Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực hiện chính sách xây dựng gia đình văn hóa từ thực tiễn quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.34 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƢƠNG THỊ THÙY TRINH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VĂN HÓA TỪ THỰC TIỄN QUẬN BÌNH THẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƢƠNG THỊ THÙY TRINH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VĂN HÓA TỪ THỰC TIỄN QUẬN BÌNH THẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã Số : 8 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:


TS. TRẦN THỊ MINH THI

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi
lời cám ơn đến các giảng viên đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu
trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viên Khoa học Xã hội.
Tôi xin trân trọng cám ơn Tiến sĩ Trần Thị Minh Thi đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song
chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong nhận
được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô và bạn, đồng nghiệp để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn

Dƣơng Thị Thùy Trinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY
DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA ..................................................................... 14
1.1. Một số vấn đề cơ bản về xây dựng gia đình văn hóa ............................... 14
1.1.1. Khái niệm chính sách ........................................................................ 14
1.1.2. Khái niệm chính sách công ............................................................... 14

1.1.3. Khái niệm Văn hóa ............................................................................ 15
1.1.4. Khái niệm gia đình ............................................................................ 15
1.1.5. Khái niệm văn hóa gia đình .............................................................. 15
1.1.6. Khái niệm gia đình văn hóa .............................................................. 16
1.2. Các tiêu chuẩn công nhận Danh hiệu gia đình văn hóa ........................... 16
1.2.1. Các tiêu chuẩn chung ........................................................................ 16
1.2.2. Tiêu chuẩn Danh hiệu gia đình văn hóa ........................................... 17
1.2.3. Cách chấm điểm gia đình văn hóa .................................................... 18
1.2.4. Quy trình xét công nhận gia đình văn hóa ........................................ 18
1.2.5. Trình tự, thủ tục công nhận Danh hiệu gia đình văn hóa ................. 18
1.2.6. Hồ sơ công nhận gia đình văn hóa ................................................... 19
1.3. Vai trò của gia đình văn hóa trong sự phát triển của đất nước ................ 21
1.4. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng gia đình văn
hóa trong giai đoạn hiện nay ........................................................................... 22
1.5. Quản lý Nhà nước đối với xây dựng gia đình văn hóa ............................ 24
1.5.1. Khái niệm Quản lý nhà nước ............................................................ 24
1.5.2. Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa ........................................... 24
1.5.3. Khái niệm Quản lý nhà nước về gia đình ......................................... 24
1.5.4. Khái niệm về văn hóa gia đình ......................................................... 24


1.5.5. Sự cần thiết của quản lý Nhà mước trong việc thực hiện chính sách
xây dựng gia đình văn hóa .............................................................................. 25
1.6. Quy trình quản lý Nhà nước đối với vấn đế thực hiện chính sách xây
dựng gia đình văn hóa ..................................................................................... 26
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VĂN HÓA TỪ THỰC TIỄN QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN QUA .................................................... 33
2.1. Sơ lược về quận Bình Thạnh.................................................................... 33
2.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội .................................................................... 33

2.3. Đặc điểm đời sống của các hộ gia đình trên địa bàn quận Bình Thạnh ... 34
2.4. Thực trạng về công tác xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn quận trong
thời gian qua .................................................................................................... 39
2.4.1.Thực trạng về xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách xây
dựng gia đình văn hóa ..................................................................................... 39
2.4.3.Thực trạng về phân công, phối hợp thực hiện chính sách xây dựng gia
đình văn hóa .................................................................................................... 42
2.4.4.Thực trạng về điều chỉnh thực hiện chính sách xây dựng gia đình văn
hóa ................................................................................................................... 45
2.4.5.Thực trạng duy trì chính sách xây dựng gia đình văn hóa ................ 46
2.4.6. Thực trạng về theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
xây dựng gia đình văn hóa .............................................................................. 47
2.4.7.Thực trạng về đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện
chính sách xây dựng gia đình văn hóa. ........................................................... 47
2.5. Những kết quả đạt được trong công tác xây dựng gia đình văn hóa ở quận
Bình Thạnh ...................................................................................................... 48


Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC XÂY
DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH55
3.1. Quan điểm, phương hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác
thực hiện chính sách xây dựng gia đình văn hóa. ........................................... 55
3.1.1. Nhu cầu, mục tiêu và định hướng tăng cường thực hiện chính sách
xây dựng gia đình văn hóa .............................................................................. 55
3.1.2. Mục tiêu tăng cường thực hiện chính sách chính sách gia đình văn
hóa tại cơ sở .................................................................................................... 56
3.1.3. Định hướng tăng cường thực hiện chính sách chính sách gia đình
văn hóa tại cơ sở ............................................................................................. 57
3.2. Các giải pháp thực hiện chính sách gia đình văn hóa tại quận Bình

Thạnh ............................................................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1. Công tác tuyên truyền, vận động ...................................... 41
Biểu đồ 2.2: Số liệu gia đình văn hóa giai đoạn 2012-2017 ................ 49


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người ta thường nói gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan
trọng trong việc hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và
phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, tế bào ấy có
khỏe mạnh thì xã hội mới phát triển tốt đẹp. Nhận thức rõ được tầm quan
trọng của gia đình trong việc xây dựng con người, xây dựng xã hội mới, Đảng
và Nhà nước ta đã khẳng định xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ
trọng của dân tộc và của thời đại. Khi mặt trái của cơ chế thị trường cùng
những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài tràn vào, tác động đến con người thì
việc xây dựng gia đình văn hóa bền vững, hạnh phúc ngày càng trở nên cấp
bách hơn bao giờ hết.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã có từ những năm 60 của thế kỷ
20, đến nay đã lan rộng khắp cả nước. Từ thực thực tế cho thấy, việc xây
dựng gia đình văn hóa là một nội dung quyết định trong phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong
địa bàn dân cư. Mặc dù, qua nhiều thời kỳ phát triển, gia đình Việt Nam có
những cấu trúc và quan hệ thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn

tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự
phát triển của kinh tế, xã hội của đất nước. Sau hơn 20 năm thực hiện đường
lối đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu quyết định trong phát triển
kinh tế, xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi gia
đình. Kinh tế hộ gia đình thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự
tăng trưởng tổng thu nhập quốc dân hàng năm.
Tại quận Bình Thạnh việc thực hiện chính sách xây dựng gia đình văn
hóa đã từng bước phát huy được hiệu quả của phong trào. Nhiều cách làm
1


hay, mô hình, phong trào hoạt động hiệu quả đã thực sự thu hút đông đảo
Nhân dân tham gia và tạo được sự đồng thuận nhất trí cao trong đời sống xã
hội ở địa bàn dân cư. Tuy nhiên, do tính đặc thù của một quận lớn, dân cư
đông, chủ yếu là dân nhập cư nên kinh tế thu nhập của từng hộ gia đình
thường xuyên không ổn địn. Đây chính là một trong những nguyên nhân
chính làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách xây dựng gia đình
văn hóa tại quận Bình Thạnh. Bên cạnh đó, việc áp dụng các chính sách trong
đời sống thực tiễn đôi lúc vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả, số hộ gia đình
đạt chuẩn văn hóa còn mang tính hình thức và chỉ tiêu từ trên đưa xuống, quy
trình xét duyệt chưa chuẩn xác; chưa thực sự đúng người đúng việc, còn cả nể
và tiêu chuẩn công nhận gia đình văn hóa còn mang tính chung của cả nước,
mặc dù tại thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá riêng cho
24 quận, huyện trực thuộc, nhưng việc đánh giá thực hiện chính sách gia đình
văn hóa còn hạn chế nhất định. Do đó, để cuộc vận động xây dựng gia văn
hóa đạt kết quả chuẩn xác về chất lượng và số lượng thì chúng ta phải tìm
hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng trước những biến đổi của gia đình trong cuộc sống
hiện đại, từ đó đưa ra những nội dung, giải pháp, cụ thể, thiết thực.
Từ thực tiễn cho thấy, việc thực hiện chính sách xây dựng gia đình văn
hóa của quận đang đứng trước những khó khăn, thách thức vô cùng to lớn, đòi

hỏi cần có sự chung tay góp sức của các ngành, các cấp của quận, phường.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách xây
dựng gia đình văn hóa từ thực tiễn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí
Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề gia đình văn hóa
nói chung vẫn còn khá ít. Công trình nghiên cứu đề cập tới những vấn đề lý
luận và thực tiễn về gia đình, văn hóa gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, sự
2


biến đổi của gia đình và văn hóa của gia đình trong bối cảnh mới, những vấn
đề của gia đình Việt Nam, những vấn đề của gia đình Việt Nam từ truyền
thống đến hiện tại, cũng như những văn hóa của gia đình đối với sự phát triển
của cá nhân nói riêng và xã hội nói chung: Tác giả chỉ có thể nêu lên một số
công trình nghiên cứu trong nước có liên quan sau:
2.1. Nghiên cứu về tiêu chí gia đình văn hóa
Theo thống kê năm 2016 cho thấy, cả nước có gần 18,8 triệu hộ gia đình
chiếm 85,03 % trên tổng số hộ gia đình trên cả nước đạt danh hiệu gia đình
văn hóa. Gia đình văn hóa năm 2016 tăng 2% so với năm 2014 và tăng 9,03%
so với năm 2012 thì tỷ lệ gia đình văn hóa tăng theo từng năm. Một nghịch lý
cho thấy, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu gia đình và giới (Viện Hàn
lâm khoa học xã hội Việt Nam) thì chỉ có 29,5% số người được hỏi “biết rõ”
về các tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 55,2% “có nghe nói” nhưng không biết rõ
về các tiêu chuẩn và còn 15,2% trả lời “không biết”. Tỷ lệ người biết đến nội
dung, tiêu chuẩn của một gia đình văn hóa chưa cao phản ánh tình trạng rất ít
người dân quan tâm phong trào này. Mặc dù vậy, số hộ đạt danh hiệu gia đình
văn hóa vẫn tăng lên hàng năm nhưng điều đáng buồn là số người biết đến các
tiêu chí để công nhận gia đình văn hóa thì rất ít. Từ thực tế trên cho thấy, số
hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa chưa đúng với thực chất và ý nghĩa của nó.

2.2. Nghiên cứu về quản lý nhà nước về gia đình, thuận lợi và khó
khăn
Quản lý Nhà nước về gia đình thực chất là việc quản lý việc thực hiện
pháp luật, các chính sách, chương trình của Nhà nước có lên quan đến gia
đình. Các chính sách của Nhà nước đã tạo mọi điều kiện để gia đình có cuộc
sống ấm no, tự do, tiến bộ, hạnh phúc, từng bước đáp ứng được yêu cầu về
đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Công tác
quản lý Nhà nước đối với những hoạt gia đình trong cuộc sống hiện đại từng
3


bước phát huy được hiệu quả, nhiều chính sách an sinh xã hội và mô hình
hoạt động hỗ trợ những gia đình khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý gia đình của các cơ
quan quản lý Nhà nước vẫn còn một số hạn chế, khó khăn nhất định trong
việc tìm ra các giải pháp thực hiện căn cơ, hiệu quả như: tình trạng ly hôn,
bạo lực gia đình, bạo lực học đường, trẻ em bị bạo hành, xâm phạm tình dục,
nạn buôn bán trẻ em, tình trạng nạo phá thai, trẻ em vị thành niên phạm tội
vẫn ở mức đánh báo động, đặc biệt được thể hiện rõ qua các công trình, đề tài
nghiên cứu, bài viết sau:
- PGS. TS Lê Như Hoa (2001), Văn hóa gia đình với việc hình thành và
phát triển nhân cách trẻ em, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. Tác giả đã phân
tích vai trò của gia đình có ảnh hưởng trực tiếp trong việc hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ em. Từ thực tế giáo dục nước ta hiện nay, tác giả đưa
ra sự biến đổi nội dung giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay
dưới tác động của hội nhập quốc tế.
- Nguyễn Hữu Minh (2014), Gia đình Việt Nam trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh, của
Nguyễn Hữu Minh chủ biên, Nxb, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gia
đình Việt Nam được tiếp cận những nền văn hóa tiên tiến của thế giới, đồng

thời cũng đứng trước những thách thức, khó khăn của các trào lưu văn hóa
ngoại lai không phù hợp với truyền thống văn hóa của Việt Nam, từ đó nếu
chúng ta không biết chọn lọc những tinh hoa văn hóa sẽ làm ảnh hưởng trực
tiếp đến việc xây dựng gia đình văn hóa của nước ta.
- Võ Kim Hương (2013), Phân tích về bóc lột tình dục trẻ em vì mục
đích thương mai tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam. Tạp chí Viện
Nghiên cứu gia đình và giới (04), tr84-90. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bóc
lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại là vấn đề được quan tâm trên toàn
4


cầu, trong đó có Việt Nam. Để có cơ sở hoạch định chính sách đối với công
tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tác giả đề xuất các khuyến nghị với 5 chủ đề
chính về khung chính sách, sự phối hợp, hệ thống luật pháp, an sinh xã hội và
phòng ngừa nhằm bảo vệ trẻ em thoát khỏi nạn bóc lộ tình dục vì mục đích
thương mại. Mặc khác, là do sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện
truyền thông đại chúng cũng là một trong những nhân tố tác động trực tiếp
đến vấn đề nay. Vì vậy, đòi hòi gia đình, nhà trường và xã hội cần có những
hướng dẫn và nhận thức đúng đắn kịp thời để có thể hiểu rõ tâm tư tình cảm
của trẻ, giúp trẻ có cuộc sống lành mạnh và phát triển toàn diện về mọi mặt.
- Đặng Bích Thủy (2017), Vai trò của Nhà nước trong can thiệp và
phòng ngừa buôn bán trẻ em. Tạp chí Viện Nghiên cứu gia đình và giới (04),
tr79-87. Theo tác giả, để ngăn chặn và phòng ngừa buôn bán trẻ em cần có sự
tham gia của nhiều bên liên quan, bởi đây là hiện tượng xã hội rất phức tạp.
Do đó, Nhà nước cần giữa vai trò chính yếu cả trong lĩnh vực xây dựng pháp
luật, chính sách, chương trình bảo vệ trẻ em cũng như trong việc hợp tác quốc
tế, phối hợp với các bên liên quan trong can thiệp và phòng ngừa nạn buôn
bán trẻ em.
2.3. Nghiên cứu về chính sách gia đình, chính sách gia đình văn hóa
Có thể nói trong những năm gần đây, việc xây dựng chính sách gia đình,

chính sách gia đình văn hóa được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm
được thể hiện rõ trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng đã
nhấn mạnh: “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá
trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn
minh”. Để thấy được tầm quan trọng của gia đình trong quá trình hội nhập và
phát triển của đất nước, Thủ tướng Chính phủ dã ban hành Quyết định số
629/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 về phê duyệt chiến lược phát triển
gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
5


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×