Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Các nhân tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến tại TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------

NGUYỄN ĐAN THANH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH MUA MỸ PHẨM
TRỰC TUYẾN TẠI TPHCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------

NGUYỄN ĐAN THANH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH MUA MỸ PHẨM
TRỰC TUYẾN TẠI TPHCM
Chuyên ngành: Kinh Doanh Thương Mại
Mã số: 60340121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS NGUYỄN ĐÔNG PHONG

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “các nhân tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực
tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả làm việc của cá nhân tôi và hoàn toàn
được thực hiện trên quá trình nghiên cứu của riêng tôi và dưới sự hướng dẫn khoa
học của GS.TS Nguyễn Đông Phong. Các số liệu, tài liệu tham khảo và kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Luận văn chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào, tôi xin chịu trách nhiệm
về tính trung thực của luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 10 năm 2017
Tác Giả

Nguyễn Đan Thanh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...........................................1
1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU: ............................................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ...................................................................................... 3
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................... 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................... 4

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................ 4
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................................. 4
1.4.1. Nghiên cứu sơ bộ: ................................................................................................ 4
1.4.2. Nghiên cứu chính thức: ........................................................................................ 5
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: ........................................... 5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 6

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................7
2.1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: .................................................................... 7
2.1.1. Khái niệm về Thương mại điện tử (E-Commerce): ............................................. 7
2.1.2. Lợi ích của thương mại điện tử:........................................................................... 8
2.1.3. Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử : .......................................... 11
2.1.4. Thương mại điện tử trên nền tảng thiết bị di động M-Commerce (Mobile
Electronic Commerce) : ............................................................................................... 14
2.1.5. Khái niệm và đặc điểm của ngành mỹ phẩm: .................................................... 15
2.2. CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT LIÊN QUAN: ......................................................... 16
2.2.1. Khái niệm hành vi người tiêu dùng: ..................................................................... 17
2.2.2. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA): ....................... 18
2.2.3. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior -TPB): .......................... 19
2.2.4. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM): ....... 20


2.2.5. Mô hình thống nhất việc chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT): ........... 21
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRƯỚC ĐÂY: ................................................ 24
2.3.1. Các yếu tố tác động đến ý định mua mỹ phẩm trực tuyến: ............................... 24
2.3.2. Lợi thế cạnh tranh của M-Commerce, đo lường các yếu tố tác động đến ý định
mua hàng trực tuyến trên nền tảng thiết bị di động: .................................................... 25
2.3.3. Các yếu tố tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến - Vai trò trung gian của ý
định mua sắm: .............................................................................................................. 26
2.3.4. Tác động của Nội dung do người dùng tạo ra (UGC) để đánh giá sản phẩm đối

với việc mua hàng trực tuyến – Khung khái niệm: ...................................................... 28
2.3.5. Quan tâm về quyền riêng tư và hành vi mua hàng trực tuyến – Hướng tới mô
hình tích hợp: ............................................................................................................... 29
2.3.6. Các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến trên smartphone của người
tiêu dùng Hong Kong của Ken Kin-Kiu Fong và Stanley Kam Sing Wong (2015).... 31
2.3.7. Các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng trực tuyến tại Mumbai. Khan, &
Chavan (2015).............................................................................................................. 32
2.3.8. Phạm Ngọc Thái. (2015). Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ
khách hàng trực tuyến của khách hàng tại TP.HCM. Luận văn thạc sỹ trường ĐH
Kinh Tế TPHCM. ........................................................................................................ 33
2.3.9. Lại Thanh Xuân. (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm qua mạng
xã hội Facebook tại TP. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc Sỹ Đại học Kinh tế TP.HCM.
..................................................................................................................................... 34
2.3.10. Hệ thống hóa các mô hình lý thuyết và nghiên cứu có liên quan đến hành vi
mua sắm trực tuyến: PHỤ LỤC VII ............................................................................ 35
2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT: ................................................................... 36
2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất: ............................................................................. 36
2.4.2. Tổng hợp các biến nghiên cứu trong mô hình: .................................................. 37
2.5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: ............................................................................... 38
2.5.1. Nhận thức hữu ích:............................................................................................. 38
2.5.2. Nhận thức dễ sử dụng : ...................................................................................... 39
2.5.3. Nhận thức rủi ro: ................................................................................................ 39
2.5.4. Niềm tin (Trust) ................................................................................................. 40
2.5.5. Sự thích thú mua sắm: ....................................................................................... 41


2.5.6. Chất lượng thiết kế trang web: ........................................................................... 42
2.5.7. Thái độ đối với UGC: ........................................................................................ 42
2.5.8. Quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến: ............................................................... 44
2.5.9. Các yếu tố nhân khẩu học: ................................................................................. 45

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 45

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................46
3.1. THIẾT KẾ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: .............................................................. 46
3.2. XÂY DỰNG THANG ĐO SƠ BỘ: ......................................................................... 47
3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .................................................................................... 52
3.3.1. Thực hiện nghiên cứu định tính: ........................................................................ 52
3.3.2. Kết quả hiệu chỉnh thang đo trong nghiên cứu định tính: ................................. 53
3.3.3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính: ............................................................... 55
3.4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG: .............................................................................. 58
3.4.1. Thiết kế mẫu: ..................................................................................................... 58
3.4.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu: ....................................................................... 59
3.4.3. Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo: .................................................................... 59
3.4.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng và kiểm định kết quả nghiên cứu: .......... 60
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 63

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................64
4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT: .............................................................................. 64
4.1.1. Tỷ lệ nhận biết các website bán mỹ phẩm trực tuyến ........................................ 64
4.1.2. Thông tin thuộc tính đối tượng nghiên cứu: ...................................................... 64
4.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA: ....................... 66
4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA: .......................................................... 68
4.3.1. Kết quả phân tích nhân tố EFA nhóm biến độc lập: .......................................... 69
Bảng 4.7. Kiểm định KMO và Bartlett's Test cho biến độc lập .................................. 69
4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc: ......................................... 70
4.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SAU KHI ĐÁNH GIÁ THANG ĐO: .......................... 70
4.5. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ................................................................................. 72
4.6. PHÂN TÍCH HỒI QUY: .......................................................................................... 75
4.6.1. Mô hình hồi quy:................................................................................................ 75



Bảng 4.12. Bảng Model Summary – Phân tích hồi quy .............................................. 75
4.6.2. Kiểm định các giả thuyết trong mô hình: .......................................................... 76
4.6.3. Phân tích các giả thuyết nghiên cứu: ................................................................. 79
4.7. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI ANOVA: ................................................................... 82
4.7.1. Kết quả phân tích ANOVA theo nhóm TUỔI: .................................................. 82
4.7.2. Kết quả phân tích ANOVA theo nhóm THU NHẬP: ....................................... 83
4.7.3. Kết quả phân tích ANOVA theo nhóm NGHỀ NGHIỆP: ................................. 83
4.8. THẢO LUẬN KẾT QUẢ:........................................................................................ 84
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 87

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................88
5.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: ...................................................................................... 88
5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ: ................................................................................................ 89
5.2.1. Kiến nghị đối với doanh nghiệp: ....................................................................... 89
5.2.2. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước và Chính phủ: .................................... 93
5.3. CÁC ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU: ................................................................ 94
5.4. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO: .......................................... 95
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .................................................................................................. 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) .................19
Hình 2.2. Thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior) ....................20
Hình 2.3. Mô hình TAM (Technology Acceptance Model) .....................................21
Hình 2.4. Mô hình thống nhất việc chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUTUnified Technology Acceptance and Use Technology) ..........................................23
Hình 2.5. Mô hình các yếu tố tác động đến ý định mua mỹ phẩm trực tuyến ..........24

Hình 2.6. Mô hình các yếu tố tác động đến ý định mua hàng trực tuyến trên nền
tảng thiết bị di động...................................................................................................26
Hình 2.7. Mô hình các yếu tố tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến .................27
Hình 2.8. Mô hìnhTác động của UGC đối với việc mua hàng trực tuyến ................28
Hình 2.9. Mô hình mối quan tâm về quyền riêng tư và hành vi mua hàng trực tuyến ..... 30
Hình 2.10. Các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến trên smartphone
của người tiêu dùng Hong Kong ...............................................................................31
Hình 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến tại Mumbai. ...32
Hình 2.12. Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ khách hàng trực tuyến
của khách hàng tại TP.HCM. ....................................................................................33
Hình 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm qua mạng xã hội Facebook
tại TP. Hồ Chí Minh. .................................................................................................35
Hình 2.14. Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................37
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu .......................................................................46
Hình 4.1. Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram ..........................................77
Hình 4.2. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot ...........................................77
Hình 4.3. Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính .........................78


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng hợp các biến nghiên cứu trong mô hình ..........................................37
Bảng 3.1. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................47
Bảng 3.2. Thang đo và các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu chính thức sau
khi nghiên cứu định tính ...........................................................................................55
Bảng 4.1. Số lượng phiếu trả lời thu thập được ........................................................64
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhận biết các website bán mỹ phẩm trực tuyến ..............................64
Bảng 4.3. Thống kê mẫu theo độ tuổi .......................................................................65
Bảng 4.4. Thống kê mẫu theo thu nhập ....................................................................65
Bảng 4.5. Thống kê mẫu theo nghề nghiệp ...............................................................66
Bảng 4.6. Cronbach’s Apha của các biến trong thang đo các yếu tố tác động đến

quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến. ........................................................................67
Bảng 4.7. Kiểm định KMO và Bartlett's Test cho biến độc lập................................69
Bảng 4.8 . Kết quả phân tích nhân tố EFA nhóm biến độc lập .................................69
Bảng 4.9. Bảng tóm tắt các giả thuyết trong mô hình ...............................................71
Bảng 4.10 . Thang đo các yếu tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến ...... 71
Bảng 4.11. Kết quả phân tích tương quan .................................................................73
Bảng 4.12. Bảng Model Summary – Phân tích hồi quy............................................75
Bảng 4.13. Kiểm định ANOVA ................................................................................75
Bảng 4.14. Bảng kết quả phân tích hồi quy. .............................................................76


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TMĐT

Thương mại điện tử

TMDĐ

Thương mại di động

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

NTD

Người tiêu dùng

KH


Khách hàng

TRA

Thuyết hành động hợp lý

TPB

Mô hình hành vi dự định

TAM

Mô hình chấp nhận công nghệ

UTAUT

Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU:
Năm 2017 là cột mốc quan trọng đánh dấu chặng đường 10 năm kể từ khi Việt
Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Bên cạnh
nhiều cơ hội khi gia nhập nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam phải đối mặt với không ít
khó khăn và thách thức. Nhìn lại bối cảnh từ năm 2007 đến nay, nền kinh tế Việt
Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, toàn diện và tích cực. Theo Bộ Công
Thương, GDP bình quân đầu người tăng từ 730 USD vào năm 2006 lên 2.228 USD

vào năm 2015 và đạt 2.445 USD vào năm 2016. GPD phản ánh mức thu nhập và chi
tiêu của người dân, do đó sự gia tăng GDP qua từng năm cho thấy có sự tăng trưởng
rõ rệt về kinh tế và gia tăng mức chi tiêu của người tiêu dùng. Khi đời sống người
dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu "ăn no mặc ấm" sẽ dần được thay thế
bằng "ăn ngon mặc đẹp", nhu cầu làm đẹp của người dân sẽ gia tăng trong đó chiếm
đa số là phụ nữ.
Nhu cầu làm đẹp của phụ nữ đã xuất hiện từ hơn 6.000 năm về trước, theo thời
gian thì các hình thức này trở nên đa dạng và phong phú hơn. Ngày xưa ông bà ta
thường tận dụng những nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên để chế tạo ra loại phấn
làm đẹp da như phấn nụ cung đình Huế với thành phần chính là thạch cao và 10 vị
thuốc bắc cùng một số loại hoa. Hay son dưỡng môi chiết xuất từ mật ong ruồi trộn
thêm với màu ưa thích như đỏ, hồng để đôi môi căng mọng và hồng hào. Thêm nữa,
để có mái tóc dài, đen óng và suôn mượt thì các cụ sử dụng quả bồ kết nấu với tinh
dầu vỏ bưởi, chanh, lá hương nhu, sả v..v.. Ngày nay khi nền công nghiệp phát triển
cùng với công nghệ tiên tiến thì các sản phẩm làm đẹp dần được thay thế bằng các
thành phần chất nhân tạo, được sản xuất trên dây chuyền khép kín và gọi chung là
mỹ phẩm. Tùy theo nhu cầu và điều kiện kinh tế, người dùng sẽ chọn cho mình một
loại mỹ phẩm phù hợp như trang điểm hay chăm sóc da, chăm sóc tóc.
Trong thời đại ngày nay, quan điểm phụ nữ ít kiến thức và chỉ phù hợp với công
việc nội trợ đã không còn tồn tại. Xã hội hiện đại khiến phái yếu có cơ hội phát triển


2

bản thân toàn diện, có trình độ cao và tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn.
Theo đó, môi trường làm việc của họ thường là văn phòng hay công sở, nơi tiếp xúc
với nhiều người xung quanh. Họ phải luôn gọn gàng, chỉn chu và tạo hình ảnh đẹp
trong mắt người khác, nâng cao giá trị bản thân. Từ đó nhu cầu làm đẹp của phụ nữ
hiện đại ngày càng tăng lên nhanh chóng. Và việc sử dụng mỹ phẩm dần trở thành
thói quen của chị em mỗi khi ra ngoài, đi chơi hay đến nơi làm việc.

Theo báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor năm 2016,
thị trường mỹ phẩm Việt Nam rất sôi động, có quy mô 26.000 tỷ đồng vào 2015.
Một nghiên cứu khác của hãng nghiên cứu thị trường Asia Plus được công bố vào
tháng 9/2016, gần 30% người tham gia cuộc khảo sát có sử dụng mỹ phẩm trang
điểm mỗi ngày và 23% trang điểm vào những dịp đặc biệt. Cũng theo Asia Plus,
phụ nữ Việt Nam chi tiêu cho mỹ phẩm không nhỏ, có đến 44% người tham gia
khảo sát chi trung bình khoảng 200.000 đồng trong một tháng để mua mỹ phẩm.
Trong đó có 80% phụ nữ dưới 29 tuổi chi tiêu dưới 300.000 đồng và phụ nữ trên 30
tuổi chi tiêu nhiều hơn con số này cho mỹ phẩm trong một tháng. Các con số này đã
chứng minh được rằng, khi sự phát triển vượt bậc của xã hội khiến phụ nữ năng
động và tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn thì việc sử dụng mỹ phẩm làm
đẹp càng được quan tâm và đầu tư nhiều hơn. Bên canh đó, nền kinh tế phát triển
cũng thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng Việt Nam, trong đó có ngành mỹ
phẩm.
Sự bùng nổ của ngành công nghiệp mỹ phẩm trong hai năm trở lại đây tạo hiệu
ứng lan truyền rộng phần lớn nhờ vào thương mại điện tử và các kênh mạng xã hội
như You Tube, Facebook. Như trước kia mỹ phẩm chỉ được bày bán tại các cửa
hàng hoặc các trung tâm thương mại lớn như Diamond, Parkson, Vincom…thì nay
người tiêu dùng có thể dễ dàng mua sắm trực tuyến trên website và Facebook thông
qua các thiết bị gồm máy tính để bàn, máy tính bảng và thông dụng nhất là điện
thoại thông minh – smartphones. Đây là hình thức mang lại cho người mua nhiều
trải nghiệm và khiến họ thích thú bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích mà các cửa hàng
truyền thống không thể đáp ứng được như nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm thời


3

gian và có thể mua sắm bất cứ lúc nào. Đặc biệt trong thời đại mà ai ai cũng thường
xuyên tiếp xúc với thiết bị kỹ thuật số và mạng internet thì xu hướng mua hàng mỹ
phẩm trực tuyến đã trở nên tất yếu.

Với tình hình này, một lần nữa khẳng định hình thức mua mỹ phẩm trực tuyến
đang dần khẳng định vị thế và ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn. Từ sự hấp
dẫn của kênh mua bán trực tuyến, các công ty mỹ phẩm cần hiểu rõ nhu cầu luôn
luôn thay đổi của khách hàng để giới thiệu sản phẩm hiệu quả hơn, thu hút khách
hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Tuy nhiên để có những nhận định rõ ràng và
chính xác hơn về hành vi của một nhóm đối tượng người tiêu dùng mỹ phẩm nói
chung và nhóm khách hàng có sở thích mua mỹ phẩm trực tuyến nói riêng, đồng
thời làm thế nào để thu hút được ngày càng nhiều đối tượng khách hàng mua mỹ
phẩm trực tuyến thì cần có nghiên cứu chính thức. Mục tiêu của bài nghiên cứu này
là giúp cho các doanh nghiệp trong ngành mỹ phẩm có hướng đi mới trong tương
lai và hiểu rõ những yếu tố tác động đến hành vi mua hàng để có phương án đầu tư
cho kênh bán hàng của mình, đặc biệt là ở thị trường sôi động và lớn nhất nhì tại
Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tác giả đã
chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến tại
Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Bên cạnh việc hoàn thành một luận văn cao học, mục tiêu nghiên cứu của đề tài
là khám phá các nhân tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm bằng hình thức trực
tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
-

Xác định các nhân tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến của
người tiêu dùng nữ tại TPHCM.

-

Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này đến quyết định mua mỹ phẩm
trực tuyến của người tiêu dùng nữ tại TPHCM.

-


Đề xuất kiến nghị về hình thức bán hàng trực tuyến cho các doanh nghiệp đang
và sẽ hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm.


4

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến các nhân tố tác
động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến tại TPHCM..
Đối tượng khảo sát: khách hàng nữ từ 18 đến 40 tuổi có sử dụng mỹ phẩm tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi về thời gian: khảo sát khách hàng nữ có sử dụng mỹ phẩm được tiến
hành trong tháng 8 và tháng 9 năm 2017.
Dữ liệu nghiên cứu có được từ quá trình điều tra khảo sát với bảng câu hỏi.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
1.4.1. Nghiên cứu sơ bộ:
Tác giả tham khảo và thu thập tài liệu từ các nguồn như: các tạp chí, đề tài
nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước và những tài liệu
khác có liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu đề nghị và công cụ đo lường
phục vụ cho nghiên cứu chính thức.
Tiếp theo, xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ kết hợp kỹ thuật thảo luận nhóm và thu
thập ý kiến của các chuyên gia. Nhóm tham gia thảo luận gồm 10 người thường
xuyên mua mỹ phẩm trực tuyến và các chuyên gia về mỹ phẩm, chuyên gia bán
hàng trực tuyến nhằm khám phá, thu thập thêm thông tin và bổ sung các thang đo
mới.

Sau khi thảo luận nhóm, bảng câu hỏi sẽ được phỏng vấn thử trực tiếp 10 khách
hàng tại TPHCM để kiểm tra mức độ rõ ràng và điều chỉnh kịp thời nhằm đưa ra
bảng Câu hỏi khảo sát chính thức sử dụng cho nghiên cứu định lượng.


5

1.4.2. Nghiên cứu chính thức:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách thu thập thông tin để
đưa vào phân tích và kiểm định các giả thiết nghiên cứu.
Phỏng vấn khách hàng mua mỹ phẩm (bao gồm khách hàng mua trực tuyến và
mua tại cửa hàng truyền thống) tại khu vực TP.HCM bằng bảng câu hỏi gửi qua
emai, phiếu phỏng vấn và phỏng vấn trực tiếp.
Mẫu nghiên cứu được thu thập phương pháp thuận tiện, phi xác suất trong phạm
vi đề tài nghiên cứu. Thang đo Liket 5 mức độ đồng ý từ thấp đến cao là Hoàn toàn
không đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý tương ứng từ 1 đến 5.
Quy trình đánh giá thang đo gồm các bước:
-

Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá EFA để chọn lọc các
biến quan sát và xác định các nhân tố, độ tin cậy của thang đo của các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến tại TPHCM.

-

Kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết đề ra dưa trên công cụ thống kê
mô tả: phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan hồi quy tuyến tính bội,
kiểm định phương sai ANOVA. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ
liệu.


1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến
của khách hàng tại TPHCM mang đên ý nghĩa về mặt thực tế cho các nhà sản xuất
mỹ phẩm, các công ty quảng cáo và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh mỹ
phẩm, nhằm đưa ra những định hướng mới cho các hoạt động bán hàng trong tương
lai. Cụ thể như sau:
Một là, định hướng thói quen mua mỹ phẩm trực tuyến, tăng tỷ lệ tái mua sắm
đối với các khách hàng nữ tại TPHCM. Hình thức này đã phổ biến và thành công tại
các nước tiên tiến trên thế giới nhưng còn mới mẻ tại Việt Nam. Một làn sóng mua
hàng online đã trở nên quen thuộc với số đông giới trẻ sống tại đô thị tuy nhiên vẫn
còn xa lạ đối với người trung niên hoặc khách hàng tại các vùng ngoại thành.


6

Hai là, đối với khách hàng đã biết đến hình thức mua hàng trực tuyến, đề tài góp
phần giúp doanh nghiệp xác định những nhân tố nào tác động đến quyết định mua
mỹ phẩm trên các trang bán hàng trực tuyến. Từ đó xây dựng các kênh TMĐT đa
dạng với chính sách bán hàng hấp dẫn, xây dựng kế hoạch marketing thu hút nhiều
sự quan tâm và nâng cao uy tín, mang đến niềm tin cho khách hàng khi mua mỹ
phẩm trực tuyến. Đây là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp cần phải bắt kịp để
phát triển.
Ba là, nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp
theo về mua bán mỹ phẩm trực tuyến trên phạm vi rộng hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Tác giả trình bày lý do
nghiên cứu, qua đó nêu lên mục tiêu mà đề tài hướng đến, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đồng
thời Chương 1 cũng nêu lên ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.



7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
2.1.1. Khái niệm về Thương mại điện tử (E-Commerce):
Từ khi Internet hình thành và phát triển với lượng người sử dụng ngày càng
tăng, ngoài những lợi ích mang đến cho cuộc sống thì một số ứng dụng của Internet
đã được khai thác nhằm phục vụ cho mục đích thương mại. Nếu như trong thương
mại truyền thống, các chủ thể trực tiếp giao dịch với nhau thì ngày nay, hình thức
giao dịch trở thành gián tiếp thông qua các phương tiện điện tử có kết nối Internet,
được gọi là Thương mại điện tử. TMĐT (E-Commerce) là hình thức mua bán hàng
hóa và dịch vụ thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy fax,
truyền hình… và mạng máy tính (trong đó có Internet). Hình thức Thương mại điện
tử đầu tiên của nhân loại ra đời vào những năm 1960 thông qua trao đổi dữ liệu điện
tử EDI - Electronic Data Interchange dựa trên các dịch vụ mạng giá trị gia tăng
(Value-Added Networks - VANs). Cho đến nay, Thương mại điện tử được công
nhận là một hình thức kinh doanh hiệu quả, ngày càng phổ biến và trở thành xu
hướng của thời đại toàn cầu hóa.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "TMĐT bao gồm việc sản xuất,
quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng
như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Theo Ủy ban TMĐT của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) định nghĩa: “TMĐT liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng
hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ
thống có nền tảng dựa trên Internet.”
Phạm vi của TMĐT rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh
trong đó nổi bật nhất là mua sắm online, người tiêu dùng mua hàng hóa hoặc dịch
vụ của người bán thông qua Internet. Người bán tạo một cửa hàng trực tuyến trên

trình duyệt web, tại đây họ cung cấp tất cả thông tin về sản phẩm, giá cả, liên hệ,
thanh toán và giao nhận. Khách hàng tìm mua sản phẩm bằng cách truy cập vào


8

trang web của người bán để tìm kiếm, chọn lựa và đi đến quyết định mua hàng.
Hình thức này khá phổ biến với người tiêu dùng ngày nay vì nó rất tiện lợi, họ có
thể mua sắm mọi lúc mọi nơi trên nhiều thiết bị khác nhau như máy tính để bàn,
máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh.
Kể từ khi chiếc điện thoại thông minh (smart-phone) xuất hiện và các ứng dụng
trên nền tảng điện thoại di động ngày càng phát triển đa dạng thì khái niệm Thương
mại di động M-Commerce (Mobile Commerce) ra đời. Đây là một dạng của ECommerce, TMĐT trên nền tảng các thiết bị di động cầm tay và không dây như
smartphones, máy tính bảng. Người tiêu dùng ngày nay dành nhiều thời gian cho việc
sử dụng điện thoại di động cá nhân đã mang lại cơ hội kinh doanh nhiều hơn thương
mại điện tử truyền thống. Hàng loạt ứng dụng ra đời không chỉ đáp ứng mà còn tạo ra
nhu cầu mua hàng trực tuyến, luôn luôn được cập nhật đem đến sự mới lạ và thích thú
cho người mua hàng. Ngày nay điện thoại di động không chỉ được dùng để liên lạc,
mà còn là thiết bị để giải trí, học tập, mua sắm, kết nối bạn bè trên mạng xã hội.
Khách hàng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi, mang đến hiệu quả cho các hoạt động
quảng cáo với số lượng tương tác ngày càng cao. TMĐT nói chung và TMDĐ nói
riêng đã thay đổi hoàn toàn hình thức mua sắm truyền thống của con người.
2.1.2. Lợi ích của thương mại điện tử:
Với nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng dần trong những năm gần đây, các doanh
nghiệp ngày càng quan tâm đến việc thiết lập và phát triển hệ thống thương mại
điện tử với nhiều kênh bán hàng phong phú. Mua sắm trực tuyến vẫn sẽ là xu hướng
được người tiêu dùng hiện đại ưa chuộng vì nó mang lại nhiều lợi ích cho cả người
mua lẫn người bán.
 Lợi ích của Thương mại điện tử đối với người bán:
Tăng doanh thu: Cửa hàng truyền thống sẽ bị giới hạn về không gian và thời

gian, doanh nghiệp chỉ có thể phục vụ cho một nhóm khách hàng có vị trí địa lý gần
trong khung giờ nhất định. Nhưng đối với thương mại điện tử, hàng hóa sẽ được
bán với phạm vi rộng khắp trong cả nước và các nước khác, hoạt động suốt 24 giờ
và 7 ngày không ngừng nghỉ. Doanh nghiệp chủ động tìm kiếm khách hàng một


9

cách tích cực nhờ vào các tính năng quảng cáo đa dạng mà không phải chờ khách
hàng tìm đến mình như thương mại truyền thống. Điều này giúp tăng doanh thu
nhanh chóng nếu doanh nghiệp cung cấp nhiều thông tin ở mọi khía cạnh của sản
phẩm và dịch vụ, đồng thời đảm bảo tính năng thanh toán trực tuyến an toàn và
đáng tin cậy.
Duy trì sự tương tác với khách hàng: Thương mại điện tử đã cách mạng hóa
hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin và lịch sử truy cập website của
người mua sẽ được lưu lại trên hệ thống thành một tập hợp dữ liệu khách hàng. Sau
khi đưa vào phân tích, nhóm khách hàng có chung đặc điểm và sở thích mua sắm sẽ
được phân loại cụ thể. Điều này giúp doanh nghiệp có những chiến lược phát triển
sản phẩm mới và kế hoạch marketing phù hợp với nhu cầu của từng nhóm NTD,
tránh lãng phí nguồn lực do nhắm vào sai đối tượng. Bên cạnh đó, đáp ứng nhu cầu
khách hàng thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được mối quan hệ lâu dài
bền vững và gia tăng lòng trung thành của họ. Càng nhiều khách hàng cũ đã mua
sắm tại website và để lại lời nhận xét tốt sẽ làm tăng mức độ tin cậy cho khách mới
ghé thăm và tìm kiếm sản phẩm, giúp doanh nghiệp bán được nhiều hơn và tăng
lượng truy cập.
Mang đến dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: với website trực tuyến, doanh
nghiệp có thể cung cấp catalogue, bảng báo giá và hướng dẫn sử dụng cho khách
hàng dưới dạng hình ảnh, video âm thanh một cách trực quan sinh động. Việc mang
đến nhiều thông tin bổ ích cho người ghé thăm website, danh mục sản phẩm được
liệt kê rõ ràng với từng đặc tính cụ thể sẽ giúp khách hàng đưa ra quyết định mua

hàng nhanh chóng. Đối với các website bán hàng trên toàn quốc thì dịch vụ thanh
toán trực tuyến và giao hàng tận nơi cũng là một yếu tố tạo nên thành công.
Giảm chi phí hoạt động: Chi phí để tạo dựng kênh thương mại điện tử thấp
hơn so với thiết lập một cửa hàng truyền thống để gia nhập hoặc mở rộng thị
trường. Doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian về vấn đề giấy phép và các thủ
tục liên quan. Tiền thuê mướn mặt bằng, kho bãi, cơ sở hạ tầng cũng được cắt giảm
toàn bộ. Nhờ vào hệ thống lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên website, tất cả hoạt động


10

kiểm soát hàng hóa sẽ được tự động hóa giúp doanh nghiệp giảm chi phí quản lý
hàng tồn kho, thuê mướn nhân viên và quản lý nguồn nhân lực. Nếu website được
thiết kế tốt với nhiều thông tin và hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp cũng sẽ tiết
kiệm được khoản trang trí cửa hàng, in ấn tờ rơi quảng cáo và catalogue.
Giảm chi phí marketing và quảng cáo: tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO),
truyền thông trên mạng xã hội và các trang cộng đồng, marketing qua E-Mail,
quảng cáo đa phương tiện v..v… là các hình thức tiếp thị cho kênh bán hàng trực
tuyến hiệu quả và tiết kiệm. Doanh nghiệp dễ dàng phân loại và chọn lọc nhóm đối
tượng khách hàng mục tiêu phù hợp với sản phẩm và dịch vụ để đầu tư một khoảng
ngân sách marketing phù hợp. Tránh tình trạng lãng phí do quảng cáo nhiều kênh
với độ phủ quá rộng nhưng không tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu. Nếu các ý
tưởng quảng cáo tốt sẽ tạo được hiệu ứng lan truyền mạnh, tốc độ chia sẻ nhanh và
rộng trên mạng xã hội giúp nhiều người biết đến sản phẩm và dịch vụ hơn.
Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp: giữa những doanh nghiệp có sự
tương đồng về giá cả và chất lượng sản phẩm thì những ý tưởng về dịch vụ hỗ trợ
khách hàng trước và sau bán hàng, giá trị gia tăng, giao hàng nhanh cùng các
chương trình giảm giá hấp dẫn sẽ giữ chân được khách hàng. Khi các đối thủ cạnh
tranh đều đã áp dụng thương mại điện tử thì lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về những
doanh nghiệp có ý nhiều ý tưởng sáng tạo để tạo sự khác biệt hoàn toàn cho website

của mình, thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng.
 Lợi ích của Thương mại điện tử đối với người tiêu dùng:
Đối với người tiêu dùng tại các nước tiên tiến trên thế giới, thương mại điện tử
đã trở thành thói quen mua sắm được ưa thích, bởi tính dễ dàng và sự tiện lợi của
nó. Các cửa hàng trực tuyến luôn luôn hoạt động, quá trình mua bán diễn ra thường
xuyên không kể ngày và đêm trong suốt 24 giờ 7 ngày. Người mua và người bán sẽ
dễ dàng tìm thấy nhau nhờ vào website hỗ trợ tìm kiếm như Google. Bất kì sản
phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp nào mà khách hàng cần đều được tìm thấy một
cách dễ dàng. Bên cạnh đó, website bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp cũng
giúp người mua tiết kiệm tối đa thời gian tìm kiếm sản phẩm phù hợp bằng danh


11

mục hàng hóa được mô tả một cách chi tiết, thanh toán an toàn và hoàn tất giao dịch
nhanh chóng.
Thật khó để một nhân viên bán hàng tại cửa hàng truyền thống có để trả lời mọi
thắc mắc của khách hàng. TMĐT cung cấp một lượng thông tin phong phú và đa
dạng về sản phẩm thông qua công cụ tìm kiếm, hình ảnh, video. Việc tiếp cận được
nhiều nhà cung cấp giúp người mua có nhiều lựa chọn hơn nhờ vào việc so sánh giá
cả để chọn ra mức giá phù hợp nhất. Khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc tìm
hiểu tất cả những gì liên quan đến sản phẩm và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết
định mua hàng.
Điều tuyệt vời nhất mà TMĐT mang lại cho NTD là thu ngắn mọi khoảng cách
với các dịch vụ giao hàng nhanh, chuyên nghiệp và uy tín. Chỉ cần một cuộc gọi
hay cú nhấp chuột, hàng hóa sẽ được giao đến tận nơi mà khách hàng yêu cầu với
một mức phí tương đối rẻ. Người mua sẽ không phải mất nhiều công sức và thời
gian di chuyển đến nơi bán, và có thể mua hàng ở bất kì nơi đâu trong nước hoặc
nước ngoài.
TMĐT mang đến cho khách hàng nhiều tính năng mua sắm thú vị. Họ có thể

tham khảo kinh nghiệm từ người những mua hàng trước bên dưới thông tin sản
phẩm. Những chia sẻ về sản phẩm hoặc dịch vụ được thể hiện dưới dạng bài viết kết
hợp với video và hình ảnh sinh động, được chia sẻ cho mọi người cùng xem, giúp
người mua tìm hiểu thông tin sản phẩm một cách hiệu quả và nhanh chóng.
2.1.3. Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử :
Có 9 hình thức giao dịch trong TMĐT với sự kết hợp của 3 đối tượng tham gia
gồm: Chính phủ (G-Government), Doanh nghiệp (B-Business) và Khách hàng (CConsumer), được thể hiện dưới bảng sau:
 Doanh nghiệp:
-

B2B: giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (Business To
Business).

-

B2C: giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business To
Consumer).


12

-

B2G: giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với chính phủ (Business To
Government).

-

B2E: giao dịch TMĐT giữa Doanh nghiệp với Nhân viên (Business To
Employee).

 Chính phủ:

-

G2C: giao dịch TMĐT giữa Chính phủ với Người tiêu dùng (Government To
Consumer)

-

G2B: giao dịch TMĐT giữa Chính phủ với Doanh nghiệp (Government To
Business)


-

Người tiêu dùng:

C2C: giao dịch TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (Consumer To
Consumer).

-

C2B: giao dịch TMĐT giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp (Consumer To
Business).

-

C2G: giao dịch TMĐT giữa Người tiêu dùng với Chính phủ (Consumer To
Government)
Trên thực tế, hoạt động thương mại điện tử có 4 loại giao dịch phổ biến gồm:

B2B (Business to Business): đây là hình thức giao dịch TMĐT giữa doanh

nghiệp và doanh nghiệp thông qua hệ thống bán hàng trực tuyến trên Internet, người
bán và người mua đều là doanh nghiệp. Điển hình như nhà sản xuất bán cho nhà
phân phối, nhà bán sỉ bán cho nhà bán lẻ, các giao dịch diễn ra một cách tự động
trên website của người bán. Internet cung cấp một môi trường thuận lợi để các
doanh nghiệp tìm hiểu tất cả thông tin về sản phẩm, dịch vụ, liên hệ và đặt nền tảng
cho các giao dịch B2B trong tương lai. Đồng thời, trang web trực tuyến của doanh
nghiệp cho phép khách hàng tìm kiếm thông tin của đối tác, tiến hành đặt hàng, ký
kết hợp đồng và thanh toán trực tuyến. Hình thức này mang lại hiệu quả cao cho
doanh nghiệp vì giao dịch diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí thay vì
phải xử lý đơn hàng theo cách thủ công qua điện thoại hoặc e-mail.


13

B2C (Business to Consumer): đây là hình thức TMĐT tử giữa doanh nghiệp
và người tiêu dùng thông qua hệ thống bán hàng trực tuyến trên Internet. Bao gồm
các giao dịch bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng là
những người tiêu dùng cuối cùng gồm cá nhân và hộ gia đình. Đặc điểm của loại
hình này khác hoàn toàn với kinh doanh truyền thống, người mua và người bán
không tương tác trực tiếp mà giao dịch hoàn toàn thông qua website trực tuyến của
doanh nghiêp. Người tiêu dùng tìm kiếm, lựa chọn, đặt hàng và thanh toán trên
website đó. Doanh nghiệp có thể bán cho khách hàng trên toàn thế giới, hoạt động
suốt 24 giờ một ngày và 7 ngày một tuần. Hình thức này mang lại nhiều tiện ích cho
người tiêu dùng, họ có thể thoải mái lựa chọn và so sánh nhiều sản phẩm cùng lúc,
mua sắm tại nhà hoặc bất kì nơi nào mà không phải tốn thời gian để đến tận cửa
hàng. Đồng thời mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, tiết kiệm rất nhiều khoản chi
phí như marketing, kênh phân phối, nhân viên bán hàng, quản lý.
B2G (Business to Government): đây là mô hình mua sắm công trực tuyến giữa

doanh nghiệp và cơ quan chính phủ đóng vai trò là người mua hàng hóa, dịch vụ.
Các doanh nghiệp chào giá với cơ quan nhà nước các dự án, sản phẩm và dịch vụ
hoặc cơ quan nhà nước đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng trên trang web chính
thức. Các tổ chức đề nghị giá thầu và giao dịch được tiến hành bằng hình thức đấu
thầu trực tuyến. Hình thức B2G tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng
đồng thời giúp các cơ quan nhà nước tiết kiệm chi phí tìm kiếm nhà cung cấp.
C2C (Consumer to Consumer): đây là hình thức giao dịch giữa các cá nhân
với nhau, đối tượng tham gia đều là cá nhân. C2C khác với B2B và B2C ở chỗ
người tiêu dùng tương tác trực tiếp với nhau. Một cá nhân kinh doanh thương mại
điện tử bằng cách thiết lập website bán hàng của riêng mình hoặc sử dụng website
có sẵn của một doanh nghiệp khác để quảng cáo và bán sản phẩm, người bán phải
trả một khoản phí còn người mua được mua sắm miễn phí. Ngoài ra các cá nhân có
thể trao đổi hàng hóa với nhau thông qua sàn đấu giá trực tuyến. C2C mang lại lợi
nhuận cao cho người bán và chi phí thấp cho người mua, người bán có thể dự trữ
hàng tồn kho tại nhà hoặc văn phòng mà không phải mất thêm chi phí cho cửa hàng


14

trưng bày. Ngày nay cả người mua và người bán đều dễ dàng truy cập Internet mọi
nơi mọi lúc, các cá nhân có thể khởi tạo kênh bán hàng trực tuyến cho riêng mình
mà không phải đầu tư nhiều c hi phí, người mua được trải nghiệm các tính năng
mua sắm mới lạ.
2.1.4. Thương mại điện tử trên nền tảng thiết bị di động M-Commerce (Mobile
Electronic Commerce) :
Thương mại di động M-Commerce viết đầy đủ là Mobile Electronic Commerce
được định nghĩa là quá trình tìm kiếm, so sánh, mua bán, trao đổi dịch vu, hàng hóa
và thông tin trên nền tảng các thiết bị di động. Các giao dịch mua bán trực tuyến
được thực hiện thông qua thiết bị đầu cuối di động có khả năng kết nối mạng không
dây, bao gồm tất cả các thiết bị cầm tay như điện thoại di động thông minh (smartphone), PDA, máy tính bảng… Thực chất M-Commerce không có sự khác biệt lớn

với E-Commerce, trước đây khi nhắc đến TMĐT tức là các giao dịch mua bán được
thực hiện trên máy tính (E-Commerce) thì M-Commerce được hiểu như một sự sự
gắn kết của chiếc điện thoại với con người. Ngày nay M-Commerce đang trở thành
xu hướng mua sắm được ưa chuộng, mang đến sự tiện lợi, kết nối thuận tiện, tiết
kiệm thời gian và luôn được cập nhật những tính năng mới nhất cho khách hàng.
Đồng thời là một thị trường tiềm năng rất lớn đối với các doanh nghiệp.
Lợi ích mà M-Commerce mang lại khác với E-Commerce là khả năng “định vị
địa điểm”, và “định danh người dùng”, các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin
người sử dụng thiết bị một cách chuẩn xác nhất, đồng thời người tiêu dùng cũng tìm
kiếm thông tin về các dịch vụ, sản phẩm tại địa điểm cần biết thông qua ứng dụng
mua bán theo mô hình B2C (Business to Customer) như các đặt món ăn, vé xem
phim, khách sạn, vé máy bay…
Những đặc trưng của TMDĐ (M-Commerce) mà TMĐT thông thường không
có:
Tính rộng khắp: bằng việc sử dụng thiết bị di động có kết nối Internet, người
dùng có thể tìm kiếm thông tin bất cứ lúc nào họ muốn thông qua ứng dụng trên


15

thiết bị di động, vừa thực hiện giao dịch vừa hoạt động bình thường. Điều này đáp
ứng nhu cầu KH một cách nhanh chóng, bất chấp cả yếu tố không gian và thời gian.
Khả năng tiếp cận: dựa trên các ứng dụng trên thiết bị di động, doanh nghiệp
có thể tiếp cận với khách hàng bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào thông qua các công
cụ quảng cáo và marketing trực truyến.
Sự định vị: khả năng định vị vị trí của người sử dụng tại một thời điểm cụ thể là
một sự sự đột phá của TMDĐ (M-commerce). Với thông tin về vị trí, doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ thông qua các ứng dụng di động. Ví dụ như phần mềm đặt xe
Uber, vị trí của người dùng và tài xế đều được hiện trên bên bản đồ ứng dụng, tài xế
nhanh chóng liên lạc với người yêu cầu xe nhờ vào thông tin có sẵn được đăng kí

bởi người dùng và đến địa điểm đón khách. Nhờ vào định vị vị trí giúp cho người
dùng có thể tìm được nhà hàng hay rạp chiếu phim xung quanh nơi họ đang ở với
một khoảng cách gần nhất.
Tính cá nhân hóa: Internet cung cấp một lượng ứng dụng với nguồn thông tin
khổng lồ, mỗi người dùng sẽ tìm kiếm cho mình một ứng dụng phù hợp với nhu
cầu. Do đó ứng dụng TMDĐ (M-commerce) được cá nhân hóa để cung cấp thông
tin về sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng cá nhân.
Tính phát tán: một lượng lớn thông tin được phổ biến và lan truyền đến người
tiêu dùng thông qua các ứng dụng di động.
Tính tiện lợi: các thiết bị di động ngày càng nhỏ gọn và thông minh hơn, nhiều
chức năng và kết nối Internet ngay lập tức thông qua mạng Wifi, 3G và 4G, mang
đến nhiều tiện lơi cho người sử dụng vì nó có thể mang đi dễ dàng mọi lúc mọi nơi.
Tính tương giao: ứng dụng thiết bị di động giúp cho hoạt động chăm sóc khách
hàng và cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu chuyên nghiệp hơn bởi tính tương tác
cao.
2.1.5. Khái niệm và đặc điểm của ngành mỹ phẩm:
Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với
những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng
chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích


×