Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.39 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

PHẠM THỊ HẰNG

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

PHẠM THỊ HẰNG

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Quản Lý Tài Nguyên Rừng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: ThS. MẠC VĂN CHĂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn đến cha mẹ - người đã sinh thành, nuôi
dưỡng, dạy bảo và dìu dắt tôi. Để có được như ngày hôm nay, tôi biết cha mẹ đã
hi sinh rất nhiều cho tôi. Tôi luôn trân trọng và tự hào những gì cha mẹ đã làm cho
mình, và không quên ngày một cố gắng hơn nữa để phát triển bản thân và đền
đáp công ơn của cha mẹ.
Tôi xin cám ơn tất cả thầy cô đã tận tình giúp đỡ tôi trên con đường học
tập. Đặc biệt để hoàn thành bốn năm học ở trường cùng với việc thực hiện tốt đề
tài này, tôi đã được nhận ở quý Thầy Cô, Ba Mẹ và những người thân cả một tấm
lòng quan tâm, lo lắng chu đáo.
Với lòng thành cảm ơn sâu sắc, tôi xin gởi đến Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm cùng tất cả các thầy cô trong khoa Lâm nghiệp đã hết lòng truyền
đạt những kiến thức vô cùng quý báu, giúp tôi thoát khỏi những bở ngỡ ban đầu
về ngành học, về nỗi lo lắng sau khi tốt nghiệp ra trường và đó sẽ là hành trang
để tôi bước vào tương lai mới.
Xin chân thành cảm ơn thầy Mạc Văn Chăm, thầy đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian bắt đầu làm khóa luận với những khó khăn, những khúc
mắc ban đầu đến khi hoàn thành khoá luận này.
Xin gửi lời cám ơn đến Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ - thành phố Hồ
Chí Minh đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/05/2011

Phạm Thị Hằng

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Bước đầu đánh giá tình hình quản lý bảo vệ và phát triển
rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh” được tiến
hành tại Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
03/2011 đến tháng 05/2011.
Mục tiêu của đề tài là phân tích những mặt mạnh - yếu, thuận lợi - khó khăn
trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng để làm cơ sở đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
1) Vai trò - chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn của Ban quản lý rừng phòng
hộ Cần Giờ: Ban quản lý vừa tham mưu cho các cơ quan ban ngành, vừa phối hợp
với các đơn vị - tổ chức liên quan, vừa hướng dẫn - phối hợp với những hộ dân
cùng thực hiện các hoạt động nhằm quản lý bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, ngoài chuyên
môn chính là lâm nghiệp, nguồn nhân lực cũng được Ban quản lý xây dựng, đào tạo
trong nhiều lĩnh vực khác nhau (thủy sản, luật, chăn nuôi thú y, ngoại ngữ, kinh tế,
quản lý đất đai, môi trường, xây dựng, tin học…).
2) Tình hình giao khoán rừng tại Ban quản lý được thực hiện đúng quy định,
có sự công bằng trong trả lương nhận khoán. Giữa các tổ tự quản chưa có khung
pháp lý rõ ràng.
3) Các vụ vi phạm luật bảo vệ rừng tại Ban quản lý còn khá nhiều, tài
nguyên thiệt hại chủ yếu là cây đước - cây chính trong rừng phòng hộ Cần Giờ.
4) Công tác phòng cháy chữa cháy, phòng tránh thiên tai, cứu hộ cứu nạn tại
Ban quản lý được thực hiện tốt, các vụ cháy rừng tại đây ít xảy ra.
5) Những phương án tổ chức quản lý rừng phòng hộ chưa được điều chỉnh,

những công trình thủy lợi đưa nước tới chân rừng còn chưa được thực hiện.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa ......................................................................................................................... i
Lời cảm tạ........................................................................................................................ ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. vii
Danh mục các hình và bảng .......................................................................................... vii
Chương 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................... 3
Chương 2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................. 4
2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 4
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................. 4
2.1.2. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 6
2.1.3. Địa hình và đất đai ................................................................................................ 6
2.1.4. Khí hậu .................................................................................................................. 7
2.1.5. Đặc tính thủy văn .................................................................................................. 7
2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội ........................................................................... 7
2.2.1. Tình hình dân sinh................................................................................................. 7
2.2.2. Tình hình kinh tế ................................................................................................... 8
2.2.3. Tình hình xã hội .................................................................................................. 10
2.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và xã hội .................................................... 11
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 12
3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 12

3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 12
3.2.1. Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu ............................................................... 12
3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ................................................................ 12

iv


3.2.3. Phương pháp xử lí, tính toán số liệu ................................................................... 13
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 14
4.1. Tình hình tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản
lý rừng phòng hộ Cần Giờ............................................................................................. 14
4.1.1. Quá trình tổ chức đơn vị ..................................................................................... 14
4.1.2. Vị trí hoạt động của Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ ................................. 15
4.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ .................... 16
4.1.4. Quyền hạn của Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ ......................................... 16
4.1.5. Chế độ tài chính, kinh phí xây dựng bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ ................ 17
4.1.6. Mối quan hệ công tác của Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ với các tổ
chức liên quan ............................................................................................................... 17
4.2. Sơ lược quá trình xây dựng, quản lý rừng ngập mặn từ xưa đến nay .................... 18
4.3. Những hoạt động của Ban quản lý nhằm quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên
rừng ............................................................................................................................... 20
4.3.1. Công tác quản lý bảo vệ rừng ............................................................................. 21
4.3.2. Các giải pháp tổ chức thi công trồng rừng .......................................................... 23
4.3.3. Công tác chăm sóc rừng ...................................................................................... 23
4.3.4. Công tác điều chế rừng ....................................................................................... 23
4.3.5. Công tác nghiên cứu khoa học, phát triển tài nguyên, hợp tác trong và ngoài nước .. 24
4.3.6. Các công trình được Ban quản lý thực hiện trong quá trình quản lý bảo vệ rừng ...... 25
4.3.7. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản .................................................................... 26
4.3.8. Công tác phòng cháy chữa cháy, phòng tránh thiên tai, cứu hộ cứu nạn ........... 27
4.3.9. Công tác truyền thông, giáo dục bảo vệ môi trường ........................................... 27

4.3.10. Hoạt động dịch vụ - du lịch sinh thái ................................................................ 28
4.3.11. Công tác tài chính - kế hoạch, xây dựng cơ bản ............................................... 28
4.3.11.1. Công tác tài chính........................................................................................... 28
4.3.11.2. Công tác xây dựng cơ bản .............................................................................. 29
4.3.12. Tổ chức - đào tạo nhân sự ................................................................................. 29
4.3.13. Công tác đoàn thể .............................................................................................. 30

v


4.3.13.1. Công tác công đoàn ........................................................................................ 30
4.3.13.2. Công đoàn thanh niên..................................................................................... 30
4.3.13.3. Công tác y tế - chữ thập đỏ ............................................................................ 30
4.3.14. Các hoạt động khác ........................................................................................... 31
4.3.15. Nhận xét chung về các hoạt động của Ban quản lý .......................................... 32
4.4. Tình hình giao khoán bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ ......... 32
4.5. Tình hình vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng trong rừng phòng hộ Cần Giờ ........... 34
4.6. Tình hình cháy rừng trong rừng phòng hộ Cần Giờ .............................................. 36
4.7. Một số đề xuất trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng
phòng hộ Cần Giờ ......................................................................................................... 36
4.7.1. Những khó khăn - tồn tại trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của
Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ ............................................................................ 36
4.7.2. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn - tồn tại mà Ban quản lý rừng phòng
hộ Cần Giờ gặp phải...................................................................................................... 37
4.7.3. Một số đề xuất ..................................................................................................... 38
4.7.3.1. Mục tiêu ........................................................................................................... 38
4.7.3.2. Căn cứ .............................................................................................................. 39
4.7.3.3. Đề xuất ............................................................................................................. 40
4.7.3.3.1. Quản lý bảo vệ rừng ...................................................................................... 40
4.7.3.3.2. Chăm sóc và phát triển rừng ......................................................................... 41

4.7.3.3.3. Nguồn lợi thủy sản, phòng cháy chữa cháy, phòng tránh thiên tai, cứu hộ
cứu nạn .......................................................................................................................... 42
4.7.3.3.4. Truyền thông, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái ............................... 43
4.7.3.3.5. Nguồn nhân lực ............................................................................................. 43
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 45
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 45
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 47
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 48

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- ODA: Official Development Assistance (Tổ chức hỗ trợ phát triển chính
thức).
- UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

(Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc).
- Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
- BQL: Ban quản lý.
- CB - CNV: Cán bộ - công nhân viên.
- UBND: Ủy ban nhân dân.
- DQTV: Dân quân tự vệ.
- TNXP: Thanh niên xung phong.
- TNMT: Tài nguyên môi trường.
- NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
- THCS: Trung học cơ sở.
- THPT: Trung học phổ thông.
- CTĐ: Chữ thập đỏ.

- PCCC: Phòng cháy chữa cháy.
- PTTT: Phòng tránh thiên tai.
- CHCN: Cứu hộ cứu nạn.

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 4.1. Sơ đồ quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ ........................................................ 14
Bảng 4.1. Số hộ nhận khoán và diện tích giao khoán từ năm 2006 - 2010 .................. 33
Bảng 4.2. Tổng hợp các vụ vi phạm từ năm 2006 - 2010 ............................................ 34
Bảng 4.3. Tổng hợp thiệt hại tài nguyên rừng từ năm 2006 - 2010 ............................. 35
Bảng 4.4. Tổng hợp số vụ cháy rừng từ năm 2006 - 2010 ........................................... 36

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ bao đời nay, trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, rừng là
tài nguyên vô cùng quý giá. Đúng như câu nói vốn có “rừng vàng, biển bạc”, rừng
không những cung cấp các sản phẩm thân gỗ đáp ứng nhu cầu về công nghiệp mà
còn đem đến cho con người nhiều lợi ích khác như các loại lâm sản ngoài gỗ (các
loài thuốc quý, mật ong, thức ăn…). Đặc biệt, rừng là môi trường sống cho các loài
sinh vật, là lá phổi khổng lồ thiên nhiên ban tặng thế giới, là nơi cải tạo môi trường
sống cho con người. Song, việc quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên
rừng không hề đơn giản. Bởi rừng là một hệ sinh thái phức tạp với nhiều thành
phần, tuân theo các quy luật khác nhau trong không gian và thời gian.
Trong tình hình thực tại, nhìn chung rừng không còn là tài nguyên dồi dào

như trước, ngày nay rừng càng bị cạn kiệt do nhiều nguyên nhân khác nhau (do chủ
quan và khách quan), nguyên nhân chính vẫn là do con người chặt phá rừng làm
nương rẫy và khai thác rừng bừa bãi, nạn xâm lấn chiếm đất rừng do có sự gia tăng
về dân số cũng như cơ chế quản lý bảo vệ rừng còn lỏng lẻo, chưa được chặt chẽ.
Tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống con
người. Chính vì thế, giữ rừng, phát triển rừng bền vững đang là mối thách thức đối
với người làm công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Trong chiến tranh, rừng ngập mặn Cần Giờ gần như bị hủy diệt hoàn toàn
bởi bom đạn và hàng triệu lít chất khai hoang của đế quốc Mỹ, đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường, cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương và các
vùng lân cận. Năm 1978, thành phố huy động nhân lực và vật lực để khôi phục lại
rừng, sau 30 năm khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trở

1


nên phong phú, đa dạng và đem lại nhiều hiệu quả to lớn. Ngày 21/01/2000, rừng
ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên
của Việt Nam, nằm trong mạng lưới 368 khu dự trữ sinh quyển của thế giới, khu
rừng trồng phục hồi đẹp nhất Đông Nam Á, được ví như lá phổi xanh của thành
phố.
Rừng ngập mặn Cần Giờ giữ vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường, là
bức tường xanh chắn sóng, chắn gió, bảo vệ vùng ven biển cửa sông, hạn chế xói lở,
mở rộng đất liền, điều hòa khí hậu, là nơi nuôi dưỡng, sinh trưởng, sinh sản của
nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao và nhiều loài động vật trên cạn như chim,
thú, bò sát, trong đó có những loài quý hiếm như cá sấu hoa cà, kỳ đà nước…Rừng
ngập mặn còn là nơi tham quan, nghiên cứu, học tập, nghỉ dưỡng cho khách du lịch,
sinh viên - học sinh, các nhà khoa học và nhân dân trong và ngoài thành phố.
Đến nay, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được đánh giá là khu rừng được bảo vệ
và phát triển tốt nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện nay do sức ép

về kinh tế và dân số, do thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân về tác dụng to
lớn và nhiều mặt của rừng nên có những hành động gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh
thái rừng ngập mặn như: Chặt phá rừng trái phép để làm nhà, làm chất đốt, đào đắp,
bao đầm nuôi tôm, sản xuất muối, khai thác và đánh bắt hải sản không đúng quy
định (xuyệt điện, lưới múng, hóa chất,…) ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, khai thác
thủy sản và tình trạng ô nhiễm môi trường ngay từ bây giờ thì trong tương lai sẽ xảy
ra những hậu quả khó lường như: Làm giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm
chất lượng và số lượng các loài động vật, thực vật, ô nhiễm không khí và tăng lượng
CO2, tăng diện tích hoang hóa, đẩy mạnh thâm nhập nước mặn vào đất liền, thúc
đẩy quá trình ứ đọng bùn và xói lở gây ô nhiễm đất và nước, gia tăng thiệt hại do
gió bão và sóng thần, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và kinh tế của người dân.
Do đó công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ đòi hỏi
phải được quan tâm thích đáng hơn nữa.

2


Chính vì vậy mà tôi quyết định làm khoá luận này với tiêu đề “Bước đầu
đánh giá tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ
Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích được những mặt mạnh - yếu, thuận lợi - khó khăn trong công tác
quản lý bảo vệ và phát triển rừng để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại địa
điểm nghiên cứu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng
tại Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ. Khu vực nghiên cứu chỉ giới hạn ở diện
tích rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ quản lý.

1.4. Ý nghĩa của đề tài
Chỉ ra mặt mạnh - yếu của công tác quản lí bảo vệ và phát triển rừng được
đánh giá trong thời gian 5 năm (2006 - 2010). Từ đó đẩy mạnh việc thực hiện các
biện pháp hiệu quả trong nhiệm vụ giữ và phát triển rừng, đồng thời đề xuất một số
giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn.

3


Chương 2
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn của cả nước, là trung tâm công
nghiệp, văn hóa khoa học kỹ thuật, thương mại, giao dịch và là đầu mối giao thông
quan trọng của nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh được xếp vào một trong 55 đô thị
lớn của những nước đang phát triển. Thành phố lại nằm trong vùng nhiệt đới, nóng
ẩm, hệ thống rừng và cây xanh bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, cùng với tiến
trình phát triển của thành phố, đặc biệt là qua hơn 20 năm đổi mới, quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa với tốc độ nhanh làm cho cơ sở hạ tầng thành
phố bị quá tải, môi trường ngày càng ô nhiễm bởi các chất thải ngày một gia tăng.
Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu đất nước được giải phóng, thành phố đã hết
sức quan tâm chỉ đạo xây dựng và phát triển hệ thống rừng và cây xanh, cây cảnh,
đa dạng về chủng loại, phong phú về hương sắc, trong đó có rừng ngập mặn ven
biển Cần Giờ. Đó là mục tiêu mà 30 năm qua, đã biến “Vành đai trắng” của Sài Gòn
xưa thành “Vành đai xanh” trù phú của Tp.Hồ Chí Minh hôm nay.
Cần Giờ là một huyện ngoại thành, huyện biển duy nhất của thành phố Hồ
Chí Minh, nằm ở phía đông nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km đường
bộ, là cửa ngõ ra biển của thành phố. Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển Đông hiện
hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông - rạch dày đặc, chứa đựng

các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc
hữu của miền duyên hải Việt Nam, đó là khu rừng ngập mặn Cần Giờ.
Trong chiến tranh rừng ngập mặn bị bom đạn và chất độc khai hoang rải
xuống làm cho rừng nghèo kiệt, hoang tàn. Sau khi Cần Giờ nhập về thành phố,

4


thành ủy, UBND (ủy ban nhân dân) thành phố và nhân dân Cần Giờ... đã ra sức đầu
tư khôi phục lại rừng, biến vùng đất “chết” thành “lá phổi xanh” của thành phố Hồ
Chí Minh hôm nay.
Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái
trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước
ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa
từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ
thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp
thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương
sống khác. Rừng ngập mặn Cần Giờ được phục hồi trên 30.000 ha với nhiều loài
cây rừng, động vật rừng phong phú đa dạng, trong đó có nhiều loại quý hiếm. Các
khu rừng trồng với diện tích trên 18.000 ha và rừng tự nhiên khoanh nuôi trên
11.000 ha đã hình thành các quần xã rừng ngập mặn vốn có trước kia.
Về thực vật: Thành phần cây ngập mặn có 42 loài, thuộc 36 chi, 24 họ, chủ
yếu là các quần hợp đước đôi (Rhizophora apiculata) - bần trắng (Sonneratia
mossambicensis) cùng su ổi (Xylocarpus granata), bần trắng (Sonneratia
mossambicensis), mấm trắng (Avicennia marina), trang (Kandelia candel), đưng
v.v… và thành phần cây chịu mặn có 33 loài, thuộc 19 họ, các loại nước lợ như bần
chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ilicifolius), dừa lá (Neapa fruticans),
ráng, v.v… Loài quý hiếm có cây cóc đỏ (Lumnitzera littorea). Thảm cỏ biển với
các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia sp.; đất canh tác nông
nghiệp với lúa, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, các loại cây ăn quả. Thảm thực vật này

là môi trường sống cho nhiều loài động vật.
Về động vật: khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài,
khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài
bò sát, 4 loài có vú. Trong đó, có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như:
tắc kè (Gekko gekko), kỳ đà nước (Varanus salvator), trăn đất (Python molurus),
trăn gấm (Python reticulatus), rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), rắn hổ mang
(Naja naja), rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), vích (Chelonia mydas), cá sấu hoa

5


cà (Crocodylus porosus)… Khu hệ chim có khoảng 130 loài, thuộc 47 họ, 17 bộ.
Trong đó, có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều
sinh cảnh khác nhau (theo thống kê năm 1999).
Rừng ngập mặn Cần Giờ là một khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên
gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam
và toàn thế giới. Nơi đây cũng là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu
khoa học, du lịch sinh thái.
Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành “lá phổi” đồng thời là “quả thận”, có
chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong
thượng nguồn sông Ðồng Nai - Sài Gòn đổ ra biển Ðông.
2.1.2. Vị trí địa lý
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong huyện Cần Giờ của Tp. Hồ Chí
Minh. Đây là vùng đất phù sa bồi tụ nằm ở cửa sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng
Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ.
Tọa độ:

Từ 10°22’14’’ - 10°37’39’’ vĩ độ Bắc.

Từ 106°46’12’’ - 107°00’50’’ kinh độ Đông.

Phía đông tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Phía tây giáp
với tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An. Phía bắc giáp với huyện Nhà Bè Tp.HCM.
Phía nam giáp với biển Đông.
2.1.3. Địa hình và đất đai
Rừng ngập mặn Cần Giờ do đất phù sa bồi tụ, mặt đất không thật bằng
phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Ở trung tâm hình thành các lòng chảo (cao -0,5
m ÷ +0,5 m). Ngoài dòng cát ven biển, Cần Giờ còn có núi Giồng Chùa (cao 10,1
m) và một số gò đất hoặc cồn cát rải rác (cao từ 1 m ÷ 2 m).
Ta có thể chia đất đai ở Cần Giờ thành 5 dạng: Đất ngập triều 2 lần trong
ngày, đất ngập triều một lần trong ngày, đất ngập triều vài lần trong tháng, đất ngập
vào cuối năm và dạng đất cao rất ít ngập. Từ các thế đất khác nhau, dẫn đến độ ngập
triều, độ mặn, phèn, tính chất lý - hóa cũng khác nhau, cho nên việc phân bố các
loại cây trồng cũng theo những quy luật sinh thái của chúng.

6


2.1.4. Khí hậu
Khí hậu rừng ngập mặn Cần Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chịu chi phối
của quy luật gió mùa cận xích đạo với 2 mùa nắng - mưa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5
- 10 dương lịch, mùa nắng từ tháng 11 - 4 dương lịch năm sau, nhiệt độ cao và ổn
định. Cần Giờ là huyện có lượng mưa thấp nhất Tp.Hồ Chí Minh (130 mm/tháng).
Chế độ gió: Có hai hướng gió chính trong năm là Tây - Tây nam từ tháng 5 10 dương lịch và Bắc - Đông bắc từ tháng 11 - 4 dương lịch năm sau.
Độ ẩm và lượng bốc hơi: Độ ẩm cao hơn các nơi khác, trung bình từ 80 – 85
%, lượng bốc hơi trung bình là 1204 mm/tháng.
Chế độ nhiệt và bức xạ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 27 °C, lượng bức
xạ trung bình ngày trên 300 Calo/cm2, số giờ nắng 7 - 9 giờ/ngày.
2.1.5. Đặc tính thủy văn
Hệ thống sông ngòi ở huyện Cần Giờ chằng chịt, nguồn nước từ biển đưa
vào bởi hai cửa chính hình phễu là vịnh Đông Tranh và vịnh Gành Rai, nguồn nước

từ sông đổ ra là nơi hội lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ra biển bằng hai
tuyến chính là sông Lòng Tàu và Soài Rạp; ngoài ra, còn có sông Thị Vải, Gò Gia
và các sông phụ lưu.
Diện tích sông rạch là 22.161 ha, chiếm 21,27 % diện tích toàn huyện.
Chế độ thủy triều: Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng chế độ bán nhật
triều, 2 lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày, 2 đỉnh triều thường bằng nhau
nhưng chân triều lệch rất xa.
Độ mặn: Nước mặn theo dòng triều ngược lên thượng lưu trong thời kỳ triều
lên hòa lẫn với nước ngọt từ nguồn đổ về thành nước lợ, sau đó tiêu đi trong thời
gian triều hết. Do đó, càng vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm.
2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội
2.2.1. Tình hình dân sinh
Số dân: 68.213 người.
Mật độ: 96 người/km².
Thành phần dân tộc: Kinh (84,4 %), Hoa (11 %), Khmer và Chăm (4,6 %).

7


Dân cư sống tập trung ở thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: Bình Khánh, An Thới Đông,
Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An. Ngành nghề sinh sống chủ yếu
của cư dân Cần Giờ là nuôi trồng và khai thác thủy sản, sản xuất muối, trồng trọt,
chăn nuôi, kinh doanh thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nhận khoán bảo
vệ rừng phòng hộ. Tuy nhiên, quy mô sản xuất - kinh doanh còn nhỏ lẻ, sản xuất
còn nhiều rủi ro do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thiên tai, đời sống
người dân ven biển còn nhiều khó khăn, mức sống thấp. Toàn huyện Cần Giờ có
khoảng 44,5 % hộ nghèo, có thu nhập 12 triệu đồng/người/năm trở xuống (trong đó
có 1,08 % hộ nghèo có thu nhập 6 triệu đồng/người/năm).
Việc bố trí ổn định dân cư trên địa bàn huyện Cần Giờ luôn được thành phố
quan tâm chỉ đạo nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi thiên tai xảy ra, đặc biệt là

bão lụt, sạt lở đất ven sông, ven biển, trước hết là cù lao Phú Lợi thuộc xã đảo
Thạnh An, những hộ dân có nhà ở sinh sống ven biển, ven sông, kênh, rạch, trong
rừng phòng hộ do địa hình chia cắt bởi nhiều sông, rạch. Tuy nhiên, việc bố trí lại
dân cư trên địa bàn huyện Cần Giờ vẫn còn nhiều khó khăn, tiến độ triển khai chậm
so với yêu cầu do một số nguyên nhân sau:
Các loại quy hoạch như quy hoạch chung, quy hoạch ngành, quy hoạch chi
tiết của huyện Cần Giờ, đặc biệt là quy hoạch chi tiết các khu dân cư chậm hoàn
thành dẫn đến việc thiếu cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện các dự án di dời, bố
trí ổn định dân cư vùng ven biển của thành phố.
Các khu dân cư mới hiện nay phần lớn chưa được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh,
khi có các trường hợp phải di dời khẩn cấp do thiên tai sẽ gây khó khăn trong đời
sống sinh hoạt của người dân, dễ phát sinh tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu
dân cư.
2.2.2. Tình hình kinh tế
Diện tích Cần Giờ chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó đất
lâm nghiệp là 36.423,29 ha (chiếm 47,25 % diện tích toàn huyện), đất sông rạch là
22.161 ha (chiếm 21,27 % diện đất toàn huyện). Đất đai phần lớn nhiễm phèn và
nhiễm mặn. Trong đó, vùng ngập mặn chiếm tới 56,7 % diện tích toàn huyện, tạo

8


nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, cây
mắm …Ngoài ra, còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và
làm muối. Kinh tế Cần Giờ tập trung chủ yếu một số ngành như ngư nghiệp, công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại, du lịch.
- Về ngư nghiệp: Cần Giờ có bờ biển dài gần 20 km, vùng biển có thể nuôi
trồng nhiều loài hải sản như: nghêu, tôm, sò, hàu, cá...Biển là nguồn lợi to lớn của
Cần Giờ, Cần Giờ đã phát triển đánh bắt xa bờ cả về số lượng phương tiện cũng như
trang thiết bị hiện đại, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, ngành thủy

sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những động lực phát
triển kinh tế - xã hội.
Trong 30 năm qua, ngành nghề đánh bắt trên biển và nuôi trồng thủy sản
trong hồ - ao được xem là kinh tế chủ lực của huyện miền biển. Trong những năm
gần đây, nghề nuôi tôm trở thành “Ngành kinh tế mũi nhọn” bên cạnh những nghề
truyền thống: trồng trọt, làm rừng, làm muối.... Ngành thủy sản Cần Giờ ngày càng
phát triển, góp phần quan trọng nâng cao đời sống của nhân dân Cần Giờ. Sản
lượng thủy sản nuôi trồng, đánh bắt trên sông, ven bờ lên đến 35.000 - 40.000
tấn/năm, giá trị đến 400 - 500 tỷ đồng, là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Cùng
với sản phẩm thủy sản, sản lượng muối bình quân hàng năm đạt trên 30.000 tấn, đã
góp phần cải thiện đời sống của nhân dân lao động.
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Có bước phát triển từ đầu những năm
90 của thế kỷ 20 đến nay, nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong nền kinh tế của
huyện.
- Thương mại - Dịch vụ: Những năm qua, tất cả các thành phần kinh tế đều
có mức tăng trưởng ổn định, đảm bảo lượng hàng hóa, vật tư cung ứng cho tiêu
dùng và sản xuất trên địa bàn.
- Du lịch: Rừng càng phát triển xanh tươi, ngành du lịch sinh thái rừng ngập
mặn ngày càng phát triển. Từ một vùng đất nghèo, Cần Giờ đã đổi thay khi được
thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch và phát triển thành khu du lịch sinh thái. Năm
2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển

9


Cần Giờ được thành lập, tháng 2/2003 đã được tổ chức du lịch thế giới công nhận
khu du lịch Vàm Sát, là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của
thế giới ở nước ta. Công ty du lịch sinh thái Cần Giờ, công ty du lịch sinh thái Vàm
Sát, khu du lịch 30/4 và nhiều địa điểm khác ngày càng đông khách tham quan, nghỉ
dưỡng với nhiều loại hình giải trí hấp dẫn như tham quan đầm dơi, đi thuyền trên

sông, thăm sân chim với rất nhiều loài chim sinh sống, tiếp xúc với đàn khỉ hoang
dã, tìm hiểu về hệ thực vật - động vật nơi đây. Đảo khỉ trên 500 con, cá sấu bán
hoang dã hàng trăm con, sân chim, đầm dơi ngày nhiều loại sinh sống. Số lượng
khách thăm quan lên đến 300.000 - 500.000 người mỗi năm, tạo nguồn thu nhập
đáng kể cho các đơn vị và nhân dân Cần Giờ.
Tiếp giáp về phía Nam của rừng Cần Giờ là biển Đông. Biển Đông trong
xanh, bờ cát mịn, không khí thoáng mát với một khu sinh thái đang được xây dựng
trở thành khu du lịch hiện đại.
Năm 2004, UBND Tp.HCM vừa công bố đề án quy hoạch phát triển khu du
lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2010. Hiện khu du lịch này đang có 15 công trình
được triển khai với vốn đầu tư lên đến 4.200 tỷ đồng.
2.2.3. Tình hình xã hội
Năm 2003, huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Mặt bằng học vấn
của người dân đã gần lớp 8 vào năm 2007. Năm học 2007 - 2008, trên địa bàn
huyện có 34 trường, 500 lớp với 15.469 học sinh các cấp học.
Hệ thống y tế tại huyện và cơ sở được xây dựng, nâng cấp. Các xã đều có
bác sĩ và nữ hộ sinh trung cấp, xây dựng mạng lưới nhân viên y tế ấp và nhân viên
sức khỏe cộng đồng, đến năm 2005 đạt 2000 người dân có 01 bác sĩ.
Hệ thống giao thông nông thôn phát triển nhanh, xây dựng mới đường bộ ở
các xã (ngoại trừ xã đảo Thạnh An), đường Rừng Sác với kết cấu nền đường cấp
phối sỏi đỏ (hoàn thành năm 1986) hiện đang trong tiến trình nâng cấp, mở rộng,
trải nhựa, cầu Dần Xây hoàn thành năm 2001, rút ngắn đáng kể thời gian lưu thông,
tạo nhiều thuận lợi cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội
nói chung, trong đó có việc khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái.

10


2.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và xã hội
Khu vực nghiên cứu có điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn phù hợp với sinh

trưởng và phát triển của rừng đước. Đó cũng là cơ sở cho việc phục hồi rừng ngập
mặn Cần Giờ (1978) sau khi đất nước thống nhất.
Hệ thống cầu, đường được đầu tư nâng cấp góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế, đặc biệt là phát triển du lịch đang là tiềm năng, thế mạnh của khu vực.
Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực vẫn còn cao; do địa hình có nhiều hệ thống sông rạch, lại bị ảnh hưởng của chế độ thủy triều, nên đa phần người dân sống chủ yếu
dựa vào đánh bắt thủy sản, làm muối. Vì thế, thu nhập bình quân năm còn thấp. Dân
cư phân bố không đồng đều nên việc đầu tư đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao
đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

11


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Xác định các đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế tại khu vực nghiên cứu.
- Điều tra, thu thập những tài liệu về tình hình quản lý bảo vệ và sản xuất,
kinh doanh của Ban quản lý trong những năm qua.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu
- Thu thập các văn bản của nhà nước và địa phương liên quan đến Ban quản
lý.
- Thu thập số liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu qua
các nguồn như: báo cáo về đất đai, báo cáo thống kê của Ban quản lý, báo cáo của
các trạm (đài) khí tượng…
- Thu thập số liệu về tài nguyên rừng qua kết quả kiểm kê ở các năm.
- Thu thập kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý bảo vệ của Ban
quản lý qua báo cáo các năm.
- Tìm hiểu, nghiên cứu các phương án, hồ sơ thiết kế mà Ban quản lý đang

thực hiện.
3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người
dân, cùng với phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu thông tin về tình hình cơ bản của Ban
quản lý.

12


3.2.3. Phương pháp xử lí, tính toán số liệu
Từ số liệu kế thừa và điều tra, thu thập được, tiến hành tổng hợp và phân tích
kết quả có được dựa trên phần mềm Excel.

13


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban
quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ

Hình 4.1. Sơ đồ quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ
4.1.1. Quá trình tổ chức đơn vị
Tên đơn vị: Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ Tp.HCM.
Quyết định thành lập: số 169/QĐ-UB-CNN, ngày 07 tháng 01 năm 2000 của
UBND thành phố.Hồ Chí Minh.

14



Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có tổng diện tích là 36.423,29 ha, gồm
diện tích rừng và đất khác, được quản lý, bảo vệ và phát triển theo mục tiêu bền
vững, trong đó:
Diện tích đất có rừng là:

30.436,19 ha

+ Rừng trồng:

18.937,46 ha

+ Rừng tự nhiên:

11.498,73 ha

Lực lượng cán bộ, công nhân viên chức của Ban quản lý: Ban quản lý rừng
phòng hộ huyện Cần Giờ do Trưởng ban phụ trách và có 2 Phó Trưởng ban. Trưởng
ban, các Phó Trưởng ban do Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ bổ nhiệm,
miễn nhiệm. Việc bổ nhiệm Trưởng ban cần có sự thỏa thuận của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố. Thời gian mới nhận bàn giao năm
2000, CB - CNV (cán bộ - công nhân viên) của Ban quản lý là 72 người, bàn giao
toàn bộ CN - CNV đang làm nhiệm vụ trực tiếp ở các tiểu khu rừng và một số cán
bộ chuyên môn của Ban quản lý rừng phòng hộ môi trường thành phố. Hiện nay lực
lượng CB - CNV là 99 người, trong đó có 59 CB - CNV có trình độ trung cấp trở
lên.
Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ trực tiếp quản lý 6 phân khu,
được chia thành 24 Tiểu khu thuộc địa bàn các xã Thạnh An, Tam Thôn Hiệp, An
Thới Đông, Long Hòa và Cần Thạnh. Mỗi Tiểu khu có một Tiểu khu trưởng và một
Tiểu khu phó do Trưởng ban bổ nhiệm.
4.1.2. Vị trí hoạt động của Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ

Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ được thành lập từ năm 2000, là đơn vị
sự nghiệp có thu, trực thuộc UBND huyện Cần Giờ, có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, kinh phí hoạt động do nhà nước
cấp, thực hiện nhiệm vụ do UBND huyện Cần Giờ giao và chịu sự quản lý chuyên
ngành của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tp. Hồ Chí Minh.

15


4.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ
- Quản lý thống nhất toàn bộ diện tích rừng và đất rừng phòng hộ trên địa

bàn huyện Cần Giờ nhằm phát triển vốn rừng phòng hộ và không ngừng nâng cao
tác dụng phòng hộ của rừng để đáp ứng yêu cầu cải thiện môi trường sinh thái, các
yêu cầu khác của thành phố và các vùng phụ cận có công nghiệp và dân cư.
- Tham mưu cho UBND huyện và Sở Nông nghiệp & phát triển Nông thôn
thành phố trong việc xây dựng các chính sách, chủ trương, các quy trình kỹ thuật
phù hợp với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Cần Giờ.
- Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống quản lý bảo vệ rừng từ huyện đến cơ sở, thực
hiện việc giao đất, giao rừng cho các hộ dân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, nhằm
tạo ra những vùng lâm nghiệp bền vững, ngày càng ổn định đời sống của nhân dân
và cán bộ công nhân trực tiếp làm nghề rừng.
- Xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để quản lý bảo vệ,
phát triển rừng phòng hộ; trong đó bao gồm việc xây dựng và thực hiện các dự án
lâm - ngư - dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp, các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa
học kỹ thuật cho rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng của rừng. Tăng cường
công tác khuyến lâm và không ngừng tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao ý
thức phát triển và bảo vệ rừng trong nhân dân.
- Tổ chức hoạt động sản xuất lâm - ngư kết hợp, các dịch vụ khoa học kỹ
thuật và dịch vụ phục vụ tham quan du lịch, làm tăng giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội

của rừng phòng hộ, góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân giữ rừng và cán bộ
công nhân trực tiếp làm nghề rừng.
4.1.4. Quyền hạn của Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ
- Xây dựng các dự án, kế hoạch hoạt động về quản lý, chăm sóc, bảo vệ và
phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Cần Giờ để nhà nước duyệt cấp kinh
phí hàng năm.
- Tổ chức thiết kế và thi công các công trình chuyên ngành như trồng rừng,
điều chế, chăm sóc rừng, các mô hình sản xuất - kinh doanh tổng hợp dưới tán rừng
không trái với các quy định của nhà nước.

16


×