Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại tỉnh gia lai ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.05 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THỦY SƠN HÒA

HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG
MẠI TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA
TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THỦY SƠN HÒA

HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 838.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯƠNG QUỲNH HOA

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi với.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực.
Người cam đoan

Thủy Sơn Hòa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÒA GIẢI
TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG
MẠI TẠI TÒA ÁN .......................................................................................... 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp kinh doanh thương mại .......................... 8
1.2. Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án 13
1.3. Pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại tại Tòa án .................................................................................................. 19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRONG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI
TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH Ở
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI ....................................................... 24

2.1. Các quy định của pháp luật hiện hành về hòa giải trong giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án................................................. 24
2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại ở Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai ................................ 39
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH
DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THI HÀNH Ở TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI ............................. 61
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh
chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án .......................................................... 61
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh
chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án .......................................................... 63


3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hòa giải
trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân
tỉnh Gia Lai...................................................................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật Dân sự

BLTTDS

: Bộ luật Tố tụng dân sự


HĐXX

: Hội đồng xét xử

KDTM

: Kinh doanh thương mại

LDN

: Luật Doanh nghiệp

LTM

: Luật Thương mại

LTCTA

: Luật tổ chức Tòa án

LTTTM

: Luật Trọng tài thương mại

QĐCN

: Quyết định công nhận

QLNVLQ


: Quyền lợi nghĩa vụ liên quan

TAND

: Tòa án nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án KDTM tại Tòa án nhân dân
tỉnh Gia Lai các năm 2015, 2016, 2017 .......................................................... 42
Bảng 2.2: Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án KDTM tại 17 Tòa án nhân
dân cấp huyện của tỉnh Gia Lai các năm 2015, 2016, 2017 ........................... 42
Bảng 2.3: Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án KDTM tại Tòa án nhân dân
thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai các năm 2015, 2016, 2017 ............................. 43


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao. Để
thỏa mãn các nhu cầu cơ bản hàng ngày, các quan hệ mua bán hàng hóa phát
triển theo chiều rộng và chiều sâu với một tốc độ nhanh chóng với đa dạng về
chủ thể và sự phức tạp của nội dung quan hệ. Tranh chấp kinh doanh thương
mại (KDTM) xảy ra là hệ quả tất yếu của quá trình này và cũng trở nên phong
phú hơn về chủng loại, gay gắt, phức tạp hơn về tính chất và mức độ. Do vậy,
yêu cầu phải áp dụng các hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp phù
hợp, có hiệu quả là một đòi hỏi khách quan để bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể kinh tế, bảo đảm nguyên tắc pháp chế, thông qua đó
góp phần tạo lập môi trường pháp lý lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.

Có nhiều phương pháp giải quyết tranh chấp KDTM như: Thương
lượng, hoà giải, Trọng tài (phi chính phủ) và giải quyết thông qua Toà án. Ở
nước ta hiện nay, các bên thường lựa chọn Tòa án là nơi cuối cùng để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong giải quyết các tranh chấp khi mà
các biện pháp như thương lượng, hòa giải thất bại. Cùng với tính chất của Tòa
án là cơ quan tài phán quốc gia, mang tính cưỡng chế nghiêm minh nên khi
xảy ra các tranh chấp KDTM thì Tòa án là sự lựa chọn hàng đầu cho các chủ
thể xảy ra tranh chấp, đặc biệt là các tranh chấp phức tạp. Tuy nhiên, pháp
luật KDTM đề cao sự thỏa thuận giữa các chủ thể, do đó khi lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, các bên vẫn có cơ hội được hòa giải
trước khi Tòa án xét xử vụ án. Lúc này, Tòa án đóng vai trò làm trung gian
hòa giải và tạo điều kiện để các bên thương lượng với nhau.
Thời gian qua, Quốc hội Khóa XIV đã sửa đổi và ban hành nhiều bộ
1


luật, luật mới có tác động tới việc giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung
và tranh chấp KDTM tại Tòa án nói riêng như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp 2014, v.v… Nhờ đó, việc giải
quyết tranh chấp KDTM đã có nhiều bước tiến mới, đặc biệt là với hoạt động
hòa giải. Bên cạnh đó, với Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày
24 tháng 02 năm 2017 về Hòa giải thương mại, quy định trình tự thủ tục và
công nhận kết quả của việc hòa giải ngoài tố tụng đã giúp công tác hòa giải
trong giải quyết tranh chấp KDTM thêm linh hoạt, dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, đối với một số địa phương có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều
hạn chế như các tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum,
Lâm Đồng), việc thực hiện hòa giải thông qua hòa giải viên là điều hết sức
khó khăn, chính vì vậy, ở các địa phương này, việc áp dụng phương thức hòa
giải trong giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án vẫn là phương án lựa chọn
tối ưu nhất. Nhưng việc vận dụng các quy định mới của pháp luật về hòa giải

trong giải quyết tranh chấp KDTM ở một số Tòa án chưa thực sự linh hoạt,
còn cứng nhắc, điều này dẫn đến việc giải quyết tranh chấp KDTM bằng hòa
giải ở Tòa án chưa thực sự phát huy hết vai trò và ý nghĩa của mình. Chính vì
vậy, tác giả chọn đề tài “Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Gia Lai” làm đề
tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp KDTM từ thực tiễn xét xử của Tòa
án là một vấn đề thu hút sự quan tâm của không ít các nhà nghiên cứu và
những người làm công tác thực tiễn. Song, cách tiếp cận được thực hiện ở các
mức độ khác nhau. Có thể giới thiệu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
như:
Võ Hương Giang (2015), Pháp luật điều chỉnh hoạt động hòa giải tư
2


pháp trong giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Cung Mỹ Anh (2008), Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự - Những vướng mắc và giải pháp
khắc phục, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nguyễn Thị An Na (2010), Hòa giải – Phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại ngoài tố tụng tư pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội.
Ngô Thị An (2012), Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại
ngoài thủ tục tố tụng tư pháp, thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Lê Thị Tâm (2014), So sách phương thức hòa giải với thủ tục hòa giải
trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.

Nguyễn Thị Thúy (2014), Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Phạm Lê Mai Ly (2014), Pháp luật hòa giải tranh chấp KDTM ở Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tạ Ngọc Nam (2015), Phân biệt tranh chấp kinh doanh thương mại và
tranh chấp dân sự theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Một số bài viết trên các tạp chí như:
Nguyễn Thị Thanh Hương (2006), Việc áp dụng các quy định về hòa
giải trong tố tụng dân sự, Tạp chí kiểm sát số 05/2006.
TS. Lê Nết (2006), Hòa giải trong tố tụng dân sự nhìn từ góc độ kinh
tế, Tạp chí Khoa học pháp lý số 2/2006.
3


Phan Thị Thanh Thủy (2016), Giải quyết tranh chấp thương mại bằng
hòa giải ở Việt Nam: Một số vấn đề pháp lý cần quan tâm, Tạp chí Khoa học
Đại học quốc gia Hà Nội số 2, tập 32.
Tuy nhiên, trong số các công trình nghiên cứu đề cập ở trên, một số
công trình tập trung vào hòa giải với tính chất là một chế định độc lập. Bên
cạnh đó, một số công trình nghiên cứu có đề cập đến hòa giải KDTM trong tố
tụng (Tòa án và Trọng tài) nhưng các nội dung nghiên cứu đó đều không còn
tính thời sự, thiếu tính cập nhật, đặc biệt là trong bối cảnh một loạt các quy
định mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành. Mặt
khác, đa phần các nghiên cứu thường tiếp cận phương thức hòa giải để giải
quyết tranh chấp KDTM từ góc độ khái quát mà chưa đi sâu vào từng trường
hợp cụ thể hoặc chỉ đi sâu nghiên cứu cụ thể một vài trường hợp nào đó mà
thôi. Do vậy, trong Luận văn này, trên cơ sở kế thừa kết quả của các công
trình nghiên cứu trước đó, tác giả sẽ tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu vào

các vấn đề, các khía cạnh còn bỏ ngỏ, phân tích, so sánh giữa hai phương thức
hòa giải trong và ngoài tố tụng và cập nhật các quy định mới liên quan đến
vấn đề này. Thông qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai, tác
giả đưa ra những nhận xét điểm chưa hợp lý của các quy định pháp luật, đề
xuất những phương hướng giải quyết những điểm chưa hợp lý đó, làm tư liệu
tham khảo cho quá trình hoàn thiện luật về sau. Ngoài ra, việc nghiên cứu
thực tiễn tại Tòa án, tác giả chỉ ra những mặt đạt được và hạn chế còn tồn tại
của công tác xét xử, thông qua các báo cáo thống kê, các vụ việc cụ thể. Từ
đó, góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn
của Đề tài dưới góc độ khoa học pháp lý.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn
4


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full
















×