Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ỨNG DỤNG GIS PHỤC VỤ QUY HOẠCH DU LỊCH SINH THÁI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA YOKDON TỈNH DAKLAK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG GIS PHỤC VỤ QUY HOẠCH DU LỊCH SINH THÁI
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA YOKDON
TỈNH DAKLAK

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN BIÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 6/2011


ỨNG DỤNG GIS PHỤC VỤ QUY HOẠCH DU LỊCH SINH THÁI
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA YOKDON
TỈNH DAKLAK

Tác giả

NGUYỄN VĂN BIÊN

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sƣ ngành
Quản lý môi trƣờng và du lịch sinh thái

Giáo viên hƣớng dẫn:
Tiến sĩ: Nguyễn Kim Lợi

Tháng 06/2011



i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn ba mẹ và những ngƣời thân trong gia đình
đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất để tôi yên tâm hoàn thành
khóa luận.
Xin cảm ơn quý thầy, cô khoa Môi trƣờng và Tài nguyên trƣờng Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh trong suốt bốn năm qua đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong thời gian học tập trên giảng đƣờng.
Tôi xin đƣợc chân thành cảm ơn đến thầy Nguyễn Kim Lợi đã hƣớng dẫn và chỉ
dạy chu đáo để tôi có thể sửa chữa những sai sót và hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp
này.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Hồ Văn Cử và các cô chú, anh chị tại
vƣờn quốc gia YokDon Tỉnh DakLak đã giúp đỡ tận tình, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi khảo sát, thu thập số liệu để hoàn thành tốt đề tài. Với sự chỉ dẫn chu
đáo, tận tình giải đáp những thắc mắc, tôi đã học hỏi đƣợc rất nhiều điều và các kinh
nghiệm bổ ích để hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin đƣợc cảm ơn các bạn trong lớp DL07 cũng nhƣ các bạn lớp GIS07 đã
giúp đỡ và khuyến khích động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
Xin chân thành cảm ơn
TP.HCM, ngày 18/06/2011
Nguyễn Văn Biên

ii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Từ những bất cập trong quy hoạch theo cách truyền thống, và để thuận tiện, dễ
dàng hơn trong việc quản lý, quy hoạch du lịch sinh thái, đồng thời tạo tiền đề cho những
nghiên cứu tiếp theo về áp dụng công cụ GIS vào quản lý, quy hoạch tài nguyên thiên
nhiên nên đề tài: “Ứng dụng GIS phục vụ quy hoạch du lịch sinh thái theo hƣớng bền
vững tại vƣờn quốc gia YokDon tỉnh DakLak” đã đƣợc thực hiện từ tháng 03/2011 đến
tháng 06/2011 với các nội dung: (1) Khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái của
vƣờn quốc gia YokDon. (2) Khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái của vƣờn
quốc gia YokDon. (3) Thu thập các số liệu có liên quan để phục vụ cho công tác quy
hoạch du lịch sinh thái bền vững. Từ những nội dung, mục tiêu đặt ra đề tài đã đạt đƣợc
những kết quả nhƣ sau:
1. Khái quát vƣờn quốc gia YokDon về: vị trí địa lí, địa hình, cảnh quan, khí hậu,
thủy văn, và hiện trạng cơ sở hạ tầng.
2. Phân tích các tài nguyên du lịch của vƣờn quốc gia YokDon bao gồm tài nguyên
tự nhiên, tài nguyên nhân văn.
3. Đã xây dựng đƣợc lớp bản đồ quy hoạch bền vững và tạo lập đƣợc nguồn cơ sở
dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về tài nguyên du lịch sinh thái cho vƣờn quốc gia
YokDon.
4. Đã đề xuất một số tuyến, điểm mới phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái bền
vững với sự hỗ trợ của công cụ GIS.

iii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

CSDL


: Cơ sở dữ liệu

DLST

: Du lịch sinh thái

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

GDMT

: Giáo dục môi trƣờng

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

HST

: Hệ sinh thái

IUCN

: Hiệp hội Bảo tồn Quốc tế (The World Conservation Union)


PARC

: Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên trên cơ sở sinh thái cảnh quan

QĐ –TTg

: Quyết định_Thủ tƣớng

SĐVN

: Sách đỏ Việt Nam

TCCB

: Tổ chức cán bộ

TCLD

: Tổ chức lao động

VQG

: Vƣờn quốc gia

WWF

: Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for
Nature)


YDNP

: Vƣờn quốc gia YokDon ( YokDon National Park)

iv


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH – BẢNG BIỂU
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Các thành phần của GIS ...................................................................................... 5
Hình 2.2: Bản đồ vị trí vƣờn quốc gia YokDon ................................................................ 14
Hình 2.3: Các hệ sinh thái của vƣờn quốc gia YokDon .................................................... 25
Hình 2.4: Phân bố diện tích theo 4 cấp độ cao của vƣờn quốc gia YokDon ..................... 28
Sơ đồ 3.1: Phƣơng pháp luận............................................................................................. 30
Sơ đồ 3.2: Phƣơng pháp phân tích GIS ............................................................................. 35
Hình 4.1: Thác Bảy Nhánh ................................................................................................ 37
Hình 4.2: Bản đồ quy hoạch tuyến điểm du lịch sinh thái vƣờn quốc gia YokDon.......... 39
Hình 4.3: Cấu trúc cơ sở dữ liệu của lớp thông tin về các phân khu bảo tồn.................... 43
Hình 4.4: Dữ liệu thuộc tính lớp Diem_DL ...................................................................... 44
Hình 4.5: Dữ liệu thuộc tính lớp YDNP_tour1 ................................................................. 44
Hình 4.6: Kết quả lựa chọn sơ bộ ...................................................................................... 46
Hình 4.7: Kết quả đánh giá chi tiết .................................................................................... 47
Hình 4.8: Khoảng cách từ Trạm 5 tới hệ sinh thái rừng bán thƣờng xanh và trảng cỏ ..... 48
Hình 4.9: Kết quả phân tích GIS tại Trạm 5 và đƣờng Số 1 ............................................. 49
Hình 4.10: Kết quả truy vấn các đối tƣợng Chim, Thú thuộc vùng đệm của Trạm 5 và
đƣờng Số 1 ......................................................................................................................... 50
Hình 4.11: Già đẩy Java - Leptoptilos javanicus (Horsfield, 1821) .................................. 50
Hình 4.12: Sói đỏ - Cuon alpinus (Pallas, 1811) ............................................................... 51
Hình 4.13: Tuyến du lịch tham quan dã ngoại - xem thú mới........................................... 52
Hình 4.14: Dữ liệu thuộc tính của tuyến du lịch mới ........................................................ 53

Hình 4.15: Vùng đệm 100 m của các điểm xem chim, thú ............................................... 54

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các hệ sinh thái của vƣờn quốc gia YokDon.................................................... 21
Bảng 2.2: Phân bố diện tích theo 4 cấp độ cao của vƣờn quốc gia YokDon .................... 27
Bảng 3.1: Bảng thống kê các đợt khảo sát thực địa .......................................................... 32
Bảng 4.1: Bảng mô tả các lớp dữ liệu không gian kế thừa................................................ 41

vi


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ............................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI............................................................................................................. iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH – BẢNG BIỂU .............................................................. v
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
1.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.5 Giới hạn của đề tài .................................................................................................. 2
1.6 Những đóng góp của đề tài ..................................................................................... 2
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 4
2.1 Tổng quan về GIS ................................................................................................... 4
2.1.1 Định nghĩa về GIS ............................................................................................ 4

2.1.2 Các thành phần của GIS ................................................................................... 5
2.1.3 GIS - công cụ đắc lực cho công tác quy hoạch ................................................ 7
2.2 Tổng quan về du lịch sinh thái ................................................................................ 8
2.2.1 Khái niệm chung về du lịch sinh thái ............................................................... 8
2.2.2 Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái ........................................................ 8
2.2.3 Du lịch sinh thái bền vững ............................................................................. 10
2.3 Những nguyên tắc của du lịch sinh thái bền vững............................................... 10
2.3.1 Cơ sở của sự phát triển bền vững trong du lịch sinh thái ............................... 11
2.4 Quy hoạch du lịch sinh thái .................................................................................. 11
2.5 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu ........ 12
2.5.1 Tổng quan về vƣờn quốc gia YokDon ........................................................... 12
2.5.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 12
vii


2.5.1.2 Vị trí địa lý ............................................................................................... 13
2.5.1.3 Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 14
2.5.1.4 Đặc điểm xã hội ....................................................................................... 16
2.6 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vƣờn quốc gia YokDon ...................... 17
2.6.1 Về tài nguyên thiên nhiên ............................................................................... 18
2.6.2 Về đa dạng hệ sinh thái .................................................................................. 18
2.6.3 Giá trị về văn hoá - lịch sử ............................................................................. 24
2.7 Đặc trƣng về điều kiện địa hình ............................................................................ 24
Chƣơng 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 27
3.1 Vật liệu .................................................................................................................. 27
3.2 Thu thập và kế thừa .............................................................................................. 27
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 28
3.3.1 Phƣơng pháp luận ........................................................................................... 29
3.3.2 Phƣơng pháp khảo sát thực địa ...................................................................... 30
3.3.3 Phƣơng pháp phân tích GIS ........................................................................... 31

Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 34
4.1 Hiện trạng du lịch sinh thái tại vƣờn quốc gia YokDon ....................................... 34
4.2 Quan điểm phát triển du lịch sinh thái của vƣờn quốc gia YokDon .................... 38
4.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu ......................................................................................... 38
4.4 Xây dựng dữ liệu không gian ............................................................................... 39
4.5 Đề xuất một số tuyến điểm du lịch sinh thái mới dựa vào công cụ GIS .............. 42
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 52
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 52
5.2 Khuyến nghị .......................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 54
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 55

viii


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển đi cùng với nó là những áp lực căng thẳng của
công việc, bận rộn, lo toan của cuộc sống và sự ô nhiễm, biến đổi khí hậu toàn cầu do
việc khai thác, sử dụng không hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến suy giảm
nghiêm trọng về đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái. Chính vì thế mà du lịch sinh
thái (DLST) đang trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho tất cả các đối tƣợng yêu thiên nhiên,
muốn tìm hiểu, khám phá thiên nhiên. Đồng thời DLST là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho
công tác giáo dục, bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho
ngƣời dân địa phƣơng, làm giảm áp lực đối với việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên
quá mức. Hòa cùng với sự phát triển của DLST trên thế giới, DLST ở Việt Nam đang có
những bƣớc chuyển biến tích cực do ngày càng đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức tiêu biểu
là DLST tại vƣờn quốc gia (VQG) YokDon tỉnh DakLak. Tuy nhiên công tác quy hoạch
DLST tại đây vẫn còn nhiều bất cập do thiếu trình độ chuyên môn và sự hỗ trợ của các

công cụ khoa học kỹ thuật dẫn đến việc quy hoạch chƣa đƣợc hợp lý và không mang tính
bền vững. Vì trong phát triển DLST, vấn đề quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng. Thực tế
cho thấy, nếu thiếu quy hoạch có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tự nhiên
nhƣ: Làm hƣ hại, thay đổi vĩnh viễn nguồn tài nguyên, gây tổn hại và ô nhiễm môi
trƣờng; …. Do đó, để phát triển bền vững thì cần quy hoạch lãnh thổ một cách hợp lý
nhất.
Từ những bất cập trong quy hoạch theo cách truyền thống, và để thuận tiện, dễ
dàng hơn trong việc quản lý, quy hoạch DLST, đồng thời tạo tiền đề cho những nghiên
cứu tiếp theo về áp dụng công cụ GIS vào quản lý, quy hoạch tài nguyên thiên nhiên nên
1


đề tài: “Ứng dụng GIS phục vụ quy hoạch du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững tại vƣờn
quốc gia YokDon tỉnh DakLak” đã đƣợc thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát là quy hoạch DLST theo hƣớng bền vững tại VQG YokDon
tỉnh DakLak và để thực hiện đƣợc mục tiêu tổng quát đó đề tài đã đƣa ra các mục tiêu cụ
thể là:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về tài nguyên DLST và
các tuyến, điểm DLST hiện trạng.
+ Đề xuất xây dựng một số tuyến điểm mới dựa vào công cụ GIS.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Từ các mục tiêu cụ thể đã đƣợc đặt ra, những nội dung mà đề tài cần thực hiện là:
- Thu thập tài liệu phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu GIS.
1.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên DLST, hiện trạng cơ sở hạ tầng, và
các tuyến điểm DLST với công cụ hỗ trợ về mặt kỹ thuật là hệ thống thông tin địa lý –
GIS.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện tại VQG YokDon tỉnh DakLak trong thời gian 3 tháng (từ

03/2011 đến 06/2011).
1.5 Giới hạn của đề tài
Với trình độ có hạn, sự hạn hẹp về thời gian, cộng với tính mới mẻ của đề tài nên
nghiên cứu chỉ đƣợc khảo sát tại những phân khu đƣợc phép phát triển DLST chứ không
thể xét hết tất cả các khu vực trong VQG. Ứng dụng GIS để phục vụ quy hoạch tuyến
điểm DLST. Nghiên cứu có tính chất nhấn mạnh việc áp dụng phƣơng pháp sử dụng công
nghệ cho việc quản lý, quy hoạch hơn là đi vào xây dựng hệ thống quản lý, quy hoạch
chính xác cao.
1.6 Những đóng góp của đề tài
- Về lý luận
2


+ Định hƣớng cho việc áp dụng phần mềm Arcgis vào công tác bảo tồn ĐDSH,
quản lý, quy hoạch và phát triển bền vững DLST tại VQG YokDon.
+ Vận dụng phƣơng thức tiếp cận khoa học công nghệ trong đánh giá và đề xuất
giải pháp quy hoạch DLST theo hƣớng bền vững tại VQG YokDon.
- Về thực tiễn
+ Xây dựng đƣợc lớp bản đồ quy hoạch bền vững và tạo lập đƣợc nguồn cơ sở dữ
liệu (CSDL) không gian và dữ liệu thuộc tính về tài nguyên DLST cho VQG YokDon.
+ Phản ánh thực trạng quy hoạch DLST của VQG YokDon.
+ Đề xuất các giải pháp tổng hợp trong quy hoạch DLST theo phƣơng thức tiếp
cận khoa học công nghệ.

3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về GIS

2.1.1 Định nghĩa về GIS
Có nhiều định nghĩa về GIS:
“Hệ thống thông tin địa lý (Geographic information systems, GIS) đƣợc định nghĩa
nhƣ là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ
sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian (Geographically or geospatial), nhằm
trợ giúp việc thu nhận, lƣu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không
gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của
con ngƣời đặt ra, chẳng hạn nhƣ: Để hỗ trợ việc ra các quyết định cho việc quy hoạch
(Planning) và quản lý (Management), sử dụng đất (Land use), tài nguyên thiên nhiên
(Natural resources), môi trƣờng (Environment), giao thông (Transportation), dễ dàng
trong việc quy hoạch, phát triển đô thị và những việc lƣu trữ dữ liệu hành chính . (Nguyễn
Kim Lợi và cộng sự, 2007)
GIS thực hiện việc thu thập, quản lý, phân tích dữ liệu địa lý cùng với việc trình
bày kết quả dƣới hình thức bản đồ và báo cáo. Thông qua những thao tác cơ sở dữ liệu
(truy vấn, phân tích thống kê) và quy chiếu không gian (bản đồ), GIS giúp nhà quản lý
giải thích sự kiện, dự đoán kết quả và hoạch định chiến lƣợc. Có thể nói GIS là một cách
tiếp cận tri thức khoa học và là ngành kinh doanh đem lại hàng triệu đô la. Sự kết hợp với
công nghệ thông tin, GIS ngày càng phát triển nhanh, mạnh để trở thành công cụ đắc lực
phục vụ cho ngành địa lý nói riêng và các ngành quản lý thông tin nói chung. Do đó, GIS

4


là một lựa chọn tốt nhất trong việc quản lý, quy hoạch, phát triển DLST tại một địa điểm
cụ thể.
2.1.2 Các thành phần của GIS
Một hệ thống GIS hoàn chỉnh gồm có hệ thống máy tính (phần cứng, phần mềm,
…); cơ sở dữ liệu; con ngƣời và phƣơng pháp.

Hình 2.1: Các thành phần của GIS

- Phần cứng: Hệ thống máy tính, có thể là máy chủ trung tâm hay các máy trạm
hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
- Phần mềm: Hiện nay có rất nhiều phần mềm phổ biến đã đƣợc thƣơng mại hóa
nhƣ: ArcGis, Arc/Info, ArcView, Mapinfo, Idrisi, ENVI, Microstation … Các thành phần
chính trong phần mềm:
+ Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý.
+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS).
+ Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý.
+ Giao diện đồ họa Ngƣời – Máy để truy cập các công cụ dễ dàng.
+ Cơ sở dữ liệu: Đƣợc coi là thành phần quan trọng của GIS. Các dữ liệu địa lý và
dữ liệu thuộc tính liên quan có thể đƣợc ngƣời sử dụng tự tập hợp hoặc đƣợc mua từ nhà
cung cấp dữ liệu thƣơng mại. Các nguồn dữ liệu phải cung cấp đƣợc các thông tin mà hệ
thống yêu cầu nhƣ: Tọa độ địa lý, quy mô, đặc điểm thuộc tính, các mối quan hệ.
5


- Con ngƣời và phƣơng pháp: Là thành phần quan trọng của GIS. Những ngƣời
làm công tác quản lý hệ thống thông tin địa lý cần có khả năng nhận định về tính chính
xác, phạm vi suy diễn thông tin, kết nối các mảng thông tin trong hệ thống.
Từ các thành phần của GIS ta thấy GIS có chức năng nhập dữ liệu: Đƣa thế giới
thực vào trong cơ sở dữ liệu, quản lý dữ liệu (lƣu trữ/ truy cập), xử lý và phân tích dữ
liệu, xuất dữ liệu. Mỗi chức năng là một khâu trong cả hệ thống xử lý GIS. Trong các
chức năng trên thì tìm kiếm và phân tích không gian là chức năng quan trọng nhất của
GIS. Một số phép phân tích không gian hay đƣợc sử dụng trong đề tài là: phân tích vùng
đệm, phân tích mạng, chồng xếp các lớp thông tin, v.v..
- Cấu trúc dữ liệu của GIS: Một cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý có thể
chia ra làm 2 loại cơ bản: Số liệu không gian và phi không gian. Mỗi loại có những đặc
trƣng riêng và chúng khác nhau về yêu cầu và lƣu giữ số liệu, hiệu quả, xử lý và hiển thị.
+ Số liệu không gian là những mô tả của hình ảnh bản đồ số, chúng bao gồm toạ
độ, quy luật, các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ thể trên từng bản đồ.

Hệ thống thông tin địa lý dùng các số liệu không gian để tạo ra một bản đồ hay hình ảnh
bản đồ trên giấy thông qua thiết bị ngoại vi…
+ Số liệu phi không gian là những diễn tả đặc tính, số lƣợng, mối quan hệ của các
hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Các số liệu phi không gian đƣợc gọi là dữ liệu
thuộc tính, chúng liên quan đến vị trí địa lý hoặc các đối tƣợng không gian và liên kết
chặt chẽ với chúng trong hệ thống thông tin địa lý thông qua một cơ chế thống nhất
chung.
- Mô hình thông tin không gian.
+ Mô hình Vector: Thực thể không gian đƣợc biểu diễn thông qua các phần tử cơ
bản là điểm, đƣờng, vùng. Vị trí không gian của thực thể đƣợc xác định bởi toạ độ trong
một hệ thống toạ độ thống nhất toàn cầu ( hệ toạ độ địa lý).
+ Mô hình Raster: Phản ánh toàn bộ vùng nghiên cứu dƣới dạng một lƣới các ô
vuông hay điểm ảnh (pixel).
- Mô hình thông tin thuộc tính: Số liệu phi không gian hay còn gọi là thuộc tính là
những mô tả về đặc tính, đặc điểm về các hiện tƣợng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định.
6


Một trong các chức năng đặc biệt của công nghệ GIS là khả năng của nó trong việc liên
kết và xử lý đồng thời giữa dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính.
2.1.3 GIS - công cụ đắc lực cho công tác quy hoạch
Quá trình thiết kế quy hoạch luôn dựa trên những thông tin về hiện trạng, không
gian có thể có từ nhiều nguồn, song dữ liệu truyền thống thƣờng ở dạng bản đồ giấy. Với
những ƣu điểm trong việc xây dựng và quản lý dữ liệu nhƣ: Cho phép tạo ra cơ sở dữ liệu
từ mọi nguồn, mọi phƣơng pháp kể cả phƣơng pháp thủ công; tổng hợp tự động các lớp
thông tin và tự động cập nhật thông tin vào dữ liệu thuộc tính, chồng lớp thông tin, mô
phỏng các mối quan hệ của các lớp dữ liệu, dữ liệu thông tin không phụ thuộc, vào tỷ lệ
hay chuyên đề ứng dụng; có khả năng xử lý một khối lƣợng lớn dữ liệu một cách nhanh
chóng, đáp ứng những đòi hỏi của công tác quy hoạch. Đồng thời là công cụ giúp tổng
hợp tài liệu, chồng lớp thông tin theo những yêu cầu đặt ra của các mục đích quy hoạch.

Công cụ GIS đã chứng tỏ đây là một công cụ đắc lực trong việc quy hoạch và quản lý nói
chung, quy hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên, DLST nói riêng. Cụ thể hơn, có thể
ứng dụng GIS vào việc quy hoạch và phát triển DLST tại VQG YokDon nhƣ:
- Xây dựng, cập nhật và phân tích thông tin không gian đa lĩnh vực (bao gồm phân
tích các yếu tố kinh tế xã hội, sinh thái, địa hình, thổ nhƣỡng...)
- Quản lý dữ liệu và xây dựng thông tin chuyên đề, thể hiện đƣợc mối quan hệ giữa
các lớp dữ liệu không gian, cho phép đánh giá xu thế biến động tài nguyên DLST, phục
vụ các nhà quy hoạch đƣa ra các quyết định hợp lý trong công tác quy hoạch, quản lý tài
nguyên thiên nhiên, phát triển DLST bền vững.
- Liên kết dữ liệu tạo thuận lợi trong việc sử dụng, kế thừa nguồn thông tin thống
nhất, hiệu quả và chia sẻ thông tin dễ dàng.
Có thể nói, GIS là một công cụ đắc lực trong việc quản lý, quy hoạch và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên đó chỉ là công cụ để hỏi đáp, phân tích và bản đồ hóa
các thông tin trong việc hỗ trợ quá trình đƣa ra quyết định. Bằng chính trí tuệ và sự hiểu
biết của con ngƣời, chúng ta sử dụng GIS để có thể đƣa ra các quyết định tốt hơn, cách
giải quyết mới cho vấn đề gặp phải.

7


2.2 Tổng quan về du lịch sinh thái
2.2.1 Khái niệm chung về du lịch sinh thái
Có nhiều định nghĩa về DLST
+ Định nghĩa về DLST tại Việt Nam do tổng cục du lịch Việt Nam, WWF, IUCN
đƣa ra (theo Ngô An, 2007; Lê Huy Bá và Thái Lê Nguyên, 2006): “Du lịch sinh thái là
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phƣơng”.
+ Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi
lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn đƣợc môi trƣờng và cải thiện

đƣợc phúc lợi cho ngƣời dân địa phƣơng”.
+ Khái niệm về DLST tại Việt Nam đƣợc nêu rõ trong luật du lịch (2005): “Du lịch
sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng với
sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.
- Từ các định nghĩa này có thể thấy DLST có các đặc trƣng sau:
+ Dựa vào thiên nhiên và các nền văn hoá bản địa, chủ yếu ở các khu BTTN.
+ Chú trọng vào sự nâng cấp và duy trì thiên nhiên, quản lý tài nguyên bền vững.
+ Hỗ trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên.
+ Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng.
+ Nâng cao hiểu biết của du khách về môi trƣờng thiên nhiên và văn hoá bản địa.
+ Đảm bảo cho nhu cầu thƣởng thức của các thế hệ mai sau không bị ảnh hƣởng
tiêu cực bởi các du khách hôm nay.
2.2.2 Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên trong DLST đƣợc phân thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân
văn có quan hệ mật thiết với các nhân tố con ngƣời và xã hội, trong đó không thể không
kể đến tài nguyên thiên nhiên. Theo Lê Huy Bá và Thái Lê Nguyên (2006) “Tài nguyên
du lịch sinh thái là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các khu du
lịch sinh thái; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các
công trình sáng tạo của nhân loại có thể đƣợc sử dụng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về du
lịch sinh thái”.
8


Theo Ngô An (2007), tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên
du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong các hệ sinh thái (HST) cụ thể và các
giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời HST tự nhiên đó. Chỉ có thể
xem là tài nguyên DLST khi có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị
văn hóa bản địa gắn với một HST cụ thể đƣợc khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm
du lịch.
Tài nguyên DLST chủ yếu thƣờng đƣợc nghiên cứu khai thác: Các HST tự nhiên

đặc thù, đặc biệt là nơi có tính ĐDSH cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các
VQG, khu BTTN, các sân chim...); các HST nông nghiệp (vƣờn cây ăn trái, trang trại,
làng hoa, cây cảnh...); các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự
tồn tại của HST tự nhiên nhƣ các phƣơng thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống
gắn với các truyền thuyết...của cộng đồng.
Tài nguyên DLST thƣờng có tính đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn lớn song
thƣờng rất nhạy cảm với tác động, có khả năng tái tạo, sử dụng lâu dài và có thời gian
khai thác khác nhau. Tài nguyên DLST thƣờng nằm xa các khu dân cƣ, và đƣợc khai thác
tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch.
Không phải khu BTTN hay VQG nào cũng có thể có tiềm năng hát triển DLST mà phải
đáp ứng một số yêu cầu cần thiết lựa chọn một khu vực để phát triển DLST:
- Có tính đại diện cao cho một hay nhiều HST điển hình với tính ĐDSH cao, sự tồn
tại của những loài sinh vật đặc hữu có giá trị khoa học và tham quan nghiên cứu. Việc
tham gia ngiên cứu có khả năng tổ chức tốt trong những điều kiện mà tự nhiên ít bị ảnh
hƣởng nhất.
- Gần những trung tâm du lịch (thị trƣờng khách) lớn, điều kiện tiếp cận dễ dàng,
thuận lợi.
- Cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn, cùng với sự phong phú và độc đáo của giá trị
văn hóa bản địa có tính đại diện cho khu vực.
- Gần với những điểm du lịch hấp dẫn khác trong vùng để có thể tổ chức một tour
du lịch trọn gói mà trong đó VQG là một điểm DLST quan trọng.
- Có những điều kiện về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng cho hoạt động
du lịch.
9


2.2.3 Du lịch sinh thái bền vững
Khái niệm DLST bền vững (Theo Lê Huy Bá, 2006): “Du lịch sinh thái bền vững
là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du
lịch và ngƣời dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các

nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tƣơng lai”.
Trong phát triển bền vững, điều cần chú ý nhất là thỏa mãn các nhu cầu trong tƣơng lai,
đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng sống. Nhƣ vậy
phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội một cách bền vững
nhờ công nghệ khoa học tiên tiến mà còn phải đảm bảo những điều kiện môi trƣờng thiết
yếu cho con ngƣời đang tồn tại và cho các thế hệ tƣơng lai. Phát triển DLST bền vững
phải đảm bảo phát triển cân bằng cả ba mục tiêu:
- Mục tiêu xã hội: Nâng cao sức khỏe, trình độ, văn hóa cộng đồng
- Mục tiêu kinh tế: Tăng trƣởng GDP
- Mục tiêu bảo vệ tài nguyên môi trƣờng
2.3 Những nguyên tắc của du lịch sinh thái bền vững
- DLST nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản nhƣng đa dạng
của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của du lịch.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: Bao gồm cả tài nguyên thiên
nhiên, xã hội, văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc
phát triển DLST bền vững.
- Chƣơng trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tài
nguyên thiên nhiên nên đƣợc thành lập. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt để
nhằm nâng cao chất lƣợng môi trƣờng.
- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa...(chủng loại thực vật, động vật, bản sắc
văn hóa dân tộc...).
- Lồng ghép các chiến lƣợc phát triển du lịch của địa phƣơng với quốc gia.
- Phải hỗ trợ kinh tế địa phƣơng, tránh gây thiệt hại cho các HST ở đây.
- Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng, điều này không chỉ đem lại
lợi ích cho cộng đồng, cho môi trƣờng sinh thái mà còn nhằm tăng cƣờng khả năng đáp
ứng các thị hiếu của du khách.
10


- Phải biết tƣ vấn các nhóm quyền lợi và công chúng. Tƣ vấn giữa công nghiệp du

lịch và cộng đồng địa phƣơng, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu
dài cũng nhƣ giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
- Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm
nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch.
Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch, phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ
và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trƣờng tự nhiên, xã
hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu của du khách.
2.3.1 Cơ sở của sự phát triển bền vững trong du lịch sinh thái
- Giảm đến mức thấp nhất việc khánh kiệt tài nguyên môi trƣờng: đất, nƣớc ngọt,
các thủy vực, khoáng sản...đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên không tái tạo lại
đƣợc bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế chúng. Nhƣ vậy, cần
phải sử dụng tài nguyên theo nguyên tắc “nhu cầu sử dụng chúng không vƣợt quá khả
năng bù đắp (tái tạo) tài nguyên đó”.
- Bảo tồn tính ĐDSH, bảo tồn tính di truyền của các loài động vật và thực vật nuôi
trồng cũng nhƣ hoang dã. Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cách quản lý phƣơng thức
và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn còn có khả năng phục hồi.
- Duy trì các HST thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ rằng
sức chịu đựng của các HST trên trái đất là có hạn.
- Nếu có điều kiện thì duy trì các HST tự nhiên. Hoạt động trong khả năng chịu
đựng của trái đất. Phục hồi lại môi trƣờng đã bị suy thoái, giữ gìn sự cân bằng các HST.
2.4 Quy hoạch du lịch sinh thái
Có nhiều khái niệm về quy hoạch DLST: “Quy hoạch du lịch sinh thái là việc tổ
chức phân chia các đơn vị không gian lãnh thổ trong phạm vi một khu vực có hệ sinh thái
đặc trƣng thƣờng là một khu có cảnh quan đặc thù nhƣ các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc
vƣờn quốc gia sao cho vừa phù hợp với chức năng môi trƣờng và điều kiện tự nhiên vốn
có của nó, đồng thời vừa tổ chức đƣợc hoạt động du lịch sinh thái, bảo vệ và tôn tạo hệ
sinh thái trên mỗi đơn vị ấy một cách hiệu quả nhất.” (Lê Huy Bá và Thái Lê Nguyên,
2006).
11



2.5 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu
2.5.1 Tổng quan về vƣờn quốc gia YokDon
2.5.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Những cơ sở pháp lý hình thành VQG ỴokDon:
Theo quyết định số 473/TCCB ngày 14-6-1986 của Bộ lâm nghiệp về việc thành
lập Ban quản lý khu rừng cấm YokDon trực thuộc Cục kiểm lâm Quyết định số:
06/TCCB ngày 05-01-1990 của Bộ lâm nghiệp thành lập Trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới,
có đơn vị trực thuộc là khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN )YokDon Quyết định số 78/TCLĐ
ngày 10-02-1990 của Bộ lâm nghiệp về việc chuyển giao khu BTTN YokDon trực thuộc
Cục kiểm lâm sang Trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt
Nam.
Quyết định số 352/CT ngày 29-10-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là
thủ tƣớng chính phủ) về việc phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật VQG YokDon với
diện tích tự nhiên là 58.200 ha.
Quyết định số 39/2002/QĐ –TTg ngày 18/3/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc mở rộng VQG Yok Don, đƣợc chia thành 115 tiểu khu với ba phân khu chức năng:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích : 80.947 ha
+ Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích : 30.426 ha
+ Phân khu dịch vụ hành chính: 4.172 ha

12


2.5.1.2 Vị trí địa lý

Hình 2.2: Bản đồ vị trí vƣờn quốc gia YokDon (Nguồn: Hồ Văn Cử, 2008)
VQG YokDon tọa lạc cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km về phía Bắc. Cách
thành phố Buôn Mê Thuột, trung tâm tỉnh DakLak 40 km về phía Tây. Vƣờn nằm trên địa
phận hành chính của các xã Krông Na - Huyện Buôn Đôn; Ea Bung và Cƣ M’lanh 13



Huyện Ea Súp; DakWil - Huyện Cƣ Jut. Có toạ độ:12o45’ – 13o10’ độ vĩ Bắc.107o29’30’’
độ kinh đông, ranh giới:
+ Phía Bắc: Theo đƣờng ô tô từ ngã ba Cƣ M’Lan (tỉnh lộ 1A) qua đồn biên phòng
số 2 đến biên giới Việt Nam - Campuchia.
+ Phía Nam: Giáp huyện Cƣ Jut và đoạn đƣờng 6B từ Vƣờn Quốc Gia giao với
đƣờng T15 chạy thẳng phía Tây đến biên giới Việt Nam – Campuchia.
+ Phía Đông: Dọc theo tỉnh lộ 1A từ ngã 3 Cƣ M’Lan đến Bản Đôn và sau đó
ngƣợc sông Sêrêpôk đến ranh giới huyện Cƣ Jut
+ Phía Tây: Là biên giới Việt Nam – Campuchia dài 102 km.
2.5.1.3 Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình: Toàn bộ VQG nằm ở phía Tây dãy Trƣờng Sơn, địa hình có hƣớng thấp
dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, tƣơng đối bằng phẳng, độ cao trung bình
200 m so với mặt nƣớc biển, chia thành 2 dạng chính nhƣ sau:
+ Địa hình đồi và núi thấp: Phân bố rải rác dọc theo bờ phải sông Sêrêpôk là dãy
Cƣ M’Lan chạy suốt từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới gần trung tâm huyện Buôn
Đôn với đỉnh cao nhất là đỉnh Cƣ’Mlan (502 m), và các đỉnh 498 m, 382 m…. Bờ trái
sông Sêrêpôk có ngọn núi thấp là YokDa (466 m). Gần ranh giới phía Nam là dãy núi
thấp YokDon (482 m) đƣợc đặc trƣng bằng kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh nên đã đƣợc
chọn làm tên gọi cho VQG YokDon.
+ Địa hình tích tụ phân bố dọc sông Sêrêpôk và các suối khác trong vùng. Điều
kiện địa hình tƣơng đối bằng phẳng thuận lợi cho sự tồn tại của các loài thú lớn nhƣ Voi,
Trâu rừng, Bò rừng.
- Thổ nhƣỡng: Trong khu vực VQG YokDon có 4 nhóm đất chính sau đây:
+ Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến (Fs), là sản phẩm phong hoá từ các đá
trầm tích, phiến sét có tuổi Jura, phân bố ở những vùng có địa hình đồi núi thấp. Đất
nghèo dinh dƣỡng và tầng mỏng, từ thịt nặng đến cát pha; khả năng thấm và giữ nƣớc
kém ; về mùa khô bị chai rắn, chiếm 2,5 % diện tích của Vƣờn.
+ Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát kết (Fq ):Tầng đất dày 30 – 50 cm, nhiều thành

phần cát, ít mùn; phân bố ở vùng đồi thấp hai bên bờ sông Sêrêpôk độ cao từ 300 m trở
xuống. Loại đất này chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất (64,7 %).
14


+ Nhóm đất xám (Xa): phát triển trên đá mẹ Granite và trầm tích hỗn hợp
Mezozoi, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, tỷ lệ đá lẫn cao. Đất
chua, nghèo mùn dễ bị xói mòn, rửa trôi, có kết von đá ong. Phân bố ở độ cao từ 200 250 m hai bên bờ sông Sêrêpôk và chân đồi thấp hữu ngạn sông, chiếm 26,4 % diện tích.
+ Đất dốc tụ (D) thuộc nhóm đất nâu vàng trên đá Bazan (Fu): Đây là đất phù sa
bồi tụ; tầng đất mặt khá tƣơi xốp, màu xám đen, lẫn nhiều chất hữu cơ và sỏi sạn.
Thành phần cơ giới thịt pha cát, đất tốt hơn các loại đất trên, có khả năng canh tác
nông nghiệp. Loại đất này phân bố ven sông và các suối lớn chiếm 6,4 % diện tích.
- Khí hậu - thuỷ văn:
+ Khí hậu: VQG YokDon nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trƣng
cho khí hậu của vùng Cao nguyên Nam Trung Bộ. Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa
từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 93,5 % lƣợng mƣa cả năm. Tổng lƣợng mƣa trung bình là
1588 mm, lƣợng bốc hơi là 1470 mm (Số liệu của trạm khí tƣợng thuỷ văn Buôn Đôn,
2004). Mùa khô từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, lƣợng mƣa không đáng kể
và thƣờng bị khô hạn vào cuối mùa khô, thiếu nƣớc phục vụ sinh hoạt và sản xuất, gây
khó khăn cho đời sống nhân dân trong vùng.
+ Thủy văn: VQG YokDon nằm trong lƣu vực sông Mêkông bằng nhánh sông
Sêrêpôk (Dakrong). Phần chảy qua Vƣờn khoảng 60 km, mùa khô lòng sâu khoảng 2 – 3
m, mùa lũ có thể sâu từ 5 – 10 m. Sông có nhiều thác ghềnh, khó đi lại bằng thuyền
nhƣng lại là một trong những tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nếu đƣợc quan tâm
đầu tƣ khai thác nhƣ: thác Bảy Nhánh, thác C3…Trong vƣờn còn có nhiều suối nhỏ nhƣ:
DakNa, DakNor, DakKen, DakLau…và có nhiều suối cạn có nƣớc theo mùa.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm: 24,5oC. Nhiệt độ cao nhất là tháng 4
(37,5oC). Nhiệt độ thấp nhất là tháng 11 (15oC).
Nhìn chung, đây là thế mạnh để phát triển các loại hình DLST tham quan dã ngoại
(đối với các khu vực có các HST điển hình), mạo hiểm (đối với các đỉnh núi, con sông

nằm trên khu vực). Với nền nhiệt độ ôn hòa, biên độ nhiệt thấp và các yếu tố về lƣợng
mƣa, độ ẩm khá phù hợp là những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển các loại
hình DLST tham quan dã ngoại.
15


2.5.1.4 Đặc điểm xã hội
Vùng đệm của VQG YokDon gồm 7 xã, thuộc 3 huyện, 2 tỉnh sau (Theo Hồ Văn
Cử, 2008) : Xã Ea Bung, xã Cƣ M’Lan (huyện Ea súp - DakLak), xã Krông Ana, xã Ea
Huar, xã Ea Ver (huyện Buôn Đôn- DakLak), xã Ea Pô, xã DakWil (huyện Cƣ JutDakNong) có tổng diện tích là 122.195 ha với 70 thôn buôn .
Trong vùng có 15 dân tộc khác nhau; trong đó ngƣời Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất
(48,5 %). Cộng đồng dân cƣ ở đây có thể chia làm 3 nhóm: 1) Cộng đồng dân cƣ bản địa :
Chủ yếu là M'Nông, Ê đê, Lào, Gia rai, Ba na, Miên. 2) Cộng đồng ngƣời kinh định cƣ
trƣớc năm 1975: Tập trung dọc theo các trục giao thông. 3) Cộng đồng ngƣời kinh và các
dân tộc phía bắc (Thái, Nùng, Tày, Dao, H’Mông, Cao Lan) di cƣ đến sau năm 1980 theo
chƣơng trình di dân của chính phủ và di cƣ tự do.
- Tình hình y tế và giáo dục: Các xã trong vùng đệm đều có trạm y tế. Vấn đề khó
khăn hiện nay là thiếu cán bộ y tế, chỉ có 23 cán bộ y tế gồm 13 y tá và 10 bác sỹ trên
tổng số dân 32.232 ngƣời. Cho nên công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng bị hạn
chế. Số lƣợng học sinh ở đây chỉ có 6.967 em chiếm 21,6 % tổng dân cƣ trong vùng. Tỷ
lệ mù chữ của cộng đồng là 21,7 %. Điều này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến nhận thức của
cộng đồng nói chung.
- Cơ sở hạ tầng giao thông : Trong hệ thống lãnh thổ DLST, giao thông là “cầu
nối” đƣa du khách tiếp cận địa bàn. Mạng lƣới đƣờng giao thông trong VQG tƣơng đối
thuận lợi do địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Có đƣờng 14C chạy từ Nam ra Bắc dọc theo
biên giới Việt Nam - Campuchia, từ đây có các nhánh đƣờng nối với các mạng lƣới giao
thông của các tỉnh khác. Ngoài ra trong Vƣờn còn có mạng lƣới đƣờng mòn, đƣờng tuần
tra có thể đi bằng xe máy, xe đạp qua các trạm bảo vệ:
+ Đƣờng tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chƣ M’Lan đến đồn biên phòng số 2.
+ Đƣờng tỉnh lộ từ Bản Đôn, qua buôn Drang Phok đến đƣờng 14C sát biên giới.

+ Đƣờng đi Trạm kiểm lâm số 3, qua Trạm 5 gặp đƣờng 14C đến đồn biên phòng.
Ngoài các đƣờng tuần tra rừng, việc tiếp cận VQG từ bên ngoài có thể thông qua: tỉnh
lộ Buôn Mê Thuột – EaSup do đó phƣơng tiện để khách du lịch có thể đến VQG khá
thuận tiện, có thể đi bằng ôtô đến thẳng VQG hoặc khách từ tỉnh khác đến bằng máy bay
16


×