Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

NGHIÊN CỨU ƯU HỢP THỰC VẬT TẠI TIỂU KHU 308 THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ SÔNG HINH, HUYỆN SÔNG HINH TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN VÕ THÀNH DANH

NGHIÊN CỨU ƯU HỢP THỰC VẬT TẠI TIỂU KHU 308
THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ SÔNG HINH,
HUYỆN SÔNG HINH - TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN VÕ THÀNH DANH

NGHIÊN CỨU ƯU HỢP THỰC VẬT TẠI TIỂU KHU 308 THUỘC
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ SÔNG HINH,
HUYỆN SÔNG HINH - TỈNH PHÚ YÊN

Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn: TH.S PHAN MINH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011


LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài em đã nhận được
sự giúp đỡ của các Thầy Cô giáo, gia đình và bạn bè. Em xin tỏ lòng biết ơn chân
thành đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Quý Thầy Cô
giảng viên Khoa Lâm nghiệp đã trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt
thời gian em học tập dưới mái trường đại học.
Gửi lời biết ơn sâu nặng đến ba mẹ đã sinh ra con, tần tảo, chắt chiu nuôi
nấng con khôn lớn từng ngày và luôn che chở con trước những sóng gió cuộc
đời,…
Em xin tỏ lời cảm ơn đến Thầy Phan Minh Xuân với tấm lòng thành kính
nhất, người đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Cảm ơn những người bạn đã sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, động viên tôi
những lúc khó khăn hay thất bại. Cảm ơn tập thể lớp DH07NK đã mang lại cho tôi
những phút giây hạnh phúc trong quãng đời sinh viên, cầu chúc cho các bạn và
cả tôi nữa sẽ vững bước và thành công trên con đường sắp tới.
Chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại Ban Quản lý rừng
phòng hộ Sông Hinh và Trung tâm QH&TK Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phú Yên đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập, tận tình chỉ dẫn, cũng như tạo
mọi điều kiện giúp hoàn thành tốt trong thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin kính chúc ba mẹ, quý Thầy Cô, các anh chị công tác tại Ban
Quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh và Trung tâm QH&TK Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Phú Yên và các bạn dồi dào sức khỏe.

Xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên
Nguyễn Võ Thành Danh

i


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................................ i
Mục lục..................................................................................................................... ii
Danh sách các bảng................................................................................................. vi
Danh sách các hình....................................................................................................v
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................1
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC
NGHIÊN CỨU.................................................................................3
2.1 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3
2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu .....................................3
2.2.1 Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên .......................................................3
2.2.2 Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng..................................................................6
2.2.3 Đặt điểm kinh tế xã hội ....................................................................................8
2.2.4 Quá trình hoạt động của đơn vị........................................................................9
2.2.5 Những thông tin về tiêu thụ sản phẩm từ rừng ..............................................12
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................13
3.1 Nội dung nghiên cứu.........................................................................................13
3.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................13
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................13
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................19

4.1 Danh lục các loài thực vât thân gỗ tại khu vực nghiên cứu ..............................19
4.2 Đặt điểm cấu trúc rừng tại khu vực nghiên cứu................................................20
4.2.1 Phân bố số cây theo loài.................................................................................20
4.2.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao, đường kính và tiết diện ngang...............28
4.2.3 Mật độ rừng....................................................................................................32
4.2.4 Độ tàn che của rừng .......................................................................................32
4.2.5 Đặc điểm các ưu hợp tại khu vực nghiên cứu................................................33

ii


4.3 Đánh giá tình hình tái sinh của rừng .................................................................35
4.3.1 Số lượng, thành phần cây tái sinh ..................................................................36
4.3.2 Phân bố tái sinh loài cây Trâm dưới tán rừng ................................................40
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................42
5.1 Kết luận ...........................................................................................................42
5.2 Kiến nghị ..........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................46

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng tài nguyên rừng........................................................10
Bảng 4.1: Danh lục các loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu ..................19
Bảng 4.2: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 1 ............................................21
Bảng 4.3: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 2 ............................................23
Bảng 4.4: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 3 ............................................25
Bảng 4.5: Phân bố số cây theo loài tại khu vực nghiên cứu...................................27

Bảng 4.6: Phân bố số cây theo chiều cao Hvn của lâm phần...................................28
Bảng 4.7: Phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 của lâm phần ........................30
Bảng 4.8: Phân bố số cây theo cấp tiết diện ngang của lâm phần..........................31
Bảng 4.9: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Trâm mốc + Chò + Dung sạn + Bứa…
của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 1 .............................................................33
Bảng 4.10: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Cà ná + Trâm mốc + Giẻ + Cồn + Chò+…
của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 2 .............................................................34
Bảng 4.11: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Chò + Trâm mốc + Giẻ + Dầu rái + …
của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 3 .............................................................34
Bảng 4.12: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Trâm mốc + Chò + Cà ná + Giẻ + …
tại khu vực nghiên cứu ...........................................................................35
Bảng 4.13: Đặc trưng tổ thành cây tái sinh tại ô điều tra 1 ....................................37
Bảng 4.14: Đặc trưng tổ thành cây tái sinh tại ô điều tra 2 ....................................38
Bảng 4.15: Đặc trưng tổ thành cây tái sinh tại ô điều tra 3 ....................................39
Bảng 4.16: Đồng hóa phân bố số cây trên mặt đất của cây Trâm với phân bố Poisson
tại các ô tiêu chuẩn .................................................................................40
Bảng 4.17: Đồng hóa phân bố số cây trên mặt đất của cây Trâm
với phân bố Poisson trên toàn khu vực nghiên cứu (tiểu khu 308) .......40

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 1 ..............................22
Hình 4.2: Biểu đồ phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 2...............................24
Hình 4.3: Biểu đồ phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 3 ..............................26
Hình 4.4: Biểu đồ phân bố số cây theo loài tại ba ô tiêu chuẩn ............................28
Hình 4.5: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao Hvn của lâm phần ....................29
Hình 4.6: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 của lâm phần ..........30

Hình 4.7: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp tiết diện ngang ..................................31

v


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá và có vai trò rất quan trọng trong đời
sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng. Rừng cung cấp rất nhiều loại
lâm sản như gỗ, củi, lâm đặc sản, dược liệu, thú rừng,… có mối quan hệ tương hỗ
với đời sống con người và các sinh vật khác. Rừng được xem như là lá phổi của
nhân loại và các loại động vật, ngân hàng lưu giữ các nguồn gen của các loại cây
gỗ, đặc biệt là các loài cây gỗ quý hiếm, đồng thời đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc bảo vệ an ninh tổ quốc. Nói chung, rừng không thể thiếu được trong đời
sống của con người và các sinh vật khác.
Những năm trước đây, con người đã lạm dụng rừng một cách bừa bãi với
nhiều hình thức như khai thác quá mức, chặt phá cây rừng làm nương rẫy, làm củi
đốt,…làm cho rừng ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng, diện tích rừng ngày càng
bị thu hẹp, chất lượng rừng cũng như trữ lượng rừng ngày càng bị suy giảm gây ra
không ít những ảnh hưởng nghiêm trọng cho con người và các hoạt động sống của
con người. Diện tích rừng bị thu hẹp cũng làm cho môi trường sống của nhiều loài
động vật bị thu hẹp, có loài đã không còn được môi trường sống và đã bị tuyệt
chủng. Một trong những ảnh hưởng do mất rừng gây ra như thiếu hụt nước ngầm,
sự khô hạn, sự ô nhiễm không khí, lũ lụt,…

1


Từ ý nghĩa nhận thức những tác hại của sự tàn phá cũng như sự cần thiết
phải xây dựng lại vốn rừng có cấu trúc ổn định để không ngừng thỏa mãn nhu cầu

những sản phẩm từ rừng cho xã hội, góp phần cải thiện môi trường sống, lập lại cân
bằng sinh thái và độ ổn định của rừng,…
Để thực hiện tốt mục tiêu về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng thì cần phải
nắm bắt được tình hình tài nguyên rừng; Đặc điểm về sinh trưởng, cấu trúc của rừng
và tình hình tái sinh, trữ lượng rừng. Qua đó thấy được động thái của rừng qua các
thời kì khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng, biết được sự
phức tạp của hệ thực vật rừng, các yếu tố và các quan hệ giữa các thành phần trong
quần xã thực vật để đưa ra những biện pháp tác nghiệp cụ thể và sử dụng rừng hiệu
quả bền vững.
Xuất phát từ thực tế trên và trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp,
được sự phân công của Khoa Lâm nghiệp và được sự hướng dẫn tận tình của Thầy
Phan Minh Xuân, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ưu hợp thực vật tại
tiểu khu 308 - Ban quản lý Rừng phòng hộ Sông Hinh - huyện Sông Hinh - tỉnh
Phú Yên”. Với hy vọng kết quả đạt được của khóa luận sẽ đóng góp một phần nhỏ
về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác nghiên cứu ưu hợp thực vật ở khu vực này.
Do thời gian thực hiện đề tài và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi
những sai sót. Kính mong nhận được những chỉ dẫn, góp ý của Thầy, Cô trong
Khoa Lâm nghiệp và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.

2


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là rừng thường xanh tại tiểu khu 308 xã Eabar huyện
Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh quản
lý.
Chức năng rừng: Qui hoạch cho mục đích sản xuất (theo bản đồ phân chia 3

loại rừng của Tỉnh Phú Yên theo Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 12/12/2007
của UBND tỉnh Phú Yên "V/v phê duyệt kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Phú Yên".
2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu
2.2.1 Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lý
- Khu vực nghiên cứu thuộc tiểu khu 308, xã Eabar - Huyện Sông Hinh - tỉnh
Phú Yên.
- Tọa độ địa lý:
Tiểu khu 308: Hệ tọa độ VN2000
+ Từ 1419425 đến 1423275 vĩ độ Bắc,
+ Từ 0538075 đến 0543175 kinh độ Đông.
- Giới cận:
+ Đông giáp: Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Bàn Thạch,
+ Tây giáp: Tỉnh Đắk Lắk,
+ Nam giáp: Tỉnh Đắk Lắk - tỉnh Khánh Hòa,

3


+ Bắc giáp: Khu dân cư và vùng canh tác nông nghiệp của xã Eabar,
Ea Trol - Huyện Sông Hinh.
2.2.1.2 Đặc điểm tự nhiên
Lâm phần của Ban quản lý Rừng phòng hộ Sông Hinh nằm trên vùng núi
chuyển tiếp với Tây Nguyên với những đặc điểm như sau:
Địa hình nghiêng một mái từ Nam xuống phía Bắc gồm những cụm đồi nối
tiếp nhau bị chia cắt bỡi những khe suối nhỏ cao nhất trong vùng là đỉnh Chư Hle
cao 1.063 m, vùng thấp tiếp giáp với đất sản xuất nông nghiệp độ cao bình quân 450 m.
Các chỉ tiêu bình quân:
- Độ dốc:
+ Độ dốc trung bình: 200,

+ Độc dốc cao nhất: 350.
- Độ cao so với mặt nước biển:
+ Độ cao trung bình: 600 m,
+ Độ cao cao nhất: 1.063 m.
a Đặc điểm địa hình
Mang đặc điểm chính của địa hình khu vực Tây Nguyên. Địa hình bằng
phẳng tương đối thuận lợi cho sự phát triển của cây rừng. Hướng nghiêng chính là
hướng Bắc.
b Điều kiện khí hậu, thủy văn
- Mang đặc điểm của khí hậu duyên hải Trung Trung Bộ và chịu ảnh hưởng
khí hậu Tây Nguyên, trong năm có 2 mùa rõ rệt.
+ Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau,
+ Mùa nắng: Từ tháng 02 đến tháng 8.
+ Lượng mưa bình quân năm: 1950 mm.
+ Nhiệt độ bình quân năm: 260c.
+ Độ ẩm bình quân năm: 82%.
+ Tháng 4 - 5 thường có mưa tiểu mãn.

4


- Thủy văn: Do cấu tạo địa hình phức tạp nên trong lâm phận có nhiều hệ
thống sông, suối chủ yếu tập trung chảy về lòng hồ thủy điện Sông Hinh và Sông Ba.
Gồm các sông, suối chính sau:
+ Sông Ea Tàu, Ea Nhệ bắt nguồn từ ranh giới tỉnh Khánh Hòa - Phú
Yên chảy về lòng hồ thủy điện Sông Hinh, chiều dài 15 km, trên dòng sông này có
hệ thống nhánh dày đặc có nước quanh năm.
+ Suối Ea Trol, Ea Krông Hin, Ea Kli HBót bắt nguồn từ dãy dông
giáp tỉnh Đắk Lắk chảy về lòng hồ thủy điện Sông Hinh.
+ Suối Ea La Ba bắt nguồn từ dãy dông giáp tỉnh Đắk Lắk chảy về Sông

Ba.
c Đặc điểm về đất đai
Gồm các loại đất chính sau đây:
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ Granit: Chiếm 80% diện tích,
phân bổ đều khắp toàn vùng. Đặc điểm của loại đất này là có tầng đất dày, tỉ lệ mùn
khá cao, thành phần cơ giới chủ yếu là sét nhẹ, đá lộ đầu phân bố dày.
- Đất Feralit xám phát triển trên đá mẹ Granít: Chiếm 12% diện tích, nằm tập
trung ở các vùng núi thấp, tầng đất trung bình > 50 cm, hàm lượng mùn thấp, thành
phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, đá lộ đầu dày.
- Đất đỏ trên Bazan chiếm tỉ lệ 8% diện tích tập trung vùng bằng, tầng đất
dày phù hợp cho trồng cây trồng cây công nghiệp.
Nhìn chung đất đai trong vùng có độ mùn tương đối cao, đất có phản ứng
chua độ pH từ 4,5 - 5, đất trồng rừng trong vùng phân bố rải rác tập trung ở vùng
đất đỏ vàng, tỷ lệ đá lẫn thấp, tầng đất dày, ẩm độ cao phù hợp với nhiều loài cây
trồng lâm nghiệp.

5


d Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
- Đất đai trong vùng tương đối tốt, lượng mưa hàng năm lớn thuận lợi cho
công tác trồng rừng, khoanh nuôi, nuôi dưỡng và làm giàu rừng.
- Về khai thác thuận lợi là đường vận chuyển ngắn, độ dốc xuôi theo hướng
có tải nên thuận tiện trong khâu vận chuyển sản phẩm. Tuy nhiên vào mùa mưa
những con sông, suối nước dâng lên rất cao, gây ách tắc cho việc đi lại. Địa hình có
độ dốc cao tỷ lệ đá lộ đầu lớn nên rất khó khăn trong việc mở đường vận xuất cũng
như vận xuất gỗ ra bãi. Ngoài ra, do khu vực này tiếp giáp với Tây Nguyên, chịu
ảnh hưởng của khí hậu Tây Nguyên nên thường xuyên có mưa do đó ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng gỗ khai thác và vận chuyển sản phẩm.
2.2.2 Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng

2.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất
- Tổng diện tích tự nhiên Ban quản lý đang quản lý là 18.059,97 ha, trong đó
diện tích đất có rừng là 17.354,58 ha chiếm 96,09% diện tích tự nhiên gồm:
* Đất có rừng:

17.354,58 ha

- Rừng tự nhiên:

16.960,53 ha

+ Rừng giầu:

4.454,67 ha

+ Rừng trung bình:

4.143,74 ha

+ Rừng nghèo:

4.699,91 ha

+ Rừng non:

3.662,21 ha

- Rừng trồng:

394,05 ha


* Đất không có rừng:

475,55 ha

* Đất nông nghiệp:

156,16 ha

* Đất khác (Sông, suối)

73,68 ha

* Diện tích phân theo chức năng:
- Diện tích qui hoạch phòng hộ:

13.179,82 ha

- Diện tích qui hoạch sản xuất:

4.880,15 ha

6


2.2.2.2 Thống kê diện tích, tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân của các loại
rừng theo từng trạng thái
Độ biến động trữ lượng của từng trạng thái trong lâm phần là không đáng kể;
Kể cả rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tổng trữ lượng hiện có toàn lâm phần là:
2.457.631,3 m3.

Bình quân: Rừng giàu 220 m3/ha, rừng trung bình 180 m3/ha, rừng nghèo 90
m3/ha, rừng non 80 m3/ha.
2.2.2.3 Hệ động vật rừng
Hệ động vật rừng trong lâm phần tương đối phong phú, các cá thể lớn gồm
có Heo rừng, Chồn, Cheo, Nai, Mễn,...Những cá thể quý hiếm có nguy cơ tuyệt
chủng như Rùa, Gấu, Trúc, Nhím, Hoán, Tắc kè, các loài chim có nhiều trong vùng
là Khứu, Bồ chao, Chào mào,…
2.2.2.4 Đánh giá về tình hình sử dụng đất đai tài nguyên rừng
Trong những năm qua công tác chủ yếu của đơn vị là bảo vệ rừng, tuy nhiên
do địa bàn phức tạp, diện tích lâm phần phân bố gần dân cư, đường xá thuận lợi,
dân trong vùng chủ yếu là dân tộc ít người, hiểu biết về luật pháp còn hạn chế nên
công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn thường xảy ra nạn khai thác gỗ
lậu và săn bắt động vật rừng.
Diện tích đất chưa có rừng còn lại ít, phân bố rải rác, hàng năm đơn vị chỉ
thực hiện trồng từ 20 - 40 ha.
Về khai thác: Tuy trữ lượng gỗ trong lâm phần còn rất giàu nhưng do chủ
trương của tỉnh là hạn chế khai thác gỗ từ rừng tự nhiên nên hàng năm đơn vị chỉ
thực hiện khai thác 2000 m3 gỗ chính phẩm trên năm.

7


2.2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.2.3.1 Dân số, dân tộc, lao động
Trong vùng ven lâm phần có những điểm dân cư chính là: Làng Buôn Bầu,
Làng Buôn Ly, Làng Buôn Thu, Làng Buôn Đức - Xã Ea Trol; Thôn 2A, Thôn 2B,
Thôn Yên Sơn, Thôn Hòa Sơn, Thôn Bình Sơn - Xã Sông Hinh.
Tổng số dân cư trong vùng là: 1.090 hộ gồm 5.224 khẩu, khoảng 2.736 lao
động chính. Trong đó dân tộc Kinh: 1.736 nhân khẩu, dân tộc khác: 3.488 nhân khẩu.
2.2.3.2 Tình hình xã hội

Tuy đời sống kinh tế và đời sống văn hóa của dân cư trong khu vực các năm
qua đã được từng bước nâng lên nhưng hiện tượng lén lút chặt phá rừng, khai thác
lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra trong lâm phần của Ban quản lý. Do vậy, trong
hướng sản xuất kinh doanh tới, cần tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tuyên
truyền sâu rộng trong nhân dân trong và ngoài khu vực, thu hút nhân dân vào công
tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân trong khu
vực, xã hội hóa nghề rừng.
2.2.3.3 Đặc điểm kinh tế
Hệ thống giao thông trong khu vực chủ yếu là đường vận chuyển gỗ từ nơi
khai thác đến bãi II và Tỉnh lộ 9B (ĐT 649) cụ thể:
- Tuyến ĐT 649 từ Hai Riêng đi Khánh Dương dài 12 km là trục đường
chính trong khu vực.
- Tuyến từ ĐT 649 đi Hòn cồ (khu khai thác gỗ) dài 16 km, tuyến từ ĐT 649
đi Hòn Đen (khu khai thác gỗ) dài 14 km đây là 2 hệ thống đường lâm nghiệp vận
chuyển lâm sản từ khu khai thác về bãi II, thường bị hư hại nhiều qua mùa mưa do
vậy hàng năm cần duy tu, sửa chửa thường xuyên.
2.2.3.4 Kết cấu hạ tầng
- Y Tế: Trong vùng có 2 trạm xá tại xã Ea Trol và Xã Sông Hinh.
- Giáo dục: Trong vùng có 6 trường cấp I tập trung ở các điểm dân cư.
- Điện: Hầu hết các buôn, thôn đều có điện thắp sáng và bảo đảm sinh hoạt sản xuất.

8


- Thủy lợi: Tại tiểu khu 285 có đập dâng suối EaTrol và hệ thống thủy lợi
nội vùng, tưới cho khu vực sản xuất lúa nước thuộc buôn Ly, buôn Thung, buôn
Bầu. đập Ea Saran tại thôn 2 xã Sông Hinh.
2.2.3.5 Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội
Nhân dân trong vùng có trình độ văn hóa còn thấp, đời sống vật chất tinh
thần chưa cao, nhiều hộ thuộc dạng đói nghèo do trình độ canh tác chăn nuôi còn

lạc hậu. Một số cơ sở hạ tầng như: điện, giao thông, trường học, trạm xá, thủy lợi,...
có đầu tư nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trong vùng. Nhân dân
chưa tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, trồng rừng ở địa phương.
2.2.4 Quá trình hoạt động của đơn vị
2.2.4.1 Những kết quả đạt được trong 5 năm gần đây
a Công tác bảo vệ rừng
- Tổng diện tích được bảo vệ: 8.326,0 ha. Phương thức bảo vệ giao khoán hộ
gia đình. Chi phí đã chi cho công tác này: 421.300.000 đồng. Hiệu quả mang lại là
rừng được bảo vệ tốt.
b Công tác phát triển vốn rừng
- Tổng diện tích trồng mới: 126,2 ha. Phương thức thực hiện: đơn vị tự trồng.
Kinh phí đã chi cho công tác này: 704.633.080 đồng. Rừng phát triển tốt sinh khối
tăng nhanh, đã mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường.

9


c Công tác sử dụng rừng
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng tài nguyên rừng
SỬ DỤNG RỪNG (Khai thác)
Thời
gian

Khối

Diện

lượng

tích


(m3)

(ha)

Phương thức

Chủng loại

Thực hiện

Giá trị
thu được
(đồng)

N3: 07,79
N4: 23,86
2006

1.040

20

N5: 99,96

Chỉ định thầu khai thác,

N6: 86,27

tiêu thụ


1.232.283.973

N7:16,4
N8: 35,77
N3: 1584,57
N4: 105,07
2007

2.135

37,4

N5: 176,27

Chỉ định thầu khai thác,

N6: 120,76

tiêu thụ

2.923.168.908

N7: 35,18
N8: 112,74
N3: 1599,98
N4: 111,82
2008

2.196


30

N5: 197,53

Chỉ định thầu khai thác,

N6: 200,75

tiêu thụ

N7: 36,06
N8: 49,77

10

586.133.494


N3: 448,96
N4: 71,34
2010

774

16,2

N5: 115,16

Chỉ định thầu khai thác,


N6: 129,07

tiêu thụ

791.000.000

N7: 4,03
N8: 481
Tổng

6.145 103,6

5.532.586.375

d Lĩnh vực kinh doanh khác
Là đơn vị sự nghiệp nên đơn vị chủ yếu thực hiện công việc bảo vệ và phát
triển rừng trên diện tích rừng được giao nên không có hoạt động kinh doanh khác.
e Thực hiện nhiêm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
Đơn vị thường xuyên tuyên truyền các chính sách bảo vệ và phát triển rừng
cho nhân dân trên địa bàn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng và cung ứng nguồn giống
chất lượng cho nhân dân, sửa chữa các tuyến đường trong lâm phần góp phần vào
giao thông thuận tiện trong khu vực.
2.2.4.2 Đánh giá những tồn tại yếu kém
- Việc đánh giá theo dõi, thống kê diễn biến tài nguyên rừng: Kết hợp với
đơn vị kiểm lâm trên địa bàn thường xuyên theo dõi nắm bắt diễn biến tài nguyên
rừng, cử bộ phận cán bộ kỹ thuật và các bộ phận quản lý điều tra nắm bắt chất
lượng tài nguyên rừng thuộc lâm phần đơn vị quản lý.
- Diện tích rừng bị mất hàng năm: Diện tích rừng hàng năm bị nhân dân địa
phương phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp (năm 2006: 8,8 ha; năm 2007:

12,68 ha; năm 2008: 24,47 ha; năm 2009: 3,89 ha; năm 2010: 10,5 ha). Các vụ phá
rừng này đều được đơn vị phát hiện kịp thời lập biên bản đề nghị các ngành có chức
năng xử lý theo quy định.
- Chất lượng rừng sau khai thác: Qua theo dõi những diện tích rừng sau khi
khai thác ở những năm trước thì nhìn chung chất lượng rừng sau khai thác được tốt lên,
kết cấu tổ thành rừng không thay đổi nhiều, mức tăng trưởng của rừng đạt từ 2,6 - 3%

11


năm, các cây có phẩm chất xấu, cây cong queo sâu bệnh được loại trừ, nhờ công tác
vệ sinh rừng nên dây leo giảm mạnh, các loài cây có giá trị kinh tế cao như Chò,
Sến phát triển mạnh từ đó giá trị rừng được nâng cao đáng kể qua từng năm.
2.2.4.3 Xác định nguyên nhân của những tồn tại
- Dân số trên địa bàn rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh quản lý
tăng nhanh đặc biệt là bộ phận dân cư di cư từ các tỉnh phía Bắc vào. Dân cư trong
vùng đa số là đồng bào dân tộc ít người, sản xuất còn lạc hậu, hiểu biết luật pháp
còn hạn chế, đời sống rất khó khăn nên rất khó cho công tác ngăn chặn lấn chiếm
đất rừng và khai thác lâm sản.
Đội ngũ cán bộ ban quản lý tương đối mỏng so với khối lượng công việc và
tình hình thực tế tại địa phương.
Chính sách chế tài, xử phạt đối với những vụ vi phạm lâm luật còn nhẹ chưa
phát huy tác dụng với người dân ở đây, chức năng của cán bộ quản lý bảo vệ rừng
của đơn vị còn hạn chế.
2.2.5 Những thông tin về tiêu thụ sản phẩm từ rừng
Hằng năm Ban quản lý khai thác từ 1500 - 2000 m3 gỗ chính phẩm cung cấp
cho thị trường trong và ngoài tỉnh, khai thác lâm sản phụ khoảng 20.000 sợi song
mây, 15 tấn chai cục. Nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ và chế
biến lâm sản trong Tỉnh (chỉ tiêu khai thác toàn tỉnh chỉ 4.000 m3/năm).
(Nguồn số liệu: Từ phương án điều chế rừng giai đọan 2011 đến 2050 của

Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh và Trung tâm quy hoạch thiết kế Nông
nghiệp và PTNT Phú Yên).

12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu những nội dung chính sau:
1. Danh lục các loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu.
2. Đặc điểm lâm học tại khu vực:
+ Xác định thành phần loài thực vật.
+ Phân bố số cây theo cấp chiều cao, cấp đường kính và tiết diện ngang.
+ Xác định mật độ rừng, phân bố mật độ.
+ Độ tàn che của rừng.
+ Đặc điểm các ưu hợp tại khu vực nghiên cứu.
+ Trữ lượng rừng.
3. Đánh giá tình hình tái sinh của rừng qua số lượng, thành phần loài cây tái
sinh và xem xét tình hình tái sinh của loài Trâm tại khu vực nghiên cứu.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Lập 3 ô tiêu chuẩn, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu điều tra lâm học.
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Liên hệ Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh và Trung tâm Quy hoạch
thiết kế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên thu thập các tài liệu về điều
kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội, tình hình tài nguyên rừng tại khu vực nghiên
cứu,...
- Tiến hành lựa chọn địa điểm ngiên cứu: Địa điểm lập ô điều tra phải tương
đối đại diện cho khu vực nghiên cứu.


13


- Trong phạm vi của tiểu khu, tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn điển hình diện tích
2000 m2 (40 x 50 m).
- Trên mỗi ô, thiết lập 30 ô dạng bản có diện tích: S = 4 m2/ô (2 x 2 m).
50 m

40 m

Ô dạng bản
4 m2 (2 x 2)

- Trong các ô S = 2000 m2, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: Chiều cao vút
ngọn (Hvn), đường kính tại vị trí 1,3 m (D1,3) các cây có đường kính từ 10 cm trở
lên, xác định loài, phẩm chất cây, đo đường kính tán được đo theo hai hướng Đông
Tây và Nam Bắc sau đó lấy bình quân.
Biểu 1: Mẫu điều tra về loài cây, đường kính, chiều cao, phẩm chất
Đường kính tán
STT

Tên loài

Hvn

Hdc

D1.3

Đ-T


N-B

TB

Tọa độ
X

Y

Phẩm
chất

1
2
3

- Trong các ô dạng bản S = 4 m2, đo đếm cây tái sinh; xác định thành phần
loài và số lượng cây tái sinh, đo đếm thảm thực vật dưới tán rừng.

14


- Dụng cụ gồm có thước dây, thước kẹp kính đo diện tích và cấp kính, thước
Blumlay đo cao, địa bàn để định hướng lập ô, máy GPS và bản đồ hiện trạng rừng
tỷ lệ 1/25.000.
- Phương pháp thu thập số liệu cây tái sinh:
Cây tái sinh được đo đếm trong tất cả các ô dạng bảng. Các chỉ tiêu cần đo
đếm như: Tên loài cây tái sinh, chiều cao cây tái sinh, phân hai loại >= 1 m và < 1
m, nguồn gốc cây tái sinh, phẩm chất cây tái sinh theo 3 cấp A – B – C tương ứng

với phẩm cấp tốt – trung bình – xấu, phân bố mật độ.
Biểu 2: Mẫu điều tra cây tái sinh
Cấp chiều
STT

Tên
loài

cao (m)
<1m

>1m

Nguồn gốc
Hạt

Chồi

Phẩm chất
Tốt (A)

Trung bình

Xấu

(B)

(C)

1

2
3
4


3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thu thập trong các ô tiêu chuẩn ngoài rừng được tổng hợp, phân tích
và xử lý theo từng nội dung đã đề ra.
- Để phục vụ cho nghiên cứu phân bố số cây theo các chỉ tiêu đường kính và
chiều cao, loài, phẩm chất, trữ lượng,…chúng tôi tập hợp số liệu chia tổ như sau:
Số tổ: m = 3,3*log (N) + 1 hoặc m = 5*log (N)
Do bởi đối tượng nghiên cứu là rừng tự nhiên hỗn loài và dung lượng mẫu
khá lớn nên công thức được sử dụng là: m = 3,3*log (N) + 1
Cự ly tổ: k = (Xmax – Xmin)/m
Trong đó:

15


m: là số tổ của trị số quan sát
N: là số cây đo đếm được (dung lượng mẫu)
k: là cự ly tổ
Xmax: là trị số quan sát lớn nhất
Xmin: là trị số quan sát nhỏ nhất
Sau khi chia tổ cho các chỉ tiêu điều tra, tiến hành tính toán các đặc trưng mẫu:
Giá trị trung bình mẫu:
x=

1 m
∑ fi * xi

n i

Với i = 1…m

* Độ lệch tiêu chuẩn:
S= 1 n * ∑ (xi − x ) 2
* Hệ số biến động:
s
x

Cv= *100%
* Biên độ biến động:
R = xmax – xmin
Với:

xmax là trị số quan sát lớn nhất
xmin là trị số quan sát nhỏ nhất

* Độ lệch phân bố:

(xi − x )
Sk= ∑
n*s

3

3

Với: X: là trị số quan sát
S: là độ lệch tiêu chuẩn

n: là dung lượng mẫu

( − x)
Ex= ∑ x
n*s

3

* Độ nhọn phân bố:

i

4

Kết quả xử lý số liệu được tổng hợp vào bảng số liệu. Dùng phần mềm Excel
thể hiện các chỉ số tương quan N – Hvn, N – D1,3.

16


- Mật độ rừng được biểu thị bằng số cây/ha (ký hiệu N), là chỉ tiêu biểu thị
cho độ đậm đặc của thân cây gỗ/ha. Để xác định được mật độ rừng tại khu vực
nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đo đếm tất cả các cây trong ô điều tra, từ đó tính ra
được N/ha.
N/ha = (N/Sđt)*10000
Với: N/ha: là số cây/ha.
Sđt: là diện tích ô điều tra.
- Xác định tỷ lệ (%) phân bố loài trên các ô tính toán và tổng hợp đánh giá phân
bố.
- Để xác định độ tàn che của rừng, chúng tôi sử dụng trắc đồ David và

Richards. Độ tàn che được xác định bằng công thức:
Độ tàn che = Sche bóng/Sdải trắc diện
Với: Stán là tổng diện tích hình chiếu tán của các cây trong dải trắc diện.
Sdải trắc diện là diện tích dải rừng chọn vẽ trắc diện có diện tích S = 400 m2.
- Vai trò của các loài cây gỗ được biểu hiện qua trị số bình quân của 3 tham
số là mật độ tương đối (N%), tiết diện ngang tương đối (G%), và thể tích thân cây
tương đối (V%) (Thái Văn Trừng và Vũ Tự Lập, 1970 – 1978).
IV% =

(N % + V % + G%)
3

Trong đó:
IV%: Mức độ phong phú (mức độ ưu thế) của loài (hay là chỉ số quan trọng).
N%: Mật độ tương đối của một loài là tỷ lệ phần trăm số cá thể của loài này
so với tổng số cá thể của các loài trong lâm phần.
G%: Tiết diện ngang tương đối của một loài là tỷ lệ phần trăm tổng tiết diện
ngang thân cây của loài so với tổng tiết diện ngang thân cây của các loài có trong lâm
phần.
V%: Thể tích tương đối của một loài là tỷ lệ phần trăm thể tích của loài so
với tổng thể tích của các loài có trong lâm phần.

17


Nếu trong một quần xã, tổng độ phong phú của dưới 10 loài chiếm lớn hơn
hoặc bằng 50% thì được gọi là ưu hợp.
- Xác định phân bố tái sinh trên mặt đất cho loài Trâm dựa theo mô hình
phân bố Poisson:
W=


s

2

X bq

=1

Trong đó:
S2 và Xbq tương ứng là phương sai và trị số bình quân số cây trên ô dạng
bảng, nếu W = 1 phân bố số cây trên mặt đất là phân bố ngẫu nhiên, W < 1 là phân
bố đều, W > 1 là phân bố cụm. Để kiểm tra hệ số phân bố ta dùng tiêu chuẩn kiểm
tra của Blackman (1942) để tính S’: S’=

2N
(N − 1)2

(S’: là tiêu chuẩn kiểm tra của hệ

số phân bố, N: số ô thống kê) nếu: W nằm trong khoảng 1 ± 2S’ thì W không khác
1 thật sự và dùng trắc nghiệm χ2 để kiểm định tính chính xác của dạng phân bố.

18


×