VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG SƠN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ
Y TẾ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG SƠN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ
Y TẾ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số:
8.34.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI HÀ
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả khảo sát được dẫn chứng trong luận văn là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu này chưa từng được ai công bố trong các
công trình nào khác.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
Chƣơng1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ .......................................................................................8
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách công ......................................................................8
1.2. Thực hiện chính sách quản lý trang thiết bị y tế .............................................19
1.3. Kinh nghiệm về chính sách quản lý trang thiết bị y tế ...................................27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ......................................33
2.1. Khái quát về tình hình quản lý trang thiết bị y tế ở Việt Nam hiện nay........33
2.2. Khái quát nội dung chính sách quản lý trang thiết bị y tế ở Việt Nam .........35
2.3. Tình hình thực hiện phân loại và cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................42
2.4. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách quản lý trang thiết bị y tế ..............54
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Ở VIỆT NAM..........60
3.1. Định hướng của chính sách quản lý trang thiết bị y tế ở Việt Nam ..............60
3.2. Cơ hội và thách thức đối với việc thực hiện chính sách quản lý trang thiết bị
y tế hiện nay .............................................................................................................61
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách quản lý trang thiết bị y tế ở
Việt Nam ..................................................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2 1. Đánh giá của doanh nghiệp về thực hiện phân loại và cấp giấy
phép nhập khẩu trang thiết bị y tế ................................................................... 43
Bảng 2 2. Mức độ chi tiết và rõ ràng của các văn bản hướng dẫn .................. 44
Bảng 2 3. Mức độ dễ dàng sử dụng của Cổng giao diện điện tử .................... 46
Bảng 2 4. Tốc độ xử lý của Cổng dịch vụ công trực tuyến ............................ 46
Bảng 2 5. Thủ tục hành chính về phân loại trang thiết bị y tế ........................ 48
Bảng 2 6. Mức độ hài lòng về việc thực hiện chính sách quản lý trang thiết bị
y tế ................................................................................................................... 53
Hinh 1.1. Sơ đồ quản lý trang thiết bị y tế theo vòng đời của sản phẩm ........ 29
Hinh 2.1. Giao diện của công thông tin một cửa Quốc gia ............................. 45
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành Y tế gồm 3 lực lượng quan trọng là Y - Dược - Trang thiết bị và
Công trình y tế. Ba lực lượng này phát triển đồng đều sẽ tạo nên sức mạnh
tổng hợp, phục vụ ngày càng tốt hơn cho chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân. Trong đó, Trang thiết bị và Công trình y tế giữ một vai trò hết sức quan
trọng, quyết định tới hiệu quả, chất lượng của công tác y tế.
Ðược sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, trong hơn hai mươi năm thực
hiện đổi mới vừa qua, Ngành Y tế đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các cơ
sở thuộc các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y dược học cổ truyền,
đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và trang
thiết bị y tế. Ðặc biệt các Trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh đã triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sử
dụng nhiều phương tiện hiện đại trong khám, chữa bệnh, góp phần nâng cao
chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân [12].
Từng bước đổi mới công tác quản lý, sắp xếp và tổ chức lại hệ thống
Công ty, Xí nghiệp thiết bị y tế, các Viện nghiên cứu và Trường đào tạo, bước
đầu lập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y
tế. Một số nhà máy, xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế đã được đầu tư chiều
sâu đổi mới công nghệ. Những trang thiết bị y tế thông thường, thiết bị nội
thất bệnh viện sản xuất trong nước đã được tăng cả về số lượng và chất lượng,
đáp ứng được nhu cầu của ngành Y tế và bước đầu xuất khẩu.
Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu như: chẩn đoán hình ảnh, xét
nghiệm sinh hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang thiết bị một số
thiết bị cơ bản: máy X-quang cao tần - tăng sáng truyền hình, máy siêu âm,
máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây
mê, máy thở, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân v.v.
Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện
vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe
nhân dân. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt trong
giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ
1
sức khỏe nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Trang thiết bị y tế là
một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công
tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và
chữa bệnh. Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị y tế cần được tăng cường đầu tư cả
về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
Tuy nhiên trang thiết bị y tế của Việt Nam hiện nay nhìn chung còn
thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Hầu hết trang
thiết bị y tế đang sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn,
bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều địa
phương không có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao. Trình độ của đội ngũ
cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất trang thiết bị hiện
có. Năng lực của cán bộ kỹ thuật trang thiết bị y tế chưa đáp ứng kịp những
đổi mới về kỹ thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực
chuyên sâu về kỹ thuật thiết bị y tế còn thấp so với yêu cầu. Nhiều bệnh viện
tỉnh chưa có phòng quản lý Vật tư - Thiết bị y tế.
Các xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế còn ít, chủng loại nghèo nàn,
chất lượng sản phẩm chưa cao. Hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu chưa
hoàn chỉnh, thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu cán bộ có nghiệp vụ thương mại
và trình độ kỹ thuật về trang thiết bị y tế.
Trong đó nguyên nhân rất quan trọng là các chính sách về quản lý trang
thiết bị y tế còn thiếu đồng bộ và chưa thực sự gắn với công tác quản lý của
các cơ quan quản lý nhà nước về y tế nên việc chọn đề tài “Thực hiện chính
sách quản lý trang thiết bị y tế ở Nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩ là rất
cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến chính sách quản lý trang thiết bị y tế, có thể kể ra một số
công trình nghiên cứu chính dưới đây.
Tác giả Bùi Việt Hùng [6] có nghiên cứu “Thực trạng công tác quản lý
trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn”. Trong nghiên cứu này
tác giả đưa ra những đánh giá sâu sắc về công tác quản lý trang thiết bị tại
2
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, đồng thời đưa ra một số kiến nghị để hoàn
thiện công tác này tại Bệnh Viện.
Tác giả Vũ Quang Hưng [8] có đề tài “Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Bắc Giang” nghiên cứu các vấn đề về quản lý các trang thiết
bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang; đánh giá thực trạng tình hình
quản lý trang thiết bị y tế; những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
đối với công tác quản lý trang thiết bị y tế; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý trang thiết bị y tế; Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý trang thiết bị
y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
Tác giả Trần Xuân Thắng [13] có nghiên cứu về “Hoàn thiện công tác
quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắc. Trên cơ sở
đánh giá thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
ĐắkLắk, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk trong thời gian tới.
Đồng thời tác giả nghiên cứu các vấn đề về quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk; đánh giá thực trạng tình hình quản lý trang thiết bị
y tế; những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản
lý trang thiết bị y tế; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trang thiết bị
y tế; Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk.
Nhìn chung, trên đây là những nghiên cứu ít ỏi về vấn đề quản lý trang
thiết bị y tế nói chung và trong các bệnh viện nói riêng. Các tác giả đã có
những nghiên cứu hết sức chắc chắn và chi tiết về công tác quản lý trang thiết
bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và đưa ra những giải pháp hoàn thiện công
tác này. Tuy nhiên phạm vi của các nghiên cứu chỉ dừng từng trường hợp cụ
thể là Bệnh viện đa khoa tỉnh chứ không phải ở phạm vi chính sách quản lý
trang thiết bị y tế.
3
Một nghiên cứu hiếm hoi về chính sách quản lý trang thiết bị y tế là của
Đặng Việt Hùng [7] với “Một số phân tích về đầu tư trang thiết bị y tế tại Việt
Nam và đề xuất tăng cường hiệu quả đầu tư”. Nghiên cứu này tập trung phân
tích một số nội dung. Trước hết là tình hình đầu tư trang thiết bị y tế trên thế
giới và Việt Nam. Tiếp theo tác giả tập trung phân tích những tồn tại và thách
thức trong đầu tư về trang thiết bị y tế tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế
trong việc tạo ra nền kinh tế thị trường; còn chưa đồng bộ và chưa đáp ứng
nhu cầu; năng lực sản xuất trang thiết bị y tế trong nước chưa cao, còn phụ
thuộc nước ngoài; hệ thống giá dịch vụ và chính sách bảo hiểm y tế chưa phù
hợp với điều kiện kinh tế thị trường; Còn tồn tại một số hạn chế về cơ chế
chậm được khắc phục; Hiệu quả đầu tư trang thiết bị chưa cao. Từ những
phân tích trên, tác giả tiến hành dự báo xu hướng đầu tư và đề xuất một số
biện pháp tăng cường hiệu qua đầu tư trang thiết bị y tế tại Việt Nam.
Nói cách khác, vấn đề chính sách quản lý trang thiết bị y tế ở Việt Nam
vẫn còn là một vấn đề mới chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm và vẫn
còn là khoảng trống trong nghiên cứu mà tác giả Luận văn muốn đi sâu vào
khai thác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là trên cơ sở hệ thống hoá những vấn
đề lý thuyết liên quan đến chính sách quản lý trang thiết bị y tế và phân tích
thực trạng thực hiện chính sách quản lý trang thiết bị y tế ở Việt Nam đề xuất
những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách quản
lý trang thiết bị y tế ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn thạc sĩ xác định một số
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết liên quan đến chính sách quản lý
trang thiết bị y tế;
4
- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách quản lý trang thiết bị y tế ở
Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện
chính sách quản lý trang thiết bị y tế ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thực hiện chính sách quản lý
trang thiết bị y tế ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Do chính sách quản lý trang thiết bị y
tế hết sức rộng lớn và bao quát, trong điều kiện hạn hẹp về thời gian và năng
lực nghiên cứu, học viên tập trung vào 02 nội dung:
Thực hiện nội dung phân loại trang thiết bị y tế.
Thực hiện nội dung cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế.
Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu số liệu thứ cấp là từ 2015
đến nay. Thời gian tiến hành phỏng vấn và khảo sát số liệu sơ cấp được tiến
hành từ tháng 12/2017 đến tháng 1/2018.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện đề tài này, học viên sử dụng trước hết là phương pháp thu
thập và phân tích tài liệu thứ cấp. Học viên lựa chọn một số nghiên cứu và bài
viết, số liệu được công bố bởi các cơ quan nhà nước, báo chí có liên quan đến
đề tài để đưa vào phân tích và luận giải.
Phương pháp thứ hai là phương pháp phỏng vấn sâu. Học viên sẽ lựa
chọn một số đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước, đơn vị sự nghiệp và
doanh nghiệp có liên quan đến quản lý trang thiết bị y tế để tiến hành phỏng
vấn sâu về việc thực hiện chính sách này.
5
Phương pháp thứ ba là phương pháp khảo sát xã hội học. Học viên lựa
chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất thống kê thuận tiện. Số phiếu mà
học viên khảo sát là 200 phiếu bao gồm các doanh nghiệp liên quan, các cán
bộ công chức nhà nước có liên quan và các cá nhân đang làm việc ở một số
đơn vị sự nghiệp có liên quan trên phạm vi cả nước. Số phiếu giành cho
doanh nghiệp là 70 phiếu. Số phiếu giành cho cán bộ công chức là 60 phiếu
và số phiếu giành cho cá nhân ở các đơn vị sự nghiệp là 70 phiếu. Số liệu thu
được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS.20.0.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài luận văn thạc sĩ không những đóng góp vế lý luận mà còn đóng
góp về thực tiễn.
Về mặt lý luận, Luận văn đóng góp vào kho tàng lý luận thực hiện chính
sách bằng việc nghiên cứu những vấn đề thực hiện chính sách gắn với một
lĩnh vực cụ thể là quản lý trang thiết bị y tế. Nói cách khác, Luận văn này góp
phần làm phong phú thêm lý luận về thực hiện chính sách công ở một lĩnh
vực cụ thể mà ít được các nhà nghiên cứu là lĩnh vực quản lý trang thiết bị y
tế.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận văn là những khuyến nghị
và giải pháp có giá trị giúp Chính phủ và Bộ Y tế hoàn thiện hơn chính sách
quản lý trang thiết bị y tế nói chung, phân loại trang thiết bị y tế và cấp giấy
phép lưu hành trang thiết bị y tế nói riêng. Đây còn là tài liệu tham khảo cho
hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về chính sách công và quản lý công.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn có kết cấu gồm ba Chương.
Chƣơng 1: trình bày những vấn đề chung về lý luận thực hiện chính
sách quản lý trang thiết bị y tế như khái niệm chính sách công và chính sách
quản lý trang thiết bị y tế; vai trò của chính sách quản lý trang thiết bị y tế;
khái niệm thực hiện chính sách và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
6
chính sách quản lý trang thiết bị y tế; vấn đề đánh giá chính sách quản lý
trang thiết bị y tế.
Chƣơng 2: Tập trung phân tích thực trạng thực hiện chính sách quản lý
trang thiết bị y tế. Cụ thể là làm rõ thực trạng phân loại và thực trạng cấp giấy
phép nhập khẩu trang thiết bị y tế. Chương này còn đánh giá những mặt được
và chưa được của việc thực hiện hai chính sách này. Đồng thời, Chương 2 còn
đưa ra những nguyên nhân của mặt hạn chế.
Chƣơng 3: Là một số giải pháp để cải thiện việc thực hiện chính sách
quản lý trang thiết bị y tế.
7
Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full