BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỦ ĐỨC
GVHD: HÀ THỊ NGỌC THƯƠNG
SVTH: NGUYỄN THỊ QUANG
NIÊN KHÓA: 2007 – 2011
Tp. HCM. Tháng 5/2010
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH HỌC ĐƯỜNG
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Tác giả
NGUYẾN THỊ QUANG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng cử nhân ngành
Sư Phạm Kỹ Thuật Công – Nông Nghiệp
Giáo viên hướng dẫn
Cô: Hà Thị Ngọc Thương
Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 5/2011
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
i
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN – PHẢN BIỆN
I. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
1. Nội dung
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
2. Phương pháp nghiên cứu
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
3. Kết luận đề tài
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
II. Nhận xét của giáo viên phản biện
1. Nội dung
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
2. Phương pháp nghiên cứu
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
3. Kết luận đề tài
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
ii
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
LỜI CẢM ƠN
Có kết quả như ngày hôm nay, con xin cám ơn cha mẹ, anh chị đã nuôi
dưỡng, giáo dục con nên người. Ngàn lần khắc ghi công ơn to lớn đó.Con hứa
sẽ luôn là một người con ngoan, một người có ích cho xã hội cho đất nước.
Em cũng xin trân trọng cám ơn:
Toàn thể quý thầy cô bộ môn Sư phạm kỹ thuật trường ĐH Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Toàn thể quý thầy cô, Ban giám hiệu và các em học sinh trường THPT
Thủ Đức đã tạo điều kiện giúp em thực hiện tốt đề tài này.
Cô Hà Thị Ngọc Thương, giảng viên bộ môn Sư phạm kỹ thuật, trường
ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài
này.
Mình cũng gửi lời cám ơn đến tất cả các bạn lớp DH07SK, DH07SP đã
luôn ở cạnh an ủi, giúp đỡ, động viên mình trong suốt quá trình học, và trong
cuộc sống.
Chúc mọi người sức khỏe để hoàn thành công việc và luôn thành công
trong cuộc sống.
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
iii
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
TÓM TẮT
Thời gian: Từ tháng 9/2010 đến tháng 5/2011
Xã hội phát triển, tệ nạn xã hội ngày càng tăng cao. Đặc biệt xảy ra với
lứa tuổi học sinh là tình trạng quan hệ tình dục, nạo phá thai. Chính vì vậy, giáo
dục giới tính đã trở nên vấn đề cấp thiết hơn cả, nhưng vấn đề này vẫn chưa
được quan tâm và nhìn nhận đúng mực. Vì vậy, người nghiên cứu thực hiện đề
tài: “KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH HỌC ĐƯỜNG
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỦ ĐỨC”, với
mục đích tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính tại trường, những hạn chế,
cách khắc phục để quá trình giảng dạy giáo dục giới tính đạt hiệu quả cao, góp
phần giáo dục hoàn thiện nhân cách học sinh.
Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình thực hiện đề tài người nghiên
cứu sử dụng các phương pháp khoa học sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phương pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát, thống kê, xử lý số liệu.
Kết quả thu được:
- Hầu hết các em cũng đã tự ý thức được vai trò của giáo dục giới tính trong
nhà trường và cũng đã có ý thức hơn trong việc tìm hiểu và tiếp thu kiến thức
giáo dục giới tính cho mình. Các em cũng có sự hiểu biết về giới tính, về quan
hệ tình dục, nạo phá thai và ảnh hưởng của nó.
- Các bậc phụ huynh cũng đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của
giáo dục giới tính đối với các em, cũng đã có những hiểu biết về tình trạng nạo
phá thai hiện nay đã lên mức báo động, và đã có sự quản lý, giáo dục và biện
pháp giáo dục với các em đúng mực.
- Hầu hết các giáo viên đều biết rõ về tình hình nạo phá thai hiện nay xảy ra đối
với các em, và cũng đều đề ra giải pháp là phải giáo dục giới tính cho các em
ngay từ đầu cấp 2.
- Hầu hết học sinh, phụ huynh và giáo viên đều muốn đưa giáo dục giới tính
thành môn học chính thức
- Thực tiễn, việc giáo dục giới tính trong nhà trường còn nhiều hạn chế về nội
dung, phương pháp, hình thức dạy và nhất là chưa có giáo viên có chuyên môn
phụ trách dạy vấn đề này.
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
iv
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
- Vì vậy, các trường phổ thông cần tổ chức và giảng dạy giáo dục giới tính một
cách đầy đủ và hấp dẫn hơn. Nếu có điều kiện nên đưa giáo dục giới tính thành
môn học chính thức để các em có thể nắm rõ hơn về kiến thức này, và có thể
ngăn chặn ở mức thấp nhất tình trạng quan hệ tình dục và nạn nạo phá thai hiện
nay.
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
v
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Trang tựa............................................................................................................... i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN – PHẢN BIỆN ....................... ii
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................iii
TÓM TẮT .......................................................................................................... iv
MỤC LỤC .......................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... xii
Chương 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2 Giới hạn vấn đề .......................................................................................... 2
1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 2
1.3.2 Khách thể nghiên cứu ......................................................................... 2
1.4 Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 2
1.6 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 3
1.7 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3
1.8 Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 4
1.9 Tiến trình nghiên cứu................................................................................. 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 6
2.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về giới tính ..................................................... 6
2.1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về giới tính trên thế giới .......................... 6
2.1.2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về giới tính ở Việt Nam .......................... 8
2.2 Các khái niệm cơ bản............................................................................... 11
2.2.1 Khái niệm về giáo dục ...................................................................... 11
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
vi
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
2.2.2 Khái niệm về giới .............................................................................. 11
2.2.3 Khái niệm về giới tính....................................................................... 12
2.2.4 Khái niệm về giáo dục giới tính ........................................................ 13
2.3 Những vấn đề về giới tính ....................................................................... 14
2.3.1 Nguồn gốc của giới tính .................................................................... 14
2.3.2 Sự phức tạp của đời sống giới tính ................................................... 15
2.3.3 Mối quan hệ giữa hai giới ................................................................ 17
2.3.3.1 Mối quan hệ cư xử, giao tiếp giữa hai giới ................................ 17
2.3.3.2 Mối quan hệ bạn khác giới ......................................................... 18
2.3.3.3 Mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục ....................................... 19
2.3.3.4 Mối quan hệ hôn nhân ................................................................ 20
2.4 Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông ................................ 21
2.4.1 Đặc điểm chung của lứa tuổi............................................................. 21
2.4.2 Giới tính và sức khỏe sinh sản .......................................................... 22
2.4.3 Sự phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông ..................... 23
2.5 Giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông hiện nay ............................... 24
2.5.1 Nhiệm vụ của giáo dục giới tính ....................................................... 24
2.5.2 Nội dung của giáo dục giới tính ........................................................ 26
2.5.3 Những nguyên tắc của giáo dục giới tính ......................................... 29
2.5.4 Các phương pháp giáo dục giới tính phổ thông ................................ 31
2.5.5 Ý nghĩa của giáo dục giới tính .......................................................... 32
2.5.6 Gia đình và giáo dục giới tính ........................................................... 34
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 36
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................. 36
3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi................................................ 36
3.3 Phương pháp phỏng vấn .......................................................................... 37
3.4 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ....................................................... 37
3.4.1 Phương pháp phân tích định lượng ................................................... 37
3.4.2 Phương pháp phân tích định tính ...................................................... 38
3.4.3 Phương pháp so sánh ........................................................................ 38
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
vii
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
Chương 4: KẾT QUẢ........................................................................................ 39
4.1 Vài nét về trường trung học phổ thông Thủ Đức. ................................... 39
4.2 Kết quả nghiên cứu học sinh trường trung học phổ thông Thủ Đức ....... 40
4.2.1 Kết quả khảo sát giới tính của các em học sinh ................................ 40
4.2.2 Học lực của các em học sinh ............................................................. 40
4.2.3 Hoạt động rèn luyện thân thể và tổng hợp kiến thức xã hội ............. 41
4.2.4 Vai trò của giáo dục giới tính đối với học sinh ................................. 45
4.2.5 Hình thức dạy giáo dục giới tính ở trưởng trung học phổ thông Thủ
Đức ............................................................................................................. 53
4.2.6 Suy nghĩ về tình yêu học trò ............................................................. 54
4.2.7 Tình trạng nạo phá thai ..................................................................... 64
4.3 Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh ...................................................... 68
4.3.1 Sự quản lý và quan tâm của gia đình đối với các em học sinh ......... 68
4.3.2 Suy nghĩ về giáo dục giới tinh trong nhà trường .............................. 77
4.3.3 Sự quản lý của gia đình đối với con cái trước tình trạng nạo phá thai
đang diễn ra hiện nay ................................................................................. 80
4.4 Kết quả phỏng vấn giáo viên trường trung học phổ thông Thủ Đức ....... 87
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 97
5.1 Kết luận .................................................................................................... 97
5.1.1 Những nội dung nào được áp dụng khi đưa chương trình giáo dục
giới tính vào trường trung học phổ thông Thủ Đức? ................................. 97
5.1.2 Những phương pháp và những hình thức nào đã được áp dụng để
thực hiện công tác giáo dục giới tính cho học sinh trường trung học phổ
thông Thủ Đức ?......................................................................................... 97
5.1.3 Hiệu quả của công tác giáo dục giới tính đối với học sinh trường
trung học phổ thông Thủ Đức như thế nào? .............................................. 98
5.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục giới tính cho học
sinh trường trung học phổ thông Thủ Đức là gì? ....................................... 99
5.1.5 Suy nghĩ của giáo viên và phụ huynh về vấn đề giáo dục giới tính
như thế nào? ............................................................................................. 100
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
viii
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
5.2 Kiến nghị................................................................................................ 101
5.2.1 Về phía nhà trường.......................................................................... 101
5.2.2 Về phía xã hội ................................................................................. 102
5.2.3 Về phía gia đình .............................................................................. 102
5.3 Hướng phát triển của đề tài.................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 1
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 3
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 6
PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................... 8
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
ix
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt
Nội dung tương ứng
GD – ĐT
Giáo dục – Đào tạo
Bộ LĐ – TB – XH
Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội
SPKTC – NN
Sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp
GD
Giáo dục
GDĐĐ
Giáo dục đạo đức
GDGT
Giáo dục giới tính
GDDS
Giáo dục dân số
QHTD
Quan hệ tình dục
SKSK
Sức khỏe sinh sản
NPT
Nạo phá thai
NST
Nhiễm sắc thể
GV
Giáo viên
GVCM
Giáo viên chủ nhiệm
PHHS
Phụ huynh học sinh
HS
Học sinh
ĐH
Đại học
THPT
Trung học phổ thông
NXB
Nhà xuất bản
Tp. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
WTO
World Trade Organization
UNESCO
United Nations Educational
UNFPA
United Nations Population Foud
ICPD
International
Conference
on
Population
and
……………………………Development
HIV
Human Insuffisance Virus
AIDS
Acquired Immunodeficeency Syndrome
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
x
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát giới tính trên 309 em HS ....................................... 40
Bảng 4.2: Bảng kết quả so sánh học lực của các em HS ở mỗi giới ................. 40
Bảng 4.3: Mức độ hoạt động thể thao của các em HS ...................................... 41
Bảng 4.4 Mức độ tổng hợp kiến thức xã hội của HS ........................................ 43
Bảng 4.5 Sự cần thiết của kiến thức GDGT đối với HS ................................... 45
Bảng 4.6 Hứng thú tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề về giới tính của HS
........................................................................................................................... 47
Bảng 4.7 Nguồn kiến thức, thông tin về giới tính của HS ................................ 49
Bảng 4.8 Sự cần thiết của việc đưa GDGT thành môn học chính thức ............ 51
Bảng 4.9 Hình thức dạy GDGT cho HS ở trưởng THPT Thủ Đức .................. 53
Bảng 4.10 Ý kiến của HS về vấn đế yêu khi đang là một HS ........................... 55
Bảng 4.11 Cảm nhận của HS về tình yêu học trò ............................................. 56
Bảng 4.12 Vấn đề QHTD của những người bạn của bạn khi yêu nhau ............ 58
Bảng 4.13 QHTD khi là một HS THPT ............................................................ 59
Bảng 4.14 Mức độ hiểu biết về QHTD của HS................................................. 61
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của phá thai ................................................................... 62
Bảng 4.16 Tình trạng NPT hiện nay.................................................................. 64
Bảng 4.17 Suy nghĩ về tình trạng NPT hiện nay của HS .................................. 66
Bảng 4.18 Việc đưa đón con đi học của phụ huynh đối với các em HS .......... 68
Bảng 4.19 Việc học của các em HS qua sự nhận định của phụ huynh ............. 70
Bảng 4.20 Sự thường xuyên tâm sự, chia sẻ tâm tư với các con của phụ huynh
........................................................................................................................... 72
Bảng 4.21 Sự quản lý của gia đình về việc cho con đi chơi đối với các em HS
........................................................................................................................... 74
Bảng 4.22 Việc GDGT cho con của phụ huynh ................................................ 75
Bảng 4.23 Sự phù hợp của chương trình GDGT trong nhà trường ................... 77
Bảng 4.24 GDGT là vẽ đường cho hươu chạy .................................................. 78
Bảng 4.25 Tình trạng báo động về QHTD và NPT của HS THPT ................... 80
Bảng 4.26 Biện pháp quản lý con khi biết con có QHTD ................................. 81
Bảng 4.27 Giúp con có kiến thức, tâm lý tốt ..................................................... 84
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
xi
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: So sánh mức độ hoạt động thể thao giữa HS nam và HS nữ ........ 42
Biểu đồ 4.2 So sánh mức độ tổng hợp kiến thức xã hội giữa HS nam và HS nữ
........................................................................................................................... 44
Biểu đồ 4.3 So sánh giữa HS nam và HS nữ về sự cần thiết của kiến thức
GDGT ................................................................................................................ 45
Biểu đồ 4.4 So sánh ý kiến thích tham gia những buổi sinh hoạt chuyên đề giới
tính do trường tổ chức giữa HS nam va HS nữ ................................................. 47
Biểu đồ 4.5 So sánh nguồn kiến thức, thông tin giữa HS nam và HS nữ ......... 50
Biểu đồ 4.6 So sánh giữa HS nam và HS nữ về sự cần thiết của việc đưa GDGT
thành môn học chính thức trong nhà trường ..................................................... 52
Biểu đồ 4.7 Hình thức dạy GDGT cho HS........................................................ 54
Biểu đồ 4.8 So sánh ý kiến của HS nam và HS nữ về vấn đề yêu khi còn là một
HS ...................................................................................................................... 55
Biểu đồ 4.9 So sánh ý kiến của HS nam và HS nữ về tình yêu học trò ............ 57
Biểu đồ 4.10 So sánh ý kiến của HS nam và HS nữ về vấn đề QHTD của những
người bạn đang yêu của các em......................................................................... 58
Biểu đồ 4.11 So sánh ý kiến của HS nam và HS nữ đối với QHTD khi đang là
một HS THPT .................................................................................................... 60
Biểu đồ 4.12 So sánh mức độ hiểu biết về QHTD giữa HS nam và HS nữ ...... 61
Biểu đồ 4.13 So sánh ý kiến của HS nam và HS nữ về ảnh hưởng của phá thai
khi QHTD .......................................................................................................... 63
Biểu đồ 4.14 So sánh ý kiến giữa HS nam và HS nữ về tình trạng NPT hiện nay
........................................................................................................................... 65
Biểu đồ 4.15 So sánh suy nghĩ về tình trạng NPT hiện nay giữa HS nam và HS
nữ ....................................................................................................................... 66
Biểu đồ 4.16 So sánh mức độ thường xuyên đưa đón con đi học của PHHS
nam và PHHS nữ ............................................................................................... 69
Biểu đồ 4.17 So sánh giữa PHHS nam và PHHS nữ về việc học của con mình
........................................................................................................................... 70
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
xii
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
Biểu đồ 4.18 So sánh sự thường xuyên tâm sự, chia sẻ tâm tư với con giữa
PHHS nam và PHHS nữ .................................................................................... 73
Biểu đồ 4.19 So sánh sự quản lý của gia đình giữa PHHS nam và PHHS nữ về
việc cho con đi chơi ........................................................................................... 74
Biểu đồ 4.20 So sánh việc GDGT cho con giữa PHHS nam và PHHS nữ……75
Biểu đồ 4.21 So sánh về sự phù hợp của chương trình GDGT trong nhà trường
giữa PHHS nam và PHHS nữ ............................................................................ 77
Biểu đồ 4.22 So sánh ý kiến GDGT là vẽ đường cho hươu chạy giữa PHHS
nam và PHHS nữ ............................................................................................... 78
Biểu đồ 4.23 Tình trạng báo động về QHTD và NPT của HS .......................... 80
Biểu đồ 4.24 So sánh giữa PHHS nam và PHHS nữ về biện pháp quản lý con
khi biết con có QHTD ....................................................................................... 83
Biểu đồ 4.25 So sánh ý kiến của PHHS nam và PHHS nữ về vấn để giúp con có
kiến thức, tâm lý tốt và có thể tránh được những ảnh hưởng xấu từ môi trường
xung quanh ........................................................................................................ 85
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
xiii
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường
đã đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, khi Việt
Nam chính thức là thành viên của WTO (tổ chức thương mại thế giới) thì việc
hòa nhập với nền kinh tế thế giới là điều luôn sẵn sàng. Song song với sự hội
nhập đó phải là sự biết chọn lọc, tiếp thu những tinh hoa, giá trị văn hóa từ
nước bạn nếu không thì mặt trái của sự tiếp thu không chọc lọc sẽ dẫn tới
những hậu quả không thể lường trước được, nền văn hóa của dân tộc sẽ không
giữ được bản sắc dân tộc vốn có của nó.
Mà ngày nay, lối ăn chơi sa đọa, hưởng thụ của tầng lớp giới trẻ đã gây
nên tiếng chuông cảnh báo cho xã hội. Thông qua mạng thông tin toàn cầu
Internet và các loại sách báo, văn hoá phẩm độc hại… giới trẻ Việt Nam đã tiếp
cận những “tri thức” ngoài luồng dẫn đến sự tò mò muốn tìm hiểu, khám phá
bản thân và bạn khác giới. Sợ rằng, với cách sống như thế thì sớm muộn gì
những hậu quả không ai muốn và những điều không nên có sẽ xảy ra mà chính
họ là người gánh chịu và xã hội bị ảnh hưởng.
Hiện nay, tình trạng NPT đã lên mức báo động. Theo thống kê, Việt
nam là 1 trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Năm 2002 có 300
ca nạo phá thai, năm 2004 có 1800 ca, tháng đầu năm 2005 tại bệnh viện Từ
Dũ có 200 ca. (Theo Vn Express. 31/07/2005). Và còn chưa kể đến những
phòng khám tư nhân, phòng khám chui. Điều đáng nói ở đây là trong những
con số đó hơn 60 % là HS. Ngày nay, càng nhiều HS, sinh viên nếm “trái cấm”
khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt ở các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp hiện tượng sinh viên “sống thử” đang khá phổ biến.
(www.giotinhhocduong\gioi_tre_va_tinh_duc_an_toan-7-97669.html).
Điều đó là điều đáng lo ngại, và đáng phải quan tâm hơn nữa đối với
ngành GD, đối với những người làm công tác sư phạm và những bậc phụ
huynh, những người làm cha mẹ.
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
1
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
Nguyên nhân của tình trạng NPT, của thực trạng đau lòng đó là giới trẻ
chưa có hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giới tính cũng như SKSS, về tránh
thai an toàn để tự bảo vệ mình, bảo vệ sức khỏe mình.
Hiểu biết về giới tính là nhu cầu thiết yếu của mỗi bạn trẻ. Làm thế nào
để GDGT mang lại hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của đối tượng tuổi vị thành niên,
đó vẫn là câu hỏi khó đặt ra cho xã hội.
Xuất phát từ thực trạng trên, người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Khảo sát thực trạng giáo dục giới tính học đường tại trường THPT Thủ
Đức”.
1.2 Giới hạn vấn đề
Do khả năng của người nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và giới hạn của
thời gian thực hiện luận văn, đề tài chỉ khảo sát 350 HS, 350 PHHS, 8 GV và
Ban giám hiệu trường THPT Thủ Đức về các vấn đề nghiên cứu trong năm học
2010 – 2011.
1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng GDGT học đường tại trường THPT Thủ Đức.
1.3.2 Khách thể nghiên cứu
Ban giám hiệu nhà trường, GV, Phụ huynh, HS trường THPT Thủ Đức.
1.4 Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm nắm được thực trạng GDGT tại trường
THPT Thủ Đức để:
- Tìm hiểu thực trạng GDGT tại trường THPT Thủ Đức.
- Tìm hiểu hiệu quả của công tác GDGT học đường ở trường THPT Thủ Đức.
Từ đó đưa ra những đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
GDGT tại trường.
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
- Nhiệm vụ 2: Khảo sát chương trình, tình hình GDGT tại trường THPT Thủ
Đức.
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
2
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
- Nhiệm vụ 3: Khảo sát, phân tích, đánh giá tác dụng của công tác GDGT đối
với học sinh trường THPT Thủ Đức.
- Nhiệm vụ 4: Đưa ra kết luận chung về về tác dụng của công tác GDGT đối
với các em học sinh trường THPT Thủ Đức. Từ đó đưa ra những đề xuất và
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác GDGT tại trường.
1.6 Giả thuyết nghiên cứu
Hầu hết các em HS trường THPT Thủ Đức đã có ý thức trong việc tiếp
thu và tìm hiểu kiến thức giới tính. Đồng thời đã nhận thức được vai trò của
GDGT trong nhà trường. Tuy nhiên, chương trình GDGT tại trường chưa được
tổ chức tốt về các mặt như: cách quản lý, tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ, chưa có GV phụ trách chuyên môn. Vì thế, nên chưa mang lại hiệu
quả cao trong việc GDGT cho HS nhằm đáp ứng với yêu cầu chung của sự
nghiệp GD và đào tạo của đất nước.
1.7 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Khi đưa chương trình GDGT học đường vào trường THPT Thủ Đức
thì những nội dung nào đã được áp dụng?
Câu hỏi 2: Những phương pháp và những hình thức nào đã được áp dụng để
thực hiện công tác GDGT cho HS trường THPT Thủ Đức ?
Câu hỏi 3: Hiệu quả của công tác GDGT này đối với HS trường THPT Thủ
Đức như thế nào?
Câu hỏi 4: Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDGT cho HS trường THPT
Thủ Đức là gì?
Câu hỏi 5: Suy nghĩ của GV và phụ huynh về vấn đề GDGT học đường như thế
nào?
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
3
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
1.8 Cấu trúc luận văn
Lời cảm ơn
Mục lục
Chương 1: Giới thiệu
Giới thiệu sơ lược về vấn đề nghiên cứu như lý do chọn đề tài, mục
đích, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, thời gian
thực hiện đề tài.
Chương 2: Cơ sơ lý luận
Trình bày những lý thuyết cơ bản, những cơ sở mà người nghiên cứu
dựa vào để tiến hành nghiên cứu đồng thời nêu tóm lược lịch sử cảu vấn đề
nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Người nghiên cứu sẽ mô tả một số phương pháp nghiên cứu được sử
dụng trong đề tài.
Chương 4: Kết quả và phân tích
Người nghiên cứu sẽ trình bày số liệu nghiên cứu và phân tích kết quả
thu được.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Rút ra kết luận từ vấn đề nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị đối với
việc GDGT trong nhà trường.
Tài liệu tham khảo: Những tài liệu mà người nghiên cứu đã sử dụng trong quá
trình nghiên cứu.
Phụ lục
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
4
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
1.9 Tiến trình nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu : Từ tháng 9/2010 đến tháng 5/2011
STT
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG
Đăng ký đề tài, hoàn
1
2
Tháng 9/2010
Tháng 10/2010
tất đề cương.
NGƯỜI
GHI
THỰC HIỆN
CHÚ
Người nghiên
cứu
Trình bày đề cương,
Người nghiên
chỉnh sửa đề cương.
cứu
Viết Cơ sở lý luận,
Tháng11/2010-
thực hiện nghiên cứu,
Người nghiên
12/2010
soạn phiếu khảo sát.
cứu
3
Báo cáo giữa giai
Tháng 1- 2/2011
đoạn.
Người nghiên
cứu
Phát phiếu hỏi
Thu thập dữ liệu
4
Tháng 2- 4/2011
Viết luận văn chương
Người nghiên
cứu
1, 2, 3, 4
Hoàn thành đề tài
5
Tháng 5/2011
Báo cáo luận văn
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
Người nghiên
cứu
5
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về giới tính
2.1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về giới tính trên thế giới
Thời kì cổ đại, giới tính cũng đã được quan tâm, tìm hiểu nhưng mang
màu sắc tâm linh, mê tín. Từ thời xa xưa của văn minh loài người, giới tính đã
được đề cập đến bằng một hệ thống thần thoại cổ đại và các khảo luận về tình
yêu như kinh “Kama Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu” của Ovidius, “chuỗi
ngọc của người yêu” của Hazma, “Phaedr và bữa tiệc” của Platon,… Trong đó
các tác giả “không những đặt cơ sở các chuẩn mực về đạo đức và tôn giáo cho
tình yêu, mà còn cố gắng cung cấp những kiến thức về sinh học và tâm lý học
tình dục”. (IU.I.Kusniruk, 1988).
Thời kì đêm trường trung cổ, tôn giáo và nhà nước phong kiến đã lợi
dụng sự ngu dốt và thất học của nhân dân để gieo rắc những quan điểm sai lầm
rằng quan hệ nam nữ có tính chất tội lỗi, thiếu đạo đức, nhưng thực tế là phục
vụ cho sự ăn chơi sa đọa của các tầng lớp vua quan thống trị.
Đến thời kì phục hưng, bộ môn giải phẫu và sinh lý người bắt đầu phát
triển, công tác nghiên cứu các vấn đề tính dục mới bắt đầu thực sự được tiến
hành. Đồng thời những khía cạnh của tính dục, phương diện đạo đức và GD
cũng đã được nói tới. (Bùi Ngọc Oánh, 2008).
Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX, các đề tài nghiên cứu về giới tính
được mở rộng hơn. Cho cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học
J.Bachocen (Thụy Sĩ), J.Mac Lennan (Anh), E.Westermach (Phần Lan),
Ch.Letourneau
và
A.Espinas
(Pháp),
Lewis
Henry
Morgan
(Mĩ),
X.MKovalevxki (Nga),… không những đã sự phát triển quan hệ tính dục với
các dạng hôn nhân và gia đình, mà còn gắn cả với các yếu tố khác của chế độ
xã hội và văn hóa.
Đặc biệt, F.Enggels đã đưa ra một quan điểm mới về phương pháp phân
tích các dạng liên kết những mối quan hệ tính dục với quan hệ kinh tế và quan
hệ xã hội. Trong cuốn “nguồn gốc của gia đình, của quyền tư hữu và của Nhà
nước”, F.Enggels đã phân tích một cách có phê phán “các công trình nghiên
cứu về giới tính và đời sống gia đình” theo những nguồn thư tịch về thời cổ đại.
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
6
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
“Ông đã bổ sung thêm nhiều dẫn liệu mới và đưa ra những kiến thức rất xác
thực và khái quát hóa thành một hệ thống nhất quán”. (IU.I.Kusniruk, 1988).
Năm 1919, M.Hirschfeld thành lập viện nghiên cứu tính dục học đầu
tiên trên thế giới.
Tại Mỹ, năm 1921, một ủy ban liên ngành được thành lập để nghiên cứu
các vấn đề về tính dục và đã được hỗ trợ cho công tác nghiên cứu của nhà sinh
học A.Kingey cùng các đồng sự của ông.
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, V.I.Lênin đã nói: “Cùng với việc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình
cũng được coi là cấp bách”. (Bùi Ngọc Oánh, 1999).
I.X.Kôn khẳng định: “Chuẩn bị cho nam nữ thanh niên bước vào cuộc
sống gia đình đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống GDĐĐ và GDGT”. (I.X.Kôn,
1987).
A.X.Makarenko nói rằng: “Thanh niên cần phải học tập cách yêu đương,
phải học tập để hiểu biết tình yêu, và phải học tập cách sống hạnh phúc”. Ông
còn chỉ ra rằng: “Khi GD cho trẻ tính ngay thằng, tính chân thật, thói quen nói
sự thật, tôn trọng người khác, tôn trọng những cảm xúc và hứng thú của họ, là
chúng ta đã đồng thời GD cho nó cả về quan hệ giới tính”. (Nguyễn Hữu Dũng,
1999).
Nhiều nước trên thế giới như Tiệp Khắc, Hungari, Balan đều đã tiến
hành GDGT cho HS phổ thông như chương trình bắt buộc. Các nước phương
Tây như Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Mỹ, … đã tiến hành GD cho HS khá sớm
(năm 1966).
Từ năm 1970 trở đi các nhà khoa học Đức quan niệm rằng: “Những hiểu
biết khoa học về vấn đề GDGT cần được trang bị ngay cho các cô mẫu giáo,
vườn trẻ. Ở đó cũng cần phải nói đến sự GD về mối quan hệ đúng đắn giữa
những người khác giới. (Bùi Ngọc Oánh, 1999).
Tầm quan trọng của việc “cần phải phát triển và hoàn thiện nội dung
phương pháp GDGT phù hợp với đạo lý” đã được thừa nhận tại kỳ họp liên tịch
giữa Việt hàn lâm khoa học y học và viện hàn lâm khoa GD Liên xô 1971 và
tại cuộc “Hội thảo quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa về kế hoạch hóa gia
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
7
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
đình, GDGT về vợ chồng và gia đình” tại Vacsava năm 1977. (Bùi Ngọc Oánh,
2008).
Một số nước châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh cũng đã đưa GDGT vào
trường phổ thông và đã thu được kết quả tốt.
Ngay tại Đông Nam Á, các nước như Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia,
Singapo, Philippin, … cũng đã được thực hiện chương trình GDGT, đã đưa
GDGT vào chương trình nội khóa của trường phổ thông cơ sở và trường THPT
và cũng là một bộ phận trong chương trình GDDS và kế hoạch hóa gia đình.
2.1.2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về giới tính ở Việt Nam
Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây việc GDDS cùng với GDGT đã
được chú ý đẩy mạnh theo tinh thần chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 của Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã nêu rõ: “Bộ GD, Bộ ĐH và Trung
học chuyên nghiệp, tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan
xây dựng chương trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi dưỡng cho HS
những kiến thức về khoa học giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con
cái”. Bộ GD đã đưa ra Chỉ thị về việc GDDS và GDGT trong toàn bộ hệ
thống trường học các cấp và các ngành học của cả nước. (Bùi Ngọc Oánh,
2008).
Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính,
về tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu về giới tính và GDGT dưới sự chỉ đạo của
Nhà Nước, của Bộ GD – ĐT, của Viện khoa học GD đã thu hút được sự tham
gia của các giáo sư Đào Trọng Hùng, Trần Trọng Thuỷ, Phạm Hoàng Gia,
Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Nho, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức,...
Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc điều tra về giới tính, tình yêu, hôn
nhân, gia đình của Bộ Y Tế,của Uỷ ban dân số - gia đình và trẻ em đã được
tiến hành rộng khắp. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu của các tác giả như
Thạc Sĩ Lê Thị Ngọc Bích (trung tâm tư vấn SKSS và phát triển cộng đồng –
Hội kế hoạch hoá gia đình Việt Nam), Diệp Từ Mỹ và Nguyễn Văn Lơ (2004,
Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh)……về tình trạng yêu đương, kiến
thức, thái độ và thực hành về SKSS ở lứa tuổi vị thành niên. Các công trình này
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
8
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
đã nêu lên những vấn đề rất phong phú và đa dạng về giới tính và GDGT ở
Việt Nam, bước đầu làm cơ sở cho việc GDGT cho thanh niên HS.
Hội nghị quốc tế và phát triển dân số (ICPD) tổ chức tại Cairo năm 1994
đã đặt vai trò chất lượng dân số là ưu tiên hàng đầu trong chính sách dân số,
trong đó có vấn đề SKSS vị thành niên. Do đó, GDDS ở Việt Nam sau năm
1994 cũng nhấn mạnh đến các nội dung SKSS vị thành niên như là một ưu tiên.
Vì vậy, “SKSS” xuất hiện như một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực GDDS.
Đáng chú ý là chương trình VIE/88/P09 và VIE/88/P10 nghiên cứu về
GD đời sống gia đình và giới tính cho HS (gọi tắt là GD đời sống gia đình)
được thực hiện từ năm 1988 đến năm 1992. Được Hội đồng chính phủ, Bộ GD
– ĐT, Viện khoa học GD Việt Nam thông qua và cho phép thực hiện với sự tài
trợ của UNFPA (Quỹ dân số của Liên hợp quốc) và UNESSCO (tổ chức giáo
dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc) khu vực. Dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của Giáo sư Trần Trọng Thuỷ và Giáo sư Đặng Xuân Hoài, đề án đã được
tiến hành rất thận trọng và khoa học, nghiên cứu rất quy mô, sâu rộng trên toàn
quốc ở 18 tỉnh thành; trên hàng trăm ngàn phụ huynh học sinh, trên hàng ngàn
GV với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, các cơ sở GD và nhiều ngành có
liên quan. Chương trình này đã được khảo sát nhiều vấn đề : quan niệm về tình
bạn, tình yêu, hôn nhân, nhận thức về giới tính và GDGT của GV, HS….ở
nhiều nơi trong cả nước, để xây dựng một kế hoạch GDGT tính cho HS phổ
thông từ lớp 9 đến lớp 12.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn
đề GDGT học đường ở trường THPT. Người nghiên cứu xin lược khảo một số
hội thảo và luận văn tốt nghiệp có nội dung liên quan đến đề tài người ngiên
cứu thực hiện như sau:
Chương trình hành động phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001 –
2005, Bộ GD – ĐT phối hợp với Cục phòng chống tệ nạn xã hội – Bộ LĐ – TB
– XH đã xây dựng một số chương trình khung GDGT hướng vào phòng chống
mại dâm ở các bậc học.
GDGT và SKSS (VIE 97. P13). GDGT được đề cập đến trong mối quan
hệ với GD SKSS và dân số.
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
9
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
GD lối sống lành mạnh trong quan hệ người khác giới (đề tài hợp tác
giữa Viện Khoa học GD và Cục phòng chống tệ nạn xã hội – Bộ LĐ – TB –
XH), để GD phòng xa và ngăn ngừa các em sa vào tệ nạn mại dâm, nhưng mới
chỉ ở mức độ xác định những nội dung GD có thể khai thác qua các môn học
theo chương trình chưa đổi mới.
Cơ sở khoa học của khung chương trình GD giới tính – phòng chống
mại dâm cho HS và sinh viên (Bộ GD – ĐT hợp tác với Cục phòng chống tệ
nạn xã hội – Bộ LĐ – TB – XH), trong đó đã xác định mục đích và nội dung
GDGT, phòng chống mại dâm trong chỉnh thể và hệ thống; xem xét, kế thừa và
tận dụng những nội dung mới để tạo ra một chương trình GD cập nhật, hữu
hiệu thông qua cả hai con đường lồng ghép qua giờ lên lớp và tổ chức hoạt
động ngoại khóa.
GDGT cho HS phổ thông thông qua hoạt động ngoại khóa (Tiểu dự án
hợp tác giữa Viện Khoa học GD với quỹ nhi đồng Anh), nằm trong khuôn khổ
của dự án “can thiệp phòng chống HIV cho vị thành niên” nhằm giúp cho các
em biết sống lành mạnh, có trách nhiệm trong quan hệ giới tính.
Huỳnh Thị Thùy Liên, 2006. Khảo sát thực trạng giáo dục giới tính và
tâm sinh lý của học sinh phổ thông ở quận Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh. Khóa
luận tốt nghiệp, sinh viên bộ môn sư phạm kỹ thuật, trường ĐH Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh, niên khóa 2002 – 2006.
Nghiên cứu nổi lên một số ưu điểm như: Tham khảo nhiêu tài liệu,
phương pháp cụ thể, rõ ràng, có kết luận, kiến nghị đầy đủ và cụ thể, theo
người nghiên cứu là một đề tài mới mẻ và khá nhạy cảm. Tuy nhiên trong
nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như: có nhiều lỗi chính tả, lỗi fomat, và đặc
biệt đề tài vẫn chưa đào sâu nghiên cứu kỹ mà chỉ đi được những điều căn bản,
trong quá trình thực hiện tác giả cũng đã bộc lộ tính thiếu khoa học trong
nghiên cứu, như: khi hỏi về QHTD thì tác giả chỉ dám hỏi dưới tên “chuyện
ấy” mà không dám hỏi thẳng là QHTD trong khi nếu nói “chuyện ấy” thì chưa
rõ ràng.
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
10
SVTH: Nguyễn Thị Quang
Khóa luận tốt nghiệp
Ngành SPKTCNN
2.2 Các khái niệm cơ bản
2.2.1 Khái niệm về giáo dục
Theo Nguyễn Thanh Bình (2005), GD nhìn dưới góc độ hoạt động, đó là
quá trình thế hệ trước truyền đạt lại kinh nghiệm lịch sử - xã hội cho thế hệ sau
nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống lao động cần thiết để tiếp tục phát
triển xã hội. GD còn hàm chứa tự GD, vì lẽ GD sẽ không đạt kết quả nếu cá
nhân được GD không làm cho những điều mang đến cho cá nhân đó trở thành
cái của mình.
Theo Phan Thanh Long (2006), GD là quá trình tác động có mục đích, có
tổ chức của nhà GD đến đối tượng GD nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển nhân
cách riêng của mỗi HS và đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của toàn xã
hội.
Theo Nguyễn An (1996), GD là một từ Hán – Việt chứa đựng hai nội dung:
+ Giáo có nghĩa là dạy dỗ, bảo ban.
+ Dục có nghĩa là nuôi nấng, chăm sóc.
- Về bản chất, GD là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử
xã hội của các thế hệ loài người.
- Về hoạt động, GD là quá trình tác động của xã hội và các nhà GD đến các đối
tượng GD để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách.
Tóm lại, GD là quá trình truyền thụ và lĩnh hội một hệ thống tri thức
được khái quát trong các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,…
Từ những quan điểm trên về GD có thể thấy, các tác giả có sự nhấn
mạnh về tác động có ý thức, có mục đích đến người được GD, tính tích cực chủ
thể của cá nhân dưới sự tác động của nhu cầu, nguyện vọng, khả năng, khuynh
hướng tự thể hiện và tự khẳng định mình.
2.2.2 Khái niệm về giới
Theo Thái Thị Ngọc Dư (2006), giới là một khái niệm tương đối phức
tạp, có nhiều góc độ nghiên cứu và theo nhiều quan điểm khác nhau:
- Giới có thể hiểu theo nghĩa sinh học, là một tập hợp những đặc điểm sinh lý
cơ thể đặc trưng ở người như đặc điểm về di truyền, hệ cơ quan sinh lý cơ thể
mà điển hình là cơ quan sinh dục. Ở con người có hai loại hệ cơ quan sinh dục
GVHD: Hà Thị Ngọc Thương
11
SVTH: Nguyễn Thị Quang