Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪSÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY VIẾT (Mimusops elengii L.) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.95 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

ĐỖ HUY ĐỊNH

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY VIẾT (Mimusops elengii L.)
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

ĐỖ HUY ĐỊNH

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY VIẾT (Mimusops elengii L.) TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: T.S VŨ THỊ NGA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Luận văn tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi vô cùng
biết ơn công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, ơn dạy dỗ của thầy cô Trường
Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, sự quan tâm giúp đỡ của các anh, các chị và
toàn thể người thân trong gia đình.
Tôi xinh chân cảm ơn cô Vũ Thị Nga đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền
đạt những kiến thức vô cùng quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp,Bộ môn Quản lí tài nguyên rừng đã
có những ý kiến đóng góp cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc ban quản lí cây xanh công viên
Nguyễn Hữu Cảnh đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt đề tài.
Các bạn bè và tập thể lớp Quản lí Tài Nguyên Rừng niên khóa 2007 - 2011 đã
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu sâu hại và các biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên cây
viết tại Tp. Hồ Chí Minh” được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh thời gian từ
tháng 3 đến cuối tháng 6 năm 2011.
Kết quả đã thu được như sau:

1. Tại khu vực điều tra chúng tôi đã ghi nhận được 41 loài côn trùng thuộc
27 họ và 9 bộ bao gồm Bộ cánh thẳng (Orthoptera), Bộ cánh đều (Homoptera), Bộ
cánh nửa (Hemiptera), Bộ cánh cứng (Coleoptera), Bộ cánh vảy (Lepidoptera), Bộ
cánh bằng (Isoptera), Bộ bọ ngựa (Mantodea ), Bộ cánh mạch (Neuroptera), Bộ
cánh màng (Hymenoptera).
2. Trong số các loài côn trùng thu thập được có 37 loài côn trùng gây hại
(chiếm 90,24%) trong số đó có 2 loài gây hại nặng nhất là Xén tóc (Pachyteria
dimidiata Westwood) và rệp sáp giả dứa (Dysmicoccus neobrevipes Beardsley), đây
là 2 loài côn trùng gây hại chủ yếu trên cây Viết tại Tp. Hồ Chí Minh, nhất là xén
tóc nó gây hại rất nặng cho các cây Viết trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
3. Rệp sáp giả dứa (Dysmicoccus neobrevipes Beardsley) có hình Oval tròn
chiều dài trung bình là 3,18mm. Có 2 dạng có cánh (con đực) và không cánh (con
cái), trong đó Ấu trùng cái trước khi trưởng thành phải trải qua 3 tuổi ấu trùng với
thời gian khoảng 21 ngày, con cái sau trưởng thành có thể sống tiếp khoảng 20 ngày
mới chết, con cái đẻ con mỗi các thể cái cái có thể đẻ 216 con. Ấu trùng đực trải
qua 2 tuổi ấu trùng trước khi trở thành con trưởng thành có cánh, sau khi trưởng
thành chỉ sống được 6 ngày.
4. Xén tóc (Pachyteria dimidiata Westwood) Đầu có cặp hàm phát triển, mắt
kép màu đen bóng có 3 đôi chân khỏe và hai đôi cánh, cánh trước cứng màu nâu
đen, gần giữa cánh trước có vệt vàng to ở giữa đôi cánh, cánh dưới thuộc cánh
màng màu nâu nhạt. Râu đầu rất dài, cứng, chiều dài của râu bằng chiều dài của
thân, gồm 10 đốt, 4 đốt đầu màu đen và có nhiều lông nhỏ trên đốt, 6 đốt cuối màu

iii


vàng. Thành trùng đẻ trứng trên các vết sẹo ở đầu cành hoặc dùng hàm sắc bén cắn
vào vỏ cây rồi đẻ trứng. Ấu trùng nở ra đục dần vào bên trong nhánh gây héo ngọn.
5. Các loại thuốc hóa học và sinh học có hiệu lực phòng trừ Rệp sáp giả dứa
(Dysmicoccus neobrevipes Beardsley) tương đối cao, trong đó tốt nhất là sử dụng

carbosufal (0,02%) và thiamethoxam (0,0031%) với hiệu lực đạt 97,73% và 100%
sau 7 ngày phun.
6. Hiệu lực phòng trừ xén tóc bằng biện pháp thủ công khá cao còn biện
pháp hóa học và chế phẩm sinh học không cao chính vì vậy nên sử dụng biện pháp
thủ công trong việc phòng trừ xén tóc đục thân cây viết.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn................................................................................................... ii
Tóm tắt......................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................... viii
Danh sách các bảng ..................................................................................... ix
Danh sách các hình ...................................................................................... x
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Đặc điểm của cây Viết .................................................................................. 3
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố................................................................................ 3
2.1.2. Đặc điểm hình thái và cách trồng .............................................................. 3
2.2. Nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây viết ................................................ 4
2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của một số loại sâu hại chính
trên cây viết ......................................................................................................... 5
2.3.1. Rệp sáp giả dứa Dysmicoccus neobrevipes (Beardsley) ........................... 5

2.3.2. Xén tóc đục thân Pachyteria dimidiata ..................................................... 5
2.4. Đặc điểm một số loại thuốc hóa học và chế phẩm sinh học sử dụng trong thí
nghiệm phòng trừ sâu hại chính. ......................................................................... 6
2.4.1. HTD - 02 super........................................................................................... 6
2.4.2. HTG............................................................................................................ 7
2.4.3. Vibasu 10H ................................................................................................ 7
2.4.4. Regent 0,3 G............................................................................................... 8

v


2.4.5. Actara 25WG ............................................................................................ 8
2.4.6. SK En spray 99EC .................................................................................... 8
2.4.7. Marshal 200SC ........................................................................................... 9
2.4.8. Vibamec 1,8EC .......................................................................................... 9
2.4.9. Bementent WP .......................................................................................... 10
2.5. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ....................................................... 10
2.5.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 10
2.5.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu ......................................................................... 10
2.5.3. Địa hình ...................................................................................................... 13
2.5.4. Đặc trưng thổ nhưỡng ................................................................................ 13
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 15
3.1. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 15
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................. 15
3.3. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu .................................................... 15
3.3.1. Phương tiện nghiên cứu ............................................................................ 15
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 16
3.3.2.1. Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của sâu hại chính theo phương
pháp của viện bảo vệ thực vật (1997) .................................................................. 16
3.3.2.2. Điều tra biến động tác hại của một số sâu hại chính .............................. 17

3.3.3. Khảo sát hiệu lực phòng trừ sâu hại chính ................................................. 18
3.3.3.1. Khảo sát hiệu lực phòng trừ rệp sáp giả dứa .......................................... 18
3.3.3.2. Khảo sát hiệu lực phòng trừ xén tóc đục thân ........................................ 19
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 21
4.1. Thành phần sâu hại và thiên địch của cây viết.............................................. 21
4.2. Đặc điểm hình thái, sinh vật học của một số loài sâu hại chính, sâu hại và thiên
địch của sâu hại chính. ........................................................................................ 33
4.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh vật học của một số loài sâu hại chính ................ 33
4.2.1.1. Đặc điểm hình thái, đặc điểm gây hại và đặc điểm sinh vật học của rệp sáp
giả dứa mình xám D. neobrevipes tại Tp. Hồ Chí Minh. ..................................... 33

vi


4.2.1.2. Đặc điểm hình thái, đặc điểm gây hại và đặc điểm sinh vật học của xén tóc
Pachyteria dimidiata tại Tp. Hồ Chí Minh .......................................................... 34
4.2.2. Đặc điểm hình thái, đặc điểm gây hại của một số loài sâu hại khác trên cây
viết tại Tp. Hồ Chí Minh ...................................................................................... 37
4.2.2.1. Đặc điểm hình thái, đặc điểm gây hại của sâu lông vàng ....................... 37
4.2.2.2. Đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại của bọ xít muỗi ....................... 37
4.2.2.3. Đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại của Rệp sáp hình mũ .............. 37
4.2.2.4. Đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại của Cầu cấu xanh .................... 38
4.2.2.5. Đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại của Sâu bao ............................ 38
4.2.2.6. Đặc điểm hình thái và đặc điểm gây hại của Sâu ăn lá .......................... 38
4.3. Biến động tác hại của các loài sâu hại chính trên cây viết tại Bình Thạnh - Tp.
Hồ Chí Minh. ...................................................................................................... 39
4.3.1. Biến động tác hại của rệp sáp giả dứa D. neobrevipes tại Tp. Hồ Chí Minh
năm 2011 ............................................................................................................. 39
4.3.2. Biến động tác hại của xén tóc P.dimidiata tại Tp. Hồ Chí Minh ............... 41
4.4. Hiệu lực phòng trừ một số sâu hại chính trên cây viết bằng biện pháp hóa học,

sinh học và thủ công. ........................................................................................... 42
4.4.1. Hiệu lực phòng trừ rệp sáp giả dứa hại trên cây viết ................................. 42
4.4.2. Hiệu lực phòng trừ xén tóc P. dimidiata hại trên cây viết ........................ 43
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 47
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 47
5.2. Kiến Nghị ...................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 49
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 51

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. T.p: Thành Phố
2. LD50 (lethal dose): Liều Lượng gây chết trung bình
3. PROTA (Plant Resources of Tropical Africa): Tài nguyên thực vật nhiệt đới
Châu phi
4. BPBH: Bộ phận bị hại
5. MĐXH: Mức độ xuất hiện
6. NSP: Ngày sau phun
7.NSXL: Ngày sau xử lí

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG


Bảng 4.1: Số lượng côn trùng trên cây viết tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2011 ...... 21
Bảng 4.2: Các loài côn trùng gây hại trên cây viết tại Tp. Hồ Chí Minh ............ 23
Bảng 4.3: Các loài thiên địch trên cây viết tại Tp. Hồ Chí Minh ........................ 27
Bảng 4.4: Thời gian phát dục các pha và vòng đời của D. neobrevipes tại phòng thí
nghiệm trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh ......................................... 34
Bảng 4.5: Hiệu lực trừ D. neobrevipes của các loại thuốc trên cây viết tại Tp. Hồ
Chí Minh, Năm 2011............................................................................................ 42
Bảng 4.6: Hiệu lực phòng trừ xén tóc bằng thuốc hóa học ................................. 43
Bảng 4.7: Hiệu lực phòng trừ xén tóc bằng chế phẩm sinh học.......................... 44
Bảng 4.8: Hiệu lực phòng trừ xén tóc bằng biện pháp thủ công ........................ 45

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Nhiệt độ tại Tp. Hồ Chí Minh các các năm 2009, 2010, 2011 ........... 11
Hình 2.2: Độ ẩm tại Tp. Hồ Chí Minh các các năm 2009, 2010, 2011 .............. 11
Hình 2.3: Lượng mưa tại Tp. Hồ Chí Minh các các năm 2009, 2010, 2011 ...... 12
Hình 4.1: Tỷ lệ loài côn trùng theo bộ trên cây viết tại Tp. Hồ Chí Minh.......... 22
Hình 4.2: Ngài nâu (Achaea serva Fabricius) ..................................................... 28
Hình 4.3: Nhộng của ngài nâu............................................................................. 28
Hình 4.4: Ấu trùng của ngài nâu ......................................................................... 28
Hình 4.5: Ve sầu nâu (Chremistica sp.) .............................................................. 28
Hình 4.6: Rệp sáp giá dứa (Dysmicoccus neobrevipes Beardsley) ..................... 29
Hình 4.7: Rệp muội nâu (Toxoptera aurantii Boyer) ......................................... 29
Hình 4.8: Bọ phấn trắng (Bemisia argentifolii Bellows & Perring) ................... 29

Hình 4.9: Rệp sáp giả (Dysmicoccus grassii Leonardi) ...................................... 29
Hình 4.10: Rệp vảy trắng (Pinnaspis aspidistrae Signoret) ............................... 29
Hình 4.11: Rệp sáp bông (Icerya seychellaru).................................................... 29
Hình 4.12: Rệp sáp mềm nâu (Pulvinaria sp.) .................................................... 30
Hình 4.13: Rệp sáp bông tua dài (Icerya aegyptiaca)......................................... 30
Hình 4.14: Rệp sáp mềm hình mũ (Ceroplastes rusci Linnaeus) ....................... 30
Hình 4.15: Rệp sáp giả vằn (Ferrisia virgata Cockerell) ................................... 30
Hình 4.16: Rệp vảy tròn (Aonidiella aurantii Maskell) ...................................... 30
Hình 4.17: Quả bị Rệp vảy tròn (Aonidiella aurantii) ........................................ 30
Hình 4.18: Cào cào lá đốm (Penthimiola bella Stal) .......................................... 31
Hình 4.19: Mối (Microcerotermes crassus Snyder) ........................................... 31
Hình 4.20: Ve sầu 2 sừng (Tolania sp) ............................................................... 31
Hình 4.21: Cơ cấu xanh (Hypomeces squamosus Fabricius.) ............................. 31
Hình 4.22: Ong cự vàng (Temelucha philippinensis Ashmead) ......................... 31

x


Hình 4.23: Sâu đo đen (Hyposidra talaca Walker)............................................. 31
Hình 4.24: Sâu Lông Vàng (Calliteara pudibunda L.) ....................................... 32
Hình 4.25: Ngài nhỏ xám nâu đen (Culladia sp.) ............................................... 32
Hình 4.26: Sát sành (Scudderia sp.) .................................................................... 32
Hình 4.27: Chuồn chuồn cỏ (Mallanda basalis Walker) .................................... 32
Hình 4.28: Ấu trùng xén tóc (Pachyteria dimidiata Westwood) ........................ 32
Hình 4.29: Xén tóc đục thân (Pachyteria dimidiata Westwood) ........................ 32
Hình 4.30: Cây viết bị xén tóc gây hại ................................................................ 36
Hình 4.31: Biến động tác hại của D. neobrevipes trên lá cành cây viết.............. 39
Hình 4.32: Biến động tác hại của D. neobrevipes trên quả cây viết ................... 40
Hình 4.33: Tỷ lệ cây viết tại Tp. Hồ Chí Minh bị xén tóc hại ............................ 41


xi


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo Phạm Hoàng Hộ (1999), rừng Việt nam có khoảng 12.000 loài cây có
mạch. Trong đó có nhiều cây thân gỗ, nhiều loài trong số đó ngoài giá trị về mặt
kinh tế còn có nhiều giá trị khác như làm dược liệu, làm cảnh,…Một trong những
cây thân gỗ được lấy ra từ rừng đề làm cây cảnh trên các đường phố, công viên đó
là cây viết.
Các bộ phận của cây viết như vỏ, rễ cây, hoa, quả và hạt còn có tác dụng chữa
bệnh rất lớn như làm xe và cầm máu, bổ não, giảm bớt các độc tố, Ở Malaixia, vỏ
cây viết dùng nấu với vỏ me làm loại thuốc rửa trị bệnh ngoài da, có khi chế thành
dạng thuốc đắp mụn ở mặt và dùng đắp bụng dưới trị bạch đới. Ở Ấn Độ, vỏ cây
viết dùng làm thuốc trị sốt; lá viết làm thuốc trị rắn cắn. Thịt quả chín dùng để điều
trị lỵ mãn tính, còn quả xanh có thể dùng nhai để làm chắc chân răng hoặc nấu
thành dạng thuốc nước để súc miệng. Hạt viết chứa saponin có thể nghiền ra làm
thuốc đắp vào hậu môn trẻ em trong trường hợp bị táo bón (Araman và
Tnananthakrishnan, 1983). Ở Thái Lan, hoa viết phơi khô được dùng trị đau thắt
ngực và đau cơ, vỏ thân sắc nước súc miệng trị viêm lợi, còn gỗ của cây viết cũng
có thể làm thuốc trợ tim, gan và bổ phổi, dùng trợ lực cho phụ nữ sinh
đẻ.…(Hutacharern, 2005).
Cây viết phù hợp để trồng trong công viên, khuôn viên trường học, công sở,
cơ quan do có tán đẹp và hoa của nó có mùi thơm thoang thoảng vì vậy nên số
lượng cây viết được trồng rất nhiều trên các tuyến đường của thành phố, góp phần
không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường thành phố thêm xanh, sạch đẹp. Tuy nhiên
hiện nay số lượng cây viết trên địa bàn thành phố đang suy giảm cả về số lượng và


1


chất lượng, nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm này là do hầu hết các cây viết bị
một số loài sâu hại tàn phá nặng nề trong số đó có thể kể tới sâu đục thân, loài sâu
đục thân gây hại rất nặng trên cây viết có rất nhiều cây viết khoảng 10 tuổi trên các
đường phố đã bị chặt bỏ vì sâu hại, việc loại bỏ các cây viết này sẽ ảnh hưởng
không nhỏ tới mỹ quan của thành phố vì cây viết là một loài cây có mặt rất nhiều
trên địa bàn thành phố vì vậy việc nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh
thái học của các loài sâu hại chính trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng trừ
hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ cảnh quan đô thị, lưu giữ những
nét đẹp truyền thống của các con đường thành phố bên cạnh đó sẽ đóng góp phần
không nhỏ trong việc giảm chi phí cho việc thay đổi hệ thống cây xanh đô thị của
thành phố.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sâu hại
và các biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên cây viết (Mimusops elengii L.) tại
thành phố Hồ Chí Minh ”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định thành phần sâu hại trên cây viết, biến động tác hại của những loài
sâu hại chính. Trên cơ sở đó tiến hành khảo nghiệm biện pháp phòng trừ các loài
sâu hại chính nhằm giúp cho cây viết sinh trưởng và phát triển tốt góp phần bảo vệ
mảng xanh thành phố.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cây viết được trồng làm cây xanh trên một số tuyến đường, công viên ở một
số quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm của cây Viết
Tên khoa học Mimusops elengii L.
Bộ: Hồng xiêm Sapotales
Họ: Hồng xiêm Sapotaceae
Giống: Mimusops
Loài: elengii
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Cây viết có nguồn gốc ở Ấn Độ, Sri Lanka, quần đảo Andaman, Myanmar và
các nước Đông Dương, tuy nhiên nó được trồng làm cây xanh, cây cảnh trên đường
phố ở hấu hết các nước vùng nhiệt đới. Ở châu Phi cây viết xuất hiện ở một số nước
như Ghana, Tanzania, Mozambique, Réunion và Mauritius (PROTA, 2008).
Ở Việt nam cây viết mọc chủ yếu ở tây nguyên trong các rừng thường xanh
hay nửa rụng lá, và cũng thường được trồng làm cây cảnh trên các con đường của
các khu đô thị của nhiều tỉnh thành phố trên đất nước (Trần hợp, 2003).
2.1.2. Đặc điểm hình thái và cách trồng
Cây viết là loài cây gỗ trung bình, thường xanh, cao 15 - 20 m, đường kính lên
tới 80 cm. Vỏ ngoài màu xám nâu, nứt thành miếng gần như hình chữ nhật, thịt vỏ
màu đỏ hồng, có nhựa trắng. Tán lá dày, lá đơn nguyên mọc cách, hình trái xoan,
thuôn, nhẵn, dài 10 - 13 cm, rộng 5 - 6,5 cm, đỉnh có mũi tù, gốc hơi tròn, lúc non
có lông. Gân bên 10 - 14 đôi, cuống lá có rãnh ở trên dài 1,5 - 2 cm. Cụm hoa mọc
thành bó ở nách lá, cuống hoa có lông dài, hoa nhỏ màu trắng, thơm, có 8 cánh đài,
có lông ở ngoài. Quả hình trứng, nhẵn, có màu vàng khi chín, dài 2 - 2,5 cm, thịt

3


quả ăn được. Ra hoa vào mùa hè - thu, đậu quả vào tháng 12 (Trần hợp - Nguyễn
Bội Quỳnh, 1993).

Tiêu chuẩn chọn cây con giống: Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong
queo, chiều cao tối thiểu 50 - 70 cm, nhưng tùy theo nhu cầu của nơi trồng có thể
trồng cây lớn hơn 1 m.
Cây viết được trồng chủ yếu cho nhu cầu cảnh quan: Nơi công viên, trường
học, công sở, đường phố,...thường được trồng phân tán, riêng rẽ. Cự ly trồng 6 x 6
m, hoặc 4 x 4 m, tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng cho thích
hợp. Trước khi trồng cần tiến hành đào hố 40 x 40 x 40 cm hay 60 x 60 x 60 cm.
Tiến hành bón phân: phân chuồng hoai (5 - 10 kg/hố) và phân NPK (100
gr/hố).
Chăm sóc, nuôi dưỡng: đối với cây trồng cảnh quan cây đem trồng thường có
kích thước lớn (cao hơn 1,2 m), do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải
có cây chống đỡ cây con. Trong 3 - 4 năm đầu, phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ
1 - 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 - 150 gr NPK và 5 - 10 kg phân chuồng.
Cây cần được chăm sóc, bảo vệ không để cho người hoặc súc vật phá hại. Có như
vậy mới góp phần tạo được mảng xanh đẹp cho thành phố (Phạm Đức Dũng, 2008).
2.2. Nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây viết
Trên thế giới: Theo Hutacharern và Nopachon Tubtim (1995), đã nghiên cứu,
điều tra và phát hiện trên cây viết ở Thái lan có 3 loài côn trùng gây hại đó là
Chrysobothris indica, Hypomeces squamomus, Pachyteria dimidiata. Tại Ấn Độ
Araman và ctv (1983) đã tìm thấy loài bọ trĩ Arrhenothrips ramakrishnae phá hại
nhiều trên lá cây viết.
Tại Việt nam: Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2004), đã xác định có trên 50% cây
viết trồng ở đường phố, công viên tại Thành phố Cần Thơ bị một loài xén tóc là
Paithyteria equestris phá hại.
Loài Icerya aegyptiaca Douglass gây hại nhiều trên nhiều loài cây gỗ ở việt
nam, theo Vũ Thị Nga và ctv (2005) loài I. aegyptiaca là loài sâu hại chính gây hại

4



nặng trên cây mãng cầu xiêm tại Bình Chánh - Tp. Hồ Chí Minh. Loài I. aegyptiaca
cũng gây hại trên cây viết ở Tp. Hồ Chí Minh.
Như vậy có thể thấy mặc dù cây viết có khá nhiều giá trị cả về mặt cảnh quan
và dược liệu song các nghiên cứu về côn trùng gây hại cây viết trên thế giới và ở
Việt Nam còn rất ít.
2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loại sâu hại chính
trên cây viết
2.3.1. Rệp sáp giả dứa Dysmicoccus neobrevipes (Beardsley)
Tại Malaysia và Philippine rệp sáp giả dứa là loài sâu hại quan trọng trên cây
dứa có liên quan đến sự lan truyền bệnh héo đầu lá dứa. Đây là loài rệp sáp giả đa
thực ngoài cây dứa chúng còn gây hại nhiều loài cây khác như bông vải, chuối, cam
quýt, cà phê,… (Chong và ctv, 1991).
Theo Ito (1938), đã nghiên cứu loài rệp sáp giả dứa D. neobrevipes, tuổi thọ
của loài này dao động từ 59 - 117 ngày, trung bình là 90 ngày. Loài này không đẻ
trứng mà đẻ con. Ấu trùng của con cái phải trải qua 3 tuổi ấu trùng trước khi thành
con trường thành, ấu trùng đực trải qua 4 lần lột xác mới trở thành con trưởng thành
có cánh. Con cái sau khi trưởng thành có thể đẻ 350 con thậm chí lên đến 1000 con,
và có thể đẻ trong vòng 30 ngày sau đó mới chết. Con đực sau khi trưởng thành
sống được 2 - 7 ngày rồi chết. Loài D. neobrevipes cũng gây hại trên cây viết tại Tp.
Hồ Chí Minh.
2.3.2. Xén tóc đục thân Pachyteria dimidiata Westwood
Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2004), xén tóc tấn công một số loài cây tương cận
thuộc họ Sapotaceae, chủ yếu là gây hại nặng cho cây Sa-bô-chê. Thành trùng có
màu đen bóng, thân mình dài 2,5 - 3 cm, có một băng vàng lớn ở 2 cánh trước, hai
râu dài với phân nửa phần cuối râu màu đỏ cam. Chúng thường bay đến ăn mật hoa
và phấn hoa ở các cây đang nở hoa. Chúng bắt cặp và sau đó con cái tìm đến cây
Sa-bô-chê để dùng hàm sắc bén đục lỗ và đẻ trứng trên các cành non. Ấu trùng nở
ra sẽ đục vào trong cành, ban đầu chỉ ở dưới vỏ cây, sau đó chúng lớn dần lên thì
đục sâu vào trong gỗ và hướng xuống các cành lớn hay thân cây. Thời gian đẻ trứng


5


thường vào đầu mùa mưa. Ấu trùng phát triển trong suốt mùa nắng cho đến đầu
mùa mưa năm sau mới ra gần vỏ cây để làm nhộng và vũ hoá vào đầu mùa mưa
năm sau. Loài xén tóc Pachyteria dimidiata cũng gây hại nặng trên cây viết ở thành
phố Hồ Chí Minh.
2.4. Đặc điểm một số loại thuốc hóa học và chế phẩm sinh học sử dụng trong
thí nghiệm phòng trừ sâu hại chính
2.4.1. HTD - 02 super
Thành phần:

Đa enzymes: cellulase, β - glucosidase, dehydrogenase,

catalase,…; Vi sinh vật có ích: Bacillus sp., Trichoderma sp., Lactobacillus sp,…;
Chất hữu cơ tự nhiên: acid humic, acid fulvic, đệm (buffer) hữu cơ và hoạt chất sinh
học đặc biệt.
Tính chất: là chế phẩm hữu cơ tự nhiên có dạng lỏng, có thể tan nhiều trong
nước, dựa trên sự tác động ức chế của vi sinh vật để diệt côn trùng gây hại.
Công dụng: xua đuổi côn trùng: rầy, bướm, sâu đục thân, bướm sâu cuốn lá,
bọ chích hút, nhiện đỏ, nhện gié, bù lạch, bọ trĩ, ruồi đục trái,…
+ Tăng khả năng kháng phèn, kháng bệnh.
+ Chống đạo ôn, đốm nâu, cháy bìa lá, thối trái, thối nhũn…chống vàng
lá, lem lép hạt.
+ Giúp cây nảy mầm nhanh, sinh trưởng mạnh và ra nhiều rễ, nhiều bông,
nhiều hạt, rút ngắn thời gian thu hoạch.
+ Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Không ô nhiễm môi trường và gây độc cho động vật.
Cách dùng: Pha 25 ml HTD - 02 super trong bình phun 8 - 10 lít nước phun
đều lên lá vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều trong giai đoạn đẻ nhánh để xua đuổi

côn trùng, giúp cây khỏe, tăng trưởng nhanh. Đối với các loài sâu đục thân trên cây
lâu năm 1 lít/ 50 lít phun đều trên mặt lá của cây, phòng ngừa bệnh hại cây trồng:
150 - 200 ml/10 lít.

6


2.4.2. HTG
Thành phần: đa enzymes: catalase, dehydrogenase, β - glucosidase,
phosphatase,… ; vi sinh vật cố định đạm: 2,9 ×106, vi sinh vật phân giải phospho:
8,2×106, vi sinh vật phân giải cellulose: 6×106, Bacillus sp.: ≥106, Trichoderma: ≤
106,..; Chất hữu cơ: 23,5%, acid humic: 13,5%, acid fulvic: 6%,…; đệm (bufer) sinh
học.
Công dụng: hạn chế tuyến trùng, nấm bệnh trong đất như Phytophthora sp.,
Pythium sp., tăng khả năng sinh trưởng cho cây trồng và kháng nấm bệnh hại rễ.
Tiết kiệm phân bón, giúp bộ rễ phát triển mạnh. Phối hợp với HTD để chống vàng
lá, thán thư, héo rũ, thối trái. Giúp cây nảy mầm nhanh, đẻ nhánh mạnh và ra nhiều
rễ, nhiều lá, nhiều bông, nhiều hạt, rút ngắn thời gian thu hoạch. Khử và giảm dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật. Hoàn toàn không ô nhiễm môi trường, không mùi và
không độc cho động vật.
Cách dùng: Liều dùng rải 1 kg/1000 m2 (có thể trộn chung với phân bón hoặc
tro trấu,… để rải), pha 150 - 200 g/ 20 lít quậy đều, tưới và thêm nước nhiều lần,
hoặc bón 100 - 200 g/gốc cây lâu năm. Hiệu quả rất tốt khi tưới vào rễ hoặc phun
lên lá. Thời gian rải, tưới: 7 - 15 ngày/lần đối với rau màu hoặc 2 - 3 tháng/lần đối
với những cây lâu năm.
2.4.3. Vibasu 10H
Tên hóa học: 0,0 - diethyl - 0 - [6 - methyl - 2 - (1 - methylethyl) - 4 pirimidinyl] phosphorothioate.
Hoạt chất: Lân hữu cơ
Thành phần: Diazinon 10% và Phụ gia …đủ 100%
Tính chất: Thuốc dạng hạt màu nâu nhạt, rất ít tan trong nước (0,004%), tan

trong ethanol, acetone, xylene, toluene, không ăn mòn kim loại. Nhóm độc II, LD50
qua miệng 1250 mg/kg, LD50 qua da 2150 mg/kg. Độc với các và ong. Dư lượng tối
đa cho phép với ngũ cốc là 0,1 mg/kg, với rau và quả là 0,5 - 0,7 mg/kg. Thời gian
cách ly là 14 ngày. Tác động tiếp xúc và vị độc, có khả năng thấm sâu và một phần
xông hơi. Phổ tác dụng rộng.

7


Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, sâu xám, rệp, mối, bọ hung, dòi
đục thân và tuyến trùng cho nhiều loại cây trồng khác nhau, rắc xuống đất hoặc theo
hàng quanh gốc cây với lượng 15 - 25 kg/ha.
2.4.4. Regent 0,3 G
Tên hóa học: ± 5 - amino - 1 - ( 2,6 - diclo - α,α,α - triflo - p - topyl) - 4 triflomethylsulfinyl - pyrazole - 3 - carbonitril.
Công thức hóa học: C12H4Cl2F6N4OS
Hoạt chất: Fiproles 0,3 g/kg.
Tính chất: thuốc kỹ thuật thể rắn không màu. Tan rất ít trong nước, tan trong
acetone và một số dung môi hữu cơ khác. Thủy phân ở pH > 9, bền vững ở nhiệt độ
cao, phân giải nhanh trong dung dịch nước dưới tác dụng của ánh sáng trực xạ.
Nhóm độc I, LD50 qua miệng 77 - 95 mg/kg, LD50 qua da 354 - 2000 mg/kg. Độc
với cá, rất độc với ong. Thời gian cách ly 14 ngày, tác động tiếp xúc, vị độc, có khả
năng nội hấp. Phổ tác dụng rộng.
Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, ăn lá và chích hút cho nhiều loại
cây trồng. Regent 0,3 G là thuốc dạng hạt, rải xuống ruộng để trừ sâu đục thân, liều
lượng 10 kg/ha, sau khi gieo trồng 15 - 20 ngày rải 15 kg/ha.
2.4.5. Actara 25 WG
Hoạt chất chứa: Thiamethoxam 250 g /kg
Công dụng: trừ rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít muỗi/chè, rầy chổng cánh/cây có múi,
rầy bông xoài, rệp sáp/cà phê.
Liều lượng sử dụng: lượng nước phun 500 - 600 lít/ha, để trừ côn trùng chích

hút trên cây lâu năm: 8 g/bình 8 l (0,06 - 0,17%) , 300 - 500 g/ha, thời gian cách ly
7 ngày.
2.4.6. SK En spray 99EC
Thành phần: Petroleum spray oil 99% ww
Tính chất: SK En spray 99EC là loại dầu khoáng, gây ngạt thở cho sâu, ngoài
ra còn có tính xua đuổi. Không gây chống thuốc, an toàn với người, môi trường và

8


thiên địch, Sau khi sử dụng thuốc không cần thời gian cách ly trước thu hoạch mùa
vụ. Phổ tác dụng tương đối rộng.
Sử dụng: phòng trừ rệp muội, rệp sáp, nhện đỏ, rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bọ
phấn hại cam chanh. Ngăn chặn sâu đẻ trứng. Pha nước với nồng độ 0,3 - 0,5%. Trừ
các loại rệp và nhiện đỏ pha nước với nồng độ 0,5 - 1%. Nên phun nhiều nước cho
ướt đều tán lá (đến mức chảy tràn). Có thể phun nhiều lần (cách nhau 2 tuần). Phun
với 600 - 800 lít/ha.
2.4.7. Marshal 200SC
Tên hóa học: 2, 3 - dichydro - 2, 2 - dimethyl - 7 - benzofuranyl
[(dibutylamino) thio] methylcarbamate.
Hoạt chất: Carbosulfal…200g/l
Nhóm hóa học: Carbamate
Tính chất: Thuốc kỹ thuật là chất lỏng màu nâu, rất ít tan trong nước (0,3
ppm), tan trong nhiều dung môi hữu cơ. Nhóm độc II, LD50 qua miệng 200 mg/kg,
LD50 qua da > 2000 mg/kg. Độc với cá, thời gian cách ly 7 ngày.
Tác động vị độc, tiếp xúc, có khả năng nội hấp phổ tác dụng rộng.
Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, ăn lá, chích hút, nhện và tuyến
trùng cho các loại cây khác nhau.
Liều lượng sử dụng: Trừ Rệp sáp 1,2 - 1,4 lít/ha pha 15 - 20ml/8 lít, lượng
nước phun: 400 - 600 lít nước/ha. Phun sớm khi thấy sâu non xuất hiện.

2.4.8. Vibamec 1,8EC
Tên hóa học : Abamectin vertimec là hỗn hợp của hai loại hợp chất
Avermectin B1a (80%) và B1b (20%).
Tính chất: Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm
Streptomyces avermitilis, nhóm độc II, thời gian cách ly 14 ngày.
Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng tương đối hẹp.
Sử dụng: chủ yếu dùng trừ các loại rầy, rệp, bọ phấn và nhện hại cây trồng
Liều lượng sử dụng trừ sâu 10 - 20 g/ha. Chế phẩm vertimec 1,8 EC dùng từ
0,6 - 1,2 lít/ha, phun nước với nồng độ 0,15 - 0,3% phun đẫm lên cây.

9


2.4.9. Bementent WP
Đặc điểm và công dụng: Bementent WP là thuốc vi nấm trừ sau phổ thông
rộng, dạng bột thấm ướt thuận tiện cho việc sử dụng trên diện tích canh tác lớn.
Bementent WP có hiệu lực hầu hết với các loại sâu rầy gây hại trên cây trồng đã
kháng thuốc trừ sâu hóa học, hiệu lực lan truyền rộng và kéo dài.
Đặc biệt có hiệu lực cao với sâu đục thân, rầy nâu, rầy đen đầu vàng, rệp, các
loại bọ cánh cứng như bọ nhảy.
Thuốc ít dộc với người, động vật máu nóng, ong mật, cá tôm và thiên địch.
2.5. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.5.1. Vị trí địa lý
Tp. Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10o10’ - 10o38’ vĩ độ bắc và
106o22’ - 106o54’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh
Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang (Trần Hợp, 2003).
2.5.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Lượng bức xạ dồi dào, trung
bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm, nắng trung bình 6,8 giờ/ngày, Tp. Hồ Chí Mình có
nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa - khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ

tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Tp.
Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, (Trần Hợp, 2003). Nhiệt độ trung
bình ở Tp. Hồ Chí Minh khoảng 28,06 oC (thay đổi trong khoảng 25,9 - 29,5 oC),
cao vào các tháng 3, 4, 5, 6. Thấp vào các tháng 12, 1, 2 (Hình 2.1)

10


30
29
28
Năm 22009
27

Năm 22010
Năm 22011

26
25
24
2

1

3

4

5


6

7

8

9

10 111 12

Hình 2.1: Nhiệt độ
ộ tại Tp. Hồồ Chí Minhh các các năm
m 2009, 20010, 2011
(N
Nguồn: Tạpp chí khí tượ
ợng thủy văăn)
Độ ẩm trung bình ở Tp. Hồ C
Chí Minh kh
hoảng 75,55% (thay đổ
ổi trong khooảng
66 - 88%), độ ẩmcao vàoo các tháng 5, 7, 8. Thấấp vào các ttháng 1, 2, 3 (Hình 2.2).
90
80
70
60
50
40
30
20
10

0

Năm 20009
Năm 20010
Năm 20011

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 111

2 Độ ẩm tại Tp. Hồ Chí Minh các
c các năm
m 2009, 201
10, 2011

Hình 2.2:
ợng thủy văăn)
(nnguồn: Tạpp chí khí tượ

11


450

Lượng mưa (mm)

400
350
300
250

Năm 2009

200

Năm 2010

150

Năm 2011

100
50
0
1


2

3

4

5

6

7

8

9 10 11 12

Tháng

Hình 2.3: Lượng mưa tại Tp. Hồ Chí Minh các các năm 2009, 2010, 2011
(nguồn: Tạp chí khí tượng thủy văn)
Lượng mưa trung bình ở Tp. Hồ Chí Minh khoảng 168 mm (thay đổi trong
khoảng 0 – 400 mm), lượng mưa tập chung từ tháng 5 - 11, lượng mưa thấp vào các
tháng 12 – 4 (Hình 2.3)
Với lượng mưa phân bố không đều, ít hay không có trong mùa khô và nhiều
trong mùa mưa đã ảnh hưởng đến lưu lượng dòng chảy, sự phân bố mặn của các
sông trong thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió
mùa chủ yếu: từ ngoài biển Đông thổi về theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, đây là
hướng gió thịnh hành trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4; từ Ấn Độ

Dương thổi về theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đây là hướng gió thịnh thành
trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10. Ngoài ra, còn có hướng gió từ
phương Bắc thổi về, đây là hướng gió thịnh hành trong tháng 11, 12 và tháng 1
(Trần Hợp, 2003).

12


2.5.3. Địa hình
Địa hình Tp. Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, thấp, có một ít dạng đồi gò ở
phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Có thể phân
chia địa hình Tp. Hồ Chí Minh thành bốn dạng chính:
+ Dạng đất gò cao lượn sóng, độ cao thay đổi từ 4 đến 32 m phân bố phần
lớn ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh.
+ Dạng đất bằng thấp, độ cao xấp xỉ 2 đến 4 m, điều kiện tiêu thoát nước
tương đối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm
dọc theo sông Sài Gòn và Nam Bình Chánh.
+ Dạng trũng thấp, đầm lầy phía Tây Nam, độ cao phổ biến từ 1 đến 2 m,
phân bố dọc theo kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tam Tân, Thái Mỹ kéo
dài từ các huyện Bình Chánh đến Củ Chi, khu vực trung tâm huyện Nhà Bè, Bưng
Sáu Xã của Thủ Đức và bắc Cần Giờ.
+ Dạng trũng thấp mới hình thành ven biển, độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1
m, nhiều nơi dưới 0 m, đa số chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều hàng ngày (Trần
Hợp, 2003).
2.5.4. Đặc trưng thổ nhưỡng
Tiềm năng đất đai trên phạm vi địa bàn Thành phố có nhiều hạn chế về diện
tích và phẩm chất. Ngoại trừ phần nội thành, phần ngoại thành có thể chia ra thành
các nhóm đất chính sau đây:
+ Nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều, chiếm 27,5% trên tổng số diện
tích, phân bố ở các vùng thấp trũng, tiêu thoát nước kém.

+ Nhóm đất phù sa không hoặc ít bị nhiễm phèn chiếm 12,6%, phân bố chủ
yếu ở vùng giữa của Nam Bình Chánh và một số nơi ở Củ Chi, Hóc Môn, độ cao
khoảng 1,5 m.
+ Nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ, chiếm khoảng 19,3%, phân bố chủ
yếu trên vùng đất cao, đồi gò.
+ Nhóm đất mặn chiếm 12,2% phân bố ở Cần Giờ, chủ yếu dùng cho việc
trồng rừng, đặc biệt là cây đước.

13


×