Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tổ chức thực hiện văn bản hành chính ở phường từ thực tiễn thành phố đà nẵng ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ MINH HƯƠNG

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
VĂN BẢN HÀNH CHÍNH Ở PHƯỜNG
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ MINH HƯƠNG

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
VĂN BẢN HÀNH CHÍNH Ở PHƯỜNG
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã số : 838.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. LƯƠNG THANH CƯỜNG

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp
với các đề tài khác.
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Minh Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN VĂN BẢN HÀNH CHÍNH .......................................................... 6
1.1. Những vấn đề chung về văn bản hành chính .................................................. 6
1.2. Tổ chức thực hiện văn bản hành chính cá biệt .............................................. 16
1.3. Các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện văn bản hành chính cá biệt ....... 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN VĂN BẢN HÀNH
CHÍNH CÁ BIỆT PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG . 43
2.1. Hệ thống văn bản hành chính cá biệt ở phường thuộc thành phố Đà Nẵng
hiện nay ................................................................................................................ 43
2.2. Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện văn bản hành chính cá biệt ở phường
thuộc UBND thành phố Đà Nẵng ........................................................................ 45
2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện văn bản hành chính cá biệt ở phường
thuộc thành phố Đà Nẵng ..................................................................................... 62

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC THỰC
HIỆN VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CÁ BIỆT TỪ THỰC TIỄN CÁC
PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................. 69
3.1. Định hướng, giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện văn bản hành chính cá
biệt từ thực tiễn các phường thuộc thành phố Đà Nẵng....................................... 69
3.2. Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện văn bản hành chính cá biệt từ thực tiễn
các phường thuộc thành phố Đà Nẵng ................................................................. 69
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC VIẾT TẮT

ADPL

: Áp dụng pháp luật

HĐND : Hội đồng nhân dân
QPPL

: Quy phạm pháp luật

UBND : Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ


biểu đồ

Trang

Tình hình ban hành các Văn bản hành chính cá biệt của
2.1.

Chủ tịch UBND phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

44

từ năm 2012-2016
2.2.

2.3.

Kết quả thực hiện các văn bản hành chính cá biệt tại
UBND các phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo các văn bản hành
chính cá biệt của UBND phường TP. Đà Nẵng

56

60


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng
đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn. Để thực hiện thành công sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng thành phố Đà Nẵng và
nước Việt Nam với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh thì cần phải giải quyết nhiều vấn đề. Trong đó, quan trọng là phải đảm
bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo tiền đề cho quá trình hội nhập và toàn cầu
hoá. Đó là việc đề cao pháp luật, tôn trọng tính tối cao của pháp luật, tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Để đạt được những mục tiêu nói trên, một yêu cầu tiên quyết, quan trọng là xây
dựng một nền hành chính có hiệu lực. Có thể nói cải cách hành chính vừa là điều
kiện, vừa là đảm bảo khách quan cho thành công của sự phát triển kinh tế - xã
hội ở thành phố nói riêng và ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Trong dự thảo báo
cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương trình đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng cũng nhấn mạnh: “Cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính
nhà nước, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng
bước hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý Nhà nước trong cơ chế
kinh tế mới” (XI, 2016).
Có thể nói việc tổ chức thực hiện văn bản hành chính mà đặc biệt là các văn
bản hành chính cá biệt ở phường từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng là một trong
những nội dung cơ bản nhất trong việc thực hiện cải cách hành chính ở thành
phố Đà Nẵng. Bởi lẽ, tổ chức thực hiện văn bản hành chính cá biệt luôn gắn liền
chặt chẽ với sự quản lý điều hành công tác hành chính tại địa phương. Chính vì
thế vấn đề này luôn được coi là nội dung cơ bản của chiến lược Cải cách hành
chính trong giai đoạn hiện nay.
Thực trạng và giải pháp tổ chức thực hiện văn bản hành chính cá biệt ở các

1


phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong văn bản quy phạm pháp luật và bộ
thủ tục hành chính luôn là nội dung chủ yếu được sử dụng hàng ngày.
Trong những năm qua tại các phường trên điạ bàn thành phố Đà Nẵng,

công tác thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện văn bản hành chính cá biệt
nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Luật chính tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015 đã có những quy định liên quan đến thẩm quyền
ban hành và việc tổ chức thực hiện các văn bản hành chính cá biệt nhằm giải
quyết các công việc của cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên, qua triển khai
tổ chức thực hiện các văn bản quy định đã bộc lộ nhiều bất cập chưa thật sự đảm
bảo yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đời sống xã hội do bị hạn chế cả về phân cấp,
phân quyền và chất lượng của một văn bản hành chính.
Bên cạnh những kết quả đã làm tốt, vấn đề tổ chức thực hiện văn bản hành
chính cá biệt tại các phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn những khiếm
khuyết và yếu kém, dẫn đến tình trạng chất lượng và hiệu quả còn thấp; những
biểu hiện tiêu cực, gây phiền hà, nhũng nhiễu trong thực hiện nhiệm vụ công vụ
của một số cán bộ công chức vẫn còn; công tác quản lý hành chính đôi khi chưa
nghiêm, chưa tuân thủ pháp luật, pháp luật chưa được thực hiện nghiêm túc...
nên đã phần nào ảnh hưởng đến mục tiêu cải cách hành chính, chưa đáp ứng tốt
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Mặt khác, trên thực tế, vấn đề tổ
chức thực hiện văn bản hành chính cá biệt chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
nghiên cứu, đánh giá một cách bài bản, khoa học, kết hợp giữa lý luận và thực
tiễn để tổng kết, rút kinh nghiệm, cũng như đề ra phương hướng, giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng công tác này.
Chính vì lí do đó, tôi chọn đề tài “Tổ chức thực hiện văn bản hành chính ở
phường từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn Thạc sỹ của mình. Kết quả
của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện hơn kho tàng lí luận về thực hiện các văn bản
hành chính cá biệt ở phường từ thực tế thành phố Đà Nẵng ngày càng thiết thực và
tổ chức triển khai nhiệm vụ đạt hiệu quả hơn.

2


2. Tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính hoặc
việc thực hiện pháp luật cụ thể tại các địa phương cụ thể nào đó như: Tổ chức
thực hiện giáo dục pháp luật cho sinh viên trong trường Cao đẳng nghề từ thực
tiễn tỉnh Đăk Lăk (Trần Thị Cẩm Linh, 2016, Luận văn thạc sĩ), tổ chức thi hành
pháp luật từ yêu cầu của thực tiến đến việc hoàn thiện quy định về tổ chức thi
hành pháp luật trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (TS. Nguyễn
Ngọc Vũ, Dự án phát triển lập pháp quốc gia), Bàn về tổ chức thực hiện pháp
luật (Tạ Thị Minh Lý, 2011, bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp)… Tuy
nhiên, các công trình trên chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi đối tượng có
nghiên cứu rộng hơn, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách riêng lẻ, trực
tiếp và cụ thể về vấn đề tổ chức thực hiện văn bản hành chính cá biệt tại các
phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng một cách cập nhật nhất (tính đến thời
điểm hiện nay).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
tổ chức thực hiện văn bản hành chính cá biệt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp tổ chức thực hiện văn bản hành chính là một đề tài
rất rộng do văn bản hành chính có nhiều loại bao gồm văn bản hành chính cá biệt
và văn bản hành chính thông thường, số lượng các văn bản được ban hành cũng
rất nhiều, các số liệu thu thập được rất đa dạng và từ nhiều nguồn khác nhau nên
việc xử lí số liệu mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài
chủ yếu tập trung phân tích thực trạng làm rõ việc tổ chức thực hiện văn bản
hành chính cá biệt và hiệu quả tiến hành các giải pháp thúc đẩy việc tổ chức thực
hiện văn bản hành chính cá biệt tại các phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3



trong giai đoạn 2012- 2016. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện văn bản hành chính cá biệt tại các
phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
4. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
4.1. Mục đích của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những đặc trưng, yêu cầu cơ
bản của việc tổ chức thực hiện văn bản hành chính cá biệt, đánh giá ưu điểm,
khuyết điểm quá trình tổ chức thực hiện tại các phường trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo đảm tổ chức thực hiện
văn bản hành chính cá biệt tại các phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong
giai đoạn hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ của luận văn
Hệ thống hóa, phân tích và làm rõ thêm lý luận về việc tổ chức thực hiện
văn bản hành chính cá biệt.
Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện văn bản hành chính cá biệt tại các
phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chỉ ra kết quả đã làm được, những hạn
chế, xác định nguyên nhân của những kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu
sót từ đó có đánh giá, nhận xét, cùng với những quan điểm chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước, luận văn bước đầu xây dựng các giải pháp nhằm góp phần bảo
đảm việc tổ chức thực hiện văn bản hành chính cá biệt nói riêng và tổ chức
thực hiện pháp luật nói chung ở các xã thành phố Đà Nẵng hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Về phương pháp luận
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật.
5.2. Phương pháp cụ thể
Tác giả luận văn coi trọng phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống,

4



phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để chọn lọc tri thức khoa học kết hợp
với việc xem xét các hoạt động thực tiễn tại các phường trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng (nơi tác giả đang công tác) để hoàn thành luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần bổ sung, làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức thực
hiện văn bản hành hính cá biệt hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các nghiên cứu của đề tài này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo tại
các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học.
Một số kiến nghị và giải pháp của đề tài có tác dụng tham khảo đối với
UBND các phường trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản hành
chính cá biệt, làm gì và làm thế nào để đổi mới nâng cao công tác tổ chức
thực hiện văn bản hành chính cá biệt tại các phường nói chung và các phường
tại thành phố Đà Nẵng nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận, pháp lý về tổ chức thực hiện văn bản hành
chính cá biệt.
Chương 2. Thực trạng tổ chức thực hiện văn bản hành chính ở phường trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Định hướng, giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện văn bản hành
chính cá biệt từ thực tiễn ở phường thành phố Đà Nẵng.

5



CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
1.1. Những vấn đề chung về văn bản hành chính
1.1.1. Khái niệm văn bản hành chính
Giao tiếp có thể được con người thực hiện bằng nhiều phương tiện khác
nhau. Trong đó, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể diễn ra dưới hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ
viết hoặc hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ nói. Sản phẩm của quá trình giao
tiếp bằng ngôn ngữ nói được gọi là diễn ngôn, còn sản phẩm của quá trình giao
tiếp bằng chữ viết chính là văn bản.
Theo nghĩa rộng: Văn bản vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện của hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở dạng viết, thường là tập hợp của các câu, có tính
trọn vẹn về nội dung, tính hoàn chỉnh về hình thức, có tính chặt chẽ và hướng tới
một mục tiêu giao tiếp nhất định. Theo nghĩa hẹp: Văn bản là khái niệm chỉ công
văn, giấy tờ hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Văn bản được
chế tạo trên nhiều chất liệu: đá, da, lá, gỗ, đồng, thẻ tre, lụa giấy, đĩa CD...
Văn bản có thể hiểu một cách khái quát là phương tiện để ghi tin và truyền
đạt thông tin bằng ngôn ngữ nhằm thực hiện mục đích giao tiếp nhất định. Trong
hoạt động giao tiếp, văn bản được sản sinh dưới sự chi phối của các nhân tố giao
tiếp: nhân vật giao tiếp (hay chủ thể và đối tượng giao tiếp); nội dung giao tiếp;
hoàn cảnh giao tiếp; mục đích giao tiếp; cách thức giao tiếp và phương tiện giao
tiếp. Sự phân loại văn bản có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Nhìn chung
có thể hình dung 2 nhóm văn bản lớn được phân theo tính chất quyền lực nhà
nước và không mang tính chất quyền lực nhà nước như sau:
- Văn bản không mang tính quyền lực nhà nước: Đây là nhóm văn bản lớn,
được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các văn bản này rất đa

6



Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×