Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh quảng nam ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.77 KB, 109 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ TÂM

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ TÂM

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 838.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ


HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả

nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình
khác.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn cuả mình.
Tác giả

Bùi Thị Tâm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM ........................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm và các thông số tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ..... 6
1.2. Khái niệm, phân loại, nguyên nhân, phương pháp xác định tội phạm ẩn trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam ......................................................................................................... 13
1.3. Các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động đến tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam ............................................................................................................... 25
Chương 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2017 .................................................. 30
2.1. Thực trạng phần hiện của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ..... 30
2.2. Thực trạng phần ẩn của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ... 54
Chương 3. DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI
PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .... 57
3.1. Dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .................................. 57
3.2. Giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ........ 59

KẾT LUẬN.............................................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANTT

An ninh trật tự

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

CSĐT

Cảnh sát điều tra

CSĐTTP

Cảnh sát điều tra tội phạm

CSHS

Cảnh sát hình sự


THTP

Tình hình tội phạm

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

TTXH

Trật tự xã hội

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu
Bảng 2.1.

Tên bảng
Mức độ tổng quan tuyệt đối của tình hình tội phạm trên địa

Trang
31

bàn tỉnh Quảng Nam.từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.2.


Mức độ tổng quan tương đối của tình hình tội phạm trên địa

32

bàn tỉnh Quảng Nam so với tình hình tội phạm cả nước từ
năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.3.

Cơ số tội phạm của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh

33

Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.4.

Cơ số hành vi phạm tội của tình hình tội phạm trên địa bàn

33

tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.5.

Mức độ tội danh xảy ra của tình hình tội phạm trên địa bàn

34

tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017 so với số tội
danh của Bộ luật Hình sự
Bảng 2.6.


Tỉ lệ giữa số bị cáo và số vụ phạm tội đã xét xử từ năm

35

2013 đến năm 2017
Bảng 2.7

Mức độ nhóm tội xâm phạm sở hữu của tình hình tội phạm

36

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.8.

Nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

37

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.9.

Mức độ nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân

38

phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.10.


Nhóm tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ

39

năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.11.

Mức độ nhóm tội phạm xâm phạm quyền tự do, dân chủ của
công dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến
năm 2017

40


Bảng 2.12.

Mức độ nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

40

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.13.

Nhóm tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

41

từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.14.


Mức độ nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành

41

chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm
2017
Bảng 2.15.

Mức độ nhóm tội phạm về chức vụ trên địa bàn tỉnh Quảng

42

Nam từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.16.

Mức độ nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trên

42

địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.17.

Mức độ tội danh xảy ra nhiều nhất của tình hình tội phạm

44

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.18.

Diễn biến của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng


45

Nam từ 2013-2017
Bảng 2.19.

Diễn biến của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng

46

Nam từ 2013-2017
Bảng 2.20.

Diễn biến của một số tội phạm cụ thể trên địa bàn tỉnh

47

Quảng Nam từ 2013-2017
Bảng 2.21.

Cơ cấu theo địa bàn phạm tội của tình hình tội phạm trên

48

địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.22.

Cơ cấu theo loại hình phạt áp dụng của tình hình tội phạm

49


trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.23.

Cơ cấu theo độ tuổi của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh

50

Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.24.

Tỉ lệ vụ án khởi tố và vụ án xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam từ năm 2013 đến năm 2017

55


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Nam là tỉnh duyên hải Trung Trung bộ, nằm trên tuyến giao thông
huyết mạch của cả nước và là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế năng động
của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Diện tích tự nhiên 10.407,47km2. Địa hình
đa dạng phân thành 03 vùng rõ rệt: đồng bằng, trung du, miền núi; được phân bố
thấp dần từ Tây sang Đông và một phần diện tích đảo. Dân số khoảng 1,5 triệu
người, với 27 dân tộc sinh sống. Tỉnh có 142 km đường biên giới giáp với nước bạn
Lào và 125 km bờ biển; có trục Quốc lộ 1A, 07 tuyến Quốc lộ khác và tuyến đường
sắt Bắc - Nam qua địa phận; có cảng biển Kỳ Hà, sân bay Chu Lai và nhiều tuyến
sông phục vụ hoạt động vận tải. Toàn tỉnh có 18 huyện, thị xã, thành phố; trên 4.200
doanh nghiệp các loại (trong đó, có 2.500 doanh nghiệp trong 35 Cụm công nghiệp
và 08 Khu công nghiệp đang hoạt động).

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, tỉnh Quảng
Nam có bước phát triển vượt bậc trở thành tỉnh khá trong khu vực duyên hải miền
Trung. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao; văn hóa - xã hội có nhiều chuyển
biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Công tác đối ngoại được
đẩy mạnh. Môi trường đầu tư được cải thiện; thu hút được nhiều dự án đầu tư trong
nước và nước ngoài. Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; mỗi
năm thu hút trên 03 triệu lượt khách đến tham quan, lưu trú (trong đó, có gần 02
triệu lượt khách nước ngoài).
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường đã
và đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự
của tỉnh. Mặc dù chính quyền các cấp tỉnh Quảng Nam đã rất quan tâm tới công tác
phòng, chống tội phạm, tình hình tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn
xã hội được kiểm soát; tội phạm sử dụng vũ khí nóng gây án không xảy ra, không
để hình thành các đường dây tổ chức tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”
trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, một số loại tội phạm vẫn chưa thực sự được kiềm chế
hiệu quả như: Trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích... và xuất hiện một số loại tội
phạm mới: Tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm mua bán người,... Tội phạm
về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, số đối tượng nghiện ma túy có chiều

1


hướng gia tăng qua từng năm. Hoạt động khai thác, vận chuyển lâm khoáng sản trái
phép xảy ra ở nhiều địa phương; các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi
trường còn phổ biến. Tai nạn giao thông, cháy, nổ vẫn còn xảy ra ở mức cao, gây
thiệt hại lớn về người và tài sản. Vì vậy, cần phải nghiên cứu chuyên sâu về tình
hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để đưa ra các giải pháp phòng ngừa tình
hình tội phạm có hiệu quả trên cơ sở khoa học.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tình hình tội phạm trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam” làm luận văn Thạc sỹ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
* Tình hình nghiên cứu đề tài về lý luận
Để có cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài Luận văn, các công trình khoa
học sau đây đã được tham khảo:
- Giáo trình “Tội phạm học” của trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an
nhân dân, năm 2012 [35];
- Giáo trình “Tội phạm học” của GS.TS Võ Khánh Vinh, trường Đại học
Huế, năm 2013 [48];
- “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”, Nxb Công an nhân dân,
năm 2003 [51];
- “Tội phạm học đại cương” của Dương Tuyết Miên, Nxb Chính trị - Hành
chính, năm 2013 [18];
- “Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện
Nhà nước và Pháp luật, Nxb Công an nhân dân, năm 2000 [45];
- “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” của PGS.TS
Phạm Văn Tỉnh, Nxb Công an nhân dân, năm 2007 [30];
- Giáo trình “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” của
Nguyễn Văn Cảnh và Phạm Văn Tỉnh, do Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an
ấn hành năm 2013.
* Tình hình nghiên cứu đề tài về thực tiễn
Về tình hình nghiên cứu thực tiễn liên quan đến đề tài luận văn, các công trình
khoa học sau đây đã được tham khảo.
- Nguyễn Văn Nhật (2013), Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện

2


trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã
hội[19];
- Nguyễn Quốc Hùng (2014), Tội phạm trên địa bàn huyện Phú Ninh tỉnh Quảng

Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học
viện Khoa học xã hội[15];
- Phan Văn Dũng (2015), Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam:
Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện
Khoa học xã hội[12];
- Nguyễn Thị Mỹ Lệ (2015), Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội[16];
- Trần Nhất Chi (2013), Các tội phạm xâm phạm sở hữu do người chưa thành
niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp
phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội [8];
Các công trình, đề tài nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận
cũng như tình hình, nguyên nhân, điều kiện và những giải pháp để phòng ngừa tội
phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu về tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến
năm 2017.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng tình hình tội phạm trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017, luận văn đề xuất các giải pháp phòng
ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm
vụ cụ thể sau:
Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm
Hai là, phân tích thực trạng tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
từ năm 2013 đến năm 2017 qua các số liệu thống kê của các cơ quan tiến hành tố

3



tụng cấp tỉnh, đặc biệt là của Tòa án nhân dân và các bản án hình sự sơ thẩm xét xử
các tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Ba là, dự báo tình hình tội phạm và đề xuất các giải pháp phòng ngừa tình
hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung và chuyên ngành, đề tài nghiên cứu tình hình tội phạm dưới
góc độ chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
- Về không gian, đề tài nghiên cứu tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
- Về thời gian, đề tài nghiên cứu tình hình tội phạm trong khoảng thời gian 5
năm (từ năm 2013 đến năm 2017).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng ngừa tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phuơng pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp thống
kê; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
phương pháp phỏng vấn chuyên gia; phương pháp lựa chọn điển hình và một số
phương pháp khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn nghiên cứu hệ thống lý luận về tình hình tội phạm, sử dụng lý luận
đó để khảo sát thực trạng tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Kết quả
nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận về tình hình tội

phạm, về sự áp dụng lý luận này vào nghiên cứu thực tế, làm tài liệu giảng dạy,
nghiên cứu sau này.

4


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cũng như có
giá trị tham khảo cho các địa bàn tương tự khác.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Lý luận về tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chương 2. Thực trạng tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ
năm 2013 đến năm 2017.
Chương 3. Dự báo và giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

5


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×