Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.1 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ MINH TÂM

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TỪ THỰC TIỄN
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ MINH TÂM

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TỪ THỰC TIỄN
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRẦN MINH ĐỨC

HÀ NỘI - năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ Chính sách công “Đánh giá chính
sách xây dựng Nông thôn mới từ thực tiễn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi xin
chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Học viên

Lê Thị Minh Tâm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI ......................................................................... 10
1.1. Sự cần thiết của chính sách xây dựng Nông thôn mới ở Việt Nam ......... 10
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đánh giá chính sách xây dựng
Nông thôn mới................................................................................................. 13
1.3. Tiêu chí đánh giá chính sách xây dựng Nông thôn mới .......................... 20
1.4. Phương pháp đánh giá chính sách xây dựng Nông thôn mới .................. 22
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá chính sách xây dựng Nông thôn
mới ................................................................................................................... 23
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG
NAM ............................................................................................................... 29

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị xã Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam có liên quan đến đánh giá chính sách xây dựng Nông thôn
mới. .................................................................................................................. 29
2.2. Tình hình thực thi chính sách xây dựng Nông thôn mới tại thị xã Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam ...................................................................................... 30
2.3. Kết quả thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới trên địa bàn Thị xã ......... 33
2.4. Đánh giá chính sách xây dựng Nông thôn mới tại thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam (giai đoạn 2011 – 2017) .............................................................. 51
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ THỰC
TIỄN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM ..................................... 60


3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả chính sách xây dựng Nông thôn mới từ
thực tiễn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .................................................. 60
3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả chính sách xây dựng Nông thôn mới
từ thực tiễn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .............................................. 63
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách xây dựng Nông thôn mới
từ thực tiễn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .............................................. 64
3.2. Kiến nghị .................................................................................................. 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GĐVH

: Gia đình văn hóa


HĐND

: Hội đồng nhân dân

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

NTM

: Nông thôn mới

UBND

: Ủy ban nhân dân


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng Nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân và cả hệ thống chính trị của nước ta. Đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông dân - nông thôn là vấn đề quan trọng không chỉ giúp ổn định xã hội,
phát triển kinh tế mà quan trọng hơn nó còn có ý nghĩa chiến lược trong quá
trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, được Đảng, Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm và dành nhiều nguồn lực đầu tư cho khu vực này.

Trải qua các kỳ Đại hội Đảng, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông
dân được Đảng ta ngày càng quan tâm và định hướng đúng đắn, phù hợp với
tình hình, yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) đã
ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về Nông nghiệp, nông
thôn, nông dân với mục tiêu "xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường" [1].
Đặc biệt, định hướng phát triển kinh tế trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) "phát
triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng
cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng NTM" [3.tr75]. Văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ
phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là xây dựng nền nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng


2

sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy
mạnh xuất khẩu.
Tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10 - 11/2015), Quốc hội (Khóa XIII) đã quyết
định cả nước chỉ thực hiện 2 chương trình MTQG (thay vì trước đây có 16
chương trình) đó là: Xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững. Với quyết định
này, nguồn lực đầu tư của Quốc gia không còn bị phân tán, dàn trải mà được
tập trung một cách có trọng tâm và hiệu quả vào 2 chương trình nêu trên. Theo
kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua,

vốn dành cho Chương trình MTQG xây dựng NTM là 43.119 tỷ đồng.
Thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng, ngày 04/6/2010, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình
MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020. Trước đó, Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ
tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM (sửa đổi tại Quyết định số 342/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 02 năm 2013 và được thay thế tại Quyết định 1980/QĐ-TTg
ngày 17/10/2016).
Cùng với cả nước, Quảng Nam cũng đã triển khai đồng bộ, toàn diện
chính sách xây dựng NTM trên 204/244 xã, phường, thị trấn. Đối với huyện
Điện Bàn (nay là thị xã Điện Bàn) cũng đã tập trung triển khai thực hiện xây
dựng NTM trên 13 xã. Thị ủy Điện Bàn đã ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU
ngày 07/11/2011 tiếp tục thực hiện Nghị quyết thực hiện Hội nghị lần thứ 7
BCH TW Đảng (khóa X) về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. HĐND,
UBND thị xã ban hành và triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để
thực hiện việc xây dựng NTM trên toàn thị xã cũng như thành lập và ban
hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc thực hiện Chương
trình MTQG xây dựng NTM.


3

Như vậy, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về xây dựng
NTM được ban hành và triển khai thực hiện từ năm 2010. Có thể khẳng định
rằng chính sách xây dựng NTM là một trong những chính sách công rất quan
trọng và có tầm ảnh hưởng rộng lớn, quyết định đến sự phát triển của nông
nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam. Mặc dù, đến nay, chính sách xây dựng
NTM đã đi được hơn hai phần ba chặng đường của giai đoạn 2010-2020, và
13/13 xã của thị xã Điện Bàn đã đạt chuẩn xã NTM, Thị xã cũng đã được

Chính phủ công nhận Thị xã NTM vào cuối năm 2015. Nhưng vấn đề giữ
chuẩn và nâng chuẩn chất lượng thị xã, xã NTM là vấn đề cần được thường
xuyên quan tâm và việc tổ chức xem xét, đánh giá lại chính sách xây dựng
NTM từ thực tiễn thị xã Điện Bàn là việc làm cần thiết, thường xuyên và phù
hợp nhằm chỉ ra những kết quả đạt được để tiếp tục phát huy nâng cao hơn nữa
chất lượng xây dựng NTM, đồng thời phát hiện những bất cập, hạn chế, qua đó
đưa ra các kiến nghị, đề xuất để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách.
Đặc biệt hơn là mục tiêu của tỉnh Quảng Nam đặt ra đối với Điện Bàn trong
thời gian đến là phải xây dựng tất cả các khu dân cư trên địa bàn các xã NTM
đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu; xã NTM kiểu mẫu và phấn đấu đến năm 2020
xây dựng 3 xã vùng Gò Nổi (Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong) trở thành
khu vực Nông thôn mới tiêu biểu cho cả tỉnh Quảng Nam.
Đối với Điện Bàn, mặc dù chính thức trở thành Thị xã vào năm 2015,
nhưng số lượng xã nông thôn vẫn còn nhiều (13/20 xã, phường) và số phường
có tỷ lệ người dân làm nông nghiệp còn tương đối cao. Hơn nữa trong số đó, có
nhiều xã phát triển nông nghiệp là chủ yếu nên việc xây dựng các xã để trở
thành phường là khá khó khăn và phải trong thời gian dài; việc xây dựng duy
trì thành công xã NTM cũng là một bước chuẩn bị, một nền tảng rất quan trọng
để xây dựng xã lên phường. Do vậy việc xây dựng NTM ở Thị xã Điện Bàn là
một trong những nhiệm vụ chính trị thường xuyên, quan trọng của Đảng bộ,


4

chính quyền và nhân dân thị xã. Bản thân tôi chọn vấn đề "Đánh giá chính
sách xây dựng NTM từ thực tiễn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam" để làm đề
tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ Chính sách công là có tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn,
nông dân và đặc biệt về NTM có thể nói là một chủ đề được nhiều tác giả,

nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Một số công trình nghiên cứu về vấn đề này
như:
- Cuốn sách "Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi
mới - Quá khứ và hiện tại" của tác giả Nguyễn Văn Bích. Cuốn sách đã mô tả
khá toàn diện phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta từ đầu
thế kỷ XX đến nay, nhất là 20 năm đổi mới.
- Cuốn sách "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng
trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020" của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên
đã phân tích một số điểm nổi bật về nông nghiệp, nông thôn, nông dân từ năm
2000 đến nay và cơ hội, thách thức của nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Việt Nam trước các mô hình tăng trưởng kinh tế.
- Cuốn sách "Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của tác giả Đặng Kim Sơn.
Trên cơ sở nghiên cứu một số nước trên thế giới, tác giả có sự liên hệ vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam như: vai trò của nông nghiệp trong công
nghiệp hóa, vấn đề cơ cấu sản xuất, giải quyết những vấn đề lao động, đất đai,
môi trường... trong công nghiệp hóa đất nước.
- Cuốn sách "Xây dựng NTM, những vấn đề lý luận và thực tiễn" của
Vũ Văn Phúc là tập hợp nhiều bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ
quan trung ương, các địa phương, các ngành, các cấp về xây dựng NTM.
- Cuốn sách "Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Trung


5

Quốc" của tác giả Nguyễn Xuân Cường, với một số vấn đề như: chuyển đổi
thể chế kinh tế nông nghiệp, nông thôn; phát triển công nghiệp nông thôn; quá
trình giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn, quá trình đô thị hóa nông thôn...
- Tập Kỷ yếu 5 năm xây dựng Nông thôn mới của BCĐ Trung ương
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tổng hợp, biên tập, phát hành

năm 2015.
- Bài viết “Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và
nhân dân ta” của tác giả Hồ Xuân Hùng đã nêu rõ nội dung nông thôn và
NTM Việt Nam, nhấn mạnh một số biện pháp, điều kiện thực hiện 19 tiêu chí
Quốc gia về xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay.
Bài viết: “Xây dựng mô hình NTM ở nước ta hiện nay” của tác giả Phan
Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh đã phân tích về nông thôn Việt Nam trước yêu
cầu mới; những hình dung ban đầu về các tiêu chí của mô hình NTM; những
nhân tố chính của mô hình NTM và đề xuất Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ
chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, tạo hành lang
pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, và động viên tinh thần Nhân dân tự
nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách.
- Bài viết "Chương trình NTM ở Việt Nam: một số vấn đề đặt ra và kiến
nghị" của GS.TS Đỗ Kim Chung và PGS.TS Kim Thị Dung. Trên cơ sở đánh
giá thực trạng triển khai chương trình NTM, bài viết này chỉ ra những bất cập
và đề xuất một số giải pháp về chính sách nhằm hoàn thiện chương trình
NTM ở nước ta.
- Bài viết “Thực tiễn hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc và
kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam” của tác giả Lê Thế Cương đã phân tích
thực tiễn con đường hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc và rút ra
những bài học kinh nghiệm đối với xây dựng nông thôn ở nước ta.
- Công trình “Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các


6

nước và Việt Nam” của Kerrkvliet, Jamesscott do Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức
Định sưu tầm và giới thiệu về vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông
thôn ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.
- Nhiều đề tài luận án, luận văn tiến sỹ, thạc sỹ trong thời gian qua cũng

nghiên cứu về kết quả xây dựng NTM trên địa bàn cụ thể của một xã, huyện
hoặc tỉnh.
Đến nay, chương trình MTQG xây dựng NTM được chính thức triển
khai trên địa bàn cả nước được 7 năm. Ở tầm quốc gia, Quốc hội đã tiến hành
giám sát tối cao về “Việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai
đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp” (tại Kỳ họp thứ 2
Quốc hội Khóa XIV). Tại tỉnh Quảng Nam, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức giám sát
chuyên đề về "việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn
2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh". Tại Thị
xã Điện Bàn HĐND của Thị xã cũng đã tổ chức giám sát chuyên đề về thực
hiện một số nội dung, tiêu chí trong xây dựng NTM ở các xã.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, việc tổ chức giám sát của Quốc hội và
Đoàn ĐBQH hay HĐND thực chất là tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình triển
khai, thực hiện chính sách xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp trong giai đoạn 2010-2015, chứ thực sự chưa đánh giá về những tồn tại,
hạn chế, bất cập trong việc xây dựng NTM ở các địa phương do nhiều nguyên
nhân gây ra, và việc đánh giá này dưới góc độ của cơ quan dân cử - cơ quan
quyền lực nhà nước.
Do vậy, đề tài "Đánh giá chính sách xây dựng NTM từ thực tiễn Thị xã
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam" là đề tài nghiên cứu có tính chất, yêu cầu, đối
tượng nghiên cứu mới.


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×