Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành văn hóa từ thực tiễn thành phố hồ chí minh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.28 KB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Thị Ngọc Hƣơng

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC NGÀNH VĂN HÓA
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Thị Ngọc Hƣơng

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC NGÀNH VĂN HÓA
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ AN



HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn “Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành văn
hóa từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các thông tin có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc trích dẫn tài
liệu. Nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở công trình, đề
tài nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 2 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH VĂN HÓA ........... 9
1.1. Khái niệm: Nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và chính sách
phát triển nguồn nhân lực.............................................................................. 9
1.1.1. Nguồn nhân lực ................................................................................ 9
1.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực ........................................................... 11
1.1.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực .......................................... 12
1.2. Nguồn nhân lực trong ngành văn hóa .................................................. 15
1.2.1. Vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách
phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa ............................................... 16
1.2.2. Văn bản chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa .... 19

1.2.3. Các bước thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực........... 20
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách .............. 26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH VĂN HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.............................................................................................................. 32
2.1. Khái quát đặc điểm văn hóa và nguồn nhân lực ngành văn hóa thành
phố Hồ Chí Minh ........................................................................................ 32
2.1.2. Hiện trạng nguồn nhân lực ............................................................ 33
2.1.3 Hiện trạng cơ sở đào tạo ................................................................ 35
2.2. Việc ban hành chính sách và thực thi chính sách phát triển nguồn nhân
lực ngành văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 37
2.2.1 Việc ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Văn
hóa............................................................................................................ 37
2.2.2 Thực trạng thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành
văn hóa thành phố Hồ Chí Minh ............................................................. 39
2.3. Phân tích kết quả thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành


văn hóa qua kết quả khảo sát ...................................................................... 48
2.3.1. Quá trình khảo sát nghiên cứu ...................................................... 48
2.3.2. Kết quả thực hiện và thực trạng đánh giá chính sách ................... 49
2.4 Đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành
văn hóa ........................................................................................................ 58
2.4.1. Thành công và nguyên nhân .......................................................... 58
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân................................................................. 60
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH VĂN HÓA 64
3.1 Bối cảnh ................................................................................................ 64
3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa...... 66
3.2.1. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với phát triển

nguồn nhân lực ngành văn hóa................................................................ 66
3.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa ..................... 67
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nguồn
nhân lực ngành văn hóa............................................................................... 68
3.3.1. Đổi mới cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực ngành
Văn hóa .................................................................................................... 68
3.3.2 Đổi mới và hoàn thiện chính sách sử dụng nhân lực ngành văn hóa
.................................................................................................................. 70
3.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành văn hóa qua hoạt động
đào tạo ..................................................................................................... 71
3.3.4 Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phát triển
nguồn nhân lực ngành văn hóa................................................................ 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

NNL

Nguồn nhân lực


QHNNL

Quy hoạch nguồn nhân lực


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả đánh giá thực hiện chính sách thu hút tuyển dụng .............. 50
Bảng 2: Kết quả đánh giá thực hiện chính sách sử dụng, đánh giá................ 53
Bảng 3: Kết quả đánh giá việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm ........................ 53
Bảng 4: Kết quả đánh giá thực hiện chính sách đào tạo ................................ 56
Bảng 5: Kết qủa đánh giá thực hiện chính sách tiền lương ............................ 57


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các quốc gia muốn phát
triển bền vững cần phải đạt được sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, xây
dựng văn hóa. Con người luôn luôn không ngừng tạo ra các giá trị văn hóa,
biến đổi văn hóa phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời đại để phát triển xã
hội; và văn hóa là hành trang của mỗi người, dân tộc, quốc gia, khu vực trên
con đường lịch sử của mình.
Trong bối cảnh hiện nay, những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội,
đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin
trên thế giới, sự ra đời của các nền kinh tế kỹ trị, kinh tế tri thức làm nên
những phát triển nhanh chóng; điều này đang gây ra tình trạng mất cân bằng
nghiêm trọng. Thực trạng này đang làm cho thế giới của chúng ta nhận thức
sâu sắc hơn bao giờ hết vai trò, vị trí của văn hóa trong mọi hoạt động sáng
tạo của con người ở phạm vi quốc gia, khu vực, thế giới. Cùng với đó, toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ hơn, vừa tạo cơ hội và thách

thức. Giao lưu và hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội đang diễn ra thuận lợi
và nhanh chóng, nhưng cũng là cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn tính đa
dạng và bản sắc văn hóa dân tộc; tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo, đặc
điểm, loại hình văn nghệ với hai mặt cả tiêu cực và tích cực đến đời sống xã
hội và công chúng.
Nhân lực ngành văn hóa là toàn bộ chủ thể hoạt động trong lĩnh vực
văn hóa. Các chủ thể này giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo, quản lý, bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Với lịch sử hơn 300 năm thành phố Hồ Chí Minh đã sáng tạo nên biết
bao giá trị văn hoá; kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá
khác nhau. Trong thời gian vừa qua, thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâ, và
1


đầu tư đến việc xây dựng đô thị văn hóa, văn minh, hiện đại; ban hành nhiều
chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực; trong đó, có chính sách phát triển
nguồn nhân lực ngành văn hóa. Việc thực hiện chính sách này đã tạo nên
những bước tiến quan trọng trong quản lý và phát triển văn hóa thành phố.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực
ngành văn hóa vẫn còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với quy mô thành
phố, với yêu cầu về bảo tồn, phát huy các thiết chế văn hóa, định hướng sự
phát triển của xu thế văn hóa hội nhập. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực
trong ngành văn hóa là một yêu cầu cần thiết trong đòi hỏi của thực tế sự phát
triển văn hóa hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh. Đó là lý do tôi chọn đề
tài: “ Thực trạng chính sách phát triển nhân lực ngành văn hóa từ thực tiễn
thành phố Hồ Chí Minh” cho luận văn Thạc sĩ ngành Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chính sách phát triển nguồn nhân lực là đề tài được nhiều học giả quan
tâm đi sâu nghiên cứu, nhưng đối tượng nguồn nhân lực ngành văn hóa gần
đây mới được chú trọng, do vậy, công trình nghiên cứu về đề tài này không

thực sự phong phú. Sau đây là một số công trình chúng tôi tìm hiểu:
Tác giả Phạm Minh Hạc trong bài viết “Đi vào thế kỷ XXI phát triển
nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” cho rằng,
phát triển nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa rộng là cả lực lượng lao động,
tiềm năng lao động, đội ngũ lao động, đào tạo lại, đào tạo mới... và quản lý
nguồn nhân lực. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải có hệ thống
chính sách sử dụng nguồn nhân lực phù hợp bao gồm: chính sách tuyển dụng;
chính sách phân công lao động, phân bổ nguồn nhân lực; chính sách tiền
lương, khen thưởng... [9]
Trong bài viết “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài
năng”, tác giả Trần Văn Tùng cho rằng, quốc gia, dân tộc nào không quý
2


trọng tài năng, không biết sử dụng nguồn vốn quý giá đó, tất yếu phải rơi vào
cảnh nghèo nàn, tụt hậu. Do vậy phải có cách nhìn mới, chính sách mới và tập
trung cao độ cho việc đào tạo đội ngũ nhân lực, sử dụng hiệu quả đội ngũ đó
vì mục tiêu phát triển đất nước [23].
Trong nghiên cứu “Nguồn nhân lực chất lượng cao, hiện trạng phát
triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường”, tác giả Nguyễn Văn Thành cho
rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một khái niệm rộng. Nguồn nhân lực
chất lượng cao (hay thấp) phải được đánh giá thông qua những yếu tố tạo
thành chất lượng nguồn nhân lực (thể lực, trí lực và kỹ năng) trong mối quan
hệ tương quan so sánh với những chuẩn mực nhất định [15].
Bài viết “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Thành phố Hồ Chí
Minh đáp ứng yêu cầu mới”của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đã hệ thống hóa
cơ sở lý luận về cán bộ công chức, chất lượng đội ngũ công chức, tiêu chí
đánh giá cụ thể về chất lượng đội ngũ công chức, quan điểm của chủ nghĩa
Mác-LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta trong công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. Bài viết đã nghiên cứu phân tích thực

trạng chất lượng đội ngũ công chức của thành phố trên các khía cạnh quy
hoạch cán bộ trẻ dài hạn, chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trẻ, công tác đào
tạo bồi dưỡng cán bộ, luân chuyển đánh giá cán bộ công chức và thực hiện
chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức. Tác giả cho rằng, đổi mới công
tác đánh giá cán bộ cần hướng tới việc mở rộng dân chủ nội bộ và trách
nhiệm cụ thể của người đứng đầu, người trực tiếp phân công, giao nhiệm vụ
cho cán bộ. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng công
tác quy hoạch cán bộ ở các cấp, kết hợp xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo,
quản lý, cán bộ chuyên môn; đổi mới quy trình giới thiệu cán bộ vào nguồn
quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, nhất là đối với cán bộ trẻ, cán bộ
nữ, cán bộ xuất thân từ công nhân [7].
3


“Công tác nhân tài từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là một nghiên
cứu đề cập đến công tác quy hoạch cán bộ dài hạn. Tác giả Nguyễn Thị Lan,
cho rằng, mục tiêu của Chương trình là phát hiện, thu hút cán bộ, công chức
trẻ có triển vọng, sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, luân chuyển
cán bộ về làm việc ở phường, xã, thị trấn để đào tạo toàn diện trong thực tiễn,
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; đồng thời tạo nguồn quy hoạch các
chức danh lãnh đạo, quản lý quận, huyện, sở, ngành thành phố. Ngoài những
kết quả nhất định từ Chương trình nêu trên thì bài viết cũng thẳng thắn nhìn
nhận rằng nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ phát triển ngày càng cao của thành phố; đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý trẻ chưa đáp ứng nhu cầu bố trí theo quy định của Trung ương [12].
Một số công trình nghiên cứu khác như: Nguyễn Tuyết Mai (2000):
“Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam” (Đề tài khoa học cấp
nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Lê Thị Hồng Điệp: “Phát triển nguồn
nhân lực ở Việt Nam theo hướng kinh tế tri thức” (Luận văn thạc sỹ kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội); Đinh Văn Bính: “Nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” (Luận văn
thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội); Lê Thị Ngân: “Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam” (Luận án tiến sỹ
kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005); Cao Quang
Xứng: “Tác động kinh tế tri thức đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nền kinh tế quốc dân Việt Nam” (Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008)…Các công trình này đã nghiên cứu
khái quát lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, các yếu tố cấu
thành và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu về nguồn lực lao động và đã đề
4


cập đến các chính sách phát triển nguồn nhân lực; tập trung xem xét vấn đề
phát triển nguồn nhân lực tầm vĩ mô hoặc gắn phát triển nguồn nhân lực với
giải quyết công ăn việc làm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế, hầu như
chưa có công trình riêng đi sâu nghiên cứu phân tích các chính sách phát
triển nguồn lực ngành văn hóa để đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách
phù hợp cho từng địa phương.
Vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Thực hiện chính sách phát triển
nhân lực ngành văn hóa từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài Luận
văn ngành chính sách công, với mong muốn đề xuất các giải pháp hoàn thiện
chính sách phát triển nhân lực văn hóa trên địa bàn thành phố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Bằng việc chỉ ra các căn cứ lý luận và thực tiễn về nhân lực ngành văn
hóa thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn
thiện chính sách phát triển nhân lực ngành văn hóa thành phố đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển
nguồn nhân lực ngành văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển nguồn
nhân lực ngành văn hóa từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh; chỉ rõ những kết
quả, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế;
- Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách phát
5


triển nguồn nhân lực ngành văn hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách
phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện chính
sách phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 2012 - 2017.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong luận văn là phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm chỉ đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Luận văn sử dụng cách tiếp cận liên ngành khoa học xã hội, phương
pháp phân tích chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách
công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh
giá chính sách công có sự tham gia của chủ thể chính sách áp dụng vào chính

sách phát triển nguồn nhân lực văn hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê để tập hợp các số liệu: số lượng nguồn nhân
lực ngành văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh, số lượng nguồn nhân lực chất
lượng cao được thu hút, được đào tạo, bồi dưỡng...
- Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng để hỗ trợ cho việc đánh
giá quá trình phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa ở thành phố Hồ Chí
Minh so với những nội dung và tiêu chí đã đề ra và so với quá trình phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao mà các quốc gia khác đã và đang thực hiện.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để phân tích, tổng
6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full













×