảnh
hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi giao phòng giao lớp cho giáo viên tôi đã chỉ đạo
giáo viên trang trí hình ảnh ngộ nghĩnh, những hình ảnh như hoa, cây, các ảnh
vệ sinh môi trường sạch sẽ, hình ảnh vệ sinh tay chân cho trẻ.
VD: Đầu năm tôi đã mua mới đồ dùng đánh rửa nhà vệ sinh được treo gọn
gàng phía bên trái trong tất cả các nhà vệ sinh, tránh tầm tay với của trẻ, chỉ đạo
giáo viên cất đồ dùng tẩy rửa, xà phòng, giấy vệ sinh vào đúng nơi quy định, các
thiết bị trong nhà vệ sinh được cọ rửa, lau chùi thường xuyên tránh mùi hôi, các
thiết bị như chổi lau nhà, chổi quét, chổi cọ nhà vệ sinh, chậu rửa được khoan
treo gần chỗ sàn thoát nước đứng theo 1 hướng ở tất cả các lớp để có sự đồng bộ
và đẹp mắt. Khi dùng song các đồ dùng vệ sinh thì giáo viên phải cất đồ dùng
đúng nơi quy định, không được để sai chỗ, dọn và lau sàn khô thoáng.
Chỉ đạo giáo viên cần cho trẻ biết các nội quy, quy định của các phòng vệ
sinh như: trẻ đi đúng nơi qui định, đi vệ sinh xong phải sả nước sạch, rửa tay
sạch sẽ…
* Vệ sinh sắp xếp khu vực bếp ăn:
Về trang thiết bị phục vụ công tác Chăm sóc - Nuôi dưỡng trẻ, cũng được
chú trọng quan tâm đặc biệt, nhà bếp phải được bày trí thoáng, sạch và gọn phù
`


17


hợp và đúng quy trình 1 chiều. Thực hiện các nội quy vệ sinh nghiêm ngặt để
phòng chống dịch bệnh, đảm bảo thông thoáng, sắp xếp đồ dùng, đồ nấu gọn
gàng ngăn nắp, phòng ăn nhà bếp quét dọn, lau dọn hàng ngày. Vệ sinh trang
thiết bị phục vụ nhà bếp, đảm bảo, là những vật dụng nhẵn, dễ làm sạch, dễ lau
chùi, đẹp, bền và dễ tẩy trùng. Ban giám hiệu chú trọng quản lý, giám sát và
kiểm tra chặt chẽ khâu vệ sinh, cách sắp đặt khoa học thuận tiện và vệ sinh đồ
dùng dụng cụ.
* Các khối phòng hành chính phòng hiệu bộ trong nhà trường cũng được
quan tâm sắp xếp bài trí gọn, sạch và đẹp mắt.
Các phòng hành chính, phòng hiệu bộ và các phòng chức năng của nhà
trường cũng được chỉ đạo vệ sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ, bàn, trang trí hoa lá
để tạo môi trường thoải mái, sạch đẹp cho cán bộ, giáo viên, làm việc. Luôn
luôn đảm bảo cho khuôn viên trường, phòng học, phòng chức năng và các phòng
hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày.
VD: Trong phòng họp, ngoài việc bố trí các vị trí cố định như bàn ghế các
biểu bảng, cờ, bục, tôi chú trọng đến cách bài trí trong phòng sao cho bước vào
phòng họp cảm thấy mát mẻ với các cây hoa và cây xanh đặt trong phòng tạo
cảm giác sảng khoái, và thân thiện điểm nhấn hoa trưng bàn tạo cảm giác đẹp thì
cần bày trí hoa, cốc và bình cắm hoa cũng được lưu ý để tạo 1 cảm giác thân
thiện khi khách bước vào phòng họp.. Cốc chén và các đồ dùng tiếp khách bày
trí trong các phòng nhà trường cũng đã tìm mua loại sạch, dễ đánh và lau chùi
màu trắng để tạo cảm giác sạch...

Hình ảnh văn phòng nhà trường
Bộ phận trong các khối phòng này cũng đã được lên kế hoạch thường
xuyên lau chùi các vật dụng hằng ngày, sắp xếp đồ dùng như giấy tờ hồ sơ đồ
dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp và có quy lát, hằng ngày đến phải tưới cây,

quét dọn lau phòng, lau bàn ghế, đánh cốc chén luôn sạch và gọn gàng.ngoài
hiên hè cũng được trang trí vẽ những hình ảnh ngộ ngĩnh và treo những lẳng hoa
nở theo các mùa trong năm.
`

18


Hình ảnh : Hiên hè của các phòng hiệu bộ
2.3.4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện xây dựng
trường học Xanh - sạch - đẹp.
Kiểm tra, đánh giá là một biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng hoạt
động. Bất kỳ một hoạt động nào ở trường cũng phải chú ý đến khâu kiểm tra,
đánh giá. Không kiểm tra, đánh giá có nghĩa là không có quá trình quản lý. Vì
vậy CBQL phối hợp với Ban chỉ đạo hoạt động, các đoàn thể trong nhà trường
phải thường xuyên kiểm tra các buổi lao động vệ sinh hàng tuần đêr kịp thời
nhắc nhở các lớp làm chưa tốt.
Hàng tuần: Giao cho giáo viên trực ban có nhiệm vụ kiểm tra và nhắc nhở
các lớp làm vệ sinh đúng thời gian quy định. Hàng tháng: Nhà trường tổ chức
Ban chỉ đạo rà sóat các tiêu chí theo kế hoạch đã được phân công chịu trách
nhiệm để kiểm tra đánh giá.
Hàng kỳ: Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ của cán bộ giáo
viên, tổ công đoàn nhà trường cũng được theo định kỳ, được ban chỉ đạo kiểm
tra đánh giá thường xuyên vào các buổi họp chuyên môn, họp toàn trường, xếp
loại cuối kỳ cho từng cá nhân, từng tổ.
Hàng năm: Tổng kết hết đợt phát động tổng kết rà soát các các tiêu chí đã
đề ra, đánh giá được % kết quả đạt bằng bảng tổng kết để đánh giá tiêu chí nào
đã đạt được và tiêu chí nào ở khu nào chưa đạt để xây dựng kế hoạch cho những
năm học tiếp theo, trong đợt phát động chuyên đề để nhằm tôn vinh và xét khen
thưởng cho tổ, cá nhân thực hiện tốt chuyên đề đã đề ra.

VD: Vào ngày 20 tháng 3 nhà trường tổng kết cuộc thi “ Xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; trong các tiêu chí đánh giá có đánh giá
tiêu chí xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp trong nhà trường theo kế hoạch đã
đề ra. phát hiện nhân tố điển hình để tuyên dương khen thưởng theo phong trào,
cá nhân chưa thực hiện tốt như trên 1 lớp học, chưa trang trí tiêu chí xanh đạt
yêu cầu sẽ bị trừ điểm thi đua và rút kinh nghiệm cho những năm học sau trang
trí đạt hiệu quả cao hơn.
`

19


2. 4. Hiệu quả của việc xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp trong trường
Mầm non Thành Hưng năm học 2017 - 2018 .
* Đối với cảnh quan nhà trường:
Khuôn viên của nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn, thoáng mát. Có
đủ nhà vệ sinh cho giáo viên và trẻ hàng ngày được giữ gìn sạch sẽ. Sân trường
không cỏ rác, vườn hoa cây xanh đã phát triển tốt tạo được môi trường học tập,
vui chơi cho trẻ thoải mái. Trường luôn sạch sẽ, có cây xanh đẹp, an toàn, phòng
học của trẻ thoáng mát. Sân trường có vườn cổ tích đẹp, vườn hoa cây cảnh
được cắt tỉa gọn gàng. phù hợp với các hoạt động của trẻ. Trang trí trong và
ngoài lớp học đẹp, phù hợp với chủ đề. Lớp học thường xuyên thay đổi nội
dung, hình thức tạo ra sự mới lạ thu hút sự chú ý của phụ huynh và của trẻ
* Đối với đội ngũ giáo viên:
Phấn khởi yên tâm công tác khi được phục vụ trong một ngôi trường thân
thiện, có khả năng truyền thụ, rèn luyện kỹ năng sống về giáo dục, xây dựng và
bảo vệ môi trường. Vận dụng các phương pháp thích hợp để hình thành cho trẻ
thái độ và hành động Bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
* Đối với trẻ:
Biết giữ gìn sức khỏe vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường,

góp phần làm cho khuôn viên trường, lớp học luôn sạch, đẹp và thoáng mát, có
thói quen bảo vệ môi trường như ăn quà xong biết lấy giấy gói bọc vỏ bỏ vào
thùng rác, đi vệ sinh đúng nơi quy định. Biết sắp đặt đồ dùng đồ chơi gọn gàng,
ngăn nắp đúng quy định.

Nội
T
dung
T
KS

1

2

3

`

Tiêu
chí
xanh
Tiêu
chí
sạch

Tiêu
chí
đẹp


Kết quả khảo sát tháng 3 năm 2018
Đạt chuẩn
Số

Chưa đạt

Khu vực KS

lượng
KS

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Môi trường lớp học
Khu vực sân vườn
trường
Các khối phòng HBHC và khu vực bếp ăn
Môi trường lớp học
Khu vực sân vườn
trường
Các khối phòng HBHC và khu vực bếp ăn
Môi trường lớp học

Khu vực sân vườn
trường
Các khối phòng HBHC và khu vực bếp ăn

13

12

92,3

1

7,7

4

4

100

0

80

1

20

5


4

13

12

92,3

1

7,7

4

4

100

0

0

5

5

100

0


0

13

11

84,6

2

15,4

4

3

75

1

25

5

4

80

1


20

20


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp không những có tác động đến
cảnh quan môi trường của nhà trường mà còn tạo ra một môi trường làm việc an
toàn, hợp vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và trẻ mầm non.
Từ đó mang hết khả năng nhiệt tình giảng dạy tạo nên các giờ học hấp dẫn, có
chất lượng cao góp phần vào sự nghiệp trồng người, nâng cao chất lượng của
nhà trường.
Phong trào xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn có ý nghĩa rất
thiết thực trong việc giáo dục ý thức, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và
kỹ năng sống cho trẻ. Hiệu quả thiết thực của cuộc thi “Xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non” đã tạo niềm tin với phụ
huynh học sinh, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút phụ
huynh nhiệt tình tham gia. Trong quá trình thực hiện “Xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non” đã tạo ra một môi trường kết
hợp chặt chẽ, đồng bộ việc cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản cho trẻ, giáo dục
nhận thức mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác động tích cực và tiêu
cực của môi trường đến đời sống con người, giáo viên và trẻ có ý thức xây dựng
trường học xanh, sạch, đẹp hơn.
3.2. Kiến nghị.
2.1 Đới với nhà trường:
Tuy nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo đủ điều kiện chăm sóc nuôi dạy
trẻ an toàn, môi trường xanh - sạch - đẹp nhưng vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu
hiện nay. Nhà trờng cần tiếp tục đề nghị, đấu mối với các cấp quan tâm, đầu tư
thêm cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, tham

mưu xây dựng thêm một số hạng mục còn thiếu để nhà trường ngày càng khang
trang hơn, cảnh quan ngày càng đẹp hơn.
2.2 Đới với UBND xã:
Tu sửa, xây dựng thêm cơ sở vật chất cho nhà trường để trường giữ vững
và duy trì trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I
2.3 Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Thạch Thành:
Tham mưu với UBND huyện quan tâm và tạo điều kiện bổ sung thêm
giáo viên để nhà trương làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Xác nhận của Hiệu trưởng đơn vị Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh của
mình viết, không sao chép của người khác.
Thành hưng, ngày 16 tháng 4 năm 2018
Người viết sáng kiến

Phạm Thị Hoan

`

21



×