Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Chức năng kinh tế của gia đình người việt ở xã yên trung, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.43 KB, 107 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THÀNH

CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA GIA ĐÌNH NGƢỜI VIỆT
Ở XÃ YÊN TRUNG, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THÀNH

CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA GIA ĐÌNH NGƢỜI VIỆT
Ở XÃ YÊN TRUNG, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số

: 8 31 03 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS ĐẶNG THỊ HOA

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nguồn tƣ liệu trong luận văn này là kết quả điền dã
thực địa và là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong
luận văn là trung thực và nội dung chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Thông tin tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đƣợc
trích dẫn theo quy định.

Tác giả

Nguyễn Thị Thành


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn về đề tài “Chức năng kinh tế
của gia đình người Việt ở xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”,
tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân cũng nhƣ cơ quan, đoàn
thể, đặc biệt là trực tiếp từ cô giáo hƣớng dẫn tận tình của tôi là PGS.TS Đặng
Thị Hoa đã luôn động viên và là ngƣời gợi ý rất nhiều ý tƣởng cho luận văn
này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô và các thầy cô giáo trong khoa Dân
tộc học, Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, ủng hộ tôi hoàn thành đề tài
của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo nơi tôi công tác, Khoa Dân tộc
học và Nhân học, Phòng Quản lý đào tạo của Học viện Khoa học xã hội đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi đƣợc học tập hoàn thành chƣơng trình thạc
sĩ khóa 2016-2018, cũng nhƣ giúp đỡ tôi các thủ tục cần thiết trong qua trình

học tập và bảo vệ luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã Yên Trung, huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và những ngƣời dân ở các thôn trong xã là những
ngƣời Việt cƣ trú lâu năm tại địa bàn đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ những hiểu
biết của họ về chức năng kinh tế trong gia đình của họ trƣớc và sau khi có khu
công nghiệp Sam Sung xây dựng tại địa phƣơng để tôi có những thông tin, tƣ
liệu quý báu khi viết đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả

Nguyễn Thị Thành

năm 2018


DANH MỤC BẢNG/BIỂU
STT

BẢNG/

TÊN BẢNG/ BIỂU

BIỂU

Các gia đình chia theo nhóm ngành nghề

TRANG


1

1

2

2.1

3

2.2

4

2.3

5

2.4

6

2.5

7

2.6

8


2.7

9

2.8

Nguồn thu nhập của các hộ gia đình

45

10

2.9

Mức thu nhập của các hộ gia đình

46

11

2.10

12

2.11

13

2.12


Quyền quyết định chi tiêu trong gia đình

52

14

2.13

Tích lũy của hộ gia đình chia theo nghề nghiệp

57

Thu nhập quy ra tiền mặt của hộ gia đình từ hoạt
động sản xuất lƣơng thực năm 2017
Thu nhập quy ra tiền mặt của hộ gia đình từ hoạt
động rau màu năm 2017
Thu nhập quy ra tiền mặt của hộ gia đình từ hoạt
động chăn nuôi năm 2017
Thu nhập quy ra tiền mặt của hộ gia đình từ nghề
thủ công trong năm 2017
Thu nhập quy ra tiền mặt của hộ gia đình làm
thuê và thu mua phế liệu
Thu nhập quy ra tiền mặt của hộ gia đình từ hoạt
động buôn bán năm 2017
Bảng thu nhập từ buôn bán theo tƣơng quan với
nghề nghiệp của chủ hộ gia đình năm 2017

Cơ cấu nguồn thu nhập từ các thành viên trong
gia đình

Các khoản chi tiêu cho tiện nghi đắt tiền chia
theo nghề nghiệp của chủ hộ

10
32

32

35

37

38

41

43

46

48


của chủ hộ
15

2.14

Hộ gia đình có tiền gửi tiết kiệm


57

16

2.15

Hộ gia đình có tiền mua kim loại quý

58

17

3.1

18

3.2

19

3.3

20

3.4

21

3.5


Hộ gia đình có sự thay đổi và có thành viên làm
việc tại khu Công nghiệp
Hộ gia đình có sự thay đổi thu nhập từ năm 2006
Kinh tế hộ gia đình thay đổi do mở thêm kinh
doanh
Kinh tế hộ gia đình thay đổi do làm nông nghiệp
kỹ thuật cao
Kinh tế hộ gia đình thay đổi do có ngƣời đi làm
nhà nƣớc

67
67
68

68

69


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG/BIỂU ............................................................................. 5
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 13
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 13
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................ 13
1.1.2. Cơ sở lý thuyết ................................................................................ 16
1.2. KHÁI QUÁT ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................................... 18

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 18
1.2.2. Không gian hành chính .................................................................. 20
1.2.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội ..................................... 21
tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 25
CHƢƠNG 2 CHỨC NĂNG KINH TẾ GIA ĐÌNH NGƢỜI VIỆT Ở ..... 26
XÃ YÊN TRUNG .......................................................................................... 26
2.1. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ...................................................................... 26
2.1.1. Các hoạt động sản xuất của gia đình trước 2006 .......................... 27
2.1.2. Hoạt động sản xuất trong gia đình từ 2006 - 2017........................ 32
2.2. VĂN HÓA TIÊU DÙNG........................................................................... 48
2.2.1. Hoạt động ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI .............................................................. 54
2.4. HOẠT ĐỘNG TÍCH LŨY ............................................................................ 56
tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 60
CHƢƠNG 3 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỨC NĂNG KINH
TẾ GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ....................................... 61
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHU CÔNG NGHIỆP SAM SUNG ........................ 61
3.2. PHONG TRÀO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ..................................... 62
3.3. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG NGÀNH NGHỀ TẠI ĐỊA PHƢƠNG ........ 64
3.4. TÁC ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TỚI KINH TẾ GIA ĐÌNH ...................... 66
3.5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 70
3.5.1. Một số vấn đề đặt ra ....................................................................... 70
3.5.2. Một số kiến nghị ............................................................................. 72
tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình Việt Nam là một đơn vị, là tế bào của xã hội và đƣợc xem nhƣ
một thiết chế cơ bản nhất của xã hội. Gia đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với mỗi cá nhân trong duy trì cuộc sống và phát triển. Gia đình với những
chức năng cơ bản nhƣ: điều tiết các quan hệ giới tính (chức năng tình cảm),
duy trì một ngân khoản chung (chức năng kinh tế), sinh ra con cái (chức năng
sinh sản) và xã hội hóa con cái thông qua rèn luyện và giáo dục (chức năng
giáo dục). Trong đó, chức năng kinh tế là một trong những chức năng rất quan
trọng để duy trì sự tồn tại và phát triển của gia đình. Thông qua các hoạt động
kinh tế nhằm đảm bảo đời sống vật chất của con ngƣời đã tạo sự tƣơng tác
giữa các thành viên trong chính mỗi gia đình với nhau và với xã hội. Chức
năng kinh tế của gia đình cũng thay đổi theo sự biến đổi của các hình thái
kinh tế xã hội. Trƣớc sự chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế cũ của nền kinh tế
tiểu nông, kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trƣờng của nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế đã làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã
hội, tác động trực tiếp đến chức năng kinh tế của gia đình. Điều này thấy rõ
trong các gia đình nông thôn, làng ven đô cũng nhƣ ở các địa phƣơng phát
triển khu công nghiệp.
Chức năng kinh tế gia đình thể hiện qua hoạt động sản xuất, tiêu dùng,
tích lũy, phân phối của mỗi gia đình các tộc ngƣời ở Việt Nam. Đó là hoạt
động quyết định sự sinh tồn của các thành viên trong gia đình. Quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tập trung ở các vùng đồng bằng là
địa bàn cƣ trú chủ yếu của ngƣời Việt (Kinh) - là tộc ngƣời đa số của nƣớc ta
và đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và hƣng vong của quốc gia.

1


Trong hơn ba thập niên đổi mới vừa qua, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế

tại các vùng nông thôn có khu công nghiệp, đã làm thay đổi một cách toàn
diện sâu sắc bộ mặt của các làng quê. Các gia đình ngƣời Việt sinh sống tại
đây đang trải qua những biến đổi to lớn, gia đình không còn là đơn vị sản xuất
chủ yếu để nuôi sống các thành viên trong gia đình mà có những chuyển đổi
sang các hình thức mới ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Qua quá
trình tìm hiểu tại tỉnh Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nƣớc nhƣng
các khu công nghiệp đƣợc xây dựng, phủ rộng trên khắp địa bàn. Các khu
công nghiệp Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành,…Trong đó khu
công nghiệp Yên Phong nằm tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đƣợc xem
là tâm điểm của 3 khu công nghiệp lớn ở miền Bắc đã đƣợc triển khai xây
dựng và vận hành thành công. Tại đây, đã thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ,
chủ yếu sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ
sạch, trong đó có nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thƣơng hiệu mạnh đến từ
Hàn Quốc đã và đang sản xuất kinh doanh thành công nhƣ: Công ty Trách
nhiệm hữu hạn SamSung Electronics Việt Nam (gọi tắt là Công ty Sam
Sung). Công ty Sam Sung đặt tại địa bàn xã Yên Trung, huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh, hoạt động từ năm 2006 đến nay.
Xã Yên Trung nằm ở phía Đông Bắc huyện Yên Phong, địa hình bằng
phẳng, liền kề với con sông Cầu, phía Nam giáp với quốc lộ 18A, là tuyết
đƣờng đi qua 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dƣơng và Quảng
Ninh. Xã Yên Trung rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất. Cƣ dân ngƣời
Việt sống tập trung tại đây từ lâu đời. Trƣớc khi xuất hiện các khu công
nghiệp, Yên Trung là một xã thuần nông, với nền kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp. Từ khi Công ty Sam Sung xuất hiện đã làm thay đổi nhanh chóng nền
kinh tế xã Yên Trung và các vùng lân cận. Diện tích đất nông nghiệp đã
chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây dựng những khu công nghiệp, tỷ trọng

2



các ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tăng dần tỷ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ. Quá trình chuyển dịch đó đã tác động, làm biến đổi cơ cấu
kinh tế truyền thống, làm biến đổi đời sống của ngƣời nông dân, văn hóa gia
đình, chức năng gia đình. Qua đó cũng phản ánh sự thay đổi của thiết chế xã
hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Với mục đích tìm hiểu về gia đình ngƣời Việt ở nông thôn vùng đồng
bằng Bắc Bộ tại một địa bàn cụ thể đang có những biến đổi mạnh mẽ trong
bối cảnh xã hội chuyển biến theo hƣớng công nghiệp hóa, đƣợc sự gợi ý của
ngƣời hƣớng dẫn khoa học, tôi đã chọn vấn đề “Chức năng kinh tế của gia
đình người Việt ở xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình.
Nghiên cứu này sẽ góp phần quan trọng trong việc nhìn nhận về vai trò
chức năng của gia đình ở xã hội hiện nay trƣớc những đổi mới toàn diện của
đất nƣớc. Trong bối cảnh mới, gia đình Việt Nam đang phải đảm đƣơng chức
năng nặng nề và phức tạp hơn trƣớc rất nhiều: nhƣ một đơn vị kinh tế cơ bản,
nhƣ một đơn vị xã hội cơ sở, vừa tái sản xuất ra con ngƣời, tái sản xuất ra sức
lao động, vừa sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, vừa giữ gìn phát huy
những giá trị văn hóa cao quý. Đây là vấn đề nghiên cứu cần thiết để thấy rõ
sự chuyển đổi của gia đình hiện đại, làm sao giữ đƣợc nét đẹp thuần phong
mỹ tục của gia đình ngƣời Việt, nét đẹp văn hóa riêng có của Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập.
Đề tài góp phần cung cấp thêm tƣ liệu khoa học làm cơ sở cho việc hoạch
định những chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp liên quan đến việc
phát triển kinh tế hộ gia đình trong bối cảnh mới.

3


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về chủ đề gia đình luôn đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm từ

đặc điểm, chức năng và biến đổi của nó qua các giai đoạn lịch sử. Qua tìm
hiểu tƣ liệu, kết quả nghiên cứu về vấn đề gia đình đã có từ nhiều hƣớng tiếp
cận khác nhau nhƣ: Lịch sử, Tâm lý học, Triết học, Xã hội học, Văn hóa học,
Kinh tế học, Dân tộc học/Nhân học,….Để tổng quan tình hình nghiên cứu về
vấn đề chức năng kinh tế của gia đình cho đề tài luận văn này, tôi tổng quan
theo hai nhóm công trình liên quan: nhóm các công trình nghiên cứu về vấn
đề gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa và nhóm công trình nghiên cứu về
chức năng kinh tế gia đình ngƣời Việt ở nông thôn tại khu công nghiệp.
Liên quan đến vấn đề chức năng kinh tế gia đình đã có một số công trình
nghiên cứu đề cập đến nhƣng các nội dung nêu ra chỉ mang tính khái quát
chung hoặc chỉ đề cập đến nhƣ một luận điểm trong các chức năng của gia
đình, chƣa phân tích sâu về từng khía cạnh trong chức năng kinh tế của gia
đình. Bài viết “Tìm hiểu chức năng và đặc điểm của gia đình người Việt –
dưới giác độ xã hội học lịch sử” của tác giả Phan Đại Doãn, đăng trong tạp
chí Xã hội học, số 2, 1994 đã đề cập tới chức năng kinh tế gia đình. Bài viết
“Gia đình với chức năng kinh tế (Qua khảo sát ở một số vùng của các dân tộc
Tày, Nùng, Thái)” của tác giả Trần Mạnh Cát, Đỗ Thúy Bình, đăng trong tạp
chí Dân tộc học, số 4, 1994. Các công trình nhƣ luận văn của Đỗ Cao Thạch,
“Vai trò gia đình trong sự nghiệp xây dựng gia đình văn hóa ở Đồng Nai”,
1997.
Nghiên cứu về gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa đã đƣợc Phan Đại
Doãn đề cập tới trong cuốn “Tìm hiểu chức năng và đặc điểm gia đình truyền
thống người Việt”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Luận văn
của Trịnh Thị Lan về “Biến đổi của gia đình truyền thống ở xã Hà Lan, thị xã
Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến nay”, 2002. Năm 2004, Ủy ban

4


Dân số, gia đình và trẻ em đã nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đƣa ra những

vấn đề về thực trạng gia đình Việt Nam và dự báo những xu hƣớng biến đổi
của gia đình Việt Nam trong một tƣơng lai gần, công trình “Thực trạng và
những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay (Phân tích tài liệu
nghiên cứu và điều tra về gia đình Việt Nam được tiến hành 10 năm gần đây
(1993-2003”). Nội dung nghiên cứu là những mô tả và phân tích trên cả bình
diện cấu trúc, bình diện chức năng của gia đình. Kết quả nghiên cứu đã góp
phần nâng cao nhận thức về gia đình một cách có hệ thống, cung cấp thực tiễn
và căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách nhằm hỗ trợ và điều chỉnh
sự phát triển của gia đình, phát huy vai trò của gia đình đáp ứng những đòi
hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Năm 2005, trong Dự án nghiên cứu liên ngành về “Gia đình nông thôn
Việt Nam trong chuyển đổi” (mã số VS-RDE-05). Dự án là một phần của
chƣơng trình hợp tác Việt Nam -Thụy Điển đã xuất bản một số công trình
“Gia đình nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, nhà xuất bản khoa học
xã hội, 2009, 2011.
Luận án của Mai Văn Huyên về “Biến đổi cấu trúc – chức năng gia đình
ở làng Việt vùng châu thổ sông Hồng trước và sau đổi mới (Nghiên cứu
trường hợp xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh)”, 2010. Bài nghiên cứu của Ngô
Hữu Hoạch và Huỳnh Văn Chƣơng về “Nghiên cứu ảnh hưởng sinh kế người
nông dân khi chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại thành phố
Hội An, tỉnh Quảng Nam”, 2010. Hay công trình của nhóm tác giả Đỗ Thị
Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu về “Gia đình Việt Nam và người phụ
nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, nhà xuất
bản Khoa học xã hội, 2002. Nội dung đã phác họa bức tranh về thực trạng gia
đình Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của đất
nƣớc trên các phƣơng diện cơ cấu, chức năng, các mối quan hệ trong gia đình,

5



Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×