Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thực hiện chính sách đối với người có công từ thực tiễn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.65 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TUẤN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG TỪ THỰC TIỄN
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TUẤN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG TỪ THỰC TIỄN
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số
: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ TRỌNG LÂM

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến Ban Giám
đốc, các Khoa, Phòng và các thầy, cô giáo Học viện Khoa học xã hội đã
nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ Chính sách công. Tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Trọng Lâm người đã trực tiếp hướng dẫn, định
hướng chuyên môn và dành thời gian, tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành
Luận văn này.
Bên cạnh đó ,tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Thị ủy - Ủy ban nhân
dân thị xã, Phòng Lao động - Thương binh và xã hội thị xã Điện Bàn cùng
các cơ quan có liên quan … đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của
các thầy, cô giáo và bạn bè.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Văn Tuấn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Văn Tuấn, học viên lớp Thạc sỹ Chính sách công

khóa VII, đợt 1, niên khóa 2016 - 2018 tại Học viện Khoa học xã hội, cơ
sở tại thành phố Đà Nẵng.
Qua 2 năm học tập và nghiên cứu tại Học viện và được PGS.TS. Vũ
Trọng Lâm hướng dẫn khoa học, tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu do tôi thực hiện, các số liệu, kết quả thể hiện trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu
khác.

Học viên

Nguyễn Văn Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
NGƢỜI CÓ CÔNG ................................................................................................... 8
1.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan .................................................................. 8
1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách đối với người có
công .......................................................................................................................... 15
1.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công ........................... 16
1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với việc tổ chức thực hiện chính sách đối với
người có công ............................................................................................................ 21
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người
có công ...................................................................................................................... 23
1.6. Tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách đối với người có công....................... 27
CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI
CÓ CÔNG TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM ............................. 29
2.1. Thực trạng người có công tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ...................... 29
2.2. Kết quả thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Điện

Bàn, tỉnh Quảng Nam ................................................................................................ 31
2.3. Kết quả thực hiện chính sách đối với người có công tại thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam ............................................................................................................... 38
2.4. Đánh giá chung về thực hiện chính sách đối với người có công tại thị xã
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ....................................................................................... 57
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG TẠI THỊ XÃ
ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM ......................................................................... 65
3.1. Dự báo những tác động, ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người
có công ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới .............................. 65
3.2. Định hướng về thực hiện chính sách đối với người có công ........................ 65
3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có
công ........................................................................................................................... 71
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BMVNAH

: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CĐHH

: Chất độc hóa học


CBB

: Cựu chiến binh

GĐCM

: Gia đình cách mạng

HĐCM

: Hoạt động cách mạng

HĐKC

: Hoạt động kháng chiến

HĐND

: Hội đồng nhân dân

LĐ-TB&XH

: Lao động – Thương binh & Xã hội

LHPN

: Liên hiệp phụ nữ

NCC


: Người có công

TBLS

: Thương binh liệt sĩ

TKN

: Tiền khởi nghĩa

UBMTTQVN

: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng số liệu người có công phân bổ theo địa bàn xã, phường .................30
Bảng 2.2. Số lượng người có công được xác nhận trên địa bàn thị xã Điện Bàn đến
thời điểm tháng 12 năm 2017 ....................................................................................38
Bảng 2.3. Số lượng người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng trên địa bàn thị
xã Điện Bàn ...............................................................................................................40
Bảng 2.4. Số liệu cấp thẻ BHXH cho các đối tượng chính sách qua các năm .........42
Bảng 2.5. Số lượng người có công và thân nhân được điều dưỡng, phục hồi sức
khỏe trên địa bàn thị xã Điện Bàn từ năm 2012 - 2017 ............................................43
Bảng 2.6. Số lượng con em người có công được hỗ trợ về học phí từ năm 2012 –

2017 ...........................................................................................................................44
Bảng 2.7. Số liệu về sửa chữa, xây mới nhà cho người có công từ năm 2012 -2017
...................................................................................................................................45
Bảng 2.8. Số liệu kinh phí tu bổ, nâng cấp xây mới nghĩa trang liệt sỹ thị xã Điện
Bàn và các xã, phường từ 2012 - 2017 .....................................................................46
Bảng 2.9. Số liệu về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ .................................48
Bảng 2.10. Số liệu vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa và chăm sóc phụng dưỡng
BMVNAH từ năm 2012 - 2017 ................................................................................49
Bảng 2.11. Kết quả tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có
công trên địa bàn thị xã Điện Bàn .............................................................................56


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hoạt động thắp nến tri ân tại Nghĩa trang Liệt sỹ thị xã Điện Bàn ...........50
Hình 2.2. Hoạt động tặng quà cho các gia đình có công nhân kỷ niệm 70 năm
ngày thương binh liệt sỹ và thắp nến tri ân của Tuổi trẻ thị xã Điện Bàn ................53
Hình 2.3. Hoạt động hành quân về nguồn của Hội cựu chiến binh, Hội tù yêu
nước, BCH Quân sự và Đoàn thanh niên thị xã Điện Bàn........................................54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, lớp lớp các thế hệ tiếp
nối nhau đã anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc,
nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Trong các cuộc chiến tranh ấy, có biết bao nhiêu người đã ngã xuống “Máu đỏ
nhuộm thắm đất nâu cho màu xanh trỗi dậy”; biết bao bà mẹ đã “Ba lần tiễn con đi,
hai lần khóc thầm lặng lẽ...”, để rồi mẹ phải sống trong cảnh cô đơn, góa phụ. Có
những người đã mất đi một phần thân thể của mình, trở thành thương tật vĩnh viễn
hoặc mang trong mình di chứng suốt đời.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau chiến tranh vẫn còn đó. Những người
thân của họ đã không những phải chịu nỗi đau về tinh thần không gì bù đắp nổi, mà
còn phải đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Vì vậy, cần phải có
những chủ trương, chính sách thỏa đáng và sự chung tay, góp sức của toàn xã hội
thì mới có thể phần nào bù đắp và xoa dịu những nỗi đau mà bản thân, gia đình và
người thân của họ phải gánh chịu.
Để ghi nhớ và đền đáp lại công ơn những người đã có công với nước; nối
tiếp và phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc;
trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách,
huy động nhiều nguồn lực để thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công
(NCC). Nhà nước phân bổ nguồn ngân sách hàng năm dành cho các đối tượng
chính sách, NCC rất lớn để thực hiện các chế độ trợ cấp ưu đãi như: trợ cấp thường
xuyên hàng tháng; sửa chữa, xây mới nhà ở; đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; hỗ
trợ phương tiện sinh kế... nhờ đó, đã góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho những NCC.
Việc ban hành chính sách đối với NCC là chủ trương hoàn toàn đúng đắn,
kịp thời của Đảng và Nhà nước, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có ý
nghĩa rất lớn về mặt chính trị, xã hội. Thực hiện chính sách đối với NCC là thể hiện
tinh thần trách nhiệm của Đảng và Nhà nước nhằm xoa dịu và bù đắp phần nào
1


những những công lao và mất mát to lớn đối với những người đã có công lao đóng
góp đối với đất nước.
Điện Bàn là thị xã có truyền thống cách mạng kiên cường, có phong trào
kháng chiến mạnh của tỉnh Quảng Nam và của Khu V. Vì vậy, nhằm bảo vệ căn cứ
liên hợp quân sự Đà Nẵng, Mỹ - ngụy thường xuyên tiến hành đánh chiếm, “bình
định” Điện Bàn, dùng các thủ đoạn chiến tranh tàn bạo nhất nhằm hủy diệt môi
trường sống, giành giật từng tấc đất, từng người dân. Trong hoàn cảnh đó, Đảng bộ
và nhân dân thị xã Điện Bàn đã kiên cường trụ bám với tinh thần “Một tấc không đi,

một li không rời”, thực hiện phương châm “Đảng bám dân, dân bám đất, bộ đội và
du kích bám địch”. Có thể nói, cán bộ, đảng viên Điện Bàn sống trong lòng dân,
sống trong lòng đất để chiến đấu giữ đất, giữ dân, tiến tới tổng tiến công và nổi dậy
giải phóng toàn thị xã vào ngày 29-3-1975, góp phần giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối.
Sau chiến tranh, Điện Bàn là thị xã có số lượng đối tượng chính sách, NCC
nhiều nhất tỉnh Quảng Nam. Qua các cuộc kháng chiến, Điện Bàn có 18.920 liệt sỹ,
2.553 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (BMVNAH), trong đó, có 556 Bà mẹ được phong
tặng và 1.997 Bà mẹ được truy tặng danh hiệu BMVNAH; hơn 7.000 thương binh,
bệnh binh, gần 5.000 người hoạt động cách mạng bị địch bắt, tù đày, tra tấn; 61 cá
nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân; hiện có hơn 10.000 đối tượng đang hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Trong những năm qua, thị xã Điện Bàn đã triển khai, tổ chức thực hiện
nghiêm túc và hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
NCC. Ngoài những chính sách ưu đãi của Trung ương và tỉnh Quảng Nam, thị xã
Điện Bàn đã huy động cả hệ thống chính trị từ thị xã đến các xã, phường và các tổ
chức, cá nhân tham gia tích cực vào việc thực hiện chính sách đối với NCC bằng
những việc làm cụ thể như: vận động các quỹ tổ chức cho vay vòng vốn sản xuất
phát triển kinh tế; tham gia huy động, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa; tìm kiếm,
quy tập mộ liệt sỹ; thắp nến tri ân; thường xuyên chăm sóc, phụng dưỡng các
BMVNAH; tổ chức hành quân về nguồn; mời những nhân chứng sống tổ chức kể
chuyện về những tấm gương anh hùng liệt sỹ, những trận đánh lớn của quân và dân
2


Điện Bàn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Từ những việc làm
thiết thực, cụ thể nêu trên, đã tác động một cách tích cực, trực tiếp đến các đối
tượng, đã giúp cho các đối tượng chính sách ổn định cuộc sống, tiếp tục củng cố
niềm tin của các đối tượng chính sách đối với Đảng và Nhà Nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế như:

Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách chưa được thực hiện rộng rãi trong nhân
dân. Nhận thức của một số người dân về chính sách chưa đầy đủ, nên còn nhiều
thắc mắc về chính sách. Một số văn bản hướng dẫn chậm, thiếu đồng bộ hoặc chưa
rõ ràng. Thủ tục xét công nhận còn rườm rà, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các đối
tượng chính sách, NCC. Chế độ trợ cấp chậm được bổ sung, điều chính, chưa đáp
ứng được nhu cầu cho các đối tượng. Việc triển khai thực hiện có nơi còn chủ quan,
thiếu chặt chẽ trong quá trình xét duyệt, thẩm định nên việc xác định đối tượng
được hưởng còn chưa đúng; thậm chí sót đối tượng hoặc có một số trường hợp cố
tình khai man, làm sai, sót hồ sơ, chưa được xử lý dứt điểm dẫn tình trạng đến khiếu
nại, khiếu kiện; một số cán bộ Lao động - thương binh và xã hội ở các xã, phường
còn lạm dụng những kẻ hở trong quản lý để chiếm dụng tiền trợ cấp của các đối
tượng chính sách, NCC,... Những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính
sách, nếu không có những giải pháp kịp thời để khắc phục, hoàn thiện, sẽ ảnh
hưởng đến chủ trương và chính sách rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đối
với người có công từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn
thạc sỹ chính sách công, với mong muốn thông qua việc đánh giá, phân tích những
thành tựu, cũng như những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đối
với NCC tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với NCC trong cả nước nói chung và thị
xã Điện Bàn nói riêng.

2. Tình hình nghiên c u đề tài
Chính sách đối với NCC luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm,
đã được thể hiện một cách cụ thể trong Hiến pháp và trong hệ thống các văn bản
pháp luật. Đây là lĩnh vực được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Trong quá trình
3


thực hiện đề tài, tác giả đã có điều kiện tiếp cận một số công trình nghiên cứu và bài

viết như sau:
- Nguyễn Đình Liêu (1996), Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học: “Hoàn
thiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở Việt Nam - Lý luận và thực
tiễn”. Tác giả luận án cho rằng: pháp lệnh ưu đãi người có công là hệ thống những
qui phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ
chức và thực hiện chế độ chính sách ưu đãi người có công trên các lĩnh vực đời
sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
- Nguyễn Văn Thành (1994), Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Đổi mới chính sách
kinh tế - xã hội đối với người có công ở Việt Nam”. Trong luận án tác giả đã đề
xuất 5 phương hướng đổi mới chính sách kinh tế - xã hội và 3 biện pháp chủ yếu
nhằm đổi mới chính sách đối với người có công ở Việt Nam.
- Phạm Thị Hải Chuyền (2015), “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người
có công với nước hiện nay, định hướng đến năm 2020”, Tạp chí Cộng sản, số 837. Để
khắc phục những vấn đề bất hợp lý còn tồn tại, bảo đảm tính thống nhất của chính
sách và quá trình tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng
tác giải đã đề xuất 7 nội dung quan trọng để tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi
người có công đến năm 2020.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả:
- Đỗ Thị Hồng Hà (2011), Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công: “Quản
lý nhà nước về ưu đãi người có công ở Việt Nam hiện nay”.
- Nguyễn Văn Vân (2016), Luận văn Thạc sĩ chính sách công: “Thực hiện chính
sách đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn thị xã Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng”.
- Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009), Luận văn Thạc sĩ luật học: “Hoàn thiện
pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam”.
- Đỗ Thị Dung (2010), “Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội và một số kiến
nghị”, Tạp chí luật học, số 8.
- Hồng Vinh (2012), “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, Tạp chí
Tuyên giáo số 7.
4



- Nguyễn Duy Kiên (2012), “Chính sách đối với người có công - trách nhiệm
của toàn xã hội”, Tạp chí Tuyên giáo số 7.
Các công trình nghiên cứu, bài viết trên đã đề cập đến nhiều góc độ, khía
cạnh khác nhau với mục đích, quy mô và phạm vi khác nhau, nhưng đa số những
công trình nghiên cứu mang tính tổng quát với phạm vi rộng, quy mô toàn quốc;
chưa đánh giá sát thực trạng ở từng địa phương; chưa nêu cụ thể đâu là nguyên nhân
của những bất cập, hạn chế của quy định chính sách đối với NCC đang thực hiện.
Thực tiễn ở mỗi địa phương có những cách tổ chức thực hiện chính sách khác nhau,
mang lại hiệu quả khác nhau; nên việc nghiên cứu việc thực hiện chính sách ở địa
phương này không thể đại diện cho địa phương khác được. Cho tới nay, chưa có
công trình nào nghiên cứu về thực hiện chính sách đối với người có công tại thị xã
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên c u
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện
chính sách đối với người có công từ thực tiễn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam,
luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với
NCC trong cả nước nói chung và thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận bao gồm ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng;
quy trình các bước; yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính
sách đối với NCC.
Thứ hai, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình; đặc biệt là phương
pháp, cách thức thực hiện; nêu rõ những thành tựu, kết quả đạt được so với mục tiêu đề
ra và những hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công
ở thị xã Điện Bàn trong giai đoạn 2012 - 2017.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách trên

địa bàn thị xã Điện Bàn và kiến nghị các nội dung nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả thực hiện chính sách đối với NCC trong cả nước nói chung và thị xã Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam nói riêng.
5


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên c u
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu việc tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC thuộc các
nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có
công trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với người có công trên
địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2012 - 2017.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên c u
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
về chính sách xã hội nói chung và chính sách đối với người có công nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp định tính được sử dụng trong quá trình thực hiện luận
văn như:
- Phương pháp lịch sử: Sử dụng các dữ liệu ghi chép sử học phục vụ cho việc
nghiên cứu lịch sử của quá trình chính sách công, chính sách đối với NCC; giới
thiệu về con người, sự kiện của Điện Bàn qua các thời kỳ. Phương pháp này được
sử dụng ở phần Mở đầu, Chương 1, Chương 2 của luận văn.
- Phương pháp định tính: Thu thập dữ liệu mô tả và phân tích đặc điểm,
thông tin toàn diện về các điều kiện kinh tế, xã hội của thị xã Điện Bàn phục vụ
cho quá trình nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng ở phần mở đầu,
Chương 1, Chương 2 của luận văn.

- Sử dụng một số các phương pháp khác như: Phương pháp thu thập thông
tin; phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp thống kê; phương pháp chuyên
gia; phương pháp khảo cứu tài liệu để tổng hợp, lượng hóa, đo lường các số liệu,
thông tin một cách chính xác, khách quan nhằm phân tích, đánh giá phục vụ cho
suốt quá trình nghiên cứu luận văn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý n ghĩa lý luận: Đóng góp bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về
6


chính sách chuyên ngành là chính sách đối với người có công ở nước ta hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng tình hình
thực hiện chính sách đối với NCC; nhằm tiếp tục duy trì, phát huy những ưu điểm,
cách làm mới, hay mang lại hiệu quả thiết thực; đồng thời khắc phục những bất cập,
hạn chế, đề ra các giải pháp để tổ chức thực hiện tốt hơn chính sách đối với NCC trên
địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
cấu trúc trong ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đối với người có
công.
Chương 2. Thực tiễn thực hiện chính sách đối với người có công tại thị xã Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính
sách đối với người có công tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

7



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI
CÓ CÔNG
1.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.1.1. Các khái niệm
Chính sách đối với NCC là một bộ phận của hệ thống chính sách xã hội mà
cụ thể là chính sách bảo đảm xã hội. Chính sách bảo đảm xã hội (hay còn gọi là an
toàn xã hội - an sinh xã hội) là sự bảo vệ của Nhà nước, của xã hội đối với các thành
viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công. Trong hệ thống chính sách an
sinh xã hội ở nước ta, gồm có ưu đãi xã hội đối với những NCC với đất nước; bảo hiểm
xã hội đối với người lao động trong các thành phần kinh tế; cứu trợ xã hội đối với
những người không may bị rủi ro, khó khăn hoặc hiểm nghèo. Như vậy, có thể thấy bảo
đảm xã hội là sự bảo vệ, giúp đỡ của Nhà nước, của cộng đồng đối với mọi thành viên
của mình, trong đó có người có công.
Tuy nhiên, chính sách ưu đãi xã hội không chỉ là sự bảo vệ, sự giúp đỡ mà
còn là sự thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng đối với một
bộ phận dân cư đặc biệt - những người có công. Chính vì vậy, chính sách ưu đãi xã
hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong chính sách xã hội nói riêng và trong hệ thống
chính sách bảo đảm xã hội nói chung.
Chính sách đối với người có công là phương tiện, công cụ quản lý có hiệu
lực mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần trong lĩnh vực ưu đãi xã hội đối với
NCC. Chính sách đối với NCC được ban hành thể hiện chính sách “Đền ơn đáp
nghĩa”, là thực hiện nghĩa vụ công dân và công bằng xã hội, đây không phải là sự
“đền bù”, bởi lẽ sự hy sinh của NCC là cao quý, vì đại nghĩa, bằng xương máu, bằng tài
sản và tính mạng thì không gì có thể so sánh được, không gì có thể đền bù được. Sự
“Đền ơn đáp nghĩa” không chỉ là vật chất thuần túy mà còn là đạo lý, truyền thống nhân
văn của dân tộc Việt Nam, là lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của nhiều thế hệ hôm nay
và mai sau đối với NCC.
Từ quan niệm nêu trên, chúng ta có thể định nghĩa về chính sách đối với

8


người có công như sau: “Chính sách đối với người có công là tập hợp các quyết
định chính trị - pháp lý có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu giải pháp và công cụ
chính sách để giải quyết các vấn đề của người có công nhằm tôn vinh, ưu đãi, chăm
sóc, nuôi dưỡng theo mục tiêu tổng thể của chính sách đã được xác định”.
1.1.2. Các thuật ngữ
“Uống nước nhớ nguồn”,“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống hết sức tốt
đẹp và quý báu của dân tộc Việt Nam chúng ta, việc tri ân, biết ơn đối với NCC khai
phá, mở mang bờ cõi, chống chọi với thiên tai khắc nghiệt và chống giặc ngoại xâm đã
được người Việt chúng ta thực hiện từ rất lâu trong lịch sử. Để ghi nhận và biết ơn đối
với những người có công lập nước, khai phá đất đai, giúp dân giữ làng, những tấm
gương hy sinh vì nước chống giặc ngoại xâm; Nhân dân ta đã tự phát vận động đóng
góp tiền của xây dựng Đền thờ, Lăng, Miếu, Đình làng… và thường xuyên thờ cúng.
Đạo lý tôn thờ, hậu đãi NCC với đất nước đã được kế thừa và phát huy trong
thời đại Hồ Chí Minh và là nền tảng sức mạnh để đất nước ta “Nở hoa độc lập, kết
trái tự do”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dù bận trăm công, nghìn việc, nhưng
người vẫn nhớ đến các gia đình thương binh, liệt sĩ và giành nhiều tình cảm và
quan tâm đến gia đình họ; cũng chính Người đã khởi xướng và nêu lên những quan
điểm cơ bản về ưu đãi NCC và hình thành chính sách ưu đãi thương binh, bệnh
binh, gia đình liệt sỹ. Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 10-3-1946, Người
viết: “Tôi kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các
đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải
là uổng ...” [30]. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, có biết
bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước, Bác
Hồ đã ra thông báo gửi đến các gia đình liệt sĩ xin được nhận con của các liệt sĩ
làm con nuôi của mình. Trong thời điểm đất nước gặp muôn vàn khó khăn, vất vả
trăm bề ấy, Người luôn kêu gọi đồng bào phải biết ơn, nhường cơm, xẻ áo, giúp đỡ
những gia đình và thân nhân liệt sĩ; Người thường gửi quà, thậm chí cả những

khoản lương tháng ít ỏi của mình để giúp đỡ những thương binh và gia đình liệt sĩ.
Đồng thời, để có cơ sở thực hiện chế độ, chính sách đối với NCC, ngày 16-021947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng
9


thương tật và tiền tuất tử sĩ”. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên thể hiện chính sách
của Nhà nước đối với NCC trong công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc; sau
đó được bổ sung bằng Sắc lệnh số 242/SL ngày 12-10-1948, “Quy định tiêu chuẩn
xác nhận thương binh, truy tặng tử sỹ”, thực hiện chế độ “Lương hưu thương tật”
đối với thương binh, chế độ “Tiền tuất” đối với gia đình liệt sỹ.
Ngay sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất (30-4-1975), bước vào thời
kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn
xác định công tác thương binh, liệt sĩ và NCC là một trong những vấn đề cần quan
tâm hàng đầu của đất nước; đã có nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật
quy định chế độ ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, NCC giúp đỡ
cách mạng, bắt đầu từ Chỉ thị số 223/CT-TW ngày 08-7-1975 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng xác định yêu cầu nhiệm vụ của công tác thương binh, liệt sỹ sau chiến
tranh; Văn kiện các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII của Đảng trong
thời kỳ đổi mới của đất nước đã coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện
các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế và quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và NCC vừa là
trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của nhân dân.
Vấn đề ưu đãi người và gia đình có công đã trở thành nguyên tắc hiến định
và được ghi nhận trang trọng ở Chương V, Điều 67 của Hiến pháp năm 1992:
“Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của
Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc
làm phù hợp với sức khoẻ và đời sống ổn định. Những người và gia đình có công
với nước được khen thưởng, chăm sóc”. Nguyên tắc này đã được thể chế trong Pháp
lệnh về “Ưu đãi người HĐCM, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh,
người HĐKC, NCC giúp đỡ cách mạng” do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành

ngày 29-8-1994; Pháp lệnh “Ưu đãi người có công cách mạng” số 26/2005/PLUBTVQH11 do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 29-6-2005 và được sửa
đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH ngày 16-7-2012 “Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng” và hàng loạt
các văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện. Đây là một
10


bước tiến dài, từng bước hoàn thiện chính sách ưu đãi NCC, theo chủ trương của
Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất để góp phần nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần đối với NCC.
Căn cứ vào công lao đóng góp, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của đất nước;
đồng thời để có chính sách ưu đãi phù hợp, Nhà nước ta đã quy định một cách cụ
thể về NCC được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể như sau:
+ Người HĐCM trước ngày 01-01-1945 là người Tham gia hoạt động cách
mạng trước ngày 01-01-1945; Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương hoặc
được kết nạp lại trước ngày 19-8-1945, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công
nhận theo quy định tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 24-12-1977 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng (khóa IV) về chính sách, chế độ đối với cán bộ, đảng viên hoạt
động lâu năm và Thông tri số 07-TT/TC ngày 21-3-1979 của Ban Tổ chức Trung
ương hướng dẫn vận dụng tiêu chuẩn và xác nhận những đối tượng hưởng chính
sách, chế độ đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 19-8-1945 [22, tr.2].
+ Người HĐCM từ ngày 01-01-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm
1945 là Người hoạt động cách mạng thoát ly là người đã tham gia trong các tổ chức
cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc cấp hành chính tương đương trở
lên trong khoảng thời gian từ ngày 01-01-1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa
phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp
do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe) [22, tr.5].
Liệt sĩ là Người hy sinh thuộc một trong các trường hợp: Chiến đấu bảo vệ
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; Trực tiếp phục vụ chiến
đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên

lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;
Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị
bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị; Trực tiếp tham gia
đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội
được quy định trong Bộ luật Hình sự; Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy
hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà
nước và nhân dân; Do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và
11


an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của
pháp luật; Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ
quan có thẩm quyền giao; … [22, tr.8].
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những bà mẹ có 2 con trở lên là liệt sĩ; Chỉ có
2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên; Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ; Có 1 con là liệt sĩ và có chồng
hoặc bản thân là liệt sĩ; Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả
năng lao động từ 81% trở lên.” [39, tr.1].
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ
kháng chiến bao gồm: Người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy định của pháp luật; người được
Nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc
trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến [22, tr.11].
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là người bị thương
trong các trường hợp: Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an
ninh quốc gia; Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu
thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa
và các trường hợp đảm bảo chiến đấu; Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng
chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương
tích thực thể; Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ; …

[22, tr.12].
+ Bệnh binh là Người bị mắc bệnh thuộc một trong các trường hợp sau:
Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; Trực tiếp
phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá; Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 15 tháng trở lên;
Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định
của pháp luật chưa đủ 15 tháng nhưng có đủ 10 năm trở lên công tác trong quân đội
nhân dân, công an nhân dân; …. [22, tr.16].
+ Người HĐKC bị nhiễm CĐHH là người được cơ quan có thẩm quyền
công nhận đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961
12


đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học
ở chiến trường B, C, K. Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm
suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; Vô sinh; Sinh con dị dạng, dị tật theo
danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định [22, tr.18].
+ Người hoạt động cách mạng hoặc HĐKC bị địch bắt tù, đày: là người được
cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không
khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch [22,
tr21].
+ Người HĐKC giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là
người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy
chương kháng chiến [22, tr.22].
+ Người giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng
trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương “Tổ
quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; người trong gia đình được tặng Kỷ
niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng
tháng Tám năm 1945; người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy
chương kháng chiến; người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến

hoặc Huy chương kháng chiến [22, tr.22].
1.1.3. Đặc điểm của người có công
Người có công cũng như bao người dân bình thường khác trong xã hội, đều có
nhu cầu, mong muốn có được gia đình đông đủ, sum vầy, mạnh khỏe, có cuộc sống
vật chất và tinh thần đầy đủ, ấm no và hạnh phúc. Tuy nhiên, NCC có sự khác biệt
hơn so với những người khác là họ đã có nhiều cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách
mạng vẻ vang của dân tộc; bản thân và thân nhân của họ chịu nhiều thiệt thòi, mất mát,
không có điều kiện, cơ hội phát triển như những thành phần khác trong xã hội, đại đa số
những đối tượng này đều ở trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, cần được quan tâm,
chăm sóc, chia sẻ, động viên và hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
Hầu hết những NCC luôn luôn trân trọng quá khứ và tự hào về những công lao
đóng góp của bản thân và gia đình cho sự nghiệp cách mạng. Trong các cuộc kháng
chiến chống giặc ngoại xâm, họ luôn có tinh thần yêu nước quật cường, bền bỉ, gan dạ,
13


suốt đời vì nước, vì dân, sẵn sàng đem hết tài sản, của cải vật chất của mình để cống
hiến cho cách mạng, thậm chí không tiếc xương máu sẵn sàng hy sinh bản thân mình
và vận động những người thân trong gia đình đứng ra che chở, bảo vệ cách mạng và
chiến đấu chống lại kẻ thù, bảo vệ độc lập dân tộc. Khi đất nước được hòa bình, độc
lập, thống nhất, mặc dầu mang trong mình những thương tích, bệnh tật, họ tiếp tục
phát huy phẩm chất tốt đẹp của mình, phấn đấu, nỗ lực tự lo cho bản thân tìm những
công việc phù hợp để lao động, vượt qua khó khăn góp phần xây dựng Tổ quốc; luôn
sống gương mẫu, đi đầu ủng hộ và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật
của Đảng và Nhà nước, là tấm gương để mọi người trong gia đình, xã hội noi theo;
luôn trung thành với chế độ mà mình đã đem sức lực, máu xương để bảo vệ; họ luôn
thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt với những tiêu cực của xã hội. Có thể nói rằng
họ là những người có uy tín, là lực lượng trụ cột có tiếng nói quan trọng trong cộng
đồng dân cư, trong đời sống xã hội để vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện các
chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, do sống trong

môi trường, điều kiện kinh tế thị trường, đối với những người có hoàn cảnh khó khăn,
đôi lúc họ cũng có tâm trạng mặc cảm, cảm thấy mình bị thiệt thòi, thua thiệt, mất mát
hơn so với những người xung quanh. Ngoài ra, các đối tượng chính sách còn có những
đặc điểm sau:
Đối với các thương, bệnh binh thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Hiện nay số
người còn sống ít, tuổi cao, họ sống khiêm tốn, trong sạch, ít đòi hỏi quyền lợi cá
nhân; nhu cầu vật chất giản dị, không nhiều; thậm chí họ sẵn sàng hiến tặng tài sản ít
ỏi còn lại của mình cho công việc từ thiện, khuyến học... nhưng đời sống tinh thần,
nhu cầu về thông tin thời sự lại khá cao, họ thích tìm hiểu và tham gia bình luận tình
hình thời sự trong nước và thế giới; muốn thường xuyên gặp gỡ bạn bè để trao đổi
thông tin và ôn lại kỷ niệm, quá khứ hào hùng của dân tộc.
Đối với các thương, bệnh binh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trở về sau: Đa số
họ ở tuổi trung niên, hầu hết họ có ý thức tự chủ, tự kiềm chế, hăng hái, nhiệt tình
trong công tác và nhiệm vụ được giao và tham gia tích cực các họat động công tác xã
hội. Tuy nhiên, họ là những người chịu ảnh hưởng lớn từ tác động của đời sống kinh
tế thị trường, nhạy cảm với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên
14


quan đến đời sống vật chất, tinh thần của chính họ; có một số ít đối tượng có tư tưởng
công thần, thường hay kể công, ỷ vào công lao đóng góp của mình để đưa ra yêu sách,
đòi hỏi quá đáng; thậm chí có một số trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi để trục lợi
cho cá nhân và làm trái pháp luật, ảnh hưởng đến việc triển khai tổ chức thực hiện
chính sách ưu đãi đối với NCC của Đảng và Nhà nước.
Đối với thân nhân liệt sỹ và người có công: sự mất mát người thân là sự đau
đớn lớn nhất đối với những người cha, người mẹ, người vợ, người con liệt sỹ mà
không gì có thể bù đắp được. Họ rất muốn được sự quan tâm chia sẻ, động viên,
nhất là vào các dịp ngày lễ, ngày tết bởi họ cũng mong muốn có được sự đầm ấm
hạnh phúc trong những ngày này. Nhìn chung, NCC có những đặc điểm khác nhau,
đòi hỏi công tác chăm sóc cũng khác nhau và phải tìm hiểu kỹ đặc điểm, nhu cầu

của họ. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để đưa ra những giải pháp chăm sóc, hỗ
trợ phù hợp, đem lại hiệu quả cao, nhằm bù đắp phần nào những hy sinh cống hiến
to lớn của NCC.
1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách đối với
ngƣời có công
Tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC có ý nghĩa rất quan trọng, là bước
hiện thực hóa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội. Tổ chức thực hiện chính
sách đối với NCC là trung tâm kết nối các khâu (các bước) trong chu trình chính
sách thành một hệ thống hoàn chính; là cầu nối giữa lý luận và thực tiễn trong thực
thi chính sách. Việc hoạch định, xây dựng được chính sách đúng, có chất lượng là
rất quan trọng, nhưng triển khai, thực hiện một cách đúng đắn chính sách còn quan
trọng hơn. Có chính sách đúng nếu không được thực hiện, sẽ chỉ nằm ở dạng văn
bản giấy, trở thành khẩu hiệu suông, không những không thực hiện được mục tiêu,
ý định của chủ thể bàn hành chính sách, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể
hoạch định và ban hành chính sách. Nếu chính sách không được tổ chức thực hiện
đến nơi, đến chốn, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không những sẽ
không đến trực tiếp được với đối tượng thụ hưởng, mà sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng
và sự phản ứng tiêu cực của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước. Điều này hoàn toàn bất lợi về mặt chính trị và xã hội, gây khó khăn,
15


bất ổn cho Nhà nước trong công tác quản lý. Qua việc tổ chức thực hiện, mới biết
được chính sách có đúng, phù hợp và đi vào cuộc sống hay không. Quá trình thực
hiện với những hoạt động thực tiễn sẽ góp phần điều chính, bổ sung và hoàn thiện
chính sách cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Đồng thời,
việc phân tích, đánh giá một chính sách (mức độ tốt, xấu) chỉ có cơ sở đầy đủ, sức
thuyết phục sau khi được thực hiện. Thực tiễn là chân lý, kết quả thực hiện chính
sách là thước đo, là cơ sở đánh giá một cách chính xác, khách quan chất lượng và
hiệu quả của chính sách. Việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống là một quá

trình khó khăn, phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố giúp các nhà hoạch định
và tổ chức thực hiện chính sách có kinh nghiệm để đề ra được các giải pháp hữu
hiệu trong thực hiện chính sách.
1.3. Các bƣớc tổ ch c thực hiện chính sách đối với ngƣời có công
1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với người
có công
Để việc thực hiện một cách hiệu quả chính sách đối với NCC, cần phải tiến
hành xây dựng kế hoạch thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng từ kế hoạch tổ
chức điều hành, kế hoạch chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện, kế hoạch kiểm tra,
đôn đốc thực thi chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; nhưng
phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của chủ thể ban
hành. Khi xây dựng kế hoạch thực hiện, phải quy định cụ thể thời gian, lộ trình triển
khai thực hiện; đồng thời xác định rõ các bên tham gia, có sự phân công, phân định
rõ trách nhiệm cho từng cơ quan, tổ chức, từng cán bộ, công chức, tránh chồng chéo
nhiệm vụ giữa cơ quan này với cơ quan khác; đặc biệt là phải đảm bảo cung cấp đủ
nguồn lực tài chính, con người, cơ sở vật chất, các công cụ, phương tiện thực hiện,
đảm bảo việc triển khai thực hiện diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao.
1.3.2. h

iển tuyên truyền chính sách đối với người có công

Phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với NCC là họat động mang tính thông
tin, là hình thức công khai chính thống chính sách cho các cơ quan có thẩm quyền,
các đối tượng chính sách và các bên tham gia hiểu rõ về mục đích, yêu cầu, về tính
đầy đủ, tính đúng đắn của chính sách để các bên có liên quan tự giác tham gia thực
16


hiện. Ngoài hoạt động mang tính thông tin, công tác phổ biến, tuyên truyền chính
sách còn giúp cho cán bộ, công chức tổ chức thực hiện chính sách nhận thức được đầy

đủ tính chất, mức độ, quy mô, tầm quan trọng của chính sách đối với đời sống xã hội,
để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu
chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch chính sách.
Phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với NCC được thực hiện bằng nhiều
hình thức như thông qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, tổ chức hội nghị, hình
thức lan truyền cộng đồng (thông tin từ người này sang người khác), hoặc lồng ghép
các hình thức tuyên truyền khác. Công tác phổ biến, tuyên truyền đóng vai trò rất
quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách. Nếu việc phổ biến, tuyên truyền
chính sách tiến hành một cách kịp thời và hiệu quả, các đối tượng chính sách dễ dàng
tiếp cận, kê khai, thụ hưởng chính sách nhanh; giúp cho các cơ quan và cán bộ, công
chức thực thi chính sách tiết kiệm được thời gian, công sức, giúp cho chính sách được
thực hiện một cách trọn vẹn, triệt để; còn ngược lại, nếu đối tượng thụ hưởng không có
thông tin, không tiếp cận được chính sách sẽ kéo dài thời gian, bổ sung nhiều lần,
nhiều đợt không những gây khó khăn, phiền hà cho các tổ chức, cá nhân và các cơ
quan trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách; mà còn gây khó khăn cho các cơ quan có
thẩm quyền trong việc tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách.
1.3.3. hân công phối hợp thực hiện chính sách đối với người có công
Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với NCC là việc cơ quan, tổ chức
thực hiện chính sách xem xét chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân có liên
quan để phân công, phân nhiệm một cách cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và hợp
lý, xác định cơ quan nào đóng vai trò chủ trì, cơ quan nào có chức năng phối hợp,
tránh trường hợp nêu chung chung, nhằm đảm bảo trong suốt quá trình thực hiện chính
sách diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, không bị chồng chéo, thiếu sót hoặc bị tắc nghẽn.
Việc phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách là một trong những vấn đề
vướng mắc và yếu ở nước ta hiện nay. Có những chính sách khi ban hành xong không
thể triển khai thực hiện do sự phân công, phân nhiệm cho các cơ quan chủ quản và cơ
quan phối hợp thực hiện không rõ ràng hoặc chồng chéo, không có sự thống nhất giữa
các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp nên xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh
17



×