Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

TÌM HIỂU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÕ THỊ SÁU QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÕ THỊ SÁU
QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: HÀ THỊ NGỌC THƯƠNG
SVTH: TRẦN THỊ MINH THÚY
NIÊN KHÓA: 2007 - 2011
MSSV: 07158062

Tp.HCM, tháng 5/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM

Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
của học sinh trường trung học phổ thông Võ Thị Sáu,
quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Tác giả

TRẦN THỊ MINH THÚY


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng cử nhân chuyên ngành
Sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp

Tp.HCM, tháng 5/2011


LỜI CẢM ƠN
Trong suố t quá triǹ h ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành luâ ̣n văn này

, tôi đã nhâ ̣n

đươ ̣c sư ̣ động viên của Bố, mẹ, sự hướng dẫn , giúp đỡ quý báu của các thầy cô ,
các anh chị , các em và các bạn . Với lòng kin
́ h tro ̣ng và biế t ơn s âu sắ c tôi xin
đươ ̣c bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới :
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Bố, Mẹ và những người thân trong
gia đình, cảm ơn những tình cảm và những lời động viên con trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn này.
Ban giám hiê ̣u Trư ờng Đại Học Nông Lâm đã ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn .
Giảng viên Hà Thị Ngọc Thương, người cô kính mế n đã hế t lòng giúp đỡ ,
dạy bảo , đô ̣ng viên và ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n

thuâ ̣n lơ ̣i cho tôi trong suố t quá trin
̀ h

học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp .
Tôi cũng xin thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đến qúy thầy cô
trong Bộ Môn Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp, những người đã trang bị
cho tôi rất nhiều kiến thức chuyên ngành, cũng như sự chỉ bảo, giúp đỡ tận

tình của quý Thầy Cô đối với tôi trong suốt quá trình học tập. Tất cả các kiến
thức mà tôi lĩnh hội được từ bài giảng của các Thầy Cô là vô cùng quý giá.
Tôi cũng xin được cảm ơn Ban Giám Hiệu trường trung học phổ thông
Võ Thị Sáu, cùng các em học sinh thân mến đã tạo điều kiên thuận lợi cho
tôi được khảo sát thu thập số liệu.
Xin gửi lới cảm ơn tới ba ̣n bè , những người đã đô ̣ng viên và giúp đỡ tôi
trong những lúc tôi gă ̣p khó khăn .

i


TÓM TẮT
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đất nước ngày càng tiến bộ, con
người dường như quá bận rộn với công việc mưu sinh hàng ngày và những
tham vọng trong cuộc sống, nên ngày càng có nhiều người đang dần đánh mất
nhân cách của bản thân. Nhân cách không phải sinh ra đã có mà được hình
thành, phát triển và chịu tác động của nhiều yếu tố. Các em trong lứa tuổi
trung học cơ sở đã bắt đầu có ý thức cá nhân, muốn tự khẳng định mình và
muốn được người khác công nhận. Quan trọng nhất, trong giai đoạn này, các
em dễ bị tác động bởi bạn bè và môi trường bên ngoài. Nhằm hiểu rõ những tác
nhân ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các em ở giai đoạn này và
giúp các em phát triển nhân cách của bản thân, người nghiên cứu chọn đề tài:
“Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của học sinh
trường trung học phổ thông Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí
Minh”.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011.
Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình thực hiện đề tài người nghiên cứu đã
sử dụng các phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
điều tra khảo sát bằng phiếu câu hỏi, phương pháp thống kê toán học, phương
pháp quan sát, phương pháp phân tích định lượng, định tính.

Trong đề tài này, người nghiên cứu đã tìm hiểu những vấn đề sau:
- Sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội đến quá trình hình thành và phát
triển nhân cách ở học sinh.
- Sự tác động của “Tự giáo dục” đến sự phát triển nhân cách của mỗi học sinh.
Đề tài sử dụng 450 phiếu câu hỏi điều tra và thu lại được 438 phiếu. Trong
đó có 429 phiếu hợp lệ và 9 phiếu không hợp lệ. Và kết quả thu được:
- Gia đình là nơi có thế mạnh đặc biệt trong việc hình thành và phát triển
nhân cách của học sinh, vì gia đình là nơi các em sinh ra và lớn lên, những

ii


tiếng nói đầu đời, những bài học đầu tiên về nhân cách đều xuất phát từ gia
đình.
- Nhà trường là nơi định hướng quá trình hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh. Vì khi các em học trong vào nhà trường, tham gia và tuân
theo những nội quy, những hoạt động trong nhà trường, tức là các em đang ở
trong môi trường giáo dục, những điều các em làm đúng, làm tốt sẽ được mọi
người khen thưởng và đồng tình, còn nếu những việc các em làm không đúng
sẽ được nhà trường xử phạt.
- Các vấn đề kinh tế, chính trị, tệ nạn xã hội ảnh hưởng lớn đến sự hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh. Vì khi các em hòa nhập vào môi
trường xã hội, theo dõi các thông tin về kinh tế, về chính trị các em sẽ mở rộng
tầm nhìn, tiếp xúc với nhiều người, gặp nhiều tình huống mà các em chưa từng
gặp trong gia đình và nhà trường.
- Qúa trình tự giáo dục của học sinh còn yếu ở một bộ phận không nhỏ các
em học sinh, các em chưa chịu khó học hỏi, tính ít kỉ cao, chỉ lo cho bản thân
mình mà chưa nghĩ tới người khác, lúc nào cũng coi mình là trung tâm của vũ
trụ, bên cạnh đó những em học sinh có cái nhìn đúng đắn, thực tế ngoài xã hội,
có ý thức góp phần xây dựng còn ít. Vì thế vai trò của tự giáo dục, tự rèn luyện

cũng như sự tác động thường xuyên của phụ huynh và nhà trường có ý nghĩa
đặc biệt trong việc hoàn thiện và phát triển nhân cách.

iii


MỤC LỤC
Trang

Lời cảm ơn ...................................................................................................... i
Tóm tắt ........................................................................................................... ii
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................x
Danh mục các bảng ........................................................................................ xi
Danh mục các biểu đồ ................................................................................... xiii
Lời ngỏ .............................................................................................................1
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ...............................................................................2
1.1 Lí do chọn đề tài ...................................................................................3
1.2 Vấn đề nghiên cứu ................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................3
1.4 Mục đích nghiên cứu ............................................................................3
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................3
1.6 Giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................4
1.7 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................5
1.7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................5
1.7.2 Phương pháp điều tra, khảo sát ....................................................5
1.7.3 Phương pháp quan sát ..................................................................6
1.7.4 Phương pháp phân tích ................................................................6
1.8 Đối tượng và khách thể nghiên cứu......................................................6
1.8.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................6


iv


1.8.2 Khách thể nghiên cứu ..................................................................6
1.9 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................6
1.10 Cấu trúc luận văn ................................................................................7
1.11 Các khái niệm của đề tài .....................................................................8
1.12 Tiến trình thực hiện ............................................................................8
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................10
2.1 Lược khảo một số vấn đề nghiên cứu trước đây ..................................10
2.2 Định nghĩa nhân cách ...........................................................................11
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách .............................13
2.3.1 Yếu tố môi trường xã hội...............................................................13
2.3.2 Yếu tố nhà trường ..........................................................................14
2.3.3 Yếu tố gia đình................................................................................15
2.3.4 Yếu tố bản thân ..............................................................................17
2.3.5 Giáo dục và tự giáo dục .................................................................18
2.3.6 Mối quan hệ giữa đạo đức và nhân cách .......................................20
2.4 Các đặc điểm cơ bản của nhân cách ....................................................21
2.4.1 Tính thống nhất của nhân cách .....................................................21
2.4.2 Tính ổn định của nhân cách ..........................................................21
2.4.3 Tính tích cực của nhân cách .........................................................22
2.4.4 Tính giao lưu của nhân cách .........................................................22
2.5 Các kiểu nhân cách .............................................................................23
2.5.1 Phân loại nhân cách theo hướng giá trị ........................................23
v


2.5.2 Phân loại nhân cách qua giao tiếp ................................................24
2.5.3 Phân loại nhân cách qua bộc lộ bản thân trong các mối quan hệ

(H.J. Eysenck) ..................................................................................................23
2.6 Cấu trúc tâm lí của nhân cách...............................................................24
2.7 Các phẩm chất tâm lí của nhân cách ....................................................25
2.7.1 Tình cảm ......................................................................................25
2.7.2 Mặt ý chí của nhân cách...............................................................26
2.8 Những thuộc tính tâm lí của nhân cách ................................................27
2.8.1 Xu hướng nhân cách và động cơ của nhân cách ..........................27
2.8.2 Tính cách ......................................................................................28
2.8.3 Khí chất ........................................................................................28
2.8.4 Năng lực .......................................................................................28
2.9 Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông ....................................29
2.9.1 Khái niệm tuổi thanh niên ...........................................................29
2.9.2 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ ................................................30
2.10 Sự hình thành và phát triển nhân cách................................................30
2.10.1 Các yếu tố chi phối đến sự hình thành nhân cách .....................31
2.10.1.1 Giáo dục và nhân cách.......................................................31
2.10.1.2 Hoạt động và nhân cách ....................................................32
2.10.1.3 Giao tiếp và nhân cách ......................................................33
2.10.1.4 Tập thể và nhân cách .........................................................34
2.10.2 Sự hoàn thiện nhân cách ...........................................................34

vi


Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................35
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................35
3.2 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ............................................................35
3.3 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................38
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ...................................................38
3.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát .....................................................38

3.3.3 Phương pháp quan sát...................................................................40
3.3.4 Phương pháp phân tích .................................................................40
3.3.4.1 Phương pháp phân tích định lượng .....................................40
3.3.4.1 Phương pháp phân tích định tính .........................................40
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................41
4.1 Kết quả phiếu khảo sát ý kiến của học sinh trường trung học phổ thông
Võ Thị Sáu .......................................................................................................42
4.2 Kết quả nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển nhân cách của học sinh ....................................................................42
4.2.1 Yếu tố gia đình................................................................................42
4.2.1.1 Hình tượng để học tập về kỹ năng sống, cách giao tiếp, cách ứng
xử trong xã hội của HS.....................................................................................42
4.2.1.2 Mức độ phụ giúp gia đình của học sinh .......................................44
4.2.1.3 Cách hành xử của học sinh khi không được phép đi chơi ...........47
4.2.1.4 Cách ứng xử của học sinh
khi bất đồng quan điểm với người lớn....................................................49

vii


4.2.1.5 Biểu tượng và hình mẫu cho sự phấn đấu, hoàn thiện nhân cách
của HS .............................................................................................................. 51
4.2.1.6 Tranh cãi trong gia đình ...............................................................54
4.2.2 Yếu tố bản thân .................................................................................57
4.2.2.1 Mức độ đúng giờ của các em học sinh .......................................58
4.2.2.2 Mức độ giữ đúng lời hứa của các em học sinh ............................58
4.2.2.3 Mức độ thường mơ tưởng về tương lai của các em học sinh ......61
4.2.2.4 Phản ứng của học sinh trước sự góp ý của người khác ...............63
4.2.2.5 Quan điểm của các em học sinh trường trung học phổ thông Võ
Thị Sáu khi gặp khó khăn trong cuộc sống .....................................................65

4.2.3 Yếu tố nhà trường .............................................................................68
4.2.3.1 Phản ứng của học sinh khi bạn học không vừa ý mình ...............68
4.2.3.2 Thái độ của học sinh khi muốn làm quen với bạn mới ...............70
4.2.3.3 Thái độ của học sinh trong giờ học .............................................73
4.2.3.4 Biểu hiện của học sinh trong lớp học ..........................................75
4.2.3.5 Sự ngưỡng mộ của học sinh đối với giáo viên ............................77
4.2.4 Yếu tố xã hội .....................................................................................80
4.2.4.1 Mức độ chào hỏi của học sinh đối với hàng xóm ........................80
4.2.4.2 Mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa do trường hay địa
phương tổ chức của học sinh............................................................................82
4.2.4.3 Mức độ tham giá nhóm học tập, câu lạc bô của học sinh ............83
4.2.4.4 Mức độ giúp đỡ người khác của học sinh....................................84
4.2.4.5 Sự thể hiện của học sinh trong đám đông ....................................87
viii


Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................89
5.1 Kết luận ......................................................................................................89
5.1.1 Sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội đến quá trình hình thành
và phát triển nhân cách ở học sinh ...................................................................89
5.1.2 Sự tác động của “Tự giáo dục” đến sự phát triển nhân cách của mỗi
học sinh trường trung học phổ thông Võ Thị Sáu............................................90
5.2 Kiến nghị ....................................................................................................91
5.2.1 Đối với gia đình .................................................................................91
5.2.2 Đối với nhà trường ............................................................................92
5.2.3 Đối với xã hội ....................................................................................92
5.2.4 Đối với cá nhân các em học sinh .......................................................93
5.3 Hướng phát triển của đề tài ........................................................................93
Phụ lục
Tài liệu tham khảo


ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NNC: Người nghiên cứu
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
THPT: Trung học phổ thông
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
CTV: Cộng tác viên

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng ............................................................................................................ Trang
4.1 Hình tượng để học tập về kỹ năng sống, cách giao tiếp, cách ứng xử trong
xã hội của HS .................................................................................................42
4.2 Nơi sống của các em hiện nay..................................................................44
4.3 Mức độ phụ giúp gia đình của HS ...........................................................45
4.4 Cách hành xử của HS khi không được phép đi chơi ................................47
4.5 Cách ứng xử khi HS bất đồng quan điểm với người lớn .........................49
4.6 Biểu tượng và hình mẫu của HS
cho sự phấn đấu, hoàn thiện nhân cách ..........................................................51
4.7 Nhận xét của các em về người hiểu và
thương mình nhất trong gia đình ..................................................................53
4.8 Quan điểm của các em về lúc ba mẹ tuyệt vời nhất ................................55
4.9 Mức độ đúng giờ của các em HS .............................................................57

4.10 Mức độ giữ đúng lời hứa của các em học sinh ......................................58
4.11 Thái độ khi quyết định làm việc của các em HS....................................60
4.12 Mức độ mơ tưởng về tương lai của các em học sinh .............................61
4.13 Phản ứng của học sinh trước sự góp ý của người khác ..........................63
4.14 Quan điểm của các em khi gặp khó khăn trong cuộc sống ....................65
4.15 Quan điểm về kết quả công việc của các em khi dự định thực hiện ......67
4.16 Phản ứng của HS khi bạn học không vừa ý mình ..................................69
4.17 Thái độ của HS khi làm quen với bạn mới ............................................70
4.18 Phản ứng của HS khi bạn bè thách thức ................................................72
xi


4.19 Thái độ của HS trong giờ học ................................................................73
4.20 Thái độ của HS trong lớp học ................................................................74
4.21 Biểu hiện của HS trong lớp học .............................................................75
4.22 Mối quan hệ của HS với các bạn trong lớp ............................................76
4.23 Sự ngưỡng mộ GV của HS ....................................................................77
4.24 Tính cách của GV được yêu mến nhất ...................................................79
4.25 Mức độ chào hỏi của HS ........................................................................81
4.26 Mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa của HS ở trường và địa
phương ...........................................................................................................82
4.27 Mức độ tham gia nhóm học tập, câu lạc bộ của HS ..............................83
4.28 Mức độ giúp đỡ người khác của HS .....................................................84
4.29 Mức độ quan tâm người khác của HS ....................................................86
4.30 Sự thể hiện mình của HS trong đám đông .............................................87

xii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ ........................................................................................................ Trang
4.1 Hình tượng để học tập về kỹ năng sống, cách giao tiếp, cách ứng xử trong
xã hội của HS .................................................................................................43
4.2 Mức độ phụ giúp gia đình của HS ...........................................................45
4.3 Cách hành xử của HS khi không được phép đi chơi ................................48
4.4 Cách ứng xử của HS khi bất đồng quan điểm với người lớn...................50
4.5 Biểu tượng và hình mẫu của HS cho sự phấn đấu,
hoàn thiện nhân cách ................................................................................. 52
4.6 Tranh cãi trong gia đình ...........................................................................54
4.7 Mức độ đúng giờ của các em HS ............................................................57
4.8 Mức độ giữ đúng lời hứa của các em HS .................................................59
4.9 Mức độ mơ tưởng về tương lai của các em HS ......................................61
4.10 Phản ứng của HS trước sự góp ý của người khác ..................................64
4.11 Quan điểm của các em khi gặp khó khăn trong cuộc sống ....................66
4.12 Phản ứng của HS khi bạn học không vừa ý mình ..................................69
4.13Thái độ của HS khi làm quen với bạn mới .............................................71
4.14 Thái độ của HS trong giờ học ................................................................73
4.15 Biểu hiện của HS trong lớp học .............................................................75
4.16 Sự ngưỡng mộ GV của HS ....................................................................78
4.17 Mức độ chào hỏi của HS ........................................................................81
4.18 Mức độ giúp đỡ người khác của HS ......................................................85
4.19 Sự thể hiện mình của HS trong đám đông .............................................87
xiii


GVHD: Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Minh Thúy

LỜI NGỎ

Khi chuyển sang phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và mở cửa hội nhập, nước ta quả là có một bước dài tiến bộ về kinh tế xã hội
và phát triển con người. Nhưng cũng đã đặt ra những vấn đề mới, phức tạp, nhất là
vấn đề tha hóa, khủng hoảng nhân cách trên nhiều phương diện liên quan tới quan
hệ giữa bản năng và văn hóa trong từng môi trường xã hội.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đất nước ngày càng tiến bộ, con
người dường như quá bận rộn với công việc mưu sinh hàng ngày và những tham
vọng trong cuộc sống, nên ngày càng có nhiều người đang dần đánh mất nhân cách
của bản thân. Nhân cách không phải sinh ra đã có mà được hình thành, phát triển
và chịu tác động của nhiều yếu tố. Các em trong lứa tuổi trung học cơ sở đã bắt đầu
có ý thức cá nhân, muốn tự khẳng định mình và muốn được người khác công nhận.
Các em có nhiều mối quan hệ và quan tâm đến nhiều sự việc đang diễn ra xung
quanh hơn. Quan trọng nhất, trong giai đoạn này, các em dễ bị tác động bởi bạn bè
và môi trường bên ngoài. Vậy những yếu tố đó là những yếu tố nào? Chúng có vai
trò ra sao trong việc phát triển nhân cách của học sinh? Đặc điểm tâm sinh lý của
mỗi học sinh ở mỗi giai đoạn phát triển rất khác nhau. Nhằm hiểu rõ những tác
nhân ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các em ở giai đoạn này và giúp các
em phát triển nhân cách của bản thân, người nghiên cứu chọn đề tài: “Tìm hiểu
những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển nhân cách của học sinh trƣờng
trung học phổ thông Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh”

Khóa luận tốt nghiệp

-1-

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thương


SVTH: Trần Thị Minh Thúy

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Quá trình hình thành nhân cách cho học sinh là một quá trình phức tạp. Mỗi một
phẩm chất đạo đức của học sinh là kết qủa tác động của rất nhiều yếu tố chủ quan
và khách quan, chúng có mối quan hệ lẫn nhau. Bên cạnh đó, nhân cách và sự hình
thành nhân cách cũng là vấn đề trung tâm của tâm lí học và cũng là nguồn gốc của
cả hệ thống khoa học về con người, vừa có ý nghĩa lí luận vừa có ý nghĩa thực tế
lớn lao (Nguyễn Quang Uẩn và ctv, 2000). Ngoài ra, giá trị của con người không
phụ thuộc vào địa vị, tuổi tác, chức quyền, tài năng, học vấn, tiền của, sắc đẹp,…
mà nó được thể hiện qua nhân phẩm hay nhân cách của người đó. Thế nhưng khi xã
hội ngày càng phát triển, con người ngày càng có của ăn, của mặc hơn thì nhân cách
đang dần bị xem nhẹ, không ít người đã tự đánh mất nhân cách của bản thân vì
những mối lợi trước mắt và tình hình nhân cách học sinh hiện nay là một vấn đề rất
được quan tâm.
Hiểu được tâm sinh lý trong quá trình phát triển nhân cách của học sinh, quan
tâm đến nhu cầu phát triển của từng học sinh, đồng thời hướng các em quan tâm
nhiều hơn đến việc học tập, qua việc hướng dẫn các em lập kế hoạch, hợp tác, giao
tiếp…trong các bài học trên lớp và ở nhà. Qua đó, các em sẽ yêu thích hơn việc
khám phá thế giới tri thức, đồng thời cũng có cơ hội tự khẳng định bản thân mình
với mọi người xung quanh, nhưng vẫn biết tôn trọng người khác cũng như có trách
nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, hướng các em phát huy lòng
tự trọng, biết yêu thương; thích nghi với cuộc sống một cách độc lập và nhất là biết
cách kiềm chế cảm xúc của mình để các em dễ dàng hòa nhập vào thế giới đang bắt
đầu rộng mở hơn trong lứa tuổi của mình.
Chính vì thấy được tầm quan trọng của nhân cách, đồng thời muốn hiểu thêm về
đặc điểm tâm sinh lý và những yếu tố tác động đến sự phát triển nhân cách của học
sinh, là đối tượng mà người nghiên cứu sẽ tiếp cận trong quá trình làm việc sau này.

Khóa luận tốt nghiệp

-2-

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Minh Thúy

Do đó, người nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu những yếu tố
ảnh hƣởng đến sự phát triển nhân cách của học sinh trƣờng trung học phổ
thông Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh”
1.2 Vấn đề nghiên cứu
-

Sự tác động của nhà trường, gia đình, xã hội, bản thân đến quá trình hình
thành và phát triển nhân cách ở học sinh.

-

Sự tác động của “Tự giáo dục” đến sự phát triển nhân cách của mỗi học sinh.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Câu hỏi 1: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của học sinh?
Câu hỏi 2: Nhà trường có phải là nơi định hướng quá trình hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh hay không?
Câu hỏi 3: Gia đình có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của

học sinh như thế nào?
Câu hỏi 4: Các vấn đề kinh tế, chính trị, tệ nạn xã hội có ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh hay không?
Câu hỏi 5: “Tự giáo dục” tác động như thế nào tới sự hình thành và phát triển
nhân cách của học sinh?
1.4 Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân
cách của học sinh trung học phổ thông. Đồng thời người nghiên cứu sẽ hiểu thêm
đặc điểm tâm sinh lý học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy ở bậc
phổ thông.
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài được thực hiện với các nhiệm vụ sau:
Khóa luận tốt nghiệp

-3-

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Minh Thúy

Nhiệm vụ 1: (phục vụ câu hỏi 1)
Xây dựng cơ sở lí luận của vấn đề: lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển nhân cách.
Nhiệm vụ 2: (phục vụ câu hỏi 2, 3, 4, 5)
Tìm hiểu sự tác động của các yếu tố nhà trường, gia đình, xã hội, bản thân đến sự
hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân:
+ Tìm hiểu sự tác động của nhà trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách

của học sinh.
+ Tìm hiểu sự tác động của gia đình đến sự hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh.
+ Tìm hiểu sự tác động của các vấn đề kinh tế, chính trị, tệ nạn xã hội đến sự hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh.
+ Tìm hiểu “tự giáo dục” tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh.
Nhiệm vụ 3: (phục vụ câu hỏi 2, 3, 4, 5)
Đề ra những kiến nghị, giải pháp giúp hoàn thiện quá trình hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh.
1.6 Giả thuyết nghiên cứu
Theo người nghiên cứu, tất cả các yếu tố: gia đình, nhà trường, các vấn đề kinh
tế, chính trị, xã hội đều có ảnh hưởng nhất định đến định hướng giá trị nhân cách
của học sinh THPT, song mỗi yếu tố có sự ảnh hưởng ở mức độ mạnh yếu khác
nhau. Trong số các yếu tố này thì yếu tố gia đình có mức độ ảnh hưởng và tác động
mạnh nhất đến định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT.
Nhân cách bị chi phối khi thiếu niên thiếu nhận xét, thiếu tự tin, dễ lệ thuộc vào
lối sống bạn bè và người ngoài. Đây là những ảnh hưởng xấu, hậu quả tai hại.
Khóa luận tốt nghiệp

-4-

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Minh Thúy

Ngược lại, nếu bạn bè và người ngoài là những thành phần tốt, có uy tín, có ảnh

hưởng ngoài xã hội, tuổi trẻ sẽ kính phục và học hỏi được nhiều. Ở đây, thầy cô
cũng như các vần đề về kinh tế, xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc trau
dồi nhân cách học sinh. Học sinh tiểu học học hỏi nhân cách thầy cô giáo nhiều hơn
học sinh trung học vì chỉ có một thầy hay một cô giáo trong lớp, học sinh trung học
thì có nhiều hơn. Tuy nhiên, những thầy cô ở trung học hay phổ thông không vì lí
do đó mà ít ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của học sinh.
Gia đình ảnh hưởng lớn nhất đến định hướng giá trị nhân cách của học sinh
THPT bởi: gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người.
Những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động qua lại đầu
tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ. Trong gia đình, các em nhận được những
kinh nghiệm và kỹ năng sống đầu tiên; các hình thức giáo dục con cái trong gia đình
có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT; có mối
liên hệ giữa định hướng giá trị nhân cách của học sinh THPT với mức độ quan tâm
của cha mẹ đến đời sống tâm lý và tinh thần của các em.
1.7 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.7.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Người nghiên cứu tìm đọc các sách, báo, tạp chí, internet… liên quan đến vấn
đề nghiên cứu. Cụ thể là tìm đọc các tài liệu liên quan đến sự hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh. Sau đó sắp xếp và tổng hợp theo cách hiểu của mình
để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. (phục vụ nhiệm vụ 1, 2, 3)

1.7.2 Phƣơng pháp điều tra, khảo sát
Người nghiên cứu dùng phương pháp này để phát phiếu điều tra học sinh nhằm
thu thập số liệu cho vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, người nghiên cứu còn trò chuyện
với một số giáo viên và phụ huynh học sinh để khảo sát ý kiến của họ. (phục vụ
nhiệm vụ 2, 3)
Khóa luận tốt nghiệp

-5-


Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Minh Thúy

1.7.3 Phƣơng pháp quan sát
Người nghiên cứu trực tiếp quan sát các hành vi đạo đức, cách cư xử trong các
mối quan hệ thầy trò, bạn bè…của học sinh trong giờ học cũng như giờ ra chơi, sinh
hoạt ngoại khóa. (phục vụ nhiệm vụ 2, 3)
1.7.4 Phƣơng pháp phân tích
Các số liệu thu thập được sẽ được phân tích như sau:
Phương pháp phân tích định lượng
Số liệu thu thập được tính theo tỷ lệ phần trăm và vẽ biểu đồ dựa trên phần
mềm Microsoft Excel để đánh giá từng nội dung khảo sát.
Phương pháp phân tích định tính
Phân tích những dữ liệu thu thập được qua các câu hỏi mở, câu hỏi đóng và câu
hỏi kết hợp. (phục vụ nhiệm vụ 2, 3)
1.8 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
1.8.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
1.8.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh, giáo viên, phụ huynh trường THPT Võ Thị Sáu
Sách, báo, internet…
1.9 Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ thực hiện:
Không gian: Trường THPH Võ Thị Sáu, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Quy mô: 450 học sinh, trong phạm vi 3 khối: 10, 11, 12.


1.10 Cấu trúc luận văn
Khóa luận tốt nghiệp

-6-

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Minh Thúy

Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Giới Thiệu
Nhằm tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý và những yếu tố tác động đến sự phát
triển nhân cách của học sinh, là đối tượng mà người nghiên cứu sẽ tiếp cận trong
quá trình làm việc sau này. Do đó, người nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đền sự phát triển nhân cách của học sinh trường
trung học phổ thông Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh”
Phần giới thiệu nêu lên vấn đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu.
Chương 2: Cơ Sở Lí Luận
Lược khảo một số vấn đề nghiên cứu trước đây.
Khái quát sự phát triển nhân cách.
Nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của học sinh như:
yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, yếu tố nhà trường, yếu tố gia đình, yếu tố phát
triển, yếu tố ý thức, yếu tố vô thức, yếu tố giao tiếp, hoạt động và nhân cách, giao
lưu và nhân cách, yếu tố sinh thể, giáo dục và tự giáo dục.

Nêu các đặc điểm cơ bản của nhân cách đó là: tính thống nhất, ổn định, tích
cực và giao lưu của nhân cách.
Phân loại nhân cách theo hướng giá trị, qua giao tiếp và qua bộc lộ bản thân
trong các mối quan hệ.
Sự hoàn thiện nhân cách.
Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông: khái niệm tuổi thanh niên, đặc
điểm của sự phát triển trí tuệ.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp

-7-

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Minh Thúy

Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: tài liệu, điều tra, khảo sát, quan sát, phân tích.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
1.11 Các khái niệm của đề tài
Nhân cách: tư cách và phẩm chất con người.
Yếu tố: bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc, hiện tượng.
1.12 Tiến trình thực hiện

STT


1

THỜI
GIAN
8/2010

8/2010
2

đến
9/2010

3

HOẠT ĐỘNG

10/2010

11/2010
4

Đăng ký đề tài khóa
luận

Thu thập tài liệu, viết
đề cương.

Chỉnh sửa đề cương


NGƯỜI THỰC
HIỆN

GHI CHÚ

Người nghiên cứu

Người nghiên cứu

Người nghiên cứu

Viết cơ sở lí luận và kế
hoạch

hiện Người nghiên cứu

thực

nghiên cứu
1/2011
5

Khóa luận tốt nghiệp

Thực hiện nghiên cứu.

-8-

Người nghiên cứu


Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Minh Thúy

Báo cáo tiến độ thực
1/2011
6

đến 2/2011

hiện, khảo sát, phân
tích kết quả và chỉnh
sửa

với

giáo

viên Người nghiên cứu

hướng dẫn.

7

3/2011 đến Viết kết luận, hoàn
4/2011
chỉnh khóa luận, báo Người nghiên cứu

cáo kết quả sơ bộ.

8

5/2011

Hoàn chỉnh khóa
luận.

Người nghiên cứu

Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khóa luận tốt nghiệp

-9-

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thương

SVTH: Trần Thị Minh Thúy

2.1 Lƣợc khảo một số vấn đề nghiên cứu trƣớc đây
Ngày nay, con người gần như quá bận rộn với cuộc sống với những vấn đề mưu
sinh mà coi nhẹ nhân cách của bản thân. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều sách báo
đề cập đến vấn đề nhân cách của con người như một hồi chuông cảnh tỉnh, nhằm
giúp mọi người thấy được những thiếu xót và tự hoàn thiện bản thân mình. Sau đây
là một số giáo trình đề cập tới nhân cách của con người:

- Giáo trình “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” của tác giả Bùi Ngọc
Oánh chủ biên, do trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh biên soạn 2006.
Tác giả đã nêu lên nhân cách là chủ yếu của hành vi đạo đức và tác giả cũng đưa ra
con đường hoàn thiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông.
- Giáo trình “Những vấn đề lý luận và phương pháp luận Tâm lý học” của tác giả
B.Ph.Lomov, do nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội dịch từ nguyên bản tiếng
Nga, phát hành năm 2000.
+ Ưu điểm: Tác giả nêu lên quan hệ xã hội là nền tảng cơ bản của các thuộc tính
nhân cách, xu hướng nhân cách và tác giả cũng nêu lên thái độ chủ quan của cá
nhân.
+ Nhược điểm: Tác giả chưa nêu bật được sự quyết định của gia đình tới quá trình
hình thành nhân cách của cá nhân.
- Giáo trình “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” của Bộ giáo dục và đào
tạo, do nhà xuất bản Giáo dục biên soạn năm 2002.
+ Ưu điểm: Tác giả nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của lứa
tuổi học sinh THPT, những đặc điểm nhân cách chủ yếu và tác giả cũng đưa ra vấn
đề giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông..
+ Nhược điểm: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của tác giả
chưa được đề cập rõ trong giáo trình này
- Giáo trình “Tâm lí học đại cương” của tác giả Nguyễn Quang Uẩn, do nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn 2000.

Khóa luận tốt nghiệp

- 10 -

Ngành SPKTCNN



×