Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Phương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.72 KB, 68 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả trong khoá luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công
trình nào.
Tác giả

Trần Thị Thu Hằng

ii


Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
giảng viên Th.S Trương Thị Thanh Thoài, người giảng viên hướng dẫn, đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tôi giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong suốt thời gian
thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Tiến sĩ, Thạc sĩ, các thầy cô giáo tham gia
giảng dạy sinh viên sư phạm Mầm non, Thư viện trường Đại học Quảng Bình cùng
giáo viên của một số trường Mầm non trên địa bàn Đồng Hới, đã nhiệt tình ủng hộ
và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin ghi nhận ở đây tấm lòng của gia đình, những người thân, bạn bè, đặc biệt
lớp ĐHGD Mầm non B K56. Đã động viên, khích lệ và giúp đỡ em rất nhiều trong
quá trình học tập.
Đồng Hới, tháng 05 năm 2018
Tác giả

Trần Thị Thu Hằng

ii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu
GV
LQTPVH

Chú giải
Giáo viên
Làm quen tác phẩm văn học

NXB

Nhà xuất bản

TPTT

Tác phẩm thần thoại

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................................4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...............................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết .............................................................................5
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................................5
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .........................................................................6
6. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................6
7. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................6
NỘI DUNG......................................................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ 5 –
6 TUỔI LÀM QUEN VỚI TRUYỆN THẦN THOẠI....................................................7
1.1. Đặc trưng của truyện thần thoại và hướng dẫn trẻ làm quen với văn học ................7
1.1.1. Đặc trưng của truyện thần thoại ............................................................................7
1.1.2. Kết luận sư phạm ...................................................................................................9
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi có liên quan đến việc cảm thụ và tái hiện
truyện thần thoại ............................................................................................................10
1.3. Thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ làm quen với truyện thần thoại .........................15
1.3.1. Về chương trình cho trẻ làm quen với văn học ...................................................15
1.3.2. Về phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoại
.......................................................................................................................................16
1.3.3. Về phương tiện dạy học truyện thần thoại .........................................................19
1.3.4. Về kết quả mà trẻ đạt được ở trường Mầm non ..................................................20

1


Chương 2: PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ 5 – 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI
TRUYỆN THẦN THOẠI .............................................................................................22
2.1. Lựa chọn tác phẩm thần thoại cho trẻ làm quen. ....................................................22
2.2. Tạo dựng không gian nghệ thuật huyền thoại, đầy chất thơ ..................................23

2.3. Nghệ thuật thể hiện tác phẩm thần thoại ................................................................ 24
2.4. Tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm thần thoại .....................................28
2.4.1. Tổ chức hoạt động kể chuyện thần thoại cho trẻ nghe ........................................28
2.4.2. Tổ chức Dạy trẻ kể lại chuyện thần thoại ............................................................30
2.4.3. Tổ chức Dạy trẻ đóng kịch trong tác phẩm thần thoại ........................................33
2.4.4. Tổ chức hoạt động góc với tác phẩm thần thoại..................................................36
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................................38
3.1. Mục đích thực nghiệm. ...........................................................................................38
3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm .........................................................38
3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ......................................................................39
3.4. Nội dung thực nghiệm ............................................................................................39
3.5. Quá trình tổ chức thực nghiệm ...............................................................................53
3.6. Kết quả thực nghiệm...............................................................................................53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................57
1. Kết luận......................................................................................................................57
2. Kiến nghị ...................................................................................................................58
2.1. Về phía giáo viên ....................................................................................................58
2.2. Về phía quản lí. .......................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................60
PHỤ LỤC ......................................................................................................................62

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có
vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách
của con người. Theo đề án phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2006 – 2015 đã đề
cập đến việc “Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ

sở giáo dục Mầm non. Ở đây cần tạo điều kiện cho trẻ phát triển tư duy, sáng tạo
thông qua học tập, vui chơi và làm quen với cách học mới”. Qua đó chúng ta thấy
được tầm quan trọng của việc xây dựng chương trình giáo dục Mầm non.
Hiện nay, Bộ giáo dục và Vụ giáo dục Mầm non chủ trương cải tiến nội dung
giáo dục dựa trên quan điểm kết hợp giữa các tri thức tự nhiên, xã hội và nghệ thuật
nhằm giáo dục trẻ một cách toàn diện.
1.2. Văn học là loại hình nghệ thuật có ưu thế trong giáo dục trẻ. Chương trình
làm quen văn học ở trường Mầm non đã đưa vào nhiều thể loại khác nhau như: Đồng
dao, ca dao, truyện cổ dân gian, truyện hiện đại,… Truyện cổ dân gian chiếm tỷ lệ rất
lớn, nhất là truyện thần thoại và truyện cổ tích. Vì đây là những tác phẩm phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý trẻ thơ. Đặc biệt, thần thoại đưa vào Chương trình Mầm non, chủ
yếu mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi. Những câu chuyện thần thoại viết về các vị thần sáng tạo
ra hiện tượng tự nhiên xã hội với những phép thuật siêu nhiên, kì bí, luôn hấp dẫn trẻ
thơ giải toả tâm trạng băn khoăn, thắc mắc ban đầu của các em về sự có mặt của thế
giới xung quanh. Ngoài ra, thần thoại còn giúp trẻ biết được công cuộc chinh phục tự
nhiên, sáng tạo, dựng xây và bảo vệ đất nước của các thế hệ trước. Chắp cánh ước mơ
cho trẻ,…
Trong đó có một thể loại cũng rất hấp dẫn đối với trẻ thơ là thần thoại, đây là
những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo
văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con
người. Cho trẻ làm quen với truyện thần thoại là một trong những nội dung của
chương trình học ở trường Mầm non.
1.3. Thần thoại có thế mạnh riêng trong giáo dục trẻ, nhưng ở thực tiễn giáo viên
mầm non còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thần thoại. Phương tiện, đồ dùng còn
nghèo nàn, đơn điệu, cách tổ chức hoạt động làm quen thần thoại chưa phù hợp với
3


đặc trưng thể loại nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài
“Phương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoại” với mong muốn

góp phần, nâng cao hiệu quả của việc cho trẻ LQTPVH ở trường Mầm non.
2. Lịch sử nghiên cứu
Có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu phương pháp hướng dẫn trẻ
làm quen tác phẩm văn học, có thể kể đến các công trình:
Ở nước ngoài: Để trẻ có thể tiếp xúc văn học một cách tốt nhất thì Sepstenko
(Liên xô, dịch 1976) trong công trình nghiên cứu “Đọc và kể chuyện văn học ở vườn
trẻ”, NXB Giáo dục; Đã nhấn mạnh tới những yêu cầu của người giáo viên trong việc
đọc và kể chuyện văn học cho trẻ ở trường mẫu giáo, những yêu cầu đó bao gồm việc
nắm vững tri thức về cốt truyện, thanh điệu, âm hưởng cơ bản của các tác phẩm văn
học, cách đọc kể gây hứng thú cho trẻ,… Để truyền thụ và diễn đạt một cách ấn tượng
nhất, sâu sắc đối với trẻ. Trong công trình của các tác giả người Ba Lan Stanis Lawa
Fryciegô, Iabeli Kariowskiej (1976), “Văn hoá văn học ở trường mẫu giáo”, NXB
Giáo dục; Nói đến giáo viên phải là người có kiến thức, nắm vững được giá trị tác
phẩm, nắm vững được hình thức nghệ thuật của tác phẩm cần truyền đạt. Đồng thời
giáo viên cũng là người cần biết cách truyền tải một cách sinh động cho trẻ để trẻ tiếp
nhận đúng hướng và kích thích trẻ khi nghe câu chuyện đó, là người hướng dẫn trẻ tự
bộc lộ sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật. Ngoài ra còn có các tác phẩm nghiên cứu ở
nước ngoài như của tác giả M. Goóc-ki (1995) “Bàn về văn học tập I”, NXB Văn học.
Ở trong nước: Vấn đề này cũng được đề cập tới nhưng chưa được nhiều. Trong
đó đặc biệt nhắc đến công trình của nhóm tác giả Cao Đức Tiến, Nguyễn Đắc Diệu
Lam, Nguyễn Ánh Tuyết (1993). “Văn học và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác
phẩm văn học”, NXB Giáo dục. Đây là một trong những công trình được nghiên cứu
đầu tiên ở Việt Nam mà đề cập tới mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Các tác giả đã chú ý đến các đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ để đề ra được các phương pháp phù hợp. Còn công trình của Hà
Nguyễn Kim Giang (2002), “Phương pháp kể sáng tạo truyện cổ tích thần kì”, NXB
Giáo dục; Nguyễn Thu Thuỷ (1986) “Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ, NXB
Giáo dục; Và một số công trình khác.
Mỗi công trình đều có mối quan tâm riêng của mình, nhưng nhìn chung đều đề
cập đến vị trí văn học trong việc giáo dục, các phương pháp đọc thơ kể chuyện, các tác

4


phẩm chọn làm mẫu trong đó có những cuốn sách nói về phương pháp, biện pháp, thủ
thuật dạy trẻ làm quen truyện và cùng chung mục đích giúp trẻ hình thành và phát triển
tốt về nhân cách. Nhìn chung phương pháp nêu ra được xuất phát từ việc làm quen với
tác phẩm văn học. Chưa có công trình nào đề cập toàn diện sâu sắc về phương pháp
cho trẻ mẫu giáo làm quen với truyện thần thoại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Đề tài đưa ra phương pháp cho trẻ làm quen tác phẩm thần thoại mang tính
sáng tạo, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm đồng thời phù hợp với mục tiêu dạy
học nhằm góp phần giúp GV tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với truyện thần thoại.
3.2. Gồm các nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của một số phương pháp cho trẻ làm quen
với truyện thần thoại. Đặc biệt còn nghiên cứu các lĩnh vực có liên quan như sau: Tâm
lý học, giáo dục học, ngôn ngữ học, tâm lý học sư phạm,… Rút ra kết luận sư phạm.
- Xây dựng và áp dụng phương pháp, biện pháp cho trẻ làm quen với truyện thần
thoại.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thực nghiệm nhằm đánh giá
được khả năng đưa ra các phương pháp vào thực tế giảng dạy ở trường Mầm non.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm xây dựng các phương pháp, biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ tác
phẩm thần thoại, phát triển tình cảm xúc cảm và kỹ năng sống thông qua các hoạt động
làm quen văn học.
Đề tài được thực nghiệm ở một số trường Mầm non trên địa bàn Đồng Hới.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái
quát hóa, hệ thống hóa những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát hứng thú và năng lực tiếp nhận tác phẩm thần thoại của trẻ ở trường
Mầm non.
- Dự giờ, đánh giá các kết quả mà giáo viên mầm non cho trẻ thực hiện.
- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu nhận thức giáo viên mầm non về việc cho trẻ
mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi làm quen với thể loại thần thoại.
5


5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá (thực nghiệm dạy học) nhằm kiểm chứng việc
ứng dụng phương pháp làm quen tác phẩm thần thoại khoá luận đề xuất vào thực tiễn
dạy học ở trường Mầm non trên địa bàn Đồng Hới.
6. Đóng góp của đề tài
Những đóng góp mới của đề tài thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:
- Góp phần làm phong phú thêm lí luận làm quen văn học qua việc xây dựng
phương pháp cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện thần thoại.
- Đề xuất các phương pháp làm quen tác phẩm thần thoại mang tính chiến lược,
giúp trẻ có cơ hội rèn luyện, thể hiện tài năng của mình.
- Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên, phụ huynh và sinh viên khóa sau
trong việc học, tiến hành hướng dẫn trẻ làm quen với truyện thần thoại. Nâng cao chất
lượng làm quen TPTT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
7. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm những phần sau:
Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục đích và nhiệm
vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài, phương pháp nghiên cứu,
đóng góp của đề tài, cấu trúc khóa luận.
Phần nội dung gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen
với truyện thần thoại.
Chương 2: Phương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với truyện thần thoại.

Chương 3: Thực nghiệm
Kết luận và kiến nghị: Tổng kết những kết quả đạt được của khoá luận.
- Tài liệu tham khảo: Thống kê có 35 tài liệu đã sử dụng trong quá trình nghiên
cứu đề tài.
- Phần phụ lục: Giới thiệu phiếu tham khảo ý kiến giáo viên về thực trạng hoạt
động cho trẻ 5 – 6 tuổi LQTPTT ở trường Mầm non, phiếu đánh giá kết quả hoạt động,
3 giáo án mẫu và kịch bản truyện.

6


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ 5 – 6 TUỔI
LÀM QUEN VỚI TRUYỆN THẦN THOẠI
1.1. Đặc trưng của truyện thần thoại và hướng dẫn trẻ làm quen với văn học
1.1.1. Đặc trưng của truyện thần thoại
Về khái niệm: Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ nhiệm – năm 2011) định
nghĩa: Thần thoại là truyện kể dân gian về các vị thần hoặc các nhân vật anh hùng đã
được thần thánh hóa, phản ánh những quan niệm ngây thơ của con người thời xa xưa
về các hiện tượng tự nhiên và khát vọng trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên.
Theo nhà nghiên cứu E.M. Meletinski: Thần thoại được xem xét dưới góc độ là
một thể loại văn học, nó thuộc thể loại tự sự ra đời đầu tiên của loài người và nó phản
ánh thế giới cũng như xã hội thông qua yếu tố thần. Thần thoại không chỉ là một thể
loại ngôn từ, nó pha trộn trong đó nhiều yếu tố của các ngành khoa học và nghệ thuật
khác.
Vậy có thể hiểu một cách tổng quát: Thần thoại là truyện kể về các nhân vật thần
và bán thần ra đời từ thời kì Công xã nguyên thuỷ. Truyện phản ánh nhận thức và sự
hình dung của người thời cổ về nguyên gốc của thế giới và của đời sống con người
cùng với những ước mơ và khát vọng của họ. Đó là ước mơ chế ngự thiên tai, ước mơ

có cuộc sống bình yên hạnh phúc.
Ở nước ta cũng như nhiều nơi khác, thần thoại là những tác phẩm văn học ra đời
sớm nhất. Kho tàng thần thoại Việt Nam bị mất nhiều, một số tản mác trong những
điều truyền tụng của nhân dân. Mới đây, Viện văn học sưu tầm và tập hợp lại trong
tuyển tập văn học dân gian Việt Nam “Tập I gồm 39 truyện của người Kinh và 72
truyện của 22 dân tộc ít người”.
Về đặc trưng nội dung thần thoại: Cũng như thần thoại nhiều nước trên thế giới,
thần thoại Việt Nam có 2 nội dung cơ bản:
- Thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên, cây cỏ, loài vật,
con người.
- Thần thoại phản ánh đời sống văn hoá xã hội của người cổ xưa cùng với những
ước mơ khát vọng của họ.
7


Đi vào cụ thể, thần thoại Việt Nam có những điều khác biệt do sự quy định của
điều kiện tự nhiên, địa lí, kinh tế, văn hoá – xã hội Lạc Việt xa xưa.
Về nguồn gốc vũ trụ, tự nhiên, con người, thần thoại Việt Nam cũng coi thế giới
này do thần linh sáng tạo ra và sáng tạo như thế nào thì do người Lạc Việt có cách
hình dung riêng (xem các truyện: Ông Trời; thần Mặt Trời, Mặt Trăng; thần Biển; thần
Mưa;...). Con người trong thần thoại Việt Nam được Ngọc Hoàng cùng 12 bà mộ tạo
ra từ đất với mục đích giúp Ngọc Hoàng cai quản muôn loài. Đất dùng để tạo ra con
người là loại đất tinh tuý nhất. Vì vậy, giống người là giống khôn nhất. Từ thời Việt
cổ, con người đã ý thức được vai trò, vị thế của mình trong vũ trụ.
Nhóm thần thoại giải thích nguồn gốc cộng đồng người đặc biệt phát triển: Quả
bầu mẹ; Lạc Long Quân, Âu Cơ; Chim Ri;... Tất cả các thần thoại này đều cho rằng:
Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có chung nguồn cội. Phải chăng nước Việt
Nam sớm có giặc nên ý thức về quốc gia, dân tộc sớm phát triển. Thời bình cũng như
thời chiến, các dân tộc đã biết đoàn kết bền chặt tạo thành sức mạnh to lớn để vượt qua
mọi gian lao thử thách khắc nghiệt trong đời sống. Người Việt xưa coi trọng tổ tiên và

rất tự hào về nòi giống của mình.
Có thể nói thần thoại không phải là lịch sử nhưng thần thoại chính là bóng dáng
của lịch sử. Từ thần thoại, ta có thể hình dung được phần nào cuộc sống của người xưa
qua các câu chuyện kể: Bà Âu Cơ dạy người việc làm nương rẫy; Nữ thần nghề Mộc
dạy người việc đóng thuyền, làm nhà; Bà Nhần có công xếp đặt lại đất đai trồng nên
cây cỏ; Sơn tinh biết nâng núi cao để chống lũ lụt; Thánh Gióng sớm biết đánh giặc;...
Ở xứ sở lắm nắng nhiều mưa lao động vất vả, chật vật cái ăn, cái mặc lại luôn
phải đề phòng giặc giả xâm lăng, người Việt cổ có 2 ước mơ lớn nhất: Ước mơ sống
hoà bình, chế ngự được thiên tai, thắng giặc ngoại xâm và ước mơ có cuộc sống no đủ
hạnh phúc. Chiến công của Hậu Nghệ, thuật phép của Sơn tinh, sức mạnh của Thánh
Gióng, phép lạ của thần Lúa, thần Lửa, thần Tài đã thể hiện được khát khao cháy bỏng
muốn vượt lên thoát khỏi cuộc sống thực tại đầy khó khăn.
Tóm lại, có rất nhiều cách phân chia khác thần thoại khác nhau dựa vào nội dung
của từng loại tác phẩm nhưng điều quan trọng nhất mà ta phải hiểu được những hiện
tượng tự nhiên, những giá trị lịch sử ẩn chứa bên trong tác phẩm thần thoại của dân tộc
ta. Để từ đó hiểu thêm về nguồn gốc của dân tộc ta, hiểu thêm về hiện tượng tự nhiên
và biết đóng góp, giữ gìn các thể loại thần thoại trong thời đại ngày nay, mai sau.
8


Đặc trưng nghệ thuật thần thoại: Có thể thấy trong kết cấu và cốt truyện: So với
các thể loại truyện kể dân gian khác kết cấu và cốt truyện khá đơn giản. Thần thoại thể
hiện sự nhận thức và lí giải thế giới 1 cách đơn giản, ngây thơ. Phần lớn ở cốt truyện
thường ít tình tiết, hầu như không có nhánh rẽ vì ít nhân vật, ít mối quan hệ (một thần một nhân vật - một hành động). Nó tập trung mô tả diện mạo, đặc điểm của các vị thần
một cách khái quát.
Bên cạnh đó, trong thần thoại Việt Nam cũng có một số trường hợp một cốt
truyện nhiều chủ đề. Cốt truyện đơn nhưng có thêm những tình tiết, biến cố, sự kiện,…
Phần lớn là chủ đề về nguồn gốc loài người, chủ đề hồng thủy,... Hiện tượng phức hợp
chủ đề trong thần thoại phản ánh sự đa dạng, nhiều tầng chồng chất lên nhau trong quá
trình lưu truyền.

Một dạng kết cấu khác của thần thoại là một cốt truyện mang hình thức liên kết
của nhiều cốt truyện đơn, làm nên một hệ thần thoại. Ở kết cấu này chủ yếu là những
sử thi.
Thần thoại Việt Nam cũng là sự sáng tạo nghệ thuật không tự giác. Hình tượng
thần là trung tâm được miêu tả chủ yếu ở hình dáng, phép thuật gắn với chức năng,
công tích. Sự khổng lồ trong kích thước, sự khoáng đạt và vĩ đại trong các hành động
của các thần tạo ra vẻ đẹp kỳ vĩ lãng mạn, hết sức độc đáo của các thần thoại các dân
tộc. Trí tưởng tượng phóng khoáng hồn nhiên và thơ mộng của người nguyên thuỷ đã
chắp cánh cho các hình tượng thần làm cho họ trở nên đẹp đẽ, trở thành mẫu mực nghệ
thuật không gì sánh nổi. Khác với thần thoại phương Tây, nhân vật thần trong thần
thoại Việt Nam dường như chuyên tâm hơn với công việc của mình và có ảnh hưởng
to lớn đến đời sống con người. Các thần thoại Việt Nam thời Hùng Vương thường
được lịch sử hoá gần gũi với truyền thuyết. Vì vậy các nhà nghiên cứu phân chia thần
thoại thành 2 loại: Thần thoại suy nguyên mang tính tự nhiên chủ nghĩa, tính nhân
loại; Thần thoại lịch sử mang ý thức cộng đồng, tính dân tộc.
1.1.2. Kết luận sư phạm
- Truyện thần thoại có không gian nghệ thuật thời cổ xưa của loài người mang
tính chất huyền thoại. Trong điều kiện hiểu biết rất ít ỏi nhưng lại cần tìm hiểu thiên
nhiên, xã hội để lao động, đấu tranh cho sự tồn tại và phát triển của mình, con người
phải bổ sung vào chỗ chưa hiểu biết bằng tưởng tượng. Do đó truyện thần thoại hấp
dẫn đối với trẻ. Khi tư duy của trẻ đang phát triển thì tưởng tượng được xem là phương
9


thức quan trọng để nhận thức thế giới qua các câu chuyện thần thoại. Các nhân vật
thần thánh bao giờ cũng tạo ra công tích. Vậy nên truyện thần thoại giúp trẻ thích thú
và kích thích sự sáng tạo của trẻ.
+ Để thể hiện sinh động những tác phẩm này, giáo viên mầm non cần chuẩn bị
các phương tiện trực quan phù hợp, trong quá trình thể hiện tác phẩm như: Bàn đa
năng, rối dẹt, powerpoint hình ảnh động có nhiều ưu thế hơn các phương tiện khác.

+ Khi kể phải chú ý tái hiện thật sinh động diện mạo, phép thuật, hành động,
công tích của các nhân vật thần. Vậy nên, khi kể phải thể hiện được giọng điệu để kể
một cách sáng tạo, gây hứng thú cho trẻ. Cô có thể kéo dài thời gian hoặc rút ngắn thời
gian của truyện bằng sự sáng tạo của riêng mình, để trẻ hiểu và khi làm quen trẻ kể
theo cách sáng tạo của riêng mình.
- Kịch rối tay cũng rất hữu dụng trong việc tái hiện tác phẩm thần thoại. Thần
thoại thường ít lời thoại nên khi chuyển thể sang kịch bản, giáo viên phải sáng tạo
thêm, phải chú ý đặc điểm của từng không gian văn hoá trong từng các câu chuyện.
- Tổ chức các hoạt động bổ trợ có thể mô phỏng các hành động của các vị thần,
phát huy tính tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Đặc điểm của truyện là có rất nhiều hiện
tượng kỳ vĩ, mỹ lệ và những chi tiết sống động, hấp dẫn, những cảm nghĩ độc đáo,
những phương pháp, nghệ thuật giúp cho trí tưởng tượng của trẻ trở nên phong phú, đa
dạng hơn. Giúp trẻ có ước mơ khát vọng chinh phục thiên nhiên, cải thiện cuộc
sống,…
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi có liên quan đến việc cảm thụ và
tái hiện truyện thần thoại
- Chú ý – ghi nhớ
Đặc điểm chú ý của trẻ 5 – 6 tuổi chủ yếu là không chủ định và tính chủ định
phát triển. Trẻ mẫu giáo chú ý, ghi nhớ những gì có liên quan đến nhu cầu chính của
bản thân trẻ, những gì gây ấn tượng xúc cảm đối với trẻ. Nếu như ở trẻ mẫu giáo nhỡ,
mục đích và động cơ trùng với nhau, thì trẻ mẫu giáo lớn đã dần tách được động cơ ra
khỏi mục đích. Vì vậy, khi cho trẻ làm quen với truyện thần thoại muốn trẻ tập trung
chú ý cần tìm ra phương pháp hướng dẫn như thế nào để lôi cuốn trẻ, trẻ chú ý đến câu
chuyện một cách dễ dàng hơn. Khi cho trẻ làm quen với truyện thần thoại đó là khi
cho trẻ đến với sự tưởng tượng, ước mơ con người giúp cho sự chú ý của trẻ có chủ
định hơn. Cô sử dụng phương pháp kể để tạo ra khả năng, sự hứng thú, gây được sự
chú ý để cho trẻ nhớ lâu. Phải ghi nhớ được câu chuyện mới có thể tự mình tái hiện lại
câu chuyện.
10



Bằng ngôn ngữ biểu cảm, trong sáng, ngắn gọn, cô đọng, xúc tích và giàu hình
ảnh. Trong quá trình kể cô giáo sẽ tác động đến nhu cầu, tình cảm của trẻ gây hấp dẫn,
lôi cuốn trẻ. Chính sự chú ý và ghi nhớ là điều kiện nhào nặn, cải biên sáng tạo truyện
theo mô hình thần thoại.
Trẻ 5 – 6 tuổi đã bắt đầu xuất hiện đặc điểm chú ý, ghi nhớ có chủ định. Chú ý có
chủ định là loại chú ý có mục đích, tự giác có kế hoạch, có biện pháp để hướng chú ý
vào đối tượng, nó đòi hỏi sự nỗ lực nhất định. Truyện thần thoại thường nói với các
thần, nó thể hiện nguồn gốc, ý nghĩa của các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
- Tư duy
Tư duy của trẻ là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà
ta chưa biết.
Đặc điểm tư duy của trẻ 5 – 6 tuổi chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng, đứa
trẻ phải dựa vào hình ảnh, biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy
luận ra những vấn đề mới. Truyện thần thoại kể lại sự tích các thần, những câu chuyện
này vốn do người thời cổ tưởng tượng ra để giải thích nguồn gốc, ý nghĩa của hiện
tượng tự nhiên - xã hội được coi là có quan hệ mật thiết đến sự sống còn của tập thể,
thị tộc, bộ lạc như: Trời, đất, mây, mưa, hạn hán, lũ lụt,… Các hiện tượng văn học đã
góp phần kích thích sự phát triển tư duy của trẻ. Vậy để kích thích tư duy của trẻ 5 – 6
tuổi phát triển mạnh thì cần dựa vào các phương pháp dạy học của cô giáo. Cô giáo
phải làm sao cho trẻ hiểu được các hiện tượng tự nhiên phản ánh trong cuộc sống để
trẻ hiểu được và luôn luôn có ước mơ cuộc sống có nhiều thay đổi, con người luôn
thắng thiên tai.
Ví dụ: Truyện “Nữ Thần Lúa” bằng thể hiện sự tức giận của nữ thần và sự nóng
vội của cô gái qua nét mặt và điệu bộ,… Từ đó trẻ thể hiện thái độ đúng đắn với từng
nhân vật khi trẻ kể lại câu chuyện này hay câu chuyện khác. Từ cách thể hiện trên giúp
trẻ lấy đó làm kinh nghiệm để phán đoán, nhận xét, suy diễn theo kinh nghiệm của
mình làm cho tư duy của trẻ có cơ sở.
Ngoài đặc điểm tư duy hình tượng là chủ yếu thì ở mức độ này xuất hiện đặc

điểm tư duy mới là tư duy trực quan sơ đồ. Tức là trẻ dựa vào sơ đồ để suy luận ra
hình ảnh, biểu tượng, những cái mà trẻ cần tìm tòi, khám phá, tư duy. Trực quan sơ đồ
tạo cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ khách quan, không bị phụ thuộc
11


vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa trẻ. Sự phản ánh những mối
quan hệ khách quan là điều kiện cần thiết để trẻ lĩnh hội tri thức vượt qua ngoài khuôn
khổ của việc tìm hiểu từng sự vật riêng lẻ với những thuộc tính sinh động của chúng
để đạt tới tri thức khái quát. Nhờ vào đặc điểm tư duy này giáo viên dễ dàng đưa
truyện thần thoại tới với trẻ, đặc biệt kích thích tính tích cực tư duy, tính độc lập sáng
tạo của trẻ và có thể giúp trẻ suy luận ra những điều mới mẻ hơn.
- Tưởng tượng
Là quá trình nhận thức, phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm bằng
cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những hình ảnh đã có.
Đặc điểm tưởng tượng của trẻ 5 – 6 tuổi là tưởng tượng tái hiện và tưởng tượng
sáng tạo.
+ Đối với đặc điểm sáng tạo của trẻ thì ta phải coi là một sự biến đổi, tạo ra một
cái gì mới trên cơ sở những cái mà trẻ đã lĩnh hội trong các hoạt động và xây dựng
những hình ảnh mới chưa có trong kinh nghiệm cá nhân cũng như chưa có trong xã hội
và nó là thành phần không thể thiếu được trong họat động sáng tạo nói chung và sáng
tạo văn học nghệ thuật của con người. Đối với đặc điểm sáng tạo của trẻ thì ta phải coi
sáng tạo là một sự biến đổi, tạo ra một cái gì mới trên cơ sở những cái mà trẻ đã lĩnh
hội được trong quá trình hoạt động chứ không phải là chỉ bó hẹp trong những phát
minh sáng tạo ra những tác phẩm vĩ đại đã có. Có nghĩa là qua việc kể chuyện của cô,
trẻ có thể nghe và kể lại theo trí tưởng tượng riêng của mình.
Có thể nói tưởng tượng của trẻ đã phát triển mạnh mẽ, gặp sự tưởng tượng trong
các loại hình nghệ thuật là sự gặp gỡ phù hợp và dễ dàng cho trẻ tiếp nhận văn học
thần thoại. Tưởng tượng sáng tạo của trẻ cũng bắt đầu từ những câu chuyện thần thoại
mà cô đã kể cho trẻ nghe, cùng với sự kết hợp các phương pháp để luôn luôn lôi cuốn

sự chú ý của trẻ. Từ đó khi nghe một câu chuyện trẻ dễ hình dung ra được các nhân vật
và sự việc xảy ra trong câu chuyện cũng như khi kể lại câu chuyện đó.
+ Đối với tưởng tượng tái hiện thì trẻ tưởng tượng những ấn tượng đã có trước.
Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo rất giàu và tưởng tượng còn là nguyên nhân và kết quả,
phương tiện của sự lao động sáng tạo của con người mà chỉ con người mới có. Với trí
tưởng tượng giúp trẻ bay cao, bay xa đưa trẻ tới ước mơ sự khát vọng và là thứ rất quý
nó thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ. Ví dụ: Bằng lòng gan dạ và kiên trì của con Cóc thì nó
có thể làm đấu tranh, Ngọc Hoàng làm mưa,… Những hình ảnh mà trẻ tưởng tượng ra
sẽ ăn nhập vào điệu bộ, cử chỉ khi trẻ thể hiện tác phẩm.
12


Căn cứ vào đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) chủ yếu là
tưởng tượng sáng tạo. Nên việc kể của cô là yếu tố rất quan trọng để gây hứng thú cho
trẻ tập trung vào câu chuyện cô kể. Khi trẻ có kinh nghiệm về câu chuyện, có biểu
tượng, hình ảnh về câu chuyện thì giúp trẻ khi kể chuyện có thể sáng tạo thêm ý riêng
của mình.
- Ngôn ngữ
Lứa tuổi mẫu giáo là tuổi có khả năng nắm vững và lĩnh hội được hai hình thức
cơ bản của ngôn ngữ đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ bên trong. Việc nắm ngôn ngữ
trong thực hành và thông hiểu ngôn ngữ giúp đứa trẻ có thể hiểu được nhiều điều
người lớn nói. Là thời kì bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các hiện tượng ngôn
ngữ, điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ khá nhanh và đến cuối
tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ em đều biết tiếng mẹ đẻ một cách thuần thục trong sinh
hoạt hằng ngày. Trẻ giao tiếp với người lớn và môi trường xung quanh đã làm tăng
khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ là
điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ mạnh nhất.
Những câu chuyện thần thoại đã có sự lôi cuốn sự yêu thích của trẻ. Vì nó đem
đến cho trẻ nhiều ước mơ và sự chiến thắng, phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ.
Bằng những biện pháp kể sáng tạo cùng với lời kể trong sáng, ngắn gọn, xúc tích tác

động đến tình cảm thẩm mỹ sẽ giúp cho quá trình tiếp nhận của trẻ một cách tốt hơn.
Trẻ có thể thuộc truyện và diễn đạt bằng ngôn ngữ chính bản thân mình, không phụ
thuộc vào ngôn ngữ của câu chuyện với lối kể diễn cảm, làm sống lại những chi tiết cụ
thể như truyện: “Nữ thần Lúa” khi trẻ diễn đạt lại lời nói tức giận của nữ thần khi bị
cán chổi đập vào đầu những bông lúa,… Theo tâm lí học “Một ngôn ngữ càng giàu
hình tượng bao nhiêu, càng gợi cảm cho trẻ bấy nhiêu và càng khơi mạnh sức tưởng
tượng, hình dung và xúc cảm của người ta bấy nhiêu”.
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi không chỉ lĩnh hội được hai hình thức cơ bản của ngôn
ngữ mà trẻ còn nắm được ngữ pháp, ngữ điệu. Nên khi cô kể cho trẻ nghe thì việc thể
hiện giọng điệu là rất quan trọng. Từ cô kể đúng sẽ giúp trẻ kể lại đúng giọng điệu tác
phẩm và giúp khả năng tưởng tượng của trẻ trở nên phong phú hơn, góp phần hình
thành đạo đức tốt cho trẻ, biết ước mơ. Trẻ biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với nội
dung giao tiếp hay nội dung câu chuyện mà trẻ kể. Khi trẻ nắm giữ được ngôn ngữ
trong thực hành và khả năng thông hiểu ngôn ngữ thì vốn từ của trẻ tăng lên một cách
đáng kể. Trẻ có khả năng nói một câu đầy đủ các thành phần, đúng ngữ pháp và giàu
sức biểu cảm.
13


Ví dụ: Truyện “Nữ thần Lúa” khi cô kể phải nghe được sự dịu dàng của công
chúa kết hợp với cách kể sáng tạo của cô, giúp trẻ nghe ra và nhìn thấy được những
tình tiết, tính cách của các nhân vật trong truyện. Trẻ tò mò đến nội dung câu chuyện,
giúp trẻ kể lại được câu chuyện và kể sáng tạo bằng ngôn ngữ của mình và sự tưởng
tượng của mình.
- Tình cảm, hành động
Với trẻ 5 – 6 tuổi tình cảm đã chi phối tất cả các mặt. Trong hoạt động tâm lý,
đời sống tình cảm đã có một sức chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú, vừa sâu sắc
hơn những lứa tuổi trước đó. Quan hệ của trẻ với những người xung quanh được mở
rộng ra một cách đáng kể khiến cho tình cảm của trẻ cũng được phát triển về nhiều
phía những người xung quanh trong xã hội. Có thể coi đây là nguồn tình cảm mạnh mẽ

nhất và quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của trẻ. Các loại tình cảm bậc cao đã
được hình thành, đặc điểm chính là những rung cảm, trẻ thể hiện thái độ hành động cá
nhân rõ ràng, dứt khoát. Trẻ biết kìm nén cảm xúc và hành động bộc phát để làm chủ
hành vi của mình. Những biểu hiện bên ngoài của tình cảm được biến đổi căn bản. Trẻ
biết kìm nén những biểu hiện mạnh mẽ và đột ngột trong tình cảm của mình như có
thể kìm nén nước mắt hay những lời kêu ca sợ hãi. Trẻ cũng nắm được hình thức thể
hiện sắc thái tình cảm một cách tế nhị bằng ánh mắt, nụ cười, nét mặt, điệu bộ,... Khi
cho lứa tuổi này làm quen với truyện thần thoại, trẻ biết yêu thích các vị thần, biết trân
trọng những công tích mà họ tạo ra thể hiện qua tác phẩm.
Kết luận sư phạm
Tâm lí của trẻ 5 – 6 tuổi được phát triển cả về nội dung và hình thức nên khi giáo
viên tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với truyện thần thoại cần chú ý sự chi phối
của đặc điểm tâm sinh lý vào các hoạt động và phát huy được khả năng của trẻ một
cách tích cực. Nên trước tiên giáo viên cần chọn tác phẩm phù hợp với trẻ ở lứa tuổi
này, các tác phẩm mang tính giáo dục để có thể tác động đến tâm lý của trẻ, giúp trẻ
phát triển toàn diện. Hơn nữa, giáo viên cần dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa
tuổi này để chọn cho trẻ những phương pháp phù hợp với khả năng cảm thụ tác phẩm
thần thoại của trẻ.
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi giáo viên chuẩn bị tâm thế để
đưa trẻ đến với tác phẩm một cách nhanh nhất, gây hứng sự chú ý và hứng thú cho trẻ
để tránh nhàm chán. Chọn được cách truyền thụ tác phẩm và phương tiện thực hành
14


trong từng tác phẩm. Không chỉ cho trẻ làm quen với truyện thần thoại ở hoạt động
dạy học có chủ đích mà có thể dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tùy vào hoàn cảnh để lồng
ghép truyện thần thoại vào các hoạt động đó để đưa lại dấu ấn và trẻ được cảm thụ sâu
sắc hơn. Vì tiết dạy làm quen của lứa tuổi này kéo rất dài làm cho trẻ dễ chán, nên cho
trẻ làm quen cần chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để lồng ghép một bài hát, một
vận động nhỏ để trẻ có thể vui vẻ và tiếp thu bài học dễ dàng hơn. Tâm lý của trẻ ở lứa

tuổi này ưa những màu sắc rực rỡ, vì vậy các phương tiện các đồ dùng trực quan để trẻ
làm quen truyện thần thoại cần được chú trọng và có màu sắc đẹp để thu hút sự chú ý
của trẻ.
1.3. Thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ làm quen với truyện thần thoại
1.3.1. Về chương trình cho trẻ làm quen với văn học
Về chương trình làm quen với văn học của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (chương trình
mới) bao gồm các tác phẩm thần thoại: Nữ thần Lúa, thần Mặt Trăng Mặt Trời, thần
Trụ Trời, Sơn tinh Thuỷ tinh, thần Lửa, thần Sắt, Cóc kiện trời, Thánh Gióng, Chuyện
tổ tiên mở cửa,…
So với chương trình hiện hành đã được cải cách thì các tác phẩm thần thoại được
lựa chọn và đưa vào nhiều hơn, người ta đã ý thức lựa chọn một lượng văn học phù
hợp với từng chủ điểm dạy học trong năm. Ví dụ:
+ Chủ điểm : Thế giới thực vật, có tác phẩm “Nữ thần Lúa”
+ Chủ điểm: Hiện tượng tự nhiên, có tác phẩm “Sơn tinh, Thuỷ tinh”, “ thần Mặt
Trăng Mặt Trời” .
+ Chủ điểm: Quê hương, đất nước, có tác phẩm “Chuyện tổ tiên mở cửa”
+ Chủ điểm: Thế giới động vật, có tác phẩm “Cóc kiện Trời”
Chương trình MN mới là chương trình có kết cấu mở nên ngoài các tác phẩm
được giới thiệu giáo viên có thể lựa chọn thêm các tác phẩm khác phù hợp với lứa tuổi
5 – 6 tuổi, và vừa đủ với khả năng làm quen tác phẩm đối với trẻ.
Theo chương trình làm quen văn học việc cho trẻ làm quen tác phẩm thần thoại
hướng tới các mục tiêu giáo dục như sau:
Giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh. Thông qua việc dạy tác phẩm thần
thoại trẻ hiểu được nội dung mà cô muốn truyền đạt, trẻ có thể nghe và kể lại truyện
một cách tốt nhất. Trẻ biết trả lời các câu hỏi mà cô đưa ra, đối với các vị thần trẻ nhận
thức được đó là ai, và họ để lại được công tích gì về sau. Đặc biệt là trẻ phân biệt được
người và thần.
15



Ví dụ: Tác phẩm “Nữ thần Lúa” Khi nghe tác phẩm trẻ biết được hạt lúa có là
nhờ vào đâu, và lí do vì sao mà chúng ta phải đi gặt lúa, làm sao để lúa thành cơm.
Ngoài ra, trẻ sẽ giàu tình cảm - cảm xúc khi được làm quen với tác phẩm thần
thoại. Qua các yếu tố kì ảo, sinh động của tác phẩm thần thoại giúp cho trẻ nên hào
hứng khi được làm quen với tác phẩm. Vì các vị thần đều là những người có phép
thuật, những người có sức mạnh phi thường. Trẻ biết phân biệt yêu thích, không thích
giữa tính cách của các nhân vật trong tác phẩm.
Làm quen với truyện thần thoại giúp cho kĩ năng của trẻ trở nên linh hoạt
hơn.Trẻ biết thể hiện giọng điệu trong khi kể, tự tin diễn đạt theo sự sáng tạo của mình
và không rập khuôn theo hệ thống của cô. Khi đóng kịch sẽ diễn theo thái độ của nhân
vật thông qua nét mặt, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ cũng như dáng đi của các vị thần như
thế nào, hoặc nét mặt ra sao.
Ví dụ: Trẻ rất thích tác phẩm “thần Trụ Trời”: Trong tác phẩm có một vị thần
khổng lồ, cao lớn vô cùng. Công việc của thần là lấy tay đào đất, khuân đá để tạo ra
cột to ngăn giữa trời và đất. Qua tác phẩm trẻ có thể biết được tại sao trời lại cao và xa
mặt đất như vậy. Khi làm quen với tác phẩm này trẻ biết thể hiện bước đi của người
khổng lồ, động tác dùng tay đào đất để xây cột như thế nào?
Trong thực tiễn văn chương có rất nhiều tác phẩm thần thoại phù hợp với trẻ.
Nhưng giáo viên trường Mầm non chưa thực sự chủ động để lựa chọn thêm tác phẩm
đưa vào chương trình làm quen văn học cho trẻ. Vì vậy, đây cũng là điều chúng tôi lưu
tâm trong việc xây dựng phương pháp dạy học ở trường Mầm non.
1.3.2. Về phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen truyện
thần thoại
Phương pháp dạy học cần được xây dựng phù hợp với tác phẩm thần thoại. Từ
cách tổ chức đến nghệ thuật thể hiện tác phẩm, đàm thoại, các phương tiện trực quan.
Qua nhiều tiết dự giờ, tham gia vào giờ học của trẻ, trao đổi với giáo viên, phụ huynh
cũng như trao đổi với trẻ, chúng tôi nhận thấy:
Giáo viên đã chuẩn bị được giáo án, đọc qua tác phẩm nhưng bên cạnh đó còn
rập khuôn. Hình thức phong phú, nhưng các phương pháp chưa có cơ sở lí luận vững
chắc, chưa thực sự gắn bó với nhau. Chưa được mở rộng để làm phong phú tiết dạy, và

chưa hiểu kĩ nội dung của tác phẩm dẫn đến việc cảm thụ tác phẩm thần thoại hạn chế.
Với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” nhưng giáo viên chỉ dạy trong các tiết
học mà chưa biết mở rộng qua các hoạt động ngoài trời, hay các sân chơi làm cho trẻ
ghi nhớ chỉ ở bước ban đầu sau đó lại quên.
16


- Phương tiện trực quan: Chúng tôi thấy rõ được sự cố gắng rất nhiều ở giáo viên
khi sử dụng đồ dùng dạy học. Nhưng những đồ dùng mà họ chuẩn bị quá ít so với một
tiết dạy làm quen, chưa có các phương tiện là đồ vật cụ thể như sân khấu, rối mà chủ
yếu ở đây là tranh ảnh, các video và chiếu powerpoint tĩnh có một số giáo viên đã tạo
ra được các con rối, các sa bàn để đáp ứng nhu cầu khi thi giáo viên dạy giỏi nhưng
chưa đủ yêu cầu của việc học ở trẻ. Tính thẩm mỹ về màu sắc, hình dáng đã được lựa
chọn phù hợp với tác phẩm nhưng còn chưa đạt được yêu cầu. Nhiều khi các đồ dùng
trực quan còn quá nhỏ so với trẻ dẫn đến khó kích thích được trẻ chú ý đến, cũng như
việc đặt các đồ dùng cô chưa biết sắp xếp gọn gàng, ví trí chưa hợp lí, khi sử dụng còn
có nhiều vụng về, có cô còn làm rớt ở xung quanh. Chưa tạo ra được sự hứng thú, hấp
dẫn, chưa thực sự hỗ trợ cho trí tưởng tượng của trẻ. Đặc biệt nhiều cô mắc phải tình
huống khi kể chuyện bằng rối hoặc sa bàn mà miệng thì kể qua câu khác rồi mà rối
vẫn chưa cử động chứng tỏ chưa có sự ăn khớp giữa lời nói và hành động dẫn đến trẻ
không hình dung ra được nội dung mà cô muốn truyền đạt.
- Đối với nghệ thuật kể: Khi đọc, kể diễn cảm đây được coi là một bước mở đầu
và quan trọng trong việc cho trẻ làm quen với văn học, phương pháp này rất được giáo
viên rất cố gắng luyện tập. Nhưng giáo viên thường kể các tác phẩm cổ tích tốt, còn
thần thoại lại chưa hay. Ở một số giáo viên việc đọc, kể vẫn chưa được mạch lạc, diễn
đạt còn nhiều lúng túng chưa thu hút được sự chú ý của trẻ, lí do là nắm ngữ điệu, nhịp
điệu của câu từ còn kém. Đặc biệt, thần thoại thường gắn với những hang động kỳ vĩ,
gắn với khai sơn, phá thạch, con người tạo ra thế giới nên giọng kể phải hùng hồn
nhưng người giáo viên đa phần chưa kể lại được. Thể hiện giọng nói của các nhân vật
chưa nhấn mạnh được, mà vẫn đang nói sàn làm cho trẻ chưa liên tưởng, không phân

biệt được giọng nói nhân vật khi trẻ thể hiện lại.
Ví dụ: Tác phẩm “Cóc kiện trời” khi thể hiện giọng nói của Cọp khi thấy Cóc và
Cua cùng kéo nhau đi cô sẽ nói với vẻ ngạc nhiên. Còn giọng nói của Cóc khi gặp
Ngọc Hoàng tự tin, to và vang. Để trẻ hiểu được giọng chính xác.
Ngoài ra còn có một số cô chưa nắm vững tư tưởng của tác phẩm, chưa phân tích
kĩ các chi tiết trong tác phẩm nên quá trình họ thể hiện chưa diễn tả được hết cảm xúc
của mình cho phù hợp với nội dung tác phẩm. Nhiều giáo viên còn sử dụng quá nhiều
tiếng địa phương trong giờ dạy.

17


- Sau khi đọc xong GV dành để giải thích những câu từ khó, giải đáp thắc mắc
cho trẻ cũng như giảng giải câu từ cho trẻ dễ hiểu. Với độ tuổi 5 – 6 tuổi những thắc
mắc của trẻ vô số kể nên đây là phương pháp mà giáo viên còn nhiều hạn chế nhất.
Việc mà cô đưa hình ảnh giảng giải về nội dung, các tình tiết xảy ra trong truyện còn
sơ sài. Vì lứa tuổi này tư duy đã phát triển, tuy đây là tiết làm quen và khi trẻ rất muốn
đi sâu vào nội dung, nhưng giáo viên lại dừng lại ở một số nét khái quát loa qua về nội
dung, về nhân vật thần nên trẻ gặp rất nhiều khó khăn khi đến với tác phẩm TT.
- Gây hứng thú cho trẻ vào một tác phẩm bằng hệ thống các câu hỏi, để trao đổi
với trẻ về nội dung tác phẩm mà cô vừa đọc, kích thích sự sáng tạo của trẻ thông qua
các câu hỏi. Các câu hỏi mà giáo viên xây dựng luôn theo một rập khuôn nhất định,
bài nào cũng trùng làm giống nhau nên chất lượng của những câu hỏi còn chưa được
mở rộng nhiều. Câu hỏi chưa thành hệ thống, chưa bám sát đặc trưng thần thoại,
thường phải khai thác các yếu tố: Sự xuất hiện (nếu có), diện mạo (nếu có), phép thuật,
công tích. Hơn nữa, giáo viên dành rất ít thời gian để trò chuyện với trẻ. Độ tuổi 5 – 6
tuổi với tư duy và trí tưởng tưởng khá phát triển, chúng ta nên tạo ra các câu hỏi gợi
mở để kích thích trí tưởng tượng phát triển mạnh mẽ. Đồng thời cùng với sự liên hệ
thực tế trong cuộc sống của trẻ, làm đa dạng thêm vốn từ cho trẻ cũng như sự hiểu
biết. Cô chưa gây dựng được các tình huống có nội dung liên quan đến tác phẩm vừa

học để trẻ được trao đổi, tranh luận với bạn vì ở lứa tuổi này đã có được khả năng nhận
xét và tự nhận xét lẫn nhau dẫn đến tiết dạy nhàm chán, không khí tiết dạy còn trầm.
- Tổ chức hoạt động bổ trợ còn đơn điệu. Cô chỉ cho trẻ chơi các trò chơi đơn
giản, hát theo chủ đề chứ chưa mô phỏng các hành động của các nhân vật thần. Như
truyện “Sơn tinh, Thuỷ tinh” cho trẻ chơi trò chơi đắp đê chống lụt, truyện “thần Trụ
Trời” cho trẻ đắp cột chống trời, đào ao, đào sông. Chưa có các trang thiết bị cho trẻ
chơi nên chưa thực sự thể hiện được nội dung tác phẩm cần truyền đạt tới trẻ.
- Khi tái hiện TPTT: Cô cho trẻ thực hành, chúng tôi đã nhìn thấy trẻ bắt đầu thể
hiện được tài năng của mình, trong phương pháp này cô chỉ đóng vai trò là người dẫn
bước còn trẻ sẽ thực hiện. Với lứa tuổi 5 – 6 tuổi việc thể hiện lại một tác phẩm cũng
gặp rất nhiều khó khăn vì quá trình cô dạy chưa đạt được hiệu quả, trẻ chưa nhớ lời kể
nên khi đóng vai một nhân vật trong truyện trẻ còn quên lời thoại, lúng túng mặc dù
lứa tuổi này tư duy đã có chủ định.

18


Quá trình thực hành của trẻ nhiều giáo viên còn chưa để ý, chưa biết cách gợi cho
trẻ kể theo phương thức từ dễ đến khó. Đặc biệt trong quá trình chơi giáo viên chưa
biết dùng từ để động viên, khích lệ trẻ.
Tóm lại: Qua điều tra chúng tôi thấy các tiết dạy cho trẻ 5 – 6 làm quen với
truyện thần thoại còn gặp nhiều khó khăn cũng như những hạn chế. Chương trình tổ
chức còn cách điệu chưa phong phú như các giờ và các hoạt động ít được đề cập tới
tình huống có trong tác phẩm, chưa biết cách luyện tập hoặc lồng ghép vào cho trẻ
ngoài giờ vui chơi, hoặc là bày cho trẻ trao đổi với nhau về các nhân vật có trong
truyện. Đặc biệt khi thể hiện nhân vật thần thì giáo viên còn tỏ ra lúng túng, và chưa
có gì để làm cho không gian trở nên kì ảo. Đàm thoại chưa bám sát được đặc trưng của
thần thoại, vì trong thần thoại luôn nói đến các vị thần nên khi hỏi về các vị thần giáo
viên chú ý đến các hành động của họ, họ xuất hiện từ đâu, rồi chú ý đến các công tích
mà họ để lại giúp trẻ hiểu được tại sao lại có cái đó ra đời khi khoa học chưa phát triển

(Ví dụ: Tại sao lại có mặt Trăng và mặt Trời, lúa có nguồn gốc từ đâu,...). Các phương
tiện trực quan thì chủ yếu là sử dụng máy móc, mạng là chính nên khiến cho việc làm
quen gặp rất nhiều khó khăn đối với trẻ. Hoạt động bổ trợ vẫn chưa thực sự linh hoạt
để chắp cánh cho ước mơ và sự sáng tạo của trẻ. Việc cho trẻ làm quen với truyện thần
thoại giáo viên chưa truyền đạt được hết nội dung của tác phẩm, cũng như việc làm
quen còn qua loa, sơ sài. Vì với việc làm quen nên số tiết còn ít chưa thể tập trung cho
trẻ làm quen dẫn đến trẻ chưa kịp nhớ đã chuyển qua môn khác.
1.3.3. Về phương tiện dạy học truyện thần thoại
Đối với việc cho trẻ làm quen với truyện thần thoại thì phương tiện khá đa dạng
và đóng vai trò rất quan trọng. Để một tiết dạy hay, hứng thú giáo viên cần xen kẽ với
đồ dùng trực quan. Trước hết đồ dùng phải có tính thẩm mỹ (đẹp, màu sắc tươi sáng,
sinh động), không làm trẻ sợ hãi để thu hút sự chú ý của trẻ. Nhưng đa phần thì còn
thiếu sót. Các phương tiện thường được sử dụng trong việc cho trẻ làm quen với
truyện thần thoại như: Rối tay, rối dẹt, sa bàn, tranh tĩnh, hình ảnh powerpoint chưa
đạt được hiệu quả.
+ Rối dẹt: Khi thiết kế rối dẹt thì giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm chính của
từng nhân vật. Nhiều khi sử dụng chất liệu còn thô, còn chọn các chất liệu chưa cầm
đã hỏng và chưa thể hiện rõ được hình dáng con vật, con người, vị thần. Vẫn còn một
số trường hợp làm tối màu trong trang phục nhân vật gây cho trẻ chán nản hoặc không
muốn cầm nhân vật đó. Sự chuẩn bị sa bàn còn ít kinh nghiệm và chưa phù hợp với tác
phẩm.
19


+ Rối tay: Đây là loại rối có thể cử động được theo tay của người điều khiển.
Phương tiện này rất kích thích sự chú ý đến trẻ, nhưng đa phần giáo viên hiện nay rất ít
áp dụng. Để tạo ra bộ rối tay có tính thẩm mỹ giáo viên cần lựa chọn màu sắc trang
phục, trạng thái khuôn mặt để khi ta nhìn vào ta biết đó là nhân vật tốt, xấu. Truyện
thần thoại ra đời từ thời xa xưa nên khi chọn trang phục cần phù hợp với thời điểm lúc
đó. Để nói đến yêu cầu thẩm mỹ thì đa phần giáo viên chưa đạt được, chọn được vải

nào thì may vải đó. Trên thực tế một số giáo viên vẫn chưa thể phân biệt được và chưa
tạo ra được hình dáng rối đúng với tác phẩm. Loại rối này chỉ được sử dụng khi thi
giáo viên dạy giỏi các cấp chứ chưa được áp dụng rộng rãi.
Ví dụ: Trái ngược với việc tạo ra một con rối là nhân vật công chúa Mị Nương sẽ
có khuôn mặt trắng, điểm thêm chút son, đầu tóc gọn gàng, áo quần sáng, sạch sẽ để
thể hiện được sự dịu dàng của nhân vật trong tác phẩm “Sơn tinh, Thủy tinh” thì lại tạo
ra một công chúa Mị Nương đầu tóc bù xù, áo quần tối màu, khuôn mặt hung dữ sẽ
làm cho câu chuyện trở nên trái ngược với những gì mà trẻ học được. Làm mất đi tính
thẩm mỹ của câu chuyện.
+ Tranh tĩnh, hình ảnh powerpoint: Qua quan sát chúng tôi thấy các giáo viên đã
rất chú trọng và có ý thức trong việc chuẩn bị tranh ảnh phù hợp với các tình huống
xảy ra trong truyện nhưng vẫn chưa đi sâu và chưa có điểm nhấn lại các nhân vật hoặc
các tình huống chính. Biết chọn những hình ảnh có màu sắc rất đẹp, trong các tiết dạy
việc sắp xếp các slide còn yếu cũng như việc khi treo tranh ảnh còn vụng về. Chưa chú
trọng đến hình ảnh powerpoint động.
Tóm lại: Thông qua các tiết dạy chúng tôi đã thấy rõ được việc chuẩn bị các
phương tiện của cô giáo đã có rất nhiều ý thức, nhưng còn ít và hạn chế chủ yếu là sử
dụng các tranh ảnh, chưa có rối. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học của cô và
làm quen của trẻ còn chưa có sự đầu tư lớn. Khi tổ chức các hoạt động đóng kịch cô
chưa chuẩn bị được trang phục của các nhân vật cho trẻ cũng như không gian phù hợp
với từng truyện. Thường các giáo viên chỉ mới cho trẻ làm quen bằng các tranh ảnh,
một số thì có sa bàn, ít bắt gặp được việc giáo viên cho trẻ làm quen thông qua rối.
1.3.4. Về kết quả mà trẻ đạt được ở trường Mầm non
Thông qua việc điều tra ở trẻ và dự giờ ở một số lớp mẫu giáo lớn tại các trường
Mầm non, chúng tôi nhận thấy việc cho trẻ làm quen truyện thần thoại còn gặp nhiều
khó khăn, trẻ chưa thật sự thích thú để có thể làm quen được với tác phẩm thần thoại
mà cô đưa đến, trẻ cảm thấy đó là sự bắt buộc để thuộc và thuộc một cách thụ động,
chưa chủ động trong việc tái hiện lại tác phẩm vì rất nhiều lí do như chưa thật sự tập
trung vào bài hay là số lượng tiết cho trẻ làm quen khá ít nhưng lí do sử dụng phương
pháp chưa đúng cách vẫn chiếm vào phần quan trọng.

20


Nhận thấy hầu như khi dạy truyện thần thoại giáo viên vẫn chưa chú ý lắm đến
hành động, và kì tích của các vị thần mà chỉ nói qua loa. Trong khi cô đọc, kể diễn
cảm chỉ có số ít trẻ tập trung và lắng nghe cô kể. Đa phần các trẻ không quan tâm đến
việc học, trẻ lơ đảng và có nhiều trẻ còn ngoảnh sang nói chuyện với bạn, lôi kéo bạn
cùng nói chuyện với mình, còn có trường hợp đánh bạn trong giờ học làm bạn khóc
khi cô đang kể. Với lứa tuổi 5 – 6 tuổi khi mà tư duy trẻ đang phát triển cô vẫn chưa
đưa ra các câu hỏi để kích thích sự tưởng tượng sáng tạo của trẻ, cô chỉ hỏi qua mà
không đi sâu vào tác phẩm. Dẫn đến trẻ rất thụ động, không thích trả lời câu hỏi, hay
là cô hỏi gì trẻ trả lời đó, không suy luận và phân tích được. Đây là lứa tuổi tư duy đã
phát triển nên việc cô kể xong và cho trẻ lên nhìn tranh kể lại rất dễ dàng, nhưng đa
phần trẻ chưa thể hiện được, các trẻ còn rất rụt rè. Các phương tiện lặp lại quá nhiều
nên trẻ cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi trong giờ học, nhiều trẻ cô nói nhiều quá dẫn
đến buồn ngủ. Đến hoạt động cho trẻ thực hành, luyện tập thì chỉ có 2 – 3 trẻ chú ý thì
thích thú xung phong lên kể, nhưng đổi lại những trẻ không chú ý thì khi cô gọi lên kể
không chịu, hoặc lên kể nhưng chưa kể được. Rất ít trẻ kể được, tái hiện được tác
phẩm và không hiểu nội dung của tác phẩm. Dẫn đến trẻ rất nhanh quên khi lên thể
hiện nói câu trước quên câu sau. Đặc biệt khi đóng vai vào các nhân vật trẻ hay quên
lời thoại, từ việc quên lời thoại dẫn đến trẻ sẽ không nói được giọng của các nhân vật,
không thể hiện được tính cách của nhân vật thành ra việc cho trẻ làm quen không
thành công, nhiều khi trẻ thể hiện còn yếu chưa biết phân biệt. Chưa thể hiện được
điệu bộ đi của các vị thần, cùng với những hành động của họ. Nhận thức về vai trò của
thần thoại đối với trẻ còn hạn chế hiệu quả học tập chưa cao.
Những kết quả đạt được ở chương I đã mở ra cho chúng tôi một phương hướng
tích cực hợp lí trong việc xây dựng phương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen
với TPTT. Hệ thống phương pháp này sẽ giúp cho trẻ làm quen với TPTT một cách
hiệu quả. Để thực hiện được mục đích này, chúng tôi đã thiết kế các hoạt động trong
những tiết dạy, cũng như các phương tiện trực quan có nội dung và hình thức phù hợp

với tâm lý trẻ 5 – 6 tuổi, tạo cho trẻ có hứng thú làm quen và có cơ hội thể hiện được
tài năng của mình thông qua kể diễn cảm, đóng kịch. Qua việc hệ thống các phương
pháp trong chương II, chúng tôi mong muốn thiết thực vào việc cải thiện tình hình
hướng dẫn trẻ làm quen truyện thần thoại và giúp cho việc làm quen có hiệu quả hơn.

21


Chương 2
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ 5 – 6 TUỔI LÀM QUEN
VỚI TRUYỆN THẦN THOẠI
2.1. Lựa chọn tác phẩm thần thoại cho trẻ làm quen.
Thần thoại là tập hợp những câu chuyện kể dân gian về sự tích các vị thần, các
nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa và những câu chuyện này vốn do
người thời cổ tưởng tượng ra, để giải quyết nguồn gốc ý nghĩa của hiện tượng tự nhiên
và xã hội.
Thần thoại Việt Nam và thần thoại nước ngoài có nhiều tác phẩm phù hợp với sự
phát triển và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nên cần lựa chọn cho trẻ các tác phẩm thể
hiện được các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội để cho trẻ làm quen và tiếp xúc
được dễ dàng.
Ở Việt Nam các giáo viên thường chọn các tác phẩm ngắn, có sự xuất hiện của
các vị thần nói về các hiện tượng tự nhiên như truyện nữ thần Lúa, thần Rừng, thần
Biển, thần Lửa, thần Trụ Trời,… để cho trẻ tiếp xúc.
Nước ngoài cũng có truyện thần Mặt Trăng, thần Mặt Trời giống ở Việt Nam
nhưng bên cạnh đó còn nói về các hiện tượng xã hội có thần Thông minh, thần Ánh
Sáng, thần Thổi Sáo, thần Tự do,… để trẻ hiểu thêm được các hiện tượng xã hội xung
quanh trẻ.
Nên khi lựa chọn các tác phẩm thần thoại cho trẻ lứa tuổi này làm quen phải phù
hợp, hài hòa, và các truyện gần gũi với trẻ để phát triển đạo đức và thẩm mĩ cho trẻ
phù hợp với nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, giúp phát triển nhân cách của

trẻ.
Góp phần giải tỏa được những băn khoăn của trẻ trong lứa tuổi này. Tuy khi trẻ
lớn lên sẽ nhờ vào việc dạy khoa học của các lớp trên trẻ hiểu rõ hơn về các hiện
tượng tự nhiên - xã hội một cách khoa học. Nhưng ở lứa tuổi này nhờ vào các tác
phẩm thần thoại để giúp cho trẻ biết được, hiểu được các hiện tượng xung quanh trẻ là
nhờ vào các vị thần để mang lại, tạo cho trẻ niềm vui trong các tiết học cũng như trong
cuộc sống, tác động mạnh mẽ trong việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho trẻ
những ước mơ bay bổng, những xúc cảm thẩm mĩ về một thế giới huyền ảo, kích thích
và phát triển trí tưởng tượng của các em, mở cánh cửa cho tâm hồn các em hướng vào
những ước mơ đẹp đẽ, kích thích những khát vọng của các em muốn hiểu biết, muốn
vươn lên những tầm cao của tư tưởng, tình cảm, trí tuệ.
22


×